Nghị định 43/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước

thuộc tính Nghị định 43/1999/NĐ-CP

Nghị định 43/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:43/1999/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:29/06/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 43/1999/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 43/1999/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 1999
VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư.

Chính phủ thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.

 

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua các hình thức:

a) Cho vay đầu tư;

b) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;

c) Bảo lãnh tín dụng đầu tư.

2. Việc huy động vốn trong và ngoài nước để cho vay trung hạn, dài hạn của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

 

Điều 3. Nguyên tắc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

1. Chỉ hỗ trợ cho những dự án đầu tư Nhà nước cần khuyến khích, có hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo hoàn trả được vốn vay.

2. Một dự án có thể được hỗ trợ đồng thời bằng hình thức cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư.

3. Việc cho vay vốn đầu tư phải thực hiện theo đúng mục tiêu và tiến độ đầu tư của dự án.

 

4. Dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và chấp thuận cho vay trước khi quyết định đầu tư.

 

Điều 4. Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được duyệt.

2. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian từ khi nhận khoản vay đầu tiên đến thời điểm trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.

3. Thời hạn ân hạn là khoảng thời gian chưa phải trả nợ gốc, từ khi khởi công xây dựng công trình hoặc mua sắm thiết bị đến khi hoàn thành đưa vào sản xuất kinh doanh.

4. Thời hạn trả nợ là thời gian từ khi dự án kết thúc thời hạn ân hạn cho đến khi trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.

5. Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian quy định phải trả nợ trong thời hạn trả nợ.

6. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế được ký bằng văn bản về vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giữa Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc tổ chức tín dụng được uỷ thác với chủ đầu tư.

7. Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Quỹ hỗ trợ phát triển với tổ chức tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Trong trường hợp bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho bên đi vay.

8. Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng kinh tế được ký bằng văn bản về bảo lãnh tín dụng đầu tư giữa Quỹ hỗ trợ phát triển với bên được bảo lãnh.

9. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Nhà nước thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

10. Hợp đồng hỗ trợ lãi suất là hợp đồng kinh tế được ký bằng văn bản về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư giữa Quỹ hỗ trợ phát triển với chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án.

11. Tổ chức cho vay là Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc tổ chức tín dụng được Quỹ hỗ trợ phát triển uỷ thác cho vay.

 

Điều 5. Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển là một bộ phận của kế hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước, nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng; phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu về nguồn vốn và tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có phân theo các hình thức: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.

 

Điều 6. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:

1. Vốn điều lệ của Quỹ hỗ trợ phát triển.

2. Vốn ngân sách nhà nước cấp hàng năm.

3. Vốn thu hồi nợ hàng năm.

4. Vốn từ phát hành Trái phiếu Chính phủ.

5. Vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại.

6. Vốn do Quỹ hỗ trợ phát triển huy động:

a) Vay các Quỹ: Tích lũy trả nợ nước ngoài, Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội;

b) Huy động khác theo quy định của pháp luật.

7. Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 7. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được sử dụng để đáp ứng cho các nhu cầu:

1. Cho vay đầu tư;

2. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;

3. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư;

4. Trả nợ vốn vay.

 

CHƯƠNG II
CÁC HÌNH THỨC HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

 

MỤC I. CHO VAY ĐẦU TƯ

 

Điều 8. Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư phát triển có khả năng thu hồi vốn trực tiếp (bao gồm cả dự án cho vay thành lập doanh nghiệp mới, cho vay đổi mới thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất) của các thành phần kinh tế, bao gồm:

1. Những dự án đầu tư tại các vùng khó khăn theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) thuộc các ngành sau đây:

a) Sản xuất điện; khai thác khoáng sản (trừ dầu khí, nước khoáng, vàng, đá quý); hoá chất cơ bản; phân bón; thuốc trừ sâu vi sinh;

b) Chế tạo máy công cụ, máy động lực phục vụ nông nghiệp;

c) Xây dựng cơ sở chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, xây dựng cơ sở làm muối;

d) Sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều lao động;

đ) Trồng rừng nguyên liệu tập trung; trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả;

e) Cơ sở hạ tầng về giao thông, cấp nước, nhà ở có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

2. Các dự án nuôi trồng thuỷ hải sản, chăn nuôi bò sữa.

 

3. Các dự án thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hoá y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao.

4. Các dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vay lại.

5. Một số chương trình, dự án đầu tư khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 9. Điều kiện cho vay

1. Đối với dự án:

a) Thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 Nghị định này;

b) Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước;

2. Đối với chủ đầu tư:

a) Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị thì chủ đầu tư phải có tình hình tài chính rõ ràng, bảo đảm khả năng thanh toán và chi trả;

c) Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi;

d) Đối với tài sản hình thành bằng vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc, thì chủ đầu tư phải cam kết mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn vay vốn tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

e) Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại Điều 15 Nghị định này.

Điều 10. Mức vốn cho vay đối với từng dự án thực hiện theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

 

Điều 11. Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là 10 năm. Trường hợp đặc biệt vay trên 10 năm, do Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển quyết định.

 

Điều 12. Lãi suất cho vay

1. Lãi suất cho vay là 9%/năm. Khi lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng, giảm 10%, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay.

2. Đối với một dự án, mức lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng và được giữ nguyên trong suốt thời hạn cho vay.

3. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.

4. Số lãi phát sinh trong thời hạn ân hạn được xử lý như sau:

a) Đối với các dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp mới, chủ đầu tư chưa phải trả trong thời hạn ân hạn, mà được phân bổ trả đều trong các kỳ hạn trả nợ;

b) Đối với các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, chủ đầu tư phải dùng các nguồn vốn hợp pháp để trả lãi vay trong thời hạn ân hạn.

 

Điều 13. Hồ sơ và trình tự thẩm định

1. Trước khi quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải gửi Quỹ hỗ trợ phát triển các hồ sơ sau:

a) Báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo đầu tư phù hợp với các quy định của pháp luật về các vấn đề có liên quan đến dự án;

b) Phương án sản xuất kinh doanh và trả nợ vốn vay;

c) Riêng dự án mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, chủ đầu tư phải gửi báo cáo tài chính của doanh nghiệp 2 năm liên tục trước khi đầu tư;

Các tài liệu nói trên là bản chính.

2. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này, Quỹ hỗ trợ phát triển phải trả lời bằng văn bản việc chấp thuận cho vay hoặc không cho vay.

 

Điều 14. Hồ sơ và trình tự vay vốn

1. Hồ sơ vay vốn gồm:

a) Đơn xin vay vốn;

b) Báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo đầu tư đã được thông qua theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

d) Văn bản chấp thuận cho vay của Quỹ hỗ trợ phát triển;

đ) Tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình.

Các tài liệu nói trên là bản chính; riêng các tài liệu nêu tại điểm (c), (d), (đ) có thể là bản sao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn quy định tại khoản 1 Điều này, Quỹ hỗ trợ phát triển phải xem xét và thông báo cho chủ đầu tư bằng văn bản:

a) Trường hợp Quỹ hỗ trợ phát triển cho vay trực tiếp thì Quỹ thông báo cho chủ đầu tư ký hợp đồng tín dụng với Quỹ;

b) Trường hợp Quỹ hỗ trợ phát triển ủy thác cho tổ chức tín dụng cho vay thì Quỹ thông báo cho chủ đầu tư ký hợp đồng tín dụng với tổ chức tín dụng được ủy thác. Trong trường hợp này, Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ ký hợp đồng ủy thác với tổ chức tín dụng (trong đó, quy định nội dung ủy thác, quyền hạn và trách nhiệm của bên ủy thác và bên nhận ủy thác) và chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn cho tổ chức tín dụng được ủy thác; tổ chức nhận ủy thác không phải thẩm định lại phương án tài chính, phương án trả nợ của dự án;

c) Hợp đồng tín dụng được ký một lần cho toàn bộ dự án, có chia ra từng năm theo tiến độ đầu tư và phải ghi rõ các nội dung: mục đích sử dụng vốn vay, cách thức và tiến độ giải ngân, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức và thời hạn trả nợ, bảo đảm tiền vay và biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; quyền, nghĩa vụ của các bên và các cam kết khác được các bên thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Căn cứ hợp đồng tín dụng, hợp đồng giao thầu xây lắp, tư vấn, hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị, dự toán và các chứng từ thanh toán hợp lệ, tổ chức cho vay giải ngân để thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành. Mỗi lần rút vốn vay, chủ đầu tư phải ký khế ước nhận nợ với tổ chức cho vay.

 

Điều 15. Về bảo đảm tiền vay

1. Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay. Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác.

2. Đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn vay. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được cho, tặng, chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố các tài sản trên để vay vốn nơi khác.

3. Khi chủ đầu tư không trả được nợ, hoặc giải thể, phá sản, tổ chức cho vay được xử lý tài sản hình thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Điều 16. Quyết toán vốn đầu tư

1. Khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nội dung báo cáo quyết toán, trình tự lập, thẩm tra và phê duyệt (đối với dự án do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư) báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức cho vay có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận tổng số vốn đã cho vay, số dư nợ và số lãi phát sinh đến thời điểm dự án hoàn thành đưa vào sử dụng và nhận xét đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn vay để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo quyết toán.

 

Điều 17. Trả nợ vay

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn vay cho tổ chức cho vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký. Chủ đầu tư được dùng các nguồn sau đây để trả nợ:

a) Khấu hao hoặc nguồn thu phí sử dụng tài sản hình thành bằng vốn vay.

b) Lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác của chủ đầu tư.

2. Đến kỳ hạn trả nợ, nếu không trả được nợ và không được gia hạn thì tổ chức cho vay chuyển số nợ đến hạn không trả được sang nợ quá hạn và chủ đầu tư phải chịu lãi suất quá hạn.

 

Điều 18. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ

 

Trường hợp do nguyên nhân khách quan, chủ đầu tư không trả được nợ theo đúng thoả thuận được ghi trong hợp đồng tín dụng, thì có văn bản đề nghị kèm theo ý kiến của cấp quyết định đầu tư gửi tổ chức cho vay để xem xét điều chỉnh thời điểm trả nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này. Thời hạn gia hạn nợ tối đa bằng 1/3 thời hạn trả nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

 

Điều 19. Hợp đồng tín dụng chấm dứt khi:

1. Trả hết nợ vay;

2. Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cho vay

1. Quyền và nghĩa vụ của Quỹ hỗ trợ phát triển:

a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư khả thi, khả năng tài chính của mình trước khi quyết định cho vay;

b) Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ của dự án. Nếu xét thấy không có hiệu quả, không có khả năng hoàn trả nợ vay, thì Quỹ có văn bản từ chối cho vay gửi chủ đầu tư; đồng thời phải có báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;

c) Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của chủ đầu tư;

d) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện chủ đầu tư cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;

đ) Khởi kiện chủ đầu tư vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật;

e) Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác mà chủ đầu tư không trả được nợ thì tổ chức cho vay được quyền phát mại tài sản hình thành bằng vốn vay và tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

g) Điều chỉnh thời điểm trả nợ và kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định tại Điều 18 và điểm (a) khoản 3 Điều 22 Nghị định này;

h) Thực hiện cho vay đúng đối tượng, cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng và tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và theo quy định tại Nghị định này;

i) Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

k) Lưu giữ bảo quản hồ sơ vay vốn phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nhận ủy thác:

a) Thực hiện theo các quy định tại các điểm (c), (d), (đ), (e), (i), (k) của khoản 1 Điều này;

b) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ;

c) Thực hiện đúng hợp đồng ủy thác với Quỹ hỗ trợ phát triển.

 

Điêu 21. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư

1. Từ chối các yêu cầu của tổ chức cho vay không đúng với các quy định của pháp luật và các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

2. Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật.

3. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn, sử dụng vốn vay với tổ chức cho vay và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.

4. Sử dụng vốn vay đúng mục đích và thực hiện các nội dung khác đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

5. Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ vay và thực hiện nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

 

Điều 22. Rủi ro và xử lý rủi ro

1. Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị rủi ro do các nguyên nhân khách quan được xử lý như sau:

a) Do chính sách nhà nước thay đổi, do biến động của giá cả thị trường trong và ngoài nước ngoài dự kiến đã tính toán trong dự án khả thi mà chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc trả nợ vay, thì được xem xét gia hạn nợ; miễn, giảm lãi tiền vay; khoanh nợ;

b) Do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ làm mất tài sản, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận mà chủ đầu tư không trả được nợ, thì sau khi đã được nhận tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) được xem xét xoá một phần hoặc toàn bộ nợ vay. Trường hợp còn có khả năng trả nợ thì xử lý như điểm (a) khoản này.

2. Khoản bù đắp rủi ro quy định tại khoản 1 Điều này được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro của Quỹ hỗ trợ phát triển. Quỹ dự phòng rủi ro được trích 2% từ nguồn thu lãi cho vay hàng năm. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp thì Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Thẩm quyền xử lý rủi ro:

a) Quỹ hỗ trợ phát triển quyết định gia hạn nợ, miễn, giảm lãi tiền vay;

b) Thủ tướng Chính phủ quyết định khoanh nợ, xoá nợ trên cơ sở đề nghị của Quỹ hỗ trợ phát triển.

 

Điều 23. Việc cho vay đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vay lại thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài và các quy định của Nghị định này. Trường hợp các Nghị định số 87/NĐ-CP và Nghị định số 90/NĐ-CP có quy định khác với Nghị định này, thì thực hiện theo Nghị định số 87/NĐ-CP và Nghị định số 90/NĐ-CP nêu trên.

 

 

MỤC II. HỖ TRỢ LàI SUẤT SAU ĐẦU TƯ

 

Điều 24. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là các dự án thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) do chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để đầu tư, đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã hoàn trả được vốn vay.

 

Điều 25. Chủ đầu tư chỉ được nhận hỗ trợ lãi suất đối với số vốn vay đầu tư trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án.

 

Điều 26. Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

2. Dự án chưa được vay đầu tư, hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

3. Được Quỹ hỗ trợ phát triển chấp thuận và ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

 

Điều 27. Hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phải có các nội dung: tên dự án đầu tư, tổ chức tín dụng cho vay vốn, số vốn vay, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ, số tiền hỗ trợ lãi suất có chia ra theo kỳ hạn trả nợ, quyền, nghĩa vụ của các bên và các cam kết khác được các bên thoả thuận theo quy định của pháp luật.

 

Điều 28. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

1. Số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được xác định bằng tổng số vốn đã vay đầu tư của tổ chức tín dụng nhân (x) với 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước quy định tại Điều 12 Nghị định này. Mức lãi suất hỗ trợ được tính tại thời điểm vay vốn và ổn định trong suốt thời hạn vay vốn.

2. Việc cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được thực hiện một năm một lần vào cuối năm trên cơ sở số nợ gốc chủ đầu tư đã trả cho tổ chức tín dụng.

3. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chấm dứt khi hết thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng.

 

Điều 29. Trình tự và thủ tục hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

1. Để được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, chủ đầu tư phải gửi cho Quỹ hỗ trợ phát triển hồ sơ xin hỗ trợ lãi suất gồm:

a) Đơn xin hỗ trợ lãi suất;

b) Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

 

c) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi);

d) Hợp đồng tín dụng.

Các giấy tờ quy định tại các điểm (b), (c) và (d) trên đây là bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét, nếu chấp nhận thì làm thủ tục ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất. Nếu không chấp nhận thì Quỹ có văn bản gửi chủ đầu tư; đồng thời phải có báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

3. Để được cấp tiền hỗ trợ lãi suất, chủ đầu tư phải gửi cho Quỹ hỗ trợ phát triển:

a) Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (bản chính);

b) Khế ước nhận nợ (bản sao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);

c) Chứng từ gốc trả nợ trong năm của chủ đầu tư cho tổ chức tín dụng cho vay vốn.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Quỹ hỗ trợ phát triển làm thủ tục cấp tiền hỗ trợ lãi suất cho chủ đầu tư.

 

MỤC III. BẢO LàNH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

 

Điều 30. Đối tượng được bảo lãnh là các chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, không được vay hoặc mới được vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

 

Điều 31. Chủ đầu tư muốn được bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã được tổ chức tín dụng thẩm định cho vay và có văn bản yêu cầu bảo lãnh.

2. Được Quỹ hỗ trợ phát triển chấp thuận phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay.

3. Phải có tài sản bảo đảm cho bảo lãnh theo quy định dưới đây:

a) Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, khi được bảo lãnh, chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm cho bảo lãnh.

b) Đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, khi được bảo lãnh, ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm cho bảo lãnh, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn được bảo lãnh. Trường hợp đặc biệt, do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

c) Trong thời hạn bảo lãnh, chủ đầu tư không được cho, tặng, chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác.

 

Điều 32. Thời hạn bảo lãnh được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thoả thuận giữa chủ đầu tư với tổ chức tín dụng cho vay thực hiện dự án.

 

Điều 33. Mức bảo lãnh

1. Mức bảo lãnh đối với một dự án bằng mức vốn vay của tổ chức tín dụng trong tổng mức đầu tư của dự án, nhưng tối đa không vượt mức quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

2. Tổng mức bảo lãnh cho các dự án trong năm của Quỹ hỗ trợ phát triển không vượt quá tổng số vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong năm đó.

 

Điều 34. Hàng năm, Quỹ hỗ trợ phát triển được trích 5% tổng số vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (trừ vốn ODA cho vay lại) để dự phòng trả cho các tổ chức tín dụng khi chủ đầu tư được bảo lãnh không trả nợ đúng hạn. Nếu cuối năm không sử dụng hết, thì số vốn này được chuyển thành nguồn vốn cho vay năm sau. Trường hợp số vốn dự phòng không đủ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì Hội đồng quản lý Quỹ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Điều 35. Chủ đầu tư được bảo lãnh phải trả cho Quỹ hỗ trợ phát triển một khoản phí bảo lãnh là 0,5%/năm tính trên số tiền đang bảo lãnh.

 

Điều 36. Hồ sơ xin bảo lãnh

1. Đơn xin bảo lãnh của chủ đầu tư và văn bản của tổ chức tín dụng yêu cầu bảo lãnh;

2. Hồ sơ dự án xin bảo lãnh theo quy định tại điểm (b), (c) khoản 1 Điều 13 và điểm (b), (c), (đ) khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

3. Văn bản thẩm định cho vay của tổ chức tín dụng.

 

Điều 37. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin bảo lãnh, Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét, nếu chấp thuận thì ký kết hợp đồng bảo lãnh và làm thủ tục phát hành thư bảo lãnh. Nếu từ chối bảo lãnh thì Quỹ có văn bản gửi chủ đầu tư; đồng thời phải có báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

 

Điều 38. Hợp đồng bảo lãnh

1. Quỹ hỗ trợ phát triển và chủ đầu tư ký kết hợp đồng bảo lãnh, trong đó quy định rõ số tiền được bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, phí bảo lãnh, các hình thức bảo đảm cho khoản bảo lãnh; quyền, nghĩa vụ của các bên và các cam kết khác được các bên thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Hợp đồng bảo lãnh chấm dứt khi:

a) Chủ đầu tư được bảo lãnh đã hoàn trả hết nợ cho tổ chức tín dụng hoặc cho Quỹ hỗ trợ phát triển (trong trường hợp Quỹ hỗ trợ phát triển phải trả nợ thay);

 

b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Điều 39. Đến thời hạn trả nợ, chủ đầu tư không trả được một phần hoặc toàn bộ số nợ vay mà không được tổ chức tín dụng cho hoãn, giãn nợ, thì Quỹ hỗ trợ phát triển phải trả nợ thay phần còn thiếu cho tổ chức tín dụng; đồng thời chủ đầu tư phải ký khế ước nhận nợ vay với Quỹ hỗ trợ phát triển về số tiền trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 130% lãi suất đang vay của tổ chức tín dụng. Quỹ hỗ trợ phát triển được xử lý tài sản bảo đảm cho bảo lãnh như đối với tài sản thế chấp để thu hồi nợ hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

 

Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh

1. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh (Quỹ hỗ trợ phát triển ):

a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các tài liệu theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này;

b) Yêu cầu chủ đầu tư phải có tài sản bảo đảm cho việc bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định này;

c) Thu phí dịch vụ bảo lãnh quy định tại Điều 35 Nghị định này;

d) Phối hợp với tổ chức tín dụng cho vay vốn kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của chủ đầu tư;

đ) Từ chối bảo lãnh nếu không đủ điều kiện bảo lãnh;

e) Thực hiện đầy đủ cam kết trong thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh.

2. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh (chủ đầu tư):

a) Yêu cầu Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh;

b) Cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh theo yêu cầu của Quỹ hỗ trợ phát triển và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin và tài liệu nói trên;

c) Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng bảo lãnh;

d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các hoạt động liên quan đến việc bảo lãnh.

 

CHƯƠNG III

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

 

 

Điều 41. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ

1. Quyết định chương trình mục tiêu và chính sách hỗ trợ đầu tư.

2. Quyết định nguồn vốn và tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ kế hoạch; quyết định danh mục và mức vốn cho vay các dự án nhóm A.

3. Giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển các chỉ tiêu kế hoạch về nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo các hình thức hỗ trợ (cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư) và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng.

4. Quyết định bổ sung, sửa đổi chính sách và biện pháp điều hành thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

 

Điều 42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch hàng năm cho Quỹ hỗ trợ phát triển về nguồn vốn, tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có phân theo các hình thức hỗ trợ đầu tư và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng trong kỳ kế hoạch.

2. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan liên quan và kết quả thẩm định của Quỹ hỗ trợ phát triển về phương án tài chính và phương án trả nợ; thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án nhóm A; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục và mức vốn cho vay thuộc các dự án nhóm A.

3. Cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.

4. Công bố rộng rãi và cập nhật các thông tin về quy hoạch, chiến lược và định hướng phát triển ngành, vùng, sản phẩm; về thị trường trong và ngoài nước, và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển của Nhà nước.

5. Kiểm tra việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước, qua đó kiến nghị, đề xuất với Chính phủ bổ sung, sửa đổi các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.

 

Điều 43. Bộ Tài chính

1. Hướng dẫn Quỹ hỗ trợ phát triển và các tổ chức liên quan trong việc huy động các nguồn vốn cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

2. Phát hành Trái phiếu Chính phủ huy động vốn cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

3. Bố trí vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.

4. Kiểm tra, giám sát Quỹ hỗ trợ phát triển trong việc vay vốn, nhận nợ và trả nợ các nguồn vốn huy động; sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để cho vay đầu tư, cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, trả nợ thay bảo lãnh tín dụng đầu tư.

5. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, cơ chế tài chính, huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; giám sát Quỹ hỗ trợ phát triển ban hành văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ của Quỹ.

 

Điều 44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng có liên quan đến tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo các tổ chức tín dụng huy động vốn để cho vay trung, dài hạn phục vụ chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ về phục vụ định hướng chuyển dịch cơ cấu và các chương trình kinh tế, các ngành mũi nhọn; phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển, thực hiện nhận ủy thác cho vay, cho vay các dự án được Quỹ hỗ trợ phát triển bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

 

Điều 45. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Công bố rộng rãi quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển và các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, sản phẩm, vùng lãnh thổ và các thông tin cần thiết khác trong từng thời kỳ kế hoạch làm cơ sở xây dựng và thẩm định các dự án được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.

2. Quyết định theo thẩm quyền thành lập các doanh nghiệp nhà nước để làm chủ đầu tư các dự án được Nhà nước hỗ trợ đầu tư. Xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan đến các dự án đầu tư thuộc nhóm A làm cơ sở cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.

3. Chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư, đảm bảo tiến độ và hoàn trả vốn vay theo đúng cam kết của hợp đồng tín dụng.

4. Phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển giải quyết hậu quả đối với các dự án bị đình chỉ hoặc không trả được nợ vay thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG IV
QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

 

Điều 46. Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí. Quỹ có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, được cấp vốn điều lệ.

 

Điều 47. Quỹ hỗ trợ phát triển có nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; cho vay và thu hồi nợ các dự án vay vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư theo quy định của Nghị định này; nhận cho vay ủy thác đối với các nguồn vốn do các địa phương và các tổ chức trong, ngoài nước dành để cho vay đầu tư; tái bảo lãnh cho các Quỹ đầu tư của các ngành, các tổ chức và các địa phương; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

 

Điều 48. Quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động theo điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chịu sự quản lý nhà nước cuả các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện theo quy định của Chính phủ.

 

CHƯƠNG V
BÁO CÁO, THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 49. Thanh tra, kiểm tra, báo cáo

1. Tất cả các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng dự án, việc thanh tra, kiểm tra có thể thực hiện ở từng khâu hoặc ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng, sản xuất - kinh doanh và hoàn trả vốn vay.

3. Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với dự án của chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý.

4. Hàng tháng vào ngày 20 và theo quy định về báo cáo định kỳ, Quỹ hỗ trợ phát triển tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê.

 

Điều 50. Xử lý vi phạm

ư1. Chủ đầu tư được Nhà nước hỗ trợ đầu tư nếu vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường và xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Người quyết định đầu tư sai về chủ trương đầu tư, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, môi trường thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Quỹ hỗ trợ phát triển, tổ chức tín dụng nếu vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng hỗ trợ lãi suất, hợp đồng bảo lãnh thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 51. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

 

Điều 52. Đối với các dự án vay vốn tín dụng của Nhà nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực, được thực hiện tiếp các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng và các quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 53. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo chức năng và thẩm quyền.

 

Điều 54. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 43/1999/ND-CP
Hanoi, June 29, 1999
 
DECREE
ON THE STATE�S DEVELOPMENT INVESTMENT CREDITS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Minister-Director of the Government’s Office,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- The purpose of the State’s development investment credits is to support the development investment projects of different economic sectors in a number of branches, domains and key economic programs of the State as well as in the regions meeting with difficulties that need the investment promotion.
The Government shall set up the Development Support Fund for the implementation of the State’s development investment supportive policies.
Article 2.- Scope of regulation
1. This Decree stipulates the State’s development investment credits provided through the following forms:
a/ Investment loans;
a/ Post-investment interest-rate support;
c/ Investment credit guaranty.
2. The mobilization of capital inside and outside the country for the provision of medium- and long-term loans by credit institutions shall comply with the provisions of the Law on Credit Institutions.
Article 3.- Principles on the State’s development investment credits
1. To support only those State’s projects which need to be promoted, have socio-economic efficiency and are capable of repaying the borrowed capital.
2. One project may be supported concurrently with investment loan and investment credit guaranty.
3. The lending of investment capital shall have to comply with a project’s objectives and investment schedule.
4. To borrow State’s development investment credit capital, a project must have its financial plan and borrowed capital-repayment plan appraised by the Development Support Fund and the loan must be approved by the Fund before the investment is decided.
Article 4.- In this Decree, the following terms shall be construed as follows:
1. The total investment capital is the total investment and construction costs (including the capital for initial production), which is also the limit of the maximum expenditure for the ratified project.
2. The lending term is a period from the time of receipt of the first loan to the time of full repayment of all debts under the credit contract.
3. The grace period is a period of time during which a loan’s principal shall not be repaid, lasting from the time the project construction or the equipment procurement starts to the time the project is completed and put into production and business.
4. The debt-repayment term is a period of time from the expiry of the grace period to the full repayment of debts under the credit contract.
5. The debt-repayment time-limit is a duration prescribed for the debt-repayment within the debt-repayment term.
6. The credit contract is a written economic contract on the borrowing of the State’s development investment credits, signed between the Development Support Fund or the mandated credit institution and the investor.
7. The investment credit guaranty is a commitment made by the Development Support Fund with the capital-lending credit institution to the full and timely debt repayment by the borrowing party. Where the borrowing party cannot repay the debt or fails to fully repay the due debt, the Development Support Fund shall have to pay the debt for the borrowing party.
8. The guaranty contract is a written economic contract on investment credit guaranty, signed between the Development Support Fund and the guaranteed party.
9. The post-investment interest-rate support means the State, through the Development Support Fund, gives a partial support in term of interest rate for the investors who borrow capital from credit institutions for investment in the projects after such projects have been completed and put into use.
10. A contract on interest-rate support is a written economic contract on the post-investment interest-rate support, signed between the Development Support Fund and the investor who borrows capital from a credit institution for investment in a project.
11. The lending organization may be the Development Support Fund or a credit institution, which is mandated by the Development Support Fund to provide loans.
Article 5.- The development investment credit plan constitutes part of the State’s development investment plan, aimed at realizing the strategic socio-economic development objectives, structurally compatible with different branches, domains and regions; fully reflecting the norms on capital sources and the total State’s development investment credit capital, which shall be classified into such forms as investment loans, post-investment interest-rate support and investment credit guaranty.
Article 6.- Sources of the State’s development investment credit capital:
1. The charter capital of the Development Support Fund.
2. The State budget capital allocated annually.
3. The capital from the annual debt recovery.
4. The capital generated from the issuance of the Government bonds.
5. The foreign loan and aid capital, used by the Government for re-lending.
6. The capital mobilized by the Development Support Fund:
a/ Borrowings from the funds: Accumulations for foreign debt payment, postal savings and social insurance;
b/ Other mobilizations provided for by law.
7. Other sources prescribed by law.
Article 7.- Sources of the State’s development investment credit capital shall be used to meet the following demands:
1. Loans for investment;
2. Providing the post-investment interest-rate support;
3. Performing the investment credit guaranty obligation;
4. Repaying debts.
Chapter II
FORMS OF INVESTMENT SUPPORT
Section I. INVESTMENT LOANS
Article 8.- Entitled to loans are the development investment projects, which are capable of directly recovering capital, (including the projects on the establishment of new enterprises or on technological renovation for production expansion) of different economic sectors, including:
1. Investment projects in the areas meeting with difficulties, according to the Government’s current regulations guiding the implementation of the Law on Domestic Investment Promotion (amended), which fall in one of the following branches:
a/ Electricity production; minerals exploitation (except for oil and gas, mineral water, gold and gems); basic chemicals; fertilizers; micro-biological insecticides;
b/ Manufacture of machine tools and motor machines in service of agriculture;
c/ Construction of processing establishments: agriculture, forestry, aquaculture and salt-making establishments;
d/ Production of export goods, especially intensive labor projects;
e/ Planting of concentrated material forests; long-term industrial crops and fruit trees;
f/ Infrastructure projects on communications, water supply and dwelling houses, which can directly recover capital.
2. Projects on rearing aquatic animals and milch cows.
3. Projects on the implementation of the Government’s policies on the medical, educational, cultural, physical training and sports socialization.
4. Projects using the re-lent capital of official development assistance (ODA).
5. A number of other investment programs and/or projects under the Prime Minister’s decisions.
Article 9.- Lending conditions
1. For projects:
a/ Being one of the objects stipulated in Article 8 of this Decree;
b/ Having completed the investment procedures according to the stipulations of the State.
2/ For investors:
a/ Being organizations or individuals with full civil act capacity;
b/ For investment projects on the production expansion or technological renovation, the investors’ financial situation must be clarified, ensuring their payment capability;
c/ Having plans for profitable production and business;
d/ For assets created from loan capital, which must be compulsorily insured, the investors shall have to undertake to purchase insurance for those assets for the whole lending term at an insurance company allowed to lawfully operate in Vietnam;
e/ Complying with the provisions on loan guaranty in Article 15 of this Decree.
Article 10.- The capital amount lent to each project shall comply with the provisions of the Law on Domestic Investment Promotion (amended).
Article 11.- Lending term
The lending term shall be determined according to the capital recovery capability, compatible with each project’s production and business characteristics and the investor’s debt repayment capability, but shall not exceed 10 years. In special cases where the lending term is over 10 years, the Managing Council of the Development Support Fund shall decide.
Article 12.- Lending interest rate
1. The lending interest rate shall be 9%/year. When the basic interest rate of the State Bank of Vietnam rises or falls by 10%, the Prime Minister shall decide the adjustment of the lending interest rate.
2. For a project, the lending interest rate shall be determined at the time the credit contract is signed and be maintained throughout the lending term.
3. The overdue debt interest rate shall be equal to 130% of the lending interest rate for the undue debt stated in the credit contract.
4. The interest amount generated in the grace period shall be handled as follows:
a/ For investment projects on the establishment of new enterprises, the investors shall not yet have to pay the interests in the grace period, which shall be distributed evenly for payment in different debt-repayment periods;
b/ For investment projects on production expansion or technological renovation, the investors shall have to use lawful capital sources to pay the loan interests in the grace period.
Article 13.- Appraisal dossiers and order
1. Before deciding the investment, an investor shall have to send to the Development Support Fund the following dossiers:
a/ The feasibility study report or the investment report, made in conformity with the provisions of law on matters related to the project;
b/ The production and business plan as well as the debt- repayment plan;
c/ As for a project on production expansion or technological renovation, the investor shall have to send the enterprise’s financial reports of the two consecutive pre-investment years;
The above-said documents must be the original ones.
2. Within 30 working days after fully receiving the appraisal dossiers as defined in Clause 1 of this Article, the Development Support Fund shall have to reply in writing, agreeing or refusing to provide loan.
Article 14.- Capital-borrowing dossier and order
1. A capital-borrowing dossier shall include:
a/ The application for capital borrowing;
b/ The feasibility study report or investment report, which has been approved according to the provisions of law;
c/ The investment decision or business registration certificate;
d/ The written loan approval by the Development Support Fund;
e/ The total cost estimate or the project item cost estimate.
The above-said documents must be the original ones. As for the documents mentioned in Points c, d and e, they may be the copies, certified by the competent State bodies.
2. Within 20 working days after receiving a complete dossier as defined in Clause 1 of this Article, the Development Support Fund shall have to consider and notify the investor in writing of the following:
a/ If the Development Support Fund directly provides the loan, the Fund shall notify the investor thereof so that the latter signs a credit contract with it;
b/ If the Development Support Fund mandates a credit institution to provide loan, the Fund shall notify the investor thereof so that the latter signs a credit contract with the mandated credit institution. In this case, the Development Support Fund shall sign a mandate contract with the credit institution (which defines the mandate contents, the powers and responsibilities of the mandator and the mandatary) and transfer the whole capital-borrowing dossier to the mandated credit institution; the mandated institution shall not have to re-appraise the financial plan and the debt-repayment plan of the project;
c/ The credit contract shall be signed once for the whole project, divided for each year according to the investment tempo and state clearly the following contents: the use purposes of loan capital, the capital disbursement mode and tempo, the loan amount, the interest rate, the lending term, the debt-repayment mode and time-limit, the loan guaranty and measures for handling the loan-security assets; the rights and obligations of the parties and other commitments agreed upon by the parties in conformity with the provisions of law.
3. Basing itself on the credit contract, the contract for construction and installation and consultancy, the contract on material and equipment supply, the estimate and valid vouchers for payment, the lending organization shall disburse the loan capital for payment for the already completed capital construction volume. Each time of withdrawing the loan capital, the investor shall have to sign a debt acknowledgement deed with the lending organization.
Article 15.- On the loan guaranty
1. For investors being State enterprises, when borrowing the State’s development investment credit capital, they shall be entitled to use assets created from the loan capital to secure the loan money. Pending the full repayment of debts, the investors must not transfer, sell, mortgage or pledge such assets to borrow capital from other organizations.
2. For those investors other than State enterprises, when borrowing the State’s development investment credit capital they shall not only have to use assets created from the loan capital to secure the loan money but also mortgage assets with value at least equal to 50% of the loan amount. The special cases shall be decided by the Prime Minister. Pending the full repayment of debts, the investors must not donate, present, transfer, sell, mortgage or pledge the above-said assets to borrow capital from other organizations.
3. When the investors fall into the insolvency, dissolution or bankruptcy, the lending organizations shall be entitled to deal with the assets which have been created from the loan capital like the mortgaged assets according to the provisions of law in order to recover the debts.
Article 16.- Final account settlement of investment capital
1. When a project is completed and put into exploitation and use, the investor shall have to make a report on the final account settlement of investment capital. The contents of the final account settlement report, the procedures for making, examining and ratifying it (for projects with investors being State enterprises) shall comply with the provisions of law.
2. The lending organization shall have to inspect and certify the total amount of capital it has lent, the debt balance and interests arising by the time the project is completed and put into use and give its comments and evaluation on the management and use of the loan capital so that the competent State body ratifies the final account settlement report.
Article 17.- Debt repayment
1. An investor shall have to repay the loan capital to the lending organization in strict compliance with the already signed credit contract. The investor shall be entitled to use the following sources to repay the debt:
a/ The depreciation fund or collected fees for the use of assets created from the loan capital.
b/ The after-tax profit and other lawful capital sources of the investor.
2. When a debt comes due, if the debtor cannot repay it and the debt extension is not allowed, the lending organization shall transfer the due debt into an overdue one and the investor shall have to bear the overdue debt interest rate.
Article 18.- Adjustment of the debt-repayment time-limit and debt extension
If for objective reasons, the investor cannot repay a debt as agreed upon in the credit contract, he/she shall send a written request together with the opinions of the investment-deciding authority to the lending organization for considering the adjustment of the debt repayment time, debt extension or debt-repayment time-limits, according to its competence stipulated in Article 20 of this Decree. The debt extension duration shall, at most, be equal to one -third (1/3) of the debt-repayment term written in the credit contract.
Article 19.- The credit contract shall terminate when:
1. The debt has been paid off;
2. It is also decided by the competent State body.
Article 20.- Rights and obligations of the lending organization
1. Rights and obligations of the Development Support Fund:
a/ To request the investor to supply documents evidencing the feasibility of the investment project as well as the investor’s financial capability before deciding the loan provision;
b/ To appraise and take responsibility for the appraisal of the project’s financial and debt-repayment plans. If deeming that the project is not fruitful or incapable of repaying the debt, the Fund may give a written refusal to provide loan to the investor; and at the same time, submit a report thereon to the level competent to decide the investment and take responsibility for its decision;
c/ To inspect and supervise the process of borrowing and using the loan capital as well as the repayment thereof by the investor;
d/ To terminate the loan provision and recover the loan before its maturity if finding out that the investor has supplied untruthful information or violated the credit contract;
e/ To initiate a lawsuit against the investor who violates the credit contract or against the guarantor according to the provisions of law;
f/ When a debt comes due, if the parties fail to reach another agreement and the investor cannot repay the debt, the lending organization shall be entitled to auction assets created from the loan capital and the mortgaged assets in order to recover the debt as prescribed by law.
g/ To readjust the debt-repayment time and time-limits; to extend the loan, exempt or reduce the loan interests according to the provisions of Article 18 and Point a, Clause 3, Article 22 of this Decree;
h/ To provide loans to the right objects, according to the structures of branches, domains and regions as well as the total State’s development investment credit capital under the Prime Minister’s decisions and in accordance with the provisions of this Decree;
i/ To strictly comply with agreements in the credit contract;
j/ To keep and preserve the capital-borrowing dossiers in accordance with the provisions of law.
2. Rights and obligations of the mandated credit institution:
a/ To comply with the provisions at Points c, d, e, f, i and j, Clause 1, this Article;
b/ To readjust the debt-repayment time-limits;
c/ To strictly comply with the mandate contract signed with the Development Support Fund.
Article 21.- Rights and obligations of the investor
1. To refuse the demands of the lending organization which are contrary to the provisions of law and the agreements stated in the credit contract.
2. To complain or initiate a lawsuit against the lending organization, which breaches the credit contract, according to the provisions of law.
3. To fully, promptly and honestly supply information and documents related to loans and the use thereof for the lending organization and take responsibility for the accuracy of the supplied information and documents.
4. To use the loan capital for the right purposes and abide by other agreements in the credit contract.
5. To pay the debt principals and interests as agreed upon in the credit contract.
6. To take responsibility before law for the failure to strictly comply with the agreements on the repayment of debt and to fulfill the obligation to secure the loan under the commitments in the credit contract.
Article 22.- Risks and the handling thereof
1. Projects borrowing the State’s development investment credit capital which are struck with risks due to objective causes shall be handled as follows:
a/ If due to changes in the State’s policies, fluctuations in the domestic and overseas market prices which are beyond their calculation in the feasible projects, the investors meet with difficulties in the repayment of debt, they shall be considered for debt extension; exemption or reduction of loan interests or debt freezing;
b/ If due to natural calamities, fires or unexpected accidents which lead to the loss of assets as certified by the competent State body, the investors cannot repay the debt, they shall, after receiving compensations from the insurance agency (if any), be considered for the clearance of part or all of their loan debts. Where they are still capable of paying the debts they shall be handled according to Point a, this Clause.
2. The compensation for the risks prescribed in Clause 1 of this Article shall be taken from the risk reserve fund of the Development Support Fund. The risk reserve fund shall be established with the deduction of 2% of the annual loan interests. Where the risk reserve fund is not enough to cover the risks, the Managing Council of the Development Support Fund shall report it to the Prime Minister for consideration and decision.
3. Competence for risk handling:
a/ The Development Support Fund shall decide the debt extension, the exemption or reduction of loan interests;
b/ The Prime Minister shall decide the debt freezing or debt clearance at the proposal of the Development Support Fund.
Article 23.- The provision of loans for investment projects which use the relent ODA capital shall comply with the provisions of Decree No.87/ND-CP of August 5, 1997 of the Government promulgating the Regulation on the Management and Use of Official Development Assistance (ODA) and the Government’s Decree No.90/1998/ND-CP of November 7, 1998 promulgating the Regulation on the management of foreign borrowings and repayment of foreign debts as well as the provisions of this Decree. In cases where Decrees No. 87/ND-CP and 90/ND-CP contain provisions different from those of this Decree, the provisions of the two-said Decrees shall apply.
Section II. POST-INVESTMENT INTEREST-RATE SUPPORT
Article 24.- Subjects entitled to the post-investment interest-rate support are projects eligible for investment preferences under the Government’s current regulations guiding the implementation of the Law on Domestic Investment Promotion (amended), with capital borrowed by the investors from credit institutions lawfully operating in Vietnam for investment therein, which have been completed, put into use and the loan capital has been refunded.
Article 25.- An investor shall be entitled to the post-investment interest-rate support only for the investment loan capital within the total investment of the project.
Article 26.- Conditions for enjoying the post-investment interest-rate support
1. Being allowed by the competent State body to enjoy investment preferences under the Law on Domestic Investment Promotion (amended).
2. The project has not been provided with investment loan or investment credit guaranty through the State’s development investment credit capital sources.
3. Getting approval from the Development Support Fund and signing with the latter a contract on the post-investment interest-rate support.
Article 27.- A contract on the post-investment interest-rate support must include the following contents: the names of the investment project and the capital lending credit institution, the loan capital amount, the lending term, the debt-repayment time-limits, the money amount in support of interest rate, which is divided according to the debt-repayment time-limits, the rights and obligations of the parties and other commitments agreed upon by the parties in accordance with the provisions of law.
Article 28.- Levels of the post-investment interest-rate support
1. The money amount in support of the post-investment interest rate shall be determined by the total investment capital borrowed from the credit institution multiplied (x) by 50% of the interest rate of the State’s development investment credits stipulated in Article 12 of this Decree. The supportive interest rate shall be calculated from the time of capital borrowing and maintained throughout the lending term.
2. The money amount in support of the post-investment interest rate shall be allocated once a year at end of the year on the basis of the loan principal repaid by the investor to the credit institution.
3. The post-investment interest-rate support shall terminate upon the expiry of the lending term stated in the credit contract.
Article 29.- Order and procedures for the post-investment interest- rate support
1. To be considered for the post-investment interest-rate support, an investor shall have to send to the Development Support Fund a dossier applying for interest rate support, which include:
a/ The application for interest rate support;
b/ The investment decision or business registration certificate;
c/ The decision issued by the competent State body allowing the investor to enjoy investment preferences under the Law on Domestic Investment Promotion (amended);
d/ The credit contract.
The papers defined in Points b, c and d above shall be the originals or copies with certification by the competent State bodies.
2. Within 20 working days after receiving a complete dossier stipulated in Clause 1 of this Article, the Development Support Fund shall consider and, if approving the dossier, proceed with the procedures for signing an interest-rate support contract. If rejecting the dossier, the Fund shall notify the investor thereof in writing; and, at the same time report the case and be answerable to the level competent to decide the investment for its opinions.
3. To be allocated the interest-rate support money, the investor shall have to send to the Development Support Fund:
a/ The record of the after-test acceptance of the project or project items, which have been completed and put to use (the original);
b/ The debt acknowledgement deed (the copy with certification by the competent State body);
c/ The original vouchers on the repayment of debt by the investor to the capital lending credit institution.
4. Within 5 working days after receiving a complete dossier stipulated in Clause 3 of this Article, the Development Support Fund shall fill the procedures for the allocation of interest-rate support money to the investor.
Section III. INVESTMENT CREDIT GUARANTY
Article 30.- Subjects entitled to such guaranty are investors whose investment projects are eligible for investment preferences under the Government’s current regulations guiding the implementation of the Law on Domestic Investment Promotion (amended), which are, however, not eligible for the post-investment interest-rate support or loans from the State’s development investment credits or which have just borrowed a part of capital therefrom.
Article 31.- To be given the guaranty, an investor must meet the following conditions:
1. Having the loan evaluated and approved by the credit institution and a written request for guaranty.
2. Having its financial plan and debt-repayment plan approved by the Development Support Fund.
3. Having assets to secure the guaranty according to the following regulations:
a/ For investors being State enterprises when given the guaranty, they shall be entitled to use assets created from the loan capital to secure the guaranty.
b/ For investors not being State enterprises, when given the guaranty, besides using the assets created from the loan capital to secure the guaranty, they must also have assets for mortgage with their minimum value being equal to 50% of the guaranteed capital amount. The special cases shall be decided by the Prime Minister.
c/ During the guaranty period, investors must not donate, present, transfer, sell, mortgage or pledge the above-said assets in order to borrow capital from other sources.
Article 32.- The guaranty duration shall be determined in conformity with the capital lending term already agreed upon between the investor and credit institution that provides loan for the implementation of the project.
Article 33.- Guaranty levels
1. The guaranty level for a project shall be equal to the loan capital amount provided by the credit institution within the total investment of the project but shall not exceed the level prescribed by the Law on Domestic Investment Promotion (amended).
2. The total guaranty amount for projects in a year given by the Development Support Fund must not exceed the total State’s development investment credit capital in that year.
Article 34.- Annually, the Development Support Fund shall be entitled to deduct 5% of the total State’s development investment credit capital (except for the ODA capital for re-lending) as reserve for repayment to credit institutions in cases where the guaranteed investors fail to repay debts on time. If by the year-end, the above-said capital amount is not used up, it shall be transferred into a capital source for lending in the subsequent year. Where the reserve capital is not enough for the performance of the guaranty obligation, the Managing Council of the Fund shall report it to the Prime Minister for decision.
Article 35.- The guaranteed investors shall have to pay the Development Support Fund a guaranty fee equal to 0.5%/year of the guaranty money amount.
Article 36.- A dossier of application for guaranty includes
1. The investor’s application for guaranty and a written proposal of the credit institution, requesting the guaranty;
2. The dossiers on project applying for guaranty as defined in Points b and c, Clause 1, Article 13 and Points b, c and e, Clause 1, Article 14 of this Decree;
3. The written appraisal of the loan by the credit institution.
Article 37.- Within 20 working days after receiving a complete dossier of application for guaranty, the Development Support Fund shall consider the dossier and, if approving it, sign a guaranty contract and fill the procedures for the issuance of a letter of guaranty. If refusing the guaranty, the Fund shall have to notify the investor thereof in writing; and at the same time, report the case and take responsibility to the level competent to decide the investment for its opinions.
Article 38.- Guaranty contract
1. The Development Support Fund and the investor shall sign a guaranty contract, which state clearly the guaranteed money amount, the guaranty duration, the guaranty fee, the forms of security for the guaranty; the parties’ rights and obligations and other commitments agreed upon between the parties in conformity with the provisions of law.
2. A guaranty contract shall terminate when:
a/ The guaranteed investor has fully repaid debt to the credit institution or the Development Support Fund (in cases where the Development Support Fund has earlier repaid debt for the investor);
b/ It is so decided by the competent State body.
Article 39.- When a debt comes due, if the investor cannot partly or fully repay it and the credit institution does not allow the debt moratorium or extension, the Development Support Fund shall have to pay the outstanding debt amount to the credit institution; and at the same time, the investor shall have to sign a debt acknowledgement deed with the Development Support Fund on the debt amount the latter has paid for him/her with a fining interest rate equal to 130% of the current lending interest rate of the concerned credit institution. The Development Support Fund shall be entitled to deal with assets used to secure the guaranty like the mortgaged assets in order to recover the debt or initiate a lawsuit according to the provisions of law.
Article 40.- Rights and obligations of the guarantor and the guarantee
1. Rights and obligations of the guarantor (the Development Support Fund):
a/ To request the investor to supply documents as prescribed in Article 36 of this Decree;
b/ To request the investor to secure the guaranty with assets according to the stipulations of Clause 3, Article 31 of this Decree;
c/ To collect the guaranty service fee prescribed in Article 35 of this Decree;
d/ To coordinate with the capital lending credit institution in inspecting and supervising the process of borrowing capital, using the loan capital and paying debt by the investor;
e/ To refuse the guaranty if conditions therefor are not satisfied;
f/ To fulfill all commitments stated in the letter of guaranty and the guaranty contract.
2. Rights and obligations of the guaranteed party (the investor):
a/ To request the Development Support Fund to fulfill the commitments stated in the guaranty contract;
b/ To fully supply information and documents related to the guaranty at the request of the Development Support Fund and take responsibility for the accuracy and legality of the said information and documents;
c/ To fulfill all commitments stated in the credit contract;
d/ To be subject to the inspection and supervision by the Development Support Fund for the guaranty-related activities.
Chapter III
POWERS AND RESPONSIBILITIES OF THE STATE MANAGEMENT AGENCIES
Article 41.- The Government and the Prime Minister:
1. To decide the target programs and investment support policies.
2. To decide the capital sources and the total State’s development investment credit capital in each plan period; to decide the list of group-A projects and the lending levels therefor.
3. To assign the Development Support Fund the plan norms on sources of the State’s development investment credit capital and the total State’s development investment credit capital in different supportive forms (investment loans, post-investment interest-rate support, investment credit guaranty) and structurally according to branches, domains and regions.
4. To decide the supplement to or amendment of policies and measures to administer the implementation of the State’s development investment credit plan.
Article 42.- The Ministry of Planning and Investment:
1. On the basis of the objectives and tasks of the socio-economic development plan, to elaborate and submit to the Government and the Prime Minister for decision the assignment of the annual plan to the Development Support Fund on the capital sources and the total State’s development investment credit capital, classified according to forms of investment support and the structures of branches, domains and regions in the plan period.
2. On the basis of opinions of the relevant agencies and the appraisal results given by the Development Support Fund on the financial plan and the debt-repayment plan, to appraise and submit to the Prime Minister for decision the investment in group A-projects; to submit to the Prime Minister for decision the list of group-A projects and the lending levels therefor.
3. To balance the State budget capital sources for the Development Support Fund to implement the State’s development investment support policies.
4. To publicize and update information on the planning, strategies and orientations for the development of branches, regions and products; on the domestic and foreign markets as well as the State’s development investment promotion policies.
5. To inspect the implementation of the State’s development investment support policies, thereby proposing the Government to supplement and/or amend the State�s development investment promotion and support policies.
Article 43.- The Ministry of Finance
1. To guide the Development Support Fund and the concerned organizations in mobilizing various sources of capital for the State’s development investment credits.
2. To issue the Government bonds so as to mobilize capital for the State’s development investment credits.
3. To annually allocate State budget capital for the Development Support Fund to materialize the forms of State development investment support.
4. To inspect and supervise the Development Support Fund in capital borrowing, debt acknowledgement and repayment of the mobilized capital sources; as well as in the use of the State�s development investment credit capital for investment loans, allocation of money for the post-investment interest rate support and the repayment of debts for investors who enjoy the investment credit guaranty.
5. To submit to the competent agency(ies) for promulgation or to promulgate according to its competence the financial policies and mechanisms; to mobilize and use the State’s development investment credit capital; and to supervise the Development Support Fund in the issuance of documents guiding the professional matters of the Fund.
Article 44.- The State Bank of Vietnam
To perform the function of State management over money and credits related to the State’s development investment credits according to the provisions of law and direct the credit institutions to mobilize capital for the provision of medium- and long-term loans in service of the State’s economic development policies in each period on the orientation for economic restructure, the key economic programs and branches; to coordinate with the Development Support Fund in providing the mandated loans, providing loans to projects guaranteed by the Development Support Fund and giving the post-investment interest-rate support.
Article 45.- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities
1. To publicize the planning and plans on development orientations as well as the procedures and regulations on economic and technical standards and norms of different branches, domains, products, territories and other necessary information in each plan period, which shall serve as basis for the elaboration and evaluation of the projects entitled to the State’s investment support.
2. To decide according to their competence the establishment of State enterprises which shall act as investors of projects eligible for State’s investment support. To consider and give written comments on matters related to the group A-projects which shall serve as basis for the Ministry of Planning and Investment to appraise and submit them to the Prime Minister for deciding the investment.
3. To direct and inspect the investors in the execution of investment projects in strict compliance with the State’s regulations on investment, ensuring the tempo and debt repayment as committed in the credit contracts.
4. To coordinate with the Development Support Fund in settling consequences of projects which are suspended or unable to repay debts and fall under the Fund’s responsibility as prescribed by law.
Chapter IV
THE DEVELOPMENT SUPPORT FUND
Article 46.- The Development Support Fund is a State financial institution which operates for non-profit purposes to ensure the capital reimbursement and expenses coverage. The Fund has a unified management and control apparatus throughout the country, has the legal person status and its charter capital allocated.
Article 47.- The Development Support Fund is tasked to mobilize medium- and long-term capital, receive and manage the State’s capital sources for the State’s development investment credits; to provide and recover loans from investment projects, to give the post-investment interest-rate support and investment credit guaranty according to the provisions of this Decree; to provide mandated loans with capital sources reserved by the localities, domestic and overseas organizations for investment; to re-guaranty for investment funds of branches, organizations and localities; to perform other tasks assigned by the Prime Minister.
Article 48.- The Development Support Fund shall operate according to its charter ratified by the Prime Minister and be subject to the State management by the State agencies according to the provisions of law.
The organization and operation of the Development Support Fund shall comply with the Government’s stipulations.
Chapter V
REPORTING, EXAMINATION, INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 49.- Examination, inspection and reporting
1. All the State’s development investment credit activities must be subject to the examination and inspection by the competent State agencies according to the provisions of law.
2. Depending on the actual situation of each specific project, the examination and/or inspection may be conducted in each link or all links of the investment and construction, production and business and debt-repayment process.
3. The heads of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall inspect and supervise the process of materializing the State’s development investment credits regarding the projects owned by those investors under their respective management.
4. Monthly, on the 20th and according to the regulations on periodical reports, the Development Support Fund shall submit a sum-up report to the Prime Minister on the implementation of the State�s development investment credit plan, which shall concurrently be sent to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the General Department of Statistics.
Article 50.- Handling of violations
1. Investors who enjoy the State’s investment support, if violating the provisions of this Decree shall, depending on the seriousness of their violations, be sanctioned administratively; and, if causing any damage to assets, have to pay compensation therefor and be handled according to the provisions of law.
2. Any persons who make decisions in contravention of the investment policies, thus causing serious socio-economic and environmental consequences, shall be held responsible before law.
3. The Development Support Fund or credit institutions that breach the credit contracts, the interest-rate support contracts or guaranty contracts, shall be dealt with according to the provisions of law.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 51.- This Decree takes effect from January 1st, 2000.
Article 52.- For projects borrowing the State’s credit capital before the date this Decree takes effect, they shall continue complying with the terms of the credit contracts and the earlier issued decisions of the Prime Minister.
Article 53.- The Minister of Finance, the Minister of Planning and Investment and the Governor of the State Bank of Vietnam shall, according to their functions and competence, have to guide the implementation of this Decree.
Article 54.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the chairman of the Managing Council of the Development Support Fund shall have to implement this Decree.
 

 
THE GOVERNMENT




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 43/1999/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe