Quyết định 1813/QĐ-TTg 2017 Kế hoạch sản xuất của Tập đoàn Công nghiệp Cao su

thuộc tính Quyết định 1813/QĐ-TTg

Quyết định 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm 2016-2020 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1813/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:15/11/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 18%/năm

Kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm 2016-2020 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg, ngày 15/11/2017.
Mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2016-2020 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trung bình 18%/năm tổng doanh thu đạt trên 40.000 tỷ đồng, lợi nhuận 9000 tỷ đồng vào năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt bình quân 20%. Lợi nhuận toàn Tập đoàn trên vốn điều lệ bình quân 17%/năm. Duy trì tổng diện tích cao su đến 2020 khoảng 400.000 ha, trong đó trong nước khoảng 285.000 ha, nước ngoài 115.000 ha. Sản lượng cao su gia tăng bình quân 15%/năm, đến 2020 khoảng 414.000 tấn. Tăng cường công tác thu mua mủ cao su tiểu điền, tăng sản lượng từ 60.000 tấn hiện nay lên 105.000 tấn vào năm 2020; sản lượng tiêu thụ xấp xỉ 520.000 tấn năm 2020. Tăng gấp đôi các sản phẩm như chỉ thun, găng tay, nệm, cao su kỹ thuật với công suất 23.000 tấn/năm hiện nay lên 45.000 tấn vào năm 2020…
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn: Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt khoảng 150.000 tỷ đồng, trong đó năm 2020 đạt trên 40.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 18%/năm; Lợi nhuận sau thuế tăng từ 1.956 tỷ đồng năm 2016 lên 8.900 tỷ đồng vào năm 2020, lợi nhuận sau thuế cả kỳ kế hoạch là 29.000 tỷ đồng, bình quân khoảng 5.500 tỷ đồng/năm; Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu bình quân toàn Tập đoàn 20%/năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vôn điều lệ bình quân 17%/năm.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1813/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 1813/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017
 
 
CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
-----------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 115/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 8343/TTr-BNN-QLDN ngày 03 tháng 10 năm 2016; đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (văn bản số 10754/BKHĐT-KTNN ngày 28 tháng 12 năm 2016, số 1769/BKHĐT-KTNN ngày 08 tháng 3 năm 2017, số 7700/BKHĐT-KTNN ngày 21 tháng 9 năm 2017) về việc thẩm định Kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm 2016-2020 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
1. Mục tiêu chiến lược kinh doanh
- Duy trì phát triển là một Tập đoàn Kinh tế công nông nghiệp có quy mô lớn, đa dạng các sản phẩm nông công nghiệp để nâng cao hiệu quả toàn diện của Tập đoàn;
- Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường áp dụng khoa học - kỹ thuật trong việc sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của sản phẩm; tăng dần giá trị sản phẩm công nghiệp, dịch vụ trong tổng giá trị sản phẩm Tập đoàn;
- Tiếp tục thực hiện chủ trương tái cơ cấu, đa dạng hóa sở hữu trong Tập đoàn thông qua cổ phần hóa để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hiệu quả doanh nghiệp và tạo nguồn vốn để phát triển Tập đoàn;
- Chủ động hội nhập quốc tế, tích cực tham gia các tổ chức, hiệp hội ngành nghề để nâng cao thương hiệu và mở rộng thị trường;
- Thực hiện tốt vai trò của doanh nghiệp trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn bao gồm phát triển sản xuất kết hợp với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sử dụng người lao động dân tộc, không ngừng tăng năng suất và thu nhập của người lao động. Kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị và an ninh quốc phòng trong phạm vi tổ chức sản xuất của Tập đoàn.
2. Mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2016-2020
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trung bình 18%/năm với tổng doanh thu đạt trên 40.000 tỷ đồng, lợi nhuận 9.000 tỷ đồng vào năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt bình quân 20%. Lợi nhuận toàn Tập đoàn trên vốn điều lệ bình quân 17%/năm;
- Duy trì tổng diện tích cao su đến 2020 khoảng 400.000 ha, trong đó trong nước khoảng 285.000 ha, nước ngoài 115.000 ha. Sản lượng cao su gia tăng bình quân 15%/năm, đến 2020 khoảng 414.000 tấn. Tăng cường công tác thu mua mủ cao su tiểu điền, tăng sản lượng từ 60.000 tấn hiện nay lên 105.000 tấn vào năm 2020; sản lượng tiêu thụ xấp xỉ 520.000 tấn năm 2020;
- Tăng gấp đôi các sản phẩm như chỉ thun, găng tay, nệm, cao su kỹ thuật với công suất 23.000 tấn/năm hiện nay lên 45.000 tấn vào năm 2020. Tiếp tục tìm kiếm đối tác phù hợp để phát triển các sản phẩm chế biến mủ cao su, các loại linh phụ kiện phụ trợ cho các ngành sản xuất khác trong nước;
- Chế biến gỗ: tăng công suất gỗ tinh chế và ghép tấm trung bình 10%/năm, sản lượng MDF tăng gấp đôi hiện nay, đạt khoảng 900.000 m3 vào năm 2020; nếu thị trường thuận lợi sẽ tiếp tục đầu tư ở khu vực có vùng nguyên liệu dồi dào như Tây Nguyên, Miền Trung, để tiếp tục nâng công suất vào sau năm 2020;
- Khai thác hiệu quả các khu công nghiệp hiện có, mở rộng giai đoạn 2 một số khu vực thuận lợi và đã có quy hoạch;
- Chuyển khoảng 5.000 ha đất phù hợp, thuận tiện giao thông, gần nguồn nước sang sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao với doanh thu đến 2020 đạt trên 1.000 tỷ đồng.
1. Kế hoạch toàn Tập đoàn
Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt khoảng 150.000 tỷ đồng, trong đó năm 2020 đạt trên 40.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 18%/năm.
Lợi nhuận sau thuế tăng từ 1.956 tỷ đồng năm 2016 lên 8.900 tỷ đồng vào năm 2020, lợi nhuận sau thuế cả kỳ kế hoạch là 29.000 tỷ đồng, bình quân khoảng 5.500 tỷ đồng/năm.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu bình quân toàn Tập đoàn 20%/năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ bình quân 17%/năm.
2. Kế hoạch kinh doanh từng nhóm ngành
BẢNG SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CHÍNH

Chỉ tiêu
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng cộng
1. Cao su
 
 
 
 
 
 
Diện tích khai thác (1000 ha)
154
181
208
241
278
1.062
Diện tích cạo mới (1000 ha)
8
42
41
45
49
185
Diện tích thanh lý (1000 ha)
14
16
14
12
12
68
Sản lượng khai thác (1000 tấn)
245
265
301
350
414
1.574
Sản lượng thu mua (1000 tấn)
60
80
87
95
105
441
Sản lượng tiêu thụ (1000 tấn)
319
345
387
445
519
2.015
2. Gỗ (1000 m3)
 
 
 
 
 
 
Gỗ phôi
355
355
355
355
355
1.775
Gỗ ghép tấm
24
27
30
43
46
169
Gỗ tinh chế
11
12
13
15
16
66
Gỗ MDF
569
740
850
895
920
3.974
3. Sản phẩm công nghiệp cao su (1.000 tấn)
32
32
40
54
62
219
4. Diện tích khu công nghiệp cho thuê (ha)
297
380
450
530
460
2.117
5. Nông nghiệp công nghệ cao (ha)
 
575
1.575
3.085
5.000
10.235
3. Kế hoạch đầu tư phát triển
Tập trung khai thác có hiệu quả các dự án đã đầu tư hoàn thành giai đoạn trước; tiếp tục thực hiện các dự án đang đầu tư dở dang, ưu tiên phát triển một số dự án mới gồm các dự án tái canh cho các vườn cây đến thời kỳ thanh lý, một số dự án công nghiệp cao su, một số dự án mở rộng các khu công nghiệp, các dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao và các dự án phát triển ngành chế biến gỗ theo nhu cầu của thị trường.
4. Kế hoạch sử dụng đất
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch của địa phương nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương để phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn, các công trình công cộng và hạ tầng xã hội và một số công trình thiết yếu khác. Việc quy hoạch chuyển đổi đất cao su sang đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Kế hoạch Tái cơ cấu Tập đoàn
- Đẩy nhanh thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn, cổ phần hóa, tiếp tục thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề chính và sắp xếp lại cổ đông để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Thực hiện tái cơ cấu ngay trong nội bộ Tập đoàn theo hướng chế biến sâu các sản phẩm mủ cao su để tạo giá trị gia tăng tăng cao, tạo việc làm cho công nhân ngành cao su.
1. Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ chính
a) Mục tiêu của Tập đoàn
- Phát triển Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có trình độ công nghệ, trình độ quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành. Trong đó ngành, nghề chính là: Trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến các sản phẩm công nghiệp từ mủ, gỗ cao su; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành cao su của cả nước phát triển nhanh, bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế;
- Kết hợp giữa phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển với nhiệm vụ giữ vững an ninh, chính trị, quốc phòng, hỗ trợ an sinh xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới kết hợp giữa đầu tư và mở rộng quan hệ ngoại giao;
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Tập đoàn và vốn Tập đoàn đầu tư vào các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ do chủ sở hữu giao. Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
b) Chức năng của Tập đoàn
- Tập đoàn được Nhà nước giao quản lý và sử dụng vốn, đất đai, đầu mối thống nhất quy hoạch, quản lý và bố trí diện tích đất trồng cao su và cây trồng khác cho các đơn vị thành viên (trừ công ty tự nguyện liên kết);
- Đầu tư tài chính vào các công ty con, các công ty liên kết; chi phối các công ty con theo mức độ nắm giữ vốn điều lệ của các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty con;
- Trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo đúng quy định của pháp luật. Các quan hệ kinh tế giữa Tập đoàn với các đơn vị thành viên được thực hiện thông qua hợp đồng;
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông tại các đơn vị thành viên;
- Thực hiện những công việc khác mà Nhà nước trực tiếp giao cho Tập đoàn tổ chức thực hiện;
- Giữ vai trò trung tâm để lãnh đạo, quản lý và chi phối hoạt động của các đơn vị thành viên theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ của các đơn vị thành viên nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất của Tập đoàn và của từng đơn vị thành viên.
c) Nhiệm vụ của Tập đoàn
- Trên cơ sở quy định Pháp luật và Điều lệ Tập đoàn, xây dựng các quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng chung trong toàn Tập đoàn; ban hành các quy định quản trị nội bộ ở các lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đầu tư, quản lý dự án, tiêu thụ sản phẩm, để người đại diện vốn và các đơn vị thành viên thực hiện;
- Điều phối các nguồn lực chung trong toàn Tập đoàn, tìm nguồn vốn để đầu tư vào các công ty thành viên, quan hệ với các định chế tài chính để tìm nguồn vốn vay cho các dự án;
- Trực tiếp đầu tư và kinh doanh: chỉ thực hiện trực tiếp đầu tư những dự án quy mô lớn, các đơn vị thành viên chưa có kinh nghiệm và khi hoàn thành ở giai đoạn kinh doanh, khi hoạt động tương đối ổn định sẽ thành lập công ty để quản lý kinh doanh. Ngoài ra Tập đoàn trực tiếp xuất khẩu sản phẩm cao su để định hướng thị trường và khai thác các tài sản thuộc sở hữu của Tập đoàn để có hiệu quả cao nhất;
- Thu lợi nhuận từ các khoản đầu tư góp vốn vào các công ty thanh viên là các khoản cổ tức được chia và lợi nhuận nộp từ các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su, đây là nguồn thu chính của Tập đoàn.
2. Kết quả kinh doanh
KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN
Đơn vị: tỷ đồng

TT
CHỈ TIÊU
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng
I
Doanh thu
795
1.712
4.519
5.140
6.241
18.407
1
Kinh doanh cao su
265
464
321
353
388
1.791
2
Kinh doanh khác
26
13
37
75
100
251
3
Thu lợi nhuận công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV)
120
341
3.109
3.404
4.159
11.133
4
Cổ tức được chia
148
489
816
1.072
1.358
3.883
5
Hoạt động tài chính khác
181
339
181
181
181
1.063
6
Hoạt động khác
55
65
55
55
55
220
II
Lợi nhuận trước thuế
325
1.025
4.079
4.651
5.706
15.786
1
Kinh doanh cao su
2
2
3
3
3
13
2
Kinh doanh khác
14
14
25
45
60
158
3
Thu lợi nhuận công ty TNHH MTV
120
341
3.109
3.404
4.159
11.133
4
Cổ tức được chia
148
489
816
1.072
1.358
3.883
5
Hoạt động tài chính khác
126
179
126
126
126
683
6
Hoạt động khác
(-85)
 
 
 
 
(-85)
III
Lợi nhuận sau thuế
313
990
4.048
4.616
5.668
15.635
1
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
39%
60%
90%
90%
91%
85%
2
Tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ
2,3%
2,8%
11,4%
12,8%
15,7%
9,0%
3. Vốn đầu tư và nguồn vốn
BẢNG CÂN ĐỐI VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN CÔNG TY MẸ TẬP ĐOÀN
Đơn vị: tỷ đồng

TT
CHỈ TIÊU
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng
 
Tổng nhu cầu vốn
1.368
1.959
883
676
662
5.548
1
Đầu tư xây dựng cơ bản
6
469
50
50
50
625
2
Đầu tư tài chính dài hạn
1.362
1.490
833
626
612
4.923
 
Đầu tư vào công ty TNHH MTV
756
1.016
469
348
405
2.994
 
Góp vốn vào doanh nghiệp khác
606
474
364
278
208
1.930
3
Nguồn vốn chủ sở hữu
1.368
1.959
883
676
662
5.548
4
Vốn chủ sở hữu cuối kỳ
35.500
35.500
35.500
36.000
36.000
 
4. Về kế hoạch lao động, tiền lương 5 năm 2016-2020 của Tập đoàn

Chỉ tiêu
Công ty mẹ
Toàn Tập đoàn
Tổng lao động (người)
 
 
Năm 2016
260
84.540
Năm 2017
273
87.000
Năm 2018
260
90.000
Năm 2019
270
93.000
Năm 2020
280
96.000
Tiền lương bình quân ( đồng/tháng)
 
 
Năm 2016
17.000.000
5.000.000
Năm 2017
22.500.000
5.350.000
Năm 2018
23.000.000
5.725.000
Năm 2019
23.743.000
6.126.000
Năm 2020
24.655.000
6.555.000
1. Giải pháp kỹ thuật
a) Đối với khâu trồng và khai thác mủ cao su
- Tiếp tục các chương trình nghiên cứu phát triển giống cao su mủ - gỗ cho năng suất cao so với giống hiện hành; tiếp nhận, chuyển giao và cập nhật các bộ giống phù hợp với từng vùng sinh thái;
- Tăng cường quản lý chất lượng cây giống, bảo đảm cung cấp đủ cho nhu cầu phát triển của Tập đoàn và cung cấp một phần cho tiểu điền. Hỗ trợ các đơn vị thành viên của Tập đoàn đầu tư cây giống, giúp cân đối cơ cấu giống, hạn chế các giống có hệ số nhân cao;
- Thực hiện việc tăng năng suất lao động, giảm lao động cạo mủ để giải quyết vấn đề lao động ở những vùng thiếu lao động nông nghiệp do công nghiệp hóa nhanh như Đông Nam bộ và các vùng thiếu lao động hoặc kỹ năng lao động có giới hạn như Campuchia, Lào;
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành cao su đặc biệt trong các công tác tạo, tuyển giống, bảo vệ thực vật, phân bón vi sinh;
- Phối hợp và ứng dụng những nghiên cứu mới để áp dụng chế độ khai thác thích hợp cho từng nhóm tuổi cây để thâm canh, tăng năng suất vườn cây;
- Xây dựng quy trình kỹ thuật đồng bộ và chuyên biệt cho từng vùng sinh thái trong hoạt động trồng, chăm sóc cây cao su;
- Thực hiện cạo mủ phù hợp, tăng cường công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và trao đổi tham quan học tập các mô hình tốt của từng khu vực và trong các đơn vị của Tập đoàn.
b) Đối với khâu sơ chế mủ cao su
- Đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành chế biến, phát triển và ứng dụng cơ chế sản xuất sạch (CDM) trong chế biến cao su; ứng dụng công nghệ xử lý nước thải hiệu quả và tiết kiệm chi phí;
- Đa dạng hóa chủng loại và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, tăng sản lượng những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao;
- Tiếp tục đầu tư và phát triển các phòng thí nghiệm, kiểm định tiêu chuẩn sản phẩm tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn đạt chuẩn quốc gia;
- Tổ chức tốt công tác thu mua, tăng sản lượng thu mua với phương châm hỗ trợ nông dân, tăng lượng sản phẩm có chất lượng ổn định để củng cố thương hiệu mủ cao su Việt Nam.
2. Giải pháp thị trường
- Dự báo tốt thị trường để linh hoạt điều chỉnh các chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường để tăng hiệu quả đầu tư;
- Tăng dần tỷ trọng hợp đồng dài hạn kể cả xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, giảm dần tỷ lệ bán sang thị trường Trung Quốc để tránh lệ thuộc vào một thị trường;
- Tăng cường công tác tiếp thị và xây dựng thị trường ở tất cả các lĩnh vực chủ chốt, phối hợp tổ chức sàn giao dịch sản phẩm cao su trong nước; hình thành các bộ phận thiết kế, xây dựng thương hiệu, bán hàng cho sản phẩm gỗ, bộ phận quản lý tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn môi trường, tiếp xúc khách hàng cho các khu công nghiệp.
3. Giải pháp về nguồn vốn
- Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và phù hợp với quy định nguồn vốn tự có của Tập đoàn và nguồn vốn tích lũy hàng năm. Linh hoạt trong việc lựa chọn thời điểm, tỷ lệ cổ phần bán ra công chúng để tạo nguồn thu cao nhất khi thoái vốn ở các công ty thuộc ngành chính;
- Mở rộng quan hệ với các định chế tài chính trong và ngoài nước để huy động nguồn cho các dự án thông qua nhiều hình thức như vay hợp vốn, phát hành trái phiếu.
4. Giải pháp về đào tạo
- Nâng cao chất lượng chuyên môn của các khóa đào tạo, đa dạng các hình thức đào tạo: đào tạo dài hạn, ngắn hạn theo chương công ty trong từng thời kỳ; trình chuẩn đồng thời xây dựng các chương trình ngắn hạn chuyên biệt theo yêu cầu của các
- Tăng cường đội ngũ quản lý kỹ thuật cấp công ty và nông trường để xây dựng chương trình nâng cấp vườn cây trong thời gian sớm nhất; tuyển dụng lao động quản lý, kỹ thuật cao vào những vị trí còn thiếu, có chính sách đãi ngộ thích hợp để thu hút lao động. Thực hiện tốt công tác đào tạo cho lao động trực tiếp bao gồm tập huấn công nhân cạo mủ, đặc biệt đối với công nhân là người đồng bào dân tộc.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tạo điều kiện hỗ trợ, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm 2016 - 2020 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện theo Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu, xây dựng phương án sắp xếp cổ đông của các đơn vị thành viên;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng cơ chế chính sách để phát triển cây cao su và huy động vốn ở từng vùng cho phù hợp với thực tiễn; tăng cường công tác kiểm soát chất lượng cao su; kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét có công thư gửi Thủ tướng Lào, Campuchia đề nghị phía bạn tạo điều kiện sớm hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư, đặc biệt là vấn đề quyền sử dụng đất đối với các dự án trồng cao su của nhà đầu tư Việt Nam.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp phối hợp các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, xây dựng cơ chế chính sách để phát triển cây cao su và huy động vốn cho phù hợp với thực tiễn;
- Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, giám sát, đề xuất cơ chế tài chính, tín dụng, thuế, đất đai cho các dự án đầu tư ra nước ngoài và các dự án trồng cao su ở miền núi phía Bắc.
3. Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cơ chế được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thanh lý gỗ cao su (như từ hoạt động trồng và chế biến cao su).
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ cơ chế hỗ trợ vốn tín dụng cho các dự án đầu tư ra nước ngoài và các dự án trồng cao su ở miền núi phía Bắc được thế chấp bằng hợp đồng liên kết với người dân, thay vì sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng cao su theo quy định, bảo đảm thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cao su.
5. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam:
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm 2016 - 2020 đã được phê duyệt theo đúng quy định;
- Định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện và những vấn đề vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan để tổng hợp theo quy định.
- Đôn đốc các đơn vị thành viên rà soát lại các dự án đầu tư tại nước ngoài; hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư, nhất là quyền sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ trồng cao su tại các diện tích đất trồng cao su đã được chính quyền nước sở tại cam kết, cấp phép đầu tư.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan: NN & PTNT, CT, TC, KH&ĐT, NG, QP, CA, NV, LĐ-TB&XH, KH&CN, TN&MT, NHNN VN;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam;
- Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, ĐMDN, KGVX, QHĐP, CN, NC, TH, QHQT, TKBT;
- Lưu: VT, NN (03). Thịnh 92
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất