Thông tư 15/2000/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng

thuộc tính Thông tư 15/2000/TT-BXD

Thông tư 15/2000/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:15/2000/TT-BXD
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Mạnh Kiểm
Ngày ban hành:13/11/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 15/2000/TT-BXD

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 15/2000/TT-BXD
NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2000HƯỚNG DẪN CÁC HÌNH THỨC
QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

 

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ngành Xây dựng theo Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Thực hiện Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP;

Bộ Xây dựng hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng như sau:

 

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

 

1. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án và năng lực của mình, Chủ đầu tư lựa chọn một trong các hình thức quản lý thực hiện dự án sau:

1.1/ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án;

1.2/ Chủ nhiệm điều hành dự án;

1.3/ Chìa khoá trao tay;

1.4/ Tự thực hiện dự án.

2. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, Chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý thực hiện dự án; đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác, Chủ đầu tư quyết định hình thức quản lý thực hiện dự án.

Chi phí quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng thực hiện theo qui định tại Thông tư 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ Xây dựng và được tính trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán của dự án.

3. Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp ở trung ương và địa phương (như các Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ; tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; các Sở, UBND cấp huyện) chỉ làm Chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan mình.

Các dự án khác, Chủ đầu tư phải là người trực tiếp quản lý khai thác sử dụng dự án và có đủ trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư như quy định tại Điều 14 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ. Trong trường hợp chưa xác định rõ Chủ đầu tư của dự án thì Người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao cho Ban quản lý dự án chuyên ngành thực hiện chức năng Chủ đầu tư (tuỳ theo đặc điểm của từng dự án).

II. HÌNH THỨC CHỦ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP QUẢN LÝ
THỰC HIỆN DỰ ÁN

 

Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án được áp dụng đối với các dự án mà Chủ đầu tư có năng lực chuyên môn phù hợp và có cán bộ chuyên môn để tổ chức quản lý thực hiện dự án theo các trường hợp sau đây:

1. Trường hợp Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình kiêm nhiệm và cử người phụ trách (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) để quản lý việc thực hiện dự án.

1.1/ Trường hợp này áp dụng đối với dự án nhóm B,C thông thường khi Chủ đầu tư có các phòng, ban chuyên môn về quản lý kỹ thuật, tài chính phù hợp để quản lý thực hiện dự án.

1.2/ Yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với những người trực tiếp quản lý thực hiện dự án:

a) Người phụ trách quản lý thực hiện dự án phải có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án, quản lý dự án nhóm B phải có bằng đại học trở lên, quản lý dự án nhóm C phải có bằng trung cấp trở lên, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn.

b) Người quản lý về kỹ thuật của dự án phải có bằng trung cấp trở lên, chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn.

c) Người quản lý về kinh tế-tài chính của dự án phải có chuyên môn về kinh tế, tài chính-kế toán, có bằng trung cấp trở lên, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn.

d) Đối với các dự án ở vùng sâu, vùng xa thì những người trực tiếp quản lý thực hiện dự án nêu trên phải có bằng trung cấp trở lên, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của dự án và có tối thiểu một năm làm việc chuyên môn.

1.3/ Chủ đầu tư phải có quyết định giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng, ban và cá nhân được cử kiêm nhiệm hoặc chuyên trách quản lý việc thực hiện dự án.

2. Trường hợp Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý thực hiện dự án:

2.1/ Trường hợp này áp dụng đối với dự án nhóm A; các dự án nhóm B,C có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc Chủ đầu tư đồng thời quản lý nhiều dự án.

2.2/ Ban quản lý dự án được thành lập theo quyết định của Chủ đầu tư và phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

a) Ban quản lý dự án là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án phải phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn của Chủ đầu tư quy định tại Điều 14 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ, phù hợp với Điều lệ tổ chức hoạt động của Chủ đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan.

b) Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án do Chủ đầu tư quyết định, phải đảm bảo có đủ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án. Ban quản lý dự án gồm có trưởng ban, các phó trưởng ban và các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc trưởng ban.

c) Ban quản lý dự án phải thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và đầy đủ với Chủ đầu tư. Chủ đầu tư thực hiện việc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Ban quản lý dự án và xử lý kịp thời những vấn đề ngoài phạm vi thẩm quyền của Ban quản lý dự án để đảm bảo tiến độ, chất lượng và các yêu cầu khác của dự án.

d) Khi dự án hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng, Ban quản lý dự án đã hoàn thành nhiệm vụ được giao thì Chủ đầu tư ra quyết định giải thể hoặc giao nhiệm vụ mới cho Ban quản lý dự án.

2.3/ Khi quyết định hoặc đề nghị bổ nhiệm trưởng Ban quản lý dự án, người phụ trách kỹ thuật, người phụ trách kinh tế-tài chính của dự án, Chủ đầu tư phải căn cứ vào quá trình công tác và các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của các cá nhân đó theo yêu cầu tối thiểu như quy định tại điểm 1.2/ mục II của Thông tư này; riêng đối với dự án nhóm A thì trưởng Ban quản lý dự án, người phụ trách kỹ thuật, người phụ trách kinh tế-tài chính của dự án phải có bằng đại học trở lên, chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án và đã có hai năm làm việc chuyên môn.

 

III. HÌNH THỨC CHỦ NHIỆM ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN

 

Chủ nhiệm điều hành dự án là hình thức quản lý thực hiện dự án do một pháp nhân độc lập có đủ năng lực quản lý điều hành dự án thực hiện. Chủ nhiệm điều hành dự án được thực hiện dưới hai hình thức là: Tư vấn quản lý điều hành dự án theo hợp đồng và Ban quản lý dự án chuyên ngành.

1. Tư vấn quản lý điều hành dự án theo hợp đồng:

1.1/ Chủ đầu tư không có đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực để quản lý thực hiện dự án, tổ chức tư vấn đó được gọi là Tư vấn quản lý điều hành dự án.

1.2/ Tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thực hiện các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư.

1.3/ Những nội dung quản lý thực hiện dự án Chủ đầu tư không thuê tư vấn quản lý điều hành thì Chủ đầu tư thực hiện và quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Ban quản lý dự án chuyên ngành:

2.1/ Hình thức này áp dụng đối với các dự án thuộc các chuyên ngành xây dựng được Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ có xây dựng chuyên ngành (bao gồm Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Tổng cục Bưu điện) và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý thực hiện; các dự án do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao các Sở có xây dựng chuyên ngành (tương ứng các Bộ có xây dựng chuyên ngành nêu trên) và Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện.

2.2/ Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Ban quản lý dự án chuyên ngành phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

a) Ban quản lý dự án chuyên ngành do các Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình.

b) Ban quản lý dự án chuyên ngành có giám đốc, các phó giám đốc và bộ máy thích hợp để quản lý điều hành dự án độc lập.

c) Ban quản lý dự án chuyên ngành thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư về quản lý thực hiện dự án từ khi dự án được phê duyệt đến khi bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

Trường hợp cần thiết, Ban quản lý dự án chuyên ngành có thể được giao thực hiện các công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu tư hoặc các nhiệm vụ khác của Chủ đầu tư quy định tại Điều 14 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ.

2.3/ Điều kiện về năng lực chuyên môn của Ban quản lý dự án chuyên ngành:

a) Giám đốc phải có bằng đại học trở lên, có năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu về quản lý thực hiện dự án, có kinh nghiệm làm công tác quản lý từ hai dự án trở lên.

b) Trưởng các phòng, ban nghiệp vụ phải có bằng đại học trở lên, chuyên môn nghiệp vụ phải phù hợp với nội dung công việc được giao phụ trách.

c) Ban quản lý dự án chuyên ngành phải có lực lượng chuyên môn về kỹ thuật, công nghệ, kinh tế và pháp luật đảm bảo đủ năng lực để quản lý thực hiện các dự án được giao đạt chất lượng và hiệu quả.

 

IV. HÌNH THỨC CHÌA KHOÁ TRAO TAY

 

1. Hình thức Chìa khoá trao tay được áp dụng khi Chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ thì hình thức này chỉ áp dụng đối với dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Trách nhiệm quản lý thực hiện dự án:

2.1/ Chủ đầu tư có trách nhiệm:

a) Làm thủ tục trình duyệt các nội dung của dự án;

b) Tổ chức đấu thầu để lựa chọn tổng thầu;

c) Ký kết và thực hiện hợp đồng đã ký với nhà thầu;

d) Tổ chức việc thực hiện giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu theo tiến độ trong hợp đồng và các quy định của pháp luật;

e) Đảm bảo vốn để thanh toán theo kế hoạch và hợp đồng kinh tế;

g) Giải quyết kịp thời các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án;

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác của Chủ đầu tư theo quy định tại điều 14 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP.

2.2/ Nhà thầu có trách nhiệm:

a) Thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư;

b) Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về tiến độ, chất lượng, giá cả và các yêu cầu khác của dự án theo đúng hợp đồng đã ký kết.

c) Trường hợp có giao thầu lại cho các thầu phụ thì phải thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng do tổng thầu đã ký với Chủ đầu tư.

d) Chịu hoàn toàn trách nhiệm về quá trình thực hiện dự án cho đến khi bàn giao cho Chủ đầu tư khai thác, vận hành dự án;

e) Thực hiện bảo hành công trình và các chế độ bảo hiểm theo qui định của pháp luật.

 

V. HÌNH THỨC TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN

 

1. Hình thức Tự thực hiện dự án chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

1.1/ Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án và dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính Chủ đầu tư như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn tự huy động của các tổ chức, cá nhân, trừ vốn vay của các tổ chức tín dụng.

1.2/ Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án trồng mới, chăm sóc cây trồng hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản (thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp), giống cây trồng vật nuôi, khai hoang xây dựng đồng ruộng, duy tu bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên các công trình xây dựng, thiết bị sản xuất.

2. Khi thực hiện hình thức Tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng), Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, giá cả của sản phẩm và công trình xây dựng.

3. Chủ đầu tư có thể sử dụng bộ máy quản lý của mình hoặc sử dụng Ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý thực hiện dự án, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm và chất lượng công trình xây dựng.

 

VI. KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

1. Kiểm tra, thanh tra:

1.1/ Cơ quan quản lý xây dựng của các Bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức quản lý thực hiện dự án theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này.

1.2/ Thanh tra xây dựng các cấp thực hiện việc thanh tra các vi phạm về quản lý thực hiện dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Việc thanh tra phải thực hiện theo pháp luật về thanh tra, khi kết thúc thanh tra phải có văn bản kết luận, nếu phát hiện có sai phạm thì phải đề nghị xử lý theo pháp luật.

2. Xử lý các vi phạm:

Cơ quan quản lý xây dựng các cấp, Chủ đầu tư, các tổ chức quản lý thực hiện dự án, các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan nếu làm trái các quy định về quản lý thực hiện dự án tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo pháp luật.

 

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hiệu lực:

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các nội dung hướng dẫn về các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng tại Thông tư số 01/2000/TT-BXD ngày 01/3/2000 của Bộ Xây dựng.

2. Xử lý chuyển tiếp:

2.1/ Các hình thức quản lý thực hiện dự án được cấp có thẩm quyền quyết định theo các Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định 92/CP ngày 23/8/1997 tiếp tục thực hiện theo quy định tại hai Nghị định trên và hướng dẫn tại Thông tư số 18/BXD-VKT ngày 10/6/1995 của Bộ Xây dựng cho đến khi kết thúc dự án.

2.2/ Hình thức Tự thực hiện dự án được cấp có thẩm quyền quyết định theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP nhưng đến ngày Nghị định 12/2000/NĐ-CP có hiệu lực mà vẫn chưa triển khai thực hiện thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 12/2000/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

2.3/ Các hình thức quản lý thực hiện dự án khác thực hiện theo quy định tại Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ và theo hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Cơ quan trung ương của các đoàn thể, các TCTy nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Xây dựng để xem xét giải quyết.

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 15/2000/TT-BXD
Hanoi, November 13, 2000
 
CIRCULAR
GUIDING THE FORMS OF MANAGING THE EXECUTION OF INVESTMENT AND CONSTRUCTION PROJECTS
To perform the function of State management in the construction branch according to the Government’s Decree No.15/CP of March 4, 1994 on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
In furtherance of the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999 and Decree No.12/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing a number of articles of the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with Decree No. 52/1999/ND-CP;
The Ministry of Construction hereby guides the forms of managing the execution of investment and construction projects, as follows:
I. GENERAL PRINCIPLES
1. Basing themselves on the scales and nature of projects and their own capabilities, investors shall opt for one of the following forms of managing the project execution:
1.1. Direct management of the project execution by the investors;
1.2. Management of the projects by the managers;
1.3. Turn-key;
1.4. Self-execution of the projects.
2. For projects funded by the State budget capital, the State’s investment credit capital, the State-guaranteed credit capital or State enterprises’ development investment capital, the investors shall have to submit to the persons competent to decide the investment the form of managing the project execution for decision. For projects funded by other capital sources, the investors shall decide by themselves the form of managing the project execution.
The expenses for the management of the investment and construction project execution shall comply with the provisions of the Ministry of Construction’s Circular No.09/2000/TT-BXD of July 17, 2000 and be incorporated in the projects’ total investment capital and total cost estimates.
3. Administrative and public-service agencies at the central and local levels (e.g. the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the General Departments and Departments attached to the ministries, the political organizations, the socio-political organizations, the provincial people’s committees, the provincial/municipal services, the district people’s committees) shall only act as investors of projects for building material and technical foundations of their respective agencies.
For other projects, the investors must be those directly managing the exploitation and use thereof and having all responsibilities and powers of investors, as provided for in Article 14 of the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999. In cases where a project’s investor is not identified yet, the person competent to decide the investment shall assign the specialized project management board to function as the investor (depending on the characteristics of each project).
II. THE FORM OF DIRECT MANAGEMENT OF THE PROJECT EXECUTION BY INVESTORS
The form of direct management of the project execution by investors shall apply to projects where investors have suitable professional capability and professional staff to organize the management of the project execution in the following cases:
1. Where the investors do not set up project management boards but use their existing apparatus on the part-time basis and appoint persons to take charge (on full-time or part-time basis) of the management of project execution.
1.1. This case shall apply to group-B and group-C projects where the investors have suitable specialized technical or financial management sections or departments for management of the project execution.
1.2. Professional and experience requirements that persons directly managing the project execution must satisfy:
a/ Persons in charge of management of the project execution must have professional skills up to the project’s requirements, possess degrees of university or higher level for group-B projects, or degrees of intermediate or higher level for group-C projects, and have at least two years of professional work.
b/ Technical managers of the projects must possess degrees of intermediate or higher-level, and have professional skills up to the project’s requirements and at least two years of professional work.
c/ Economic-financial managers of the projects must have professional skills in economics, finance and accountancy, possess intermediate or higher-level degrees, and have at least two years of professional work.
d/ For projects in deep-lying and remote areas, the persons directly managing the execution thereof must possess intermediate or higher-level degrees, have professional skills up to the projects� requirements and at least one year of professional work.
1.3. The investors shall issue decisions to assign tasks and delegate powers to departments, sections and individuals that are appointed to manage the project execution on the part-time or full-time basis.
2. In cases where investors set up their attached project management boards to manage the project execution:
2.1. This case shall apply to group-A projects; group-B or group-C projects with high technical requirements or where the investors concurrently manage many projects.
2.2. A project management board shall be set up under the investor’s decision and must ensure the following principles:
a/ The project management board shall be a unit attached to the investor. The tasks and powers of the project management board must conform to the investor’s responsibilities and powers prescribed in Article 14 of the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP, the investor’s organization and operation statute and the relevant provisions of law.
b/ The organizational structure of the project management board shall be decided by the investor, ensuring the full professional and operational capability to perform the task of managing the project execution. The project management board shall be composed of its head, deputy heads and professional sections assisting the board’s head.
c/ The project management board shall have to observe the regime of regular and adequate reporting to the investor. The investor shall exert the direction and inspection of the project management board’s operation and promptly deal with matters which are beyond the project management board’s competence, in order to ensure the schedule, quality and other requirements of the project.
d/ As soon as the project is completed and put to exploitation and use, and the project management board has discharged its assigned tasks, the investor shall issue a decision to dissolve or assign new tasks to the project management board.
2.3. Upon deciding or proposing the appointment of the project management board’s head and the persons in charge of technical, economic and financial matters of the project, the investor shall have to consider the working seniority and professional capabilities of such individuals according to the minimum requirements prescribed at Point 1.2, Section II of this Circular. Particularly for group-A projects, the project management board’s head and the persons in charge of technical, economic and financial matters of the project must possess degrees of the university or higher level, and have professional skills up to the project’s requirements and two years of professional work.
III. THE FORM OF MANAGING PROJECTS BY MANAGERS
The management of projects by managers is a form of managing the project execution by an independent legal person fully capable of managing the project. The project management by managers shall be carried out in two forms: the project management by consultants under contracts and the specialized project management boards.
1. Project management by consultants under contracts shall apply when:
1.1. The investors have not enough conditions to directly manage the project execution, they shall hire consultancy organizations capable of managing the project execution. Such consultancy organizations shall be called the project management consultants.
1.2. The project management consultancy organizations carry out the project management contents under the contracts already signed with the investors.
1.3. The investors shall carry out and decide the project execution management contents, for which no management consultants are hired, according to the investors’ tasks and powers provided for in the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with the Government’s Decrees No.52/1999/ND-CP and No.12/2000/ND-CP.
2. Specialized project management boards:
2.1. This form shall apply to projects in various construction specialties assigned by the Government to ministries and ministerial-level agencies with specialized construction activities (including the Ministry of Construction, the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Industry, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Defense, the Ministry of Public Security and the General Department of Post and Telecommunications) and the provincial-level People’s Committees for management and execution; as well as projects assigned by the provincial-level People’s Committees to the provincial/municipal Services with specialized construction (corresponding to the above-said ministries with specialized construction activities) and the district-level People’s Committees for execution.
2.2. The organizational structure and tasks of the specialized project management board must ensure the following principles:
a/ The specialized project management boards shall be set up under decisions of the ministries or provincial-level People’s Committees, have full legal person status and be held responsible before law for their operations.
b/ A specialized project management board shall be composed of its director, deputy directors and an appropriate apparatus for management of an independent project.
c/ The specialized project management boards shall exercise the functions and perform the tasks of investors regarding the management of project execution from the date the projects are approved until they are handed over and put into exploitation and use.
In case of necessity, the specialized project management boards may be assigned to perform works involved in the investment preparation stage or other tasks of investors prescribed in Article 14 of the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP.
2.3. Required professional qualifications of the specialized project management boards:
a/ The director must possess degree of university or higher-level, and have professional capability up to the requirements on the project execution management and experience in managing two projects or more.
b/ The heads of professional departments and sections must posses degrees of university or higher-level, and have professional capability up to the requirements of their assigned tasks.
c/ The specialized project management boards must have specialized technical, technological, economic and legal personnel fully capable of managing the execution of the assigned projects with high quality and efficiency.
IV. THE FORM OF TURN-KEY
1. The form of turn-key shall apply when the investors are allowed to organize bidding to select the general contractor to take up an entire project from its survey, designing, procurement of supplies and equipment, construction and installation to its hand-over and commission.
For projects funded by capital sources specified in Articles 10 and 11 of the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with the Government’s Decrees No.52/1999/ND-CP and No.12/2000/ND-CP, this form shall apply only to group-C projects. For other cases, the Prime Minister’s permission is required.
2. Project execution management responsibilities:
2.1. The investors shall have the responsibilities to:
a/ Fill in the procedures for submitting the project’s contents for approval;
b/ Organize bidding to select general contractor;
c/ Sign and perform contracts signed with the contractors;
d/ Organize the site clearance, so that the construction site shall be handed over to the contractors according to the schedule set in the contracts and the provisions of law;
e/ Ensure sufficient funds for payment according to plans and economic contracts;
f/ Promptly solve problems arising in the course of project execution;
g/ Perform other tasks of investors prescribed in Article 14 of the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP.
2.2. The contractors shall have the responsibilities to:
a/ Perform obligations under the contracts already signed with the investors;
b/ Be responsible before the investors and the law for the progress, quality, costs and other requirements of the projects strictly according to the already signed contracts.
c/ In cases where they subcontracts their contracted work to subcontractors, they shall have to fulfill the commitments already stated in their bids and the contracts signed between the general contractors and the investors.
d/ Be fully responsible for the project execution process until the projects are handed over to the investors for exploitation and operation;
e/ Effect the warranty of the projects and the insurance regimes according to the provisions of law.
V. THE FORM OF SELF-EXECUTION OF PROJECTS
1. The form of self-execution of projects shall apply only in the following cases where:
1.1. The investors are fully capable of carrying out production and/or construction activities up to the projects’ requirements, and the projects use such investors’ lawful capital, including own capital of the enterprises, capital mobilized from organizations or individuals by themselves, excluding loans from credit institutions.
1.2. The investors are fully capable of carrying out production and/or construction activities suitable to the requirements of the projects for planting, tending of planted trees, aquaculture (in agriculture, forestry, aquatic resources or industry), for plant varieties and domestic animal breeds, field reclamation and building up, or maintenance and regular repair of construction works and production equipment.
2. When applying the form of self-execution of projects (self-production, self-construction), the investors shall have to organize the strict supervision of the production and construction activities, and be held responsible before law for the quality and prices of products and construction works.
3. The investors may use their own managerial apparatus or attached project management boards to manage the project execution, and shall comply with law provisions on control of quality of products and construction works.
VI. EXAMINATION, INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS
1. Examination and inspection:
1.1. Construction management bodies of the ministries, branches and localities shall have to examine the organization of management of project execution according to the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999, Decree No.12/2000/ND-CP of May 5, 2000 and the guidance in this Circular.
1.2. Construction inspectorates of all levels shall conduct the inspection of violations in the management of project execution under the competent authorities’ decisions.
The inspection must be conducted in compliance with the legislation on inspection. Upon the completion of an inspection, there must be a written conclusion. If any violation is detected, the inspectors shall have to propose the handling thereof according to law.
2. Handling of violations:
The construction management bodies of all levels, investors, project execution management organizations, construction investment consultancy organizations, construction enterprises and the concerned organizations and individuals that act against the provisions on project execution management in the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999, Decree No.12/2000/ND-CP of May 5, 2000 and the guidance in this Circular, shall, depending on the seriousness of their violations, be handled according to the provisions of law.
VII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Effect:
This Circular takes effect 15 days after its signing and replaces guiding contents on the forms of managing the execution of investment and construction projects in the Ministry of Construction’s Circular No.01/2000/TT-BXD of March 1, 2000.
2. Transitional settlement:
2.1. The forms of management of project execution which have already been decided by the competent authorities according to Decree No.42/CP of July 16, 1996 and Decree No.92/CP of August 23, 1997 shall continue to be applied according to the provisions of the said two decrees and the guidance in the Ministry of Construction’s Circular No.18/BXD-VKT of June 10, 1995 till the completion of projects.
2.2. The form of self-execution of projects which has already been decided by the competent authorities according to Decree No.52/1999/ND-CP but remains unimplemented till the effective date of Decree No.12/2000/ND-CP shall be applied in compliance with the provisions of Decree No.12/2000/ND-CP and the guidance in this Circular.
2.3. Other forms of project execution management shall comply with the provisions of the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP and Decree No.12/2000/ND-CP as well as the guidance in this Circular.
3. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the central bodies of mass organizations, the State corporations and the concerned organizations and individuals shall have to organize the project execution management according to the provisions of the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999 and Decree No.12/2000/ND-CP of May 5, 2000 and the guidance in this Circular.
Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Construction for consideration and solution.
 

 
MINISTER OF CONSTRUCTION




Nguyen Manh Kiem

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 15/2000/TT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất