Quyết định 11/2007/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 11/2007/QĐ-BCN

Quyết định 11/2007/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2007/QĐ-BCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:14/02/2007
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 11/2007/QĐ-BCN NGÀY 14 THÁNG 02 NĂM 2007

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DỌC TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

 

Căn c Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 37/VPCP-CN ngày 03 tháng 01 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ giao Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (bao gồm 116 huyện, thành phố, thị xã với tổng diện tích là 73.770 km2, 13,07 triệu người của 29 tỉnh, thành phố có tuyến đường đi qua) đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển công nghiệp dọc tuyến phải phù hợp với quy hoạch phát triển toàn ngành công nghiệp và quy hoạch phát triển công nghiệp của các tỉnh có tuyến đường đi qua;

b) Tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao để làm động lực và hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các khu dân cư, khu đô thị...;

c) Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương có tuyến đường đi qua về tài nguyên thiên nhiên, con người, vị trí địa kinh tế... để có thể đứng vững trong bối cảnh hội nhập;

d) Phát triển công nghiệp phải chú trọng bảo vệ rừng đầu nguồn, giữ gìn nguồn nước và bảo vệ môi trường;

đ) Phát triển công nghiệp phải gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng dọc biên giới phía Tây và Tây Nam của Tổ quốc.

2. Định hướng phát triển

a) Tập trung phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh như thuỷ điện, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng làm động lc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực;

b) Tập trung xây dựng một số cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn làm hạt nhân phát triển cho từng khu vực như tổ hợp khí điện đạm Cà Mau, bôxit-alumin Đắc Nông, các nhà máy xi măng lớn ở Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Bình Phước, Tây Ninh và các nhà máy thuỷ điện như Tuyên Quang (Tuyên Quang), Cửa Đạt (Thanh Hoá), Bản Vẽ (Nghệ An), Quảng Trị (Quảng Trị);

c) Đồng bộ hoá, nâng cao chất lượng chế biến và nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xuất khẩu. Triển khai quy hoạch và từng bước hình thành các vùng nguyên liệu cây công nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến và gắn với quy hoạch các cụm dân cư dọc tuyến như: cao su, cà phê, chè, mía đường, bông, cây nguyên liệu giấy;

d) Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhân nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm nét văn hoá các dân tộc, đặc biệt ở những khu vực giao cắt với các tuyến hành lang Đông Tây để phục vụ khách du lịch và xuất khẩu, giải quyết việc làm cho nhân dân dọc tuyến, góp phần xoá đói, giảm nghèo;

đ) Tổ chức lại sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị để tăng năng lực cho cơ khí sửa chữa, sản xuất các sản phẩm cơ khí nhỏ, công cụ lao động phục với sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp chế biến;

e) Xây dựng một số khu công nghiệp có quy mô hợp lý tại các trung tâm đầu mối lớn của các tỉnh. Phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, các tổ hợp đa nghề tại các trung tâm cụm xã, thị trấn, thị tứ để phát triển công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ, sơ chế nguyên liệu, làm vệ tinh cho các khu công nghiệp; nâng cao năng lực, khả năng cơ giới hóa sản xuất nông lâm nghiệp; vận tải hàng hoá cho nông  nghiệp, nông thôn.

3. Mục tiêu phát triển

a) Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng bình quân 16 - 17%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và 14 - 15%/năm giai đoạn 2011 - 2020;

b) Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của 29 tỉnh từ 39,27% năm 2005 lên 40 - 41% năm 2010 và 42 - 44% năm 2020; so với cả nước tăng từ 9,2% năm 2005 lên 9,4 - 9,9% năm 2010 và 9,8 - 11,4% năm 2020.

c) Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất điện, vật liệu xây dựng và khai khoáng. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản giữ vai trò chủ lực, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp;

d) Tăng dần lực lượng lao động công nghiệp trên địa bàn 116 huyện đến năm 2010 là 1.300 - 1.400 ngàn người (tăng 350 - 450 ngàn người so với năm 2004); Đến năm 2020 là 2.600 - 2.700 ngàn người (tăng l.300 - 1.400 ngàn người so với 2004), góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.

4. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp

a) Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm thuỷ sản tại các địa bàn có khả năng tạo vùng nguyên liệu lớn, có khả năng cạnh tranh như: cà phê, cao su, tiêu, điều (khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ); chè, gỗ rừng trồng (khu vực phía Bắc); cá, tôm, thịt, rau quả, lương thực (khu vực Đồng bằng công Cửu Long). Kết hợp giữa quy mô lớn tập trung chế biến sâu, công nghệ hiện đại phục vụ xuất khẩu (ở các trung tâm lớn) với quy mô vừa và nhỏ phân tán chế biến thô với vai trò vệ tinh. Phát triển quy mô hộ gia đình theo nghề truyền thống phục vụ nhu cầu tại chỗ và cho khách du lịch.

b) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng thông thường phục vụ nhu cầu tại chỗ như gạch, ngói, tấm lợp, đá xây dựng, ốp lát tại hầu hết các địa phương. Xây dựng một số nhà máy xi măng quy mô lớn và vừa làm trung tâm phát triển ở các khu vực Chợ Mới (Bắc Cạn), Mỹ Đức (Hà Tây), Lương Sơn (Hoà Bình), Ngọc Lạc (Thanh Hoá), Anh Sơn (Nghệ An), Hương Khê (Hà Tĩnh), Tuyên Hoá, Đồng Hới, Quảng Ninh (Quảng Bình), Tân Lâm (Quảng Trị), Phong Điền, Đồng Lâm, Nam Đông (Huế), Bình Long (Bình Phước) và một số nhà máy sứ vệ sinh, gạch ốp lát ở Bình Dương, Bình Phước, Huế, Quảng Bình.

c) Phát triển thuỷ điện nhỏ

Phát triển thuỷ điện nhỏ (công suất lắp đặt N<30 MW/trạm) tại các địa phương Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Bình Phước theo Quyết định số 3454/QĐ-BCN ngày 18/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về phê duyệt Quy hoạch thuỷ điện nhỏ toàn quốc.

d) Công nghiệp khai thác

Tập trung khai thác và chế biến bôxit khu vực Đắc Nông với quy mô lớn để làm động lực phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên.

Các khoáng sản kim loại khác có quy mô nhỏ và phân tán nên chỉ khai thác, chế biến khi có nhu cầu thị trường. Chú trọng đầu tư công nghệ, thiết bị, vốn và nhân lực kỹ thuật trong hoạt động khai thác để hạn chế tổn thất tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hoạt động khai thác, chế biến cần kết hợp giữa quy mô nhỏ và quy mô công nghiệp với phương châm quy mô nhỏ cung cấp đầu vào (quặng nguyên khai hoặc tinh quặng) cho quy mô công nghiệp chế biến sâu.

Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát sỏi, sét gạch ngói) được đầu tư khai thác với quy mô phù hợp (chủ yếu là nhỏ) nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ.

đ) Công nghiệp dệt may, da giầy

Đầu tư phát triển công nghiệp dệt ở Huế và Đà Nẵng. Công nghiệp may và da giầy bố trí trong các khu, cụm công nghiệp ở hầu hết các tỉnh dọc tuyến để thu hút lao động tại các địa phương với vai trò là các xí nghiệp vệ tinh của các công ty dệt may lớn ở các trung tâm dệt may tại miền Bắc (Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên) và miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đông Nai, Long An).

Ở các khu tập trung đầu mối, các xí nghiệp có quy mô từ 1 - 5 triệu sản phẩm/năm; ở các huyện, tỉnh xa đầu mối có quy mô nhỏ hơn, từ 0,5 - 1 triệu sản phẩm/năm.

e) Công nghiệp cơ khí

Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành cơ khí, đặc biệt là cơ khí phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực chế tạo tại những cơ sở hiện có ở các khu vực trung tâm như Bình Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ và các tỉnh lỵ có tuyến đường đi qua. Khuyến khích phát triển cơ khí sửa chữa phục vụ nhu cầu tại các khu vực chưa phát triển, vùng sâu, vùng xa .

Phát triển cơ khí trong các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ ở các trung tâm cụm xã, thị trấn, thị tứ, làm vệ tinh cho các khu công nghiệp; nâng cao năng lực, khả năng cơ giới hoá sản xuất nông, lâm nghiệp, vận tải hàng hoá cho nông nghiệp, nông thôn.

Sản xuất các thiết bị cơ khí tiêu dùng, thiết bị phục vụ các làng nghề thủ công, phục vụ chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi và thủ công mỹ nghệ.

g) Công nghiệp luyện kim

Đến năm 2010, căn cứ nhu cầu để hình thành một số cơ sở luyện thiếc, vàng, luyện thép từ quặng sắt hoặc sắt thép vụn với quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với cơ sở tài nguyên, thị trường và cơ sở hạ tầng của địa phương. Sau 2010 đầu tư dự án điện phân nhôm trên cơ sở phát triển d án alumin Đắc Nông kết hợp với phát triển một số nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên hoặc Lào, Cămpuchia.

h) Công nghiệp hoá chất

Ưu tiên đầu tư sản xuất phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao; các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu và phục vụ nhu cầu tại chỗ như bột nhẹ, các sản phẩm nhựa, sản phẩm cao su, thuốc chữa bệnh....

i) Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở các khu đô thị, các khu vực công nghiệp và những nơi tập trung dân cư; liên kết chặt chẽ với nông, lâm, ngư nghiệp, gắn với nguồn nguyên liệu, trước hết là chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

Từng bước khôi phục và phát triển các nghề truyền thống phục vụ du lịch và xuất khẩu. Du nhập và phát triển các nghề mới cho những vùng chưa có nghề, phù hợp với khả năng tiếp thu, nguồn nguyên liệu và thị trường như sản xuất hàng mây tre đan, mộc cao cấp, làm hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm, chạm khắc gỗ, đá, hoa và cây cảnh...

5. Định hướng phân bố công nghiệp theo các khu vực dọc tuyến

Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và mức độ ảnh hưởng của tuyến đường đối với các tỉnh dọc tuyến, công nghiệp dọc tuyến được phân bố phát triển theo 7 khu vực sau:

a) Khu vực I (Gồm 4 huyện, thị của tỉnh Cao Bằng, 4 huyện, thị của tỉnh Bắc Cạn, 2 huyện của tỉnh Thái Nguyên, 1 huyện của tỉnh Tuyên Quang và 4 huyện, thị của tỉnh Phú Thọ).

Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng sắt, chì kẽm; công nghiệp chế biến nông lâm sản (gỗ, giấy, thực phẩm, đồ uống,...); thủy điện nhỏ; cơ khí lắp ráp, sa chữa tại 3 trung tâm: thị xã Cao Bằng, thị xã Bắc Cạn và thị trấn Chợ Mới.

Khai thác có giới hạn gỗ rừng trồng thuộc huyện Định Hoá trên đoạn đường đi qua địa phận tỉnh Thái Nguyên để cung cấp cho công nghiệp khu vực Chợ Mới và một phần chế biến ở Chu do rừng nằm trong ATK (an toàn khu).

Tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác một số mỏ chì kẽm và sắt cũng như lâm sản trên địa bàn trên đoạn đường qua huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Hình thành khu công nghiệp lớn để phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản, gỗ, giấy, cơ khí, thực phẩm đồ uống ở khu vực phía Nam thị xã Tuyên Quang nơi đường Hồ Chí Minh gặp quốc lộ 2.

Hình thành 1 khu công nghiệp tập trung tại khu vực thị xã và 2 khu công nghiệp tại huyện Tam Nông (Phú Thọ) để phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, cơ khí chế tạo, dệt may và vật liệu xây dựng.

b) Khu vực II (gồm 6 huyện, thị xã của tỉnh Hà Tây và 5 huyện của tỉnh Hoà Bình).

Phát triển công nghiệp công nghệ cao, cơ khí chế tạo máy, thiết bị điện, điện tử, dệt may, da giầy, vật liệu xây dựng, công nghiệp phục vụ du lịch như thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng lưu niệm và chế biến thực phẩm, đồ uống và được bố trí trong các khu công nghiệp Xuân Mai, Lương Sơn, khu công nghệ cao Hòa Lạc và một số cụm công nghiệp ở gần các trung tâm thị xã, huyện ở khu vực phía Bắc tuyến đường.

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, chế biên nông lâm sản quy mô nhỏ ở khu vực phía Nam tuyến đường.

c) Khu vực III (Gồm 6 huyện của tỉnh Thanh Hoá, 4 huyện của tỉnh Nghệ An và 3 huyện của tỉnh Hà Tĩnh).

Hình thành 2 trung tâm công nghiệp ở khu vực Lam Sơn (Thanh Hoá) và Nghĩa Đàn (Nghệ An) để phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và ngành nghề nông thôn. Phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn gắn với phát triển vùng nguyên liệu như trồng và chế biến mủ cao su, chè, nhựa thông, gỗ rừng trồng, mây tre đan tại khu vực thị trấn - trung tâm các huyện.

d) Khu vực IV (gồm 6 huyện, thị của tỉnh Quảng Bình, 7 huyện của tỉnh Quảng Trị, 5 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế, 2 huyện của Thành phố Đà Nẵng và 5 huyện của tỉnh Quảng Nam).

Hình thành trung tâm công nghiệp tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo để phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, gia công hàng xuất khẩu đi Lào, Thái Lan, Myanma và các nước khác qua cảng biển Chân Mây, Đà Nẵng. Phát triển một số nhà máy thủy điện nhỏ theo quy hoạch điện đã phê duyệt.

đ) Khu vực V (gồm 5 huyện, thị của tỉnh Kon Tum, 3 huyện, thành phố của tỉnh Gia Lai, 3 huyện, thành phố của tỉnh Đắc Lắc và 6 huyện của tỉnh Đắc Nông).

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản như cao su, cà phê, bông, điều, gỗ, giấy, khai thác và chế biến bôxit-alumin và xây dựng các nhà máy thuỷ điện. Phát triển cơ khí sửa chữa và sản xuất nông cụ.

Đẩy nhanh tiến độ dự án khai thác và chế biến bôxit- alumin Đắc Nông, tiến tới phát triển thành tổ hợp bôxit-nhôm quy mô lớn để làm trung tâm phát triển công nghiệp trong vùng.

e) Khu vực VI (gồm 4 huyện, thị của tỉnh Bình Phước, 4 huyện, thị của tỉnh Bình Dương, 2 huyện của tỉnh Tây Ninh và 5 huyện của tỉnh Long An).

Tập trung phát triển các nhà máy chế biến hiện đại sản xuất hàng cao cấp sản lượng lớn hướng tới xuất khẩu như sản xuất thực phẩm, đồ uống, chế biến nông lâm sản chất lượng cao, giá trị cao (gỗ, cao su, điều); dệt may, da giầy; cơ khí chế tạo; điện tử; hoá chất và vật liệu xây dựng cao cấp (gạch ốp lát, kính, sứ vệ sinh và sứ xây dng). Định hướng tập trung chủ yếu ở 4 huyện, thị của tỉnh Bình Dương và 2 huyện của Long An.

g) Khu vc VII (gồm 4 huyện, thị của tỉnh Đồng Tháp, 2 huyện, thành phố của tỉnh An Giang, 2 huyện của thành phố Cần Thơ, 6 huyện, thị của tỉnh Kiên Giang, 1 huyện của tỉnh Bạc Liêu và 5 huyện, thành phố của tỉnh Cà Mau).

Phát triển các ngành có lợi thế như chế biến thuỷ, hải sản, nông sản, thực phẩm quy mô lớn; công nghiệp phục vụ cho khai thác và chế biến dầu khí; đóng và sửa chữa tàu thuyền và sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trên địa bàn và xuất khẩu sang Cămpuchia.

6. Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp

Trong giai đoạn 2006 - 2010 xây dựng mới 30 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 6.348 ha (vốn đầu tư khoảng 5.364 tỷ đồng); 59 cụm công nghiệp với 1.110 ha (vốn đầu tư: 579 tỷ đồng).

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tiếp tục hoàn thiện các khu công nghiệp ở giai đoạn 2006-2010 và quy hoạch thêm 5 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 820 ha; 31 cụm công nghiệp với 1.129 ha. Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng các khu, cụm công nghiệp mới là 719 tỷ đồng.

7. Nhu cầu vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp của 29 tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010 là 270 - 280 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2011 - 2020 là 1.300 - 1.400 nghìn tỷ đồng. Tính riêng cho 116 huyện dọc tuyến đường là 100 - 110 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2006 - 2010 và 500 - 600 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2011 - 2020.

Danh mục các dự án chủ yếu trên địa bàn dọc tuyến như Phụ lục kèm theo.

8. Các ngành nghề, lĩnh vực được khuyến khích phát triển

a) Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản sử dụng nguyên liệu tại chỗ;

b) Công nghiệp s dụng nhiều lao động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn;

c) Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

9. Giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp, chính sách về vốn, đầu tư

- Huy động tối đa mọi nguồn vốn trên địa bàn các tỉnh dọc tuyến và các tỉnh lân cận cho đầu tư phát triển.

Ưu tiên vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA cho đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ kinh tế - xã hội sau:

+ Đường giao thông: đầu tư các quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường ra biên giới, đến các vùng nguyên liệu tập trung.

+ Đầu tư các công trình thuỷ lợi, các công trình cấp nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung và các khu, cụm công nghiệp.

+ Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và công tác khuyến nông, khuyến lâm và khuyến công.

+ Đầu tư thăm dò, điều tra đánh giá bổ sung tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên khác dưới mặt đất.

- Đối với các địa bàn đặc biệt khó khăn Nhà nước thông qua Ngân hàng Đầu tư Phát triển cho các nhà đầu tư vay tối đa theo tổng mức đầu tư được duyệt hoặc thực hiện bù lãi suất không phân biệt thành phần kinh tế đối với các loại dự án sau:

+ Các dự án đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn ở vùng đặc biệt khó khăn;

+ Các dự án đầu tư sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, chế biến nông lâm thuỷ sản dọc tuyến.

b) Giải pháp, chính sách về khoa học công nghệ

Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ mới, nghiên cứu sản phẩm mới thông qua các chính sách như:

- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa bàn đặc biệt khó khăn đăng ký, tập huấn đổi mới quản lý theo tiêu chuẩn ISO.

- Đối với các địa bàn đặc biệt khó khăn:

+ Cho vay vốn t quỹ khuyến khích đổi mới công nghệ hoặc bảo lãnh cho vay;

+ Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phục vụ chế thử sản phẩm mới cho lô sản phẩm đầu tiên và phục vụ sản xuất trong vòng 1 năm;

+ Thiết lập hệ thống cung cấp thông tin về thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ miễn phí;.

+ Tổ chức đào tạo miễn phí cho các nhà quản lý doanh nghiệp về quản lý công nghệ.

c) Giải pháp về phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo.

- Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện hình thức ký hợp đồng với nông dân tiêu thụ nông sản và làm dịch vụ vốn, vật tư, giống phục vụ cho sản xuất.

- Đối với các địa bàn đặc biệt khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợii để xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp; tăng cường công tác thông tin, tư vấn miễn phí về thị trường, công nghệ; hỗ trợ quảng bá giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp.

d) Giải pháp về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

- Các nhà đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tập trung theo quy hoạch được miễn tiền thuê đất nông nghiệp. Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.

- Xây dựng các vùng chuyên canh tập trung và cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ưu đãi để khai hoang, mở rộng diện tích, đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn đối với những vùng có điều kiện khai hoang, phục hoá như vùng Tây Nguyên, trung du miền núi.

- Thành lập một số trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi và nhân giống do Nhà nước trực tiếp đầu tư hoặc khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư để cung cấp cho nhân dân các vùng dọc tuyến đường phát triển vùng nguyên liệu tập trung.

- Ưu tiên phân bổ vốn ngân sách cho công tác điều tra, khảo sát tìm kiếm tài nguyên khoáng sản hoặc cho các doanh nghiệp vay ưu đãi để thăm dò nâng cấp trữ lượng khai thác.

đ) Các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

- Giá thuê đất được tính theo mức thấp nhất trong khung của Nhà nước ban hành đối với các địa bàn đặc biệt khó khăn; những dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất với thời hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp được trả chậm tiền thuê đất tuỳ theo khu vực và ngành nghề kinh doanh theo quyết định ưu đãi của Uỷ ban nhân dân tỉnh và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Được Nhà nước xem xét miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp đóng trên các địa bàn đặc biệt khó khăn và những dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư.

- Kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công của các địa phương được s dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, miền núi lập dự án, thu thập thông tin thị trường, công nghệ, thiết bị, tiếp nhận tư vấn, tuyển dụng và đào tạo lao động cho doanh nghiệp.

e) Giải pháp, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực

- Khuyến khích con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn theo học trong các trường đào tạo (đại học, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề).

- Các tỉnh chịu trách nhiệm đào tạo lao động cho các dự án đầu tư theo yêu cầu của các chủ đầu tư tại các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và hỗ trợ kinh phí đào tạo tại các cơ sở đào tạo của trung ương trên cơ sở định mức chi phí đào tạo nghề theo quy định của Nhà nước.

Trường hợp doanh nghiệp tự đào tạo lao động là người của địa phương ở các địa bàn đặc biệt khó khăn thì các địa phương có chính sách hỗ trợ chi phí phù hợp điều kiện cụ thể.

Miễn phí đào tạo cho doanh nhân, cán bộ của doanh nghiệp hoạt động tại khu vực địa bàn đặc biệt khó khăn thông qua chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2004 - 2008 (theo Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ).

g) Chính sách thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

- Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp được giao đất để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng như đường trục cụm công nghiệp, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, trạm x lý nước thải ngoài hàng rào các doanh nghiệp, hệ thống cây xanh, các công trình công cộng...

- Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp do ngân sách tỉnh cân đối và do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng và được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư.

h) Giải pháp bảo vệ môi trường

- Các dự án đầu tư mới phải có giải pháp xử lý triệt để môi trường, nhất là nước thải theo quy định của pháp luật về môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp để có điều kiện xử lý nước thải tốt hơn.

- Các dự án khai thác và chế biến khoáng sản chỉ được cấp giấy phép khi có thiết kế và có giải pháp cụ thể về bảo vệ môi trường, hoàn thổ sau khai thác (kể cả khai thác quy mô nhỏ).

- Các dự án chế biến nông lâm sản, đặc biệt là các dự án sản xuất giấy quy mô nhỏ, các dự án sản xuất hoá chất, phân bón phải có giải pháp và hệ thống xử lý nước thải. Nhà nước có thể hỗ trợ một phần vốn đầu tư xử lý nước thải thông qua quỹ bảo vệ môi trường.

- Các cơ sở đang sản xuất gây ô nhiễm phải có lộ trình khắc phục. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí và giao nhiệm vụ cho các viện nghiên cứu của các bộ, ngành chuyển giao công nghệ, giải pháp kỹ thuật để xử lý.

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Vụ Kế hoạch phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Công bố quy hoạch sau khi phê duyệt và chỉ đạo các Sở Công nghiệp dọc tuyến xem xét, điều chỉnh quy hoạch công nghiệp của địa phương cho phù hợp, đồng thời nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích cụ thể đối với từng khu vực đặc thù của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch; ưu tiên phân bổ kinh phí khuyến công quốc gia và có chương trình khuyến công cụ thể cho cáo địa bàn đặc biệt khó khăn dọc tuyến đường.

2. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên phân bổ vốn ngân sách cho xây dựng hạ tầng trên các địa bàn đặc biệt khó khăn dọc tuyến để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng.

3. Cục Công nghiệp địa phương chủ trì nghiên cứu, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương dọc tuyến nghiên cứu, xây dựng cơ chế ưu đãi về tài chính, tín dụng, thuế để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên các địa bàn đặc biệt khó khăn dọc tuyến, trình Thủ tướng Chính phủ.

4. Vụ Khoa học và công nghệ nghiên cứu xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, miền núi về quản lý, đổi mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như đào tạo nâng cao nhận thức và trình độ quản lý công nghệ; lập hệ thống cung cấp các thông tin có liên quan về công nghệ, thiết bị, sở hữu trí tuệ, thương hiệu hàng hoá cho doanh nghiệp thuộc các địa bàn đặc biệt khó khăn dọc tuyến đường; ban hành cơ chế gắn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các viện, trường thuộc ngành công nghiệp với việc giải quyết những vướng mắc về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ dọc tuyến đường.

5. Cục Công nghiệp địa phương chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại thiết lập hệ thống cung cấp thông tin thị trường miễn phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, miền núi dọc tuyến đường; nghiên cứu ban hành chế độ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm ở các thị trường ngoài nước và tham gia sàn giao dịch điện tử của Bộ.

6. Cục Công nghiệp địa phương chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu, điều tra, lập quy hoạch các khu vực phát triển cây công nghiệp, vật nuôi tập trung; thành lập hoặc khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các trung tâm giống cây trồng, vật nuôi để cung cấp cho các vùng nguyên liệu tập trung.

7. Uỷ ban nhân dân tỉnh dọc tuyến đường Hồ Chí Minh có trách nhiệm chỉ đạo quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp và đô thị, cụm dân cư dọc tuyến đường; nghiên cứu rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương để hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như phát triển các cụm công nghiệp ở các khu vực đặc thù, khó khăn dọc tuyến đường; ưu tiên phân bổ ngân sách địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh công tác khuyến công cho các địa bàn đặc biệt khó khăn dọc tuyến đường.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, thi hành Quyết định này.

 

BỘ TRƯỞNG

Hoàng Trung Hải


PHỤ LỤC
DANH MỤC MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU DỌC TUYẾN

(Kèm theo Quyết định số 11/2007/QĐ-BCN ngày 14 tháng 02 năm 2007)

 

Tỉnh, dự án đầu tư

Địa điểm

Công suất

Vốn đầu tư,
 tỷ đồng

1. Cao Bằng

 

 

 

- Thủy điện Bạch Đằng (Sông Hiến I)

Hòa An

7MW

214

- Thủy điện Tài Hồ Sìn

Hòa An

5MW

150

- Khai thác mỏ sắt Nà Rụa

 

200.000 T/N

100

- Khai thác tuyển thiếc sang khoáng Nậm Kép

 

300.000 m3/N

20

2. Bắc Kạn

 

 

 

- N/m sản xuất bột giấy

Chợ Mới

50.000 T/N

800,0

- N/m sản xuất ván gỗ MDF

Chợ Mới

15.000 m3/N

81,0

- Thủy điện Cổ Rồng

TX Bắc Cạn

5 MW

150

- Thủy điện Thác Chảy

Chợ Mới

7 MW

210

- Khai thác, chế biến quặng sắt mỏ Bản Phắng

Ngân Sơn

45-100 nghìn T/N

70

3. Tuyên Quang

 

 

 

- N/m bột giấy

Yên Sơn

60.000 T/N

1000,0

- N/m chế biến đồ gỗ xuất khẩu

Yên Sơn

0.5000 m3/N

60,0

- Thủy điện Hùng Lợi 1

Yên Sơn

1,9 MW

107

- Thủy điện Hùng Lợi 2

Yên Sơn

1,3 MW

95

4. Phú Thọ

 

 

 

- N/m tinh chế chè

Đoan Hùng, Phù Ninh

5.000 T/N

50,0

- N/m bột giấy

Phù Ninh

60.000 T/N

1000,0

- N/m rượu bia nước giải khát

Tam Nông

50 tr lít/năm

400,0

5. Hà Tây

 

 

 

- N/m sản xuất bánh kẹo cao cấp

TX Sơn Tây

3.000 T/N

40

- N/m chế biến thức ăn chăn nuôi

Chương Mỹ

240.000 T/N

300

6. Hòa Bình

 

 

 

- N/m ván nhân tạo MDF/H

Lương Sơn

54.000m3 SP/N

35 tr.USD

- Dây chuyền may XK

Lương Sơn

0,5 tr.SP/N

180

7. Thanh Hóa

 

 

 

- N/m cồn công nghiệp

Thạch Thành

10 tr.lít/N

60

- Thủy Điện Sông Chàng

Như Xuân

3 MW

90

8. Nghệ An

 

 

 

- Dự án chế biến chè XK

Thanh Chương

5.000 T/N

50

- Sản xuất và chế biến cà phê XK

Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp

2.000 T/N cà phê nhân

8 tr.USD

9. Hà Tĩnh

 

 

 

- Thủy Điện Hương Sơn

Hương Sơn

30 MW

573

- Thủy điện Vũ Quang

Vũ Quang

20 MW

410

- Thủy điện Hố Hô

Hương Khê

13 MW

266

10. Quảng Bình

 

 

 

- Thủy điện Khe Ròn

Tuyên Hóa

3 MW

62

- N/m bột tít sơn tường

Đồng Hới

10.000 T/N

150

- N/m sản xuất và lắp ráp đồ điện gia dụng

Đồng Hới

1.000 SP/N

1.000

11. Quảng Trị

 

 

 

- Chế biến tinh bột sắn

Hải Lăng, Hướng Hóa

2 x 30.000 T/N

78

- Thủy Điện Lai Phước

Gio Linh

3 MW

61

12. Thừa Thiên Huế

 

 

 

- N/m sản xuất gỗ ván sợi MDF

Phú Bài

Ván MDF, HDF

180

- N/m sợi thủy tinh

KCN Phú Bài

2.000 T/N

300

- Thủy Điện Sông Bồ (Hồng Hạ)

A Lưới

5 MW

98

- Thủy Điện A Roằng

A Lưới

4,5 MW

91

13. Đà Nẵng

 

 

 

- N/m sản xuất muội than

KCN Đà Nẵng

 

650

- N/m công cụ số 3

 

Máy công cụ

220

- N/m lắp ráp và chế tạo phụ tùng máy động lực

 

Động cơ Diezel, xăng

140

- N/m chế tạo van công nghiệp

 

1.000 T/N

1.500

- N/m thiết bị điện lạnh

 

 

270

- Liên hợp sợi dệt nhuộm hoàn tất

KCN Hòa Khánh

6.000 T/N sợi, dệt 10 tr mét vải, hoàn tất 20 tr.mét/N vải

654

- N/m phụ liệu may

KCN Đà Nẵng

Kêu gọi đầu tư

150

- N/m kéo sợi tổng hợp

KCN Đà Nẵng

Kêu gọi đầu tư

170

- N/m dệt vải chất lượng cao

KCN Đà Nẵng

Kêu gọi đầu tư

300

- N/m dệt vải CN, vải kỹ thuật

KCN Đà Nẵng

 

300

14. Quảng Nam

 

 

 

- Thủy điện Đak Pring

Nam Giang

7,5 MW

136

- Thủy điện Sông Giằng 1

Phước Sơn

6,5 MW

119

- Thủy điện Sông Giằng 2

Phước Sơn

18 MW

334

- Thủy điện Sông Giằng 3

Phước Sơn

7 MW

139

15. Kon Tum

 

 

 

- N/m chế biến tinh bột ngô

Đak Tô

30.000 T/N

90

- Thủy điện Đak Mi I

Đắk Glêi

7 MW

121

- Thủy điện Đak Mi II

Đắk Glêi

6,8 MW

120

- Thủy điện Đak Hơ drai I

Sa Thầy

4,5 MW

91

16. Gia Lai

 

 

 

- Thủy điện Iapuch 3

Chư PRông

5,4 MW

94

- Thủy điện Chư PRông

Chư PRông

7,3 MW

115

- Thủy điện IaPet

Chư

8 MW

101

- Thủy điện Hmun

Chư

15 MW

223

- Thủy điện Ia Grai 1

Ia Grai

12 MW

208

- Thủy điện Ia Grai 3

Ia Grai

7,2 MW

167

17. Đắc Lắc

 

 

 

- N/m bia Sài Gòn

Ban Mê Thuột

25tr.lít/N

200

- N/m ván nhân tạo HDF

Ban Mê Thuột

30.000 m3/N

200

- N/m đồ gỗ XK

Ban Mê Thuột

10.000 m3/n

150

- Thủy điện Eawy (EaDrăng 2)

Ea H'Leo

5 MW

102

- Thủy điện Ea Khai 2

Ea H'Leo

4 MW

90

- Thủy điện Krông Buk 3

Krông Buk

4 MW

90

- Thủy điện C Mốt

Ea Súp

5 MW

104

18. Đắc Nông

 

 

 

- N/m chế biến ca cao

Gia Nghĩa

10.000 T/N

90

- N/m tinh bột ngô

Krông Nô

30.000 T/N

90

- Khai thác, chế biến bô xit-alumin

 

2.000.000 T/N

8.000

19. Bình Phước

 

 

 

- N/m ván ép HDF

Đồng Phú hoặc Đồng Xoài

30-50.000 m3/n

200-300

- Thủy điện Đak Keh

Bù Đăng

8,3 MW

150

- Thủy điện Đak Nhau

Bù Đăng

4,5 MW

91

- Thủy điện Suối Rạt

Đồng Phú

4,5 MW

91

- Thủy điện Đak Gun - Đak Nhau

Bù Đăng

9,4 MW

180

- N/m sản xuất dây cua roa, băng tải

Bình Long

0,5tr.m băng tải, 3 tr.m curoa/N

100

20. Bình Dương

 

 

 

- N/m chế biến thịt, thịt hộp

KCN

13.000 T/N

80

- N/m bánh kẹo cao cấp

KCN

4.000 T/N

66

- N/m dệt vải Denim

 

13 tr.m/N

165

- N/m dệt vải khổ rộng

 

1 tr.m/N

50

- N/m giày dép XK cao cấp

KCN Phú Hòa

1,5 tr.đôi/N

80

- Sản xuất nhựa PVC

KCN An Phú I

10.000 T/N

80

- Sản xuất keo dán gỗ

KCN Đồng An

40.000 T/N

420

21. Tây Ninh

 

 

 

- N/m chế tạo thiết bị điện dân dụng

KCN Trảng Bàng

Máy giặt, nồi cơm điện, máy xay

360

- N/m lắp ráp và sản xuất máy kéo < 35 CV

 

Máy kéo 4 bánh (8.000 ch/N)

275

- N/m chế tạo chi tiết đúc, rèn

 

20.000 T gang, 3.000 T SP rèn/N

264

- N/m chế tạo thiết bị điện tử y tế

 

1 tr SP/N

300

- N/m chế tạo phụ tùng ô tô

 

10.000 T/N

440

22. Long An

 

 

 

- N/m chế biến súc sản XK

 

5.000 T/N

40,0

- Trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày

H.Bến Lức

 

465

- N/m đay, dệt đay

H. Thạnh Hóa

1.000 T/N

150

23. Đồng Tháp

 

 

 

- 3 N/m chế biến thủy sản XK

Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Võ

3 x 5.000 T/N

150,0

- N/m chế biến súc sản

H.Cao Lãnh

5.000 T/N

40,0

24. TP. Cần Thơ

 

 

 

- N/m chế biến thủy sản XK

Thốt Nốt

5.000 T/N

50,0

25. An Giang

 

 

 

- N/m chế biến thủy sản (tôm)

Thoại Sơn

3.000 T/N

40,0

- N/m chế biến thủy sản (cá)

TP Long Xuyên

10.000 T/N

100,0

26. Kiên Giang

 

 

 

- N/m chế biến thức ăn cho tôm

KCN Thạnh Lộc

50.000 T/N

30

- N/m chế biến thủy sản đông lạnh

KCN Tắc Cậu

3 x 2.000 T/N

30

- N/m chế biến súc sản

KCN Thạnh Lộc

5.000 T/N

40

27. Bạc Liêu

 

 

 

- N/m xay sát gạo XK

KCN Ninh Quới

50.000 T/N

40,0

28. Cà Mau

 

 

 

- 3 N/m chế biến thủy sản XK

Cái Nước, Thới Bình, Ngọc Hiển

3 x 5.000 T/N

150,0

- N/m chế biến thủy sản XK

Năm Căn

10.000 T/N

100,0

- N/m chế biến thủy sản XK

TX Cà Mau

10.000 T/N

100,0

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất