Quyết định 186-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác

thuộc tính Quyết định 186-HĐBT

Quyết định 186-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:186-HĐBT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:31/05/1990
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 186-HĐBT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 186-HĐBT NGÀY 31-5-1990
VỀ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT CÓ RỪNG
KHI CHUYỂN SANG SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC

 

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

 

Căn cứ Điều 46, Luật đất đai của Hội đồng Nhà nước công bố ngày 8 tháng 1 năm 1988;

Căn cứ Điều 11, Nghị định số 30-HĐBT ngày 23 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng;

Để sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai và bù lại những thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1

Mọi tổ chức, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào các mục đích khác phải đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước.

Tiền bồi thường các tài sản trên mặt đất và tài sản trong lòng đất (các công trình ngầm) cho chủ sử dụng đất hợp pháp không thuộc khoản tiền đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng.

 

Điều 2

Các căn cứ để tính mức đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng là:

1- Diện tích.

2- Chất lượng:

- Đối với đất nông nghiệp thì căn cứ vào hạng đất tính thuế nông nghiệp.

- Đối với đất có rừng thì chia làm 4 loại:

+ Đất có rừng đặc sản

+ Đất có rừng giầu

+ Đất có rừng trung bình

+ Đất có rừng nghèo.

3- Vị trí địa lý của đất nông nghiệp, đất có rừng được chia thành 4 khu vực:

a) Đất nội thành phố, thị xã, thị trấn.

b) Đất ven thành phố, thị xã, thị trấn.

c) Đất ven đường giao thông.

d) Đất vùng nông thôn.

Điều 3

Mức đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng được tính bằng thóc, thu bằng tiền và được phân biệt theo thời hạn sử dụng đất lâu dài hoặc tạm thời của từng công trình.

 

1- Công trình sử dụng đất lâu dài

 

 

Loại đất

Định mức đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng (kg thóc/m2)

 

Đất vùng nông thôn

Đất ven đường giao thông

Đất ven thành phố thị xã, thị trấn

Đất nội thành phố, thị xã thị trấn

I- Đất nông nghiệp

 

 

 

 

Hạng 1

10

150 - 200

180- 230

200 - 250

Hạng 2

8

120 - 160

145 - 185

160 - 200

Hạng 3

6

90 - 120

110 - 140

120 - 150

Hạng 4

5

75 - 100

90 - 115

100 - 125

Hạng 5

4

60 - 80

72 - 92

80 - 100

Hạng 6

3

45 - 60

55 - 70

60 - 75

Hạng 7

2

30 - 40

36 - 46

40 - 50

II- Đất có rừng

 

 

 

 

- Đất có rừng đặc sản

8

120 - 160

145 - 185

160 - 200

- Đất có rừng giàu

6

90 - 120

110 - 140

120 - 150

- Đất có rừng trung bình

5

75 - 100

90 - 115

100 - 125

- Đất có rừng nghèo

3

45 - 60

55 - 70

60 - 75

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quy định cụ thể mức đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng đối với từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sát với giá đất thực tế ở địa phương, nhưng không được thấp hơn hoặc cao hơn khung định mức đền bù quy định trên.

 

2- Công trình sử dụng đất tạm thời (không quá 10 năm)

Đối với các công trình có thời hạn sử dụng đất không quá 10 năm, mức đền bù trên một đơn vị diện tích trong một năm bằng 5% định mức đền bù trên một đơn vị diện tích cùng hạng cùng vị trí địa lý của các công trình sử dụng đất lâu dài. Số tiền đền bù đất sử dụng tạm thời được tính căn cứ vào thời hạn được phép sử dụng đất do cấp có thẩm quyền giao đất quy định.

Hết thời hạn sử dụng đất, các tổ chức, cá nhân sử dụng đất có nghĩa vụ phục hồi mặt bằng, tầng đất canh tác trước khi bàn giao cho người được nhận đất để sản xuất nông, lâm nghiệp.

Điều 4

Giá thóc để tính mức đền bù tính theo thời giá của thóc ở địa phương tại thời điểm tổ chức và cá nhân nộp tiền đền bù.

 

Điều 5

Đất nông nghiệp, đất có rừng khi sử dụng để xây dựng các hệ thống thuỷ lợi, giao thông đường sắt và đường bộ được giảm mức đền bù tuỳ theo tính chất phục vụ của từng công trình như sau:

 

Loại công trình

Mức giảm (%)

1- Đường giao thông sắt và bộ (bao gồm tỉnh lộ và huyện lộ)

50,0

2- Công trình thủy lợi

 

- Công trình cố định loại lớn

50,0

- Công trình cố định loại trung bình

30,0

- Công trình cố định loại nhỏ

20,0

 

Mức đền bù được giảm tính trên tổng số tiền phải đền bù của toàn bộ số diện tích đất nông nghiệp, đất có rừng đã sử dụng. Diện tích đất lưu không, trụ sở, nhà ga, bến xe và các công trình phụ trợ khác thuộc các công trình giao thông và thuỷ lợi không được tính giảm tiền đền bù.

 

Điều 6

Trong trường hợp đặc biệt phải sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng cho nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh hoặc chống thiên tai do cấp có thẩm quyền quyết định theo điều 15 Luật đất đai thì không phải nộp tiền đền bù thiệt hại về đất. Các đơn vị sử dụng đất phải phục hồi mặt bằng và tầng đất canh tác cho số diện tích đã sử dụng sau khi hoàn tất công tác chiến đấu hoặc chống thiên tai.

 

Điều 7

Tiền đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng phải nộp đầy đủ một lần cho ngân sách Nhà nước trước khi tổ chức, và cá nhân được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trường hợp đặc biệt có quy định riêng.

 

Điều 8

Toàn bộ tiền đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng phải nộp vào ngân sách Nhà nước và được điều tiết cho các cấp ngân sách theo tỷ lệ như sau:

- Ngân sách trung ương: 30%.

- Ngân sách địa phương: 70%.

Khoản tiền đề bù này chỉ được sử dụng vào việc khai hoang, phục hoá trồng rừng, cải tạo đất nông nghiệp, đất có rừng và định canh, dịnh cư cho nhân dân vùng lấy đất.

 

Điều 9

Thể thức thu nộp tiền đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng như sau:

- Căn cứ vào quyết định giao đất nông nghiệp, đất có rừng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào mục đích khác của cấp có thẩm quyền, cơ quan quản lý ruộng đất các cấp tiến hành xác định vị trí, diện tích, hạng đất hoặc loại đất để làm căn cứ tính tiền đền bù.

- Cơ quan tài chính các cấp tiến hành thẩm định kết quả xác định về đất của cơ quan quản lý ruộng đất cùng cấp, tính toán và thu số tiền phải đền bù của từng tổ chức, cá nhân được giao đất.

 

Điều 10

Các cá nhân người nước ngoài, các tổ chức liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài, các tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào các mục đích khác không áp dụng Quyết định này mà nộp các khoản thu khác do Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định.

 

Điều 11

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Việc đền bù theo Quyết định này được áp dụng đối với các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng theo đúng Luật định.

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Quản lý ruộng đất và Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phậm, Bộ Lâm nghiệp và các Bộ liên quan khác hướng dẫn thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỊNH MỨC

ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP,
ĐẤT CÓ RỪNG KHI SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
ĐƯỢC TÍNH THÀNH TIỀN

(Các công trình sử dụng đất lâu dài) Đơn vị: đồng/m2

 

 

 

Định mức đền bù thiệt hại về đất

 

Đất vùng nông thôn

Đất ven đường giao thông

Đất ven thành phố, thị xã, thị trấn

Đất nội thành phố, thị xã, thị trấn

I- Đất nông nghiệp

 

 

 

 

- Hạng 1

3.000

45.000-60.000

54.000-69.000

60.000-75.000

- Hạng 2

2.400

36.000-48.000

43.500-55.500

48.000-60.000

- Hạng 3

1.800

27.000-36.000

33.000-42.000

36.000-45.000

- Hạng 4

1.500

22.500-30.000

27.000-34.500

30.000-37.500

- Hạng 5

1.200

18.000-24.000

21.600-27.600

24.000-30.000

- Hạng 6

900

13.500-18.000

16.500-21.000

18.000-22.500

- Hạng 7

600

9.000-12.000

10.800-13.800

12.000-15.000

II- Đất có rừng

 

 

 

 

- Đất có rừng đặc sản

2.400

36.000-48.000

43.500-55.500

48.000-60.000

- Đất có rừng giàu

1.800

27.000-36.000

33.000-42.000

36.000-45.000

- Đất có rừng T.bình

1.500

22.500-30.000

27.000-34.500

30.000-37.500

- Đất có rừng nghèo

900

13.500-18.000

16.500-21.000

18.000-22.500

 

Ghi chú: Giá thóc tính tiền đền bù: 300,00 đồng/kg, tại Hà Nội tháng 11 năm 1989.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe