Quyết định 1988/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch sản suất sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá Việt Nam đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 1988/QĐ-BCT

Quyết định 1988/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch sản suất sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá Việt Nam đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1988/QĐ-BCT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành:01/04/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Sẽ giải thể, sáp nhập DN sản xuất thuốc lá dưới 100 triệu bao/năm

Theo Quyết định số 1988/QĐ-BCT ngày 01/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá Việt Nam đến năm 2020, đến năm 2017, các doanh nghiệp (DN) sản xuất thuốc lá điếu phải đạt sản lượng sản xuất thuốc lá điếu tiêu thụ trên 100 triệu bao/năm; trường hợp không đạt sẽ phải sáp nhập hoặc giải thể.
Trên quan điểm Nhà nước độc quyền trong việc cung cấp sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả sản xuất và nhập khẩu, Bộ trưởng khẳng định chỉ các DN Nhà nước được cấp phép và các DN liên doanh giữa DN đã được cấp phép với nước ngoài, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối mới được sản xuất sản phẩm thuốc lá. Đồng thời, sẽ không đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước vượt quá sản lượng được phép sản xuất sản phẩm thuốc lá ghi trong giấy phép; các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài mới được sản xuất để tiêu thụ tại Việt Nam phải nằm trong phạm vi sản lượng được phép sản xuất của toàn ngành thuốc lá và phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Về Quy hoạch sản xuất thuốc lá, Bộ trưởng nhấn mạnh cần tập trung sản xuất những loại thuốc lá trung và cao cấp, giảm dần tỷ trọng thuốc lá phổ thông; đa dạng hóa sản phẩm như sản xuất thuốc lá khẩu vị thuốc nhẹ, bao bì, mẫu mã đa dạng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giảm trọng lượng sợi trong thuốc lá điếu bằng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu và góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Các DN sản xuất thuốc lá cũng cần được quy hoạch lại theo hướng tổ chức, sắp xếp về các đầu mối lớn, sáp nhập các DN quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh không hiệu quả...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1988/QĐ-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
----

Số: 1988/QĐ-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2013

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ

 VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

---------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

 

 

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Công văn số 1689/VPCP-KTN ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ về việc ủy quyền phê duyệt Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá Việt Nam đến năm 2020;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,

 

 

QUYẾT ĐỊNH

 

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá Việt Nam đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển

1.1. Về sản xuất thuốc lá

a) Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm thuốc lá, bao gồm sản xuất và nhập khẩu, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh thuốc lá. Chỉ các doanh nghiệp nhà nước đã được cấp phép và các doanh nghiệp liên doanh giữa doanh nghiệp đã được cấp phép với nước ngoài, trong đó nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối mới được sản xuất sản phẩm thuốc lá.

b) Sản xuất sản phẩm thuốc lá là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Không đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước vượt quá sản lượng được phép sản xuất sản phẩm thuốc lá ghi trong giấy phép. Bộ Công Thương quy định sản lượng được phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu trong nước, nước ngoài của các doanh nghiệp phù hợp với từng thời kỳ.

c) Sản xuất các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài mới để tiêu thụ tại Việt Nam phải nằm trong phạm vi sản lượng được phép sản xuất của toàn ngành thuốc lá và phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

d) Đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá phải phù hợp với nhu cầu chế biến nguyên liệu thuốc lá của các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu, trừ trường hợp đầu tư để chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu.

đ) Nhà nước sẽ điều chuyển sản lượng được phép sản xuất chưa sử dụng hết của các doanh nghiệp còn dư thừa cho các doanh nghiệp đã khai thác hết sản lượng hiện có để tránh lãng phí nguồn lực của nhà nước và của xã hội.

e) Tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo hướng có quy mô lớn, tập trung; hiện đại hóa thiết bị, công nghệ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu độc hại, bảo vệ môi trường, có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh cao.

g) Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất thuốc lá tiên tiến, hiện đại để chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng giá trị và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu độc hại và bảo vệ môi trường. Trong đó chuyển đổi mạnh cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm trung, cao cấp, giảm dần tỷ trọng thuốc lá phổ thông để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu và góp phần giải quyết vấn nạn thuốc lá lậu.

1.2. Về nguyên liệu thuốc lá

a) Phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước nhm từng bước thay thế nhập khẩu, gắn kết khâu chế biến với phát triển vùng nguyên liệu, phát huy tiềm năng đất đai, lao động góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội chung là xóa đói, giảm nghèo, công nghiệp hóa nông thôn và góp phần giảm nhập siêu.

b) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của ngành thuốc lá ngang tầm với trình độ các nước trong khu vực.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Từng bước xây dựng, sắp xếp lại ngành thuốc lá phát triển theo hướng tập trung vào các doanh nghiệp đầu mối có quy mô lớn, trình độ thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại để tăng giá trị và chất lượng sản phẩm. Giảm dần hàm lượng Tar và Nicotine, giảm thiểu độc hại cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng thị trường trong nước, tăng cường xuất khẩu và dần giải quyết vấn nạn thuốc lá nhập lậu.

- Phát triển vùng sản xuất chuyên canh, vùng trồng cây thuốc lá có năng sut, cht lượng cao, đáp ứng được yêu cầu sản xuất nguyên liệu thuốc lá chất lượng cao phù hợp với yêu cu chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, thay thế dần nguyên liệu nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về sản lượng sản xuất

- Đến năm 2015: Toàn ngành thuốc lá sản xuất và tiêu thụ được khoảng 5.440 triệu bao, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 1,55%/năm, trong đó thuốc lá sản xuất và tiêu thụ trong nước là 4.200 triệu bao. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt 16 đến 17 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 1994), tăng trưởng bình quân đạt 3,5-4%/năm; sản xuất thuốc lá xuất khẩu đạt 1.241 triệu bao, kim ngạch xuất khẩu đạt 160-170 triệu USD, tăng trưởng bình quân đạt 7-8%/năm.

- Đến năm 2020: Toàn ngành sản xuất và tiêu thụ được khoảng 5.740 triệu bao, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 1,08%/năm, trong đó thuốc lá sản xuất và tiêu thụ trong nước là 4.400 triệu bao, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 19 đến 20 ngàn tỷ đồng (theo giá năm 1994), tăng trưởng bình quân 3,3-4%/năm, sản xuất xuất khẩu đạt 1.340 triệu bao, kim ngạch xuất khẩu đạt 230 triệu USD, tăng trưởng bình quân đạt 7-8%/năm.

b) Về diện tích, năng suất, sản lượng trồng cây thuốc lá:

- Đến năm 2015: Diện tích trồng cây thuốc lá cả nước đạt 28.940 ha, năng suất trung bình đạt 2,25 tấn/ha, sản lượng đạt 65.300 tấn. Sử dụng trên 50% nguyên liệu trong nước thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất các mác thuốc cao cấp, đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng của các nhà máy thuốc điếu và xuất khẩu.

- Đến năm 2020: Diện tích trồng cây thuốc lá cả nước đạt 31.960 ha, năng suất trung bình đạt 2,36 tấn/ha, sản lượng đạt 75.500 tấn. Ổn định diện tích vùng nguyên liệu, trình độ kỹ thuật canh tác nông nghiệp đạt mức tiên tiến trên thế giới, sản xuất phần lớn các loại nguyên liệu cho thuốc lá trung, cao cấp.

c) Về chế biến nguyên liệu thuốc lá

Đến năm 2015 tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu sử dụng 100% nguyên liệu thuốc lá qua chế biến.

3. Định hướng phát triển

- Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng hiện đại hóa dây chuyền thiết bị, công nghệ và tự động hóa nhằm cải tiến công nghệ sản xuất thuốc lá theo hướng giảm Tar, Nicotine, tiết kiệm nguyên liệu nhưng không tăng năng lực sản xuất.

- Phát triển sản phẩm thuốc lá trong nước để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá kém chất lượng. Thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng dần tỷ trọng thuốc lá trung cấp, cao cấp giảm dần thuốc lá phổ thông, đẩy mạnh sản xuất thuốc lá xuất khẩu.

- Hợp tác quốc tế để tận dụng vốn và công nghệ trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá điếu để nâng cao chất lượng sản phẩm, chống thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu.

- Tập trung xây dựng một số thương hiệu quốc gia mạnh để cạnh tranh hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đầu tư vùng trồng thuốc lá nhằm phát huy tiềm năng về đất đai, lao động, đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu. Quan tâm phát triển trồng thuốc lá ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao trình độ khoa học công nghệ của ngành thuốc lá ngang tầm với trình độ các nước trong khu vực.

- Tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại ngành thuốc lá theo 4 đầu mối gồm Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Khánh Việt, Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai; di dời các nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi thành phố.

4. Quy hoạch sản xuất

4.1. Quy hoạch sản xuất thuốc lá

a) Về tổ chức, sắp xếp các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá

Quy hoạch sản xuất thuốc lá theo hướng tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá về các đầu mối lớn, sáp nhập các doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Đến năm 2017 các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu phải đạt sản lượng sản xuất thuốc lá điếu tiêu thụ trên 100 triệu bao/năm, trường hợp không đạt sản lượng trên sẽ phải sáp nhập hoặc giải thể.

b) Về sản lượng

Sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu xuất khẩu, sản xuất thuốc lá điếu tiêu thụ trong nước trên cơ sở kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả lượng thuốc lá nhập lậu. Đến năm 2015: Toàn ngành thuốc lá sản xuất được 5.441 triệu bao thuốc lá, trong đó thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước là 4.200 triệu bao, thuốc lá xuất khẩu 1.241 triệu bao.

Đến năm 2020: Toàn ngành sản xuất và tiêu thụ được 5.740 triệu bao, trong đó thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước là 4.400 triệu bao, thuốc lá sản xuất xuất khẩu đạt 1.340 triệu bao.

c) Về cơ cấu sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước

Tập trung sản xuất những loại thuốc lá trung và cao cấp, giảm dần tỷ trọng thuc lá phổ thông. Đa dạng hóa sản phẩm như sản xuất thuốc lá khẩu vị thuc nhẹ, bao bì, mu mã đa dạng, phù hp với thị hiếu người tiêu dùng, giảm trọng lượng sợi trong thuốc lá điếu bằng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu và góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Cơ cấu sản phẩm thuốc lá như sau:

STT

Cơ cấu sản phẩm

Tỷ lệ (%)

2015

2020

1

Thuc lá cao cp

35

40

2

Thuc lá trung cp

12

15

3

Thuc lá ph thông

53

45

 

Tng s

100

100

d) Về lộ trình giảm Tar và Nicotine

Thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, nghiên cứu các biện pháp để giảm dần hàm lượng Tar và Nicotine trong điếu thuốc lá, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 như sau:

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2020

Tar (mg/điếu)

≤ 12

≤ 10

Nicotine (mg/điếu)

≤ 1,0

≤ 1,0

4.2. Quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu thuốc lá và nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá

a) Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá (chi tiết xem Phụ lục I và II kèm theo quyết định này)

- Tập trung phát triển nguyên liệu thuốc lá ở những vùng có tiềm năng về đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội, thổ nhưỡng phù hợp với cây thuốc lá để phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá có chất lượng đáp ứng yêu cầu phối chế thuốc điếu và xuất khẩu thành những vùng chuyên canh sản xuất nguyên liệu thuốc lá. Giảm dần những vùng trồng nguyên liệu có năng suất, chất lượng thấp và phân tán.

- Diện tích, năng suất, sản lượng nguyên liệu thuốc lá trong nước đến năm 2020 như sau:

 

Năm 2015

Năm 2020

1. Thuốc lá vàng

 

 

- Diện tích (ha)

28.300

31.300

- Năng suất (tấn/ha)

2,25

2,36

- Sản lượng (tấn)

63.700

73.800

2. Thuốc lá Nâu

 

 

- Diện tích (ha)

260

280

- Năng suất (tấn/ha)

2,50

2,68

- Sản lượng (tấn)

650

750

3. Thuốc lá Burley

 

 

- Diện tích (ha)

380

380

- Năng suất (tấn/ha)

2,50

2,50

- Sản lượng (tấn)

950

950

4. Tổng cộng

 

 

- Diện tích (ha)

28.940

31.960

- Năng suất bình quân (tấn/ha)

2,25

2,36

- Sản lượng (tấn)

65.300

75.500

b) Quy hoạch chế biến nguyên liệu thuốc lá (chi tiết xem Phụ lục III kèm theo quyết định này)

Từ nay đến năm 2020 không đầu tư thêm các nhà máy chế biến nguyên liệu (tách cọng) thuốc lá, trừ trường hợp đầu tư để chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu.

5. Hệ thống các giải pháp và chính sách thực hiện Quy hoạch

a) Giải pháp về quản lý

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá để ngành thuốc lá phát triển theo đúng định hướng, kiểm soát được tiêu dùng về mặt số lượng, chất lượng, tránh thất thu ngân sách Nhà nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng các thương hiệu, nhãn mác, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

- Điều chuyển sản lượng được phép sản xuất chưa sử dụng hết của các doanh nghiệp còn dư thừa cho các doanh nghiệp đã khai thác hết sản lượng hin có để tránh lãng phí nguồn lực của nhà nước và của xã hội.

- Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu, dự báo thị trường trong nước và quốc tế để có các dữ liệu đầy đủ chính xác về thị trường hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành nắm bắt được thị trường cũng như các cơ hội để xuất khẩu sản phẩm.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá để thay thế nhập khẩu và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

b) Giải pháp về thị trường và sản phẩm

- Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường. Nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng để có giải pháp đáp ứng nhu cầu, giữ vững và phát triển thị phần. Củng cố và tổ chức lại hệ thống phân phối hợp lý, thông qua các đầu mối lớn ở từng vùng, nắm vững thị trường bán buôn, tiến tới kiểm soát được hệ thống bán lẻ.

- Đầu tư có chọn lọc để hình thành và phát triển các sản phẩm chủ lực ở từng phân khúc, từng thị trường. Loại bỏ dần những nhãn sản phẩm nhỏ lẻ nhằm tập trung nguồn lực và thị trường cho các sản phẩm chủ lực.

- Phát triển các nhãn thuốc lá điếu xuất khẩu có tiềm năng, mở rộng thị trường xuất khẩu đến các thị trường mới thông qua việc hợp tác hoặc gia công xuất khẩu các nhãn thuốc lá cho các đối tác nước ngoài.

- Củng cố và tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm trung cấp, cao cấp trên thị trường, các đơn vị cần có sản phẩm trung, cao cấp chủ lực, sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu có chất lượng cao, giảm độc hại theo lộ trình để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

c) Giải pháp về đầu tư

- Đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực thay thế máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu bằng máy móc, thiết bị công nghệ có trình độ công nghệ và tự động hóa cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu.

- Đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ của nước ngoài trong một số lĩnh vực như nguyên liệu, thuốc điếu, quản lý chất lượng sản phẩm, phụ liệu; từng bước đầu tư sản xuất thuốc lá sợi, thuốc lá điếu ở nước ngoài cho những thị trường xuất khẩu các sản phẩm để đem lại giá trị gia tăng cao hơn.

- Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc lá để phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng sức cạnh tranh của thuốc lá nhãn quốc tế sản xuất tại Việt Nam so với thuốc lá ngoại nhập lậu.

d) Giải pháp về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

- Đẩy mnh công tác nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến công nghệ nhập từ nước ngoài trên cơ sở mở rộng hợp tác quốc tế, nhằm phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản xuất thuốc lá. Nâng cao trình độ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá ngang tầm với trình độ các nước trong khu vực.

- Tiếp tục nghiên cứu quy trình kỹ thuật, khảo nghiệm các giống thuốc lá mới của nước ngoài để tuyển chọn những giống thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam. Sử dụng công nghệ sinh học để tạo giống thuốc lá có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp với từng vùng trồng thuốc lá của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu thay thế nguyên liệu nhập ngoại.

- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trao đổi thông tin và tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá và nguyên phụ liệu thuốc lá.

đ) Giải pháp về phát triển sản xuất nguyên liệu

- Đầu tư trọng điểm vùng nguyên liệu có chất lượng thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu. Tập trung đầu tư có trọng điểm vùng trồng thuốc lá vàng có chất lượng cao; nghiên cứu sản xuất hoặc hợp tác sản xuất nguyên liệu thuốc lá tấm chất lượng cao phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.

- Tuyển chọn các giống có tiềm năng về năng suất và chất lượng phù hợp điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của từng vùng; cải tiến và thực hiện nghiêm túc các quy trình kỹ thuật như gieo trồng, hái sấy và phân cấp để tạo sản phẩm có chất lượng cao...

- Tăng cường liên doanh liên kết để đầu tư trồng thuốc lá phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; tăng cường quan hệ và hợp tác với các đối tác nước ngoài để mời gọi đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá nguyên liệu tại Việt Nam.

e) Giải pháp về nguồn nhân lực

- Tiếp tục đi mới chính sách quản lý ngun nhân lực từ khâu tuyn dụng, bố trí công việc, chính sách tiền lương, đánh giá hiệu quả công việc; tăng cường đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động trong lĩnh vực nguyên liệu thuốc lá.

- Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực; tiếp tục nâng cao kỹ năng quản lý điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp theo hướng quản trị hiện đại và chuyên nghiệp.

g) Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị dây chuyền chế biến nguyên liệu, chế biến sợi, dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá điếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khắc phục sự phát tán gây ô nhiễm ngay từ các ngun phát thải.

- Sử dụng công nghệ xử lý mùi thuốc lá thông qua hệ thống tẩy, làm mát và lọc sinh học, công nghệ sản xuất sạch hơn để phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương công bố, tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy hoạch; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch; kiến nghị với các cấp có thẩm quyền điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

2. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo thẩm quyền chức năng được giao, phối hợp với Bộ Công Thương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch này.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành cụ thể hóa Quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.

4. Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy hoạch; hướng dẫn các doanh nghiệp trong Hiệp hội chấp hành Quy hoạch và các quy định khác của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
Văn phòng Tổng bí thư;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Văn phòng Quốc hội;
-
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
-
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Cổng TTĐT Bộ Công Thương;
-
Các Vụ, Cục, Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá (Bộ CT);
-
Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam;
-
Lưu: VT, CNN.

BỘ TRƯỞNG




Huy Hoàng

 

PHỤ LỤC 1

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ VÀNG SẤY

 ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1988/QĐ-BCT ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Bộ Công Thương)

 

TT

Vùng nguyên liệu

Năm 2015

Năm 2020

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tn)

I

Miền núi và Trung du Phía Bắc

14.550

2,0

29.450

17.000

2,2

37.470

1

Cao Bng

4.000

2,0

8.000

5.000

2,2

11.000

2

Lạng Sơn

6.600

2,0

13.200

7.000

2,2

15.400

3

Bc Kạn

1.500

2,0

3.000

2.000

2,2

4.400

4

Thái Nguyên

700

2,3

1.610

700

2,4

1.640

5

Lào Cai

950

1,9

1.800

1.500

2,1

3.150

6

Bc Giang

800

2,3

1.840

800

2,4

1.880

II

Duyên hải Nam Trung Bộ

750

2,0

1.530

800

2,2

1.730

1

Phú Yên

450

2,0

900

500

2,1

1.070

2

Ninh Thuận

300

2,1

630

300

2,2

660

III

Tây Nguyên

6.000

2,4

14.520

6.500

2,5

16.400

1

Gia Lai

4.500

2,4

10.800

5.000

2,5

12.500

2

Đk Lk

1.500

2,5

3.720

1.500

2,6

3.900

IV

Đông Nam Bộ

7.000

2,6

18.200

7.000

2,6

18.200

1

Tây Ninh

7.000

2,6

18.200

7.000

2,6

18.200

Tổng cộng

28.300

2,25

63.700

31.300

2,36

73.800

 

PHỤ LỤC 2

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ BURLEY

VÀ THUỐC LÁ NÂU ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1988/QĐ-BCT ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Bộ Công Thương)

 

TT

Vùng nguyên liệu

2015

2020

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tn)

A

Nguyên liệu thuốc lá Burley

380

2,5

950

380

2,5

950

I

Duyên hải Nam Trung B

250

2,5

625

250

2,5

625

1

Quảng Nam

250

2,5

625

250

2,5

625

II

Đông Nam Bộ

130

2,5

325

130

2,5

325

1

Đồng Nai

130

2,5

325

130

2,5

325

B

Nguyên liệu Thuốc lá Nâu

260

2,50

650

280

2,68

750

I

Duyên hải Nam Trung B

160

2,7

430

180

2,8

510

1

Ninh Thuận

160

2,7

430

180

2,8

510

II

Đông Nam Bộ

100

2,2

220

100

2,4

240

1

Đng Nai

100

2,2

220

100

2,4

240

Tổng cộng (A+B)

640

 

1.600

660

 

1.700

 

PHỤ LỤC 3

QUY HOẠCH CHẾ BIN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1988/QĐ-BCT ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Bộ Công Thương)

STT

Tên doanh nghiệp chế biến nguyên liệu

Năng lực

(tấn SP/năm)

1

Công ty cổ phần Hòa Việt

24.000

2

Công ty cổ phần Ngân Sơn

24.000

3

Công ty 27/7

7.000

4

Công ty Thuc lá Đà Nẵng

12.000

5

Nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá Cao Bằng

12.000

6

Công ty CP phát triển kinh tế hỗ trợ Tài năng trẻ VN

24.000

7

Tổng công ty Khánh Việt

23.000

8

Công ty cổ phần Đồng Việt Thành

24.300

9

Công ty TNHH Một thành viên Thuc lá Bến Tre

2.500

10

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công nghiệp và thuốc lá Bình Dương

9.600

11

Công ty TNHH Một thành viên Thuc lá Thanh Hóa

5.400

12

Công ty TNHH MTV TM - DV - SX chế biến nguyên phụ liệu thuốc lá Sài Gòn

6.750

 

Tổng toàn ngành

174.550

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

Decision No.  1988/QD-BCT dated April 01, 2013 of the Ministry of Industry and Trade approving the master plan on tobacco products and tobacco developments

Pursuant to the Decree No. 95/2012/ND-CP dated November 12, 2012  of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade; 

Pursuant to the Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 of the Government and the Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008 of the Government amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 92/2006/ND-CP of the Government dated September 07, 2006 on making, approving and managing the master plan on socio-economic development;

Pursuant to the official dispatch No. 1689/VPCP-KTN dated March 01, 2012 of the Governmental Office on authorizing for approval of the master plan on master plan on tobacco products and tobacco developments;

At the proposal of the Director of Light Industry Department,

DECIDES

Article 1.To approve the mater plan on producing tobacco products and developing the tobacco material region in Vietnam till 2020 with the following principal contents:

1. Development viewpoint

1.1. Regarding tobacco production

a. The State holds monopoly in provision of tobacco products, including production and import, strictly control activities of tobacco business. Only State-owned enterprises already being licensed and enterprises being venture between the licensed enterprises and foreign partners, in which the State hold dominant shares are entitled to produce tobacco products.

b. Production of tobacco products is a conditional investment field. Prohibit investment in new construction, expansion of facilities producing tobacco products for domestic consumption exceeding the output allowed production of tobacco products as inscribed in license. The Ministry of Industry and Trade shall provide output allowed production of domestic-and foreign-branded tobacco products of enterprises in conformity with each period.

c. Production of new foreign-branded tobacco products for consumption in Vietnam must be in scope of the output allowed to produce of whole the tobacco industry and must be accepted by the Prime Minister.

d. Investment in plants processing tobacco raw materials must be conformable with demand on processing tobacco raw materials of plants producing cigarettes, except for case of investment in processing tobacco raw materials for export.

dd. The State will regulate the output allowed to produce but not be used all by enterprises in excess for enterprises, which used all their current output to avoid wastefulness of power sources of State and society.

e. To further organize, re-arrange enterprises producing tobacco products in concentrated and large-scaled direction; to conduct the modernization about equipment and technology to meet requirement on enhancing product quality, minimizing harmfulness, protecting environment, having high economic effectiveness, and having high competition ability.  

d. Intensive investment, renewal of equipment and technology for the modern and advanced tobacco production to restructure the product in direction of increasing product value and quality, minimizing harmfulness and  protecting environment. In which strongly restructure products in direction of increasing the medium- and high-grade products’ proportion and gradually decreasing the common tobacco’s proportion to meet the domestic consumption demand, strengthen export, and contribute in solving evils of contraband tobacco.

1.2. Regarding tobacco raw materials

a. Developing production of domestic raw materials with the aim to gradually replace import, link the processing stage with development of raw material regions, promoting the potentials of land, labor contributing in implementation of the general socio-economic objectives such as hunger elimination, poverty reduction, rural industrialization and contributing in reduction of import deficit.

b. Pushing up the scientific research, improving science and technology qualification of tobacco industry equal to the qualification of countries in region.

2. Development objectives

2.1. Overall objectives

- Step by step building and re-arranging the tobacco industry to develop in direction concentrated in focal enterprises with large scale, modern and advanced equipment and technology qualification to increase product value and quality.  Gradually decreasing content of Tar and nicotine, minimizing harmfulness for consumers and environment protection. Enhancing the competition in international economy integration, meeting the domestic market, enhancing export and gradually solving evils of smuggled tobacco.

- Developing the intensive production regions, regions growing tobacco trees with high productivity and quality meeting requirements on producing tobacco raw materials with high quality in conformity with requirements on restructuring products, gradually replacing import raw materials and pushing up export.

2.2. Specific objectives

a) Regarding produced output

- By 2015: whole the tobacco industry will produce and consume about 5,440 million packages, the average growth during 2011-2015 will be about 1.55%/year, of which tobacco produced and consumed in Vietnam will be 4,200 million packages. The industrial production value growth of sector will attain between 16 and 17 thousand billion VND (at the price of 1994), the average growth will attain 3.5 – 4%/year; production of export tobacco will attain 1,241 million packages, export turnover will attain between 160 and 170 million USD, the average growth will attain 7-8%/year.

- By 2020: whole sector will produce and consume about 5,740 million packages, the average growth during 2015-2020 will be about 1.08%/year, of which tobacco produced and consumed in Vietnam will be 4,400 million packages, the industrial production value of whole sector will attain between 19 and 20 thousand billion VND (at the price of 1994), the average growth will be 3.3-4%/year, export production will attain 1,340 million packages, export turnover will attain 230 million USD, the average growth will attain 7-8%/year.

b) Regarding area, productivity and output for growing tobacco trees:

- By 2015: the area for growing tobacco trees of whole country will attain 28,940 ha, average productivity will attain 2.25 ton/ha, output will attain 65,300 ton. Over 50% domestic raw materials will be used to replace for import raw materials to produce tobacco with high-grade label, meeting partly the use demand of cigarette plants and export.

- By 2020: the area for growing tobacco trees of whole country will attain 31,960 ha, average productivity will attain 2.36 ton/ha, output will attain 75,500 ton. To stabilize area of raw material regions, the agricultural growing technical qualification will attain the advanced level in the world, to produce a large part of kinds of raw materials for the medium-and high-grade tobacco.

c) Regarding processing tobacco raw materials

By 2015, all enterprises producing cigarettes must use 100% of the processed tobacco raw materials.

3. Development orientations

- Intensive investment, renewal of equipment and technology in direction of modernizing equipment chain, technology and automation with the aim to improve technology in tobacco production in direction of decreasing Tar, nicotine, thrift of raw materials but not increasing the production capability.

- Developing the domestic tobacco products to contribute in enhancing effective prevention and fighting of tobacco imported illegally and tobacco with bad quality. Structuring products in direction of increasing the medium- and high-grade tobacco’ proportion and gradually decreasing the common tobacco’s proportion, pushing up production of export tobacco.

- To implement international cooperation to use capital and technology in cigarette production to improve product quality, fight against fake tobacco and smuggled tobacco.

- Concentrating in building some strong national trademarks to compete effectively in international economic integration.

- Investing in regions growing tobacco to promote potentials of land, labor, meeting partly demand of tobacco and tobacco raw material production for export. Paying attention to development of growing tobacco in mountainous, depth-lying and remote areas, contributing in hunger elimination, poverty reduction.

- Pushing up the science and technology research and application, improving science and technology qualification of tobacco industry equal to the qualification of countries in region.

- Further arranging, reorganizing the tobacco industry according to 4 focal units included Vietnam National Tobacco Corporation, Saigon Industry Corporation, Khanh Viet Corporation, Dong Nai Food Industrial Corporation; moving the plants causing pollution out city.

4. Planning production

4.1. Planning tobacco production

a) Regarding organization and arrangement of enterprises producing tobacco

Planning tobacco production in direction of organizing, re-arranging enterprises producing tobacco products into big focal units, merging enterprises with small scale and ineffective production and business. By 2017, all enterprises producing cigarettes must attain the output of cigarettes produced and consumed is over 100 million packages / year, in case of failing to attain the above output, they will be forced for merger or dissolution.

b) Regarding output

Producing cigarette products for export, producing cigarettes for domestic consumption based on effective control and prevention against smuggled tobacco. By 2015: Whole the tobacco industry will produce 5,441 million tobacco packages, of which tobacco produced for domestic consumption will be 4,200 million packages, export tobacco will be 1,241 million packages.

By 2020: Whole the tobacco industry will produce and consume 5,740 million packages, of which tobacco produced for domestic consumption will be 4,400 million packages, tobacco produced for export will be 1,340 million packages.

c) Regarding structure of tobacco products consumed domestically

To concentrate on production of medium-and high-grade tobacco kinds, gradually decreasing proportion of common tobacco.  To diversify products such as producing tobacco with light taste, wrapping and designing in diversity and conformity with preferences of consumers, reducing weight of fibers in cigarette by advanced technical methods with the aim to meet demand and contribute in protecting healthy of consumers.   Structure of tobacco products as follows:

No.

Structure of products

Rate (%)

2015

2020

1

High-grade tobacco

35

40

2

Medium-grade tobacco

12

15

3

Common tobacco

53

45

 

Total

100

100

d) Regarding roadmap of Tar and nicotine reduction

To implement Law on tobacco harm prevention, to research measures to gradually decrease content of Tar and nicotine in cigarettes, from the present time to 2020 as follows:

Index

Year 2015

Year 2020

Tar (mg/cigarette)

≤ 12

≤ 10

Nicotine (mg/cigarette)

≤ 1.0

≤ 1.0

4.2. Planning the development of regions growing trees for tobacco raw materials and plants processing tobacco raw materials

a) Planning the development of regions for tobacco raw materials (detailed in Annexes I and II enclosed with this Decision)

- To concentrate on development of tobacco raw materials in regions with potentials of land, socio-economic and pedagogical conditions suitable with tobacco trees to develop regions of tobacco raw materials with quality, meeting requirements on processing and preparation of the cigarettes and export to become the intensive-cultivation regions in producing tobacco raw materials. Gradually decreasing regions growing raw materials that have low productivity and quality and dispersal.

- Area, productivity, output of domestic tobacco raw materials by 2020 as follows:

 

Year 2015

Year 2020

1. Yellow tobacco

 

 

- Area (ha)

28,300

31,300

- Productivity (ton/ha)

2.25

2.36

- Output (tan)

63,700

73,800

2. Brown tobacco

 

 

- Area (ha)

260

280

- Productivity (ton/ha)

2.50

2.68

- Output (tan)

650

750

3. Burley tobacco

 

 

- Area (ha)

380

380

- Productivity (ton/ha)

2.50

2.50

- Output (tan)

950

950

4. Total

 

 

- Area (ha)

28,940

31,960

- Average productivity (ton/ha)

2.25

2.36

- Output (tan)

65,300

75,500

b) Planning the processing of tobacco raw materials (detailed in Annexes III enclosed with this Decision)

From now to 2020, not invest more plants processing tobacco raw materials (for separating fibers), except for case of investment in processing tobacco raw materials for export.

5. System of solutions and policies in implementing master plans

a) Management solutions

- To further complete the policy mechanism and manage the tobacco production and business operation to develop tobacco industry in accordance with orientation, control consumption about quantity, quality; avoid loss of the State budget.

- To strengthen inspection, supervision of use of trademarks, labels, design of products, combat against contraband goods, counterfeits, goods with bad quality with the aim to ensure benefits of consumers and enterprises.

- To regulate the output allowed producing but not be used all by enterprises in excess for enterprises which used all their current output to avoid wastefulness of power sources of State and society.

- To strengthen investment in domestic and international market investigation, research and forecast to have sufficient and exact market data supporting for enterprises in sector to capture market as well as opportunities for exporting products.

- To facilitate for organizations, individuals to invest in development of regions growing tobacco raw materials with the aim to replace import and meet the export demand.

b) Solutions about market and products

- To elaborate strategies on business and market development. To study market, preferences of customers to have solutions meeting demand, keeping firmly and developing share of market. To consolidate and reorganize reasonably the system of distribution, through big focal centers in each region, master the wholesale market, toward to control of retail system.

- To conduct selective investment to form and develop key products in each segment, each market. Gradually remove small products with the aim to concentrate power source and market on key products.

- To develop potential labels of export cigarettes, expand the export market to new markets through cooperation or processing for export of tobacco labels for foreign partners.

- To consolidate and strengthen the competition of medium-and high-grade products in market, units should have key medium-and high-grade products, produce cigarette products with high quality, reduce harmfulness under the roadmap to meet domestic demand and export.

c) Solutions about investment

- To invest essentially in fields that replace the old and obsolete machines, equipment by machines, technological equipment with high technological and automatic level, minimize environment pollution; to combine with renewal of technology, equipment, application of solutions on saving energy and raw materials.

- To invest in science research and foreign technology application in several fields such as raw materials, cigarettes, quality control of products, ancillary materials; gradually invest in production of fiber tobacco, cigarettes abroad for markets exporting products with the aim to bring higher added value.

- To re-arrange the facilities of tobacco production and business to promote the general power, increase competition of tobacco with international label produced in Vietnam compared to foreign tobacco imported illegally.

d) Solutions about science research and technology transfer

- To push up research, application and improvement of technology imported from foreign countries based on expanding international cooperation, to serve timely and effectively for tobacco production.   To improve the science and technology level in tobacco production equal to level of countries in region.

- To further research the technical process, assay the new foreign tobacco varieties to select varieties that are suitable with climate and pedagogical conditions of Vietnam. To use biological technology to create tobacco varieties with high productivity and quality, able to anti pests, suitable with each region growing tobacco of Vietnam to meet the demand of replacement of raw materials imported from foreign countries.

- To improve activities of international cooperation, information exchange and receive technology transfers in production of tobacco and tobacco raw materials and ancillary materials.

dd) Solutions about development of raw material production

- Centrally invest in regions of raw materials with quality, able to replace a part of import raw materials and serve for export. To focus on concentrated investment in regions growing yellow tobacco with high quality; to research production or cooperate in production of leaf tobacco raw materials with high quality in serve for domestic production and export.

- To select productivity and quality potential varieties suitable with land and pedagogical conditions of each region; to improve and implement strictly the technical processes such as sowing, planting, harvesting, drying and grading to create products with high quality, and so on

- To strengthen venture or association for investment in growing tobacco in serve for domestic production and export; to strengthen relation and cooperation with foreign partners to calling investment in production of tobacco raw materials in Vietnam.

e) Solutions about human source

- To further renew policy on managing human source from the recruitment, arrangement of jobs, wage policies, assessment on effectiveness of jobs; strengthen the vocational training for laborers, especially laborers in tobacco raw material field.

- To elaborate and carry out program on training human source; to further improve skills in management and executive of managers in  enterprises in the modern and professional management direction.

g) Solutions about environmental protection

- To invest in renewal of technology, machines and equipment of chains processing raw materials, fibers, chain of machines and equipment for producing cigarettes with the aim to raise product quality and overcome dispersal and pollution at discharging sources.

- To use technology processing tobacco smell through system of purging, cooling and biological filtering, cleaner production technology to prevent pollution and improve environment.

Article 2. Implementation organization

1. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other Ministries, relevant sectors, localities in announcing, propagating, guiding, implementing the master plan; examining, supervising implementation of master plans; proposing to competent authorities for adjusting mechanisms, policies to be suitable with actual status during implementing the master plan.

2. Other Ministries and sectors of: Planning and Investment, Finance, Science and Technology, Agriculture and Rural Development, Natural resources and Environment, Public Health and the State bank of Vietnam shall, within their assigned competent and functions, coordinate with the Ministry of Industry and Trade in organizing implementation of this master plan.

3. People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall coordinate with the Ministry of Industry and Trade and Ministries, sectors in concretizing the master plan in provinces, cities in conformity with the local master plan on socio-economic development. Coordinate with the Ministry of Industry and Trade in examining and supervising implementation of the master plan.

4. Vietnam Tobacco Association shall coordinate with the Ministry of Industry and Trade, localities in propagating, popularizing the master plan; guiding enterprises in Association to comply with the master plan and other provisions of law.

Article 3. This Decision takes effect on the signing date.

Article 4.Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Government-attached agencies, presidents of municipal/provincial People s Committee shall implement this Decision. 

The Minister of Industry and Trade

Vu Huy Hoang

 

ANNEX 1

PLANNING ON DEVELOPMENT OF REGIONS GROWING RAW MATERIAL TREESFORDRIED-YELLOW TOBACCO BY 2020
(Issuedwith the Decision No. 1988/QD-BCT dated April 01, 2013 of the Ministry of Industry and Trade)

No.

Regions of raw materials

Year2015

Year2020

Area(ha)

Productivity(tan/ha)

Output(tan)

Area(ha)

Productivity(tan/ha)

Output(tan)

I

 Northern mountainous and central region

14,550

2.0

29,450

17,000

2.2

37,470

1

Cao Bang

4,000

2.0

8,000

5,000

2.2

11,000

2

Lang Son

6,600

2.0

13,200

7,000

2.2

15,400

3

Bac Kan

1,500

2.0

3,000

2,000

2.2

4,400

4

Thai Nguyen

700

2.3

1,610

700

2.4

1,640

5

Lao Cai

950

1.9

1,800

1,500

2.1

3,150

6

Bac Giang

800

2.3

1,840

800

2.4

1,880

II

South Central Coastal region

750

2.0

1,530

800

2.2

1,730

1

PhuYen

450

2.0

900

500

2.1

1,070

2

Ninh Thuan

300

2.1

630

300

2.2

660

III

High land

6,000

2.4

14,520

6,500

2.5

16,400

1

Gia Lai

4,500

2.4

10,800

5,000

2.5

12,500

2

Dak Lak

1,500

2.5

3,720

1,500

2.6

3,900

IV

Southest of Vietnam

7,000

2.6

18,200

7,000

2.6

18,200

1

Tay Ninh

7,000

2.6

18,200

7,000

2.6

18,200

Total

28,300

2.25

63,700

31,300

2.36

73,800

 

ANNEX 2

PLANNING ON DEVELOPMENT OF REGIONS GROWING RAW MATERIAL TREES FOR BURLEY AND BROWN TOBACCO BY 2020
(Promulgated together with the Decision No. 1988/QD-BCT dated April 01, 2013 of the Ministry of Industry and Trade)

No.

Regions of raw materials

2015

2020

Area(ha)

Productivity(tan/ha)

Output(tan)

Area(ha)

Productivity(tan/ha)

Output(tan)

A

Raw materials for Burley tobacco

380

2.5

950

380

2.5

950

I

South Central Coastal region

250

2.5

625

250

2.5

625

1

Quang Nam

250

2.5

625

250

2.5

625

II

Southest of Vietnam

130

2.5

325

130

2.5

325

1

Dong Nai

130

2.5

325

130

2.5

325

B

Raw materials for brown tobacco

260

2.50

650

280

2.68

750

I

South Central Coastal region

160

2.7

430

180

2.8

510

1

Ninh Thuan

160

2.7

430

180

2.8

510

II

Southest of Vietnam

100

2.2

220

100

2.4

240

1

Dong Nai

100

2.2

220

100

2.4

240

Total(A+B)

640

 

1,600

660

 

1,700

 

ANNEX 3

PLANNING ON PROCESSING RAW MATERIALS TILL 2020
(Promulgated together with the Decision No. 1988/QD-BCT dated April 01, 2013 of the Ministry of Industry and Trade)

No.

Name of enterprises processing raw materials

Capacity

(tonproduct/year)

1

Hoa Viet joint-stock company

24,000

2

Ngan Son joint-stock company

24,000

3

27/7 Company

7,000

4

Da Nang Tobacco Company

12,000

5

Cao Bang tobacco raw material processing factory

12,000

6

Development Economic Joint Stock CompanyForVietnamese Young Talents

24,000

7

Khanh Viet Corporation

23,000

8

Dong Viet Thanh joint-stock company

24,300

9

Ben Tre Tobacco One Member Limited Liability Company

2,500

10

Binh Duong Industrial Services And Tobacco One Member Limited Liability Company

9,600

11

Thanh Hoa Tobacco One Member Limited Liability Company

5,400

12

Sai Gon Trading – Service – Production One Member Limited Liability Company of processing tobacco raw materials

6,750

 

Total whole industry

174,550

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 1988/QD-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất