Quyết định 3690/QĐ-BCT 2016 quy hoạch phát triển ngành nước giải khát Việt Nam đến 2025

thuộc tính Quyết định 3690/QĐ-BCT

Quyết định 3690/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3690/QĐ-BCT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành:12/09/2016
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Sẽ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia dựa trên nồng độ cồn

Trên quan điểm phát triển ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát trên cơ sở cân đối sản xuất và tiêu thụ giữa các vùng trên cả nước; đồng thời ngăn ngừa lạm dụng đồ uống có cồn, ngày 12/09/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 3690/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Tại Quyết định, Bộ trưởng khẳng định sẽ nghiên cứu, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia dựa trên sản lượng và nồng độ cồn vào thời điểm thích hợp để tránh gian lận, chuyển giá, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời, sẽ tổ chức hội chợ triển lãm thường niên trong nước để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm; tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê để phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho phát triển ngành; áp dụng giá thuê thấp nhất trong khung giá của từng địa phương; khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất thông qua góp vốn, phát hành cổ phiếu trái phiếu, vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Đặc biệt, không khuyến khích đầu tư mới các nhà máy sản xuất bia quy mô dưới 50 triệu lít/năm, trừ các cơ sở sản xuất để bán tiêu dùng tại chỗ…
Dự kiến đến năm 2025, cả nước sản xuất khoảng 4,6 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu, trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 40%; 9,1 tỷ lít nước giải khát; kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của toàn ngành bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 4,6%/năm và giai đoạn 2026 - 2035 là 4%/năm…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định3690/QĐ-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
Số: 3690/QĐ-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 12 tháng9 năm 2016
 
QUYẾT ĐỊNH
ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
 
 
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
1. Quan điểm phát triển
a) Phát triển ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát trên cơ sở cân đối sản xuất và tiêu thụ giữa các vùng trên cả nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, xã hội và doanh nghiệp; đồng thời ngăn ngừa lạm dụng đồ uống có cồn.
b) Phát triển ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến; không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm; nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới có chất lượng cao và đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập toàn cầu.
c) Phát triển theo hướng bền vững, chú trọng bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam thành ngành công nghiệp hiện đại, xứng đáng với vị trí, vai trò trong nền kinh tế, có thương hiệu mạnh trên thị trường, sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, cạnh tranh tốt trong quá trình hội nhập, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành bia, rượu; tăng dần tỷ trọng ngành nước giải khát.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Năm 2020, cả nước sản xuất khoảng 4,1 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 35%); 6,8 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu đạt 450 triệu USD.
- Năm 2025, cả nước sản xuất khoảng 4,6 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 40%); 9,1 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD.
- Năm 2035, cả nước sản xuất khoảng 5,5 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 50%); 15,2 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu đạt 900 triệu USD.
- Giá trị sản xuất của ngành đến các năm 2020, 2025 và 2035 lần lượt đạt: 90.500 tỷ đồng, 113.540 tỷ đồng và 167.920 tỷ đồng.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của toàn ngành bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 5,8 %/năm; giai đoạn 2021 - 2025 là 4,6 %/năm và giai đoạn 2026-2035 là 4,0%/năm.
3. Định hướng phát triển
a) Đối với ngành bia
- Tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu; liên kết hoặc sáp nhập vào các doanh nghiệp lớn.
- Khuyến khích sản xuất bia không cồn và các dòng bia cao cấp với giá cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Tiếp tục xây dựng và phát triển một số thương hiệu bia mạnh tầm quốc gia.
- Không khuyến khích đầu tư mới các nhà máy quy mô dưới 50 triệu lít/năm, trừ các cơ sở sản xuất bia để bán tiêu dùng tại chỗ.
b) Đối với ngành rượu
- Tập trung phát triển sản xuất rượu công nghiệp chất lượng cao với công nghệ hiện đại.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất rượu công nghiệp chế biến lại rượu sản xuất thủ công, rượu làng nghề để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Từng bước xây dựng thương hiệu rượu quốc gia. Tăng cường hợp tác với các hãng rượu lớn nước ngoài để sản xuất rượu chất lượng cao thay thế nhập khẩu và để xuất khẩu.
- Gắn sản xuất rượu vang, rượu hoa quả với phát triển vùng nguyên liệu ở các địa phương.
c) Đối với ngành nước giải khát
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất nước giải khát với quy mô lớn, thiết bị, công nghệ hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích sản xuất nước giải khát từ hoa quả tươi và các loại nước giải khát bổ dưỡng, sử dụng nguyên liệu trong nước, sản xuất nước khoáng thiên nhiên.
4. Quy hoạch ngành theo vùng lãnh th
a) Đối với ngành bia
- Năng lực sản xuất bia sẽ chuyển dịch theo hướng tăng ở các vùng hiện nay sản lượng còn thấp so với dân số như vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đến năm 2025, cơ cấu tỷ lệ sản lượng bia của từng vùng trên cả nước sẽ là: Trung du và miền núi phía Bắc 7% (trong đó Đông Bắc Bộ 2%; Tây Bắc Bộ 5%); Đồng bằng sông Hồng 23,3%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 24,8% (trong đó Bắc Trung Bộ 15%; Nam Trung Bộ 9,8%); Tây Nguyên 4%; Đông Nam Bộ 31,4%; Đồng bằng sông Cửu Long 9,5%.
b) Đối với ngành rượu
- Sản lượng rượu sẽ tập trung tại vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng Tây Nguyên, duyên hải miền Trung sẽ phát triển các loại vang, rượu hoa quả. Các vùng còn lại chủ yếu là rượu trắng và rượu pha chế, kết hợp với tinh chế các sản phẩm rượu làng nghề truyền thống địa phương.
- Đến năm 2025, cơ cấu sản lượng rượu của từng vùng trên cả nước sẽ là: Trung du và miền núi phía Bắc 9,5% (trong đó Đông Bắc Bộ 4%; Tây Bắc Bộ 5,5%); Đồng bằng sông Hồng 29,5%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 17% (trong đó Bắc Trung Bộ 5%; Nam Trung Bộ 12%); Tây Nguyên 7,5%; Đông Nam Bộ 22,5%; Đồng bằng sông Cửu Long 14%.
c) Đối với ngành nước giải khát
- Sản xuất nước giải khát sẽ tập trung tại vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Phát triển mạnh nước giải khát từ hoa quả tại các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung. Phát triển sản xuất nước tinh lọc và nước khoáng tại tất cả các vùng trên cả nước.
- Đến năm 2025, cơ cấu tỷ lệ sản lượng nước giải khát của từng vùng trên cả nước sẽ là: Trung du và miền núi phía Bắc 8% (trong đó Đông Bắc Bộ 4,5%; Tây Bắc Bộ 3,5%); Đồng bằng sông Hồng 22%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 19,5% (trong đó Bắc Trung Bộ 5%; Nam Trung Bộ 14,5%); Tây Nguyên 2,5%, Đông Nam Bộ 31%; Đồng bằng sông Cửu Long 17%.
Sản lượng bia, rượu, nước giải khát dự kiến của các vùng tham khảo tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
5. Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2016-2020 là 27.325 tỷ đồng, trong đó: ngành bia là 17.704 tỷ đồng, ngành rượu là 791 tỷ đồng và ngành nước giải khát là 8.831 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2021-2025 là 28.752 tỷ đồng, trong đó: ngành bia là 15.660 tỷ đồng, ngành rượu là 341 tỷ đồng và ngành nước giải khát là 12.750 tỷ đồng.
Dự tính nguồn vốn đầu tư được huy động chủ yếu từ các doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng, vốn từ nguồn phát hành cổ phiếu doanh nghiệp, vốn đầu tư tư nhân và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
6. Hệ thống các giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Các giải pháp thị trường
- Các cơ quan quản lý nhà nước:
+ Tổ chức hội chợ triển lãm thường niên trong nước để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, giới thiệu quảng bá sản phẩm ở nước ngoài theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu.
+ Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Hỗ trợ xác minh đối tác nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp trong thương mại và đầu tư.
+ Tăng cường giám sát bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả để bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Các doanh nghiệp trong ngành:
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường. Tổ chức nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng, sản xuất sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.
+ Tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, đẩy mạnh việc quảng bá, xúc tiến thương mại ở các thị trường truyền thống và tìm thị trường mới cho xuất khẩu.
+ Chủ động xây dựng các biện pháp ngăn chặn những hành vi gian lận và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, thích nghi với đòi hỏi của Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) và các cam kết quốc tế khác.
c) Các giải pháp về đầu tư
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hợp tác liên doanh với nước ngoài đầu tư sản xuất các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát chất lượng cao, phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong nước, có thương hiệu, sử dụng nguyên liệu trong nước, nhằm thay thế nhập khẩu.
- Không khuyến khích đầu tư mới các nhà máy sản xuất bia quy mô dưới 50 triệu lít/năm, trừ các cơ sở sản xuất để bán tiêu dùng tại chỗ.
- Tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê để phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho phát triển ngành. Áp dụng giá thuê đất thấp nhất trong khung giá của từng địa phương.
d) Giải pháp về quản lý ngành
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với loại hình nhà hàng bia tươi để bảo đảm an toàn thực phẩm và nộp ngân sách.
- Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát còn thiếu theo thông lệ quốc tế để làm cơ sở giám sát, kiểm tra, đặc biệt là đối với sản phẩm rượu sản xuất thủ công.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.
- Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam.
đ) Các giải pháp về khoa học và công nghệ
- Áp dụng các chính sách ưu đãi của Chính phủ theo Luật Đầu tư cho những doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới, thu gom rượu của các làng nghề truyền thống để sản xuất rượu công nghiệp đạt yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất rượu thủ công trong chuyển giao công nghệ sản xuất rượu theo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân trong việc đưa giống cây trồng mới, áp dụng kỹ thuật mới vào phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
e) Các giải pháp về phát triển nguyên liệu, bao bì
- Khuyến khích đầu tư sản xuất thiết bị, nguyên liệu, bao bì để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, giảm nhập khẩu.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động xây dựng vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng cao, ổn định lâu dài trên cơ sở liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, các hộ nông dân và chính quyền các địa phương. Ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu có áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, sơ chế để có năng suất cao, chất lượng phù hợp yêu cầu chế biến của ngành. Đẩy mạnh công tác thăm dò và đánh giá chất lượng các nguồn nước khoáng trong nước.
g) Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực có trình độ cao trên cơ sở kết hợp nhu cầu doanh nghiệp với các trường và trung tâm dạy nghề.
- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp để có đủ trình độ tiếp thu, vận hành công nghệ, thiết bị mới, thích nghi với điều kiện cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
h) Các giải pháp về tài chính
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất thông qua góp vốn, phát hành cổ phiếu trái phiếu, vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh bia, rượu, nước giải khát để chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, trốn thuế.
- Nghiên cứu, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia dựa trên sản lượng và nồng độ cồn vào thời điểm thích hợp để tránh gian lận, chuyển giá, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố, tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch; kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch; kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình thực hiện quy hoạch.
2. Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Văn hóa, Thông tin và Truyền thông theo thẩm quyền, chức năng được giao phối hợp với Bộ Công Thương trong việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan cụ thể hóa quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra giám sát việc thực hiện Quy hoạch.
4. Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy hoạch; hướng dẫn các doanh nghiệp trong Hiệp hội thực hiện quy hoạch và các quy định khác của pháp luật.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam;
- Website Bộ Công Thương;
- Các: Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Công Thương;
- Lưu VT, CNN.
BỘ TRƯỞNG





Trần Tuấn Anh
 
 

Hạng mục
Đơn vị
Năm 2020
Năm 2025
SẢN LƯỢNG BIA PHÂN THEO VÙNG
Trung du và miền núi phía Bắc, trong đó:
Triệu lít
225,5
322,0
Đông Bắc Bộ
Triệu lít
41,0
92,0
Tây Bắc Bộ
Triệu lít
184,5
230,0
Đồng bằng sông Hồng
Triệu lít
967,6
1071,8
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, trong đó:
Triệu lít
1.029,1
1140,8
Bắc Trung Bộ
Triệu lít
635,5
690,0
Nam Trung Bộ
Triệu lít
393,6
450,8
Tây Nguyên
Triệu lít
123,0
184,0
Đông Nam Bộ
Triệu lít
1.385,8
1444,4
Đồng bằng sông Cửu Long
Triệu lít
369,0
437,0
Cả nước
Triệu lít
4.100,0
4.600,0
SẢN LƯỢNG RƯỢU PHÂN THEO VÙNG
Trung du và miền núi phía Bắc, trong đó:
Nghìn lít
31.500
33.250
Đông Bắc Bộ
Nghìn lít
12.250
14.000
Tây Bắc Bộ
Nghìn lít
19.250
19.250
Đồng bằng sông Hồng
Nghìn lít
112 000
103.250
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, trong đó:
Nghìn lít
54.250
59.500
Bắc Trung Bộ
Nghìn lít
15.750
17.500
Nam Trung Bộ
Nghìn lít
38.500
42.000
Tây Nguyên
Nghìn lít
24.500
26.250
Đông Nam Bộ
Nghìn lít
73.500
78.750
Đồng bằng sông Cửu Long
Nghìn lít
54.250
49.000
Cả nước
Nghìn lít
350.000
350.000
SẢN LƯỢNG NƯỚC GIẢI KHÁT PHÂN THEO VÙNG
Trung du và miền núi phía Bắc, trong đó:
Triệu lít
394,4
728,0
Đông Bắc Bộ
Triệu lít
224,4
409,5
Tây Bắc Bộ
Triệu lít
170,0
318,5
Đồng bằng sông Hồng
Triệu lít
1.360,0
2.002,0
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, trong đó:
Triệu lít
1.190,0
1.774,5
Bắc Trung Bộ
Triệu lít
272,0
455,0
Nam Trung Bộ
Triệu lít
918,0
1.319,5
Tây Nguyên
Triệu lít
163,2
227,5
Đông Nam Bộ
Triệu lít
2.720,0
2.821,0
Đồng bằng sông Cửu Long
Triệu lít
972,4
1.547,0
Cả nước
Triệu lít
6.800,0
9.100,0
 
 
Đơn vị: Tỷ đồng

Hạng mục
GĐ 2016-2020
GĐ 2021-2025
Trung du và miền núi phía Bắc
2.969,2
4.914,4
Bia
1.913,3
3.022,5
Rượu
105,7
42,7
Nước giải khát
950,2
1.849,3
Đồng bằng sông Hồng
6.225,3
6.822,5
Bia
3.802,2
3.263,6
Rượu
 
 
Nước giải khát
2.423,1
3.558,9
Bắc Trung Bộ và DHMT
6.768,1
6.866,7
Bia
4.725,5
3.498,5
Rượu
168,7
128,0
Nước giải khát
1.873,9
3.240,2
Tây Nguyên
1.828,9
2.309,7
Bia
1.470,8
1.910,6
Rượu
124,3
42,7
Nước giải khát
233,8
356,4
Đông Nam Bộ
5.443,9
2.523,3
Bia
3.728,6
1.835,4
Rượu
373,0
128,0
Nước giải khát
1.342,2
559,9
Đồng bằng sông Cửu Long
4.089,6
5.315,1
Bia
2.063,1
2.129,8
Rượu
19,1
 
Nước giải khát
2.007,4
3.185,3
Tng bia
17.703,5
15.660,4
Tổng rượu
790,9
341,4
Tng NGK
8.830,6
12.750,0
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

Decision No.3690/QD-BCTdated September 12, 2016 of the Ministry of Industry and Trade on approving the planning for development of Vietnams’ beer – alcohol – beverage industry by 2025 and the orientation towards 2035

Pursuant to the Government’s Decree No. 95/2012/ND-CP dated November 12, 2012 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 regarding the establishment, approval and management of the master plan on socio-economic development;

Pursuant tothe Government’s Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008 on amendments to the Decree No. 92/2006/ND-CPregarding the establishment, approval and management of the master plan on socio-economic development;

In consideration of the request of Director of Light Industry Department,

DECIDES:

Article 1.Grant ofapproval for theplanning for development of Vietnam’s beer – alcohol – beverage industry by 2025 and the orientation towards 2035” with the following main contents:

1. Viewpoint

a) Develop beer – alcohol – beverage industry by balancing the production and consumption between regions nationwide in order to ensure the mutual benefit of the government, society and enterprises, and prevent overusing alcoholic beverages.

b) Developthe beer – alcohol – beverage industry byadoptingadvanced technologies and equipment, improving technologies to increase the quality of products, and producing new products with high quality and diverse types to meet domestic consumption and export demand, and improve the competitiveness in the global integration.

c) Make a sustainable development and attach a special importance to the food safety and protection of ecological environment.

2. Targets

a) General targets

-Make thebeer – alcohol – beverage industry of Vietnam amodern industry in consistent with its position and role in the economy with famous brand names on the market and high quality products with diverse types and models in order to ensure the food safety and the community health, enhance the competitiveness in global integration and meet the domestic consumption and export demand.

-Make internal change in structure of thebeer – alcohol – beverageindustry by gradually reducing the proportion of beer and alcoholic industries and increasing the proportion of the beverage industry.

b) Specific targets

-Total production of beer is expected to reach 4.1 billion liters, that of alcohol is expected to reach 350 million liters (in which, total production of industrial alcohol holds about 35%), and that of beverage is expected to reach 6.8 billion liters by 2020. The export turnover is also expected to reach USD 450 million.

-Total production of beer is expected to reach 4.6 billion liters, that of alcohol is expected to reach 350 million liters (in which, total production of industrial alcohol holds about 40%), and that of beverage is expected to reach 9.1 billion liters by 2025. The export turnoveris also expected toreach USD 600 million.

-Total production of beer is expected to reach 5.5 billion liters, that of alcohol is expected to reach 350 million liters (in which, total production of industrial alcohol holds about 50%), and that of beverage is expected to reach 15.2 billion liters by 2035. The export turnoveris also expected toreach USD 900 million.

-The industry’s total output is expected to reach VND 90,500 billion, VND 113,540 billion and VND 167,920 billion by 2020, 2025 and 2035 respectively.

-The average growth rate of the value added of the whole industry is expected to reach 5.8%/year during 2016 – 2020, 4.6 %/year during 2021 – 2025 and 4.0%/year during 2026 – 2035.

3. Development orientation

a) Beer sector

-Concentrate on adopting modern technologies and equipment to improve the product quality and minimize the consumption of raw materials and fuels; associate ormergeinto large-scale enterprises.

-Encourage producing alcohol-free beer and luxury lines of beer with competitive price in order to boost export. Establish and develop certain nationally-known brands of beer.

-The construction of beer factories with a scale of under 50 million liters/year is not encouraged, except for factories that produce beer for domestic sale.

b)Alcoholsector

-Concentrate on producing high quality industrial alcohol by adopting modern technologies.

-Industrial alcohol producers are encouraged to reprocess alcohol produced by small-scale alcohol production establishments or alcohol production villages to produce qualified products in conformity with food safety regulations.

-Step by step build national alcohol brands. Improve the cooperation with foreign large-scale alcohol companies in producing high quality alcoholic products in order to replace imported alcoholic products and for export.

-Producewinesand fruit brandies in association with the development of local raw material areas.

c) Beverage sector

-Encourage economic sectors to invest in the production of beverage products with large scale and modern technologies and equipment in order to ensure the food safety and environmental protection.

-Encourage the production of beverage products from fresh fruits and nutritious beverage products by using domestic materials, and the production of natural mineral water products.

4.Region-based sector planning

a) Beer sector

-Improve the beer production capacity in regions where the beer output is still low in comparison with the population there such asthe northernmidlands and mountains,the central highlandsand the Mekong river delta.

-By 2025, the proportion of beer output in each region nationwide is expected to reach: 7% in theNorthernMidlands and Mountains (in which, 2% in the Northeast and 5% in the Northwest), 23.3% in theRed River Delta, 24.8% inthe North Central Coastand the Central Coast (in which, 15% inthe North Central Coastand 9.8% inthe South Central Coast), 4% inthe Central Highlands, 31.4% inthe Southeastand 9.5% in Mekong River Delta.

b) Alcohol sector

-Concentrate on improving the output of alcoholic products in theRed River Delta,the Southeastand Mekong River Delta.

-Develop kinds of wine and fruit brandy inthe Central Highlandsand the Central Coast. Develop the production of distilled alcoholic beverages and mixed alcoholic products, and refine alcoholic products made by alcoholic production villages in other regions.

- By 2025, the proportion ofalcoholic productoutput in each region nationwideis expected to reach: 9.5% in the Northern Midlands and Mountains (in which, 4% in the Northeast and 5.5% in the Northwest), 29.5% in the Red River Delta, 17% in the North Central Coast and the Central Coast (in which, 5% in the North Central Coast and 12% in the South Central Coast), 7.5% in the Central Highlands, 22.5% in the Southeast and 14% in Mekong River Delta.

c) Beverage sector

- Concentrate ondeveloping the production of beverage productsinthe Southeast,Red River Delta,the North Central Coastand the Central Coast.

-Develop fruit or vegetable juice beverages inthe Southeast, Mekong River Delta and the Central Coast. Develop the production of purified water and mineral water products in all regions nationwide.

- By 2025, the proportion ofbeverageoutput in each region nationwideis expected to reach: 8% in the Northern Midlands and Mountains (in which, 4.5% in the Northeast and 3.5% in the Northwest), 22% in the Red River Delta, 19.5% in the North Central Coast and the Central Coast (in which, 5% in the North Central Coast and 14.5% in the South Central Coast), 2.5% in the Central Highlands, 31% in the Southeast and 17% in Mekong River Delta.

Estimated output of beer, alcohol and beverage products of regions are specified in Appendix I enclosed herein.

5.Investment capital

Total investment for the whole industry during 2016 - 2020 shall be VND 27,325 billion, where the beer sector: VND 17,704 billion, alcohol sector: VND 791 billion and beverage sector: VND 8,831 billion.Total investment for the whole industry during 2021- 2025is VND 28,752 billion, where the beer sector: VND 15,660 billion, alcohol sector: VND341 billion and beverage sector: VND 12,750 billion.

Investment capital shall be mainly mobilized from enterprises, bank loans, derived from the issuance of shares, private investment and foreign direct investment.

6.Solutions for planning implementation

a) Market solutions

-Regulatory bodies:

+ Annually organize domestic trade fairs and exhibitions whereby enterprises may introduce and promote their products. Enterprises shall be assisted to participate in trade fairs and do product promotion in foreign countries according to the national trade promotion program for expanding export market.

+ Provide information about the market to small and medium-sized enterprises.

+ Provide assistance in identification of foreign partners that cooperate with enterprises in business and investment.

+ Supervise the protection of brands, trademarks, designs and models of products, and fight against fake orcounterfeitproducts in order to protect legitimate rights and benefits of enterprises and consumers.

-Enterprises:

+ Adopt business strategies and market development strategies. Do research on market and consumer needs, produce new types of products, diversify products and improve product quality in order to meet the market demand and improve the competitiveness of products and enterprises.

+ Actively participate in domestic and foreign trade fairs and exhibitions to introduce enterprises’ products, improve the trade promotion in traditional markets and find new export markets.

+ Adopt measures to prevent trade frauds and unfair competition acts in the market, and adapt to requirements in the Agreement on Technical Barriers to Trade (TBT) and other international treaties.

c) Investment solutions

-Encourage economic sectors to invest in or enter into joint venture with foreign partners to invest in the production of quality beer, alcohol and beverage products with separate brands by using domestic materials in conformity with domestic consumption trends in order to replace imported products.

- The construction of beer factories with a scale of under 50 million litersof beer/year is not encouraged, except for factories that produce beer for domestic sale.

-Rent land area out to enterprises for developing centralized material areas in service of the beer-alcohol-beverage industry’s development. The lowest land rental rate within the price bracket of each region shall be applied.

d) Management solutions

-Improve the state management of restaurants serving non-pasteurized beer in order to ensure the food safety and payments to state budget.

-Promulgate national technical regulations and standards for beer, alcoholic and beverage products according to theinternational practices to use as the basis for inspection, especially alcoholic products produced by small-scale production establishments.

-Strictly abide by regulations of laws on prevention of effects of overuse of alcoholic, beer and beverage products.

-Enhance the role and operational efficiency of Vietnam Beer Alcohol Beverage Association (VBA).

dd) Scientific and technological solutions

-Applyincentive policies adopted by the Government under the Investment Law to enterprises that invest in advanced technologies and/or purchase alcohol produced by alcohol production villages to manufacture industrial alcohol products which meet quality and food safety requirements.

-Assist small-scale alcohol production establishments/enterprises in receiving transfer of alcohol production technologies in accordance with technical regulations, standards and processes.

-Assist enterprises and farmers in cultivating new plant varieties and applying advanced technologies to develop raw material area serving the production.

e) Material and packaging solutions

-Encourage the investment in production of equipment, materials and packaging to meet domestic production demand and reduce the quantity of imports.

-Encourage enterprises to establish centralized raw material areas to provide quality and stable materials by forming strong association with scientists, farmers and local governments. Give priority to raw material areas that apply scientific and technological advances to variety selection, caring, harvesting, preservation and preliminary treatment to raise productivity and provide quality materials in conformity with the industry s processing requirements. Improve the exploration and assessment of quality of mineral water resources.

g)Human resourcesolutions

-Make plans and organize training or retraining courses to train quality human resources by combining enterprises demand with vocational training schools and centers.

-Improve the training and retraining for managers and skilled workers of enterprises so that they are capable of adopting and operating new technologies and equipment, and adapting to competitive conditions in international economic integration.

h)Financialsolutions

-Encourage and enable economic sectors to invest in production by means of contribution of capital, issuance of shares/bonds, loans provided by domestic and foreign credit institutions.

-Do research on applying advanced technologies to the management of production of beer, alcoholic and beverage products in order to fight against fake or counterfeit products, and prevent trade frauds andtax evasion.

-Do research on applying special excise duty to beer products based on their output and alcohol content at suitable times to prevent trade frauds, price change and loss of budget revenues.

Article 2. Implementation

1. Ministry of Industry and Tradeshall take charge and coordinate with relevant Ministries/regulatory bodies and people’s committees ofcentral-affiliated citiesor provinces to announce,propagateand instruct the implementation of this planning; inspect the planning implementation; propose competent authorities to make amendments to applicable policies in conformity with the reality during the implementation of this planning.

2. Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Science and Technology, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Health, Ministry of Culture and Ministry Information and Communications shall, within the ambit of assigned functions and powers, coordinate withMinistry of Industry and Tradein organizing the implementation of this planning.

3.People’s committees ofcentral-affiliated citiesor provinces coordinate withMinistry of Industry and Trade, relevant ministries/ regulatory bodies to concretize the planning in province or city in conformity with the master planning for social and economic development of that province or city. At the same time, coordinate withMinistry of Industry and Tradein inspecting the planning implementation.

4.Vietnam Beer – Alcohol – Beverage Association shall coordinate withMinistry of Industry and Tradeand local governments topropagateor disseminate the planning; instruct its members to implement the planning and other laws.

Article 3.This Decision takes effect on the signing date.

Article 4.Ministers, heads of ministerial-level agencies, the Government s affiliates and Chairpersons ofpeople’s committees ofcentral-affiliated citiesor provinces shall be responsible for implementing this Decision./.

The Minister

Tran Tuan  Anh

 

APPENDIX I

ESTIMATED OUTPUT OF BEER, ALCOHOL AND BEVERAGE PRODUCTSINREGIONS

Items

Unit

By 2020

By 2025

REGION-BASEDBEEROUTPUT

NorthernMidlands and Mountains. Where:

Million liters

225.5

322.0

Northeast

Million liters

41.0

92.0

Northwest

Million liters

184.5

230.0

Red River Delta

Million liters

967.6

1,071.8

North Central Coastand Central Coast. Where:

Million liters

1,029.1

1,140.8

North Central Coast

Million liters

635.5

690.0

South Central Coast

Million liters

393.6

450.8

Central Highlands

Million liters

123.0

184.0

Southeast

Million liters

1,385.8

1,444.4

MekongRiver Delta

Million liters

369.0

437.0

Whole country

Million liters

4,100.0

4,600.0

REGION-BASEDALCOHOLOUTPUT

Northern Midlands and Mountains. Where:

Thousand liters

31,500

33,250

Northeast

Thousand liters

12,250

14,000

Northwest

Thousand liters

19,250

19,250

Red River Delta

Thousand liters

112,000

103,250

North Central Coast and Central Coast. Where:

Thousand liters

54,250

59,500

North Central Coast

Thousand liters

15,750

17,500

South Central Coast

Thousand liters

38,500

42,000

Central Highlands

Thousand liters

24,500

26,250

Southeast

Thousand liters

73,500

78,750

Mekong River Delta

Thousand liters

54,250

49,000

Whole country

Thousand liters

350,000

350,000

REGION-BASEDBEVERAGEOUTPUT

Northern Midlands and Mountains. Where:

Million liters

394.4

728.0

Northeast

Million liters

224.4

409.5

Northwest

Million liters

170.0

318.5

Red River Delta

Million liters

1,360.0

2,002.0

North Central Coast and Central Coast. Where:

Million liters

1,190.0

1,774.5

North Central Coast

Million liters

272.0

455.0

South Central Coast

Million liters

918.0

1,319.5

Central Highlands

Million liters

163.2

227.5

Southeast

Million liters

2,720.0

2,821.0

Mekong River Delta

Million liters

972.4

1,547.0

Whole country

Million liters

6,800.0

9,100.0

 

APPENDIX II

REGION-BASED AND PRODUCT-BASED INVESTMENT IN BEER – ALCOHOL – BEVERAGE INDUSTRY

Unit: VND billion

Items

Period 2016-2020

Period 2021-2025

Northern Midlands and Mountains

2,969.2

4,914.4

Beer sector

1,913.3

3,022.5

Alcohol sector

105.7

42.7

Beverage sector

950.2

1.849.3

Red River Delta

6,225.3

6,822.5

Beer sector

3,802.2

3,263.6

Alcohol sector

 

 

Beverage sector

2,423.1

3,558.9

North Central Coastand Central Coast

6,768.1

6,866.7

Beer sector

4,725.5

3,498.5

Alcohol sector

168.7

128.0

Beverage sector

1,873.9

3,240.2

Central Highlands

1,828.9

2,309.7

Beer sector

1,470.8

1,910.6

Alcohol sector

124.3

42.7

Beverage sector

233.8

356.4

Southeast

5,443.9

2,523.3

Beer sector

3,728.6

1,835.4

Alcohol sector

373.0

128.0

Beverage sector

1,342.2

559.9

Mekong River Delta

4,089.6

5,315.1

Beer sector

2,063.1

2,129.8

Alcohol sector

19.1

 

Beverage sector

2,007.4

3,185.3

Total investment in beer sector

17,703.5

15,660.4

Total investment in alcohol sector

790.9

341.4

Total investment in beverage sector

8,830.6

12,750.0

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 3690/QD-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe