Quyết định 286/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010

thuộc tính Quyết định 286/2006/QĐ-TTg

Quyết định 286/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:286/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành:27/12/2006
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 286/2006/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 286/2006/QĐ-TTg NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2006

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA

XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI

GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài,

 

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành "Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010" nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Điều 2. Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn thực hiện Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Bộ, ngành và địa phương mình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Phạm Gia Khiêm

 


 

CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA

Xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài

giai đoạn 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 286/2006/QĐ-TTg

ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

Phần I

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA

XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI

I. Cơ sở xây dựng và định hướng nội dung chương trình

Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010 (sau đây gọi tắt là Chương trình), được xây dựng trên cơ sở tham chiếu các văn bản quan trọng sau đây:

- Văn kiện Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X;

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010;

- Chiến lược phát triển bền vững;

- Chiến lược giảm nghèo và tăng trưởng tổng hợp;

- Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 2006 - 2010.

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010.

II. Mục tiêu của chương trình

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường huy động, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo ở Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

- Củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã và đang hoạt động tại Việt Nam, mở rộng quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có tiềm năng;

- Duy trì và nâng cao giá trị viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, gắn với nâng cao hiệu quả của viện trợ phi chính phủ nước ngoài thông qua việc tăng cường giám sát, đánh giá, nâng cao năng lực hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

- Xây dựng một môi trường pháp lý phù hợp và thuận lợi cho hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nâng cao tính chủ động của các ngành, địa phương và tổ chức nhân dân trong quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

III. Nội dung chương trình

1. Định hướng chung

Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cần phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược xoá đói - giảm nghèo của cả nước, phù hợp với quy hoạch và ưu tiên phát triển theo ngành và của từng địa phương, hỗ trợ cho những nỗ lực giảm nghèo và phát triển của Chính phủ Việt Nam.

2. Định hướng theo lĩnh vực

- Định hướng về lĩnh vực trong Chương trình này là những lĩnh vực Chính phủ Việt Nam ưu tiên kêu gọi viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

- Viện trợ phi chính phủ nước ngoài cần được định hướng vào các lĩnh vực mà các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có lợi thế, hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc gia trong các lĩnh vực cụ thể.

a) Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn:

- Phát triển mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư: đào tạo, tập huấn, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyên ngư;

- Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản quy mô nhỏ, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nguồn lợi thuỷ sản ven bờ và quản lý môi trường, dịch bệnh thủy sản;

- Hạ tầng cơ sở nông thôn: phát triển hạ tầng sản xuất quy mô nhỏ như các công trình thuỷ lợi, trạm bơm, đường liên thôn…;

- Xây dựng mô hình phát triển nông thôn tổng hợp; phát triển ngành, nghề, thủ công mỹ nghệ, sản xuất và dịch vụ nhỏ; hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế thông qua tăng cường thu nhập phi nông nghiệp;

- Tín dụng và tiết kiệm dựa vào cộng đồng;

- Phòng, chống dịch cúm gia cầm;

- Nghiên cứu khoa học trong nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn.

b) Y tế:

- Đào tạo cán bộ y tế: hỗ trợ các trường đào tạo cán bộ y tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi phương pháp và nghiệp vụ; cấp học bổng đào tạo cán bộ y tế trong và ngoài nước;

- Phát triển hạ tầng cơ sở y tế: nâng cấp, xây dựng, cung cấp trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, …; cho các bệnh viện chuyên ngành tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện và các trạm y tế cấp xã;

- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống sốt rét, lao phổi, chống phong, sốt xuất huyết, nước sạch và vệ sinh môi trường…;

- Phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và điều trị cho người có HIV/AIDS, phòng, chống và giảm tác hại của ma túy, tuyên truyền về nguy cơ và hiểm họa, tuyên truyền sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn…;

- Các hoạt động dân số như kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản….

c) Giáo dục:

- Hỗ trợ đào tạo giáo viên các cấp, ưu tiên đối với giáo viên tiểu học và trung học cơ sở ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số;

- Xây dựng hạ tầng cơ sở giáo dục: hỗ trợ xây dựng kiên cố, hiện đại các trường đại học, trung học cơ sở, tiểu học, mẫu giáo và các trường mầm non; xây dựng hệ thống các trường dân tộc nội trú, hệ thống nhà nội trú cho con em đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển hệ thống thư viện phù hợp với yêu cầu của từng cấp;

- Trao đổi giáo dục, hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ, cung cấp giáo viên tình nguyện các chuyên ngành cho các trường đào tạo chuyên sâu, các trường phổ thông;

- Hỗ trợ đào tạo công nghệ thông tin cho các trường phổ thông, nhất là ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu.

d) Đào tạo, dạy nghề:

Hỗ trợ đào tạo, dạy nghề, chú trọng các vùng nông thôn, các vùng đang đô thị hóa, vùng cận đô:

- Xây dựng chương trình đào tạo, dạy nghề phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề, chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình dạy nghề hiệu quả;

- Phát triển cơ sở vật chất cho đào tạo và dạy nghề: xây dựng cơ sở và cung cấp trang thiết bị cho dạy nghề của hệ thống các trường, các trung tâm dạy nghề;

- Cung cấp bổ sung chuyên gia và giáo viên hướng dẫn dạy nghề có chuyên môn cao;

- Đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm cho các đối tượng yếm thế trong xã hội, người khuyết tật.

đ) Giải quyết các vấn đề xã hội:

- Giáo dục và giúp đỡ trẻ em mồ côi, khuyết tật, lang thang;

- Hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam;

- Xóa nhà tạm cho người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai;

- Phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em;

- Tuyên truyền, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông.

e) Môi trường:

- Bảo vệ môi trường: khuyến khích các dự án nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên (trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn, vệ sinh môi trường…);

- Quản lý tài nguyên thiên nhiên: khuyến khích các dự án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững các tài nguyên đất, nước, không khí, rừng;

- Bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học;

- Khắc phục hậu quả chiến tranh (xử lý vật liệu chưa nổ, chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh).

g) Phòng, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp:

- Phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai, trồng và bảo vệ rừng (kể cả rừng ngập mặn) xây dựng hệ thống cảnh báo sớm…;

- Cứu trợ khẩn cấp (cung cấp thuốc men, lương thực, nhà ở, tái thiết hạ tầng cơ sở sản xuất) khi xảy ra thiên tai.

h) Văn hóa, thể thao:

- Trao đổi văn hóa, thể thao; đào tạo huấn luyện viên, vận động viên;

- Tuyên truyền giá trị văn hóa và bảo vệ văn hóa phi vật thể, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống và các di sản văn hóa.

3. Định hướng theo địa bàn

Định hướng về địa bàn cho viện trợ phi chính phủ nước ngoài cần ưu tiên các tỉnh nghèo, các tỉnh miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nội dung ưu tiên cụ thể cần được xác định theo tình hình thực tế của mỗi địa phương.

a) Khu vực đô thị:

- Đào tạo, dạy nghề gắn với tạo việc làm;

- Phát triển ngành, nghề thủ công; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Chăm sóc sức khỏe, chú trọng các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ các cơ sở y tế chuyên sâu; đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế;

- Phòng, chống HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm;

- Trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, người khuyết tật…).

b) Khu vực nông thôn:

- Đào tạo, dạy nghề; phát triển ngành nghề thủ công; tạo cơ hội việc làm và thu nhập phi nông nghiệp; hỗ trợ các chương trình tín dụng và tiết kiệm dựa vào cộng đồng;

- Phát triển khuyến nông, khuyến lâm; hỗ trợ phát triển hạ tầng sản xuất quy mô nhỏ như các công trình thủy lợi, trạm bơm, đường liên thôn…; xây dựng các mô hình phát triển nông thôn tổng hợp, phát triển nông thôn theo vùng, phát huy đặc điểm và lợi thế của từng vùng;

- Đào tạo cán bộ y tế; hỗ trợ các trường đào tạo cán bộ y tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi phương pháp và nghiệp vụ; phát triển hạ tầng cơ sở y tế như nâng cấp, xây dựng, cấp trang thiết bị cho các bệnh viện và trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện và các trạm y tế cấp xã; cấp nước sạch, nâng cao vệ sinh môi trường;

- Phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và điều trị cho người có HIV/AIDS, phòng, chống và giảm tác hại của ma tuý, tuyên truyền về nguy cơ và hiểm họa, tuyên truyền sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn…; hỗ trợ các hoạt động dân số như kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản…;

- Đào tạo giáo viên các cấp, ưu tiên giáo viên tiểu học và trung học cơ sở ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; xây dựng hạ tầng cơ sở giáo dục, kiên cố hoá hệ thống các trường, phân trường tiểu học và trung học cơ sở, trường mầm non và mẫu giáo, trường dân tộc nội trú, hệ thống nhà nội trú cho trẻ em dân tộc thiểu số;

- Trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, người khuyết tật…);

- Khắc phục hậu quả chiến tranh (rà phá vật liệu chưa nổ và tái định canh, định cư, nâng cao nhận thức về hiểm hoạ của bom mìn và vật liệu chưa nổ, trợ giúp nạn nhân chiến tranh, trong đó ưu tiên nạn nhân chất độc da cam…);

- Bảo vệ và cải thiện môi trường (trồng và bảo vệ rừng, rừng ngập mặn); bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học; bảo tồn các di sản văn hoá;

- Phát triển mô hình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng.

 

Phần II

BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Các biện pháp thực hiện

1. Bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào hoạt động và triển khai viện trợ tại Việt Nam với thủ tục đơn giản, nhanh gọn, đồng thời tăng cường công tác quản lý việc sử dụng nguồn viện trợ này.

- Xây dựng, hướng dẫn, cụ thể hoá các quy định về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân… đối với người nước ngoài và người Việt Nam làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

- Xây dựng chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng đối với các tổ chức và cá nhân có thành tích và đóng góp cho việc tăng cường viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

2. Tăng cường hợp tác, cung cấp thông tin nhằm giới thiệu các nhu cầu của Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức tài trợ, hướng viện trợ vào các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên.

- Xây dựng các hệ thống thông tin hiện đại, đảm bảo cung cấp nhanh và chính xác về tình hình và nhu cầu của các ngành, địa phương, làm cơ sở để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài xem xét tài trợ; đưa các thông tin lên mạng internet, xây dựng các bản tin nhanh, tổ chức các hình thức hội thảo phù hợp và thiết thực để tăng cường hợp tác;

- Tổ chức các đoàn ra nước ngoài nhằm tìm hiểu trực tiếp về tổ chức, phương thức hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức các hội thảo về Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường sự tham gia của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài trong công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài;

- Tăng cường hoạt động của Trung tâm Dữ liệu phi chính phủ nước ngoài thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để phục vụ tốt hơn nhu cầu về thông tin của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ, đồng thời chia sẻ tốt hơn thông tin về những nhu cầu của các ngành, địa phương và các đối tác Việt Nam; tuỳ theo điều kiện và tình hình cụ thể tổ chức hội nghị hàng năm với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

- Tăng cường hợp tác và phối hợp với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn của các tổ chức này tại Việt Nam; xây dựng cơ chế hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các cơ quan hợp tác phát triển song phương và đa phương;

- Các ngành, địa phương cần cung cấp thông tin thường xuyên về nhu cầu một cách có hệ thống cho các cơ quan tổng hợp để chia sẻ rộng rãi với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

3. Tăng cường công tác giám sát và đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ

- Xây dựng một hệ thống giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài để kịp thời rút kinh nghiệm nhân rộng hoặc chấn chỉnh các hoạt động và kết quả của chương trình, dự án trên phạm vi toàn quốc.

- Tăng cường thông tin và tuyên truyền về hiệu quả của nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, về các mô hình dự án hiệu quả, các bài học và kinh nghiệm thiết thực cho các tổ chức tài trợ cũng như cho các cơ quan của Việt Nam;

- Tăng cường thúc đẩy mô hình tham gia giám sát các dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và cộng đồng.

4. Tăng cường nguồn nhân lực trong công tác phi chính phủ nước ngoài

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phi chính phủ nước ngoài ở các cấp về các kỹ năng xây dựng, vận động, quan hệ, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá các dự án phi chính phủ nước ngoài… và nắm vững các quy định của nhà nước;

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ từ trung ương đến địa phương và mạng lưới các tổ chức tư vấn độc lập trong nước, làm nguồn lực bổ sung cho công tác phi chính phủ nước ngoài, nhất là trong khảo sát, thiết kế, giám sát và đánh giá dự án (thúc đẩy vai trò của nhân sĩ, các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học… tham gia vào công tác này);

- Tăng cường chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong đội ngũ những người Việt Nam làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

5. Củng cố bộ máy cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương liên quan đến hoạt động và viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài

- Từng bước hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

- Củng cố và tăng cường năng lực Cơ quan thường trực của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

- Củng cố và tăng cường năng lực các cơ quan đầu mối về công tác phi chính phủ nước ngoài ở các địa phương, đảm bảo có cán bộ chuyên trách, được đào tạo cơ bản và phù hợp, đủ điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ hiệu quả.

II. Tổ chức thực hiện

- Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chịu trách nhiệm đôn đốc và theo dõi việc thực hiện Chương trình, cụ thể hoá Chương trình bằng các kế hoạch hành động cụ thể; hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ các bộ, ngành, tổ chức nhân dân ở trung ương và các địa phương trong công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài;

- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan đầu mối về công tác vận động viện trợ và quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, tập hợp và cung cấp thông tin về công tác vận động viện trợ và quan hệ với các tổ chức chính phủ nước ngoài cho các ngành, địa phương;

- Các cơ quan trong cơ cấu của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ tham gia theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chương trình;

- Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương của các đoàn thể nhân dân căn cứ theo Chương trình để cụ thể hoá các ưu tiên trong vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên cơ sở tình hình thực tế của mỗi ngành; tăng cường chỉ đạo công tác phối hợp giữa các đơn vị và với các địa phương trong định hướng vận động và quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ theo Chương trình quốc gia để cụ thể hoá các ưu tiên trong vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên cơ sở tình hình thực tế của mỗi địa phương thông qua Chương trình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài cấp tỉnh/thành;

- Ngân sách cho việc xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia được trích từ ngân sách nhà nước, được dự toán trong ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, tổ chức nhân dân ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Phạm Gia Khiêm

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 286/2006/QD-TTg

Hanoi, December 27, 2006

 

DECISION

PROMULGATING THE NATIONAL PROGRAM ON PROMOTING AND CALLING FOR FOREIGN NON-GOVERNMENTAL ASSISTANCE IN THE 2006-2010 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposal of the director of the Working Committee for Foreign Non-Governmental Organizations,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate the National Program on promoting and calling for foreign non-governmental assistance in the 2006-2010 period, aiming to enhance the management and improve the effectiveness of cooperation with foreign non-governmental organizations.

Article 2.- The director of the Working Committee for Foreign Non-Governmental Organizations shall organize and guide the implementation of the National Program on promoting and calling for foreign non-governmental assistance in the 2006-2010 period.

Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall base themselves on the National Program on promoting and calling for foreign non-governmental assistance in the 2006-2010 period to elaborate and implement their own programs on promoting and calling for foreign non-governmental assistance.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Gia Khiem

 

NATIONAL PROGRAM

ON PROMOTING AND CALLING FOR FOREIGN NON-GOVERNMENTAL ASSISTANCE IN THE 2006-2010 PERIOD
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 286/2006/QD-TTg of December 27, 2006)

Part I

CONTENTS OF THE NATIONAL PROGRAM ON PROMOTING AND CALLING FOR FOREIGN NON-GOVERNMENTAL ASSISTANCE

I. BASES FOR ELABORATION AND ORIENTED CONTENTS OF THE PROGRAM

The National Program on promoting and calling for foreign non-governmental assistance in the 2006-2010 period (hereinafter called the Program for short) is elaborated on the basis of the following important documents:

- Documents of the Xth National Congress of the Communist Party of Vietnam;

- The 2001-2010 strategy on socio-economic development;

- The strategy on sustainable development;

- The integrated strategy on poverty alleviation and growth;

- The 2006-2010 national target program on poverty alleviation;

- The 2006-2010 socio-economic development plan.

II. THE PROGRAM'S OBJECTIVES

1. Overall objectives

To further mobilize, exploit, and raise the efficiency of the use of, assistance from foreign non-governmental organizations, contributing to socio-economic development and poverty alleviation in Vietnam.

2. Specific objectives

- To consolidate and enhance cooperative relations between Vietnam and foreign non-governmental organizations which have been operating in Vietnam and expand relations with those with potential;

- To maintain and increase the value of foreign non-governmental organizations' assistance in combination with improving its efficiency by enhancing supervision and assessment and strengthening the capacity of cooperation with those organizations;

- To create an appropriate and favorable legal environment for assistance activities of foreign non-governmental organizations, raising the initiative of branches, localities and mass organizations in their relations with foreign non-governmental organizations.

III. THE PROGRAM'S CONTENTS

1. General orientations

Foreign non-governmental organizations' assistance must be in line with the national socio-economic development orientations and hunger eradication and poverty alleviation strategy as well as development plannings and priorities of each branch and locality, in support of the poverty alleviation and development efforts of the Vietnamese Government.

2. Domain-based orientations

- Under this Program, domain-based orientations are set for domains in which the Vietnamese Government calls for foreign non-governmental assistance.

- Foreign non-governmental assistance should be channeled into domains in which foreign non-governmental organizations have advantages in order to support the implementation of national target programs in specific domains.

a/ Agriculture, forestry, fisheries and rural development:

- Development of agriculture, forestry and fisheries extension networks: To organize the training and re-training for, and sharing of knowledge and experience among, agriculture, forestry and fisheries extension cadres;

- To support small-scale aquaculture, enhancing the participation of communities in managing coastal aquatic resources, the environment and aquatic epidemics;

- Rural infrastructure: To develop small-scale production infrastructure such as irrigation works, pump stations, inter-village roads, etc.;

- To build models of integrated rural development; to develop small-scale fine-art and craft production activities and services; to support economic restructuring through raising non-agricultural incomes;

- Community-based credit and savings;

- Bird flu epidemic prevention and control;

- Scientific research in agriculture, forestry, fisheries and rural development.

b/ Healthcare:

- Training of health workers: To support medical workers training schools in sharing and exchanging experience on training methodology and techniques; to grant scholarships for health workers to attend domestic and overseas training;

- Development of healthcare infrastructure: To upgrade, build and supply equipment and facilities and transfer technologies to central- and provincial-level specialized hospitals, district-level health centers and commune-level health stations;

- To support the implementation of the national programs against malaria, pulmonary tuberculosis, leprosy and dengue fever, and national programs on clean water and environmental sanitation, etc.;

- To prevent and fight HIV/AIDS, support and provide medical treatment to HIV/AIDS-infected persons, prevent, fight and mitigate the harms of narcotics, conduct communication on risks and dangers and on the application of safe contraceptive measures, etc.;

- Population-related activities such as family planning, birth rate control, and raising of awareness about population and reproductive healthcare.

c/ Education:

- To support the training of teachers of all educational levels, giving priority to primary and lower secondary school teachers in remote, deep-lying and ethnic minority areas;

- Educational infrastructure: To support the building of modern universities, lower secondary schools, primary schools and pre-schools; to build a system of boarding schools and dormitories for ethnic minority students, to develop libraries in conformity with the requirements of each educational level;

- To conduct educational exchanges and support the teaching and learning of foreign languages, sending volunteer teachers teaching various majors to specialized training schools and general schools;

- To support information technology training in general schools, especially those in rural, mountainous and deep-lying areas.

d/ Training and vocational training:

Supporting the training and vocational training, attaching importance to rural areas, areas undergoing urbanization and areas adjacent to cities:

- To develop training and vocational training programs in line with the development orientation of each branch, and share experience on effective vocational training models;

- To develop material foundations for training and vocational training: To build vocational training establishments and supply equipment and facilities to vocational training schools and centers;

- To supply specialists and instructors of high professional qualifications;

- To conduct training and vocational training in combination with job recommendation for disadvantaged and disabled people.

e/ Settlement of social problems:

- To provide education and help to orphans, disabled children and homeless children;

- To assist Agent Orange victims;

- To build solid houses for poor people and people facing difficult circumstances, especially those in remote, deep-lying, rural, ethnic minority areas and areas prone to natural disasters, who are living in makeshift shelters;

- To prevent and fight trafficking in women and children;

- To raise awareness about, prevent and reduce, traffic accidents.

e/ Environmental issues:

- Environmental protection: To encourage projects on protection and improvement of the living environment and natural environment (planting and protection of forests, especially submerged forests, environmental sanitation, etc.);

- Natural resource management: To encourage projects aiming to raise the efficiency of the sustainable use of land, water, air and forest resources;

- To conserve wild animals and bio-diversity;

- To overcome war consequences (treating unexploded materials and toxic chemical residues left after the war).

f/ Prevention and mitigation of natural disasters and emergency relief:

- To prevent and reduce natural disasters, plant and protect forests (including submerged forests), and build an early warning system;

- To provide emergency relief (providing medicines, food and houses and re-building production infrastructure) upon the occurrence of natural disasters.

g/ Culture and sports:

- To conduct cultural and sport exchanges; to train coaches and athletes;

- To raise awareness about cultural values and protect intangible culture, preserve and develop traditional culture and cultural heritages.

3. Geographical area-based orientations

Geographical-based orientations prioritize foreign non-governmental assistance for poor, mountainous and ethnic minority provinces. Priorities should be determined according to the practical situation of each locality.

a/ Urban areas:

- To provide training and vocational training in combination with job creation;

- To develop crafts; to support the development of small- and medium-sized enterprises;

- To provide healthcare services, paying attention to people facing difficult circumstances, and support intensive medical establishments; to provide training and re-training for health workers;

- To prevent and fight HIV/AIDS, drug abuse and prostitution;

- To assist persons in difficult circumstances (orphans, helpless children and people with disabilities).

b/ Rural areas:

- To provide vocational training; to develop crafts; to create non-agricultural jobs and incomes; to support community-based credit and savings programs;

- To develop agriculture and forestry extension; to support the development of small-scale production infrastructure such as irrigation works, pump stations and inter-village roads; to build integrated and regional rural development models, bringing into full play the characteristics and advantages of each region;

- To train health workers; to support health workers training schools in sharing experience on training methodology and techniques; to develop the physical foundations of medical establishments by upgrading, building and providing equipment and facilities to provincial-level specialized hospitals and centers, district-level health centers and commune-level health stations; to supply clean water and improve environmental sanitation;

- To prevent and fight HIV/AIDS; to support and provide medical treatment to HIV/AIDS-infected persons; to prevent, fight and mitigate the harms of narcotics; conducting communication on risks and dangers and on the application of safe contraceptive measures; to support population-related activities such as family planning, birth rate control, and raising of public awareness about population issues and reproductive healthcare;

- To train teachers of all educational levels, giving priority to primary and lower secondary school teachers in remote, deep-lying and ethnic minority areas; to build educational infrastructure and solid buildings for primary and lower secondary schools, pre-schools as well as boarding schools and dormitories for ethnic minority students;

- To provide support to persons in difficult circumstances (orphans, helpless children and people with disabilities);

- To overcome war consequences (defusing unexploded materials, conducting sedentarization, raising awareness about the danger of bombs, mines and unexploded materials, supporting war victims, with priority given to Agent Orange victims);

- To protect and improve the environment (planting and protecting forests and submerged forests); to conserve wild animals and bio-diversity; to preserve cultural heritages;

- To develop models of community-based natural disaster prevention and mitigation.

Part II

IMPLEMENTATION MEASURES AND ORGANIZATION

I. IMPLEMENTATION MEASURES

1. Amending and supplementing relevant legal documents in order to create favorable conditions for foreign non-governmental organizations to operate and provide assistance in Vietnam according to simple and quick procedures and, at the same time, enhancing management of the use of these assistance sources.

- To elaborate, guide and specify regulations on value added tax and personal income tax applicable to foreigners and Vietnamese working in foreign non-governmental organizations;

- To adopt policies to mobilize, encourage and award organizations and individuals that record achievements and contribute to increasing the assistance of foreign non-governmental organizations in Vietnam.

2. Enhancing cooperation and supplying information in order to introduce Vietnam's needs to foreign non-governmental organizations and donors, directing assistance to prioritized domains and geographical areas.

- To build a modern information system, ensuring the updating of accurate information on the situation and demands of branches and localities as a basis for foreign non-governmental organizations to consider and grant assistance; to post information on the Internet, publish bulletins and organize seminars in an appropriate and practical manner in order to enhance cooperation;

- To send delegations overseas to study the organization and modes of operation of foreign non-governmental organizations and hold overseas seminars on Vietnam; to enhance the participation of overseas Vietnamese diplomatic missions in mobilizing foreign non-governmental assistance;

- To enhance the operation of the Database on Foreign Non-Governmental Organizations under the Vietnam Union of Friendship Organizations in order to better meet foreign non-governmental organizations' information needs and, at the same time, better share information on the needs of Vietnamese branches, localities and partners; and depending on the practical conditions and situations, to organize annual conferences with foreign non-governmental organizations;

- To enhance cooperation and coordination with foreign non-governmental organizations in elaborating their plans on long-term operation in Vietnam; to formulate mechanisms on cooperation with foreign non-governmental organizations and bilateral as well as multilateral cooperation agencies;

- Branches and localities should supply information on their needs in a systematic manner to concerned agencies for synthesis and sharing with foreign non-governmental organizations.

3. Enhancing supervision and assessment work to raise assistance efficiency

- To build a system of supervision and assessment of foreign non-governmental programs and projects in order to draw experience for extensive application or improvement of operations and results of programs and projects nationwide.

- To enhance information and communication on the efficiency of foreign non-governmental assistance sources, effective projects and practical lessons and experience for donors and Vietnamese agencies;

- To enhance the supervision of foreign non-governmental projects by the Vietnam Fatherland Front, its member organizations and the community.

4. Enhancing the capacity of human resources engaged in foreign non-governmental assistance work

- To increase professional training and re-training for cadres engaged in foreign non-governmental assistance work at all levels regarding the skills of formulating, mobilizing, organizing, supervising, monitoring and evaluating foreign non-governmental projects, and state regulations;

- To build a contingent of cadres from the central to local levels and a network of domestic independent consultancy organizations, especially those engaged in project survey, design, monitoring and evaluation (promoting the role of scientists, universities and scientific research institutions in this work);

- To enhance the sharing of information and experience among Vietnamese staff working in foreign non-governmental organizations.

5. Consolidating the apparatus of central and local management agencies related to the operation and assistance of foreign non-governmental organizations

- To step by step perfect the functions, tasks and powers of the Working Committee for Foreign Non-Governmental Organizations;

- To consolidate and enhance the capacity of the Standing Board of the Working Committee for Foreign Non-Governmental Organizations;

- To consolidate and strengthen the capacity of agencies in charge of foreign non-governmental work in localities, ensuring sufficient full-time officials who are well and appropriately trained and material foundations and conditions for the mobilization, management and efficient use of assistance.

II. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

- The Working Committee for Foreign Non-Governmental Organizations shall urge and monitor the implementation of this Program and concretize this Program into specific action plans; to guide, coordinate and support ministries, branches and mass organizations at central and local levels in the mobilization of foreign non-governmental assistance;

- The Vietnam Union of Friendship Organizations shall coordinate the mobilization of assistance from, and keep relations with, foreign non-governmental organizations; monitor, guide, gather and supply information on the mobilization of assistance from, and the relationships with, foreign non-governmental organizations to branches and localities;

- The agencies joining in the Working Committee for Foreign Non-Governmental Organizations shall, depending on their functions and tasks, supervise and urge the implementation of this Program;

- Ministries, branches and central agencies of mass organizations shall base themselves on this Program to specify priorities in mobilizing foreign non-governmental assistance on the basis of their practical situation; to enhance coordination among their units and with localities in mobilizing and managing foreign non-governmental assistance;

- Provincial/municipal People's Committees shall base themselves on this Program to specify priorities in mobilizing foreign non-governmental assistance on the basis of the practical situation of each locality through their provincial level programs on mobilization of foreign non-governmental assistance;

- Funds for the elaboration and implementation of this Program are allocated from the state budget and included in the annual budgets of ministries, branches and central mass organizations, provincial/municipal People's Committees and the Working Committee for Foreign Non-Governmental Organizations.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 286/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất