Thông tư 07/2003/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư

thuộc tính Thông tư 07/2003/TT-BXD

Thông tư 07/2003/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2003/TT-BXD
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Hồng Quân
Ngày ban hành:17/06/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Ngày 17/06/2003, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 07/2003/TT-BXD, về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư "Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư" số 09/2000/TT-BXD ngày 17/07/2000. Theo Thông tư này, tất cả các công trình xây dựng của các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước và các nguồn vốn khác do các doanh nghiệp tự đầu tư, tự vay tự trả không có sự bảo lãnh của Nhà nước đều phải thực hiện theo hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng... Đối với trường hợp chỉ định thầu (kể cả trường hợp được cấp có thẩm quyền phân giao nhiệm vụ xây dựng công trình): Giá thanh toán là giá trị dự toán hạng mục công trình hoặc loại công tác xây lắp riêng biệt hay toàn bộ công trình được duyệt trên cơ sở khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo giai đoạn hoặc khối lượng thực hiện được nghiệm thu hàng tháng theo hợp đồng đã ký kết Giá thanh toán được thực hiện theo từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và chỉ được thanh toán hết khi có đủ quyết toán hạng mục công trình hay công trình với Chủ đầu tư... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư07/2003/TT-BXD tại đây

tải Thông tư 07/2003/TT-BXD

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 07/2003/TT-BXD NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM TRONG THÔNG TƯ "HƯỚNG DẪN VIỆC LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH THUỘC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ"
SỐ 09/2000/TT-BXD NGÀY 17/7/2000

 

- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.

- Căn cứ Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

- Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ.

- Để thực hiện cơ chế quản lý đối với công trình của các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước và các nguồn vốn khác do các doanh nghiệp tự đầu tư, tự vay tự trả không có sự bảo lãnh của Nhà nước quy định tại các điều 10,11 và 12 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, khoản 4,5 và 6 điều 1 Nghị định số 12/2000/NĐ-CP và khoản 4,5 và 6 điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP; Bộ Xây dựng hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư số 09/2000/TT-BXD như sau:

(1) Điểm 3 mục I được sửa đổi, bổ sung như sau:

3. Tất cả các công trình xây dựng của các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước và các nguồn vốn khác do các doanh nghiệp tự đầu tư, tự vay tự trả không có sự bảo lãnh của Nhà nước đều phải thực hiện theo hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng được quy định trong Thông tư này.

(2) Tiết a, b, Khoản 2.1.3 Điểm 2.1 mục II được bổ sung như sau:

giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

- Chi phí cho việc thi, tuyển chọn thiết kế kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc đặc biệt hoặc yêu cầu của chủ đầu tư;

- Chi phí đo đạc, khảo sát đánh giá hiện trạng khi lập dự án đầu tư cải tạo, sửa chữa;

b. giai đoạn thực hiện đầu tư:

- Chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng; (nếu có)

- Chi phí áp dụng những phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả; (nếu có)

- Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; (nếu cần)

- Lãi vay trong quá trình đầu tư đối với công trình xây dựng của các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh;

(3) Bổ sung mới điểm 2.3a mục II như sau:

Giá hợp đồng EPC là toàn bộ các chi phí cần thiết để tổng thầu EPC thực hiện các công việc theo hợp đồng đã ký kết bao gồm:

2.3a.1- Chi phí khảo sát, thiết kế;

2.3a.2- Chi phí mua sắm cung cấp vật tư, thiết bị bao gồm cả thiết bị dự phòng;

2.3a.3- Chi phí thi công xây lắp công trình kể cả công trình tạm;

2.3a.4- Chi phí kiểm tra, chạy thử, đào tạo công nhân, nghiệm thu bàn giao, chuyển giao công nghệ;

2.3a.5- Chi phí quản lý dự án;

2.3a.6- Chi phí liên quan khác;

2.3a.7- Các loại thuế và phí;

(4) Điểm 2.3 mục II sửa đổi và bổ sung như sau:

2.3- Giá thanh toán công trình

- Đối với trường hợp đấu thầu: Giá thanh toán là giá đã ký kết trong hợp đồng kinh tế khi trúng thầu cùng các điều kiện được ghi trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng.

- Đối với trường hợp chỉ định thầu (kể cả trường hợp được cấp có thẩm quyền phân giao nhiệm vụ xây dựng công trình): Giá thanh toán là giá trị dự toán hạng mục công trình hoặc loại công tác xây lắp riêng biệt hay toàn bộ công trình được duyệt trên cơ sở khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo giai đoạn hoặc khối lượng thực hiện được nghiệm thu hàng tháng theo hợp đồng đã ký kết

Giá thanh toán được thực hiện theo từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và chỉ được thanh toán hết khi có đủ quyết toán hạng mục công trình hay công trình với Chủ đầu tư như nội dung quy định trong khoản 2, 3, 4, 5 điều 49 Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, và điểm 1, 6, 8, 9, 12, 13 khoản 17 điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

(5) Điểm 1, 8 mục III được sửa đổi và bổ sung điểm 7a mục III như sau:

1. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

7a- Giá vật liệu đến hiện trường xây lắp đối với công trình xây dựng theo tuyến hoặc xa nơi dân cư tập trung.

8- Giá cước vận tải, bốc xếp, chi phí lưu kho, bãi theo quy định của cấp có thẩm quyền.

(6) Điểm 1 mục IV được sửa đổi và điểm 2 mục IV được bổ sung như sau:

1. Tổng dự toán công trình

Tổng dự toán công trình được xác định theo nguyên tắc sau:

- Đối với công trình có thiết kế 03 bước: Cơ sở lập tổng dự toán là thiết kế kỹ thuật.

- Đối với công trình có thiết kế 02 bước: Cơ sở lập tổng dự toán là thiết kế kỹ thuật thi công.

2. Dự toán xây lắp hạng mục công trình

Dự toán xây lắp hạng mục công trình được xác định trên cơ sở khối lượng các công tác xây lắp tính theo thiết kế, đơn giá xây dựng cơ bản do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc đơn giá xây dựng công trình (đối với công trình được lập đơn giá riêng), định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị giă tăng đầu ra.

Dự toán chi phí của gói thầu thực hiện hình thức hợp đồng tổng thầu khảo sát thiết kế - cung cấp vật tư, thiết bị xây dựng (hợp đồng EPC) bao gồm chi phí khảo sát, thiết kế, chi phí mua sắm cung cấp vật tư, thiết bị (kế cả vật tư, thiết bị dự phòng), chi phí xây dựng và lắp đặt (kể các các công trình phụ trợ, các công trình tạm), chi phí chạy thử, nghiệm thu bàn giao, quản lý dự án, thuế và các chi phí khác.

Phương pháp lập dự toán xây lắp hạng mục công trình theo hướng dẫn trong phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.

(7) Khoản 3.1, 3.2, 3.3 điểm 3 mục V được sửa đổi bổ sung như sau:

3. Về tổng dự toán công trình

3.1- Tất cả các công trình xây dựng không phân biệt đấu thầu hay được phép chỉ định thầu đều phải lập tổng dự toán theo đúng các nội dung, nguyên tắc, phương pháp hướng dẫn tại Thông tư này.

3.1.1- Trước khi Người có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán thì tổng dự toán phải được thẩm định; Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt theo các nội dung quy định tại phụ lục số 4 của Thông tư này.

3.1.2- Cơ quan hoặc tổ chức chuyên môn thẩm định tổng dự toán bảo đảm nội dung thẩm định bao gồm:

- Kiểm tra tính đúng đắn của các định mức, đơn giá và việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước.

- Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công với tổng dự toán.

- Xác định giá trị tổng dự toán để so sánh với tổng mức đầu tư đã được duyệt.

3.1.3- Kết thúc việc thẩm định, cơ quan hoặc tổ chức chuyên môn thẩm định phải lập văn bản kết quả thẩm định tổng dự toán theo các nội dung trong điểm 3.1.2 nói trên và các nội dung khác theo mẫu văn bản trong phụ lục số 5 của thông tư này.

3.2- Tổng dự toán do Người có thẩm quyền phê duyệt không được vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt.

3.2.1- Đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:

3.2.1.1- Tổng dự toán công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do Bộ Xây dựng thẩm định, trừ công trình xây dựng thuộc dự án nhóm A của một số Bộ, Ngành quy định tại tiết a mục 3.1 khoản 14 điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ.

3.2.1.2- Tổng dự toán công trình các dự án nhóm A sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì các Bộ, Ngành, Địa phương tự tổ chức thẩm định tổng dự toán hoặc do tổ chức có chuyên môn về định mức, đơn giá, dự toán thẩm định trước khi trình Người có thẩm quyền phê duyệt.

3.2.1.3- Tổng dự toán công trình của các dự án nhóm B,C thuộc các Bộ, Ngành, cơ quan Trung ương quản lý. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt sau khi được cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý định mức, đơn giá, dự toán xây dựng (đối với các dự án mà cấp quyết định đầu tư không có cơ quan chức năng nói trên) thẩm định.

3.2.1.4- Tổng dự toán công trình của dự án thuộc nhóm B,C do địa phương quản lý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tổng dự toán sau khi được Sở Xây dựng hoặc Sở có công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định (tuỳ theo tính chất của dự án).

3.2.1.5- Tổng dự toán công trình của dự án thuộc nhóm A, B, C do các doanh nghiệp đầu tư sử dụng vốn đầu tư do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của Nhà nước thì doanh nghiệp tự tổ chức thẩm định hoặc do tổ chức có chuyên môn về định mức, đơn giá, dự toán thẩm định để Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.

3.2.1.6- Việc uỷ quyền phê duyệt tổng dự toán của người có thẩm quyền cho cấp dưới trực tiếp hoặc cho Chủ đầu tư được phép phê duyệt dự toán các hạng mục công trình lập theo thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế chi tiết) thực hiện theo quy định tại tiết c, d mục 3.1 khoản 14, điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

3.2.2- Đối với công trình xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác do các doanh nghiệp tự đầu tư, tự vay tự trả không có sự bảo lãnh của Nhà nước, việc thẩm định và phê duyệt tổng dự toán thực hiện như quy định tại tiết 3.2.1.5 nói trên.

3.2.3- Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tế (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) thực hiện theo Thông tư của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tế.

3.3- Tổng dự toán công trình được Người có thẩm quyền phê duyệt là giới hạn tối đa chi phí xây dựng công trình, làm căn cứ để tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu và quản lý chi phí trong quá trình thực hiện dự án. Người có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung phê duyệt theo quy định tại khoản 2, điều 38 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật.

- Trường hợp những dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán công trình của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được thực hiện như công trình của một dự án đầu tư độc lập.

- Công trình xây dựng của các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác do các doanh nghiệp tự đầu tư, tự vay tự trả không có sự bảo lãnh của Nhà nước trước khi khởi công phải có tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp đặc biệt, nếu công trình xây dựng của dự án nhóm A, chưa có tổng dự toán được phê duyệt thì chậm nhất sau khi thực hiện được 30% tổng mức đầu tư phải có tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp này, khi tiến hành khởi công công trình thì phải có dự toán hạng mục công trình khởi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.

(8) Phụ lục số 2 và phụ lục số 3 được thay thế bằng phụ lục số 2 và số 3 kèm theo Thông tư này.

(9) Bổ sung mới phụ lục số 4 và phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này.

Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 và áp dụng thống nhất trong cả nước sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC SỐ 2

PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY LẮP
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

(Kèm theo Thông tư số..../2003/TT-BXD ngày... tháng... năm 2003)

 

Giá trị dự toán xây lắp sau thuế của hạng mục công trình bao gồm giá trị dự toán xây lắp trước thuế và khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế của hạng mục công trình bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

Chi phí trực tiếp: Bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công được xác định dựa trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp và đơn giá xây dựng của công tác xây lắp tương ứng.

Riêng chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng nói trên bao gồm:

- Tiền lương cấp bậc theo Bảng lương A6 ban hành kèm theo Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1994 của Chính phủ.

- Các khoản phụ cấp bao gồm: phụ cấp lưu động ở mức thấp nhất bằng 20% tiền lương tối thiểu, phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức thấp nhất bình quân bằng 10% tiền lương cơ bản, một số khoản lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép...) bằng 12% và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cấp bậc.

Đối với các công trình được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép được hưởng thêm các khoản phụ cấp lương và chế độ chính sách khác chưa tính vào chi phí nhân công trong đơn giá nêu trên hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20% hay được hưởng phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức cao hơn 10% thì được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công trong dự toán theo hướng dẫn ở bảng 1 (bảng tổng hợp dự toán xây lắp hạng mục công trình xây dựng) của phụ lục này.

Đối với chi phí cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt ở những nơi thiếu nước ngọt được đưa vào dự toán xây lắp công trình cùng với nước ngọt phục vụ sản xuất.

Chi phí chung: Được tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí nhân công hoặc chi phí máy thi công đối với công tác thi công hoàn toàn bằng máy trong dự toán xây lắp. Khoản chi phí chung này quy định theo từng loại công trình tại bảng 2 của phụ lục này.

Thu nhập chịu thuế tính trước: Được tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung quy định theo từng loại công trình tại bảng 2 của phụ lục này.

 

 


BẢNG 1

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY LẮP HẠNG MỤC
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

STT

Khoản mục chi phí

Cách tính

Kết quả

I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

 

 

 

1

 

Chi phí vật liệu

m

SQj x Djvl + CLvl

j=1

 

VL

2

 

Chi phí nhân công

m F1 F2

SQj x Djnc(1 + + )

j=1 h1n h2n

 

NC

3

Chi phí máy thi công

m

SQj x Djm

j=1

M

 

Cộng chi phí trực tiếp

VL+NC+M

T

 

II

 

CHI PHÍ CHUNG

P X NC

hoặc

P x M

C

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

(T+C) x tỷ lệ qui định

TL

 

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế

(T+C+TL)

gXL

IV

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU RA

gXL x TXLGTGT

VAT

 

Giá trị dự toán xây lắp sau thuế

(T+C+TL)+VAT

Gxl

 

Trong đó:

Qj : Khối lượng công tác xây lắp thứ j

Djvl , Djnc , Djm: Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ j

F1 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà

chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.

F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà

chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.

h1n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương thứ n

- Nhóm I : h1.1 = 2,342

- Nhóm II : h1.2 = 2,493

- Nhóm III : h1.3 = 2,638

- Nhóm IV : h1.4 = 2,796

h2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ n.

- Nhóm I : h2.1 = 1,378

- Nhóm II : h2.2 = 1,370

- Nhóm III : h2.3 = 1,363

- Nhóm IV : h2.4 = 1,357

P : Định mức chi phí chung (%).

TL : Thu nhập chịu thuế tính trước .

gXL : Gía trị dự toán xây lắp trước thuế.

Gxl : Giá trị dự toán xây lắp sau thuế.

CLvl : Chênh lệch vật liệu (nếu có)

TXLGTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng, lắp đặt.

VAT: Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra (gồm thuế giá trị gia tăng đầu

vào để trả khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng ...

và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BẢNG 2

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG VÀ
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

Đơn vị tính: %

STT

 

Loại công trình

Chi phí Chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

1

Xây lắp công trình dân dụng.

58,0

5,5

2

Xây lắp công trình công nghiệp, lắp đặt đường ống cấp thoát nước ngoài nhà, trạm thuỷ điện nhỏ.

67,0

5,5

3

Xây lắp công trình thuỷ điện, đường dây tải điện, trạm biến thế.

71,0

6,0

4

Xây dựng đường hầm, hầm lò, lắp đặt máy trong đường hầm, hầm lò.

74,0

6,5

5

Xây dựng nền đường, mặt đường.

66,0

6,0

6

Xây lắp cầu cống giao thông, bến cảng, các công trình biển.

64,0

6,0

7

Xây lắp công trình thuỷ lợi

- Riêng đào, đắp đất thủ công công trình thuỷ lợi (trừ lực lượng lao động công ích ).

64,0

51,0

5,5

5,0

8

Xây lắp công trình thông tin bưu điện, thông tin tín hiệu đường sắt, phát thanh truyền hình.

69,0

5,5

9

Xây dựng và lắp đặt bể xăng dầu, đường ống dẫn dầu, dẫn khí.

66,0

6,0

10

Xây dựng trạm, trại các loại, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, khai hoang xây dựng đồng ruộng.

55,0

5,5

11

Thi công hoàn toàn bằng máy.

2,5

5

 

- Định mức chi phí chung từ mục 1á10: % so với chi phí nhân công trong dự toán xây lắp.

- Định mức chi phí chung mục 11: %so với chi phí máy thi công trong dự toán xây lắp.và được áp dụng cho công trình thuộc dự án (tiểu dự án, dự án thành phần) được thi công hoàn toàn bằng máy.


PHỤ LỤC SỐ 3

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

(Kèm theo Thông tư số:...../2003/TT-BXD ngày..../.../2003)

 

I. QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

 

1. Chi phí Ban quản lý dự án được tính bằng cặp trị số định mức tỉ lệ % theo chi phí xây lắp và chi phí thiết bị trong tổng dự toán công trình được duyệt của dự án hoặc dự án thành phần (tiểu dự án) được nêu trong Quyết định đầu tư: quy định trong các bảng 1 và 2 mục II của phụ lục này: Định mức tỷ lệ này chỉ dùng để tạo nguồn và là giới hạn chi phí cho các hoạt động của Ban quản lý dự án.

2. Trường hợp chi phí xây lắp hoặc chi phí thiết bị được duyệt nằm trong khoảng giữa giá quy định ở các bảng trong mục II của phụ lục này thì trị số định mức được xác định theo phương pháp nội suy.

3. Đối với những công trình có tổng chi phí xây lắp hoặc chi phí thiết bị trong tổng dự toán của công trình có giá trị trên 2000 tỉ đồng thì các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thoả thuận với Bộ Xây dựng định mức chi phí để thực hiện.

4. Chi phí quản lý dự án theo hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án được tính bằng định mức chi phí qui định trong các bảng ở mục II của phụ lục này theo quy mô và loại công trình của dự án.

5 . Đối với dự án áp dụng hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án nếu không thành lập Ban quản lý dự án thì Chủ đầu tư được hưởng định mức chi phí quản lý dự án bằng 60% định mức chi phí quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này. Trường hợp thành lập Ban quản lý dự án, thì tuỳ thuộc nhiệm vụ mà Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án và căn cứ vào định mức quy định ở các bảng trong mục II của phụ lục này, Chủ đầu tư xác định mức chi phí giao cho Ban quản lý dự án nhưng mức tối đa không được vượt định mức tỉ lệ đã được quy định.

6. Đối với dự án thực hiện tổng thầu thiết kế - cung ứng vật tư thiết bị - xây dựng (gọi tắt là tổng thầu EPC): Chủ đầu tư được hưởng định mức chi phí quản lý dự án bằng 60% định mức chi phí quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này.

7. Đối với hình thức tự thực hiện dự án, Chủ đầu tư được hưởng định mức chi phí quản lý dự án bằng 30% định mức chi phí quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này.

8. Kinh phí của Ban quản lý dự án Trung ương do các Ban quản lý dự án trực thuộc trích nộp với mức bằng 20% của định mức chi phí quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này.

9. Chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng ở vùng núi, biên giới được điều chỉnh với hệ số 1,15; dự án đầu tư xây dựng ở hải đảo được điều chỉnh với hệ số 1,35 so với định mức quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này.

10. Chi phí Ban quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư xây dựng (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) được điều chỉnh với hệ số 1,2 so với định mức quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này.

11. Các Ban quản lý dự án với hình thức kiêm nhiệm thì định mức chi phí ban quản lý dự án được tính bằng 60% định mức chi phí quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này.

12. Chi phí cho các hoạt động của công tác chuẩn bị đầu tư (nếu có) do Ban quản lý dự án thực hiện được xác định bằng dự toán chi phí cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và được bổ sung vào chi phí Ban quản lý dự án của công trình. Đối với các dự án đặc biệt có quy mô lớn, phải thành lập Ban chuẩn bị đầu tư thì lập dự toán trình Người có thẩm quyền phê duyệt .

13. Định mức chi phí Ban quản lý dự án này chỉ có hiệu lực áp dụng sau khi thông tư này có hiệu lực.

 

II. BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

 

1. SO VỚI CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƯỢC DUYỆT

BẢNG 1

Đơn vị tính: %

 

STT

Loại công trình

Chi phí xây lắp (tỷ đồng)

 

 

Ê 0,5

1

5

15

25

50

100

200

500

1000

2000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công nghiệp

1,75

1,68

1,62

1,50

1,38

1,06

0,74

0,60

0,42

0,28

0,18

2

Dân dụng

1,64

1,58

1,50

1,38

1,29

0,98

0,69

0,53

0,38

0,24

0,17

3

Giao thông, thuỷ lợi, thông tin bưu điện

2,20

2,00

1,62

1,50

1,36

1,05

0,73

0,58

0,43

0,28

0,23

4

Đường dây tải điện và trạm biến áp

2,54

2,31

1,87

1,73

1,64

1,39

0,97

0,77

0,57

0,37

0,30

5

Đê điều, lâm sinh

2,41

2,31

1,87

1,72

1,56

1,26

0,95

0,76

0,57

0,4

0,32

6

Các loại công trình khác

1,64

1,56

1,50

1,38

1,26

0,94

0,62

0,48

0,32

0,24

0,15

 

2. SO VỚI CHI PHÍ THIẾT BỊ TRONG TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƯỢC DUYỆT

BẢNG 2

Đơn vị tính: %

Loại công trình

Chi phí thiết bị (tỷ đồng)

 

Ê 0,5

1

5

15

25

50

100

200

500

1000

2000

Các loại công trình xây dựng.

0,97

0,68

0,58

0,53

0,36

0,22

0,14

0,10

0,07

0,03

0,022

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 4

(Kèm theo Thông tư số..../2003/TT-BXD ngày.... tháng... năm 2003)

 

Chủ đầu tư

Số:............

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày...... tháng..... năm........

 

TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT TỔNG DỰ TOÁN

CÔNG TRÌNH: .............................

 

Kính gửi:...................................................................

 

- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

- Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ.

- Căn cứ Thông tư hướng dẫn .........

- Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư) ........

Chủ đầu tư trình thẩm định tổng dự toán công trình......... thuộc dự án đầu tư ......... với các nội dung sau:

1. Nội dung trình phê duyệt tổng dự toán

- Tên công trình ......... thuộc dự án đầu tư ............

- Chủ đầu tư: .........................................................

- Đại diện Chủ đầu tư: ..........................................

- Cơ quan thiết kế và lập tổng dự toán: ................

- Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt ..................

- Tổng dự toán trình thẩm định, phê duyệt: ..........

2. Hồ sơ tổng dự toán công trình gồm:

- Quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền.

- Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công.

- Hồ sơ thiết kế và tổng dự toán công trình được lập trên cơ sở các định mức, đơn giá, chế độ, chính sách tại thời điểm trình tổng dự toán; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu (có phân tích so sánh với tổng mức đầu tư trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt).......

- Biên bản nghiệm thu hồ sơ tổng dự toán giữa Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập tổng dự toán.

- Có phụ lục kèm theo nêu rõ danh mục các hạng mục công trình, diễn giải tổng dự toán công trình.

Chủ đầu tư trình........... thẩm định tổng dự toán công trình.......

 

Chủ đầu tư

(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 5

(Kèm theo Thông tư số...../2003/TT-BXD ngày.... tháng... năm 2003)

 

Cơ quan thẩm định

Số:............

V/v: Kết quả thẩm định tổng dự toán.

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày...... tháng..... năm........

 

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH TỔNG DỰ TOÁN

CÔNG TRÌNH:.......................

 

Kính gửi:.......................................................

 

Cơ quan thẩm định....... đã nhận văn bản số..... ngày..... của..... đề nghị thẩm định tổng dự toán công trình...... thuộc dự án đầu tư....... kèm theo hồ sơ tổng dự toán công trình.

 

1. CÁC CĂN CỨ THẨM ĐỊNH:

- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

- Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ.

- Căn cứ Thông tư hướng dẫn .........

- Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư) ........

- Căn cứ văn bản số .........

- Đơn giá XDCB số ..........

- Căn cứ thông báo giá vật liệu số ..........

- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

 

2. NỘI DUNG VÀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

- Tên công trình....... thuộc dự án đầu tư.........

- Chủ đầu tư.

- Đại diện Chủ đầu tư.

- Cơ quan thiết kế, lập tổng dự toán.

- Theo Quyết định phê duyệt đầu tư số..... ngày...... của..........

- Đơn vị tư vấn thiết kế và lập tổng dự toán.

Nhận xét chung:

- Thuyết minh thiết kế kỹ thuật ........

- Các bản vẽ ........

- Bảng tổng hợp dự toán

3. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH:

- Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong tổng dự toán.

- Sự phù hợp khối lượng xây lắp tính từ thiết kế với khối lượng xây lắp tính trong tổng dự toán.

- Giá trị tổng dự toán bao gồm cả thiết bị và so sánh với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt theo bảng sau:

 

TT

Nội dung

Tổng mức đầu tư được duyệt

Tổng dự toán do tư vấn lập và Chủ đầu tư đề nghị thẩm định

Kết quả thẩm định

Tăng (+)

Giảm (-)

 

Tổng số:

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

- Giá trị xây lắp

 

 

 

 

 

- Giá trị thiết bị

 

 

 

 

 

- Chi phí khác

 

 

 

 

 

- Dự phòng

 

 

 

 

 

Nội dung các khoản mục chi phí trong tổng dự toán như phụ lục kèm theo.

- Nguyên nhân tăng, giảm.

- Những điều cần lưu ý.

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

- Cơ quan thẩm định đề nghị....... xem xét và quyết định.

- Trách nhiệm của Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn hoàn thiện tổng dự toán.

 

Thủ trưởng Cơ quan thẩm định

(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 07/2003/TT-BXD

Hanoi, June 17, 2003

 

CIRCULAR

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF POINTS IN CIRCULAR No. 09/2000/TT-BXD OF JULY 17, 2000 GUIDING THE ELABORATION AND MANAGEMENT OF CONSTRUCTION COSTS OF WORKS OF INVESTMENT PROJECTS

 

Pursuant to the Government's Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 promulgating the Investment and Construction Management Regulation;

Pursuant to the Government's Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing a number of articles of the Investment and Construction Management Regulation promulgated together with the Government's Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999;

Pursuant to the Government's Decree No. 07/2003/ND-CP of January 30, 2003 amending and supplementing a number of articles of the Investment and Construction Management Regulation promulgated together with the Government's Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 and Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000;

In order to implement the management mechanism applicable to construction works of investment and construction projects funded with the State budget capital, the State-guaranteed credit capital, the State's development investment credit capital, the State enterprises' development investment capital and/or other capital sources invested or borrowed and repaid by the enterprises themselves without the State's guarantees as specified in Articles 10, 11 and 12 of Decree No. 52/1999/ND-CP; Clauses 4, 5 and 6, Article 1 of Decree No. 12/2000/ND-CP and Clauses 4, 5 and 6, Article 1 of Decree No. 07/2003/ND-CP; the Construction Ministry hereby guides the amendment and supplementation of a number of points in Circular No. 09/2000/TT-BXD guiding the elaboration and management of construction costs of works of investment projects as follows:

 

1. Point 3, Section I is amended and supplemented as follows:

3. All construction works of investment projects funded with the State budget capital, the State-guaranteed credit capital, the State's development investment credit capital, the State enterprises' development investment capital and/or other capital sources invested or borrowed and repaid by the enterprises themselves without the State's guarantees shall comply with the guidance on elaboration and management of construction costs in this Circular.

2. Items a and b, Clause 2.1.3, Point 2.1, Section II are supplemented as follows:

a/ In the stage of investment preparation:

- Expenses for the contest and selection of architectural designs for works with special architectural requirements or at requests of investors;

- Expenses for the measurement, survey and assessment of practical conditions of land upon the formulation of projects for investment, renovation or repair;

b/ In the stage of investment execution:

- Expenses for the testing of the quality of construction works; (if any)

- Expenses for the application of patented inventions and copyrighted works; (if any)

- Expenses for investment supervision and evaluation; (if necessary)

- Loan interests paid in the course of investment in construction works of production and business investment projects.

3. The following new Point 2.3a is added to Section II:

EPC contract prices cover all necessary expenses for the overall EPC contractors to perform jobs under the signed contracts, including:

2.3a.1. Expenses for surveying and engineering;

2.3a.2. Expenses for procurement and supply of supplies and equipment, including reserve equipment;

2.3a.3. Expenses for construction and installation of works including makeshift works;

2.3a.4. Expenses for checking, test run, worker training, pre-acceptance test and hand-over, and technology transfer;

2.3a.5. Expenses for project management;

2.3a.6. Other relevant expenses;

2.3a.7. Assorted taxes and charges.

4. Point 2.3, Section II is amended and supplemented as follows:

2.3. Work payment prices

- For cases of bidding: Payment prices are those in economic contracts signed upon bid winning together with the conditions inscribed in economic contracts between investors and construction enterprises.

- For cases of contractor designation (including cases of assignment of the task of constructing works by competent authorities): Payment prices are estimated values of work items or separate construction/installation jobs or the whole construction works, which are approved on the basis of the executed volume tested before acceptance in each stage or the executed volume monthly tested before acceptance under the signed contracts.

Payment prices shall be effected in each period of payment for the completed volume and the full payment shall be made only when the settlement of work items or works with investors are completed as prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5 of Article 49 of the Investment and Construction Management Regulation promulgated together with Decree No. 52/1999/ND-CP, and Points 1, 6, 8, 9, 12 and 13, Clause 17, Article 1 of Decree No. 07/2003/ND-CP of January 30, 2003 of the Government, and the Finance Ministry's guidance.

5. Points 1 and 8, Section III are amended, and Point 7a is added to Section III as follows:

1. Feasibility study reports or investment reports approved by the competent authorities.

7a. Prices of construction materials carried to construction and installation sites for construction works being local sections of larger works or far from populated areas.

8. Freight, loading-unloading, warehousing and yard-storing charge rates as prescribed by competent authorities.

6. Point 1, Section IV is amended and Point 2 is added to Section IV as follows:

1. Total cost estimates of works

Total cost estimates of works shall be determined on the following principle:

- For works with 3-step designs: Total cost estimates shall be made on the basis of technical designs.

- For works with 2-step designs: Total cost estimates shall be made on the basis of technical designs for construction.

2. Cost estimates for construction and installation of work items

Cost estimates for construction and installation of work items shall be determined on the basis of construction and installation volumes calculated according to designs and capital construction unit prices promulgated by the provincial-level Peoples Committees or work construction unit prices (for works eligible for elaboration of separate unit prices), general expense norms, pre-calculated taxable incomes and output value added tax.

Cost estimates of bidding packages executed in the form of bidding contracts for surveying, engineering - provision of supplies and equipment -construction (EPC contracts), including expenses for surveying, engineering, procurement and provision of supplies and equipment (including reserve supplies and equipment), construction and installation costs (including those for support works and makeshift works), expenses for test run, pre-acceptance test for hand-over, project management, taxes and other expenses.

The method of making cost estimates for construction and installation of work items shall comply with the guidance in Appendix 2 to this Circular (not printed herein).

7. Clauses 3.1, 3.2 and 3.3, Point 3, Section V are amended and supplemented as follows:

3. Regarding total cost estimates of works

3.1. For all construction works, regardless of whether they are subject to bidding or permitted for contractor designation, the total cost estimates shall be made strictly according to the contents, principles and method guided in this Circular.

3.1.1. Before competent persons approve the total cost estimates, such total cost estimates must be evaluated. Investors shall have to make dossiers for evaluation and approval according to the contents prescribed in Appendix 4 to this Circular (not printed herein).

3.1.2. Specialized agencies or organizations which evaluate total cost estimates shall ensure the following evaluation contents:

- Examination of correctness of norms, unit prices and the application of norms, unit prices, relevant regimes and policies as well as expenditure items as prescribed by the State.

- Compatibility of the volume of technical designing or technical designing for construction with the total cost estimates.

- Determination of the value of total cost estimates for comparison with the already approved total investment capital.

3.1.3. When the evaluation is completed, the evaluating agencies or organizations must record in writing the results of evaluation of total cost estimates according to the contents at Point 3.1.2 above and other contents according to the form in Appendix 5 to this Circular (not printed herein).

3.2. Total cost estimates approved by competent persons must not exceed the approved total investment capital.

3.2.1. For construction works of construction investment projects funded with the State budget capital, the State-guaranteed credit capital and/or the States development investment credit capital:

3.2.1.1. The total cost estimates of works under important national projects with the investment therein being decided by the Prime Minister and group-A projects funded with the State budget capital shall be evaluated by the Construction Ministry, except for construction works of group-A projects of a number of ministries or branches defined in Item a, Section 3.1, Clause 14, Article 1 of the Government's Decree No. 07/2003/ND-CP of January 30, 2003.

3.2.1.2. The total cost estimates of works of group-A projects funded with the State-guaranteed credit capital and/or the State's development investment credit capital shall be evaluated by ministries, branches or localities themselves or by the specialized organizations in terms of norms, unit prices and cost estimates, before being submitted to competent persons for approval.

3.2.1.3. The total cost estimates of works of group-B and group-C projects managed by ministries, branches or central-level agencies shall be approved by the persons competent to decide on the investment after they are evaluated by the specialized agencies with the construction management function of the investment-deciding authorities or specialized agencies with the function of managing norms, unit prices and construction cost estimates (for projects in which the investment is decided by authorities which have no agencies with the above-said function).

3.2.1.4. The total cost estimates of works of group-B and group-C projects managed by localities shall be approved by the presidents of the provincial-level People's Committees after they are evaluated by the provincial Construction Services or other provincial Services having specialized construction works (depending on the nature of projects).

3.2.1.5. The total cost estimates of works of group-A, -B or -C projects invested by enterprises with investment capital guaranteed by the State or the State's development investment capital shall be evaluated by such enterprises themselves or by the specialized organizations in terms of norms, unit prices and cost estimates before being approved by the persons competent to decide on investment.

3.2.1.6. The competent persons' authorization of the approval of total cost estimates to their immediate subordinates or the approval of cost estimates for work items made according to construction design drawings (detailed designs) to investors shall comply with the provisions in Items a and d, Section 3.1, Clause 14, Article 1 of the Governments Decree No. 07/2003/ND-CP.

3.2.2. For construction works of construction investment projects funded with State enterprises' development investment capital and/or other capital sources invested or borrowed and repaid by the enterprises themselves without the State's guarantees, their total cost estimates shall be evaluated and approved according to the provisions in Items 3.2.1.5 above.

3.2.3. For construction works of construction investment projects funded by international donors (including official development assistance (ODA) capital), the Construction Ministrys circular guiding the elaboration and management of construction costs of works funded by international donors shall apply.

3.3. Total cost estimates of works approved by competent persons shall constitute the maximum limit of work construction costs and serve as a basis for organizing bidding or designating contractors and managing expenses in the course of project execution. Persons competent to approve total cost estimates shall be held responsible before law for the approved contents according to the provisions in Clause 2, Article 38 of the Government's Decree No. 52/1999/ND-CP and other relevant law provisions.

- In cases where a group-A project is composed of many component projects or mini-projects, which can either independently operate, be exploited or executed according to the investment phases, as inscribed in the documents approving the pre-feasibility study reports or written decisions on investment policies of competent authorities, the elaboration, evaluation and approval of total cost estimates of works of such component projects or mini-projects shall be effected as for works of an independent investment project.

- Construction works of investment and construction projects funded with the State budget capital, the State-guaranteed credit capital, the State's development investment credit capital, State enterprises' development investment capital and/or other capital sources invested or borrowed and repaid by the enterprises themselves without the State's guarantees, before commencing the construction thereof, must have their total cost estimates approved by competent authorities. In special cases where construction works of group-A projects have no approved total cost estimates, they must, after at least 30% of their total investment capital is executed, have their total cost estimates approved by competent authorities. In those cases, when the construction of works is commenced, there must be cost estimates for work items to be constructed approved by competent authorities and lawful construction-undertaking contracts.

8. Appendices 2 and 3 are replaced by new Appendices 2 and 3 enclosed with this Circular (not printed herein).

9. To add Appendices 4 and 5 to this Circular (not printed herein).

This Circular amends and supplements a number of points in Circular No. 09/2000/TT-BXD of July 17, 2000 guiding the elaboration and management of construction costs of works of investment projects and uniformly applies nationwide 15 days after its publication in the Official Gazette.

 

 

MINISTER OF CONSTRUCTION




Nguyen Hong Quan

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 07/2003/TT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe