Thông tư 33/2015/TT-BCT kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện

thuộc tính Thông tư 33/2015/TT-BCT

Thông tư 33/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/2015/TT-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Hoàng Quốc Vượng
Ngày ban hành:27/10/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Điện lực

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kiểm định an toàn kỹ thuật dụng cụ điện

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm: Kiểm tra bên ngoài; đo điện trở cách điện; đo điện trở của các cuộn dây; kiểm tra độ bền của điện môi; đo điện trở tiếp xúc; đo dòng điện rò; đo các thông số đóng cắt thiết bị; kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm…
Theo Thông tư, trước khi đưa vào sử dụng, vận hành, thiết bị, dụng cụ điện phải được kiểm định trước; trong quá trình sử dụng, vận hành, việc kiểm định được thực hiện định kỳ tối đa 12 tháng/lần đối với các thiết bị sử dụng ở môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, với mọi cấp điện áp (như: Máy biến áp phòng nổ; động cơ điện phòng nổ; rơ le dòng rò; cáp điện phòng nổ; đèn chiếu sáng phòng nổ…) và không quá 36 tháng đối với dụng cụ điện và các thiết bị sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy, bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên.
Ngay sau khi kết thúc kiểm định, thiết bị, dụng cụ điện đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định ở vị trí không bị che khuất, dễ quan sát và tránh được tác động không có lợi của môi trường. Trường hợp không thể thực hiện việc dán tem thì khi kết thúc kiểm định được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo quy định của pháp luật.
Tổ chức kiểm định có nhu cầu thực hiện kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện có thể trực tiếp gửi hồ sơ đăng ký với Bộ Công Thương hoặc qua đường bưu điện hay mạng Internet vào Hệ thống quản lý thông tin về tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương. Trong thời hạn 20 ngày làm việc từ khi nhận đủ tài liệu, Bộ Công Thương có văn bản thông báo, đồng thời công bố thông tin về tổ chức kiểm định trên Cổng thông tin điện tử Bộ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/01/2017.

Xem chi tiết Thông tư33/2015/TT-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

Số: 33/2015/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ ĐIỆN

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng, vận hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật;
2. Tổ chức kiểm định;
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện (gọi tắt là kiểm định) là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ là môi trường tồn tại hỗn hợp giữa không khí với các chất dễ cháy dưới dạng khí, hơi hoặc bụi ở điều kiện áp suất khí quyển khi có tia lửa sẽ cháy, nổ và lan truyền sang toàn bộ môi trường khí hỗn hợp.
3. Tổ chức kiểm định gồm: Tổ chức thực hiện dịch vụ kiểm định hoặc bộ phận kiểm định thuộc tổ chức sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện.
Điều 4. Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định
1. Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung “Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định” phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện kỹ thuật, công nghệ của các thiết bị, dụng cụ điện và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Nội dung kiểm định
Nội dung kiểm định được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính sau:
1. Kiểm tra bên ngoài;
2. Đo điện trở cách điện;
3. Đo điện trở của các cuộn dây;
4. Kiểm tra độ bền của điện môi;
5. Đo điện trở tiếp xúc;
6. Đo dòng điện rò;
7. Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
8. Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm;
9. Đối với các thiết bị ở Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, ngoài các nội dung kiểm định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này phải kiểm tra phần cơ cấu đấu nối, tình trạng vỏ thiết bị, khả năng phát nhiệt và kết cấu chống cháy, nổ.
Điều 6. Chu kỳ kiểm định
1. Kiểm định lần đầu
Kiểm định lần đầu thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
2. Kiểm định định kỳ được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện;
a) Đối với các thiết bị điện trong dây chuyền đang vận hành không thể tách rời để kiểm định riêng lẻ, được kiểm định theo chu kỳ đại tu dây chuyền thiết bị trừ trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Đối với các thiết bị điện không thuộc Điểm a Khoản này, được kiểm định định kỳ theo quy định của nhà sản xuất, nhưng:
- Không quá 12 (mười hai) tháng đối với các thiết bị điện quy định tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
- Không quá 36 (ba mươi sáu) tháng đối với các thiết bị, dụng cụ điện quy định tại Mục II và Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kiểm định bất thường
Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
Điều 7. Kiểm định thiết bị, dụng cụ điện
1. Việc kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện được thực hiện bởi tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp và đã đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Nội dung quy trình kiểm định do tổ chức kiểm định xây dựng trên cơ sở quy trình khung do Bộ Công Thương ban hành. Trường hợp chưa có quy trình khung, tổ chức kiểm định xây dựng, ban hành quy trình kiểm định (bao gồm cả Biên bản kiểm định) cho từng loại thiết bị trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam; quy định, hướng dẫn của nhà chế tạo. Các hạng mục và phương pháp kiểm định phải được thể hiện trong từng quy trình cụ thể.
3. Ngay sau khi kết thúc kiểm định, thiết bị, dụng cụ điện đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định ở vị trí không bị che khuất, dễ quan sát và tránh được tác động không có lợi của môi trường. Mẫu tem kiểm định theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp thiết bị, dụng cụ điện ở vị trí/môi trường không thể thực hiện việc dán tem thì khi kết thúc kiểm định được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm định, Biên bản kiểm định phải được gửi đến tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện được kiểm định.
Điều 8. Đăng ký hoạt động kiểm định
1. Tổ chức kiểm định có nhu cầu thực hiện kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện theo quy định tại Thông tư này, gửi hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định với Bộ Công Thương trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua mạng Internet vào Hệ thống quản lý thông tin về tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương yêu cầu tổ chức kiểm định bổ sung, điều chỉnh.
3. Đối với tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có thông báo bằng văn bản, đồng thời công bố thông tin về tổ chức kiểm định trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Đối với tổ chức kiểm định không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thay đổi/bổ sung thông tin
a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi hoạt động, năng lực kiểm định, tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp, phải có văn bản đăng ký thay đổi/bổ sung thông tin gửi Bộ Công Thương theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo các tài liệu liên quan đến sự thay đổi;
b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này, Bộ Công Thương xem xét và đăng thông tin điều chỉnh của tổ chức kiểm định trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
5. Gỡ bỏ thông tin
a) Các trường hợp dẫn đến việc gỡ bỏ thông tin
- Cung cấp thông tin không đúng hoặc có thay đổi thông tin nhưng không đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin trong thời hạn quy định;
- Có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc không đáp ứng quy định trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật;
- Không đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư này.
b) Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định khắc phục một hay nhiều nội dung chưa đáp ứng quy định tại Điểm a Khoản này trong thời hạn nhất định. Hết thời hạn trên, nếu tổ chức kiểm định không thực hiện việc khắc phục, Bộ Công Thương gỡ bỏ thông tin của tổ chức kiểm định đã được công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Điều 9. Hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định (01 bộ hồ sơ) gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động kiểm định theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;
c) Danh mục tài liệu kỹ thuật và quy trình kiểm định theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;
d) Quy trình kiểm định tương ứng với các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định;
đ) Danh sách các kiểm định viên của tổ chức kiểm định, theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, thẻ kiểm định viên và bằng cấp chuyên ngành đã được đào tạo;
Thẻ Kiểm định viên theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
e) Giấy chứng nhận Phòng thử nghiệm đáp ứng Tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 (nếu có);
g) Chứng chỉ công nhận do tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam cấp hoặc do tổ chức công nhận hợp pháp nước ngoài là thành viên của Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF) cấp (nếu có).
2. Gửi hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định trực tiếp hoặc qua bưu điện
a) Gửi trực tiếp
Tài liệu quy định tại Điểm b, đ (Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, thẻ kiểm định viên, bằng cấp chuyên ngành), Điểm e, g Khoản 1 Điều này là bản sao chụp kèm theo bản chính văn bản để đối chiếu hoặc theo quy định tại Điểm b Khoản này.
b) Gửi qua bưu điện
Tài liệu quy định tại Điểm b, đ (Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, thẻ kiểm định viên, bằng cấp chuyên ngành), Điểm e, g Khoản 1 Điều này là “Bản sao y bản chính” theo quy định pháp luật về công tác văn thư.
3. Gửi hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định qua mạng Internet
a) Tổ chức kiểm định có thể gửi hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định qua mạng Internet khi:
- Máy tính kết nối Internet;
- Đăng ký tham gia kết nối với hệ thống để được cấp tài khoản truy cập và các thông tin kết nối;
- Đăng ký sử dụng chữ ký số tại Bộ Công Thương.
b) Hồ sơ đăng ký qua mạng Internet
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động kiểm định theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này (dạng điện tử);
- Bản scan màu các tài liệu quy định tại Điểm b, c, d, đ Khoản 1 Điều này;
- Bản scan màu các tài liệu quy định tại Điểm e, g Khoản 1 Điều này (nếu có).
c) Trình tự, thủ tục đăng ký qua mạng Internet
Thực hiện theo hướng dẫn trên Hệ thống quản lý thông tin về tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
a) Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này;
b) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định, xem xét và công bố danh sách các tổ chức kiểm định trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương; thực hiện các công việc liên quan đến thay đổi, bổ sung thông tin và gỡ bỏ thông tin các tổ chức kiểm định;
c) Định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định trong lĩnh vực kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện của các tổ chức kiểm định, các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện trên phạm vi toàn quốc.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực kiểm định của các tổ chức kiểm định, các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện trên địa bàn quản lý.
3. Tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện
a) Lựa chọn tổ chức kiểm định đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này;
b) Xây dựng danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định để theo dõi quản lý;
c) Lập kế hoạch tách thiết bị điện ra khỏi vận hành để kiểm định, đảm bảo thiết bị và dụng cụ điện được kiểm định đúng chu kỳ quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d) Có phương án bảo đảm an toàn cho kiểm định viên thực hiện kiểm định và hệ thống thiết bị điện liên quan đang vận hành;
đ) Giám sát việc thực hiện kiểm định của tổ chức kiểm định theo quy trình đã được ban hành;
e) Duy trì và đảm bảo sự phù hợp của các thiết bị và dụng cụ điện trong quá trình sử dụng sau khi được kiểm định, theo các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam.
4. Tổ chức kiểm định
a) Thực hiện đầy đủ quy định tại Điều 7 Thông tư này và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
b) Kiểm định trong phạm vi, đối tượng mà tổ chức đã đăng ký hoạt động kiểm định;
c) Thực hiện đầy đủ các hạng mục, nội dung quy định trong quy trình kiểm định, đảm bảo chất lượng và thời gian thực hiện;
d) Bảo đảm tính chính xác về năng lực thực hiện kiểm định;
đ) Chỉ được sử dụng kiểm định viên thuộc tổ chức kiểm định khác khi đã có thỏa thuận hợp tác bằng văn bản với tổ chức của mình để thực hiện kiểm định;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định của kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý và kiểm định viên thuộc tổ chức kiểm định có thỏa thuận hợp tác bằng văn bản để thực hiện kiểm định;
g) Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tổ chức kiểm định gây ra theo quy định của pháp luật. Thu hồi kết quả kiểm định đã ban hành khi phát hiện sai phạm;
h)
Tổ chức huấn luyện và cấp thẻ kiểm định viên thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị dụng cụ điện theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 01 năm 2017.
2. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật/Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia/Tiêu chuẩn được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định của văn bản mới đó.
3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Website: Chính phủ; BCT;
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ;
- Lưu: VT, PC, ATMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Quốc Vượng

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ ĐIỆN PHẢI KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

STT

Tên các thiết bị, dụng cụ điện

I

Sử dụng ở môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, với mọi cấp điện áp

1

Máy biến áp phòng nổ

2

Động cơ điện phòng nổ

3

Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ

4

Thiết bị điều khiển phòng nổ

5

Máy phát điện phòng nổ

6

Rơ le dòng rò

7

Cáp điện phòng nổ

8

Đèn chiếu sáng phòng nổ

II

Sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên

1

Chống sét van

2

Máy biến áp

3

Máy cắt

4

Cáp điện

5

Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa

III

Dụng cụ điện

1

Sào cách điện.

PHỤ LỤC II

CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT ÁP DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

Tên tiêu chuẩn/quy chuẩn

1

TCVN 6306:2006(IEC 60076) - Máy biến áp điện lực

- TCVN 6306-1 (IEC 60076-1), Máy biến áp điện lực - Phần 1: Quy định chung

- TCVN 6306-2 (IEC 60076-2), Máy biến áp điện lực - Phần 2: Độ tăng nhiệt

- TCVN 6306-3 (IEC 60076-3), Máy biến áp điện lực - Phần 3: Mức cách điện, thử nghiệm điện môi và khoảng cách ly bên ngoài trong không khí

- TCVN 6306-5 (IEC 60076-5), Máy biến áp điện lực - Phần 5: Khả năng chịu ngắn mạch

- TCVN 6306-11 : 2009 (IEC 60076-11), Máy biến áp điện lực - Phần 11: Máy biến áp kiểu khô

2

TCVN 6627 Máy điện quay

- TCVN 6627-1:2014 (IEC 60034-1:2010) về Máy điện quay - Phần 1: Thông số đặc trưng và tính năng

- TCVN 6627-5:2008 về Máy điện quay - Phần 5: Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài nhờ thiết kế tích hợp (mã IP) - Phân loại

- TCVN 6627-6:2011 về Máy điện quay - Phần 6: Phương pháp làm mát (Mã IC)

- TCVN 6627-11:2008 về Máy điện quay - Phần 11: Bảo vệ nhiệt

- TCVN 6627-14:2008 về Máy điện quay - Phần 14: Rung cơ khí của máy điện có chiều cao tâm trục bằng 56 mm và lớn hơn - Đo, đánh giá và giới hạn độ khắc nghiệt rung

- TCVN 6627-15:2011 về Máy điện quay - Phần 15: Mức chịu điện áp xung của cuộn dây stato định hình dùng cho máy điện quay xoay chiều

- TCVN 6627-18-1:2011 về Máy điện quay - Phần 18-1: Đánh giá chức năng hệ thống cách điện - Hướng dẫn chung

3

TCVN 6615:2009(IEC 61058)-Thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị

- TCVN 6615-1:2009 (IEC 61058-1:2008) về thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 1: Yêu cầu chung

- TCVN 6615-2-5:2013 về thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với bộ lựa chọn chuyển đổi

- TCVN 6615-2-1:2013 về thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đóng cắt lắp trên dây mềm

- TCVN 6615-2-4:2013 về thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đóng cắt lắp độc lập

4

TCVN 8096 - Tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp

- TCVN 8096-107:2010 (IEC 62271-107:2005) - Tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp - Phần 107: Cầu dao kèm cầu chảy xoay chiều dùng cho điện áp danh định lớn hơn 1 kV đến và bằng 52 kV

- TCVN 8096-200:2010 (IEC 62271-200:2003), Tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp - Phần 200. Tủ điện đóng cắt và điều khiển xoay chiều có vỏ bọc bằng kim loại dùng cho điện áp danh định lớn hơn 1 kV và bằng 52 kV

5

TCVN 6734:2000 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Yêu cầu an toàn về kết cấu và sử dụng

6

TCVN 7079:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò

- TCVN 7079-0:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 0: Yêu cầu chung

- TCVN 7079-1:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 1: Vỏ không xuyên nổ. Dạng bảo vệ “d”

- TCVN 7079-2:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 2: Vỏ được thổi dưới áp suất dư. Dạng bảo vệ “p”

- TCVN 7079-5:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 5: Thiết bị đổ đầy cát. Dạng bảo vệ “q”

- TCVN 7079-6:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 6: Thiết bị đổ đầy dầu. Dạng bảo vệ “o”

- TCVN 7079-7:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 7: Tăng cường độ tin cậy. Dạng bảo vệ “e”

- TCVN 7079-9:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 9: Phân loại và ghi nhãn

- TCVN 7079-11:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 11: An toàn tia lửa. Dạng bảo vệ “i”

- TCVN 7079-17:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 17: Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị

- TCVN 7079-19:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 19: Sửa chữa và đại tu thiết bị

7

TCVN 5334:2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ

Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng

8

TCVN 6780-4:2009 về Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng - Phần 4: Công tác cung cấp điện

9

TCVN 9888 (IEC 62305) Bảo vệ chống sét

- TCVN 9888-1:2013 (IEC 62305-1:2010), Phần 1: Nguyên tắc chung

- TCVN 9888-2:2013 (IEC 62305-2:2010), Phần 2: Quản lý rủi ro

- TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010), Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng

- TCVN 9888-4:2013 (IEC 62305-4:2010), Phần 4: Hệ thống điện và điện tử bên trong các kết cấu

10

TCVN 9628 - 1:2013 (IEC 60832 -1:2010) Làm việc có điện - Sào cách điện và các cơ cấu lắp kèm - Phần 1: Sào cách điện

11

Các quy phạm trang bị điện được ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp

Phần I: Quy định chung

Phần II: Hệ thống đường dẫn điện

Phần III: Trang bị phân phối và trạm biến áp

Phần IV: Bảo vệ và tự động

12

Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện được ban hành kèm theo Thông tư số 40/2009/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Thông tư số 04/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Tập 5: Kiểm định an toàn kỹ thuật trang thiết bị hệ thống điện

Tập 6: Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện

Tập 7: Thi công các công trình điện

Tập 8: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp

13

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện QCVN 01:2008/BCT được ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

14

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên do Bộ Công Thương ban hành

15

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT về an toàn trong khai thác than hầm lò do Bộ Công Thương ban hành

PHỤ LỤC III

MẪU TEM KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Thông tư 33/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật  các thiết bị, dụng cụ điện

Nền tem mầu xanh dương.

(1): Font chữ Times New Roman in hoa đậm, cỡ chữ 5.

(2): Font chữ Times New Roman thường đậm, cỡ chữ 5.

(3): Font chữ Times New Roman thường, cỡ chữ 4.

Kích thước trên bản vẽ là mm.

Đối với thiết bị trong dây chuyền quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 thời gian kiểm định tiếp theo được ghi “Chu kỳ đại tu thiết bị tới”.

PHỤ LỤC IV

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

(Tên tổ chức kiểm định)

Địa chỉ:……………

Điện thoại:…………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

Số: .............

Tên đối tượng kiểm định:........................................................................................

Nhà sản xuất/nước sản xuất: .............................. Năm chế tạo:...............................

Đặc tính, thông số kỹ thuật chính:...........................................................................

Địa điểm lắp đặt:....................................................................................................

Đơn vị sử dụng:.....................................................................................................

Đã được kiểm định (lần đầu, định kỳ, bất thường) đạt yêu cầu theo biên bản kiểm định số ……. ngày ……. tháng …… năm……….

Giấy chứng nhận kết quả kiểm định có hiệu lực đến ngày: ……………………/.

 

…., ngày ….. tháng ….. năm.......
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

(Giấy chứng nhận có kích thước khổ A5, nền in mờ Lô gô của tổ chức kiểm định)

PHỤ LỤC V

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

(Tên tổ chức kiểm định)
-------

Số:      /

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

……….., ngày     tháng    năm

GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

Kính gửi: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương

1. Tên tổ chức kiểm định:

2. Địa chỉ trụ sở chính:

Số điện thoại:                           Số fax:

Email:                                       Website:

3. Địa chỉ Văn phòng đại diện, Văn phòng chi nhánh (nếu có):

4. Người đại diện theo pháp luật:

- Họ và tên:                                             - Chức vụ:

5. Quyết định thành lập:

Cơ quan ký quyết định:                           , Số:                     , ngày:

6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Số:                 , ngày cấp                        , Cơ quan cấp:

7. Hồ sơ kèm theo:

……………………

8. Sau khi nghiên cứu các quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và của Bộ Công Thương quy định về điều kiện hoạt động kiểm định, chúng tôi nhận thấy có đủ điều kiện để được thực hiện hoạt động kiểm định trong các lĩnh vực .... (nêu cụ thể tên thiết bị, dụng cụ điện).

Đề nghị Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương xem xét ... (tên tổ chức kiểm định) đăng ký hoạt động kiểm định đối với các lĩnh vực, đối tượng tương ứng nêu trên và công bố các thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Chúng tôi bảo đảm tính chính xác và chịu trách nhiệm về những thông tin đã cung cấp./.

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

PHỤ LỤC VI

MẪU DANH MỤC TÀI LIỆU KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

(Tên tổ chức kiểm định)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

DANH MỤC

TÀI LIỆU KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH

STT

Tên tài liệu

Mã số

Hiệu lực từ

Cơ quan ban hành

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

…., ngày ….. tháng ….. năm.......
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

PHỤ LỤC VII

MẪU DANH SÁCH CÁC KIỂM ĐỊNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

(Tên tổ chức kiểm định)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

DANH SÁCH CÁN BỘ, KIỂM ĐỊNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH

STT

Họ và tên

Chứng chỉ đào tạo chuyên môn

Chứng nhận đào tạo kiểm định

Kinh nghiệm công tác

Kinh nghiệm kiểm định

Loại hợp đồng lao động đã ký

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

“…(Tên tổ chức)… cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai”.

 

…., ngày ….. tháng ….. năm.......
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

PHỤ LỤC VIII

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TIN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

(Tên tổ chức kiểm định)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

………, ngày … tháng … năm 20…

GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TIN

Kính gửi: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương

1. Tên tổ chức kiểm định:.......................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc:...................................................................................................

Điện thoại: ……………… Fax: ……………… E-mail:..................................................

3. Lĩnh vực hoạt động kiểm định đã đăng ký (Ghi theo Thông báo số ……. ngày …../…../200.... do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp ban hành).

4. Lĩnh vực hoạt động kiểm định đề nghị thay đổi, bổ sung:.....................................

(Kèm theo tài liệu liên quan)

5. Những thay đổi khác:.........................................................................................

Đề nghị Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp xem xét và đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động kiểm định nêu trên.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định trong lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung./.

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

PHỤ LỤC IX

MẪU THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mặt trước thẻ Kiểm định viên
Thông tư 33/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật  các thiết bị, dụng cụ điện

Mặt sau thẻ Kiểm định viên
Thông tư 33/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật  các thiết bị, dụng cụ điện

Nền thẻ mầu xanh dương (mặt trước và sau).

(1): Font chữ Arial in hoa đậm, cỡ chữ 5.

(2): Font chữ Arial in thường đậm, cỡ chữ 6.

(3): Font chữ Arial in thường, cỡ chữ 5.

(4): Font chữ Arial in hoa đậm, cỡ chữ 5.

(5): Font chữ Times New Roman in hoa đậm, cỡ chữ 7.

(6): Font chữ Times New Roman thường, cỡ chữ 6.

(7): Font chữ Times New Roman thường nghiêng đậm, cỡ chữ 5.

(8): Font chữ Times New Roman thường đậm, cỡ chữ 6.

(9): Font chữ Times New Roman thường đậm nghiêng, cỡ chữ 6.

(10): Font chữ Times New Roman in hoa đậm, cỡ chữ 6.

(11): Font chữ Times New Roman thường nghiêng đậm, cỡ chữ 6.

Kích thước trên bản vẽ là mm.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
_______

No. 33/2015/TT-BCT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_____________

Hanoi, October 27, 2015

CIRCULAR

Providing regulations on technical safety inspection of electrical equipment and instruments

 

Pursuant to the Electricity Law dated December 3, 2004, and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Electricity Law dated November 20, 2012;

Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulations dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on Product and Goods Quality dated November 21, 2007;

Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2014/ND-CP dated February 26, 2014 detailing the implementation of the Electricity Law regarding electricity safety;

Pursuant to the Government's Decree No. 95/2012/ND-CP dated November 12, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

At the proposal of the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency,

The Minister of Industry and Trade hereby promulgates the Circular providing regulations on technical safety inspection of electrical equipment and instruments.

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular prescribes technical safety inspection for electrical equipment and instruments before and during the use and operation.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to:

1. Organizations and individuals using and operating electrical equipment and instruments that are subject to technical safety inspection;

2. Inspection organizations;

3. Other relevant organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the following terms shall be construed as follows:

1. Technical safety inspection for electrical equipment and instruments (hereinafter referred to as inspection) means the process-based inspection of safety of electrical equipment and instruments before and during the use and operation on the basis of respective standards and technical regulations.

2. Environment with a risk of flammable gas and explosive dust means an environment where there is a mixture of air and flammable substances in the form of gas, vapor or dust under atmospheric pressure conditions, which will burn, explode and spread to the entire mixed gas environment when there is a spark.

3. Inspection organization means an organization providing inspection services or an inspection department of an organization using and operating electrical equipment and instruments.

Article 4. List of electrical equipment and instruments subject to inspection

1. The list of electrical equipment and instruments that are subject to inspection is provided in Appendix I to this Circular.

2. Based on actual conditions, the Ministry of Industry and Trade amend and supplement “The list of electric equipment and instruments subject to inspection” in accordance with the management requirements, technical and technological conditions of electric equipment and instruments and relevant laws.

Article 5. Inspection contents

Inspection contents are prescribed in the inspection processes promulgated for each type of electrical equipment and instruments, including one or several main contents as follows:

1. External inspection;

2. Measurement of insulation resistance;

3. Measurement of resistance of coils;

4. Test of dielectric strength;

5. Measurement of contact resistance;

6. Measurement of leakage current;

7. Measurement of equipment switching parameters;

8. Inspection of operation of safety mechanisms, components with protection functions such as speed governors, brakes;

9. For equipment specified in Section I of Appendix I to this Circular, in addition to the inspection contents from Clauses 1 thru 8 of this Article, it is necessary to inspect the connection mechanism, condition of the equipment shell, heat generation capacity and fire and explosion-proof structure.

Article 6. Inspection cycle

1. Initial inspection

Initial inspection shall be conducted before the electrical equipment or instrument is put into use or operation.

2. Periodic inspection shall be conducted during the use and operation of the electrical equipment or instrument;

a) Electrical equipment in the operating line that cannot be separated for individual inspection must be inspected according to the equipment line overhaul cycle, except for the case specified in Clause 3 of this Article;

b) Electrical equipment other than those specified at Point a of this Clause, periodic inspection is required according to the manufacturer's regulations, but:

- Not more than 12 (twelve) months for the electrical equipment prescribed in Section I, Appendix I to this Circular;

- Not more than 36 months for the electrical equipment and instruments prescribed in Section II and Section III, Appendix I to this Circular.

3. Irregular inspections

Irregular inspections shall be conducted at the competent state agencies’ requests or after remedial work is completed or at the request of organizations/individuals using or operating electrical equipment and instruments.

Article 7. Inspection of electrical equipment and instruments

1. The inspection of electrical equipment and instruments shall be carried out by an inspection organization that satisfies requirements prescribed in legal documents issued by the Ministry of Science and Technology, guiding implementation of the Law on Product and Goods Quality regarding requirements, order and procedures for registration of operation of assessment of conformity and has registered with the Ministry of Industry and Trade in accordance with Article 8 of this Circular.

2. Inspection process contents shall be formulated by the inspection organization based on the framework process issued by the Ministry of Industry and Trade. If the framework process is unavailable, the inspection organization shall formulate and issue the inspection process (including inspection record) for each type of electric equipment on the basis of national standards and technical regulations in Appendix II to this Circular; foreign technical regulations and standards applied in Vietnam; the manufacturer’s instructions. Inspection items and methods must be represented in each specific process.

3. Immediately after the inspection, the qualified electrical equipment and instruments must be affixed with an inspection stamp in an unobstructed, easily observable location and protected from adverse environmental impacts. The inspection stamp sample is provided in Appendix III to this Circular.

In case the electrical equipment and instruments are in a location/environment where it is not possible to apply a stamp, upon completion of the inspection, a Certificate of Inspection Results will be issued according to the form in Appendix IV to this Circular.

4. Within 10 (ten) working days from the date the inspection is completed, the inspection record must be sent to organizations/individuals using or operating inspected electrical equipment and instruments.

Article 8. Registration of inspection activities

1. An inspection organization wishing to perform the inspection of electrical equipment and instruments under this Circular shall submit dossiers of registration for inspection with the Ministry of Industry and Trade directly or via postal service or Internet to the Information System on organizations providing services of technical safety inspection of electrical equipment and instruments on the Ministry of Industry and Trade’s e-portal.

Registration dossiers are prescribed in Article 9 of this Circular.

2. If the dossier is incomplete or invalid, within 3 (three) working days after receiving the dossier, the Ministry of Industry and Trade shall request the inspection organization for modification.

3. If the inspection organization meets the requirements, within 20 (twenty) working days after receiving the complete and valid dossier, the Ministry of Industry and Trade shall send a written notice, and at the same time, publish information about the inspection organization on its e-portal.

If the inspection organization fails to meet the requirements, within 10 (ten) working days after receiving the complete dossier, the Ministry of Industry and Trade shall send a reply in writing, which clearly state the reasons.

4. Change/supplementation of information

a) Within 10 (ten) working days from the date of change in inspection activities and capacity, the inspection organization must meet the requirements specified in the legal documents of the Ministry of Science and Technology guiding the implementation of the Law on Product and Goods Quality regarding requirements, order and procedures for registration of conformity assessment activities, and must submit a written registration of changes/additional information to the Ministry of Industry and Trade according to the form in Appendix VIII to this Circular, along with documents related to the change;

b) Within 5 (five) working days since receipt of all documents as prescribed in Point a of this Clause, the Ministry of Industry and Trade shall review and publish the modifications made by the inspection organization on its e-portal.

5. Information removal

a) Cases subject to information removal

- Providing incorrect information or changing information without registering changes or adding information within the prescribed time limit;

- Having a conclusion from a competent agency on non-compliance with regulations in technical safety inspection activities;

- Failing to comply with the regulations in Article 7 of this Circular.

b) The Ministry of Industry and Trade shall issue a written request to the inspection organization to correct one or more contents that do not meet the provisions in Point a of this Clause within a certain period of time. After the above period, if the inspection organization fails to correct the contents, the Ministry of Industry and Trade shall remove the information of the inspection organization that has been published on its e-portal.

Article 9. Dossier of registration for inspection

1. A dossier of registration for inspection activities (one set) must comprise:

a) A written request for inspection registration, made according to the form provided in Appendix V to this Circular;

b) A Certificate of Enterprise Registration or Establishment Decision issued by the competent agency;

c) A list of technical documents and inspection processes, made according to the form provided in Appendix VI to this Circular;

d) The inspection process of each electric equipment or instrument subject to inspection;

dd) A list of inspectors of the inspection organization, made according to the form provided in Appendix VII to this Circular; recruitment decisions or labor contracts, inspector cards and diplomas in relevant specialties.

Inspector cards shall comply with the form provided in Appendix IX to this Circular.

e) Certificate of laboratories that meet TCVN ISO/IEC 17025:2007 or ISO/IEC 17025:2005 (if any);

g) Certificates of accreditation issued by a Vietnamese legal accreditation organization or by a foreign legal accreditation organization that is a member of the Pacific Accreditation Cooperation (PAC) and the International Accreditation Forum (IAF) (if any).

2. Registration shall be submitted directly or by post

a) In case of direct submission

Documents specified at Points b, dd (Recruitment decisions or labor contracts, inspector cards, diplomas), Points e, g, Clause 1 of this Article must be copies accompanied by originals for comparison or as prescribed at Point b of this Clause.

b) In case of submission by post

Documents specified at Points b, dd (Recruitment decisions or labor contracts, inspector cards, diplomas), Points e, g, Clause 1 of this Article must be certified copies as prescribed by the law on documentation.

3. In case of submission of dossiers via the Internet

a) An inspection organization may submit its dossier of registration for inspection via Internet when:

- The computer is connected to the Internet;

- Registering to connect to the system to be granted an access account and connection information;

- Registering to use a digital signature at the Ministry of Industry and Trade.

b) A dossier submitted via the Internet comprises

- A written request for inspection registration, made according to the form provided in Appendix V to this Circular (electronic form);

- Color scans of the documents specified at Points b, c, d, dd, Clause 1 of this Article;

- Color scans of the documents specified at Points e, g, Clause 1 of this Article (if any);

c) Order and procedures for registration via the Internet

Compliance with instructions on the information system on the e-portal of the Ministry of Industry and Trade.

Article 10. Implementation organization

1. The Industrial Safety Techniques and Environment Agency:

a) To provide guidance and organize the implementation of this Circular;

b) To receive dossiers of inspection registration, review and announce the list of inspection organizations on the Ministry of Industry and Trade’s e-portal; perform activities related to change or addition and removal of information of inspection organizations;

c) To conduct regular or irregular inspection of the compliance with regulations on technical safety inspection for electrical equipment and instruments by inspection organizations, organizations/individuals using or operating electrical equipment and instruments nationwide.

2. The provincial-level Departments of Industry and Trade shall be responsible for providing guidance and inspecting the compliance with legal regulations on inspection by inspection organizations, organizations/individual using or operating electrical equipment and instruments in their areas.

3. Organizations/individuals using or operating electrical equipment and instruments:

a) To select an organization qualified for inspection as prescribed in this Circular;

b) To formulate a list of electrical equipment and instruments that are subject to inspection for management;

c) To pan to separate electrical equipment from operation for inspection, ensuring that electrical equipment and tools are inspected according to the cycle specified in Article 6 of this Circular;

d) To develop a plan to ensure safety for inspectors performing inspections and related electrical equipment systems in operation;

dd) To supervise the implementation of inspection by the inspection organization according to the issued procedures;

e) To maintain and ensure conformity of inspected electrical equipment and instruments during operation according to Vietnamese technical regulations and standards, international technical regulations and standards applied in Vietnam.

4. Inspection organizations

a) To strictly and fully abide by provisions as prescribed in Article 7 of this Circular and relevant legal documents;

b) To perform inspection within the scope and subjects registered by the inspection organizations;

c) To fully implement the items and contents specified in the inspection process, ensuring quality and implementation time;

d) To ensure accuracy in inspection performance capacity;

dd) To only use inspectors from other inspection organizations when there is a written cooperation agreement with their organizations to perform the inspection.

e) To take responsibility before the law for the inspection results given by inspectors under the management and inspectors of inspection organizations with coordination agreement for inspection.

g) To take responsibility for compensation for any damage caused by inspection organizations in accordance with laws. To cancel given results upon discovery of violations;

h) To provide training and grant inspector cards in accordance with laws;

Article 11. Effect

1. This Circular takes effect from January 6, 2017.

2. In case of amending, supplementing or replacing legal documents/national technical regulations/standards referred to in this Circular, the new ones shall prevail.

3. Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Industry and Trade for consideration and settlement./.

 

For the Minister

The Deputy Minister

HOANG QUOC VUONG

 

 

APPENDIX I

LIST OF ELECTRICAL EQUIPMENT AND INSTRUMENTS SUBJECT TO INSPECTION

(Attached to the Minister of Industry and Trade’s Circular No. 33/2015/TT-BCT dated October 27, 2015)

 

No.

Name of electrical equipment and instruments

I

Use in environments with hazards of flammable gas and explosive dust, with all voltage levels

1

Explosion-proof transformers

2

Explosion-proof electric motors

3

Explosion-proof distributing, switching equipment

4

Explosion-proof control equipment

5

Explosion-proof electricity generators

6

Leakage current relays

7

Explosion-proof electrical cables

8

Explosion-proof lights

II

Use in environments without hazards from flammable gas and explosive dust, with voltage level from 1,000V or higher

1

Valve-type lightning arrestors

2

Transformers

3

Circuit breakers

4

Electrical cables

5

Disconnecting switch, earthing switches

III

Electrical equipment

1

Electrical insulating sticks

 

 

APPENDIX II

APPLICABLE STANDARDS AND TECHNICAL REGULATIONS

(Attached to the Minister of Industry and Trade’s Circular No. 33/2015/TT-BCT dated October 27, 2015)

 

No.

Standards/technical regulations

1

TCVN 6306:2006(IEC 60076) - Power transformers

- TCVN 6306-1 (IEC 60076-1), power transformers - Part 1: General provisions

- TCVN 6306-2 (IEC 60076-2), power transformers - Part 2: Temperature rise

- TCVN 6306-3 (IEC 60076-3), power transformers - Part 3: Insulation levels, dielectric tests and external clearances in air

- TCVN 6306-5 (IEC 60076-5), power transformers - Part 5: Ability to withstand short circuit

- TCVN 6306-11: 2009 (IEC 60076-11), power transformers - Part 11: Dry-type transformers

2

TCVN 6627 Rotating electrical machines

- TCVN 6627-1:2014 (IEC 60034-1:2010) Rotating electrical machines - Part 1: Rating and performance

- TCVN 6627-5:2008 Rotating electrical machines - Part 5: Degrees of protection provided by the integral design of rotating electrical machines (IP code) - Classification

- TCVN 6627-5:2008 Rotating electrical machines - Part 6: Methods of cooling (IC code)

- TCVN 6627-11:2008 Rotating electrical machines - Part 11: Thermal protection

- TCVN 6627-14:2008 Rotating electrical machines - Part 14: Mechanical vibration of certain machines with shaft heights 56 mm and higher- Measurement, evaluation and limits of vibration severity

- TCVN 6627-15:2011 Rotating electrical machines - Part 15: Impulse voltage withstand levels of form-wound stator coils for rotating a.c. machines

- TCVN 6627-18-1:2011 Rotating electrical machines - Part 18 - 1: Functional evaluation of insulation systems - General guidelines

3

TCVN 6615:2009(IEC 61058) - Switches for appliances

- TCVN 6615-1:2009 (IEC 61058-1:2008) Switches for appliances - Part 1: General requirements:

- TCVN 6615-2-5:2013 Switches for appliances - Part 2-5: Particular requirements for change-over

- TCVN 6615-2-1:2013 Switches for appliances - Part 2-1: Particular requirements for cord switches

- TCVN 6615-2-4:2013 Switches for appliances - Part 2-4: Particular requirements for independently mounted switches

4

TCVN 8096 - High-voltage switchgear and controlgear

- TCVN 8096-107:2010 (IEC 62271-107:2005) - High-voltage switchgear and controlgear - Part 107: Alternating current fused circuit-switchers for rated voltages above 1 kV up to and including 52 kV

- TCVN 8096-200:2010 (IEC 62271-200:2003) - High-voltage switchgear and controlgear - Part 200: AC metal-enclosed switchgear and controlgear for rated voltages above 1 kV and up to and including 52 kV

5

TCVN 6734:2000 Electrical equipment for use in underground mine Safety requirements for structure and use

6

TCVN 7079:2002 Electrical equipment for use in underground mine

- TCVN 7079-0:2002 Electrical equipment for use in underground mine Part 0: General requirements

- TCVN 7079-1:2002 Electrical equipment for use in underground mine Part 1: Flame-proof enclosures Type of protection “d”

- TCVN 7079-2:2002 Electrical equipment for use in underground mine Part 2: Pressurized enclosures Type of protection “p”

- TCVN 7079-5:2002 Electrical equipment for use in underground mine Part 5: Sand-filled apparatus Type of protection “q”

- TCVN 7079-6:2002 Electrical equipment for use in underground mine Part 6: Oil-filled apparatus Type of protection “o”

- TCVN 7079-7:2002 Electrical equipment for use in underground mine Part 7: Increased safety Type of protection “e”

- TCVN 7079-9:2002 Electrical equipment for use in underground mine Part 9: Classification and labeling

- TCVN 7079-11:2002 Electrical equipment for use in underground mine Part 11: Intrinsic safety Type of protection “i”

- TCVN 7079-17:2002 Electrical equipment for use in underground mine Part 17: Equipment inspection and maintenance

- TCVN 7079-19:2002 Electrical equipment for use in underground mine Part 19: Equipment repair and overhaul

7

TCVN 5334:2007 Electrical equipment for petroleum and petroleum products terminals

Safety requirements on design, installation and use

8

TCVN 6780-4:2009 Safety requirements on underground mine of ore and non-ore exploitation. Part 4: Power supply

9

TCVN 9888 (IEC 62305) Lightning protection

- TCVN 9888-1:2013 (IEC 62305-1:2010), Part 1: General principles

- TCVN 9888-2:2013 (IEC 62305-2:2010), Part 2: Risk management

- TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010), Part 3: Physical damage to structures and life hazard

- TCVN 9888-4:2013 (IEC 62305-4:2010), Part 4: Electrical and electronic systems within structures

10

TCVN 9628 - 1:2013 (IEC 60832 -1:2010) Live working - Insulating sticks and attachable devices - Part 1: Insulating sticks

11

Electrical equipment rules enclosed with the Minister of Industry’s Decision No. 19/2006/QD-BCN dated July 11, 2006

Part I: General provisions

Part II: Electrical line system

Part III: Distribution equipment and transformers

Part IV: Protection and automation

12

National technical regulations on electrical techniques enclosed with the Minister of Industry and Trade’s Circular No. 40/2009/TT-BCT dated December 31, 2009 and Circular No. 04/2011/TT-BCT dated February 16, 2011.

Part 5: Technical safety inspection for electrical equipment system

Part 6: Operation, repair of electrical equipment system

Part 7: Electrical constructions

Part 8: Technical regulations on low-voltage electricity

13

National technical regulations on electrical safety (QCVN 01:2008/BCT) attached to the Minister of Industry and Trade’s Decision No. 12/2008/QD-BCT dated June 17, 2008.

14

National technical regulation (QCVN 04:2009/BCT) on open-pit mining safety issued by the Ministry of Industry and Trade.

15

National technical regulation (QCVN 01:2011/BCT) on coal mining safety issued by the Ministry of Industry and Trade.

 

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 33/2015/TT-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất