Thông tư 12/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn 16/2016/NĐ-CP quản lý và sử dụng vốn ODA
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 12/2016/TT-BKHĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 12/2016/TT-BKHĐT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Chí Dũng |
Ngày ban hành: | 08/08/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là một trong những nội dung của Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 08/08/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/03/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Cụ thể, việc đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện như sau: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động; Dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động; Ngoài ra, người quyết định đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác khi cần thiết.
Trong đó, chủ dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc; Cơ quan chủ quản, người quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động; Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư công tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất thuộc phạm vi quản lý.
Về chế độ báo cáo tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, chủ dự án có nhiệm vụ lập báo cáo về tình hình thực hiện chương trình, dự án gửi cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành liên quan, UBND cấp tỉnh nơi thực hiện chương trình, dự án và nhà tài trợ. Tất cả các chương trình, dự án đều phải báo cáo định kỳ theo quý, 6 tháng và cả năm; báo cáo giám sát đánh giá trước khi khởi công; báo giám sát, đánh giá khi Điều chỉnh dự án; Báo cáo kết thúc chương trình, dự án.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/09/2016.
Từ ngày 16/9/2019, Thông tư này bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 09/2019/TT-BKHĐT.
Xem chi tiết Thông tư12/2016/TT-BKHĐT tại đây
tải Thông tư 12/2016/TT-BKHĐT
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Số: 12/2016/TT-BKHĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2016 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP
ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi
của các nhà tài trợ nước ngoài
_______________
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
Căn cứ Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định số 16/2016/NĐ-CP) theo quy định tại Khoản 1, Điều 66 của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP.
Các nhà tài trợ nước ngoài được cụ thể hoá như sau:
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID), Quỹ Cô-oét, Quỹ Đầu tư Ả-rập, Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB).
Liên minh châu Âu (EU), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Chương trình chung của Liên hợp quốc về Phòng chống HIV/AIDS (UNAIDS), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc (UN-HABITAT), Chương trình Tình nguyện của Liên hợp quốc (UNV), Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ (UN Women), Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Đầu tư phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét, Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC).
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỀ XUẤT, QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI
Sau khi tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan, trường hợp hồ sơ và nội dung chưa hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị cơ quan chủ quản hoàn thiện hồ sơ và nội dung. Trong trường hợp Đề xuất chương trình, dự án được lựa chọn hoặc không được lựa chọn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để cơ quan chủ quản có đề xuất chương trình, dự án được lựa chọn phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
- Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư văn bản đề nghị tài trợ kèm theo Đề xuất chương trình, dự án. Đề xuất được lập thành 08 bản bằng hai thứ tiếng (Việt và Anh) có đóng dấu xác nhận của cơ quan chủ quản.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm văn bản kèm theo Đề xuất chương trình, dự án của cơ quan chủ quản), Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan lấy ý kiến lựa chọn Đề xuất chương trình, dự án phù hợp theo tiêu chí quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP.
Sau khi tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan, trường hợp hồ sơ và nội dung chưa hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị cơ quan chủ quản hoàn thiện hồ sơ và nội dung. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản về việc Thủ tướng Chính phủ cho phép lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
- Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư văn bản đề nghị tài trợ kèm theo Đề xuất chương trình, dự án vốn vay và Đề xuất dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị chương trình, dự án. Đề xuất được lập thành 08 bản bằng hai thứ tiếng (Việt và Anh) có đóng dấu xác nhận của cơ quan chủ quản.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định Đề xuất chương trình, dự án vốn vay được cho phép lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và chủ trương đầu tư dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án trong cùng một văn bản.
Việc xây dựng và trình duyệt đề xuất chương trình, dự án ô do cơ quan chủ quản chương trình, dự án ô thực hiện. Các dự án thành phần thuộc chương trình, dự án ô không cần thực hiện trình tự, thủ tục quyết định lựa chọn đề xuất dự án thành phần.
Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định tại Điều 15, 16, 17 của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP và Điều 23, 24 của Nghị định số 136/2015/NĐ-CP và các nội dung liên quan đến vốn ODA, vốn vay ưu đãi sau:
Trường hợp chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án nhóm A: Không quá 30 ngày.
Trường hợp chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án nhóm A: Không quá 20 ngày.
Thời gian thẩm định nội bộ của cơ quan chủ quản do người đứng đầu cơ quan chủ quản quy định.
Trường hợp chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án nhóm A: Không quá 20 ngày.
Quyết định đầu tư do cấp có thẩm quyền ban hành để phê duyệt văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Nội dung chủ yếu của Quyết định đầu tư gồm:
Nội dung chủ yếu của Quyết định đầu tư gồm:
QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
Nhằm nâng cao tính phối hợp, lồng ghép và giảm chi phí quản lý trên cơ sở sử dụng năng lực, kinh nghiệm của bộ máy và các cán bộ quản lý dự án, cơ quan chủ quản và chủ dự án có thể sử dụng Ban quản lý dự án đang hoạt động để quản lý chương trình, dự án mới.
Để áp dụng hình thức này, người có thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án ban hành quyết định bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án để quản lý chương trình, dự án mới...
Hình thức chủ dự án tự quản lý chương trình, dự án áp dụng phù hợp trong các trường hợp sau:
- Đối với chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại có tổng mức đầu tư (kể cả vốn đối ứng) dưới 350.000 Đô-la Mỹ.
- Đối với chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại có tổng mức vốn (kể cả vốn đối ứng) dưới 200.000 Đô-la Mỹ.
- Đối với chương trình, dự án khu vực, chương trình tiếp cận theo ngành, hỗ trợ ngân sách, phi dự án.
Khi tự quản lý chương trình, dự án, chủ dự án quyết định phân công và giao nhiệm vụ bổ sung cho đơn vị, cá nhân trực thuộc thực hiện các hoạt động quản lý chương trình, dự án theo quy định hiện hành của pháp luật, theo đó tối thiểu phải có một cán bộ đầu mối về quản lý và một cán bộ đầu mối theo dõi tài chính, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí đảm nhận.
Trong vòng 03 ngày làm việc sau khi quyết định phân công và giao nhiệm vụ bổ sung cho đơn vị, cá nhân trực thuộc thực hiện các hoạt động tự quản lý chương trình, dự án, chủ dự án gửi văn bản thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ công tác giám sát và phối hợp hoạt động quản lý chương trình, dự án.
Trường hợp nội dung văn kiện chương trình, dự án hoặc điều ước quốc tế cụ thể, thoả thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định nhà tài trợ nước ngoài trực tiếp quản lý toàn bộ chương trình, dự án, chủ dự án giao nhiệm vụ cho đơn vị, cán bộ trực thuộc phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài giám sát tiến độ và chất lượng, khai thác và sử dụng các kết quả đầu ra của chương trình, dự án.
Trường hợp nội dung văn kiện chương trình, dự án hoặc điều ước quốc tế cụ thể, thoả thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định nhà tài trợ nước ngoài trực tiếp quản lý một phần chương trình, dự án và chủ dự án quản lý phần còn lại, cơ quan chủ quản, chủ dự án quyết định thành lập Ban quản lý dự án để quản lý phần việc do phía Việt Nam đảm nhận theo quy định hiện hành của Việt Nam và cam kết với nhà tài trợ nước ngoài.
Trường hợp chủ dự án không đủ năng lực để trực tiếp quản lý chương trình, dự án, trường hợp chương trình, dự án có tính đặc thù đã quy định việc thuê quản lý dự án từ bên ngoài tại điều ước quốc tế cụ thể, thoả thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi, chủ dự án được thuê tư vấn có đủ năng lực để thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết giữa chủ dự án và tư vấn. Việc tuyển dụng được tiến hành theo quy định về đấu thầu áp dụng đối với dự án. Đối với hình thức này có thể áp dụng một trong các phương thức sau:
- Chủ dự án thuê tư vấn quản lý một phần công việc thực hiện chương trình, dự án: Trong trường hợp này, tư vấn được thuê quản lý dự án chịu trách nhiệm hoàn toàn với chủ dự án theo quy định của hợp đồng giữa hai bên. Chủ dự án là chủ tài khoản của dự án.
- Chủ dự án thuê tư vấn quản lý toàn bộ công việc thực hiện chương trình, dự án: Trong trường hợp này, tư vấn quản lý dự án phải là một tổ chức quản lý dự án chuyên nghiệp, là đại diện toàn quyền của chủ dự án, chịu mọi trách nhiệm thực hiện dự án được chủ dự án giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc thực hiện dự án.
Khi áp dụng các phương thức nêu trên, chủ dự án chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tư vấn quản lý dự án với nhà thầu, chính quyền địa phương và các bên có liên quan. Chủ dự án chỉ định một số cá nhân làm đầu mối thực hiện trách nhiệm giám sát này, trong đó tối thiểu phải có cán bộ đầu mối giám sát về quản lý và đầu mối theo dõi tài chính, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách và phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí đảm nhận.
Mẫu Quyết định thành lập Ban quản lý dự án tại Phụ lục I của Thông tư này, trong đó các chức danh chủ chốt của Ban quản lý dự án phải được bổ nhiệm dựa trên Điều khoản giao việc đối với từng chức danh.
Đối với Ban quản lý dự án đang hoạt động được giao quản lý chương trình, dự án mới, Giám đốc Ban quản lý dự án bổ sung và điều chỉnh các nhiệm vụ trong Quy chế đáp ứng nhiệm vụ được giao, trình cơ quan chủ quản quyết định.
Trường hợp chủ dự án tự quản lý chương trình, dự án, chủ dự án phải có văn bản giao nhiệm vụ cho cán bộ trực thuộc tham gia quản lý, thực hiện chương trình, dự án.
Ban quản lý dự án được phép sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật hoặc con dấu của cơ quan chủ quản, chủ dự án theo quy định của cơ quan chủ quản, chủ dự án để phục vụ công tác quản lý và thực hiện chương trình, dự án.
Ban quản lý dự án được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và (hoặc) ngoại tệ của chương trình, dự án tại Ngân hàng thương mại và (hoặc) tại Kho bạc Nhà nước đối với từng nguồn vốn của dự án phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cụ thể, thoả thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ nước ngoài.
Kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án được trích từ nguồn vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án quy định tại Điều 48 của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP về vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án hoặc sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo điều ước quốc tế cụ thể, thoả thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ nước ngoài.
Trong thời hạn 06 tháng kể từ khi kết thúc chương trình, dự án, Ban quản lý dự án phải lập và gửi chủ dự án Báo cáo kết thúc và Báo cáo quyết toán chương trình, dự án để chủ dự án trình cơ quan chủ quản. Báo cáo kết thúc chương trình, dự án được lập dựa trên Báo cáo đánh giá kết thúc chương trình, dự án theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cụ thể, thoả thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Ban quản lý dự án bàn giao các tài sản được chủ dự án giao quản lý cho chủ dự án theo quy định của pháp luật.
Sau khi Báo cáo kết thúc và Báo cáo quyết toán chương trình, dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và việc bàn giao các tài sản cho chủ dự án đã hoàn thành, người quyết định đầu tư ban hành Quyết định kết thúc chương trình, dự án. Người có thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án giải thể Ban quản lý dự án.
Trên cơ sở văn bản đề xuất của Ban quản lý dự án, người có thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án ban hành văn bản cho phép gia hạn tối đa 06 tháng để Ban quản lý dự án tiếp tục hoàn thành các công việc còn lại và đảm bảo kinh phí cần thiết để Ban quản lý dự án duy trì hoạt động trong thời gian gia hạn.
Việc điều chỉnh nội dung chương trình, dự án trong quá trình thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
- Đối với cấp cơ quan chủ quản: theo Mẫu TH 1 nêu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
- Đối với cấp chủ dự án: theo Mẫu TH 2 và Phụ đính TH 2.1 nêu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Việc lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Nghị định 16/2016/NĐ-CP.
- Đối với cấp cơ quan chủ quản: theo Mẫu HN 1.1 và HN 1.2 nêu tại Phụ lục số III kèm theo Thông tư này.
- Đối với cấp chủ dự án: theo Mẫu HN 2 và Phụ đính HN 2.1 và HN 2.2 nêu tại Phụ lục số III kèm theo Thông tư này.
Đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo quy định tại Điều 80 của Luật Đầu tư công và Điều 18 của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP, trong đó:
Nội dung đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 81 của Luật Đầu tư công và được hướng dẫn cụ thể như sau:
Trường hợp các dự án có quy mô lớn, nội dung phức tạp, chủ dự án cần thuê tư vấn độc lập thực hiện đánh giá ban đầu.
- Đánh giá công tác chuẩn bị thực hiện, tổ chức, huy động các nguồn lực của Ban quản lý dự án để đảm bảo việc thực hiện chương trình, dự án theo đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra.
- Đánh giá những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt văn kiện chương trình, dự án và đề xuất phương hướng giải quyết.
- Phát hiện và đề xuất các biện pháp giải quyết đối với những vấn đề phát sinh do các nguyên nhân khách quan (môi trường pháp lý có thay đổi, yêu cầu thay đổi tiến độ hoặc nội dung của một số hoạt động hoặc hạng mục công trình cho phù hợp tình hình thay đổi hoặc do điều kiện khí hậu, địa chất, tập quán, dân cư, điều kiện liên quan khác) hay do các nguyên nhân chủ quan (cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý của chủ dự án, Ban quản lý dự án).
Kết thúc đánh giá ban đầu chương trình, dự án, Ban quản lý dự án lập Báo cáo kết quả đánh giá ban đầu trình chủ dự án.
- Đánh giá sự phù hợp của kết quả thực hiện với mục tiêu của chương trình, dự án.
- Đánh giá khối lượng, giá trị (giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng) và chất lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch tổng thể và hằng năm thực hiện của chương trình, dự án.
- Phát hiện và đánh giá những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện trong quá trình thực hiện chương trình, dự án do các nguyên nhân khách quan (môi trường pháp lý có những thay đổi, yêu cầu thay đổi tiến độ hoặc nội dung một số hạng mục, hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế nơi thực hiện chương trình, dự án như điều kiện khí hậu, địa chất, tập quán, dân cư, điều kiện liên quan khác) hay do các nguyên nhân chủ quan (năng lực và cơ cấu tổ chức của chủ dự án, Ban quản lý dự án).
- Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo chương trình, dự án được thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ và bảo đảm chất lượng đề ra trong thời gian còn lại hoặc giai đoạn tiếp theo. Trong trường hợp cần thiết, khuyến nghị điều chỉnh nội dung, tái cấu trúc dự án hoặc huỷ bỏ một số hoạt động, hạng mục công trình, phương án sử dụng vốn dư.
- Đánh giá công tác chuẩn bị và chuẩn bị thực hiện chương trình, dự án.
- Đánh giá kết quả thực hiện chương trình, dự án, bao gồm: tổ chức quản lý thực hiện chương trình, dự án; phân bổ vốn và giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng và huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án; các hoạt động, kết quả đầu ra và kết quả cuối cùng của chương trình, dự án; các lợi ích trực tiếp và gián tiếp do chương trình, dự án mang lại cho các đối tượng thụ hưởng và tác động của chương trình, dự án đối với nhóm người dân bị ảnh hưởng.
- Đánh giá các tác động của chương trình, dự án sau khi hoàn thành, bao gồm các tác động về kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.
- Đánh giá tính bền vững của chương trình, dự án và các yếu tố đảm bảo.
- Kinh nghiệm và các bài học rút ra trong công tác chuẩn bị, chuẩn bị thực hiện, thực hiện chương trình, dự án.
- Đưa ra các khuyến nghị cần thiết đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của chương trình, dự án.
- Thực trạng kinh tế, kỹ thuật của chương trình, dự án trong quá trình vận hành khai thác, sử dụng.
- Tác động của chương trình, dự án tới các mặt kinh tế - chính trị - xã hội.
- Tác động của chương trình, dự án tới môi trường sinh thái.
- Tác động của chương trình, dự án đối với các nhóm dân cư hưởng lợi trực tiếp và nhóm dân cư bị ảnh hưởng.
- Tính bền vững của chương trình, dự án.
- Đánh giá ý kiến của cộng đồng hưởng lợi và cộng đồng chịu tác động của chương trình, dự án.
- Những kinh nghiệm và bài học rút ra trong khâu thiết kế, tổ chức quản lý thực hiện và vận hành chương trình, dự án.
- Xác định tình trạng và bản chất những phát sinh ngoài dự kiến.
- Đánh giá ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện chương trình, dự án, đến khả năng hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
- Đề xuất các giải pháp, các cơ quan có trách nhiệm xử lý và thời hạn thực hiện.
Chủ dự án có nhiệm vụ lập báo cáo về tình hình thực hiện chương trình, dự án gửi cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện chương trình, dự án và nhà tài trợ.
Báo cáo quý, 6 tháng và cả năm áp dụng đối với tất cả các chương trình, dự án.
Trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc quý, 20 ngày sau khi kết thúc năm, chủ dự án phải gửi Báo cáo quý về tình hình thực hiện chương trình, dự án theo Mẫu IV-GSĐG 1 trong Phụ lục IV của Thông tư này về cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và nhà tài trợ nước ngoài, đồng thời cập nhật trực tuyến vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn Nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Riêng Biểu Phụ đính GSĐG 1.1 chỉ gửi một lần trong kỳ báo cáo quý đầu tiên và chỉ phải gửi lại khi có thay đổi trong điều ước quốc tế cụ thể, thoả thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết. Đối với báo cáo gửi nhà tài trợ nước ngoài, ngoài bản tiếng Việt kèm theo bản tiếng Anh, trừ khi có thoả thuận khác.
Đối với các chương trình, dự án không có các nội dung liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, bảo vệ môi trường không phải lập Biểu Phụ đính GSĐG 1.6 và Biểu Phụ đính GSĐG 1.7.
Báo cáo giám sát đánh giá trước khi khởi công áp dụng đối với tất cả các chương trình, dự án.
Chủ dự án có trách nhiệm gửi báo cáo giám sát đánh giá trước khi khởi công 15 ngày theo Mẫu IV-GSĐG 2 quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này tới người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, đồng thời cập nhật trực tuyến vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư các chương trình dự án sử dụng vốn Nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Báo cáo giám sát, đánh giá khi điều chỉnh dự án áp dụng đối với tất cả các chương trình, dự án.
Chủ dự án có trách nhiệm gửi báo cáo trước khi điều chỉnh dự án theo Mẫu IV-GSĐG 3 quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này tới người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, đồng thời cập nhật trực tuyến vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn Nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Báo cáo kết thúc dự án áp dụng đối với tất cả các chương trình, dự án.
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc thực hiện chương trình, dự án, chủ dự án phải gửi báo cáo theo mẫu Báo cáo kết thúc chương trình, dự án theo Mẫu IV-GSĐG 4 trong Phụ lục IV của Thông tư này tới cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện chương trình, dự án và nhà tài trợ nước ngoài, đồng thời cập nhật trực tuyến vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn Nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chủ dự án thành phần thực hiện chế độ báo cáo và mẫu biểu báo cáo áp dụng như đối với chương trình, dự án theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều này. Báo cáo gửi về cơ quan chủ quản dự án thành phần, chủ chương trình, dự án ô. Chủ chương trình, dự án ô chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo của các dự án thành phần trong các báo cáo chung của chương trình, dự án ô và thực hiện chế độ báo cáo và mẫu biểu báo cáo theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều này.
Chế độ báo cáo và mẫu biểu báo cáo áp dụng như đối với chương trình, dự án theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 20 ngày sau khi kết thúc quý, 30 ngày sau khi kết thúc năm cơ quan chủ quản phải lập và gửi Báo cáo tổng hợp về tình hình vận động, tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, kết quả thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền quản lý theo Mẫu IV-GSĐG 5 trong Phụ lục IV của Thông tư này bằng văn bản và bản điện tử về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời cập nhật trực tuyến vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn Nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chương trình, dự án, phi dự án trong giai đoạn chuyển tiếp từ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được xử lý như sau:
Đối với trường hợp chương trình, dự án, phi dự án đã có Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ theo quy định tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP có sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình, dự án dẫn đến thay đổi với nội dung của Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ, thực hiện theo quy định về điều chỉnh nội dung Quyết định chủ trương đầu tư tại Điều 21 của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Mặt trận tổ quốc Việt Nam; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Các Tổng Công ty nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử của Bộ KH&ĐT; - Công báo; - Lưu: VT, KTĐN ( ). |
BỘ TRƯỞNG
|
Phụ lục I
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 8 năm 2016)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN HOẶC CHỦ DỰ ÁN) Số: ......../QĐ- |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …, ngày… tháng… năm….. |
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Ban quản lý dự án (Tên Chương trình, Dự án)
_________________
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN HOẶC CHỦ DỰ ÁN)
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số ......./2016/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Căn cứ (tên văn bản) số....... ngày...... tháng..... năm quyết định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của (Cơ quan chủ quản);
Căn cứ vào Quyết định số.......... ngày..... tháng.... năm.... của (Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt văn kiện chương trình, dự án) hoặc Quyết định số ngày..... tháng.... năm.... của (Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án) (trong trường hợp thực hiện hoạt động trước về việc thành lập trước Ban QLDA) (Tên Chương trình, dự án);
Căn cứ Quyết định số...... ngày....... tháng.... năm.... của (Cơ quan có thẩm quyền) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của (Chủ dự án);
Xét đề nghị của (Thủ trưởng cơ quan đơn vị được giao thực hiện chương trình, dự án với vai trò Ban QLDA) về việc thành lập Ban Quản lý dự án (Ban QLDA),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban QLDA (Tên chương trình, dự án và viện trợ phi dự án bằng tiếng Việt và tiếng Anh) do (tên nhà tài trợ) tài trợ. Chương trình, dự án và viện trợ phi dự án có tổng vốn (vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng), thực hiện trong thời gian từ ngày.... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng.... năm....
Điều 2. Ban QLDA có nhiệm vụ quản lý thực hiện chương trình, dự án và viện trợ theo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng và nguồn lực nêu trong văn kiện chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (hoặc Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền trong trường hợp Ban QLDA được thành lập trong khuôn khổ các hoạt động thực hiện trước) và Điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án và viện trợ phi dự án.
Điều 3. Ban QLDA được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại, được phép sử dụng con dấu riêng (hoặc sử dụng con dấu của Cơ quan chủ quản hoặc Chủ dự án) để phục vụ cho việc chuẩn bị, chuẩn bị thực hiện án (trong khuôn khổ các hoạt động thực hiện trước) và thực hiện chương trình, dự án và viện trợ phi dự án.
Điều 4. Bổ nhiệm Ông/Bà........... là Giám đốc Ban QLDA.
Điều 5. Bổ nhiệm Ông/Bà.......... là Phó Giám đốc Ban QLDA (nếu có).
Điều 6. Bổ nhiệm Ông/Bà.......... là Kế toán trưởng hoặc Cán bộ phụ trách kế toán của chương trình, dự án.
Điều 7. Giám đốc Ban QLDA có trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban QLDA (Tên Chương trình, Dự án) trình (Cơ quan chủ quản hoặc Chủ dự án) phê duyệt trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi Quyết định này có hiệu lực.
Điều 8. Thời hạn hoạt động của Ban QLDA
Ban QLDA giải thể theo Quyết định của (Cơ quan chủ quản hoặc Chủ dự án) kể từ ngày báo cáo kết thúc và báo cáo quyết toán chương trình, dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và việc xử lý tài sản của Ban QLDA đã hoàn thành.
Điều 9. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giám đốc Ban QLDA, Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính; - Các cơ quan, đơn vị có liên quan; - Lưu: VT,... |
CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN |
Phụ lục II
MẪU QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 8 năm 2016)
(Tên cơ quan chủ quản) Số: |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........…, ngày… tháng… năm….. |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
(TÊN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, PHI DỰ ÁN)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Cơ sở pháp lý
Việc thành lập Ban QLDA căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau:
a) Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài và Thông tư số ......./2016/TT-BKHĐT........ ngày..... tháng..... năm.... của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định.
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản, chủ dự án.
c) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền (áp dụng đối với trường hợp Ban QLDA được thành lập trong khuôn khổ các hoạt động thực hiện trước).
d) Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, phi dự án của cấp có thẩm quyền.
e) Điều ước quốc tế cụ thể về ODA và các khoản vay ưu đãi của chương trình, dự án, phi dự án (nếu có).
g) Quyết định thành lập Ban QLDA của cơ quan chủ quản hoặc chủ dự án.
Điều 2. Thông tin chung về chương trình, dự án, phi dự án
a) Tên chương trình, dự án, phi dự án.
b) Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ.
c) Mục tiêu và kết quả chủ yếu của chương trình, dự án, phi dự án.
d) Thời gian bắt đầu và kết thúc chương trình, dự án, phi dự án.
đ) Tổng vốn của chương trình, dự án, phi dự án (ODA viện trợ không hoàn lại, ODA vốn vay, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng).
e) Nguồn vốn và cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình, dự án, phi dự án.
Điều 3. Thông tin về Ban QLDA
a) Tên giao dịch của Ban Quản lý dự án: ..............
b) Địa chỉ: ..............
c) Điện thoại: ..............
d) Fax: ..............
đ) E-mail: ..............
e) Số tài khoản: .............. (nếu có)
Kho bạc Nhà nước: .......................
Ngân hàng thương mại: ................
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Điều 5. Lập kế hoạch thực hiện chương trình, dự án, phi dự án
Điều 6. Quản lý quá trình chuẩn bị thực hiện chương trình, dự án, phi dự án
Điều 7. Thực hiện các hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng
Điều 8. Quản lý tài chính, tài sản và giải ngân
Điều 9. Công tác hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình
Điều 10. Công tác theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án, phi dự án
Điều 11. Công tác nghiệm thu, bàn giao, quyết toán chương trình, dự án, phi dự án
Điều 12. Các nhiệm vụ đặc thù
Điều 13. Một số nhiệm vụ khác do cơ quan chủ quản, chủ dự án giao
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Điều 14. Cơ cấu tổ chức Ban QLDA
Điều 15. Giám đốc Ban QLDA
Điều 16. Nhân sự của Ban QLDA
Điều 17. Chế độ đãi ngộ của Ban QLDA
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Các nhiệm vụ quản lý và thực hiện chương trình, dự án, phi dự án không được quy định cho Ban QLDA trong Quy chế này sẽ do cơ quan chủ quản hoặc chủ dự án thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Giám đốc Ban Quản lý dự án, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc (Chủ dự án) có trách nhiệm thi hành Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, Giám đốc Ban Quản lý dự án có trách nhiệm đề xuất với (Chủ dự án) xem xét, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Quy chế này.
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
Circular No.12/2016/TT-BKHDT dated August 08, 2016 of the Ministry of Planning and Investment guiding the Decree No. 16/2016/ND-CP on management and use of official development assistance and concessional loans granted by foreign sponsors
Pursuant to the Law on Public Investment dated June 18, 2014;
Pursuant to the Government s Decree No. 16/2016/ND-CP dated March 16, 2016 on management and use of official development assistance (ODA) and concessional loans granted by foreign sponsors (hereinafter referred to as “Decree No. 16/2016/ND-CP");
Pursuant to the Government s Decree No. 136/2015/ND-CP dated December 31, 2015 on guidelines for the Law on Public Investment;
Pursuant to the Government s Decree No. 77/2015/ND-CP dated September 10, 2015 on midterm and annual public investment plans;
Pursuant to the Government s Decree No. 84/2015/ND-CP dated September 30, 2015 on supervision and assessment of investments;
Pursuant to the Government s Decree No. 116/2008/ND-CP dated November 14, 2008 on functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment;
At the request of Director of Foreign Trade Department;
The Minister of Planning and Investment promulgates a Circular to provide guidelines for Decree no. 16/2016/ND on management and use of ODA and concessional loans granted by foreign sponsors.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of adjustment
This Circular provides guidance on implementation of some Articles of Decree no. 16/2016/ND on management and use of ODA and concessional loans granted by foreign sponsors specified in Clause 1 Article 66 of Decree No. 16/2016/ND-CP.
Article 2. Foreign sponsors
Foreign sponsors consist of:
1. Bilateral sponsors:
a) The governments of Ireland, England, India, Austria, Poland, Belgium, Canada, Kuwait, Denmark, Germany, Netherland, South Korea, Hungary, Italia, Luxembourg Malaysia, USA, Norway, Japan, New Zealand, Australia, Finland, France, Czech, Spain, Thailand, Sweden, China, Singapore.
b) Governmental organizations authorized by governments of foreign countries: Japan International Cooperation Agency (JICA), Agence Française de Développement (AFD), Kreditanstalt für Wiederaufbau (KfW) and organizations with similar legal status.
2. Multilateral sponsors:
a) International finance institutions and funds:
Group of World Bank (WB), International Monetary Fund (IMF), Asia Development Bank (ADB), OPEC Fund for International Development (OFID), Kuwait Fund, Arabia Investment Fund, NDF (NDF), Nordic Investment Bank (NIB).
b) International organizations and intergovernmental organizations
Europe Union (EU), United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR), Joint United Nations Program on HIV/AIDS (UNAIDS), United Nations Development Program (UNDP), United Nations Environment Program (UNEP), United Nations Human Settlements Program (UN-HABITAT), United Nations Volunteers (UNV) Program, The United Nations Entity for Gender Equality and the Empowerment of Women (UN Women), United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD), United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO), Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), International Labor Organization (ILO), World Health Organization (WHO), International Organization for Migration (IOM), United Nations Industrial Development Organization (UNIDO), United Nations Children s Fund (UNICEF), United Nations Population Fund (UNFPA), International Fund for Agricultural Development (IFAD), Global Environment Fund (GEF), United Nations Capital Development Fund (UNCDF), The Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis and Malaria, International Trade Center (ITC), United Nations Office on Drugs and Crime (UNODC).
3. Other foreign sponsors granting ODA and concessional loans to the government of Socialist Republic of Vietnam
Chapter II
PROCEDURES FOR PROPOSING, DECIDING INVESTMENT GUIDELINES AND DECISION ON INVESTMENT IN PROGRAM/PROJECT FUNDED BY ODA OR CONCESSIONAL LOAN
Article 3. Proposing a program/project funded by ODA or concessional loan
1. The governing body shall instruct an affiliate to prepare the proposal for a program/project funded by ODA or concessional loan (hereinafter referred to as “program/project proposal”) on the basis of:
a) The need for ODA or concessional loan to implement 5-year and annual socio-economic development plans of the governing body;
b) Policies and fields that need funding from ODA or concessional loans prescribed by law, cooperation orientation and fields for which provision of ODA and concessional loans by foreign sponsors is prioritized according to the Ministry of Planning and Investment.
2. The program/project proposal shall be prepared in accordance with Appendix II of Decree No. 16/2016/ND-CP, in which the following contents shall be specified:
a) “Intended foreign sponsor”: If there is an intended foreign sponsor, the governing body shall provide information, documents and evidence (if any) about the proposed program/project such as a memorandum between the governing body and such foreign sponsor, relevant reports or studies;
b) “Estimated capital and duration”: The total capital of the proposed program/project (ODA or concessional loan and reciprocal capital) shall be estimated according to general norms or similar programs/projects that were executed or other Vietnamese and foreign documents.
c) “Proposed domestic financial mechanism and basis thereof”: Allocation of ODA or concessional loan from state budget; on-lending of ODA or concessional loan at a specific rate.
Article 4. Procedures for selection of a program/project proposal
1. Regarding a program/project funded by grant ODA within the authority to decide by the Prime Minister:
a) The governing body shall send a sponsorship proposal and the program/project proposal to the Ministry of Planning and Investment. The proposal shall be made into 08 bilingual (Vietnamese and English) copies which bear the governing body’s seal.
b) Within 05 working days from the receipt of valid documents, the Ministry of Planning and Investment shall seek opinions from the Ministry of Finance and relevant authorities according to the criteria specified in Clause 2 Article 13 of Decree No. 16/2016/ND-CP.
After opinions from relevant authorities are collected and the documents are not satisfactory, the Ministry of Planning and Investment shall request, in writing, the governing body to complete them. The Ministry of Planning and Investment shall send a written notification to the governing body whose proposal is selected in order for it to cooperate with the foreign sponsor in preparing the pre-feasibility study report or report on proposal of investment guidelines;
2. Regarding a program/project funded by ODA loan or concessional loan:
a) Proposing a program/project funded by ODA loan or concessional loan:
- The governing body shall send a sponsorship proposal and the program/project proposal to the Ministry of Planning and Investment. The proposal shall be made into 08 bilingual (Vietnamese and English) copies which bear the governing body’s seal.
-Within 05 working days from the receipt of valid documents, the Ministry of Planning and Investment shall seek opinions from the Ministry of Finance and relevant authorities according to the criteria specified in Clause 2 Article 13 of Decree No. 16/2016/ND-CP.
After opinions from relevant authorities are collected and the documents are not satisfactory, the Ministry of Planning and Investment shall request, in writing, the governing body to complete them. On the basis of opinions provided by relevant authorities, the Ministry of Planning and Investment shall submit the proposal to the Prime Minister for approval.
- The Ministry of Planning and Investment shall send a written notification to the governing body of the Prime Minister’s permission to prepare the pre-feasibility study report or report on proposal of investment guidelines.
b) Proposing a program/project funded by ODA loan or concessional loan granted by a foreign sponsor who provides associate technical assistance project serving preparation for the proposed program/project:
- The governing body shall send a sponsorship proposal, the program/project proposal and the technical assistance project proposal to the Ministry of Planning and Investment. The proposal shall be made into 08 bilingual (Vietnamese and English) copies which bear the governing body’s seal.
- The Ministry of Planning and Investment shall seek opinions from relevant authorities and request the Prime Minister to consider permitting preparation of the pre-feasibility study report or report on proposal of investment guidelines and investment guidelines of the technical assistance project (in one document).
c) Regarding a joint program/project:
A joint program/project proposal shall be prepared and approved by its governing body. Component projects of a joint program/project are exempt from procedures for selection of component projects.
Article 5. Documents about appraisal of pre-feasibility study report and report on proposal of investment guidelines
1. Documents about appraisal of pre-feasibility study report and report on proposal of investment guidelines of a program/project funded by ODA or concessional loan are specified in Clause 1 Article 20 of Decree No. 136/2015/ND-CP and the following documents:
a) Copies of the notification sent by the Ministry of Planning and Investment to the governing body that the governing body is permitted to prepare the pre-feasibility study report or report on proposal of investment guidelines;
b) Copies of documents about discussion with the foreign sponsor about the program/project (if any).
2. Quantity of documents:
a) Report on proposal of investment guidelines of a national target program or target program: 20 sets;
b) Pre-feasibility study report of a Group A project: 15 sets;
c) Pre-feasibility study report or report on proposal of investment guidelines of a program/project within the authority of the Prime Minister excluding Group A projects: 10 sets;
d) Pre-feasibility study report or report on proposal of investment guidelines of a program/project or non-project aid funded by grant ODA within the authority of the head of the governing body: 05 sets.
Article 6. Financial capacity verification documents
1. Documents relevant to verification of funding sources and financial capacity are specified in Clause 1 Article 21 of Decree No. 136/2015/ND-CP and the following documents:
a) Copies of the notification sent by the Ministry of Planning and Investment to the governing body that the governing body is permitted to prepare the pre-feasibility study report or report on proposal of investment guidelines;
b) Copies of documents about discussion with the foreign sponsor about the program/project (if any).
2. Quantity of documents sent to the Ministry of Planning and Investment: 05 sets.
Article 7. Investment guidelines appraisal contents
Contents of appraisal of investment guidelines of a program/project funded by ODA or concessional loan are specified in Article 15 through 17 of Decree No. 16/2016/ND-CP, Article 23 and Article 24 of Decree No. 136/2015/ND-CP and the following contents:
1. Conformity with prioritized fields, rules for use of ODA and concessional loans, priority of provision of ODA and concessional loans by foreign sponsors, primary contents of the program/project proposal approved by a competent authority.
2. Ability to provide reciprocal capital in order to receive and use ODA or concessional loan.
3. Documents and procedures for appraisal of domestic financial mechanism and on-lending method shall comply with instructions of the Ministry of Finance.
Article 8. Appraisal duration
1. Time limit for appraising a pre-feasibility study report and report on proposal of investment guidelines shall begins when the appraisal council or governing body receives satisfactory documents as specified in Clause 1 Article 26 of Decree No. 136/2015/ND-CP.
For programs and projects within the authority of the Prime Minister excluding Group A projects: 30 days.
2. Time limit for appraising the funding source and financial capacity of a program/project funded by ODA or concessional loan begins when the appraising body receives satisfactory documents as prescribed in Clause 2 Article 26 of Decree No. 136/2015/ND-CP.
For programs and projects within the authority of the Prime Minister excluding Group A projects: 20 days.
3. The time limit for appraising the investment guidelines, the funding source and financial capacity mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article only applies to the appraisal phase.
The time limit for appraisal by the governing body shall be decided by its head.
Article 9. Deadline for issuing a decision on investment guidelines and sending it to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the foreign sponsor
1.The time limit for issuing a decision on investment guidelines begins when the authority having the power to decide investment guidelines receives satisfactory documents as prescribed in Clause 1 Article 27 of Decree No. 136/2015/ND-CP.
For programs and projects within the authority of the Prime Minister excluding Group A projects: 20 days.
2. The deadline for sending the decision on investment guidelines to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the foreign sponsor is specified in Clause 2 Article 27 of Decree No. 136/2015/ND-CP and Clause 5 Article 58 of Decree No. 16/2016/ND-CP. To be specific:
a) Within 15 days from the issuance date of the decision on investment guidelines, the governing body shall send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance;
b) Within 5 working days from the day on which the decision on investment guidelines is received, the Ministry of Planning and Investment shall send an official request for sponsorship to the foreign sponsor.
Article 10. Contents of a decision on investment in a program/project funded by ODA or concessional loan
The investment decision issued by a competent authority shall have the following primary contents:
1. Regarding a construction program/project: Comply with regulations of law on management of construction, public investment and contents relevant to ODA or concessional loan: foreign sponsor and co-sponsor; domestic financial mechanism, sponsorship and on-lending mode; prior actions (if any).
2. Regarding a non-construction program/project, the investment decision shall have the following contents:
a) Name of the program/project;
b) Name of the foreign sponsor and co-sponsor (if any);
c) The governing body, project owner, and advisory organization (if any);
d) Primary targets;
dd) Investment scope;
e) Program/project duration;
g) Program/project location;
h) Technologies (if any) and technical regulations;
i) Total investment and allocation thereof by funding source, main item and phase (year);
k) Domestic financial mechanism, sponsorship and on-lending mode;
l) Management method;
m) Prior actions (if any).
3. Regarding a technical assistance project, the investment decision shall have the following primary contents:
a) Name of the program/project;
b) Name of the foreign sponsor and co-sponsor (if any);
c) The governing body, project owner, and primary cooperating bodies (if any);
d) Primary targets;
dd) Program/project duration;
e) Program/project location;
g) Total capital and allocation thereof by funding source, main item and phase (year);
h) Domestic financial mechanism, sponsorship and on-lending mode;
i) Management method;
k) Special conditions that contravene Vietnam’s law approved by a competent authority (if any).
4. Regarding non-project aid, the investment decision shall have the following primary contents:
a) Name of the non-project aid;
b) Name of the foreign sponsor and co-sponsor (if any);
c) The governing body and owner of the non-project aid;
d) Primary targets (categories and specifications if the non-project aid is commodity aid);
dd) The non-project aid duration;
e) The non-project aid location;
g) Total capital and allocation thereof by funding source and main item;
h) Domestic financial mechanism, sponsorship and on-lending mode;
i) Management method;
k) Special conditions that contravene Vietnam’s law approved by a competent authority (if any).
Chapter III
PROGRAM/PROJECT MANAGEMENT
Article 11. Selection of management method
1. The management method shall comply with the program/project instrument approved by a competent authority or the international treaty with the foreign sponsor.
2. Where the program/project instrument or international treaty does not specify the management method, the investment decider, in consideration of the nature, scope, field, location, and capacity of the project owner, shall decide it in accordance with Article 37 of Decree No. 16/2016/ND-CP and instructions in Article 12 of this Circular.
Article 12. Management methods
1. Management of a construction program/project (except those whose total capital is under USD 350,000 inclusive of grant ODA and reciprocal capital, the management method of which shall be decided by the project owner) shall comply with the Government s Decree No. 59/2015/ND-CP and Circular No. 16/2016/TT-BXD.
2. Management method for other programs and projects:
a) Management of a new program/project by existing project management board
In order to enhance cooperation, integrity and reduce management cost, utilize the existing apparatus, the governing body and project owner may request the existing project management board to manage the new program/project.
To do this, the person who established the project management board shall issue a decision on amendments to functions and duties of the project management board.
b) Management of a program/project by the project owner
The following types of programs and projects shall be managed by its project owner:
- Any program/project funded by grant ODA the investment in which is under USD 350,000 inclusive of reciprocal capital.
- Any technical assistance program/project funded by grant ODA the investment in which is under USD 200,000 inclusive of reciprocal capital.
- Regional programs/projects, sectoral access programs, budget assistance, non-project aid.
The project owner shall assign their affiliates to perform management tasks in accordance with law and at least one part-time or full-time finance supervisor who is qualified for the position.
Within 03 after the management tasks are assigned, the project owner shall send a written notification to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.
c) Full management by the foreign sponsor
Where the program/project instrument or international treaty stipulates that the program/project must be fully managed by the foreign sponsor, the project owner shall appoint an affiliate to cooperate with the foreign sponsor in supervising the progress and quality, using the outcomes of the program/project.
d) Partial management by the foreign sponsor
Where the program/project instrument or international treaty stipulates that the program/project must be partially managed by both the foreign sponsor and the project owner, the governing body and the project owner shall establish a project management board which will perform the Vietnamese party’s management tasks in accordance with Vietnam’s law and agreement with the foreign sponsor.
dd) Hiring an advisory organization to manage the project
Where the project owner is not capable of program/project management or international treaty stipulate that an external managing body shall be hired, the project owner may hire a capable advisory organization to partially or fully manage the project under a contract between the project owner and the advisory organization. An advisory organization shall be selected in accordance with regulations on bidding. In this case, either of the following methods may be applied:
- Partial management of the program/project by the advisory organization: the advisory organization is responsible to the project owner under the contract. The project owner is also the account holder of the project.
- Full management of the program/project by the advisory organization: the advisory organization has to be a professional project management organization and shall be the project owner’s representative, totally responsible for execution of the project.
The project owner shall supervise the execution of the advisory contract, settle issues between the advisory organization and the contractor, local government and relevant parties. The project owner shall appoint some persons as supervisors, at least one of whom shall be chief supervisor and one shall be financial supervisor, part-time or full-time, who are qualified for such positions.
Article 13. Power and procedures for establishing a project management board
1. Where the project owner does not have a legal status, the governing body shall issue a decision on establishment of the project management board.
2. Where a project management board is not established, the governing body shall issue a decision to assign project management to the project owner.
3. Within 05 working days from the issuance date of the decision to establish the project management board or decision on additional tasks of the existing project management board, the project owner shall send copies of such decision to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, relevant authorities, and the foreign sponsor.
The specimen of the project management board establishment decision is provided in Appendix I enclosed herewith.
Article 14. Statute on organization and operation of project management board
1. Within 15 days from the issuance date of the decision to establish the project management board, the Director of the project management board shall request the person who established the project management board to approve the Statute on organization and operation of project management board. The project owner shall send it to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, relevant authorities and the foreign sponsor within 05 days from the day on which it is approved.
2. Regarding a construction program/project, the Statute on organization and operation of the project management board shall comply with Decree No. 59/2015/ND-CP and Circular No. 16/2016/TT-BXD.
3. The specimen of the Statute on organization and operation of the project management board is provided in Appendix I enclosed herewith, which must contain specific information about:
a) Organizational structure of a new project management board depends on its nature scope of operation, management method; the personnel must be adequate and qualified for the effective management of the program/project. The Director of the project management board shall propose its organizational structure which might consists of administrative, personnel, training, planning, bidding, and finance and supervision departments.
Regarding an existing project management board that is assign to manage a new program/project, its Director shall adjust the Statute to the new tasks and submit it to the governing body for approval.
Regarding a program/project managed by the project owner, the project owner shall prepare written assignments of program/project managers.
b) Holders of key positions in the project management board, which comprise Director, Deputy Director (if any), Chief accountant or accountant, shall be specified by the governing body in the decision to establish the project management board. The Director and Chief accountant or accountant shall be full-time employees of the project owner or governing body.
c) Other positions in the project management board shall be designated and dismissed by its Director. Functions, tasks, entitlements and benefits of those positions shall be lawful, specified in the Statute and notified to the governing body and relevant parties.
d) External officers shall be recruited to the project management board in accordance with the program/project instrument approved by a competent authority and law. Where an officer of the project management board is mobilized from another unit, it is required to obtain a written consent of such unit.
4. Seal and account of the project management board:
A project management board may use its own seal in accordance with law or the seal of the governing body or project owner in accordance with regulations established by the governing body or project owner to serve the management and execution of the program/project.
A project management board may open VND and/or foreign currency accounts at commercial banks and/or State Treasuries in accordance with law and the international treaty with the foreign sponsor.
5. Funding for operation of the project management board:
Funding for operation of the project management board shall be extracted from the reciprocal capital specified in Article 48 of Decree No. 16/2016/ND-CP, or from the ODA or concessional loan under the international treaty with the foreign sponsor.
6. Management and use of assets provided by the project owner for the project management board to serve management and execution of the program/project:
a) Assets within the framework of a program/project or non-project aid provided by the project owner for the project management board to serve management and execution of the program/project shall be used in a frugal, effective, and conformable manner as prescribed by law, the project instrument or international treaty with the foreign sponsor;
b) Where the advisory organization or contractor gifts an asset to the project management board, it shall request the project owner in writing to permit the use of such asset during the execution of the program/project and transfer it to the project owner after the program/project is complete.
7. Completion of a program/project and dissolution of the project management board thereof:
a) The time of completion of a program/project funded by ODA or concessional loan shall be specified in the decision on investment or international treaty with the foreign sponsor.
Within 06 months from the completion of the program/project, its project management board shall send a report on program/project completion and financial report to the project owner; the project owner shall submit them to the governing body. The report on program/project completion shall be prepared according to the report on terminal assessment of the program/project in accordance with law and the international treaty on provision of ODA or concessional loan. The management board shall transfer the assets managed by the project owner to the project owner in accordance with law.
After the report on program/project completion and terminal financial statement have been approved and the transfer of assets to the project owner has complete, the investment decider shall issue a decision on program/project completion. The person who established the project management board shall dissolve it.
b) Where the aforementioned tasks are not done by the deadline, the project management board shall send a written explanation to the project owner and request extension of the deadline.
The person who established the project management board shall consider extending the deadline for up to 06 more months for the project management board to complete the tasks and provide sufficient funding for operation of the project management board during the extension.
c) Where a project management board is responsible for more than one program/project, the investment decider shall issue a decision on completion of each program/project. The person who established the project management board shall adjust the functions and duties of the project management board accordingly.
Article 15. Adjusting program/project contents during execution
Program/project contents may be adjusted in accordance with Article 53 of Decree No. 16/2016/ND-CP. To be specific:
1. Where adjustments to the program/project contents also change the decision on investment guidelines but do not change the international treaty: the project owner shall request the governing body to decide in accordance with Article 21 of Decree No. 16/2016/ND-CP.
2. Where adjustments to the program/project contents also change the investment decision but do not change the international treaty: the project owner shall request the governing body or a competent authority to decide adjustments to the investment decision.
3. Where adjustments to the program/project contents also change the international treaty:
a) Where adjustments to the program/project contents also change the decision on investment guidelines: follow instructions in Clause 1 of this Article. After adjustments to the decision on investment guidelines, program/project instruments and investment decision are approved by a competent authority, the governing body shall send a written request for adjustment to the international treaty to the authority that proposed conclusion of such treaty.
b) Where adjustments to the program/project contents also change the investment decision: follow instructions in Clause 2 of this Article. After adjustments to the program/project instrument and investment decision are approved by a competent authority, the governing body shall send a written request for adjustments to the international treaty to the authority that proposed conclusion of such treaty.
Article 16. Development, appraisal, approval and execution of 5-year public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital
1.5-year public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital shall be formulated in accordance with Article 51 and Article 70 of the Law on Public Investment and Clause 4 Article 9 of the Law on State budget 2015.
2.The basis for development of 5-year public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital are specified in Article 5, Clause 2 Article 71 of the Law on Public Investment, Clause 2 Article 45 and Article 46 of Decree No. 16/2016/ND-CP.
3. Conditions for including a program/project in a 5-year public investment plan derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital:
a) It is during the period of transition to the 5-year plan;
b) A decision on approval for investment guidelines has been issued by a competent authority and an international treaty on ODA or concessional loan is expected to be concluded during the execution of the 5-year plan.
4. Conditions for providing capital for a program/project under a 5-year public investment plan derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital:
a) The program/project is part of the 5-year plan;
b) An international treaty on ODA or concessional loan is expected is concluded during the execution of the 5-year plan.
c) Reciprocal capital is provided in full according to the concluded international treaty;
d) Rules for allocation of public capital are complied with.
5.Procedures for developing and appraising a 5-year public investment plan derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital are specified in Clause 2 Article 23 of Decree No. 77/2015/ND-CP.
6. A 5-year public investment plan derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital shall be submitted, approved and executed in accordance with Clause 3 Article 23 of Decree No. 77/2015/ND-CP.
7. Contents of a 5-year public investment plan derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital submitted by the governing body shall comply with provisions of Article 52 of the Law on Public Investment and shall specify the following information:
a) Progress and result of the previous 5-year plan, including result of international treaties on ODA and/or concessional loans;
b) Targets and purposes of ODA, concessional loan and reciprocal capital for supporting implementation of 5-year socio-economic development plans;
c) A list of programs and projects funded by ODA and/or concessional loans under 5-year plans sorted according to the governing bodies’ financial capacity;
d) Solutions and expected results.
8. Specimens of the list of programs and projects under the 5-year public investment plan derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital:
- For governing bodies: Template TH 1 in Appendix III enclosed herewith.
- For project owners: Template TH 2 and TH 2.1 in Appendix III enclosed herewith.
9. An application for appraisal of a 5-year public investment plan derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital consists of the documents specified in Article 25 of Decree No. 77/2015/ND-CP, and the following documents:
a) A report on 5-year public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital specified in Clause 7 of this Article;
b) Concluded international treaties on ODA and concessional loans (if any);
c) Other relevant documents (if any), such as memorandums and commitments of foreign sponsors.
Article 17. Development, appraisal, approval and execution of annual public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital
1.Rules for development of annual public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital are specified in Article 51 and Article 70 of the Law on Public Investment and Clause 4 Article 9 of the Law on State budget 2015.
2. Basis for development of an annual public investment plan derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital by a governing body:
a) Programs and projects on the List of programs and projects that are part of the 5-year public investment plan under concluded international treaties on ODA and concessional loans;
b) Overall and detailed annual investment plans of the programs and projects under the management of the governing body specified in Clause 2 Article 71 of the Law on Public Investment.
The development and approval of an overall plan for execution of a program/project funded by ODA or concessional loan shall comply with Article 46 of Decree No. 16/2016/ND-CP.
3.Rules for selection of the List of programs and projects and planning allocation of capital derived from ODA and concessional loans of foreign sponsors are specified in Article 30 of Decree No. 77/2015/ND-CP.
4.Procedures for developing, submitting, approving and executing the annual public investment plan derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital are specified in Article 37 of Decree No. 77/2015/ND-CP and Article 47 of Decree No. 16/2016/ND-CP.
5. Contents of a report on execution of the annual public investment plan derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital submitted by the governing body are specified in Article 53 of the Law on Public Investment, Article 5 of Decree No. 77/2015/ND-CP and Clause 2 Article 47 of Decree No. 16/2016/ND-CP. The report must specify the following characteristics of the source of ODA or concessional loan provided by the foreign sponsor:
a) Progress of the previous year’s public investment plan derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital;
b) Ability to raise and balance sources of ODA and concessional loans of foreign sponsors and reciprocal capital in the planning year;
c) Selection of the list of programs and projects and amount of investment in each of them that is conformable with the 5-year public investment plan and the ability to balance funding sources for the annual public investment plan;
d) Solutions for management and execution and expected results.
6. Specimens of the list of programs and projects under annual public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital:
- For governing bodies: Template HN 1.1 and HN 1.2 in Appendix III enclosed herewith.
- For project owners: Template HN 2, HN 2.1 and HN 2.2 in Appendix III enclosed herewith.
7. An application for appraisal of an annual public investment plan derived from ODA, concessional loan and reciprocal capital consists of the documents specified in Article 39 of Decree No. 77/2015/ND-CP, and the following documents:
a) A report on the annual public investment plan derived from ODA, concessional loan and reciprocal capital specified in Clause 5 of this Article;
b) Concluded international treaties on ODA and concessional loans.
Article 18. Adjusting 5-year and annual public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital
1.5-year public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital shall be adjusted in accordance with Article 44 of Decree No. 77/2015/ND-CP and Point c Clause 2 Article 45 of Decree No. 16/2016/ND-CP.
2. Annual public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital shall be adjusted in accordance with Article 44 of Decree No. 77/2015/ND-CP.
Article 19. Monitoring, inspecting and assessing public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital
1. Public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital shall be monitored and inspected in accordance with Article 77 of the Law on Public Investment and Clause 1 Article 8 of Decree No. 77/2015/ND-CP.
2.Public investment plans derived from ODA, concessional loans and reciprocal capital shall be assessed in accordance with Article 78 of the Law on Public Investment and Clause 2 Article 8 of Decree No. 77/2015/ND-CP.
3. Programs and projects funded by ODA and concessional loans shall be monitored and assessed in accordance with Article 56 of Decree No. 16/2016/ND-CP and Article 19 through 25 of this Circular.
4. The governing body, project owner, the investment decider and public investment authority shall monitor, inspect and assess the entire investment process in accordance with approved criteria in order to ensure achievement of targets and efficiency of such programs and projects.
5. Violations committed during the process of monitoring, inspection and assessment of public investment plans derived from ODA and concessional loans shall be dealt with in accordance with Article 105 of the Law on Public Investment, Article 71 of Decree No. 84/2015/ND-CP and relevant regulations of law.
Article 20. Supervision of a program/project funded by ODA or concessional loan
1.The responsibility to supervise a program/project funded by ODA or concessional loan is specified in Article 12 of Decree No. 84/2015/ND-CP.
2. The supervision by the authority preparing investment in the program/project funded by ODA or concessional loan is specified in Article 13 of Decree No. 84/2015/ND-CP.
3.The supervision by the project owner of a program/project funded by ODA or concessional loan is specified in Article 14 of Decree No. 84/2015/ND-CP.
4.The supervision by investment decider is specified in Article 15 of Decree No. 84/2015/ND-CP.
5.The supervision by the governing body and public investment authority is specified in Article 16 of Decree No. 84/2015/ND-CP.
6.The supervision by a specialized regulatory body is specified in Article 17 of Decree No. 84/2015/ND-CP.
Article 21. Assessment of programs and projects funded by ODA or concessional loan
Programs and projects funded by ODA or concessional loan shall be assessed in accordance with Article 80 of the Law on Public Investment and Article 18 of Decree No. 84/2015/ND-CP. To be specific:
1. Assessment of programs and projects funded by ODA or concessional loan shall be carried out as follows:
a) Projects of national importance and Group A projects shall undergo initial assessment, midterm assessment, terminal assessment and impact assessment;
b) Group B and Group C projects shall undergo terminal assessment and impact assessment;
c) Apart from the provisions of Point a and b of this Clause, the investment decider and public investment authority shall carry out other types of assessment where necessary.
2. Responsibility to organize assessment of a program/project funded by ODA or concessional loan:
a) The project owner shall organize the initial assessment, midterm assessment and terminal assessment;
b) The governing body and investment decider shall organize irregular assessments and impact assessment;
c) The public investment authority shall ex officio organize planned assessments and irregular assessments.
Article 22. Assessment contents
Contents of assessment of a program/project funded by ODA or concessional loan provided by foreign sponsor are specified in Article 81 of the Law on Public Investment and elaborated as follows:
1. Initial assessment:
a) After 90 days from the initiation of the program/project, the project management board shall carry out the initial assessment in order to review and update the execution plan and report adjustments to the plan to the project owner.
In case of a large-scale or complex project, the project owner shall hire an advisory organization to carry out the initial assessment.
b) Initial assessment contents:
- Assessment of preparatory and organizational tasks, mobilization of resources by the project management board.
- Assessment of difficulties that arise after the program/project instrument is approved and proposed solutions.
- Discovered objective difficulties (because of changes in the law, progress, activities, work items; because of climate, traditions, populations, other relevant conditions) or objective difficulties (organizational structure, managerial capacity of the project owner or project management board) and proposed solutions.
After the assessment is complete, the project management board shall prepare an initial assessment report and submit it to the project owner.
c) Within 15 days from the completion of the initial assessment report, the project owner shall send it and a feedback report which contains analysis and proposals to the governing body and foreign sponsor.
2. Midterm assessment:
a) The midterm assessment shall be carried out in accordance with the execution plan. The midterm assessment is usually carried out in the middle of the program/project duration or upon completion of a stage if the program/project consists of multiple stages.
b) Midterm assessment contents:
- Assessment of the conformity of the results and targets of the program/project.
- Assessment of the value (disbursed ODA, concessional loan and reciprocal capital) and quality of works at the time of assessment compared to the overall execution plan and annual execution plan.
- Discovered objective difficulties (because of changes in the law, progress, activities, work items; because of climate, traditions, populations, other relevant conditions) or objective difficulties (organizational structure, managerial capacity of the project owner or project management board) that occur during the execution of the program/project and proposed solutions.
- Proposed solutions for ensuring achievement of targets, punctuality and quality in the remaining period or next stages. Where necessary, proposed adjustments to the project contents or structures, cancellation of some activities or work items; plan for use of redundant capital.
c) Within 15 days from the completion of the midterm assessment report, the project owner shall send it and a feedback report which contains analysis and proposals to the governing body and foreign sponsor.
3. Terminal assessment:
a) The terminal assessment shall be complete within 06 months from the ending date of the program/project specified in the international treaty on ODA or concessional loan. The terminal assessment is the basis for preparing the terminal report.
b) Terminal assessment contents:
- Assessment of preparatory and organizational tasks.
- Assessment of the results of the program/project, including: management of program/project execution; allocation and disbursement of ODA, concessional loan and reciprocal capital; mobilization of resources to program/project execution; final results of the program/project; direct and indirect benefits of the program/project; impact of the program/project on the affected population.
- Assessment of the impacts of the program/project, which comprise economic impact, social impact, environmental impact, technological impact and impact on development of human resources.
- Assessment of sustainability of the program/project and guarantee factors.
- Lessons learned from the preparation, organization and execution of the program/project.
- Recommendations for assurance of effectiveness and sustainability of the program/project.
c) Within 15 days from the completion of the terminal assessment report, the project owner shall send a feedback report which contains analysis and proposals together with the report on result of the initial assessment to the governing body and foreign sponsor.
4. Impact assessment:
a) The impact assessment shall be carried out by the authority that decided the investment within 03 years from the day on which the program/project is put into operation.
b) Impact assessment contents:
- Economic and technical outcomes of the program/project during its operation.
- Its economic, political and social impacts.
- Its environmental impacts.
- Its impact on the affected population and beneficiary population.
- Sustainability of the program/project.
- Community opinions about the program/project.
- Lessons learned from the process of design, management, execution and operation of the program/project.
c) Within 15 days from the completion of the impact assessment, the governing body shall send an impact assessment report to the Ministry of Planning and Investment and relevant authorities to serve national assessment of efficiency of the use of ODA or concessional loan provided by the foreign sponsor.
5. Irregular assessment:
a) In case of unexpected difficulties that arise during the execution of the program/project, the authority that decided the investment shall carry out an irregular assessment.
b) Irregular assessment contents:
- Nature of the unexpected difficulties.
- Assessment of impacts of the difficulties on the execution of the program/project and ability to achieve set targets.
- Proposed solutions, responsible bodies and deadlines for solving.
c) The result of the irregular assessment is the basis for the competent authority to intervene in order to minimize damage or prevent failure of the program/project.
Article 23. Reporting the use of ODA or concessional loan by the project owner
1. For programs and projects:
The project owner shall prepare reports on execution of the program/project and send it to the governing body, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, relevant Ministries and the People’s Committee of the province where the program/project is executed.
Specimens of quarterly reports and annual reports (Form IV-GSDG 1), assessment report before commencement (Form IV-GSDG 2), assessment report before project adjustments (Form IV-GSDG 3) and terminal report (Form IV-GSDG 4) are provided in Appendix IV of this Circular. The project management board shall prepare and submit the reports to the project owner, who will send them to the governing body and relevant bodies.
a) Quarterly reports, biannual reports and annual reports
Quarterly reports, biannual reports and annual reports shall be prepared for all programs and projects.
Within 10 days after the end of a quarter and 20 days after the end of the year, the project owner shall submit a quarterly report on the program/project execution according to Form IV-GSDG in Appendix IV of this Circular to the governing body, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, relevant Ministries and the People’s Committee of the province where the program/project is executed, the foreign sponsor, and update it on the public investment information system of the Ministry of Planning and Investment.
Form GSDG 1.1 shall be sent only once together with the first quarterly report and resent in case of any change to the concluded international treaty on ODA or concessional loan. Reports sent to the foreign sponsor shall be enclosed with their English translations, unless otherwise agreed.
Forms GSDG 1.6 and GSDG 1.7 are not required if the program/project does not involve land clearance, compensation, relocation and environmental protection.
b) Assessment report before commencement
An assessment report shall be prepared before commencement of every program/project.
The project owner shall send the assessment report according to Form IV-GSDG 2 in Appendix IV 15 days before the commencement date to the investment decider, governing body, the Ministry of Planning and Investment, the supervising and assessing unit, update it on the public investment information system of the Ministry of Planning and Investment.
c) Assessment report upon project adjustments
An assessment report shall be prepared upon adjustments to any program/project.
The project owner shall send the assessment report according to Form IV-GSDG 3 in Appendix IV 15 days before the commencement date to the investment decider, governing body, the Ministry of Planning and Investment, the supervising and assessing unit, update it on the public investment information system of the Ministry of Planning and Investment.
d) Program/project completion report
A program/project completion report shall be prepared upon completion of any program/project.
Within 06 months from the completion date of the program/project, the project owner shall send a completion report (Form IV-GSDG 4 in Appendix IV enclosed herewith) to the governing body, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, relevant Ministries and the People’s Committee of the province where the program/project is executed, the foreign sponsor, and update it on the public investment information system of the Ministry of Planning and Investment.
2. Regarding component projects of a joint program/project:
The owner of each component project shall submit reports in accordance with Decree No. 16/2016/ND-CP and Clause 1 of this Article. Reports shall be sent to the governing body of each component project and owner of the joint program/project. The owner of the joint program/project shall consolidate the reports and follow instructions in Decree No. 16/2016/ND-CP and Clause 1 of this Article.
3. For non-project aid:
The reporting regulations and forms are the same as those of programs and projects specified in Decree No. 16/2016/ND-CP and Clause 1 of this Article.
4. Apart from provisions of this Article, during execution of a new program/project, the project owner shall notify the governing body, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, relevant Ministries and the People’s Committee of the province where the project is executed of any adjustments or extension to the concluded international treaty on ODA or concessional loan.
5. Where the international treaty contains different stipulations on reporting, the project owner shall comply with such stipulations of the treaty in addition in provisions of Decree No. 16/2016/ND-CP and this Circular.
Article 24. Reporting the use of ODA or concessional loans by the governing body
Within 20 days after the end of a quarter and 30 days after the end of the year, the project owner shall submit a physical and electronic report on raising, receipt and use of ODA and concessional loans, result of execution of programs and projects funded by ODA and concessional loans under their management according to Form IV-GSDG 5 in Appendix IV enclosed herewith to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance, and update it on the public investment information system of the Ministry of Planning and Investment.
Article 25. National reports on the use of ODA or concessional loans
1. The Ministry of Planning and Investment shall prepare biannual and annual reports on raising, management and use of ODA and concessional loans according to Form IV-GSDG 6 in Appendix IV enclosed herewith and submit them (physically and electronically) to the Prime Minister, notify the Ministry of Finance and relevant bodies (physically and electronically). The biannual report shall be sent before July 31 and annual report before February 15 of the next year.
2. The Ministry of Finance shall prepare biannual and annual reports on disbursement and repayment of ODA and concessional loans according to Form IV-GSDG 7 in Appendix IV enclosed herewith and submit them (physically and electronically) to the Prime Minister, notify the Ministry of Planning and Investment and relevant bodies (physically and electronically). The biannual report shall be sent before July 31 and annual report before February 15 of the next year.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 26. Transitional provisions
During the transition period from the Government s Decree No. 38/2013/ND-CP:
1. Regarding programs, projects and non-project aid whose instruments have been submitted but sponsorship lists have not been approved as prescribed in Decree No. 38/2013/ND-CP, the governing body shall follow the instructions in Article 4 of this Circular.
2. Regarding programs, projects and non-project aid whose sponsorship lists have been approved as prescribed in Decree No. 38/2013/ND-CP, the preparation, appraisal and issuance of the investment decisions thereof and succeeding stages shall comply with Decree No. 16/2016/ND-CP.
Where a change to contents of program, project or non-project aid whose sponsorship list has been approved as prescribed in Decree No. 38/2013/ND-CP results in adjustments to the decision on approval for the sponsorship list, provisions of Article 21 of Decree No. 16/2016/ND-CP shall apply.
3. Where contents of a program, project or non-project aid whose instrument has been approved by a competent authority as prescribed in Decree No. 38/2013/ND-CP are adjusted during its execution, instructions in Article 15 of this Circular shall be followed.
Article 27. Effect
1. This Circular takes effect on September 22, 2016.
2. This Circular replaces Circular No. 01/2014/TT-BKH dated January 09, 2014 of the Ministry of Planning and Investment on guidelines for the Government s Decree No. 38/2013/ND-CP.
Article 28. Organization of implementation
1. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central authorities, People’s Committees, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Planning and Investment for consideration./.
The Minister
Nguyen Chi Dung
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây