Nghị định 131/2015/NĐ-CP hướng dẫn dự án quan trọng quốc gia

thuộc tính Nghị định 131/2015/NĐ-CP

Nghị định 131/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:131/2015/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:25/12/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Xây dựng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia

Nghị định số 131/2015/NĐ-CP hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia, bao gồm: Tổ chức và phương thức hoạt động của Hội đồng thẩm định Nhà nước; Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định và nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia; Thuê tư vấn thẩm tra và chi phí thẩm định, thẩm tra dự án quan trọng quốc gia vừa được Chính phủ ban hành ngày 25/12/2015.
Theo đó, Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo từng dự án, có nhiệm vụ tổ chức thẩm định các dự án quan trọng quốc gia để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư. Hội đồng thẩm định bao gồm: Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan do Thủ tướng quyết định theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hội đồng thẩm định Nhà nước làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 50% thành viên tham dự, các ý kiến kết luận được thống nhất theo nguyên tắc đa số; sau khi hoàn thành công việc thẩm định, Hội đồng thẩm định Nhà nước sẽ tự giải thể.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2016.

Từ ngày 01/01/2020, Nghị định này được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 02/2020/NĐ-CP

Xem chi tiết Nghị định131/2015/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 131/2015/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-------------------

Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

HƯỚNG DẪN VỀ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia, bao gồm: Tổ chức và phương thức hoạt động của Hội đồng thẩm định nhà nước; hồ sơ, thủ tục trình thẩm định và nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia; thuê tư vấn thẩm tra và chi phí thẩm định, thẩm tra dự án quan trọng quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án quan trọng quốc gia.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dự án quan trọng quốc gia được quy định tại Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Xây dựng năm 2014 và dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2014, sau đây gọi chung là dự án quan trọng quốc gia.
2. Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005 hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 hoặc nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, sau đây gọi chung là chủ đầu tư.
4. Vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, sau đây gọi chung là vốn nhà nước khác ngoài vốn đầu tư công.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC
Điều 4. Tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định nhà nước
1. Hội đồng thẩm định nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo từng dự án có nhiệm vụ tổ chức thẩm định các dự án quan trọng quốc gia (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi) để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
2. Hội đồng thẩm định nhà nước gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao; ý kiến đánh giá kết quả thẩm định, kết luận và kiến nghị của Hội đồng thẩm định nhà nước về các nội dung của dự án quan trọng quốc gia.
4. Hội đồng thẩm định nhà nước có các quyền hạn sau:
a) Xem xét, quyết định các vấn đề về nội dung, chương trình và kế hoạch công tác của Hội đồng và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia;
b) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia, thanh toán các chi phí thẩm tra, thẩm định theo dự toán và tiến độ thực hiện công việc thẩm định đã được phê duyệt;
c) Yêu cầu nhà thầu tư vấn cung cấp các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm tra dự án quan trọng quốc gia.
5. Hội đồng thẩm định nhà nước làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước được coi là hợp lệ khi có ít nhất 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền). Các ý kiến kết luận được thống nhất theo nguyên tắc đa số. Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là 50/50 trên số thành viên Hội đồng (bao gồm cả số có mặt tại phiên họp và số biểu quyết bằng văn bản gửi đến Hội đồng), vấn đề được thông qua theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.
Kết luận cuối cùng thông qua các nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua. Ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước được thực hiện bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc bằng văn bản gửi đến Hội đồng thẩm định nhà nước.
6. Hội đồng thẩm định nhà nước tự giải thể sau khi hoàn thành công việc thẩm định theo quy định.
Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
1. Xem xét phê duyệt kế hoạch thẩm định sau khi Hội đồng thẩm định nhà nước có ý kiến, quyết định triệu tập các cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ trì các phiên họp; phân công trách nhiệm Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước.
2. Quyết định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành hoặc Tổ giúp việc Hội đồng tùy theo yêu cầu công việc đối với từng dự án quan trọng quốc gia.
3. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước có thể ủy quyền một Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc báo cáo trước Chính phủ một số nội dung hoặc công việc do Phó Chủ tịch Hội đồng trực tiếp phụ trách.
4. Quyết định việc thuê và lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.
Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
1. Giúp Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước chỉ đạo các hoạt động của Hội đồng; theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phân công; báo cáo thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện của Hội đồng.
2. Giúp Chủ tịch Hội đồng xem xét, đánh giá các báo cáo chuyên môn và các hoạt động khác của Hội đồng để trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước
1. Xem xét có ý kiến về các nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan và địa phương do mình phụ trách và về những vấn đề chung của dự án quan trọng quốc gia.
2. Huy động nhân lực, phương tiện làm việc, cơ sở nghiên cứu thuộc quyền quản lý của mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng thẩm định nhà nước, trao đổi đóng góp ý kiến về các nội dung xem xét, thẩm định và biểu quyết các kết luận của Hội đồng thẩm định nhà nước. Trường hợp đặc biệt không thể tham dự cuộc họp, thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước phải có ý kiến bằng văn bản và ủy quyền người đại diện có thẩm quyền tham dự cuộc họp của Hội đồng.
Điều 8. Nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước
Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có các nhiệm vụ sau:
1. Huy động bộ máy của Bộ giúp Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức công việc thẩm định dự án quan trọng quốc gia và các hoạt động chung của Hội đồng; phối hợp với các cơ quan liên quan, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, tư vấn thẩm tra để thực hiện các công việc thẩm định.
2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, gửi hồ sơ dự án đến các thành viên Hội đồng, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
3. Xây dựng kế hoạch thẩm định dự án quan trọng quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trình Hội đồng thẩm định nhà nước.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước giao.
Điều 9. Nhiệm vụ của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành
1. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành là bộ phận được thành lập để giúp việc cho Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm các chuyên gia của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan khác có liên quan.
2. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có các nhiệm vụ sau:
a) Chuẩn bị các nội dung thẩm định để gửi cho các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước;
b) Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đề nghị của các thành viên trong Hội đồng thẩm định nhà nước, các Tổ giúp việc khác trong quá trình thẩm định, trình Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Thực hiện các công việc để giúp Hội đồng thẩm định nhà nước lựa chọn tư vấn thẩm tra theo quy định tại Điều 11 Nghị định này trong trường hợp cần thuê tư vấn thẩm tra;
d) Chuẩn bị các hợp đồng tư vấn thẩm tra, biên bản nghiệm thu hợp đồng và các chứng từ có liên quan khác để phục vụ việc thanh quyết toán chi phí thẩm định và thẩm tra dự án quan trọng quốc gia;
đ) Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước, đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, quyết định những vấn đề cần xử lý trong quá trình thẩm định;
e) Dự thảo báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước để trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét trình Chính phủ;
g) Thực hiện các công việc khác được Hội đồng thẩm định nhà nước giao.
Chương III
THUÊ TƯ VẤN THẨM TRA VÀ CHI PHÍ THẨM ĐỊNH, THẨM TRA DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
Điều 10. Thẩm quyền quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia
1. Tư vấn thẩm tra là tổ chức hoặc cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc liên danh trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là tư vấn) được Hội đồng thẩm định nhà nước thuê để thực hiện một hoặc một số phần công việc của nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia.
2. Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước quyết định việc thuê tư vấn trong nước thẩm tra dự án quan trọng quốc gia theo hình thức lựa chọn được quy định tại Điều 11 của Nghị định này; phê duyệt kế hoạch lựa chọn tư vấn thẩm tra.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương cho phép thuê tư vấn nước ngoài hoặc liên danh tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài để thẩm tra theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước.
Việc thuê và lựa chọn tư vấn nước ngoài hoặc liên danh tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài để thẩm tra dự án quan trọng quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Điều 11. Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia
1. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành xác định nhà thầu tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện ngay công việc tư vấn, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua.
2. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày giao thầu, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phải hoàn tất thủ tục chỉ định thầu, bao gồm:
a) Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu tư vấn, trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
b) Tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
c) Trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước phê duyệt kết quả chỉ định tư vấn thẩm tra dự án;
d) Chuẩn bị ký kết hợp đồng với tư vấn được chỉ định. Hợp đồng được ký giữa ba bên, gồm đại diện của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ đầu tư (hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án) và tư vấn được lựa chọn;
đ) Công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 12. Chi phí thẩm định và thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện
1. Chi phí thẩm tra là chi phí thuê tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia của Hội đồng thẩm định nhà nước.
2. Chi phí thẩm định là các chi phí phục vụ cho các hoạt động thẩm định dự án quan trọng quốc gia của Hội đồng thẩm định nhà nước (không bao gồm chi phí thẩm tra nêu tại Khoản 1 Điều này). Chi phí thẩm định bao gồm thù lao cho các thành viên tham gia Hội đồng thẩm định nhà nước, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành và các Tổ giúp việc khác (nếu có); chi phí họp, văn phòng phẩm, khảo sát thực địa (nếu có), chi phí khác liên quan, chi phí dự phòng.
3. Chi phí thẩm tra và thẩm định các dự án quan trọng quốc gia được xác định như sau:
a) Định mức chi phí thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được tính bằng định mức chi phí thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi;
b) Chi phí thẩm định được tính bằng 20% định mức chi phí thẩm tra;
c) Định mức chi phí thẩm tra áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Chi phí thẩm định và thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia được tính trong tổng mức đầu tư dự án và được chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư thanh toán theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định nhà nước, bảo đảm tiến độ thẩm định, thẩm tra dự án quan trọng quốc gia theo kế hoạch.
Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư có trách nhiệm thanh toán chi phí thẩm tra cho tư vấn thẩm tra theo hợp đồng đã được ký, sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định nhà nước.
5. Hội đồng thẩm định nhà nước khoán chi cho các thành viên Hội đồng, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành và các tổ giúp việc khác (nếu có) và các chi phí khác, bảo đảm hoạt động thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Chương IV
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
Mục 1: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 13. Quy trình, thủ tục trình thẩm định của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư
1. Hồ sơ trình thẩm định gồm:
a) Tờ trình thẩm định;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Tài liệu khác có liên quan.
2. Chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư (gọi tắt là chủ đầu tư) gửi 15 bộ hồ sơ dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ quản của mình hoặc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư để tổ chức thẩm định nội bộ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Luật Đầu tư công năm 2014. Thời gian thẩm định nội bộ không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án theo nội dung thẩm định, chuẩn bị hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 14. Quy trình, thủ tục trình thẩm định của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
1. Hồ sơ trình thẩm định của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc của cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản) gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của cơ quan chủ quản;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Báo cáo thẩm định nội bộ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Luật Đầu tư công năm 2014;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ quan chủ quản gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia trong thời hạn 90 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của dự án.
Điều 15. Hồ sơ trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
1. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
a) Tờ trình Chính phủ của cơ quan chủ quản (do cơ quan chủ quản chuẩn bị sau khi đã tiếp thu và hoàn chỉnh hồ sơ dự án theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước);
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được hoàn chỉnh theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
3. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội theo quy định tại Điều 20 Luật Đầu tư công năm 2014, cụ thể như sau:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được hoàn chỉnh theo ý kiến của Chính phủ;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
Điều 16. Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công
1. Nội dung thẩm định, bao gồm:
a) Đánh giá về hồ sơ Dự án: Căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;
b) Việc đáp ứng các tiêu chí xác định dự án là dự án quan trọng quốc gia;
c) Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; sự tuân thủ các quy định của pháp luật;
d) Đánh giá về dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư;
đ) Đánh giá về khu vực, địa điểm đầu tư, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác (nếu có);
e) Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng;
g) Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư;
h) Đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư, biện pháp bảo vệ môi trường;
i) Đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội của dự án;
k) Đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn: Căn cứ xác định nhu cầu vốn đầu tư, cơ cấu tổng mức đầu tư, mức độ chính xác về nhu cầu vốn đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phân tích tính khả thi của các phương án huy động vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công;
l) Đánh giá về việc xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án;
m) Đánh giá về tiến độ dự kiến thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có);
n) Đánh giá về hiệu quả đầu tư: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững;
o) Đánh giá về các giải pháp tổ chức thực hiện dự án: Xác định chủ đầu tư (nếu có); hình thức quản lý dự án;
p) Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài đánh giá các nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều này, còn phải đánh giá phương án thiết kế sơ bộ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Mục 2: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC KHÁC NGOÀI VỐN ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 17. Quy trình, thủ tục trình thẩm định của chủ đầu tư
1. Hồ sơ trình thẩm định, gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Bản sao văn bản xác nhận tư cách pháp lý của chủ đầu tư (Giấy chứng nhận thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp lý tương đương khác);
d) Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của chủ đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của chủ đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của chủ đầu tư;
đ) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
e) Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có);
g) Văn bản ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước về việc đầu tư dự án theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có vốn nhà nước trong vốn điều lệ);
h) Nghị quyết của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông về đầu tư dự án theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Chủ đầu tư nộp 21 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi 20 bộ hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
5. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập.
Điều 18. Hồ sơ trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
1. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
a) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được hoàn chỉnh theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Các tài liệu theo quy định từ Điểm c đến Điểm i Khoản 1 Điều 17 Nghị định này (do chủ đầu tư chuẩn bị);
2. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
3. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội, gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 19. Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn nhà nước khác ngoài vốn đầu tư công
1. Nội dung thẩm định, gồm:
a) Đánh giá về hồ sơ Dự án: Căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;
b) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án là dự án quan trọng quốc gia;
c) Sự cần thiết thực hiện dự án;
d) Đánh giá về sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên khác;
đ) Đánh giá về mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác (nếu có); phương án lựa chọn công nghệ chính;
e) Đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư, biện pháp bảo vệ môi trường;
g) Đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội của dự án;
h) Đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn: Căn cứ xác định nhu cầu vốn đầu tư, cơ cấu tổng mức đầu tư, mức độ chính xác về nhu cầu vốn đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phân tích tính khả thi của các phương án huy động vốn;
i) Đánh giá về việc xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án;
k) Đánh giá về tiến độ dự kiến thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có);
l) Đánh giá về hiệu quả đầu tư: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững;
m) Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài đánh giá các nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều này, còn phải đánh giá phương án thiết kế sơ bộ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Mục 3: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA KHÔNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 20. Quy trình, thủ tục và hồ sơ trình thẩm định
1. Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2014, gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với chủ đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với chủ đầu tư là tổ chức;
c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: Chủ đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động;
d) Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
đ) Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
e) Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
g) Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có);
h) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của chủ đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của chủ đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của chủ đầu tư;
i) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận chủ đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
k) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư năm 2014 gồm các nội dung: Tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
l) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
m) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Chủ đầu tư nộp 21 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi 20 bộ hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
5. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập.
6. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
a) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
b) Các tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trong đó các nội dung dự án đã được hoàn chỉnh theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước (do chủ đầu tư chuẩn bị);
7. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
8. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội, gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 6 Điều này.
Điều 21. Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia không sử dụng vốn nhà nước
1. Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án là dự án quan trọng quốc gia.
2. Đánh giá về sự cần thiết thực hiện dự án.
3. Thông tin về nhà đầu tư; đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).
4. Đánh giá về mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư, bảo vệ môi trường.
5. Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên khác (nếu có).
6. Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp có đề xuất giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
7. Đánh giá về phương án lựa chọn công nghệ chính; đối với dự án quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư năm 2014, đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư.
8. Đánh giá về vốn đầu tư, phương án huy động vốn.
9. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội.
10. Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
Mục 4: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 22. Quy trình, thủ tục và hồ sơ trình thẩm định
1. Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật Đầu tư năm 2014, gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với chủ đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với chủ đầu tư là tổ chức;
c) Đề xuất dự án đầu tư gồm: Mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
d) Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của chủ đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của chủ đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư;
đ) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho chủ đầu tư;
e) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 57 của Luật Đầu tư năm 2014;
g) Đối với dự án của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Quyết định đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điểm e Khoản này được thay thế bằng các văn bản sau: Văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu cho phép nhà đầu tư được đăng ký đầu tư ra nước ngoài để thực hiện dự án, gồm các nội dung chủ yếu: Nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; tổng vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư cần đạt được của dự án; báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất dự án đầu tư ra nước ngoài để làm cơ sở cho việc chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
h) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định, chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập.
5. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
a) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
b) Các tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều này (do chủ đầu tư chuẩn bị, sau khi đã tiếp thu và hoàn chỉnh hồ sơ dự án theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước).
6. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia đầu tư ra nước ngoài theo quy chế làm việc của Chính phủ.
7. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội, gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 23. Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia đầu tư ra nước ngoài
1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 58 của Luật Đầu tư năm 2014.
2. Tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
3. Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
4. Sự phù hợp của dự án với quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật Đầu tư năm 2014.
5. Đánh giá những nội dung cơ bản của dự án: quy mô, hình thức đầu tư, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án, vốn đầu tư, nguồn vốn.
6. Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư.
Mục 5: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 4 ĐIỀU 40 LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2014
Điều 24. Quy trình, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công
1. Hồ sơ trình thẩm định của chủ đầu tư, gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh, lý do điều chỉnh;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;
c) Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư;
d) Bản sao văn bản xác nhận tư cách pháp lý của chủ đầu tư (Giấy chứng nhận thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp lý tương đương khác), nếu có sự thay đổi về chủ đầu tư;
đ) Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của chủ đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của chủ đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của chủ đầu tư;
e) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (nếu có sự thay đổi);
g) Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).
h) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Chủ đầu tư nộp 21 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi 20 bộ hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
5. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập.
6. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
a) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh đã được hoàn chỉnh theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Các tài liệu theo quy định tại Điểm a và từ Điểm c đến Điểm h Khoản 1 Điều này (do chủ đầu tư chuẩn bị).
7. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
8. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội, gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 6 Điều này.
Điều 25. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công
Các nội dung điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định tương ứng được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Điều 26. Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước
1. Hồ sơ trình thẩm định của chủ đầu tư, gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh, lý do điều chỉnh;
b) Các tài liệu tương ứng với nội dung điều chỉnh theo quy định từ Điểm b đến Điểm m Khoản 1 Điều 20 Nghị định này;
c) Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Nhà đầu tư nộp 21 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi 20 bộ hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
5. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia trong thời hạn 90 ngày kể từ khi thành lập.
6. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
a) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
b) Các tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều này (do chủ đầu tư chuẩn bị, sau khi đã tiếp thu và hoàn chỉnh hồ sơ dự án theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước);
7. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
8. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội, gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 6 Điều này.
Điều 27. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước
Các nội dung điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định tương ứng được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Chương V
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
 DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
Mục 1: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
Điều 28. Quy trình, thủ tục trình thẩm định
1. Hồ sơ trình thẩm định của chủ đầu tư, gồm:
a) Tờ trình thẩm định;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
c) Nghị quyết của Quốc hội về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ quản hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước của mình (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản) xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 44 Luật Đầu tư công năm 2014.
3. Hồ sơ trình thẩm định của cơ quan chủ quản, gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của cơ quan chủ quản;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
c) Nghị quyết của Quốc hội về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
4. Cơ quan chủ quản gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định hồ sơ dự án quan trọng quốc gia trong thời hạn 90 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ dự án hợp lệ.
7. Căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ đầu tư và cơ quan chủ quản hoàn chỉnh dự án; cơ quan chủ quản thông qua các nội dung dự án đã được chỉnh sửa và gửi Hội đồng thẩm định nhà nước.
8. Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của cơ quan chủ quản (do cơ quan chủ quản chuẩn bị sau khi đã tiếp thu và hoàn chỉnh hồ sơ dự án theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước);
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hoàn chỉnh theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Nghị quyết của Quốc hội về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia;
đ) Các tài liệu khác có liên quan.
9. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
Điều 29. Nội dung thẩm định để quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia
1. Nội dung thẩm định, gồm:
a) Đánh giá về hồ sơ Dự án: Căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;
b) Sự cần thiết phải đầu tư Dự án;
c) Sự phù hợp của Dự án với chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành; sự phù hợp với chủ trương đầu tư;
d) Đánh giá về việc phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô Dự án; hình thức đầu tư; phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư Dự án;
đ) Đánh giá về nhu cầu sử dụng đất; điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);
e) Đánh giá về thời gian, tiến độ thực hiện, các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư; phân kỳ đầu tư;
g) Đánh giá về nguồn nguyên liệu; máy móc, thiết bị; phương án lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, thiết bị;
h) Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường; phòng chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác;
i) Đánh giá về tổng mức đầu tư, trong đó có xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án; căn cứ xác định nhu cầu vốn đầu tư; mức chuẩn xác về nhu cầu vốn đầu tư; cơ cấu nguồn vốn, phân tích tính khả thi của các phương án huy động vốn; khả năng huy động vốn theo tiến độ đầu tư; khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay; phân tích rủi ro; đào tạo nguồn nhân lực (nếu có);
k) Đánh giá về hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả tài chính, hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội của Dự án;
l) Đánh giá phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định canh, định cư (nếu có);
m) Đánh giá về việc tổ chức quản lý dự án, bao gồm: Xác định chủ đầu tư; hình thức quản lý dự án; mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án.
2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài việc đánh giá các nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều này, còn phải đánh giá phương án thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Mục 2: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
Điều 30. Các trường hợp được điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia
Việc điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Luật Đầu tư công năm 2014 và Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng năm 2014.
Điều 31. Quy trình, thủ tục trình thẩm định
1. Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư của chủ đầu tư, gồm:
a) Tờ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;
c) Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ quản để báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư của cơ quan chủ quản, gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh dự án đầu tư của cơ quan chủ quản;
b) Các tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan chủ quản gửi 01 bộ hồ sơ dự án điều chỉnh theo quy định tại Khoản 3 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia trong thời hạn 90 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ dự án hợp lệ.
7. Căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ đầu tư và cơ quan chủ quản hoàn chỉnh dự án điều chỉnh; cơ quan chủ quản thông qua các nội dung dự án điều chỉnh đã được hoàn chỉnh và gửi Hội đồng thẩm định nhà nước.
8. Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh dự án đầu tư. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư của cơ quan chủ quản (do cơ quan chủ quản chuẩn bị sau khi đã tiếp thu và hoàn chỉnh hồ sơ dự án theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước);
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh đã được hoàn chỉnh theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Báo cáo thẩm định điều chỉnh dự án của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư;
đ) Các tài liệu khác có liên quan.
9. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
Điều 32. Nội dung thẩm định điều chỉnh
Các nội dung điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định tương ứng được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33. Xử lý chuyển tiếp đối với dự án đang trong quá trình thực hiện, phát sinh vấn đề thuộc tiêu chí về dự án quan trọng quốc gia
1. Dự án đang trong quá trình thực hiện là dự án đã có quyết định đầu tư (đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước) hoặc dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Đối với dự án đang trong quá trình thực hiện nhưng có tiêu chí thuộc dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công năm 2014 và Điều 30 Luật Đầu tư năm 2014, được thực hiện như sau:
a) Các dự án được tiếp tục triển khai thực hiện; chủ đầu tư báo cáo tình hình thực hiện đến người quyết định đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư;
b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về tình hình triển khai thực hiện dự án;
c) Việc quản lý đối với các dự án quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định tại Quyết định đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp, hoặc các Quyết định đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh trước đó.
3. Đối với dự án đang trong quá trình thực hiện có sự thay đổi, mà các nội dung thay đổi thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 7 của Luật Đầu tư công năm 2014 và Điều 30 Luật Đầu tư năm 2014, được thực hiện như sau:
a) Các dự án được tiếp tục triển khai thực hiện; chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư về các vấn đề phát sinh;
b) Người quyết định đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ xem xét cho ý kiến về việc điều chỉnh và chỉ đạo báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về tình hình triển khai thực hiện dự án, trong đó có vấn đề phát sinh tiêu chí thuộc dự án quan trọng quốc gia;
c) Trình tự, thủ tục xem xét điều chỉnh dự án được thực hiện theo các quy định hiện hành như đối với dự án hoặc nhóm dự án trước khi điều chỉnh;
d) Việc quản lý đối với các dự án quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về dự án quan trọng quốc gia.
Điều 34. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
2. Bãi bỏ Nghị định số 03/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 49/2010/QH12 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Điều 35. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3b). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

MẪU KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo
Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ)

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC
-------

D ÁN [Tên dự án]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày    tháng    năm

KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH

I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

1. Nhiệm vụ thẩm định:

Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi [Tên dự án] (sau đây gọi tắt là Dự án) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư (đi với dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư).

Hoặc: Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi [Tên dự án] (sau đây gọi tắt là Dự án) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư.

2. Nội dung thẩm định Dự án: Tùy theo loại nguồn vốn, hình thức đầu tư nội dung thẩm định phù hợp quy định tại Điều 16, 19, 21, 23, 25, 27, 29, 32 Nghị định này.

II. TCHỨC THM ĐỊNH

1. Đxuất thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, các Tổ giúp việc khác (nếu có).

(Xác định rõ thành phần, nội dung công việc cho Tchuyên gia thẩm định liên ngành, các Tgiúp việc khác).

2. Đxuất về thuê tư vấn thẩm tra (nếu có).

(Dự kiến các tư vấn thẩm tra, nhiệm vụ cụ thể của các tư vn thẩm tra)

III. THỜI GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG

1. Chương trình làm việc của Hội đồng.

2. Kế hoạch thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành và các Tổ giúp việc khác (nếu có).

3. Kế hoạch lựa chọn tư vấn thẩm tra (nếu có).

IV. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

1. Địa điểm và phương tiện làm việc.

2. Chi phí thẩm định, thẩm tra Dự án (có dự toán chi tiết kèm theo).

3. Các điều kiện làm việc khác.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No. 131/2015/ND-CP datedDecember 25, 2016 of the Government guiding the projects on national significance

Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Public Investment dated June 18, 2014;

Pursuant to the Law on Public Investment dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Procurement dated November 26, 2013;

Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014;

Upon the request of the Minister of Planning and Investment;

The Government hereby introduces the Decree specifying guidance on projects of national significance.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope ofadjustment

This Decree shall specify guidance on projects of national significance, including: Organization and operational modality of the State Assessment Council; documentation and procedure for application for assessment and contents of assessment of projects of national significance; hiring of inspection consultants, and costs of assessment and inspection of projects of national significance.  

Article 2.Subject of application

This Decree shall apply to agencies, organizations or individuals involved in projects of national significance.

Article 3. Definition

For the purposes of this Decree, terms used hereunder shall be construed as follows:

1. Projects of national significance defined in the 2014 Law on Public Investment, the 2014 Law on Construction and those in which policies for making investments are decided by the National Assembly under the provisions of the 2014 Law on Investment are hereinafter referred to as projects of national significance.

2. Investment certificate issued under the provisions of the 2005 Law on Investment or an investment registration certificate, or a written consent to an investment policy issued by a competent authority under the provisions of the 2014 Law on Investment, is hereinafter referred to as investment registration certificate).  

3. Project owner defined in the 2014 Law on Construction or investors defined in the 2014 Law on Investment is hereinafter referred to as stakeholder.

4. Credit-based loans secured by the Government, loans secured by state-owned assets, state enterprises’ investment and development funds, value of land use rights, and capital derived from the administrative development fund, are hereinafter referred to as other state capital which does not belong to the public investment capital.  

Chapter II

ORGANIZATION AND MODALITY OF OPERATION OF STATE ASSESSMENT

Article 4. Organization, responsibility and authority of the State Assessment Council

1. The State Assessment Council established under the Prime Minister s decision for specific projects shall be tasked with conducting assessment of projects of national significance (pre-feasibility study report or feasibility study report) for submission to the National Assembly with a view to seeking its decision on investment policy or for reporting to the Prime Minister to apply for the investment decision (hereinafter referred to as Council).  

2. The State Assessment Council is composed of the Chairperson, the Vice Chairperson and other members of the Council. The Chairperson of the State Assessment Council is the Minister of Planning and Investment; the Vice Chairperson and other members of the Council are representatives of Ministries, industrial authorities and other relevant agencies decided by the Prime Minister upon the request of the Ministry of Planning and Investment.

3. The Chairperson, Vice Chairperson and members of the State Assessment Council shall be held accountable to the Prime Minister for organizing assessment and assessment activities according to their assigned duties; giving the Council’s assessment opinions on assessment results, conclusions and recommendations regarding elements of projects of national significance. 

4. The State Assessment Council shall be vested with the following powers:

a) Consider, decide issues relating to work contents, programs and plans of the Council and other related matters during the process of assessment of projects of national significance;

b) Request the project owner to provide important documents during the process of assessing projects of national significance, pay costs of inspection and assessment according to the approved budget estimate and progress of assessment contents;

c) Request the consultancy contractor to provide relevant documents during the process of inspecting projects of national significance.

5. The State Assessment Council shall work on a collective basis and shall be subject to the direction of the Chairperson of the Council. The meeting of the State Assessment Council shall be considered valid if it is attended by at least 50% of members (including authorized persons). Conclusive opinions must be unanimously approved according to the majority rule. In the event that the voting ratio is 50/50 per the Council’s membership (including those making their presence at the meeting and those casting their votes by sending their documents to the Council), the issue shall be passed by the Chairperson s casting his deciding vote.

The final resolution in which assessment elements of projects of national significance are passed for submission to the Government and the Prime Minister must be voted for by at least 2/3 of the State Assessment Council’s membership.  Opinions obtained from members of the State Assessment Council shall be delivered by voting at the meeting or in writing to the State Assessment Council.

6. The State Assessment Council shall be automatically dissolved after all stipulated assessment duties have been completed.

Article 5. Responsibility and authority of the Council’s Chairperson

1. Consider approving the assessment plan after receiving opinions from the Council, decide to convene the Council’s meetings, preside over such meetings; assign responsibilities to the Vice Chairperson and members of the Council.

2. Decide to establish the interdisciplinary Assessment Expert Group or the Assistance Group for the Council, depending on work duties in specific projects of national significance.

3. Whenever necessary, the Council’s Chairperson can authorize one Vice Chairperson to convene and preside over the Council’s meetings or report to the Government on certain contents or work duties directly undertaken by the Vice Chairperson.

4. Decide to hire and select a consultant in inspection of projects of national significance in accordance with regulations laid down in Article 10 and 11 hereof.

Article 6. Responsibility and authority of the Council’s Vice Chairperson

1. Assist the Council’s Chairperson in directing operations of the Council; monitor and perform duties of the Council assigned by the Council s Chairperson; regularly make a review report on the Council s performance.

2. Assist the Council’s Chairperson in reviewing and assessing reports on specialized matters and the Council s other activities for submission to the Prime Minister.

Article 7. Responsibility and authority of the Council’s members

1. Consider opinions as to contents of assessment of projects of national significance within their functions and duties of Ministries, agencies and localities under their management and as to general matters of projects of national significance.

2. Mobilize workforce, working equipment and research facilities under their management to fulfill their assigned duties.

3. Fully participate in the Council’s meetings, exchange contributed opinions as to contents of review and assessment as well as cast their votes for the Council’s conclusions.In some special cases, where it is impossible to participate in a meeting, a Council member must send a written explanation and authorize a competent representative to participate in the Council’s meeting.

Article 8. Duties of the standing body of the Council

The standing body of the Council is the Ministry of Planning and Investment assigned the following duties:

1. Rally the Ministry’s machinery to assist the Council’s Chairperson in conducting assessment of projects of national significance and general operations of the Council; cooperate with relevant agencies, interdisciplinary Assessment Expert Group, Inspection Consultancy Group to perform assessment tasks.

2. Receive and examine project documents, and deliver them to the Council’s members, agencies and affiliations involved.

3. Draw up the plan for assessment of projects of national significance by adopting the form stipulated in Appendix issued together with this Decree for submission to the Council.

4. Perform other duties assigned by the Council s Chairperson.

Article 9. Duties of the interdisciplinary Assessment Expert Group

1. The interdisciplinary Assessment Expert Group is an organ established to give assistance to the Council which is composed of experts of Ministries, industrial authorities and localities and other relevant agencies.

2. The interdisciplinary Assessment Expert Group shall assume the following duties:

a) Prepare elements of an assessment which are delivered to the Council s members;

b) Prepare modifications or amendments to documentation upon the request of the Council’s members, other Assistance Groups during the process of assessment for submission to the Council;

c) Carry out necessary work contents to assist the Council in choosing an inspection consultant in accordance with Article 11 hereof whenever it is necessary to employ such inspection consultant;

d) Prepare contracts for inspection consultancy, contract settlement records and other relevant documents used for the purpose of payment or settlement of costs of assessment and inspection of projects of national significance;

dd) Synthesize opinions obtained from the Council’s members, and suggest and request the Council’s Chairperson to review and decide any issue that may arise during the assessment process;

e) Draft an assessment report of the Council for submission to the Council’s Chairperson for review and filing of such report to the Government;

g) Implement other work duties assigned by the Council.

Chapter III

HIRE OF INSPECTION CONSULTANT AND COST OF ASSESSMENT, INSPECTION OF PROJECTS OF NATIONAL SIGNIFICANCE

Article 10. Authority to decide hire of a consultant in inspection of projects of national significance

1. Inspection consultant refers to a domestic or foreign organization or individual, or a joint venture which is formed by domestic and foreign partners (hereinafter referred to as consultancy) hired by the Council to perform one or several part(s) of elements of assessment of projects of national significance. 

2. The Council’s Chairperson shall decide hire of domestic consultant in inspection of projects of national significance in the form of selection as referred to in Article 11 hereof; approve the plan for selection of inspection consultant.

3. The Prime Minister shall consider approving the policy on permission for hire of foreign consultant or domestic-foreign joint venture to carry out inspection upon the request of the Council s Chairperson.

Hire and selection of foreign consultant or domestic-foreign consultancy joint venture for the purpose of inspection of projects of national significance shall be consistent with regulations laid down in Article 11 hereof.

Article 11. Process, procedure for selection of consultant in inspection of projects of national significance

1. The interdisciplinary Assessment Expert Group shall determine the consultancy contractor that has sufficient competence and experience to immediately render consultancy services and recommend such contractor to the Council s Chairperson to obtain his/her approval.

2. Within 15 days from the contract-awarding date, the interdisciplinary Assessment Expert Group must complete the direct appointment procedure, including:

a) Prepare and send a draft agreement to the consultancy contractor under which requirements regarding extent and scope of work to be carried out, work schedule and work quality that must be met and equivalent value based on which the agreement is negotiated and finalized should be included;

b) Proceed to negotiate and complete that agreement;

c) Submit the result of direct appointment of the consultancy contractor for specific projects to the Council s Chairperson for his/her ratification.

d) Prepare conclusion of the agreement with the appointed contractor. The agreement is signed by three parties, including the representative of the Council, the project owner (or the agency assigned the task of making preparations for investment in projects) and the selected contractor;

dd) Make the result of direct appointment of the contractor known to the public in accordance with the law on procurement.

Article 12. Cost of assessment and hire of inspection consultant for projects of national significance conducted by the Council

1. Cost of inspection refers to cost of hire of inspection consultant for projects of national significance conducted by the Council.

2. Cost of assessment refers to costs used for assisting in assessment of projects of national significance conducted by the Council (exclusive of cost of inspection referred to in paragraph 1 of this Article). Cost of assessment shall include remuneration paid to the Council’s members, the interdisciplinary Assessment Expert Group and other Assistance Group (if any); cost of meeting, stationery supplies and site survey (if any), other relevant and provisional costs. 

3. Cost of inspection and assessment of projects of national significance shall be determined as follows:

a) Limit on cost of inspection of pre-feasibility study report is calculated to be equal to the limit on cost of inspection of feasibility study report;

b) Cost of assessment equals 20% of the limit on cost of inspection;

c) The limit on cost of inspection is applied in accordance with the law on construction.

4. Cost of assessment and hire of consultant in inspection of projects of national significance shall be included in the investment outlay and paid by project owners or agencies assigned the task of making preparations for investment in such projects upon the request of the Council, which ensures that any requirement regarding assessment and inspection progress is met according to the stipulated plan. 

Project owners or agencies assigned the task of making preparations for investment shall be liable for paying cost of inspection to inspection consultants as agreed upon in the signed agreement after receiving opinions from the Council.

5. The Council shall allow the Council members, the interdisciplinary Assessment Expert Group and other Assistance Group (if any) to autonomously take control of their spending and other relevant expenses with a view to assuring the Council s assessment activities. 

Chapter IV

PROCESS, PROCEDURE FOR AND ELEMENTS OF ASSESSMENT OF THE INVESTMENT POLICIES FOR PROJECTS OF NATIONAL SIGNIFICANCE

Section 1: PROCESS, PROCEDURE FOR AND ELEMENTS OF ASSESSMENT OF THE INVESTMENT POLICIES FOR PROJECTS OF NATIONAL SIGNIFICANCE FINANCED BY PUBLIC INVESTMENT FUNDS

Article 13. Process and procedure for filing of application for assessment by project owners or agencies directly affiliated to agencies assigned the task of making preparations for investment

1. Documentation submitted to apply for assessment shall be composed of the followings:

a) Application form for assessment;

b) Pre-feasibility study report;

c) Other relevant documents.

2. Project owners or agencies directly affiliated to agencies assigned the task of making preparations for investment (hereinafter referred to as project owner) shall be required to send 15 sets of project documents under the provisions of paragraph 1 of this Article to their governing body or agencies assigned to make preparations for investment to carry out the internal assessment as stipulated in subparagraph b paragraph 1 Article 19 of the 2014 Law on Public Investment. The duration of internal assessment shall last less than 30 days of receipt of all required documents.

3. Projects owners or agencies directly affiliated to agencies assigned the task of making preparations for investment must complete project dossiers based on predetermined assessment elements and prepare complete application for submission to the Prime Minister.

Article 14. Process and procedure for filing of application for assessment by governing bodies or agencies assigned the task of making preparations for investment

1. Documentation filed to apply for assessment by governing bodies or agencies assigned the task of making preparations for investment (hereinafter referred to as governing body) shall be composed of the followings:

a) Application form filed to the Prime Minister by the governing body;

b) Pre-feasibility study report;

c) Internal assessment report stipulated in subparagraph b paragraph 1 Article 19 of the 2014 Law on Public Investment;

d) Other relevant documents.

2. The governing body shall send 01 set of documents as provided for in paragraph 1 of this Article as a report to the Prime Minister, and concurrently send 20 sets of documents to the Ministry of Planning and Investment.

3. No later than 05 working days of receipt of project dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall report to the Prime Minister on establishment of the Council in accordance with regulations laid down in Article 4 hereof.

4. The Council shall assess the investment policy for projects of national significance within a period of 90 days of receipt of all valid project dossiers.

Article 15. Documentation submitted to apply for assessment by the Council and Government

1. Documentation submitted to apply for assessment by the Council shall be composed of the followings:

a) Application form sent to the Government by the governing body (prepared by the governing body after taking into consideration and completing project dossiers based on assessment opinions obtained from the Council);

b) Pre-feasibility study report that is completed on the basis of assessment opinions obtained from the Council;

c) Assessment report prepared by the Council;

d) Other relevant documents.

2. The Government shall consider and give its opinions on investment policies for projects of national significance in accordance with the Government’s working regulations. 

3. Dossiers submitted by the Government to the National Assembly as stated in Article 20 of the 2014 Law on Public Investment shall include specific documents:

a) Statement prepared by the Government;

b) Pre-feasibility study report that is completed on the basis of assessment opinions obtained from the Government;

c) Assessment report prepared by the Council;

d) Other relevant documents.

Article 16: Elements of assessment of the investment policies for projects of national significance financed by public investment funds

1. Assessment elements shall be composed of the followings:

a) Evaluation of project dossiers: Legal bases, components and contents of dossiers in accordance with applied regulations;

b) Satisfaction of criteria for determination of projects of national significance;

c) Necessity of investment, conditions for investment, evaluation concerning compatibility with the plan, strategy, scheme and proposal for socio-economic development, industrial and sectorial development planning; compliance with laws and regulations; 

d) Evaluation concerning demand forecast, influence coverage and proposed objectives of investment, scale and form of investment;

dd) Evaluation concerning location and site of investment, proposed demand for land areas used for projects and demand for utilization of other resources (if any);

e) Evaluation concerning analysis, preliminary choice in terms of key technology and techniques, and conditions for supply of raw materials, equipment, energy, service and infrastructural facilities;

g) Evaluation concerning analysis, preliminary selection of investment plans and scale of investment constituents;

h) Evaluation concerning plans for compensation, support, site clearance, relocation and environmental protection approaches;

i) Preliminary evaluation concerning environmental and social impacts of projects;

k) Evaluation concerning preliminary determination of the investment outlay and capital mobilization plan: Bases for determination of investment capital demands, structure of the investment outlay, level of accuracy in terms of investment capital demand; capital source structure; analysis of feasibility of capital mobilization plans and capability of balancing public investment capital;

l) Evaluation concerning preliminary determination of cost of operation, maintenance, overhaul and major repair during the period of use and operation of projects;

m) Evaluation concerning the proposed progress of execution of projects, division of investment phases or component or subordinate projects (if any);

n) Evaluation concerning investment efficiency in terms of finance, society, economy, national defense and security and sustainable development;

o) Evaluation concerning solutions to conducting implementation of projects: Definition of the project owner (if any); form of project management;

p) Evaluation concerning particular mechanism and policy and applicable conditions (if any).

2. As for any project with a construction constituent, in addition to evaluation of contents stipulated in paragraph 1 of this Article, evaluation concerning the plan for fundamental design in accordance with laws on construction must be carried out.

Section 2: PROCESS, PROCEDURE FOR AND ELEMENTS OF ASSESSMENT OF INVESTMENT POLICIES FOR PROJECTS OF NATIONAL SIGNIFICANCE FINANCED BY STATE FUNDS OTHER THAN PUBLIC INVESTMENT CAPITAL

Article 17. Process and procedure for filing of application for assessment by project owners

1. Documentation submitted to apply for assessment shall be composed of the followings:

a) Written request for execution of investment projects;

b) Pre-feasibility study report;

c) Copy of document indicating the legal status of the project owner (Establishment certificate or business registration certificate or other legal documents);

d) Copy of one of the following documents: Financial statement prepared in the latest 02 years by the project owner; commitment on financial support from parent companies or financial institutions; guarantee of financial capability of the project owner; note on financial capability of the project owner;

dd) BCC contract for BCC investment projects;

e) Recommendations in terms of particular policies and mechanisms (if any);

g) Documented opinions of state ownership representatives as to investment in projects under the provisions of the Law on management and utilization of state capital invested in enterprises’ production and business activities (if the project owner is an enterprise whose charter capital includes state capital);

h) Resolution of the Board of Members or Managing Board or Shareholders’ General Meeting in terms of investment in projects as stipulated by the Law on Enterprise;

d) Other relevant documents.

2. The project owner shall submit 21 sets of documents as referred to in paragraph 1 of this Article to the investment registry located at the area where investment projects are executed.

3. Within a permitted duration of 03 working days of receipt of all required documents, the investment registry shall send 20 sets of project dossiers to the Ministry of Planning and Investment.

4. No later than 05 working days of receipt of project dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall report to the Prime Minister on establishment of the Council in accordance with regulations laid down in Article 4 hereof.

5. The Council shall assess the investment policy for projects of national significance within a period of 90 days from its establishment date.

Article 18. Documentation submitted to apply for assessment by the Council and Government

1. Documentation submitted to apply for assessment by the Council shall be composed of the followings:

a) Assessment report prepared by the Council;

b) Pre-feasibility study report that is completed on the basis of assessment opinions obtained from the Council;

c) Documents stipulated in subparagraph c through subparagraph i paragraph 1 Article 17 hereof (prepared by the project owner);

2. The Government shall consider and give its opinions on investment policies for projects of national significance in accordance with the Government’s working regulations.

3. Documentation submitted by the Government to the National Assembly shall be composed of the followings:

a) Statement prepared by the Government;

b) Investment project dossiers as defined in paragraph 1 of this Article.

Article 19: Elements of assessment of the investment policies for projects of national significance financed by state capital other than public investment capital

1. Assessment elements shall be composed of the followings:

a) Evaluation of project dossiers: Legal bases, components and contents of dossiers in accordance with applied regulations;

b) Satisfaction of criteria for determination of projects of national significance;

c) Necessity of the project;

d) Evaluation concerning compatibility with the plan, strategy, scheme and proposal for socio-economic development, industrial and sectorial development planning; planning for utilization of land and other resources;

dd) Evaluation concerning objectives, scale, investment location, proposed demands for land area and demands for utilization of other resources (if any); plan for selection of main technology to be applied;

e) Evaluation concerning plans for compensation, support, site clearance, relocation and environmental protection approaches;

g) Preliminary evaluation concerning environmental and social impacts of projects;

h) Evaluation concerning preliminary determination of the investment outlay and capital mobilization plan: Bases for determination of investment capital demands, structure of the investment outlay, level of accuracy in terms of investment capital demand; capital source structure; analysis of feasibility of capital mobilization plans;

i) Evaluation concerning preliminary determination of cost of operation, maintenance, overhaul and major repair during the period of use and operation of projects;

k) Evaluation concerning the proposed progress of execution of projects, division of investment phases or component or subordinate projects (if any);

l) Evaluation concerning investment efficiency in terms of finance, society, economy, national defense and security and sustainable development;

m) Evaluation concerning particular mechanism and policy; preferential treatments, advantages and applicable conditions (if any).

2. As for any project with a construction constituent, in addition to evaluation of contents stipulated in paragraph 1 of this Article, evaluation concerning the plan for fundamental design in accordance with laws on construction must be carried out.

Section 3: PROCESS, PROCEDURE FOR AND ELEMENTS OF ASSESSMENT OF THE INVESTMENT POLICIES FOR PROJECTS OF NATIONAL SIGNIFICANCE THAT ARE NOT FINANCED BY STATE CAPITAL

Article 20. Process, procedure and documentation submitted to apply for assessment

1. The project owner shall prepare documentation submitted to apply for assessment in accordance with the 2014 Law on Public Investment, including the followings:

a) Written request for execution of investment projects;

b) Copy of ID card, citizenship ID card or passport, applicable to the project owner who is an individual entity; copy of Establishment Certificate or other equivalent documents indicating the legal status, applicable to the project owner who is an institutional entity;

c) Recommendation of investment projects including: the project owner executing projects, investment objectives, investment scale, investment capital and capital mobilization plan, location, duration and progress of investment, demands for workforce;

d) Plan for site clearance, relocation and resettlement (if any);

dd) Preliminary evaluation concerning environmental impacts, and environmental protection solutions;

e) Evaluation concerning socio-economic impacts and efficiency of projects;

g) Recommendation of particular policies and mechanisms (if any);

h) Copy of one of the following documents: Financial statement prepared in the latest 02 years by the project owner; commitment on financial support from parent companies or financial institutions; guarantee of financial capability of the project owner; note on financial capability of the project owner;

i) Recommendation of demand for land to be utilized; if the State’s allocation of land, land lease and permission for conversion of purpose of use of land is not required for a project, a copy of an agreement on hiring of a site or other documents stating that the project owner has the right to use such site for execution of projects must be submitted;

k) Demonstration of technology to be used for a project as referred to in subparagraph b paragraph 1 Article 32 of the 2014 Law on Investment, including name, origin and flow chart of such technology; main specifications, working condition of machinery or equipment and main technology line;

l) BCC contract for BCC investment projects;

m) Other relevant documents.

2. The project owner shall submit 21 sets of documents as referred to in paragraph 1 of this Article to the investment registry located at the area where investment projects are executed.

3. Within a permitted duration of 03 working days of receipt of all required documents, the investment registry shall send 20 sets of project dossiers to the Ministry of Planning and Investment.

4. No later than 05 working days of receipt of all required project dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall report to the Prime Minister on establishment of the Council in accordance with regulations laid down in Article 4 hereof.

5. The Council shall assess the investment policy for projects of national significance within a period of 90 days from its establishment date.

6. Documentation submitted to apply for assessment by the Council shall be composed of the followings:

a) Assessment report prepared by the Council;

b) Documents referred to in paragraph 1 of this Article, including elements of the project which have been completed with reference to assessment opinions obtained from the Council (prepared by the project owner);

7. The Government shall consider and give its opinions on investment policies for projects of national significance in accordance with the Government’s working regulations.

8. Documentation submitted by the Government to the National Assembly shall be composed of the followings:

a) Statement prepared by the Government;

b) Investment project dossiers as defined in paragraph 6 of this Article.

Article 21. Elements of assessment of the investment policies for projects of national significance that are not financed by state capital

1. Satisfaction of criteria for determination of projects of national significance.

2. Evaluation of necessity of the project.

3. Information about investors; evaluation of satisfaction of investment requirements applied to foreign investors (if any).

4. Evaluation concerning objectives, scale, location, time, progress of execution of projects, demand for lands to be used, plan for site clearance, resettlement, relocation and environmental protection.

5. Evaluation concerning compatibility of the project with the master plan for socio-economic development, industrial development planning; planning for utilization of land and other resources (if any).

6. Evaluation of legal basis for right of use of investment location accorded investors. If there is any recommendation about allocation of land, land lease and permission for conversion of purpose of use of land, assessment of demands for land to be used, conditions for land allocation, lease and permission for conversion of purpose of use of land must be conducted in accordance with laws on land.

7. Evaluation concerning the plan for selection of main technology; in respect of projects defined in subparagraph b paragraph 1 Article 32 of the 2014 Law on Investment, and evaluation of technology to be applied to an investment project.

8. Evaluation concerning investment capital and capital mobilization plan.

9. Evaluation concerning socio-economic impacts and efficiency.

10. Evaluation concerning particular mechanism and policy; preferential treatments, advantages and applicable conditions (if any).

Section 4: PROCESS, PROCEDURE FOR AND ELEMENTS OF ASSESSMENT OF POLICIES FOR OUTWARD INVESTMENT PROJECTS OF NATIONAL SIGNIFICANCE

Article 22. Process, procedure and documentation submitted to apply for assessment

1. The project owner shall prepare documentation submitted to apply for assessment under the provisions of paragraph 1 Article 55 of the 2014 Law on Public Investment, including:

a) Registration form for outward investment;

b) Copy of ID card, citizenship ID card or passport, applicable to the project owner who is an individual entity; copy of Establishment Certificate or other equivalent documents indicating the legal status, applicable to the project owner who is an institutional entity;

c) Recommendation about investment projects, including investment objectives, scale, form, location; preliminary determination of investment capital, capital mobilization plan, capital source structure; progress of execution of a project, investment phases (if any); preliminary analysis of investment efficiency;

d) Copy of one of the following documents indicating the financial competence of the project owner, including financial statement prepared in the latest 02 years by the project owner; commitment on financial support from parent companies or financial institutions; guarantee of financial capability of the project owner; other documents indicating the financial capability of the project owner;

dd) Commitment on autonomous management of foreign currency flows or commitment of authorized credit institutions on assurance that foreign currency amount is adequately provided for the project owner;

e) Decision on outward investment in accordance with regulations laid down in paragraph 1 and 2 Article 57 of the 2014 Law on Investment;

g) With regard to any project of an enterprise whose charter capital is wholly held by the State, Decision on outward investment stipulated in subparagraph e of this paragraph shall be replaced by the following documents: written consent of the ownership representative to investors registration of outward investment for the purpose of project execution, including the main contents such as investors, objectives, scale, form and location of investment; total investment capital, capital mobilization plan, capital source structure, progress of project execution, indicators regarding investment efficiency to be achieved in a project; internal assessment report relating to recommendation about projects for outward investment as the basis for obtaining approval from the ownership representative;

h) With regard to any outward investment project in the banking, securities, insurance, or science and technology sector, investors are required to submit a written approval of competent state agencies in relation to conformity to requirements for outward investment in accordance with regulations enshrined in the Law on Credit Institutions, Law on Securities, Law on Science and Technology and Law on Trade in Insurance;

i) Other relevant documents.

2. The contractor shall submit 20 sets of documents as referred to in paragraph 1 of this Article to the Ministry of Planning and Investment.

3. No later than 05 working days of receipt of all required project dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall report to the Prime Minister on establishment of the Council in accordance with regulations laid down in Article 4 hereof.

4. The Council shall assess the investment policy for outward investment projects of national significance within a period of 90 days from its establishment date.

5. Documentation submitted to apply for assessment by the Council shall be composed of the followings:

a) Assessment report prepared by the Council;

b) Documents referred to in paragraph 1 of this Article (prepared by the project owner after consulting and completing project dossiers based on assessment opinions obtained from the Council).

6. The Government shall consider and give its opinions on the investment policy for outward investment projects of national significance according to its working regulations.

7. Documentation submitted by the Government to the National Assembly shall be composed of the followings:

a) Statement prepared by the Government;

b) Investment project dossiers as defined in paragraph 5 of this Article.

Article 23. Elements of assessment of policies for outward investment projects of national significance

1. Eligibility requirements for being issued the Certificate of outward investment as stated in Article 58 of the 2014 Law on Investment.

2. Legal status of investors.

3. Necessity of outward investment.

4. Compatibility of the project with regulations laid down in paragraph 1 Article 51 of the 2014 Law on Investment.

5. Evaluation of fundamental contents of a project: scale, form of investment, location, duration and progress of project execution, investment capital and capital source.

6. Evaluation of levels of risks incurred in the state where an investment project is located.

Section 5. PROCESS, PROCEDURE FOR AND ELEMENTS OF ASSESSMENT OF AMENDMENTS TO INVESTMENT POLICIES FOR INVESTMENT PROJECTS UNDER THE PROVISIONS OF PARAGRAPH 4 ARTICLE 40 OF THE 2014 LAW ON INVESTMENT

Article 24. Process, procedure for filing application for assessment of amendments to investment policies for projects financed by state capital other than public investment capital

1. Documentation submitted to apply for assessment by project owners shall be composed of the followings:

a) Written request for amendments to the investment policy in which any contents required to be amended must be clearly specified;

b) Amended pre-feasibility study report, or amended feasibility study report;

c) Supervisory report, evaluation of amendments to investment projects;

d) Copy of document indicating the legal status of the project owner (Establishment certificate or business registration certificate or other equivalent legal documents), applicable to the case in which there is any change to the project owner;

dd) Copy of one of the following documents: Financial statement prepared in the latest 02 years by the project owner; commitment on financial support from parent companies or financial institutions; guarantee of financial capability of the project owner; note on financial capability of the project owner;

e) BCC contract for BCC investment projects (if any change is made);

g) Recommendation about particular policies and mechanisms (if any).

h) Other relevant documents.

2. The project owner shall submit 21 sets of documents as referred to in paragraph 1 of this Article to the investment registry located at the area where investment projects are executed.

3. Within a permitted duration of 03 working days of receipt of all required project dossiers, the investment registry shall send 20 sets of project dossiers to the Ministry of Planning and Investment.

4. No later than 05 working days of receipt of all required project dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall report to the Prime Minister on establishment of the Council in accordance with regulations laid down in Article 4 hereof.

5. The Council shall assess amendments to the investment policy for projects of national significance within a period of 90 days from the date of entry into force of the establishment decision.

6. Documentation submitted to apply for assessment by the Council shall be composed of the followings:

a) Assessment report prepared by the Council;

b) Pre-feasibility study report or feasibility study report to which amendments have been completed with reference to assessment opinions obtained from the Council;

c) Documents stipulated in subparagraph a and subparagraph c through subparagraph h paragraph 1 of this Article (prepared by the project owner).

7. The Government shall consider and give its opinions on amendments to the investment policy for projects of national significance according to its working regulations.

8. Documentation submitted by the Government to the National Assembly shall be composed of the followings:

a) Statement prepared by the Government;

b) Investment project dossiers as defined in paragraph 6 of this Article.

Article 25: Elements of assessment of amendments to the investment policies for projects of national significance financed by state capital other than public investment capital

All amendments must be assessed in the similar manner to those referred to in Article 19 hereof.

Article 26. Procedure for filing application for assessment of amendments to investment policies for projects that are not financed by state capital

1. Documentation submitted to apply for assessment by project owners shall be composed of the followings:

a) Written request for amendments to the investment policy in which any contents required to be amended must be clearly specified;

b) Documents relevant to amendments as defined in subparagraph b through subparagraph m paragraph 1 Article 20 hereof;

c) Supervisory report, evaluation of amendments to investment projects;

d) Other relevant documents.

2. The investor shall submit 21 sets of documents as referred to in paragraph 1 of this Article to the investment registry located at the area where investment projects are executed.

3. Within a permitted duration of 03 working days of receipt of all required documents, the investment registry shall send 20 sets of project dossiers to the Ministry of Planning and Investment.

4. No later than 05 working days of receipt of all required project dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall report to the Prime Minister on establishment of the Council in accordance with regulations laid down in Article 4 hereof.

5. The Council shall assess amendments to the investment policy for projects of national significance within a period of 90 days from its establishment date.

6. Documentation submitted to apply for assessment by the Council shall be composed of the followings:

a) Assessment report prepared by the Council;

b) Documents referred to in paragraph 1 of this Article (prepared by the project owner after consulting and completing project dossiers based on assessment opinions obtained from the Council);

7. The Government shall consider and give its opinions on amendments to investment policies for projects of national significance in accordance with the Government’s working regulations.

8. Documentation submitted by the Government to the National Assembly shall be composed of the followings:

a) Statement prepared by the Government;

b) Investment project dossiers as defined in paragraph 6 of this Article.

Article 27. Elements of assessment of amendments to investment policies for projects that are not financed by state capital

All amendments must be assessed in the similar manner to those referred to in Article 21 hereof.

Chapter V

PROCESS, PROCEDURE FOR AND ELEMENTS OF ASSESSMENT OF DECISION ON INVESTMENT IN PROJECTS OF NATIONAL SIGNIFICANCE

Section 1: PROCESS, PROCEDURE FOR AND ELEMENTS OF ASSESSMENT OF PROJECTS

Article 28. Process, procedure for assessment

1. Documentation submitted to apply for assessment by project owners shall be composed of the followings:

a) Assessment statement;

b) Feasibility study report;

c) The National Assembly’s resolution on approval of the investment policy for projects of national significance;

d) Other relevant documents.

2. Project owners shall send project dossiers in accordance with paragraph 1 of this Article to their governing body or their state ownership representative (hereinafter referred to as governing body) to get them reviewed and then submitted to the Prime Minister in accordance with subparagraph a paragraph 1 Article 44 of the 2014 Law on Public Investment.   

3. Documentation submitted to apply for assessment by the governing body shall be composed of the followings:

a) Statement filed to the Prime Minister by the governing body;

b) Feasibility study report;

c) The National Assembly’s resolution on approval of the investment policy for projects of national significance;

d) Other relevant documents.

4. The governing body shall send 01 set of documents as provided for in paragraph 3 of this Article as a report to the Prime Minister, and concurrently send 20 sets of documents to the Ministry of Planning and Investment.

5. No later than 05 working days of receipt of all required project dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall report to the Prime Minister on establishment of the Council in accordance with regulations laid down in Article 4 hereof.

6. The Council shall assess dossiers of projects of national significance within a period of 90 days of receipt of all valid project dossiers.

7. With reference to assessment opinions obtained from the Council, the project owner and governing body shall make the project complete; the governing body shall agree to project elements which have been revised and send revised ones to the Council.

8. The Council shall submit such project to the Prime Minister for his consideration and decision to invest in that project. Submitted documentation shall include:

a) Application form sent to the Prime Minister by the governing body (prepared by the governing body after taking into consideration and completing project dossiers based on assessment opinions obtained from the Council);

b) Feasibility study report that has been completed on the basis of assessment opinions obtained from the Council;

c) Assessment report prepared by the Council;

d) The National Assembly’s resolution on approval of the investment policy for projects of national significance;

dd) Other relevant documents.

9. The Prime Minister shall consider and give his opinions on the decision to invest in projects of national significance in accordance with the Government’s working regulations.

Article 29. ELEMENTS OF ASSESSMENT BEFORE GRANT OF DECISION ON INVESTMENT IN PROJECTS OF NATIONAL SIGNIFICANCE

1. Assessment elements shall be composed of the followings:

a) Evaluation of project dossiers: Legal bases, components and contents of dossiers in accordance with applied regulations;

b) Necessity of the project;

c) Compatibility of the project with the strategy, plan and scheme for socio-economic development, industrial development planning; conformance to the investment policy;

d) Evaluation concerning analysis, determination of objectives, duties, outputs of the project; analysis, selection of the project scale; form of investment; analysis of natural conditions, economic and technical conditions, selection of investment project location;

dd) Evaluation concerning demands for land to be used, conditions for land allocation, lease and permission for conversion of purpose of use of land in accordance with laws on land (if any);

e) Evaluation concerning time, progress of project execution, main time periods of project execution; investment phasing;

g) Evaluation concerning source of materials; machinery, equipment; plan for selection of technology, technique and equipment;

h) Evaluation of environmental impacts and environmental protection solutions; fire and explosion prevention; national defence and security assurance and other factors;

i) Evaluation concerning the investment outlay, including determination of cost of operation, maintenance, overhaul and major repair of a project during the process of use and operation of such project; bases for determination of demands for investment capital; level of accuracy pertaining to demands for investment capital; capital source structure, analysis of feasibility of capital mobilization plans; competence in capital mobilization in conformity with the progress of project execution; competence in capital recovery and loan repayment; risk analysis; workforce training (if any);

k) Evaluation concerning investment efficiency, including financial efficiency, and socio-economic efficiency and impacts of the project;

l) Evaluation of the master plan for compensation, site clearance, resettlement, farming and residential relocation (if any);

m) Evaluation concerning conduct of management of projects, including determination of the project owner; form of project management; relationship and responsibility of entities relating to the process of project execution, organization of the mechanism for management and operation of the project.

2. As for any project with a construction constituent, in addition to evaluation of contents stipulated in paragraph 1 of this Article, evaluation of the plan for fundamental design in accordance with laws on construction must be carried out.

Section 2: PROCESS, PROCEDURE FOR AND ELEMENTS OF ASSESSMENT OF AMENDMENTS TO PROJECTS OF NATIONAL SIGNIFICANCE

Article 30. Instances of eligibility for amendments to projects of national significance

Amendments to projects of national significance shall be consistent with regulations laid down in paragraph 2 Article 46 of the 2014 Law on Public Investment and paragraph 1 Article 61 of the 2014 Law on Construction.

Article 31. Process, procedure for assessment

1. Documentation submitted to apply for assessment of amendments to investment projects by project owners shall be composed of the followings:

a) Statement for assessment of amendments to investment projects;

b) Amended feasibility study report;

c) Supervisory report, evaluation of amendments to investment projects;

d) Other relevant documents.

2. Project owners shall send project dossiers in accordance with regulations laid down in paragraph 1 of this Article to the governing body for the purpose of reporting and submitting these dossiers to the Prime Minister.

3. Documentation submitted to apply for assessment of amendments to investment projects by the governing body shall be composed of the followings:

a) Statement filed to the Prime Minister by the governing body to apply for amendments to investment projects;

b) Documents defined in paragraph 1 of this Article.

4. The governing body shall send 01 set of documents as provided for in paragraph 3 of this Article as a report to the Prime Minister, and concurrently send 20 sets of documents to the Ministry of Planning and Investment.

5. No later than 05 working days of receipt of all required project dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall report to the Prime Minister on establishment of the Council in accordance with regulations laid down in Article 4 hereof.

6. The Council shall assess amendments to projects of national significance within a period of 90 days of receipt of all valid project dossiers.

7. With reference to assessment opinions obtained from the Council, the project owner and governing body shall make the project completely amended; the governing body shall agree to project elements which have been completely amended and send this amended project to the Council.

8. The Council shall submit such project to the Prime Minister for his consideration and decision to allow such amendments to that project. Submitted documentation shall include:

a) Application form sent to the Prime Minister by the governing body to apply for the Prime Minister’s approval of amendments (prepared by the governing body after taking into consideration and completing project dossiers based on assessment opinions obtained from the Council);

b) Feasibility study report that has been completely amended on the basis of assessment opinions obtained from the Council;

c) Report on assessment of amendments to projects prepared by the Council;

d) Supervisory report, evaluation of amendments to investment projects;

dd) Other relevant documents.

9. The Prime Minister shall consider and grant his decision on amendments to projects of national significance in accordance with the Government’s working regulations.

Article 32. Elements of assessment of amendments

All amendments must be assessed in the similar manner to those referred to in Article 29 hereof.

Chapter VI

IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 33. Transitional provisions in respect of projects which are under execution, or are faced with issues related to criteria of projects of national significance

1. Projects under execution mean projects in which decisions on investment has been granted (in respect of projects financed by state capital) or those in which certificates of registration of investment has been granted.

2. As for projects which are under execution but meet criteria of a project of national significance under the provisions of Article 7 of the 2014 Law on Public Investment and Article 30 of the 2014 Law on Investment, transitional provisions on such projects shall provide for the followings:

a) Execution of these projects shall be continued; project owners shall send review reports to the person making investment decisions or the investment registry; 

b) The person vested with authority to grant an investment decision or the investment registry shall report to the Prime Minister for his review and direction of reporting to the National Assembly at its year-end meeting on the process of execution of such projects;

c) Management of the projects stated in this paragraph shall be consistent with regulations laid down in decisions on investment, certificates of investment registration which has been issued, or decisions on investment, certificates of investment registration which has been previously amended. 

3. As for projects under execution which are subject to any change and of which changes fall under criteria of projects of national significance under the provisions of Article 7 of the 2014 Law on Public Investment and Article 30 of the 2014 Law on Investment, transitional provisions on such projects shall provide for the followings:

a) Execution of these projects shall be continued; project owners shall report to the person making investment decisions or the investment registry on any issues that may arise;

b) The person vested with authority to grant an investment decision or the investment registry shall report to the Prime Minister for his review and opinions on amendments as well as direction of reporting to the National Assembly at its year-end meeting on the process of execution of such projects in which such issues are clearly stated;

c) Process, procedure for considering application for amendments to projects shall be consistent with applicable regulations in the similar manner to those applied to projects or groups of projects existing prior to amendments;

d) Management of projects stipulated in this paragraph shall be consistent with laws and regulations on projects of national significance.

Article 34. Implementation effect

1. This Decree takes effect on February 15, 2016.

2. The Government’s Decree No. 03/2013/ND-CP dated January 4, 2013 on detailed provisions and guidance on implementation of several articles of the National Assembly’s Resolution No. 49/2010/QH12 on projects or construction works of national significance that must be submitted to the National Assembly to apply for its decision on investment policies.

Article 35.Implementation responsibilities

Ministries, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Government agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, and related organizations and individuals, shall be responsible for enforcing this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

APPENDIX

FORM OF INSPECTION PLAN
(Issued together with the Government’s Decree No. 131/2015/ND-CP dated December 25, 2015)

STATE ASSESSMENT COUNCIL
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness  
---------------

PROJECT[Name of project]

Hanoi, date……….

 

INSPECTION PLAN

I. TASKS AND ELEMENTS OF ASSESSMENT

1. Inspection tasks:

Conduct assessment of the pre-feasibility study report[Name of project](hereinafter referred to as project) with the aim of reporting to the Prime Minister to apply for his consideration and requesting the National Assembly to grant its decision on investment policies(applicable to projects of national significance submitted to the National Assembly for its grant of decision on investment policies).

Or:Conduct assessment of the feasibility study report[Name of project](hereinafter referred to as project) to report to the Prime Minister for his consideration and decision on investment.

2. Elements of assessment of the project: Depending on type of capital source, form of investment and assessment elements must be consistent with regulations laid down in Article 16, 19, 21, 23, 25, 27, 29 and 32 hereof.

II. CONDUCT OF INSPECTION

1. Suggest establishment of the interdisciplinary Assessment Expert Group or other assistance group (if any).

(Clearly determine elements or contents of work duties assigned to the interdisciplinary Assessment Expert Group and other assistance groups). 

2. Suggest hire of inspection consultants (if any).

(Recommend inspection consultants, and prepare specific duties of these inspection consultants)

III. WORK SCHEDULE AND AGENDA OF THE COUNCIL

1. Work agenda of the Council.

2. Plan for establishment of the interdisciplinary Assessment Expert Group or other assistance group(if any).

3. Plan for selection of inspection consultants (if any).

IV. WORK CONDITIONS

1. Workplace and work equipment.

2. Cost of assessment or inspection of the project(detailed budget estimate attached).

3. Other work conditions.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 131/2015/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất