Thông tư 60-TC/CĐKT của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện công tác kế toán và kiểm toán đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

thuộc tính Thông tư 60-TC/CĐKT

Thông tư 60-TC/CĐKT của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện công tác kế toán và kiểm toán đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:60-TC/CĐKT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành:01/09/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 60-TC/CĐKT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 60 TC/CĐKT NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM

 

- Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê được công bố theo Lệnh số 6LCT/HĐNN - 8, ngày 20-05-1988 của Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành theo Nghị định 25-HĐBT, ngày 18-03-1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

- Căn cứ Điều 37 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 12-11-1996 (sau đây gọi tắt là Luật đầu tư nước ngoài) và các Điều 65, 66, 67, 68, 69, chương VIII của Nghị định số 12/CP, ngày 18-02-1997 của Chính phủ "Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" (sau đây gọi tắt là Nghị định 12/CP);

- Căn cứ Điều 23, chương III của Nghị định số 42/CP, ngày 08-07-1995 của Chính phủ về "Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của Tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam" (sau đây gọi tắt là Quy chế hành nghề tư vấn);

- Căn cứ Mục V - Lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài lao động tại Việt Nam, lao động ở nước ngoài của Bộ Luật lao động của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công bố theo Lệnh số 35L/CTN, ngày 05-07-1994 (sau đây gọi tắt là Bộ Luật lao động).

Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn thực hiện công tác kế toán, kiểm toán đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Chi nhánh Tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, như sau:

 

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

 

1. Trong Thông tư này khái niệm Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu bao gồm các đối tượng sau đây:

1.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp khu công nghiệp; Doanh nghiệp chế xuất; Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) thực hiện đầu tư dưới 3 hình thức: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kể cả doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

1.2. Chi nhánh Tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của Tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Chi nhánh Tổ chức luật sư).

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải chấp hành chế độ kế toán và thống kê theo Pháp lệnh Kế toán và Thống kê, Điều lệ Tổ chức kế toán Nhà nước, các văn bản pháp quy hiện hành về kế toán, kiểm toán, Điều 37 - Luật Đầu tư nước ngoài, Điều 65, 66, 67, 68, 69, Chương VIII - Nghị định 12/CP, Điều 23, Chương III - Quy chế hành nghề tư vấn và theo những quy định tại Thông tư này.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan Tài chính và của các cơ quan quản lý chức năng trong việc thực hiện công tác kế toán.

3. Tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng ký hệ thống Chế độ kế toán áp dụng ở doanh nghiệp và phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.

4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện công tác kế toán theo Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lý do chính đáng cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ hệ thống chế độ kế toán đã đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận cho áp dụng tại doanh nghiệp (kể cả những bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán đã được chấp thuận).

6. Khi có nhu cầu bổ sung, sửa đổi Hệ thống kế toán đã đăng ký và đã được chấp thuận, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải giải trình rõ lý do thay đổi và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

7. Trường hợp doanh nghiệp liên doanh thuê Tổ chức quản lý để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp liên doanh là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Tổ chức quản lý trong việc thực hiện hợp đồng, cũng như về số liệu của báo cáo tài chính. Tổ chức quản lý phải chấp hành các quy định của Thông tư này như đối với các đối tượng của Điểm 1.1, phần I - Phạm vi áp dụng.

8. Năm tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với năm tính Thuế có thể là năm dương lịch, hoặc là năm 12 tháng liên tục do doanh nghiệp đăng ký.

9. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

10. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến các đối tượng sử dụng thông tin theo quy định.

11. Yêu cầu của công tác kế toán

Công tác kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo tính trung thực, đầy đủ, chính xác, kịp thời, liên tục và có hệ thống về: Số hiện có và tình hình biến động của các loại tài sản, nguồn vốn, các khoản chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ, doanh thu, lợi tức hoạt động kinh doanh; tình hình thực hiện các Luật Thuế và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước Việt Nam theo Giấy phép đầu tư (đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài), hoặc Giấy phép hoạt động (đối với Chi nhánh Tổ chức luật sư).

12. Khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chấm dứt hoạt động với bất kỳ lý do nào đều phải có thông báo bằng văn bản và lập báo cáo tài chính tính đến thời điểm chấm dứt hoạt động với Bộ Tài chính.

 

III. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

A. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN

 

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam hay Chế độ kế toán thông dụng khác đều phải chấp hành các quy định:

1.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải vận dụng hệ thống kế toán áp dụng phù hợp với ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của mình.

1.2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng đơn vị tiền tệ nước ngoài để ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán nhưng phải đăng ký trong chế độ kế toán xin áp dụng và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

Các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức được chấp thuận phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đơn vị tiền tệ chính thức theo tỷ giá giao dịch của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.

1.3. Đơn vị đo lường (hiện vật và thời gian) áp dụng trong ghi chép kế toán là đơn vị đo lường chính thức của Việt Nam. Các đơn vị đo lường khác (nếu có) phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng thêm đơn vị đo lường phụ để ghi sổ kế toán.

1.4. Việc ghi chép kế toán thực hiện bằng chữ số ả rập và bằng tiếng Việt Nam hoặc đồng thời bằng tiếng Việt Nam và một tiếng nước ngoài thông dụng khác, phải được ghi trong Điều lệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong đăng ký chế độ kế toán.

2. Năm tài chính

2.1. Năm tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với năm tính thuế được quy định tại Điều 60 của Nghị định 12/CP. Năm tài chính có thể là năm dương lịch, hoặc là 12 tháng liên tục bắt đầu từ đầu quý và đăng ký trong chế độ kế toán xin áp dụng.

2.2. Năm tài chính đầu tiên được tính kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư (hoặc Giấy phép đặt Chi nhánh Tổ chức luật sư) đến ngày kết thúc của năm tài chính được chấp thuận.

2.3. Kỳ kế toán trong năm tài chính là:

- Tháng: Tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.

- Quý: Tính từ ngày 01 tháng đầu tiên của quý đến ngày cuối cùng của tháng cuối quý.

3. Thời hạn nộp và công bố báo cáo tài chính

- Báo cáo quý: Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

- Báo cáo năm: Trong vòng 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Nơi nộp báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nộp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Cơ quan Thuế địa phương (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính), bên có vốn góp liên doanh.

5. Kiểm toán báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trước khi nộp và công bố công khai phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam hoặc công ty kiểm toán độc lập khác được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo kiểm toán được đính kèm báo cáo tài chính năm phải có chữ ký của kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính Việt Nam cấp, hoặc bằng kiểm toán cấp quốc gia của nước sở tại mà Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận đã đăng ký trong danh sách kiểm toán viên với Bộ Tài chính; chữ ký của giám đốc công ty và dấu của công ty kiểm toán. Dưới chữ ký của kiểm toán viên phải ghi rõ họ tên, số của chứng chỉ (bằng) kiểm toán của kiểm toán viên.

6. Tổ chức công tác kế toán

6.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện các nội dung công tác kế toán bao gồm: Chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, chế độ lưu trữ tài liệu kế toán.

6.2. Để thực hiện công tác kế toán, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức riêng bộ máy kế toán hoặc có thể thuê tổ chức dịch vụ kế toán hoạt động độc lập, hợp pháp tại Việt Nam.

6.2.1. Trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức bộ máy kế toán độc lập thì:

a. Phải bố trí đủ cán bộ kế toán cần thiết theo chức danh tiêu chuẩn quy định cho cán bộ kế toán. Cán bộ kế toán được đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện công tác kế toán. Cán bộ kế toán không được đảm nhiệm đồng thời nhiệm vụ bảo vệ tài sản và chức năng kế toán trong thực hiện công tác kế toán.

b. Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng hoặc trưởng phòng kế toán. Kế toán trưởng (hoặc trưởng phòng kế toán) là người giúp Tổng giám đốc, hoặc Giám đốc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế tại doanh nghiệp.

- Kế toán trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp liên doanh), Tổng giám đốc, hoặc người đại diện được uỷ quyền thường trú tại Việt Nam (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) tuyển chọn và chỉ định bằng văn bản. Khi có sự thay đổi kế toán trưởng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thông báo chính thức bằng văn bản cho Bộ Tài chính (trong thời hạn 20 ngày).

- Kế toán trưởng phải là người có trình độ chuyên môn (văn bằng tốt nghiệp) chuyên ngành về kế toán, tài chính từ bậc trung cấp trở lên; đã qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng (đối với người Việt Nam); có những hiểu biết cần thiết về kinh tế, kỹ thuật và tài chính; có năng lực tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, phân tích công tác tài chính, kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế. Người được cử làm kế toán trưởng phải có thời gian làm công tác thực tế về kế toán tối thiểu là 3 năm (nếu tốt nghiệp đại học), 5 năm (nếu tốt nghiệp trung cấp).

- Kế toán trưởng phải chịu sự kiểm tra, giám sát về mặt nghiệp vụ chuyên môn tài chính, kế toán của cơ quan tài chính Việt Nam.

c. Cán bộ kế toán (kể cả kế toán trưởng) là người Việt Nam được doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuyển chọn và ký hợp đồng lao động phải là những người được đào tạo chuyên ngành về tài chính, kế toán và được giới thiệu bởi tổ chức dịch vụ việc làm được thành lập theo quy định của Pháp luật Việt Nam (quy định tại Điều 132 của Bộ Luật lao động).

Cán bộ kế toán (kể cả kế toán trưởng) tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có hợp đồng lao động ký kết với doanh nghiệp và tuân thủ theo các Điều 131, 132, 133, tại mục V của Bộ Luật lao động; phải chứng minh về năng lực chuyên môn theo quy định tại các Điểm 6.2.1.b và 6.2.1.c trước các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng.

d. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kế toán đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác kế toán của đơn vị theo chế độ kế toán Việt Nam, kể cả chế độ kế toán thông dụng khác được Bộ Tài chính chấp thuận.

6.2.2. Trong trường hợp thuê tổ chức dịch vụ kế toán hoạt động độc lập, hợp pháp tại Việt Nam để thực hiện công tác kế toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế ký kết giữa hai bên thì dịch vụ kế toán cung cấp phải tuân thủ các quy định về công tác kế toán như đối với trường hợp doanh nghiệp tự thực hiện công tác kế toán theo các quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp và quy định trong Thông tư này.

7. Thực hiện công tác kế toán

7.1. Ghi chép ban đầu: Mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều phải lập chứng từ kế toán theo mẫu đã đăng ký.

Chứng từ kế toán phát sinh từ bên ngoài Việt Nam phải đăng ký trước và phải được dịch ra tiếng Việt Nam những nội dung chủ yếu. Chứng từ kế toán phải là bản gốc, bản photocopy hoặc fax không có giá trị pháp lý.

7.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có một hệ thống số kế toán chính thức áp dụng theo hệ thống Chế độ kế toán đã đăng ký. Căn cứ ghi sổ kế toán là chứng từ kế toán. Sổ kế toán phải được ghi rõ ràng, liên tục, có hệ thống và không được tẩy xoá.

7.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng ký về sử dụng sổ kế toán với cơ quan Thuế địa phương (nơi đăng ký nộp Thuế) hai sổ kế toán: Sổ cái và Sổ Nhật ký, hoặc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (số trang và dấu giáp lai).

Sổ cái và Sổ Nhật ký, hoặc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp không có xác nhận của cơ quan Thuế địa phương sẽ không được chấp nhận về mặt pháp lý.

7.4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ghi chép kế toán trên mẫu sổ kế toán in sẵn thì phải đóng dấu giáp lai và có đủ chữ ký của người giữ sổ và người chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trên toàn bộ sổ sử dụng trong năm tài chính.

7.5. Trong trường hợp việc ghi sổ kế toán được thực hiện bằng máy vi tính thì:

- Doanh nghiệp phải ghi chép bằng tay về các số liệu khoá sổ kế toán theo năm tài chính của các tài khoản tổng hợp trên Sổ cái đã được đăng ký tại cơ quan Thuế địa phương.

- Khi kết thúc kỳ, niên độ kế toán (sau khi ghi sổ xong và lập báo cáo tài chính), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải in sổ kế toán, đóng thành tập, phải đóng dấu giáp lai và có đủ chữ ký của người lập và người chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trên toàn bộ sổ kế toán sử dụng trong năm tài chính. Cuối tháng, sau khi phản ánh đầy đủ nghiệp vụ phát sinh, kế toán tiến hành sao chép toàn bộ các trang sổ kế toán ra đĩa mềm (ít nhất 2 bản sao) và niêm phong theo quy định niêm phong hồ sơ.

8. Báo cáo tài chính

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được lập đầy đủ và nộp đúng thời hạn cho các đối tượng theo quy định tại Điểm 4, Mục A, phần III.

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được lập trên cơ sở số liệu của các sổ kế toán được ghi chép từ các chứng từ kế toán hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.

- Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính đầy đủ, trung thực, chính xác, có tính so sánh, dễ hiểu và phải có đầy đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp (Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và kế toán trưởng).

9. Kiểm kê tài sản

- Trong niên độ kế toán, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tiến hành kiểm kê tài sản ít nhất 1 lần và bắt buộc phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm kết thúc năm tài chính.

- Kết quả kiểm kê tài sản được phản ánh trong biên bản kiểm kê và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê.

- Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải được đính kèm báo cáo tài chính.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm luôn đảm bảo sự khớp đúng giữa giá trị tài sản thực tế (số liệu kiểm kê) với số liệu ghi trên sổ kế toán, báo cáo kế toán và báo cáo tài chính.

10. Nghiêm cấm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

- Giả mạo chứng từ kế toán, ghi sổ và lập báo cáo kế toán sai sự thật;

- Huỷ bỏ chứng từ, sổ, báo cáo kế toán khi chưa hết thời hạn bảo quan và lưu trữ theo quy định hiện hành;

- Khai man số liệu, báo cáo sai sự thật hoặc ép người khác khai man số liệu; sử dụng các loại chứng từ, biểu mẫu không hợp lệ, sai với chế độ kế toán đã đăng ký và đã được chấp thuận;

- Để ngoài sổ kế toán dưới bất cứ hình thức nào về: Tài sản, vật tư, doanh thu bán hàng, thu nhập khác....

 

B. ĐĂNG KÝ VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN

 

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng lý với Bộ Tài chính về Hệ thống Chế độ kế toán sẽ áp dụng tại doanh nghiệp và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

1.1. Trước khi đăng ký chế độ kế toán, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải lựa chọn và xác định rõ hệ thống Chế độ kế toán áp dụng cho ngành hoạt động, lĩnh vực kinh doanh theo phân ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân.

1.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đăng ký hệ thống Chế độ kế toán trong phạm vi thời hạn quy định từ khi có Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép hoạt động. Từ thời điểm có hiệu lực của Giấy phép đầu tư, hoặc Giấy phép hoạt động, mọi hoạt động kinh tế phát sinh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được ghi chép kế toán.

1.3. Khi muốn có những thay đổi so với nội dung đăng ký Chế độ kế toán đã được chấp thuận, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đề nghị bằng văn bản với Bộ Tài chính và chỉ được thực hiện các điểm sửa đổi này khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

2. Thời hạn đăng ký và chấp thuận Chế độ kế toán 2.1. Thời hạn xin đăng ký và xin gia hạn đăng ký

2.1.1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép hoạt động doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đăng ký hệ thống Chế độ kế toán xin áp dụng với Bộ Tài chính.

2.1.2. Nếu vì lý do nào đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thể đăng ký hệ thống Chế độ kế toán theo đúng thời hạn quy định thì phải gửi công văn đề nghị gia hạn đăng ký Chế độ kế toán với Bộ Tài chính, trình bày lý do và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải khẩn trương hoàn tất thủ tục đăng ký hệ thống Chế độ kế toán theo đúng thời hạn đã được gia hạn.

2.2. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký

2.2.1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đăng ký hệ thống Chế độ kế toán hợp lệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính sẽ có ý kiến chính thức bằng văn bản về việc đăng ký chế độ kế toán của doanh nghiệp.

2.2.2. Trường hợp tài liệu trong Hồ sơ đăng ký hệ thống Chế độ kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đầy đủ, rõ ràng theo quy định hiện hành, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giải thích và bổ sung tài liệu. Thời gian chờ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giải thích và bổ sung tài liệu không tính vào thời hạn trả lời như đã nêu ở Điểm 2.2.1, Mục B.

3. Hồ sơ đăng ký

3.1. Khi đăng ký hệ thống Chế độ kế toán với Bộ Tài chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trình bộ hồ sơ đăng ký, bao gồm: 3.1.1. Công văn đăng ký chế độ kế toán (theo mẫu phụ lục số 01). 3.1.2. Giấy phép đầu tư (Bản sao có công chứng, hoặc có chứng nhận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

3.1.3. Chỉ định bổ nhiệm kế toán trưởng của Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc; hợp đồng lao đồng ký kết giữa kế toán trưởng với Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp.

3.1.4. Các chứng chỉ nghiệp vụ, chuyên môn (văn bằng tốt nghiệp) chuyên ngành kế toán - tài chính; Chứng nhận đã qua chương trình bồi dưỡng kế toán trưởng của kế toán trưởng (bản sao có công chứng).

- Văn bằng nghiệp vụ chuyên môn bằng tiếng nước ngoài phải được chứng nhận bởi cơ quan công chứng.

3.1.5. Tài liệu giải trình chế độ kế toán áp dụng (trường hợp bổ sung, thu gọn, sửa đổi hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hoặc xin áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác).

- Trường hợp đề nghị bổ sung, sửa đổi hoặc cụ thể hoá hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam áp dụng tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phải gửi kèm các tài liệu chi tiết của nội dung đề nghị bổ sung, sửa đổi (hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán, phương pháp hạch toán kế toán, hệ thống báo cáo tài chính). Tài liệu này phải bao gồm các phần: Danh mục có phân loại của từng nội dung chế độ kế toán đề nghị bổ sung, sửa đổi; có kèm theo mẫu biểu và giải thích.

- Trường hợp áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác: Khi đăng ký hệ thống Chế độ kế toán thông dụng khác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải giải thích rõ lý do lựa chọn Chế độ kế toán thông dụng khác; đồng thời gửi kèm bộ tài liệu về toàn bộ hệ thống kế toán mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị xin áp dụng gồm các tài liệu được quy định tại Điểm 3 Mục D - Trường hợp áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác.

3.2. Hồ sơ gửi đến Bộ Tài chính, bao gồm 04 bộ (được đóng quyển):

01 bộ: Lưu tại Bộ Tài chính

01 bộ: Nộp tại cơ quan Thuế địa phương

02 bộ: Lưu tại doanh nghiệp.

Các hồ sơ đăng ký hệ thống Chế độ kế toán được chấp thuận sẽ được đóng dấu đã đăng ký trước khi lưu hành.

 

C. TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG HỆ THỐNG CHẾ ĐỘ
KẾ TOÁN VIỆT NAM

 

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp của Việt Nam phải tuân thủ và chấp hành toàn bộ các chế độ hiện hành về chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, lưu trữ tài liệu kế toán theo như quy định.

2. Trong trường hợp cần bổ sung, thu gọn, sửa đổi nội dung, phương pháp kế toán cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì doanh nghiệp phải trình Bộ Tài chính xem xét và chấp thuận. Mọi sự bổ sung, thu gọn, sửa đổi này phải đảm bảo tuân thủ và tôn trọng các nguyên tắc chung của Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam có sự bổ sung, thu gọn, sửa đổi sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

- Tài liệu trình Bộ Tài chính về bổ sung, thu gọn, sửa đổi chế độ kế toán Việt Nam xin áp dụng theo quy định của Điểm 3.1.5 - Mục B - Phần III.

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký áp dụng chế độ kế toán Việt Nam sẽ được tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn trong quá trình đăng ký và tổ chức thực hiện.

 

D. TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
THÔNG DỤNG KHÁC

 

1. Bộ Tài chính chỉ xem xét và chấp thuận cho áp dụng một Chế độ kế toán thông dụng khác (ngoài hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam) trong những trường hợp sau đây:

- Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài chứng minh được rằng không thể và không thuận lợi cho việc điều hành doanh nghiệp nếu thực hiện theo Hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, buộc phải lựa chọn hệ thống kế toán thông dụng khác.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đặc thù mà ở Việt Nam chưa có những quy định và hướng dẫn về kế toán.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị áp dụng Chế độ kế toán thông dụng khác phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

2.1. Chỉ được áp dụng Chế độ kế toán thông dụng khác trên 4 nội dung: Mẫu biểu của hệ thống chứng từ kế toán; danh mục, nội dung và phương pháp kế toán của hệ thống tài khoản; Mẫu biểu và phương pháp ghi sổ của hệ thống sổ kế toán; mẫu biểu, chỉ tiêu, phương pháp lập các báo cáo tài chính.

2.2. Phải tuân thủ và chấp hành các nguyên tắc chung của Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam về Chế độ chứng từ kế toán, chế độ sổ kế toán.

3. Tài liệu Chế độ kế toán xin đề nghị áp dụng (gửi kèm trong Bộ Hồ sơ đăng ký hệ thống Chế độ kế toán theo quy định của Điểm 3.1.5 - Mục B - Phần III), phải bao gồm các nội dung sau:

- Các chính sách, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán áp dụng tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Danh mục chứng từ kế toán áp dụng, có phân loại theo 06 chỉ tiêu: Lao động tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ, tài sản cố định, và sản xuất, kinh doanh; kèm theo các mẫu chứng từ xin áp dụng chính thức.

Riêng đối với hoá đơn bán hàng tự in, ngoài việc trình trong Hồ sơ đăng ký hệ thống Chế độ kế toán, doanh nghiệp phải gửi cho Tổng cục Thuế để đăng ký và phải được chấp thuận.

- Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán (mã, tên, tính chất) được phân loại theo đúng các nguyên tắc phân loại tài khoản, kèm theo tài liệu giải thích về nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản; về mối quan hệ giữa các tài khoản và sơ đồ kế toán tổng quát về sử dụng hệ thống tài khoản (với các tài khoản phản ánh các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về tài sản, nguồn vốn kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh).

- Danh mục của hệ thống sổ kế toán áp dụng (có phân loại theo hệ thống các sổ kế toán tổng hợp và hệ thống các sổ kế toán chi tiết), kèm theo mẫu sổ chính thức xin áp dụng; sơ đồ diễn giải quá trình ghi chép từ chứng từ gốc đến sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và lập báo cáo tài chính; giải thích phương pháp ghi chép, mối quan hệ giữa hệ thống sổ kế toán tổng hợp và hệ thống sổ kế toán chi tiết.

Về hình thức sổ kế toán xin áp dụng chỉ được lựa chọn một trong 4 hình thức kế toán phổ biến hiện nay tại Việt Nam (Nhật ký Sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chung, Nhật ký - Chứng từ).

- Danh mục hệ thống báo cáo tài chính, kèm theo mẫu và giải thích phương pháp tính toán và lập các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính.

Hệ thống báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

 

E. CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

1. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

1.1. Mọi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều phải thực hiện kiểm toán cả về việc tuân thủ công tác kế toán và các báo cáo tài chính.

1.2. Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam hoặc công ty kiểm toán độc lập khác được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kiểm toán trước khi gửi đến các cơ quan có chức năng và công bố công khai.

1.3. Báo cáo kiểm toán phải được đính kèm với báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi gửi tới các cơ quan có chức năng và công bố công khai báo cáo tài chính.

1.4. Báo cáo kiểm toán gồm các nội dụng chủ yếu sau:

1.4.1. Xác nhận tính khách quan, trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính và các số liệu kế toán.

1.4.2. Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện công tác kế toán; chấp hành hệ thống chế độ kế toán đã đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận; chấp hành pháp luật, chế độ, thể lệ kế toán.

1.4.3. Những kiến nghị.

1.5. Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký và ghi rõ họ, tên, số chứng chỉ (bằng) kiểm toán của kiểm toán viên, chữ ký của giám đốc và dấu của Công ty kiểm toán độc lập.

2. Đối với công ty kiểm toán độc lập khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

2.1. Công ty kiểm toán độc lập chỉ được tiến hành kiểm toán trên các tài liệu kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo chế độ kế toán đã đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận cho áp dụng tại doanh nghiệp.

2.2. Công ty kiểm toán độc lập đã thực hiện, cung cấp dịch vụ kế toán để thiết lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện kiểm toán trên cùng báo cáo tài chính này.

2.3. Công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có tư cách pháp nhân độc lập và phải đảm bảo tính trung thực, khách quan khi tiến hành cuộc kiểm toán ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị kiểm toán.

2.4. Công ty kiểm toán độc lập phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính độc lập, khách quan, trung thực của kết quả kiểm toán.

 

IV. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ
KẾ TOÁN ÁP DỤNG

 

1. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký hệ thống Chế độ kế toán Việt Nam trước ngày 01-01-1996 phải thực hiện việc chuyển đổi để thực hiện theo đúng Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành ban hành theo Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT, ngày 01-11-1995 của Bộ Tài chính.

2. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký và đã được chấp nhận chế độ kế toán thông dụng khác, không thuộc đối tượng của Mục D - Phần III sau thời hạn 1 năm (kể từ ngày Thông tư có hiệu lực) phải chuyển sang áp dụng hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và phải thực hiện đăng ký lại Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp theo quy định của Thông tư này với Bộ Tài chính.

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư, hoặc Giấy phép hoạt động cho đến nay vẫn chưa thực hiện đăng ký chế độ kế toán với Bộ Tài chính cần nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cần thiết và đăng ký Chế độ kế toán áp dụng theo đúng như các quy định của Thông tư này.

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH

 

Thông tư này thay thế Thông tư 84 TC/CĐKT ngày 23-10-1993 của Bộ Tài chính và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các đối tượng thuộc Điểm 1.1, 1.2 - Phần I - Phạm vi áp dụng của Thông tư phải nghiêm chỉnh và chấp hành đầy đủ các quy định tại Thông tư này. Mọi vi phạm các quy định trong Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp lệnh Kế toán Thống kê, ngày 10-05-1988 và Chế độ xử phạt hành chính của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các cơ quan Nhà nước có chức năng chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc diện quản lý của mình theo quy định của Thông tư.

Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để giải quyết kịp thời.

 

 

 

 

 

 

 

 

MẪU CÔNG VĂN

ĐĂNG KÝ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN (PHỤ LỤC 01)

 

Tên đơn vị:.....

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Địa chỉ chính thức:.....

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số công văn:........

 

Số ĐT:......; Số Fax:.....

 

V/v: Đăng ký chế độ kế toán

..... ngày... tháng... năm...

 

Kính gửi: Bộ Tài chính

(Vụ Chế độ kế toán)

 

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 12-11-1996.

- Căn cứ Nghị định 12/CP, ngày 18-02-1997 của Chính phủ Quy định chi tiết việc thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Căn cứ Thông số... TC/CĐKT, ngày.../.../1997 của Bộ Tài chính về "Hướng dẫn thực hiện công tác kế toán và kiểm toán đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam".

 

Tên Công ty:........

Ngành hoạt động:........

Theo Giấy phép đầu tư (Giấy phép hoạt động) số:........., ngày... tháng... năm... của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Tư pháp).

 

Xin đăng ký sử dụng chế độ kế toán theo các nội dụng sau:

1. Chế độ kế toán áp dụng: Việt Nam (hay nước ngoài).

Của ngành hoạt động: ..... (công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ,...)

- Hệ thống chứng từ ban đầu:...........

- Hệ thống tài khoản:...........

- Hệ thống sổ kế toán: (Lựa chọn một trong bốn hình thức kế toán: Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ, Nhật ký - Sổ cái).

- Hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.

2. Ngôn ngữ sử dụng trong kế toán: Tiếng Việt Nam và...........

3. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:.............

Các đồng tiền khác phát sinh phải được quy đổi ra........ theo tỷ giá giao dịch của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.

Đơn vị đo lường sử dụng trong kế toán: Theo hệ thống đo lường chính thức áp dụng tại Việt Nam.

4. Niên độ kế toán áp dụng: Niên độ kế toán đầu tiên: Từ... đến...

Niên độ kế toán tiếp theo: Từ... đến.... hàng năm.

5. Chế độ khấu hao:...................

Xin đề nghị Bộ Tài chính xem xét chấp thuận

 

Giám đốc

(Ký tên và đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như trên

- Lưu tại đơn vị

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------
No. 60/TC-CDKT
Hanoi ,September 01, 1997
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE ACCOUN-TING AND AUDITING WORK AT ENTERPRISES AND ORGANIZATIONS HAVING FOREIGN INVESTMENT IN VIETNAM
Pursuant to the Ordinance on Accounting and Statistics promulgated under Order No.6-LTC/HDNN-8 of May 20, 1988 of the Council of State of the Socialist Republic of Vietnam
Pursuant to the Statute of Organization of Accountancy of the State issued together with Decree No.25-HDBT of March 18, 1989 of the Council of Ministers (now the Government);
Pursuant to Article 37 of the Law on Foreign Investment in Vietnam adopted by the National Assembly on November 12, 1996 (hereafter called Foreign Investment Law for short) and Articles 65, 66, 67, 68 and 69 of Chapter VIII, Decree No.12-CP of February 18, 1997 of the Government providing details for the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam(hereafter called Decree No.12-CP);
Pursuant to Article 23, Chapter III of Decree No.42-CP of July 8, 1995 of the Government on the Regulations on the Practice of Legal Consultancy of the Foreign Lawyers� Organization in Vietnam (hereafter called Regulations on Practice of Consultancy);
- Pursuant to Section V - Labor for the Foreign Organizations and Individuals in Vietnam, Foreign Laborers in Vietnam and Labor in Foreign Countries of the Labor Code of the Socialist Republic of Vietnam, issued under Order No.35-L/CTN of July 5, 1994 (hereafter called Labor Code for short).
The Ministry of Finance hereby defines and guides the implementation of the following accounting and auditing work at the enterprises having foreign investment and the Branches of the Foreign Lawyers Organization in Vietnam as follows:
I. SCOPE OF REGULATION
1. In this Circular the concept of Enterprise having foreign investment is construed as comprising the following subjects:
1.1-Enterprise having foreign investment; industrial area enterprise; export processing enterprise; the parties to a Business Cooperation Contract, to a Build-Operate-Transfer (BOT) Contract, to a Build-Transfer-Operate (BTO) Contract or a Build-Transfer (BT) Contract, conducting investment in three forms: business cooperation on the basis of business cooperation contract, joint venture enterprise, and enterprise with 100% foreign investment capital.
An enterprise having foreign investment may operate in all domains including insurance enterprise, banking enterprise and credit organization.
1.2. A branch of the Foreign Lawyers’ Organization in Vietnam operates according to the Regulations on the Practice of Legal Consultancy by Foreign Lawyers’ Organizations in Vietnam (hereafter called Lawyers’ Organization Branch for short).
II. GENERAL PROVISIONS
1. The enterprises having foreign investments shall have to conform with the regime of accountancy and auditing according to the Ordinance on Accountancy and Statistics, the Regulation on the Organization of State Accountancy, the current regulatory documents on accountancy and audit, Article 37 of the Law on Foreign Investment, Articles 65, 66, 67, 68 and 69 Chapter VIII of Decree No.12-CP, Article 23, Chapter III of the Regulation on the Practice of Consultancy and the provisions of this Circular.
2. An enterprise having foreign investment shall submit to the supervision and control of the finance agency and the specialized managerial agencies in the implementation of their accountancy work.
3. All enterprises having foreign investment have to register the system of Regimes of Applied Accountancy at enterprises and must have the approval of the Ministry of Finance before their implementation.
4. An enterprise having foreign investment shall have to conduct its accountancy according to the System of Regimes of Accountancy at Vietnam enterprises. If it has a legitimate reason for applying another common accountancy regime it must have a written approval of the Ministry of Finance.
5. An enterprise having foreign investment shall have to comply with the system of accountancy regimes already registered and approved by the Ministry of Finance for application at the enterprise (including those supplements and amendments to the regimes of accountancy already approved).
6. When the need arises to supplement and modify the System of Accountancy already registered and approved, an enterprise having foreign investment shall have to clearly explain the reason for such change and must get the written approval of the Ministry of Finance before carrying it out.
7. In case a joint enterprise hires a Managerial Organization to manage its business activities: in all cases, the joint enterprise shall take responsibility before law for the activities of the Managerial Organization in the execution of the contract as well as for the statistics of the financial report. The Managerial Organization shall have to carry out the provisions of this Circular as a subject of Point 1.1, Part I - Scope of Regulation.
8. The fiscal year of an enterprise having foreign investment must coincide with the tax year which may be a calendar year or a year of 12 consecutive months registered by the enterprise.
9. The annual fiscal report of an enterprise having foreign investment must be audited by an independent audit company which operates lawfully in Vietnam.
10. An enterprise having foreign investment must make public its annual fiscal reports and supply information on the situation and result of its business operations to the information using subjects as prescribed.
11. Requirements of accountancy work:
The accountancy work of an enterprise having foreign investment must ensure truthfulness, completeness, accuracy, timeliness, continuity and systematicness on: the existing volume and the change of the properties, capital sources, expenditures, production cost, service cost, labor cost, turnover, profit in business operation; the execution of the Law Tax and other obligations toward the Vietnamese State according to the Investment License (for enterprises having foreign direct investment) or Operating License (for a branch of the Lawyers’ Organization).
12. When an enterprise having foreign investment terminates its operation for whatever reason, it must inform the Ministry of Finance in writing and send it a fiscal report up to the time when it terminates its operation.
III. CONCRETE STIPULATIONS
A. STIPULATIONS ON THE IMPLEMENTATION OF THE SYSTEM OF ACCOUNTANCY REGIMES
1. An enterprise having foreign investment using the Regime of Accountancy of Vietnam or any other Common Regime of Accountancy shall have to observe the following regulations:
1.1. An enterprise having foreign investment must apply the system of accountancy suited to its line or branch of business and its area of operation.
1.2. The currency unit used in its accountancy listing is the Vietnam Dong. It may use a foreign currency unit to list its accounts and write its accountancy report but it must register in the accountancy regime applied for use and must get the approval in writing from the Ministry of Finance before carrying it out.
Monetary units other than the one officially approved must be written in their original currencies and converted into the official monetary unit according to the exchange rate of the arising economic business, or the rate announced by the Vietnam State Bank at the time of the arising of the economic business.
1.3. The measurement unit (in kind and time) applied in the accounts listing is the official measurement unit of Vietnam. Other measurement units (if any) must be converted into the official measurement unit of Vietnam. The enterprise having foreign investment may use subsidiary measurement units to list its accounts.
1.4. The listing of accounts in Arabic and Vietnamese or simultaneously in Vietnamese and another popular foreign language must be stated in the Statute of the enterprise having foreign investment and in the registration of the accounting regime.
2. Fiscal year:
2.1. The fiscal year of an enterprise having foreign investment must coincide with the tax year stipulated in Article 60 of Decree No.12-CP. The fiscal year may be the calendar year or a year of 12 consecutive months beginning on the first day of the quarter and registered in the regime of accountancy applied for use.
2.2. The first fiscal year is counted from the date of the granting of the Investment License (or the Permit to set up a branch of the Lawyers� Organization) up to the closing day of the approved fiscal year.
2.3. Accountancy term in a fiscal year:
- Month: from the 1st to the last day of the month.
- Quarter: from the 1st day of the first month of the quarter to the last day of the last month of the quarter.
3. Time limit for submitting and making public the fiscal report:
- Quarterly report: 15 days from the end of the quarter at the latest.
- Yearly report: within three months from the end of the fiscal year of the enterprise having foreign investment.
4. Place for submitting the fiscal report:
The fiscal report of an enterprise having foreign investment shall be submitted to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the General Statistical Department, the local tax office (where the enterprise has its head office) and the party contributing to the capital of the joint venture.
5. Auditing the fiscal report:
Before being submitted and made public, the annual fiscal report of an enterprise having foreign investment must be audited by an independent audit company of Vietnam or another independent audit company allowed to operate legally in Vietnam. The audit report shall be attached to the annual fiscal report, signed by the auditor and the certificate of auditor issued by the Ministry of Finance, or by a national auditor certificate of the concerned country which the Ministry of Finance of Vietnam recognized to be among the list of auditors having registered with the Ministry of Finance; the signature of the Director of the company and the seal of the audit company. The name and number of the audit certificate (diploma) of the auditor must be put under the signature of the auditor.
6. Organizing the accountancy work:
6.1. An enterprise having foreign investment must carry out the contents of the accountancy work including: the regime of accountancy vouchers, the system of accountancy accounts, the regime of accountancy book, the system of fiscal reports, the regime of accountancy document files.
6.2. To carry out its accountancy work, the enterprise having foreign investment shall organize its own accountancy apparatus, or it may hire an independent and legal accountancy service organization in Vietnam.
6.2.1. In case the enterprise having foreign investment has its own independent accountancy apparatus:
a/ There must be enough accountants under the titles and criteria stipulated for accountants. The accountants shall be assured professional independence to carry out the accountancy work. An accountant must not cumulate the task of protecting properties and the function of accountant in carrying out accountancy work.
b/ Heading the accountancy apparatus is the chief accountant or head of the accountancy section. The chief accountant (of head of the accountancy section) is the assistant to the General Director or the Director of the enterprise having foreign investment to help him/her organize and direct the whole accountancy, statistical and economic information work at the enterprise.
- The chief accountant of an enterprise having foreign investment shall be selected and appointed in writing by the Managing Board (for a joint venture), or the General Director or his mandated permanent representative in Vietnam (for an enterprise with 100% foreign capital). In case of a change of the chief accountant, the enterprise having foreign investment shall formally notify the Ministry of Finance within 20 days.
- The chief accountant must have a professional level (graduation diploma) in accountancy or finance from the intermediary level upward; must have gone through a foster class for chief accountants (for Vietnamese), and the necessary knowledge in economics, techniques and finance; must have the capability of organization, guidance, direction, control, and analysis of the financial, accountancy, statistical, economic information and economic planning work. The person assigned to this post must have been at least three years in the accountancy work (for those with university degree) and five years (for those with intermediate degree).
- The chief accountant must submit to the control and supervision in the profession of finance and accountancy of the financial agency of Vietnam.
c/ Accountants (including the chief accountant) who are Vietnamese recruited by and having signed the labor contract with an enterprise having foreign investment must have been trained in the profession of finance and accountancy and be recommended by a job placement service organization set up according to Vietnamese law (stipulated in Article 132 of the Labor Code).
Accountants (including the chief accountant) at the enterprise having foreign investment must sign labor contracts with the enterprise and comply with Articles 131, 132 and 133 of Section V of the Labor Code; they must demonstrate their professional qualifications as provided for in Points 6.2.1.b and 6.2.1.c before a competent managerial agency of the State.
d/ An enterprise having foreign investment must have a plan to train its accountancy cadres and staff so that they can meet the requirement of the accountancy work of the unit according to the Vietnam accountancy regime, including the other common accountancy regimes accepted by the Ministry of Finance.
6.2.2. In case of the hiring of accountancy service organizations operating independently and legally in Vietnam, in order to conduct accountancy on the basis of an economic contract signed between the two sides, the supply accountancy service must comply with the same stipulations on accountancy work as in the case when the enterprise conducts its own accountancy work according to the stipulations for the enterprise accountancy regime and the stipulations of this Circular.
7. Conduct of accountancy work:
7.1. Initial recording: All economic activities arising in the business activities of an enterprise having foreign investment must be entered into accountancy papers according to the registered form.
The accountancy vouchers arising outside Vietnam must be registered in advance and their main contents must be translated into Vietnamese. An accountancy document must be original, all photocopies or facsimiles shall have no legal value.
7.2. An enterprise having foreign investment has only one system of official accountancy books set up according to the system of accountancy regimes already registered. Accountancy documents are the basis for listing accounts. The book of accounts must be clearly written, continued and systematic and have no erasures.
7.3. An enterprise having foreign investment must register for the use of the book of accounts with the local tax agency (where it registers for tax payment) two books of accountancy: the Book of Original Entry and the Diary Book, or the Register of Vouchers (with number of pages and the contiguity seal).
The Book of Original Entry and the Diary Book, or the Register of Vouchers of the enterprise which is not confirmed by the local tax agency shall not be accepted as legal.
7.4. An enterprise having foreign investment which conducted accounts listings on a readymade accountancy book must have the continuity seal and the signatures of the book keeper and the legally responsible person of the enterprise on all the pages of the book used in the fiscal year.
7.5. In case the accounts listings are made on the computer:
- The enterprise has to record by handwriting the concluding data according to the fiscal year on the integrated accounts on the Book of Original Entry already registered with the local tax agency.
- At the end of the accountancy term and year (after listing and completion of the fiscal report), an enterprise having foreign investment shall have to print the accountancy book, bind it into volumes, and use the continuity seal and get all the signatures of the drafters and the legally responsible persons of the enterprise on the whole of the accountancy book used in the fiscal year. At the end of a month, after fully reporting the arising business, the accountant shall record all the listings in the accountancy book into a CD (at least two copies) and seal it as prescribed by the rules on sealing of documents.
8. Fiscal report:
- The fiscal report of an enterprise having foreign investment must be duly made and submitted in time to the subjects stipulated in Point 4, Section A, Part III.
- The fiscal report of an enterprise having foreign investment shall be made on the basis of the data of the accountancy books recorded from the reasonable , valid and legal accountancy vouchers.
-The fiscal report must be complete, truthful, accurate, comparative and easy to understand and must have the signatures of all the legal responsible persons of the enterprise (General Director or Director and chief accountant).
9. Inventorying the properties:
- In the accountancy year, an enterprise having foreign investment must inventory its properties at least once and must inventory all the existing properties of the enterprise at the conclusion of the fiscal year.
- The results of the inventory shall be reflected in the inventory report and the overall report on the inventory results.
- The overall report on the inventory results must be attached to the fiscal report.
- An enterprise having foreign investment shall have to always ensure that the real value of property (inventory data) match the data recorded on the accountancy book, the accountancy report and the fiscal report.
10. An enterprise having foreign investment is strictly forbidden to:
- Counterfeit accountancy vouchers, make untruthful accountancy listings and reports;
- Annul accountancy vouchers, books and reports before the end of the term for preservation and file keeping as currently prescribed;
- Make false declarations of data, untruthful reports or force another to make untrue declaration of data; use various kinds of invalid vouchers and forms inconsistent with the regime of accountancy already registered and accepted;
- To leave outside the book of accounts in any form: properties, materials, turnover from sales of goods, other incomes....
B. REGISTERATION AND PROCEDURES OF REGISTERING THE REGIME OF ACCOUNTANCY
1. An enterprise having foreign investment must register with the Ministry of Finance the system of Accountancy Regimes to be applied at the enterprise and must have the written acceptance of the Ministry of Finance before its implementation.
1.1. Before registering the Accountancy Regime, the enterprise having foreign investment shall have to choose and determine the accountancy regime it shall apply to the line of activities and the business domain according to the division of economic branches of the national economy.
1.2. An enterprise having foreign investment must register the system of Accountancy Regimes within the prescribed term from the date when the Investment License or the Operating Permit is issued. From the effective date of the Investment License or the Operating Permit, all arising economic activities of the enterprise having foreign investment must be recorded in the accountancy book.
1.3. If an enterprise having foreign investment wants to change anything in the contents already registered and accepted Accountancy Regime, it must propose in writing to the Ministry of Finance and can carry out such change only after having got written acceptance from the Ministry of Finance.
2. Time limit of registration and acceptance of the Accountancy Regime
2.1. Time limit for application for registration and registration extension:
2.1.1. Within 90 days from the date it is granted an Investment License or Operating Permit an enterprise having foreign investment must register for the system of Applied Accountancy Regimes with the Ministry of Finance.
2.1.2. If for any reason the enterprise having foreign investment cannot yet register for the system of Accountancy Regimes within the prescribed time, it must send a written proposal for extension of the registration with the Ministry of Finance together with the reason therefor and must be approved in writing by the Ministry of Finance.
The enterprise having foreign investment must urgently complete the procedures for registering for the system of Accountancy Regimes within the time-limit of the extension.
2.2. Time-limit for the settlement of the registration dossier:
2.2.1. Within 20 days from the date it receives the valid dossier of registration for the system of Accountancy Regimes of the enterprise having foreign investment, the Ministry of Finance shall give its formal opinion in writing about the registration for the system of Accountancy Regimes of the enterprise.
2.2.2. In case the documents in the dossier of registration for the system of Accountancy Regimes of the enterprise having foreign investment are not complete or clear as currently prescribed, the Ministry of Finance shall ask the enterprise having foreign investment to explain and supplement the documents. The time for this explanation and supplement shall not be accounted for in the timelimit for the answer as stipulated in Point 2.2.1, Section B.
3. Dossier of registration
3.1. When registering the system of Accountancy Regimes with the Ministry of Finance, the enterprise having foreign investment shall submit a dossier of registration composed of :
3.1.1. The official dispatch registering the accountancy regime.
3.1.2. The investment license (a notarized copy or a copy certified by the Ministry of Planning and Investment).
3.1.3. The decision of the Managerial Board or the General Director to appoint the chief accountant; the labor contract signed between the chief accountant and the General Director or Director of the enterprise.
3.1.4. Professional and technical certificates (graduation diploma) in the accountancy-finance specialty; the certificate of the chief accountant of having completed a foster course for chief accountants (notarized copy).
The diploma of professional qualification in a foreign language which must be certified by the notary public.
3.1.5. The documents explaining the Regime of Applied Accountancy (in case of supplement, condensation or amendment to the system of Vietnam Enterprise Accountancy Regimes or application for use of another common regime of accountancy).
- In case of a proposal for supplement or modification or concretization of the system of Vietnam Enterprise Accountancy Regimes applied at the enterprise having foreign investment to make it conform with the characteristics of the production and business activities, the enterprise must attach it with detailed documents on the proposal for supplement or modification (the system of accountancy vouchers, system of accountancy accounts, system of accountancy books, method of accountancy accounting, system of fiscal reports). This document must comprise the following parts: classified list of each content of accountancy regimes proposed to be supplemented or modified attached with the form and explanations.
- In case of application of another regime of common accountancy: when registering a system of another common Accountancy Regime, the enterprise having foreign investment must clearly explain the reason for this selection , at the same time send together with it a set of documents on the whole system of accountancy that the enterprise having foreign investment asks to apply, including the documents defined in Point 3, Section D - case of application of another common regime of accountancy.
3.2. The dossier sent to the Ministry of Finance comprising 4 sets (bound into books):
1 set : to be kept at the Ministry of Finance
1 set: to be submitted to the local tax agency.
2 sets: to be kept at the enterprise.
The dossiers of registration for the system of Accountancy Regimes which has been accepted shall be affixed with the registration seal before being put into circulation.
C. APPLICATION OF THE SYSTEM OF VIETNAM ACCOUNTANCY REGIMES
1. An enterprise having foreign investment which applies the system of enterprise accountancy regime of Vietnam must comply with and carry out all the current regimes concerning accountancy vouchers, system of accountancy accounts, regime of accountancy book, system of fiscal reports, and accountancy file keeping as prescribed.
2.When the need arises to supplement, condense or modify the content or method of accountancy to conform with the characteristics of production and business activities, the enterprise must ask the Ministry of Finance for examination and acceptance. All supplement, condensation or modification must comply with and respect the common principles of the system of Vietnam Enterprise Accountancy Regimes. The enterprise having foreign investment can carry out the supplemented, condensed or modified system of Vietnam Enterprise Accountancy Regimes only with the written approval of the Ministry of Finance.
The documents submitted to the Ministry of Finance for supplementation, condensation or modification of the Vietnam accountancy regime for application shall comply with the stipulations in Point 3.1.5 - Section B - Party III.
3. An enterprise having foreign investment which registers for application of the Vietnam accountancy regime shall be given favorable conditions and guidance in the process of registration and organization of implementation.
D. APPLICATION OF ANOTHER COMMON ACCOUNTANCY REGIME
1. The Ministry of Finance shall consider and accept the application of another common accountancy regime (outside the system of Vietnam Enterprise Accountancy Regimes) in one of the following cases:
- An enterprise with 100% foreign capital can prove that it cannot or is not well disposed to run the enterprise according to the Vietnam Enterprise Accountancy System, and therefore had to choose another common accountancy system.
- An enterprise having foreign investment conducting business activities in special domains for which there have not yet been stipulations and guidance in accountancy in Vietnam.
2. An enterprise having foreign investment which proposes the application of another common accountancy regime must comply with the following principles:
2.1. It shall be allowed to apply another common regime of accountancy for four contents: the form of the systems of accountancy vouchers; the list, contents and method of accountancy of the system of accounts; the form and method of recording in the system of accountancy books; the form, norms and method of making the fiscal reports.
2.2. It must comply with and carry out the general principles of the system of the Vietnam Enterprise Accountancy Regimes concerning the regime of accountancy vouchers and the regime of accountancy books.
3. The document on the Accountancy Regime asked for application (attached to the set of dossiers of registration for the system of Accountancy Regimes as stipulated in Point 3.1.5. - Section B - Part III) must include the following contents:
- The policies, principles and norms of accountancy applied at the enterprise having foreign investment.
- The list of applied accountancy vouchers classified according to 6 norms: labor and salary, commodities in stock, sales of goods, monetary, fixed assets, and production and business; attached with the forms of vouchers applied for formal use.
With regard to the receipts of sales printed by itself, they must not only be included in the Dossier of registration for the system of accountancy regimes but also be sent by the enterprise to the General Tax Office for registration and accepted.
- The list of the systems of accountancy of accounts (codes, names, character) classified exactly according to the principle of classification of accounts, attached to the explanatory documents on their contents, the method of accounting of the accounts, the relations among the accounts and the general accountancy on the use of the system of accounts (together with the accounts reflecting the main economic businesses concerning assets, and business capital sources and the report on the result of the production and business activities).
- The list of the system of books of applied accountancy (classified according to the system of integrated accountancy books and the system of detailed accountancy books) attached with the formal form of book applied for use; the schema of explanation of the process of recording from the original vouchers to the integrated book of accountancy books, the detailed accountancy book and the making of the fiscal report; the explanation of the method of recording and the relations between the system of integrated accountancy books and the system of detailed accountancy books.
Concerning the form of accountancy books applied for use, only one of the four forms of accountancy now in common use in Vietnam (diary of original entry, vouchers of records, common diary and diary � vouchers).
- The list of systems of fiscal reports, attached with the form and explanation of the method of calculation and the elaboration of norms in the fiscal reports.
The system of fiscal reports includes: the accountancy balance sheet, the report on the business result, the report on monetary circulation, explanation of the fiscal report.
E. AUDITING WORK AT THE ENTERPRISES HAVING FOREIGN INVESTMENT
1. With regard to the enterprises having foreign investment:
1.1. All enterprises having foreign investment have to conduct auditing, including auditing of the observance of the regulations on accountancy work and fiscal reports.
1.2. The fiscal report of an enterprise having foreign investment must be audited by an independent audit company of Vietnam or another independent audit company which is allowed to conduct legal operations in Vietnam as prescribed by the legislation on auditing before they are sent to the specialized agencies and must be made public.
1.3. The audit report must be attached with the annual fiscal report of the enterprise having foreign investment when it is sent to the specialized agency and when the fiscal report is made public.
1.4. The audit report shall comprise the following main contents:
1.4.1. Certification of the objectivity, truthfulness and rationality of the fiscal report and the accountancy data.
1.4.2. Observation and evaluation of the conduct of the audit work; the execution of the system of the accountancy regimes already registered and already accepted by the Ministry of Finance; the observance of the law, regimes and accountancy regulations.
1.4.3. Proposals.
1.5. The audit report must be signed and clearly written with the name, the number of the audit certificate of the auditor, the signature of the Director and the seal of the independent audit company.
2. With regard to an independent audit company when auditing the annual fiscal report of an enterprise having foreign investment:
2.1. An independent audit company is allowed to audit the accountancy documents of an enterprise having foreign investment according to the accountancy regime already registered and accepted by the Ministry of Finance for application at the enterprise.
2.2. An independent audit company which conducts or supply audit service in the elaboration of the fiscal report for an enterprise having foreign investment is not allowed to conduct audit on the same fiscal report.
2.3. An independent audit company conducting audit of the fiscal report of an enterprise having foreign investment must have an independent legal status and must ensure truthfulness and objectivity when conducting audit at the enterprise having foreign investment.
2.4. An independent audit company shall take responsibility before law for the independence, objectivity and truthfulness of the audit result.
IV. REGULATIONS ON THE CHANGE OF THE REGIME OF APPLIED ACCOUNTANCY
1.An enterprise having foreign investment which has registered the system of Vietnam Accountancy Regimes before January 1st, 1996 shall have to change for application of the current Regime of Enterprise Accountancy issued together with Decision No.1141-TC/QD/CDKT of November 1st, 1995 of the Ministry of Finance.
2. An enterprise having foreign investment which has registered and are allowed to apply another common accountancy regime and is not a subject of Section D - Part III, shall, after one year (after the effective date of this Circular) have to change to the system of Vietnam Enterprise Accountancy Regime and must re-register the Regime of Applied Accountancy at Enterprises with the Ministry of Finance as prescribed by this Circular.
3. An enterprise having foreign investment, which has been granted an Investment License or an Operating Permit but which has so far not registered the accountancy regime with the Ministry of Finance, must quickly complete the necessary procedures and register the Regime of Applied Accountancy as prescribed by this Circular.
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION AND EFFECT OF IMPLEMENTATION
This Circular replaces Circular No.84-TC/CDKT of October 23, 1993 of the Ministry of Finance and takes effect on the date of its signing.
The subjects mentioned in Point 1.1 and 1.2 - Part I - Scope of Regulation of this Circular shall have to seriously and fully implement the stipulations of this Circular. All violations of the stipulations of this Circular shall be dealt with according to the Ordinance on Accountancy and Statistics of May 10, 1988 and the Regime of Administrative Sanctions of the State of the Socialist Republic of Vietnam.
The specialized State agencies shall have to guide, direct and control the enterprises under their management as prescribed by this Circular.
During the process of implementation of this Circular, should any difficulty or unclear point arise, they should be reported to the Ministry of Finance for timely settlement.
 

 
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Vu Mong Giao
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 60-TC/CDKT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất