Quyết định 02/2007/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015, có xét đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 02/2007/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính; Bộ Công Thương |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2007/QĐ-BCT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: | 29/08/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định02/2007/QĐ-BCT tại đây
tải Quyết định 02/2007/QĐ-BCT
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 02/2007/QĐ-BCT NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2007
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị quyết số 01/2007/QH12 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ nhất, thông qua ngày 31 tháng 7 năm 2007;
Căn cứ Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3174/VPCP-CN ngày 11 tháng 6 năm 2007 về việc giao Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xem xét, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hoá chất,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam phải phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội các địa phương và Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam giai đoạn đến năm 2020;
- Phát triển các cơ sở sản xuất lắp ráp xe máy phải đồng bộ với sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo hướng hiện đại hoá, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất trong ngành, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu;
- Phát triển ngành công nghiệp xe máy phải gắn liền với việc bảo đảm các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng sản phẩm, về an toàn giao thông đường bộ, về bảo vệ môi trường, bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo đảm hài hoà lợi ích của người tiêu dùng, của xã hội, của Nhà nước và của doanh nghiệp;
- Lấy phát triển công nghiệp hỗ trợ làm trọng tâm, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp lắp ráp khác.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp xe máy để đến năm 2015 Việt Nam trở thành một Trung tâm thiết kế, sản xuất và lắp ráp xe máy quy mô lớn, có tính cạnh tranh trong khu vực, hội nhập đầy đủ vào thị trường khu vực và quốc tế.
b) Mục tiêu cụ thể
*Giai đoạn đến 2015:
- Đáp ứng 100% nhu cầu xe thông dụng ở khu vực nông thôn, 90% xe máy ở khu vực thành thị;
- Phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước dòng xe tay ga trên 60%, dòng xe số thông dụng trên 90%;
- Sản phẩm xe máy đạt tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình được Việt Nam cam kết thực hiện theo các quy định hiện hành;
- Sản xuất được các loại xe máy phân khối lớn hơn 125 cm3, xe tay ga cao cấp, xe thể thao, xe máy 3-4 bánh cho người tàn tật, xe địa hình phục vụ du lịch, xe vận chuyển nông sản,... phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; phấn đấu năm 2015 các loại xe này đạt trên 30% sản lượng toàn ngành;
- Phấn đấu xuất khẩu xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy đạt khoảng 400 triệu USD;
- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất xe máy có đủ sức cạnh tranh quốc tế, tham gia tích cực vào hệ thống sản xuất và cung cấp linh phụ kiện xe máy của các Tập đoàn xe máy quốc tế.
*Giai đoạn 2016-2020:
- Nghiên cứu sản xuất các loại động cơ xe máy sử dụng nhiên liệu “sạch” phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu;
- Đến 2020, phấn đấu xuất khẩu xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy đạt 500-800 triệu USD, trong đó 15% - 20% là các loại động cơ, xe máy sử dụng nhiên liệu “sạch”;
- Ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất xe gắn máy có thể đáp ứng cơ bản nhu cầu linh phụ kiện của một số ngành công nghiệp lắp ráp khác như ngành sản xuất các thiết bị điện, điện tử, ôtô, các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng.
3. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy
a) Dự báo nhu cầu thị trường trong nước
- Đến năm 2010, dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 24 triệu xe, tăng bình quân hàng năm khoảng 2,0 - 2,2 triệu xe/năm;
- Đến năm 2015, dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 31 triệu xe, tăng bình quân hàng năm giai đoạn này vào khoảng 2 triệu xe/năm;
- Đến năm 2020, tổng số xe máy lưu hành trong cả nước đạt khoảng 33 triệu xe, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 vào khoảng 1,8 triệu xe/năm.
b) Định hướng phát triển về sản xuất và sản phẩm
- Đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản xuất lắp ráp xe máy;
- Chủ động đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp khác như ôtô, cơ khí tiêu dùng, điện tử, hoá chất, nhựa… để phát huy cơ sở vật chất và kỹ thuật đã có trong quá trình sản xuất xe máy.
c) Hoạt động nghiên cứu triển khai(R&D)
- Đẩy mạnh hoạt động R&D dưới nhiều hình thức (tự làm, liên kết, mua thiết kế, ...) tuỳ theo khả năng, điều kiện của từng doanh nghiệp theo hướng phát triển các dòng xe chất lượng cao;
- Nhà nước có thể hỗ trợ từ nguồn vốn khoa học công nghệ cho việc thiết kế, chế thử kiểu dáng 1 số mẫu xe máy và cho các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ theo các quy định của pháp luật hiện hành.
d) Phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp hỗ trợ của ngành xe máy, làm cơ sở cho các doanh nghiệp định hướng phát triển trong tương lai;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ, kết hợp với dịch vụ môi giới kinh doanh giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước;
- Đẩy mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp vật liệu đầu vào của sản xuất linh kiện, phụ tùng;
- Đầu tư xây dựng một đến hai Khu công nghiệp hỗ trợ tập trung ở 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư các cơ sở sản xuất hỗ trợ tại các khu vực gần các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy hiện có.
4. Các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch
a) Về định hướng đầu tư
- Khuyến khích hợp tác, phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành để tận dụng các công nghệ và thiết bị đã đầu tư, giảm chi phí đầu tư mới và tránh đầu tư trùng lặp;
- Dự án đầu tư mới phải phù hợp với định hướng của Quy hoạch và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp xe gắn máy đã được phê duyệt, có công nghệ tiên tiến, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ và đạt tiêu chuẩn khí thải, đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường.
b) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
- Tăng cường thu hút đầu tư vào 5 ngành mục tiêu của công nghiệp hỗ trợ là gia công áp lực, đúc, hàn, nhiệt luyện và sản xuất khuôn mẫu;
- Trước năm 2010, Bộ Công Thương chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành công nghiệp hỗ trợ;
- Quảng bá và khai thác hiệu quả các chương trình đào tạo do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện và tài trợ thực hiện;
- Khuyến khích phát triển các chương trình đào tạo liên kết có sự tham gia của cả doanh nghiệp FDI và các nhà cung cấp nội địa.
c) Phát triển năng lực khoa học công nghệ
- Tăng cường hỗ trợ bằng nguồn vốn khoa học công nghệ cho các dự án phát triển năng lực nghiên cứu triển khai, nâng cao năng lực sản xuất linh phụ kiện, phát triển sản xuất các loại động cơ và xe máy sử dụng năng lượng “sạch” của các doanh nghiệp;
- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, kiểu dáng sản phẩm riêng thông qua hỗ trợ chi phí mua bản quyền sản xuất hoặc chi phí thiết kế kiểu dáng sản phẩm.
d) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hiệp hội ngành
- Hoàn thiện và phát huy vai trò đầu mối của Hiệp hội ngành trong việc tập hợp và nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phát triển sản xuất của tất cả các nhà lắp ráp và cung cấp linh phụ kiện xe máy ở Việt Nam.
đ) Nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường
- Xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn thống nhất về chất lượng, an toàn và môi trường tương thích với quốc tế;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển hệ thống kiểm định và bảo dưỡng phương tiện xe máy;
- Kiểm tra và lắp đặt thiết bị xử lý khí thải đối với các xe cũ đã lưu hành trên 5 năm.
e) Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Tăng cường thực thi nghiêm túc Luật Sở hữu trí tuệ Đẩy mạnh công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đăng kiểm chất lượng xe máy;
- Rút ngắn thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Lượng hoá tối đa những đánh giá khác biệt về kiểu dáng công nghiệp;
- Khuyến khích thành lập các tổ chức giám định độc lập có đủ năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, uy tín để thực thi Luật Sở hữu trí tuệ.
g) Phát triển thị trường
- Các Hiệp hội ngành nghề phát huy vai trò tạo dựng các liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển hệ thống công nghiệp hỗ trợ;
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao hợp tác quốc tế trong tìm kiếm và khai thác thị trường xuất khẩu; Tăng cường hợp tác với các Hiệp hội quốc tế, với các tập đoàn sản xuất xe máy đa quốc gia nhằm thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp linh kiện, phụ tùng.
h) Vấn đề giao thông đô thị và an toàn giao thông
- Nghiên cứu bổ xung và hoàn thiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ nhằm gia tăng an toàn giao thông trong quản lý và sử dụng xe máy;
- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bắt buộc những vấn đề về an toàn giao thông đường bộ, trong đó có lĩnh vực sản xuất và sử dụng xe máy.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Bộ Công Thương:
- Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo phát triển ngành theo quy hoạch đã được phê duyệt;
- Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công an; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải... xây dựng các chương trình hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và các địa phương trong việc triển khai Quy hoạch đã được phê duyệt; đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ngành công nghiệp xe máy;
- Xây dựng Quy hoạch ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất xe gắn máy và ôtô đến năm 2015, có xét đến năm 2025.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở Quy hoạch đã được phê duyệt, có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các dự án, chương trình phát triển của ngành xe máy được thực hiện đồng bộ và thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Các Hiệp hội ngành nghề có liên quan phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức thực hiện Quy hoạch bằng các hình thức: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho cộng đồng các doanh nghiệp ngành công nghiệp xe máy cả nước để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với Quy hoạch.
Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh các chính sách, cơ chế để phát triển ngành công nghiệp xe máy theo Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
BỘ TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.002/2007/QD-BCT | Hanoi, August 29, 2007 |
DECISION
ON APPROVAL OF THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF VIETNAM’S MOTORBIKE INDUSTRY IN 2006-2015 PERIOD, WITH THE 2020 VISION TAKEN INTO CONSIDERATION
THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
Pursuant to Resolution No. 01/2007/QH12 dated July 31, 2007 of the first session of the XII th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on organizational structure of the Government and the number of deputy Prime Ministers of the Government in the XII th terms;
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP dated November 5, 2006 defining the functions, task, powers and organizational structure of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Prime Minister’s opinions at Document No. 3174/VPCP-CN dated June 11, 2007, assining the Minister of Industry to consider, and approve the Planning on development of Vietnam’s motorbike industry in 2006-2015 period, with the 2020 vision taken into consideration;
At the proposal of the director of the Mechanical Engineering, Metallurgy and Chemicals Department,
DECIDES:
Article 1. To approve the Planning on the development of Vietnam’s motorbike industry in 2006-2015 period, with the 2020 vision taken into consideration with the following principal contents:
1. Development viewpoints:
- To develop the Vietnam’s motorbike industry in conformity with the Planning on the development of the national industrial development planning, provincial/municipal socio-economic development plannings and the national road transportation development planning up to 2020;
- To develop motorbike manufacturing and assembling establishments synchronously with the development of subsidiary industrries towards modernization in order to raise the competitiveness of these production establishments and to meet the domestic and export demands.
- To develop the motorbike industry with meeting the standards and regulations on products quality, road safety, environmental protection, intellectual property protection and ensuring the harmonization of the interests of consumers,the society, the State and enterprises.
- To develop subsidiary industries is a central task and criating a premise for development of other assembling industries.
2. Development objecttives
a) Overall objective
To build and develop motorbike industry in order to make Vietnam by 2015 a regional competitive center for large-scale design, manufacture and assenbly of motorbikes for fully integrate in the regional and international markets.
b) Specific targets
* For the period up to 2015:
- To meet 100% of the demand for popular motorbikes in the rural areas and 90% of the demand for motorbikes in the urban areas;
- To strive for the domestic production rate of scooters of over 60%, and of the popular gear motorbikes of over 90%;
- Motorbike products will meet exhaust emission requirements according the roadmap committed by Vietnam under current regulations;
- To manufacture over-125cc motorbikes, luxury scooters, sport motorbikes and 3-or 4-wheel motorbikes for the disable people, tourist all-terrian motorbikes, and motorbikes for the transportation of agricultural produce, etc., to meet domestic and export demands; these kinds of motorbikes are set to account for over 30% of the industry's total output by 2015;
- To strive for about US$ 400 million in export value of motorbikes and spare parts ;
- To develop the motorbike production subsidiary industries into international competitive one which will actively participate in manufacturing and supplying motorbike components and spare parts for international motorbike groups.
* For the 2016-2020 period:
- To research into and manufature various kinds of motorbike engines using clean fuels for domestic and export markets;
- By 2020, to strive for US$500-800 million in export value of motorbikes and parts, 15-20% of which will be clean fuel motobikes;
- The motorbike industry's subsidiary industries can basically meet the demand for parts and accessories of a number of other assembly industries such as electric, electronic, automobile industries and consumer industrial products.
3. Planning on the development of motorbike industry
a) Forecast for the domestic market’s demand
- By 2010, the total number of opeatring motorbikes all over the country is expected at around 24 million, with an average annual increase of 2.0-2.2 million;
- By 2015, the total number of opeatring motorbikes all over the country is expected at around 31 million, with an average annual increase of 2 million in this period;
- By 2020, the total number of opeatring motorbikes all over the country is expected at around 33 million, with an average annual increase of 1.8 millionin the 2016-2020 period.
b) Orientations on production and product development
- To step up cooperation, joint venture and parnership to raise the competitiveness of small and medium enterprises in assembling and manufacturing motorbikes and their parts and accessoties;
- To actively diversify the products and manufacture parts and accessories for other industries such as automobile, consumer engineering, electronics, chemicals, plastics, etc., to use more effectively the existing material and technical facilities.
c) Research and deployment activities (R&D)
- To speed up the reasearch and development activities in various forms (self-doing, partnership, design perchase, etc.) depending on the capacity and conditions of each enterprise in the orientation of developing high-quality kinds of motorbikes.
- The State may provide support from science and technology funds for design and trial manufacture of a number of motorbike models, training and technology transfer according to the current provisions of law.
d) Development of subsidiary industries
- To work out the detailed planning on the development of subsidiary industries for the motorbike industry and serving as basis for enterprises to work out their development orientations in the future;
- To set up a database on the subsidiary industries combining with business brokerage services for FDI and domestic enterprises;
- To accelerate the development of input materials industries for manufacture of parts and accessories;
- To invest in building one or two supporting industrial parks in Northern and Southern key economic zones to attract investment in subsidiary industries. In addition, to encourage investment in subsidiary production establishments in the areas around the existing motorbike manufacturing and assembling enterprises.
4. Solutions and policies on implementation of the planning
a) Investment orientations
- To encourage the cooperation, and production division among motorbike enterprises to take use of invested technologies and equipment to reduce new investment costs and avoid overlapping investment;
- The newly invested projects must comply with the orientations stated in the approved Planning and Strategy on the development of motorbike industry, use advanced technologies and protect intellectual property rights and meet the standards on exhaust emission requirements and ensure the quality of products to meet the market demand.
b) Development of the subsidiary industries
- To attract investment in five key subsidiary industries, namely processing by pressure, casting, welding, thermal treatment and mold production;
- The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility in the setting up of databases for the subsidiary industries before 2010.
- To promote and make full use of the training programs funded and carried out by domestic and foreign organizations;
- To encourage the development of associated training programs with the participation of FDI enterprises and domestic suppliers.
c) Development of scientific and technological capabilities
- To push up the financial aids from scientific and technological funds for projects to develop research and deployment capabilities; raise the capacity of part and accessoriesproduction and develop the production and develop the manufcature of clean-fuel engines and motorbkies;
- To encourage enterprises to build their own trademarks and product designs by funding the prchase of production rights or designing of product models.
d) Improvement of the organizational structure and operation of Industrial associations
- To improve and bring into full play the principal role of motorbike association in rallying and raising the quality of products, and production development capabilities of motorbike part assemblera and suppliers in Vietnam.
e) Product quality improvement and environment protection
- To formulate and apply the unified standards on quality, safety and environment in conformity with international ones.
- To encourage all economic sectors to develop motorbike examination and maintenance systems.
- To control and assemble the exhaust fumes treating equipment for used motorbikes, which have operated for over 5 years.
f) Protection of intellectual property rights
- To enhance enforcement of the Law on Intellectual Property; push up the industrial property protection and motorbike quality registration;
- To shorten the time limit for the protection of Intellectual Property. to qualify to the utmost assessments on industrial design differences;
- To encourage the establishment of the independent appraising organizations, which have adequate professional capacity, prestige and material facilities for the enforcement of the Law on Intellectual Property.
g) Market development
- The Industrial associations shall uphold their role in creating close links and cooperation among motorbike enterprises to raise the quality of products and develop the system of subsidiary industries .
- To accelerate the trade promotion, enhance the international cooperation in seeking and taping export markets; raise the cooperation with international associations and multi-national motorbike manufacturing groups in order to increase the direct or indirect export of parts and accessories.
h) Urban traffic and traffic safety
- To study, supplement and improve provisions of the Law on Road Traffic to enhance the transport safety in the management and use of motorbikes.
- To enhance the propagation and compulsory education on road traffic safety, especially the manufacture and use of motorbikes.
Article 2. Organization of implementation
1. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade:
- To coordinate with concerned ministries and branches and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in directing the development of the industry according to the approved planning.
- To coordinate with the ministries of: Planning and Investment; Finance; Public Security; Science and Technology; Environment and Natural Resources; Transport, etc., to work out programs on supporting organizations, enterprises and localities in the deployment of approved Planning; propose mechanisms and policies for the development of motorbike industry.
- To set up the Planning on automobile and motorbike subsidiary industries up to 2015, with the 2025 vision taken into consideration.
2. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, on the basis of the approved Planning, shall have to create favorable conditions for the development projects and programs of the motorbike industry to be synchronously implemented and conformably with the Master Planning on socio-economic development of the localities.
3. Professional associations of concerned branches shall coordinate with the Ministry of Industry and Trade in the implementation of the Planning by providing information and guidance for enterprises of the motorbike industry all over the country to have orientations and plans for the development of production and business in conformity with the Planning.
To research and propose the State management agencies to adjust policies and mechanisms to develop the motorbike industry according to the Planning.
Article 3.
This Decision shall take effect 15 days after its publication in CONG BAO.
Article 4.
Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial/municipal People's Committees, and concerned agencies shall have to implement this Decision.
| THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây