Quyết định 1336/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1336/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1336/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 22/09/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1336/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 1336/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 69/TTr-BXD ngày 17 tháng 7 năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miển Trung và phía Nam đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi quy hoạch:
Quy hoạch thoát nước đô thị, thành phố, thị xã của các địa phương thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm, bao gồm:
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh;
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định;
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.
2. Đối tượng quy hoạch:
Hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, xử lý nước thải của các đô thị, thành phố, thị xã của các địa phương thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm.
3. Mục tiêu quy hoạch:
- Định hướng quy hoạch thoát nước cho các đô thị, tỉnh lỵ.
- Xây dựng những định hướng cơ bản về thoát nước cho từng vùng kinh tế trọng điểm.
- Xác định giải pháp hợp lý phát triển hệ thống thoát nước (bao gồm: các lưu vực, hướng thoát nước chính, chỉ tiêu thoát nước thải, dự báo tổng khối lượng, nước thải, lựa chọn hệ thống thoát nước, vị trí và quy mô các khu xử lý nước thải đô thị).
4. Quan điểm quy hoạch:
- Quản lý tổng hợp thoát nước theo lưu vực sông.
- Quy hoạch thoát nước của vùng phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thủy lợi của vùng và các quy hoạch liên quan khác.
- Quy hoạch thoát nước đô thị phải đồng bộ với các quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
- Quy hoạch hệ thống thoát nước của từng đô thị trong vùng phải tuân thủ theo quy hoạch phát triển thoát nước của vùng.
- Đối với các khu công nghiệp, đô thị mới phải quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng. Các đô thị đã có hệ thống thoát nước, tùy điều kiện cụ thể của từng đô thị để nghiên cứu tổ chức quy hoạch hệ thống thoát nước riêng hoặc nửa riêng.
- Nước thải sinh hoạt đô thị, công nghiệp và làng nghề phải xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Khuyến khích tái sử dụng nước thải đã qua xử lý để phục vụ cho các mục đích khác.
- Phát triển các công nghệ xử lý nước có thải hiệu quả cao và thân thiện với môi trường.
5. Nội dung quy hoạch thoát nước:
a) Các chỉ tiêu
- Nước thải sinh hoạt đô thị; theo tiêu chuẩn cấp nước TCXDVN 33: 2006;
- Hệ số pha loãng nước thải phụ thuộc vào khả năng tự làm sạch của nguồn nước, chế độ thủy văn, đặc điểm sử dụng nguồn nước;
- Chất lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn về môi trường Việt Nam hiện hành.
b) Quy hoạch thoát nước vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Quy hoạch thoát nước mưa
+ Lưu vực, hướng thoát: có 06 lưu vực thoát nước chính:
. Lưu vực sông Đáy: thuộc các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định và một phần của Hòa Bình, lưu vực chủ yếu thoát ra sông Nhuệ và sông Đáy. Riêng thành phố Hà Nội, lưu vực sông Sét, Kim Ngưu tiêu ra sông Hồng về mùa lũ qua trạm bơm Yên Sở;
. Lưu vực sông Cầu: phía Bắc sông Đuống: gồm các tỉnh: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn thuộc Hà Nội, chảy ra sông Cầu;
. Lưu vực tả sông Hồng: thuộc Nam sông Đuống (gồm các huyện: Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình) tỉnh Bắc Ninh, một phần tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên, chảy ra sông Hồng;
. Lưu vực hạ lưu sông Thái Bình thuộc tỉnh Hải Dương. Cụ thể thành phố Hải Dương thoát ra sông Sặt, sông Thái Bình;
. Lưu vực thành phố Hải Phòng thoát ra sông Lạch Tray, sông Cấm;
. Lưu vực thành phố Hạ Long thoát ra biển.
+ Hệ thống, công trình đầu mối:
. Hệ thống sông Nhuệ: tiêu chung cho 2 tỉnh, thành: Hà Nội và Hà Nam được tiêu ra 3 hướng: ra sông Hồng, ra sông Đáy, vào sông Châu. Các công trình đầu mối: trạm bơm tiêu Yên Sở tiêu ra sông Hồng và 3 trạm bơm lớn tiêu ra sông Đáy (trạm bơm tiêu Ngoại Độ 2, Quế 2 và Lạc Tràng 2);
. Hệ thống tiêu Bắc Đuống: tiêu chung cho Bắc Ninh và một phần diện tích của Hà Nội, Vĩnh Phúc. Nơi tiếp nhận nước tiêu của hệ thống là sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Đuống và sông Hồng. Khu vực đô thị Đông Anh phát triển sẽ được tiêu ra sông Hồng bằng trạm bơm Vĩnh Thanh;
. Hệ thống tiêu Bắc Hưng Hải: là hệ thống tiêu chung cho các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và một phần diện tích của tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội.
- Quy hoạch thoát nước thải
+ Dự báo lượng nước thải
Lượng nước thải các thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị tỉnh lỵ và các khu công nghiệp tập trung trong vùng khoảng: 2.030.000 m3/ngày, trong đó:
. Nước thải sinh hoạt khoảng: 1.230.000 m3/ngày.
. Nước thải công nghiệp khoảng: 800.000 m3/ngày.
+ Hệ thống thoát nước thải
Trong phạm vi nghiên cứu vùng, quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải mang tính chất liên đô thị chỉ áp dụng cho các đô thị liền kề nhau như Hà Nội – Hà Đông, Hải Phòng – Đồ Sơn.
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị chủ yếu giải quyết độc lập trong từng đô thị, phù hợp với sự phát triển của đô thị trong vùng.
Sự gắn kết mang tính chất vùng của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của các đô thị, khu công nghiệp được quản lý theo các lưu vực sông bao gồm 6 lưu vực chính: lưu vực sông Nhuệ, lưu vực sông Cầu, lưu vực tả sông Hồng, lưu vực sông Thái Bình, lưu vực sông Lạch Tray, sông Cấm và vùng biển Quảng Ninh.
+ Công nghệ xử lý nước thải
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng đô thị, áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại hoặc đơn giản phù hợp với yêu cầu nguồn tiếp nhận và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Quy hoạch thoát nước vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Quy hoạch thoát nước mưa
+ Lưu vực, hướng thoát:
Các đô thị tỉnh lỵ trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: việc thoát nước gắn lền với các sông chính, có 5 lưu vực chính sau:
. Thành phố Đà Nẵng thoát ra sông Hàn, sông Cu Đê;
. Thành phố Huế thoát ra sông Hương, sông Bồ;
. Thành phố Tam Kỳ thoát ra sông Tam Kỳ, sông Trường Giang;
. Thành phố Quảng Ngãi thoát ra sông Vệ, sông Trà Khúc;
. Thành phố Quy Nhơn thoát ra sông Côn, sông Hà Thanh.
+ Hệ thống, công trình đầu mối
Các đô thị tỉnh lỵ trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở hạ lưu các sông hoặc đoạn sông chịu ảnh hưởng của thủy triều. Với cao độ nền hiện có vấn đề tiêu thoát nước tại các đô thị về mùa kiệt thuận lợi. Song về mùa lũ một số đô thị bị ngập lụt khi xảy ra lũ với tần suất 5%, thậm chí 10%, xây dựng các công trình đầu nguồn đa mục tiêu nhằm giải quyết cấp nước hạ lưu, phát điện, cắt giảm lũ trên các lưu vực sông:
. Trên hệ thống sông Ô Lâu xây dựng hồ chứa Ô Lâu dung tích 40 x 106m3;
. Trên hệ thống sông Hương xây dựng hồ cắt lũ Tả Trạch, Bình Điền, Cổ Bi;
. Trên hệ thống sông Bù Lu xây dựng hồ Thủy Yên, Thủy Cam dung tích 26 x 106m3 cấp nước cho Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và cắt lũ cho sông Thừa Lưu;
. Trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn xây dựng các hồ: Sông Bung 2, Sông Bung 4, A Vương 1, A Vương 4, Sông Con 2, Sông Giăng, Đakmi 1, Đakmi 4, Sông Tranh 1, Sông Tranh 2 và Sông Khang với tổng dung tích hữu ích 2.857 x 106m3, dung tích phòng lũ 1.187 x 106m3.
. Trên sông Trà Khúc xây hồ Nước Trong để cấp nước cho khu kinh tế Dung Quất;
. Trên sông Côn xây dựng hồ Định Bình giai đoạn I dung tích hữu ích 200 x 106m3, dung tích phòng lũ 112 x 106m3 cấp nước cho vùng hạ du và thành phố Quy Nhơn.
- Quy hoạch thoát nước thải
+ Dự báo lượng nước thải
Lượng nước thải các thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị tỉnh lỵ và các khu công nghiệp, khu kinh tế trong vùng là: 554.000m3/ngày, trong đó:
. Nước thải sinh hoạt khoảng: 384.000m3/ngày;
. Nước thải công nghiệp khoảng: 170.000m3/ngày.
+ Hệ thống thoát nước thải
Do đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, địa hình có hướng dốc từ Tây sang Đông, các sông, suối ngắn, có độ dốc lớn, thường xuyên gây ngập úng cho khu vực hạ lưu, các đô thị lớn nằm cách xa nhau, do vậy trong quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sẽ chủ yếu giải quyết độc lập cho từng đô thị, phù hợp với sự phát triển của đô thị trong vùng.
+ Công nghệ xử lý nước thải
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng đô thị, áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại hoặc đơn giản phù hợp với yêu cầu nguồn tiếp nhận và điều kiện kinh tế - xã hội.
d) Quy hoạch thoát nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Quy hoạch thoát nước mưa
+ Lưu vực, hướng thoát: phân chia thành 3 lưu vực chính:
. Khu vực có địa hình cao: bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Công trình thủy lợi có nhiệm vụ chính trữ nước tưới tiêu cho vùng cây công nghiệp, thoát nước lũ cục bộ mùa mưa, cấp nước cho sinh hoạt và các khu công nghiệp kết hợp thủy điện;
. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: có địa hình không cao, tương đối phẳng, ảnh hưởng chế độ bán nhật triều lớn. Nghiên cứu thoát nước cho khu vực có kết hợp các công trình thủy lợi trên cơ sở các kênh rạch tự nhiên gồm 27 mạng lưới kênh rạch chính với tổng chiều dài lớn hơn 310km, hệ thống đê ngăn triều, lũ và hệ thống cống, đập;
. Khu vực hai tỉnh Long An và Tiền Giang: hệ thống thoát nước chủ yếu theo vùng thủy lợi sông Tiền (hệ thống sông Mê Kông) và sông Vàm Cỏ, thoát lũ cho khu vực Đồng Tháp Mười và ngăn mặn từ biển vào nhằm giảm ngập lũ.
+ Hệ thống, công trình đầu mối
Tập trung đầu tư hoàn chỉnh, nâng cấp, kiên cố hóa các hệ thống thủy lợi hiện có như Dầu Tiếng (Tây Ninh), Trị An (Đồng Nai), Thác Mơ, Lộc Giang, Đồng Soài, Cần Đơn (Bình Phước), ven sông Sài Gòn (Bình Dương) để nâng cao hiệu quả tưới và cấp nước, giảm ngập lũ cho hạ lưu.
Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đa mục tiêu để giải quyết cấp nước cho các vùng thiếu nước, ưu tiên cấp nước cho dân sinh và công nghiệp: Phước Hòa (Bình Dương – Bình Phước); Suối Cả, Phước Thái (Đồng Nai); Sông Ray, Tầm Bố (Bà Rịa – Vũng Tàu); giảm lũ cho hạ du, cải tạo môi trường.
Xây dựng hệ thống chống ngập úng, ô nhiễm, xâm nhập mặn, đồng thời kết hợp mở rộng giao thông cho các khu đô thị hạ lưu các sông Sài Gòn, Đồng Nai.
Củng cố và phát triển hệ thống đê biển chịu được mức nước triều với tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9, 10. Bảo vệ và phát triển tầng phủ rừng đầu nguồn, điều tiết dòng chảy, giảm ngập úng cho vùng hạ lưu.
- Quy hoạch thoát nước thải
+ Dự báo lượng nước thải
Lượng nước thải các thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị tỉnh lỵ và khu công nghiệp trong vùng khoảng: 3.070.000m3/ngày, trong đó:
. Nước thải sinh hoạt khoảng: 2.270.000m3/ngày;
. Nước thải công nghiệp khoảng: 800.000m3/ngày.
+ Hệ thống thoát nước thải
Trong phạm vi nghiên cứu, quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải được nghiên cứu, lập cho các đô thị liền kề nhau.
Nghiên cứu thoát nước thải liên đô thị trên trục quốc lộ 51 (từ Long Thành đến Bà Rịa – Vũng Tàu)
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị chủ yếu giải quyết độc lập cho từng đô thị, phù hợp với sự phát triển của đô thị trong vùng.
+ Công nghệ xử lý nước thải
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng đô thị, áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại hoặc đơn giản phù hợp với yêu cầu nguồn tiếp nhận và điều kiện kinh tế - xã hội.
6. Khái toán chi phí đầu tư
Ước tính vốn đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải các thành phố, thị xã, các khu kinh tế các giai đoạn (kinh phí này không bao gồm kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng).
Vùng kinh tế trọng điểm |
Đến năm 2010 |
Đến năm 2020 | ||
Tỷ đồng |
Tương đương (triệu USD) |
Tỷ đồng |
Tương đương (triệu USD) | |
Bắc Bộ |
3.360 |
200 |
16.800 |
1.020 |
Miền Trung |
1.600 |
100 |
16.800 |
1.020 |
Phía Nam |
3.040 |
185 |
22.400 |
1.360 |
Tổng cộng |
8.000 |
485 |
56.000 |
3.400 |
Nguồn vốn để đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:
- Nguồn vốn ngân sách trung ương;
- Nguồn vốn ngân sách địa phương;
- Nguồn vốn tài trợ nước ngoài;
- Nguồn vốn vay dài hạn;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Cơ chế, chính sách
Để đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống thoát nước được đồng bộ, có hiệu quả, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ ưu đãi sau:
- Miễn tiền sử dụng đất;
- Hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình ngoài hàng rào của dự án;
- Được áp dụng các mức thuế (VAT, thu nhập doanh nghiệp …) ở mức ưu đãi nhất theo quy định hiện hành;
- Các đơn vị thoát nước được sử dụng toàn bộ nguồn thu từ phí thoát nước để thực hiện việc quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước và công trình xử lý nước thải và từng bước bù đắp chi phí đầu tư.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Xây dựng:
- Quản lý đồ án quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành thoát nước trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch thoát nước vùng theo nội dung Quy hoạch này;
- Chủ trì lựa chọn chủ đầu tư các dự án thoát nước vùng liên tỉnh và chỉ đạo thực hiện.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Cân đối, bố trí vốn ngân sách cho các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị đã được phê duyệt.
3. Bộ Tài chính
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc cân đối, bố trí ngân sách cho các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị đã được phê duyệt.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường theo quy định đối với hệ thống thoát nước đô thị đã được đầu tư xây dựng.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng kinh tế trọng điểm:
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành thoát nước trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch thoát nước vùng kinh tế trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án thoát nước trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các Bộ liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 1336/QD-TTg |
Hanoi, September 22,2008 |
DECISION
APPROVING THE WATER DRAINAGE PLANNING FOR THREE KEY NORTHERN, CENTRAL AND SOUTHERN ECONOMIC REGIONS TILL 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Ministry of Construction in Report No.69/TTr-BXD of July 17, 2008, on the approval of the water drainage planning for three key northern, central and southern economic regions till 2020,
DECIDES:
Article 1.- To approve the water drainage planning for three key northern, central and southern economic regions till 2020 with the following major contents:
1. The planning scope
The water drainage planning for urban centers, cities and provincial towns of localities in the three key economic regions covers:
- The northern key economic region embracing the provinces and cities of Hanoi. Haiphong. Quang Ninh. Hai Duong. Hung Yen. Vinh Phuc and Bac Ninh:
- The central key economic region, covering the provinces and city of Da Nang,Thua Thien - Hue, Quang Nam. Quang Ngai and Binh Dinh:
- The southern key economic region, comprising Ho Chi Minn City and the provinces of Dong Nai, Ba Ria- Vung Tau. Tay Ninh, Binh Duong, Binh Phuoc, Long An and Tien Giang.
2. The planning objects:
Rain water drainage systems and waste water drainage and treatment systems of urban centers, cities and provincial towns of localities in the three key economic regions.
3.The planning objectives:
- To orientate the water drainage planning for urban centers and provincial towns;
- To formulate basic water drainage orientations for every key economic region;
To identify reasonable solutions to the development of water drainage systems (including main water drainage basins and directions, waste water drainage targets, total waste water volume forecast, selection of water drainage systems, locations and sizes of urban waste water treatment zones).
4.The planning viewpoints:
- To comprehensively manage water drainage according to river basin;
- The regional water drainage planning must be in line with the regional socio-economic development planning and irrigation development planning and other relevant plannings;
- The urban water drainage planning must be synchronous with other infrastructure system plannings;
- The water drainage system planning for each urban center in the region must comply with the regional water drainage development planning:
- For industrial parks and new urban centers, separate rain water and waste water drainage systems must be planned and constructed. For urban centers where water drainage systems are available, separate or semi-separate water drainage systems shall be studied and planned, depending on specific conditions of each urban center;
- Urban daily-life, industrial and craft village waste water must be treated up to environmental standards before being discharged into receptacle sources. To encourage the re-use of treated waste water for other purposes:
To develop highly effective and environment-friendly waste water treatment technologies.
5. The planning contents a/ Targets
- Urban daily-life waste water: To comply with water supply Standard TCXDVN 33:2006;
- The waste water-diluting coefficient depends on the self-cleansing capability of water sources, hydrographic regimes and water source use characters;
- Daily-life and industrial waste water quality, after being treated, must be up to Vietnam's current environmental standards.
b/ Northern key economic region water drainage planning
- Rain water drainage planning
+ Drainage basins and directions: There are six main water drainage basins:
• Day river basin, which embraces Hanoi city and the provinces of Ha Nam, Ninh Binh, Nam Dinh and partly Hoa Binh. This basin drains water mainly to Nhue and Day rivers. Particularly for Hanoi city, Set and Kim Nguu river basins drain water to Red river in the flood season through Yen So pump station;
• Cau river basin, North of Duong river, covering the provinces of Bac Ninh and Vinh Phuc, the districts of Gia Lam, Dong Anh and Soc Son of Hanoi, flowing to Cau river;
• Red river left basin in southern Duong river (covering the districts of Thuan Thanh, Luong Tai, Gia Binh of) Bac Ninh province, part of Hai Duong province and Hung Yen province, flowing to Red river;
• Thai Binh river downstream basin in Hai Duong province. Concretely, for Hai Duong city, rain water drains to Sat and Thai Binh rivers;
• Hai Phong city basin draining water to Lach Tray and Cam rivers:
• Ha Long city basin draining water to the sea.
+ Major systems and works:
• Nhue river system: Draining water for Hanoi city and Ha Nam province in 3 directions to Red river, Day river and Chau river. Major works: Yen So pump station draining water to Red river and three big pump stations draining water to Day river (Ngoai Do 2, Que 2 and Lac Trang 2 pump stations);
• Northern Duong river drainage system: Draining water for Bac Ninh and part of Hanoi, Vinh Phuc. Receiving drained water of this system are Cau, Ca Lo. Ngu Huyen Khe, Duong and Red rivers. For newly developed Dong Anh urban center, water will be drained to Red river through Vinh Thanh pump station;
• Bac Hung Hai drainage system: Draining water for Hung Yen and Hai Duong province and part of Bac Ninh province and Hanoi city.
- Waste water drainage planning
+ Waste water volume forecast
The waste water volume of centrally run cities, provincial towns, industrial parks in the region will approximate 2,030,000 m3/day, including:
• Daily-life waste water: Around.1,230,000 m3/day;
• Industrial waste water: Around 800,000 m3/day.
+ Waste water drainage systems
Within the regional study scope, the inter-urban waste water drainage and treatment planning will only apply to adjacent urban centers such as Hanoi- Ha Dong. Hai Phong -Do Son.
The urban water drainage and waste water treatment systems will be mainly built independently in each urban center in conformity with the regional urban development.
The regional connection of water drainage and waste water treatment systems of urban centers and industrial parks will be managed according to river basins, comprising 6 main ones: Nhue river basin, Cau river basin, Red river left basin. Thai Binh river basin. Lach Tray river basin, and Cam river and Quang Ninh sea area.
+ Waste water treatment technologies
Depending on specific conditions of each urban center, modern or simple waste water treatment technologies will be applied in conformity with the requirements of receptacle sources and local natural and socio-economic conditions.
c/ Central key economic region water drainage planning
- Rain water drainage planning
+ Drainage basins and directions:
For urban centers in the central key economic region: Water will be drained to principal rivers, with 6 main river basins:
• For Da Nang city, water will be drained to Han and Cu De rivers;
• For Hue city, water will be drained to
Huong and Bo rivers:
• For TarnKy city, water will be drained to TarnKy and Truong Giang rivers;
• For Quang Ngai city, water will be drained to Ve and Tra Khuc rivers;
• For Quy Nhon city, water will be drained to Con and Ha Thanh rivers.
+ Major systems and works
Provincial towns in the central key economic region lie in downstream areas or at river sections affected by sea tide. With the existing foundation elevation, the water drainage in urban centers during the dry season sees no problem. But in the flood season, a number of urban centers become flooded upon the occurrence of floods at 5% or even 10% frequency; hence, multi-purpose headwater facilities will be built for water supply to downstream areas, electricity generation and reduction of floods in river basins, including:
• On the O Lau river system: To build O Lau reservoir of 40 x 106 m3 capacity;
• On the Huong river system: To build flood - cutting reservoirs of Ta Trach. Binh Dien and Co Bi;
• On the Bu Lu river system: To build Thuy Yen reservoir in Thuy Cam with a 26 x 106 m3 capacity, supplying water for Chan May - Lang Co economic zone and cutting off floods for Thua Luu river;
• On the Vu Gia - Thu Bon river system: To build reservoirs of Bung river 2. Bung river 4, A Vuong 1. A Vuong 4. Con river 2. Giang river,
Dakmi 1, Dakmi 4, Tranh river 1, Tranh river 2 and Khang river with a total useful capacity of 2,857 x 106 m3 and an anti-flood capacity of 1,187 x 106m3;
• On Tra Khuc river: To build Nuoc Trong reservoir to supply water for Dung Quat economic zone;
• On Con river: To build Dinh Binh reservoir, stage I, with a useful capacity of 200 x 106 m3 and an anti-flood capacity of 112 x 106 m3, supplying water for downstream areas and Quy Nhon city.
- Waste water drainage planning
+ Waste water volume forecast
The waste water volume of centrally run cities, provincial towns, industrial parks and economic zones in the region will be 554,000 m3/day, including:
• Daily-life waste water: Around 384,000 m3/day;
• Industrial waste water: Around 170,000 m3/day.
+ Waste water drainage systems
Due to the characters of the central key economic region with its terrain sloping from West to East, short and highly sloping rivers and streams which frequently cause floods and water logging in downstream areas, and big urban centers located far from each other, the water drainage and waste water treatment systems will mainly be planned independently for each urban center, suitable to regional urban development.
- Waste water treatment technologies
Depending on specific conditions of each urban center, modern or simple waste water treatment technologies will be applied in conformity with requirements of the receptacle sources and socio-economic conditions.
d/ Southern key economic region water drainage planning
- Rain water drainage planning
+ Drainage basins and directions: There are three principal basins:
• For high-terrain areas, including Dong Nai, Binh Duong, Binh Phuoc and Tay Ninh provinces, the irrigation works function mainly to store water for the irrigation of industrial crop areas, to sectionally drain water in the rainy season and to supply water for daily-life activities and industrial parks and to generate hydro-electricity;
• For Ho Chi Minh City area which has not high but fairly flat terrain and is affected by semi-daily tidal wave, its water drainage system will be studied in combination with irrigation works on the basis of natural canals and ditches, which constitute 27 main canal and ditch networks with a total length of over 310 km, breakwater systems and sluice gate and dam systems;
• For the area of Long An and Tien Giang provinces: The water drainage systems will be mainly Tien river (Mekong river system) and Vam Co river-irrigated areas, draining floods for Dong Thap Muoi (Plain of Reeds) and preventing sea water encroachment, in order to reduce floods.
+ Major systems and works
To concentrate investment on the completion, upgrading or embankment of existing irrigation systems such as Dau Tieng (Tay Ninh), Tri An (Dong Nai). Thac Mo, Loc Giang, Dong Soai, Can Don (Binh Phuoc), Saigon riverside systems in order to raise the efficiency of irrigation and water supply and reduce floods for downstream areas.
To invest in the construction of multipurpose irrigation works in order to supply water for areas prone to water shortage, prioritizing the water supply for daily-life and industrial activities, including: Phuoc Hoa (Binh Duong- Binh Phuoc); Suoi Ca, Phuoc Thai (Dong Nai): Song Ray, Tam Bo (Ba Ria-Vung Tau); and to reduce floods for downstream areas and improve the environment.
To build systems against flooding, pollution and sea water encroachment while expanding communications and transport for urban centers downstream Sai Gon and Dong Nai rivers.
To consolidate and develop sea dyke systems standing firm before sea tide of 5% frequency, corresponding to typhoons of level 9 or 10. To protect and develop headwater forest canopy, regulate flow currents and reduce flooding for downstream areas.
- Waste water drainage planning
+ Waste water volume forecast
The waste water volume of centrally run cities, provincial towns and industrial parks in the region will approximate 3.070.000 m3day. including:
•Daily-life waste water: Around 2.270.000 m3day;
•Industrial waste water: Around 800,000 m3day.
+ Waste water drainage systems
Within the scope of study, the water drainage and waste water treatment plannings are studied and formulated for adjacent urban centers.
The inter-urban waste water drainage along national highway 51 (from Long Thanh to Ba Ria - Vung Tau) will be studied.
The urban water drainage and waste water treatment systems will be mainly developed independently for each urban center in conformity with the regional urban development.
+ Waste water treatment technologies
Depending on the specific conditions of each urban center, modern or simple waste water treatment technologies will be applied in conformity with requirements of the receptacle sources and socio-economic conditions.
6. Investment capital projections
Investment capital for the construction of water drainage and waste water treatment systems of cities, provincial towns and economic zones in different periods (exclusive of funding for ground clearance and compensation) is estimated as follows:
Key economic region |
Up to 2010 |
Up to 2020 |
||
VND billion |
Equivalent (USD million) |
VND billion |
Equivalent (USD million) |
|
Northern |
3,360 |
200 |
16,800 |
1,020 |
Central |
1,600 |
100 |
16,800 |
1,020 |
Southern |
3,040 |
185 |
22,400 |
1,360 |
Total |
8,000 |
4S5 |
56,000 |
3,400 |
Investment capital sources for the construction of water drainage and waste water treatment systems:
- Central budget capital:
- Local budget capital;
- Foreign aid:
- Long-term loan capital:
- Other lawful capital sources.
Article 2.- Mechanisms and policies
In order to ensure coordinated and efficient investment in the construction and management of water drainage systems up to environmental hygiene standards, the following incentive mechanisms and policies will be applied:
- Exemption from land use levies.
- Funding support for ground clearance and construction of facilities outside the projects' fences;
- The most preferential (value-added, corporate income, etc.) tax rates under current regulations:
- Water drainage establishments are entitled to use all collected water drainage charges for the management, operation and maintenance of water drainage systems and waste water treatment works and incrementally cover investment expenditures.
Article 3.- Organization of implementation
1. The Ministry of Construction
- To manage the planning schemes on water drainage for three key economic regions, already approved by the Prime Minister.
- To guide localities to scrutinize and adjust construction plannings and specialized water drainage plannings in their respective provinces to conform with the regional water drainage planning in accordance with the contents of this planning.
- To assume the prime responsibility for the selection of investors in inter-provincial water drainage projects and to direct the implementation thereof.
2. The Ministry of Planning and Investment:
To balance and arrange budget capital for the approved investment projects on construction of urban water drainage systems.
3. The Ministry of Finance
To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in balancing and allocating budget capital for the approved investment projects on construction of urban water drainage systems.
4.The Ministry of Natural Resources and Environment:
To monitor, examine and asset the environmental standards prescribed for constructed urban water drainage systems.
5. The People's Committees of provinces and cities in the key economic regions:
- To review and adjust construction plannings and specialized water drainage plannings in their respective localities to conform with the key economic region water drainage planning already approved by the Prime Minister.
- To direct the implementation of water drainage projects in their localities under current regulations.
Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
The Construction Minister and concerned ministers, presidents of provincial/municipal People's Committees in the key economic regions and heads of concerned agencies shall implement this Decision.
|
FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây