Thông tư 58/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 58/2009/TT-BNNPTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 58/2009/TT-BNNPTNT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành: | 09/09/2009 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đất đai-Nhà ở, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 58/2009/TT-BNNPTNT
THÔNG TƯ
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 58/2009/TT-BNNPTNT
NGÀY 09 THÁNG 09 NĂM 2009 HƯỚNG DẪN VIỆC TRỒNG CAO SU TRÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Qyyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Đất thích hợp để trồng cao su phải nằm trong vùng khí hậu phù hợp đối với cây cao su và đảm bảo các tiêu chí dưới đây:
Các loại đất lâm nghiệp khi được quy hoạch chuyển sang trồng cao su phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Điều 3 Chương II của Thông tư này, bao gồm:
Trường hợp, những đám rừng dưới 3 héc ta (sau đây gọi tắt là ha) có trữ lượng lớn hơn trữ lượng quy định tại khoản 4 Điều 4 Chương II của Thông tư này, nằm xen kẽ trong những lô rừng được chuyển sang trồng cao su, thì được phép chuyển cùng diện tích rừng đó để đảm bảo liền vùng liền khoảnh.
Xác định tên, phẩm chất cây theo 3 cấp (tốt, trung bình, xấu) và đo đường kính tại vị trí 1,3 m của những cây trong ô tiêu chuẩn theo quy định: đối với rừng tự nhiên bắt đầu cây có đường kính từ 10 cm trở lên, theo cấp kính 4 cm; đối với rừng trồng bắt đầu cây có đường kính từ 7 cm trở lên, theo cấp kính 2 cm.
Đo chiều cao vút ngọn 3 cây có các cấp kính khác nhau gần tâm ô, trên cơ sở đó tính toán chiều cao bình quân của lô rừng.
Số liệu đo đếm trong ô tiêu chuẩn được ghi chép vào phiếu điều tra.
- G là tiết diện ngang của cây tại D1.3m.
- H là chiều cao vút ngọn trung bình của cây trong lô.
- F là hình số độ thon (đối với rừng tự nhiên F = 0,45; rừng trồng F = 0,5).
Căn cứ vào số liệu thu thập trong phiếu điều tra của các ô tiêu chuẩn tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 5 Chương II Thông tư này để tính toán sản lượng gỗ lớn của những cây có D1,3 m > 25 cm theo từng cấp kính, chủng loại gỗ, dự kiến sản phẩm gỗ nhỏ, củi theo từng lô và trên toàn bộ diện tích rừng chuyển sang trồng cao su.
Đo đếm và tính toán sản lượng gỗ lớn toàn bộ số cây trong lô có D1,3 m > 25 cm theo cấp kính, chủng loại gỗ, dự kiến sản phẩm gỗ nhỏ, củi theo từng lô và trên toàn bộ diện tích rừng chuyển sang trồng cao su.
Căn cứ quỹ đất rừng được giao (đối với chủ đầu tư là chủ rừng) hoặc được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc cho phép điều tra, khảo sát để chuyển rừng sang trồng cao su (đối với chủ đầu tư không phải là chủ rừng), chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn chuyên ngành thực hiện việc điều tra xác định loại đất, loại rừng, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định.
Nếu phù hợp với quy hoạch của tỉnh và loại đất, loại rừng đảm bảo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Chương II Thông tư này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép chuyển rừng sang trồng cao su.
Căn cứ quỹ đất được giao hoặc được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép điều tra, khảo sát để chuyển rừng sang trồng cao su, chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn chuyên ngành thực hiện việc điều tra xác định loại đất. Nếu phù hợp với quy hoạch của tỉnh và loại đất đảm bảo quy định tại Điều 3 Chương II Thông tư này, chủ đầu tư gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép chuyển sang trồng cao su.
Trường hợp, diện tích rừng trồng của các dự án viện trợ, nếu chưa chuyển cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý thì phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.
Nếu phù hợp với quy hoạch và loại đất phù hợp trồng cao su, do chủ đầu tư tự quyết định (đối với chủ đầu tư là chủ rừng), trước khi thực hiện chỉ cần gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện để tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Trường hợp, Uỷ ban nhân dân tỉnh thu hồi đất của chủ rừng giao cho chủ đầu tư khác thì trước khi xây dựng dự án trồng cao su, chủ đầu tư đó phải đền bù tài sản mà chủ rừng đã đầu tư trên diện tích đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đã được giao rừng và đất lâm nghiệp có nhu cầu chuyển rừng sang trồng cao su, nếu đảm bảo điều kiện về loại đất, loại rừng và phù hợp với quy hoạch của tỉnh, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn làm đơn nêu rõ địa danh, diện tích, loại rừng và sơ đồ vị trí lô rừng, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định cho phép chuyển rừng sang trồng cao su.
Chủ rừng hoặc chủ đầu tư xây dựng hồ sơ khai thác tận dụng lâm sản, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Hồ sơ khai thác tận dụng gồm một số nội dung sau: Xác định ranh giới, phân chia địa danh theo lô, khoảnh, tiểu khu và lập bản đồ khu vực khai thác tỉ lệ 1: 5.000; tính toán diện tích, sản lượng lâm sản khai thác theo cấp kính, chủng loại gỗ của từng lô, khoảnh, tiểu khu và tổng hợp cho cả khu vực khai thác; xác định các công trình sản xuất và dự kiến chi phí khai thác.
Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương lựa chọn đơn vị có chức năng hoặc giao cho chủ rừng, chủ đầu tư trồng cao su để khai thác tận dụng lâm sản, nhưng phải thực hiện đúng quy định và đảm bảo tiến độ trồng cao su theo kế hoạch.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép khai thác tận dụng lâm sản cho chủ rừng hoặc chủ đầu tư và đơn vị có chức năng khai thác được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
Trường hợp chuyển rừng sang trồng cao su, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn thống kê số cây và tính toán sản lượng lâm sản khai thác tận dụng (nếu có) trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và cấp phép khai thác tận dụng.
Trường hợp, đất rừng thu hồi của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn giao cho tổ chức làm chủ đầu tư trồng cao su là rừng trồng do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đầu tư vốn thì thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Chương II Thông tư này.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hứa Đức Nhị
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây