Nghị quyết 52-NQ/TW 2019 chính sách chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần 4

thuộc tính Nghị quyết 52-NQ/TW

Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cơ quan ban hành: Bộ Chính trị
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:52-NQ/TW
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành:27/09/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu đến 2030, mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc
Ngày 27/9/2019, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu các ban, bộ, ngành, giữa Trung ương với các địa phương cần chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đây là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2025, Internet băng thông rộng phủ 100% các xã và đến năm 2030, mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á, Ban Chấp hành Trung ương đề ra một số chủ trương như sau:

Thứ nhất, rà soát tổng thể, đổi mới chương trình giáo dục theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đồng thời, đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh nghiệp làm thước đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 

Thứ hai, ưu tiên nguồn lực cho triển khai một số chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia về các công nghệ ưu tiên, trọng tâm là: Công nghệ thông tin và truyền thông, cơ điện tử, công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, điện tử y sinh…

Xem chi tiết Nghị quyết52-NQ/TW tại đây

tải Nghị quyết 52-NQ/TW

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

-----------------

Số 52-NQ/TW

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

--------------------

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2019


 

NGHỊ QUYẾT

CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia

cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

-----

 

I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức.

Những hạn chế nêu trên có những nguyên nhân chủ quan và khách quan; trong đó, nguyên nhân chủ quan là chính. Nhận thức về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hệ thống chính trị và toàn xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thống nhất. Khả năng phân tích, dự báo chiến lược về xu thế phát triển khoa học, công nghệ tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước còn hạn chế. Tư duy trong xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế phù hợp với yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chậm được đổi mới, sức ỳ còn lớn. Quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tế. Sự phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, giữa Trung ương với các địa phương chưa chặt chẽ; nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ.

II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm chỉ đạo

- Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cả cơ hội và thách thức. Phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội thông qua nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới. Chủ động phòng ngừa, ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn, công bằng xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước.

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp. Cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không chủ quan, nóng vội, duy ý chí.

- Phát huy tối đa các nguồn lực, bảo đảm đủ nguồn lực cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xác định nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn xã hội.

2. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát: Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN. Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc. Có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.

Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Duy trì xếp hạng về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới. Mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm. Hoàn thành xây dựng Chính phủ số. Hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

3. Tầm nhìn đến năm 2045: Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.

III- MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CHỦ ĐỘNG THAM GIA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

1. Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

- Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền về sự cấp thiết phải chủ động tham gia tích cực và có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

- Xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.

- Nhà nước ưu tiên chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực; có trách nhiệm thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ, tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để người dân và doanh nghiệp là các chủ thể quyết định tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Phát huy sự tham gia có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đối tượng chịu tác động của chính sách vào quá trình hoạch định và giám sát thực thi các chính sách có liên quan đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng cơ chế hợp tác giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong xây dựng và thực thi các chính sách.

2. Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia

- Hoàn thiện pháp luật, trước hết là pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng. Bổ sung một số ngành nghề kinh doanh mới được ưu đãi đầu tư để thúc đẩy tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế cho doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm. Nghiên cứu, xây dựng các khu thử nghiệm dành cho doanh nghiệp công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới. Thực hiện định danh, công nhận, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

- Chủ động tham gia vào các khuôn khổ pháp lý khu vực và toàn cầu để phát triển kinh tế số. Hoàn thiện pháp luật, chính sách về dữ liệu, quản trị dữ liệu, tạo thuận lợi cho việc tạo dựng, kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong nước, tiến tới kết nối với khu vực ASEAN và quốc tế. Xây dựng hành lang pháp lý cho định danh số và xác thực điện tử quốc gia; thiết lập khung danh tính số quốc gia.

- Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo. Sửa đổi các quy định về đầu tư theo hướng tạo thuận lợi cho các hoạt động thu hút vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ; các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

- Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ do Việt Nam tạo ra; khuyến khích thương mại hoá và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với các sáng chế tại Việt Nam trên cơ sở tuân thủ pháp luật trong nước và bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia. Khuyến khích các công ty đa quốc gia đặt các cơ sở nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.

- Hoàn thiện pháp luật, chính sách về tài chính - tiền tệ, thanh toán điện tử, quản lý thuế và các dịch vụ xuyên biên giới phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số. Hoàn thiện chính sách đặt hàng sản xuất và mua sắm công đối với các sản phẩm công nghệ số do Việt Nam sản xuất.

- Ban hành các chính sách hạn chế các tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạo lập hành lang pháp lý cho việc triển khai các mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xử lý kịp thời các thách thức đặt ra đối với phát triển xã hội. Thúc đẩy việc tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về phát triển các doanh nghiệp công nghệ, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ cao thực hiện thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam.

- Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển đô thị thông minh bền vững; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; hệ thống hạ tầng dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của đô thị thông minh. Xác định rõ lộ trình thí điểm và lựa chọn các đô thị thí điểm đô thị thông minh; cho phép thực hiện thí điểm một số cơ chế đặc thù trong quá trình triển khai thí điểm phát triển đô thị thông minh bảo đảm tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế.

3. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu

- Triển khai băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc. Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số quốc gia.

- Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia. Hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất. Hình thành các hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước và doanh nghiệp. Đầu tư trang bị các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu công.

- Quy hoạch xây dựng hạ tầng thanh toán số quốc gia theo hướng đồng bộ, thống nhất, dùng chung, tận dụng và khai thác có hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thông để triển khai các dịch vụ thanh toán cho người dân với chi phí thấp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng các hệ thống thanh toán số. Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hình thức thanh toán trực tuyến qua biên giới.

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Xây dựng và triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược an ninh mạng quốc gia.

- Nâng cấp hạ tầng các ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước hết là hạ tầng năng lượng và giao thông. Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.

4. Chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia

- Cơ cấu lại toàn diện hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ công lập. Xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trên cơ sở áp dụng mô hình quản trị mới theo thông lệ tốt của thế giới.

- Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt, có tính đột phá đối với các trung tâm đổi mới sáng tạo. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường đại học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh. Khuyến khích các trường đại học, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất và đời sống. Tạo lập đồng bộ và kịp thời khung pháp lý và hệ thống các chính sách để triển khai và phát triển các công nghệ mới. Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Hoàn thiện mô hình và cơ chế, chính sách để tạo sự phát triển đột phá đối với các khu công nghệ cao. Trên cơ sở các khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội), Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển các khu đô thị sáng tạo đạt đẳng cấp quốc tế. Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đẩy nhanh thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, trước mắt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh nghiệp làm thước đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.

- Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục và đào tạo, tạo ra sản phẩm phục vụ cho nền kinh tế số. Xây dựng một số trung tâm giáo dục, đào tạo xuất sắc về công nghệ theo hình thức hợp tác công - tư. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao.     

- Phát triển mạnh đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho chuyển đổi công việc. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người lao động khi tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên môn và kỹ năng để chuyển đổi công việc.

- Hình thành mạng học tập mở của người Việt Nam. Thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hoá số trong cộng đồng.

6. Chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên

- Tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như: Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông; an toàn, an ninh mạng; công nghiệp chế tạo thông minh; tài chính - ngân hàng; thương mại điện tử; nông nghiệp số; du lịch số; công nghiệp văn hoá số; y tế; giáo dục và đào tạo.

- Ưu tiên nguồn lực cho triển khai một số chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia về các công nghệ ưu tiên, trọng tâm là: Công nghệ thông tin và truyền thông, cơ điện tử, công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, điện tử y sinh.

- Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ các ngành và công nghệ ưu tiên chủ yếu thông qua đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học và công nghệ; đặt hàng mua sắm công.

7. Chính sách hội nhập quốc tế

- Mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác về khoa học, công nghệ với các đối tác, đặc biệt là các nước đối tác chiến lược có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, đang đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo toàn cầu.

- Đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài và các đối tác quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

- Hoàn thiện luật pháp, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng nâng cao tiêu chuẩn công nghệ, khuyến khích hình thức liên doanh và tăng cường liên kết, chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài; quản lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên nền tảng cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia để bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng trong nước. Hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư mạo hiểm có vốn nước ngoài.

8. Chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

- Tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các cơ quan đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông và đồng bộ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu số của Chính phủ và các cấp chính quyền, tạo điều kiện để mọi công dân có thể cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của bộ máy nhà nước. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thu thập, quản lý dữ liệu và giao dịch trên nền tảng Internet ở các cơ quan nhà nước.

- Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chuẩn hoá và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện chuyển đổi số. Hoàn thiện các quy trình, thủ tục hành chính phù hợp với hoạt động của chính quyền số, cắt giảm tối đa giao dịch trực tiếp.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết tới cán bộ, đảng viên; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật để tạo thuận lợi cho tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo tinh thần của Nghị quyết; ban hành một số cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để khuyến khích phát triển các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới của nền kinh tế số.

3. Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; ban hành, triển khai Đề án chuyển đổi số quốc gia và các đề án, chương trình, kế hoạch tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chỉ đạo xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, mô hình, kinh doanh mới. Ưu tiên bố trí đủ nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết.

4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

5. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và các cơ quan liên quan hướng dẫn việc quán triệt thực hiện Nghị quyết.

6. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

 

 

T/M BỘ CHÍNH TRỊ

TỔNG BÍ THƯ

 

(Đã ký)

 

Nguyễn Phú Trọng

 

 

 

 

                                                                    

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE CENTRAL COMMITTEE

-----------------

No. 52-NQ/TW

THE COMMUNIST PARTY
OF VIETNAM

--------------------

Hanoi, September 27, 2019


 

 RESOLUTION

OF THE POLITBURO

on a number of guidelines and policies to actively participate in

the Fourth Industrial Revolution

-----------------

 

I- THE SITUATION AND CAUSES

The Fourth Industrial Revolution not only opens many opportunities but also poses challenges for each nation, organization and individual while strongly affecting all sectors of our economy and society. Over the past time, our Party and State have directed agencies and units at all levels to step up scientific and technological application and development as well as to enhance the creativity and improve the capacity to research, access and actively participate in the Fourth Industrial Revolution. The Prime Minister issued a directive on improving the capacity to access the Fourth Industrial Revolution and approved the Scheme to promote shared economic model. On that basis, ministries, branches and local authorities have built and implemented a number of policies to promote the development of information technology, electronics and telecommunications industries. Telecommunication infrastructure is synchronously developed. The digital economy has been formed and developing rapidly, becoming an increasingly important part of the economy. Digital technologies have been applied in industry, agriculture and services. There have been more and more new and cross-border business and service forms based on digital technology and the Internet, thus creating numerous job opportunities, income and utilities, and improving the living standards of the people. The development of e-government towards the digital government has been drastically implemented, initially achieving many positive results.

However, the activeness of the participation in the Fourth Industrial Revolution of our country remains low. Institutions and policies still include limitations and shortcomings. The structure and quality of human resources have not met the requirements. Science, technology and innovation have not considered dynamics for socio-economic development. The national innovation system has been newly established, not yet synchronized and effectively operated. The process of national digitalization remains slow and lack the sense of initiative due to the limitations in the necessary infrastructure. Various enterprises remain passive and lack the ability to access, apply and develop modern technology. The digital economy remains small-scaled. The fight against crimes and the protection of cyber security face with numerous difficulties.

There are subjective and objective causes leading to the abovementioned limitations, in which subjective causes accounted for the most. The awareness of the Fourth Industrial Revolution in the political and social system is still limited, inadequate and inconsistent. The ability of analyzing and forecasting strategies on scientific and technological development trends affecting the socio-economic life of the country is also limited. The way of thinking in planning and organizing the implementation of institutions in accordance with the requirements of the Fourth Industrial Revolution remains old-fashioned and is slowly renewed. The State governance is still inadequate and not in line with the real situation. The coordination among the ministries, agencies, branches and between the Central Government and the localities remains not close while many difficulties and obstacles are slowly solved.

II- DIRECTIONS AND OBJECTIVES

1. Directions

- Active participation in the Fourth Industrial Revolution is an indispensable requirement and a urgent and long-term particularly important strategic task of both the political system and the entire society, which shall be closely linked to the process of extensive international integration while sufficient and proper acknowledgement of the contents and nature of the Fourth Industrial Revolution is required in order to strongly innovate the ways of thinking and action, which shall be considered a breakthrough with appropriate steps and roadmaps as well as an opportunity for Vietnam to make a take-off in socio-economic development.

- The Fourth Industrial Revolution brings both opportunities and challenges. Therefore, we shall timely and effectively take advantage of the opportunities to improve labor productivity, economic competitiveness and social management efficiency by researching, transferring and comprehensively applying advanced achievements of the Fourth Industrial Revolution to all socio-economic fields, especially the key ones with potentials and advantages, thus creating dynamics to catch up, move alongside and even advance the growth of other countries in the region and the world. We shall also proactively prevent and restrict the negative impacts in line with ensuring national defense, security and safety, social justice and sustainability of the country s development process.

- The Fourth Industrial Revolution requires innovative ways of thinking in economic management and social management as well as building and perfecting appropriate institutions. It is necessary to have open and creative approaches, examine the new practical issues, create all favorable conditions for innovation, while eliminating the signs of indifference, uncertainty and passiveness, but avoiding the subjectifies, impatience and voluntarism.

- We shall optimize all resources in line with ensuring sufficient resources for proactive participation in the Fourth Industrial Revolution, in which internal resources play a decisive, strategic, long-term and basic role while external resources are important and breakthrough-making, thus ensuring the Party s leadership and the State governance, promoting the synergy of the whole society.

2. Objectives

Overall objectivesEffectively taking advantage of the opportunities brought about by the Fourth Industrial Revolution to accelerate the process of renewing the growth model and restructuring the economy in association with the implementation of strategic breakthroughs and the modernization of the country; strongly developing the digital economy; rapidly and sustainably developing on the basis of scientific - technological innovation and high-quality human resources; improving the living standards and welfare of the people; firmly protecting national defense and security as well as the ecological environment. 

Some specific objectives towards 2025: Maintaining the ranking of Global Innovation Index (GII) among the top 3 ASEAN countries. Updating the digital infrastructure to the advanced level compared to ASEAN countries and ensuring that Broadband Internet covers 100% of the communes. Making the digital economy account for about 20% of GDP and increasing the average labor productivity by over 7% per year. Basically, completing the digitalization among Party organizations and State agencies, Fatherland Front at all levels and socio-political organizations. Being ranked by the United Nations among the top 4 ASEAN countries in term of developing e-government. Building at least 3 smart cities in 3 key economic zones in the North, the South and the Central. 

Some specific objectives towards 2030: Maintaining the ranking of the Global Innovation Index (GII) among the 40 leading countries in the world. Ensuring that 5G mobile network covers the whole country and that all citizens have access to broadband Internet with low cost. Making the digital economy account for over 30% of GDP and increasing the average labor productivity by 7.5% per year. Completing the construction of the e-government. Building a series of smart cities in the key economic zones in the North, the South and the Central; gradually connecting them to the regional and global smart urban network. 

3. Vision towards 2045: MakingVietnam become one of the smart production and service centers as well as one of the leading start-up and innovation centers in the Asia; having high labor productivity and being capable of mastering and applying modern technologies to all socio-economic  fields as well as in protecting the environment, national defense and security. 

III- SOME MAJOR GUIDELINES AND POLICIES TO ACTIVELY PARTICIPATE IN THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION

1. Renewing the ways of thinking, consolidating the acknowledgements, enhancing the Party’s leadership and the State s governance, promoting the engagement of the Fatherland Front and socio-political organizations 

- Raising the awareness of the Party committees and authorities about the urgent need to actively and effectively participate in the Fourth Industrial Revolution as well as to consider it a key task. Attaching the objectives and tasks of participating in the Fourth Industrial Revolution to objectives and tasks of socio-economic development, environmental protection, defense and security assurance at all levels.

- Identifying that the core contents of the policies to actively participate in the Fourth Industrial Revolution of our country are promoting the development of science, technology and innovation in all industries, sectors and strengthening the national digitalization, with a focus on digital economy development as well as smart city, e-government and digital government building.

- The State shall give priority to transferring and strongly applying new technologies in industries and fields as well as be responsible for promoting scientific and technological research, creating a favorable environment and providing focused and purposeful assistance to the citizens and businesses, which are the direct participants in the Fourth Industrial Revolution.

- Promoting the effective participation of the Fatherland Front, socio-political organizations and those affected during planning and implementing the policies related to Fourth Industrial Revolution. Building a cooperation mechanism between the State, businesses and their associations in formulating and implementing the policies.

2. Perfecting institutions to facilitate proactive participation in the Fourth Industrial Revolution and the process of national digitalization

- Improving the laws, particularly the laws on enterprises, creative start-ups, intellectual property, trade, investment and business, to create favorable conditions for the process of national digitalization and development of new products, services, economic models based on digital technologies, the Internet and the cyberspace; while promptly preventing negative impacts on both economy and society, ensuring national defense, security, social order and safety in cyberspace. Adding a number of new business lines eligible for investment incentives to promote the participation in the Fourth Industrial Revolution. Making mechanisms for State-owned enterprises to make investments in technological research and development, venture capital, and investment in creative start-ups.

- Establishing a management mechanism in line with the digital business environment, creating favorable conditions for innovation. Issuing a controlled institutional framework for testing newly-invented technologies, products, services and business models during the Fourth Industrial Revolution as soon as possible. Specifying the scope of space and time of testing. Researching and building testing zones for technology enterprises in accordance with the world s advanced models. Identifying, recognizing and building a system of standards and regulations for new products, technologies and business models.

- Actively participating in regional and global legal frameworks to develop the digital economy. Improving the laws and policies on data and date management, facilitating the creation, connection, sharing and exploitation of data to ensure domestic network safety and security, proceeding to connect with the ASEAN region and the world. Building a legal framework for national digital identification and authentication while developing a national digital identity framework.

- Improving financial policies to encourage and mobilize all social resources to invest in scientific research, technological development and application, and innovation. Amending regulations on investment in order to create favorable conditions for attracting capital, buying shares, merger and acquisition of technology enterprises as well as attracting foreign investors to contribute capital to innovative start-ups.

- Improving the law provisions on intellectual property, effectively protecting and rationally exploiting intellectual properties created by Vietnamese citizens, encouraging the commercialization and transfer of intellectual property rights, especially Vietnam-based inventions, in compliance with domestic laws and assurance of national security interests. Multinational companies are encouraged to establish research and development facilities in Vietnam.

- Improving the laws and policies on finance - monetary, electronic payment, tax administration and cross-border services in line with the development of the digital economy. Improving the policies on public production and procurement of Vietnam-produced digital products.

- Issuing policies to restrict the negative impacts of the Fourth Industrial Revolution. Creating a legal framework for the deployment of new labor and employment models based on digital Technologies, improving the social security policies in line with the Fourth Industrial Revolution and promptly settling the difficulties in social development. Promoting the participation in the Fourth Industrial Revolution with the aim of addressing environmental pollution, climate change and sea level rise.

- Developing and implementing the National Strategy on development of technology enterprises, giving priority to developing digital and high-tech enterprises to design, invent and manufacture their products in Vietnam.

- Developing and completing the legal framework for sustainable smart city development; the system of national standards and regulations; the system of data infrastructure and the system of criteria to evaluate the performance of smart cities. Clearly defining the roadmap and select cities to pilot the smart city models; allowing the pilot implementation of a number of specific mechanisms during the pilot implementation of smart city development to ensure the effectiveness and suitability in line with practical conditions.

3. Policies on essential infrastructure development

- Deploying high quality broadband nationwide. Encouraging qualified private enterprises to participate in the construction of telecommunications and other infrastructure for national digitalization.

- Building and developing synchronously the national data infrastructure. Building a system of national, regional and local data centers which shall be connected and synchronized with each other. Developing reliable and stable data systems of the State and enterprises. Investing in equipment systems for public data collection, storage, processing and protection. 

- Planning the construction of synchronous national digital payment infrastructure while effectively using and exploiting telecommunications network infrastructure to deploy low-cost payment services for the people. Completing mechanisms and policies to strongly promote non-cash payments. Encouraging Vietnamese businesses to build digital payment systems. Managing and strictly controlling cross-border online payment.

- Upgrading technical infrastructure to ensure network safety and security. Developing and effectively implementing Resolution No. 30-NQ/TW dated July 25, 2018 of the Politburo on the National Cyber-Security Strategy.

- Synchronously upgrading and modernizing the infrastructure of important and essential sectors to meet the technological application requirements of the Fourth Industrial Revolution, especially energy and transport infrastructure, while firmly protecting national energy security.

4. Policies on developing and building the national innovation capacity

- Comprehensively restructuring the system of public scientific and technological research institutes. Building and developing national innovation and creativity centers with a focus on the core technologies of the Fourth Industrial Revolution. Improving the efficiency of public investment in scientific and technological research activitiesbyapplying new management models and the world s best practices.

- Applying special and breakthrough-making mechanisms and policies to innovation and creativity centers. Developing a national innovation system in which businesses, universities and research institutes play a center role. Encouraging domestic and foreign universities, enterprises and organizations to establish innovation centers in Vietnam.

- Issuing systematic national standards and regulations serving as a basis for the application and development of core technologies of the Fourth Industrial Revolution in production and living. Synchronously and promptly creating legal frameworks and policies to deploy and develop new technologies. Developing and implementing programs that support businesses in research and application of technologies and conducting digitalization, thus improving productivity, quality, efficiency and competitiveness of the economy.

- Perfecting models, mechanisms and policies to strongly accelerate the development of hi-tech parks. Upon the development of the existing hi-tech parks of Hoa Lac (Hanoi), Da Nang and Ho Chi Minh City, we shall develop creative urban centers meeting international standards. Promoting the development of creative start-up ecosystems, accelerating the establishment of national creative start-up centers in Hanoi, Da Nang and Ho Chi Minh City in the near future.

5. Policies on human resource development

- Reviewing the overall education and training program and innovating its contents to enhance the accessibility, creative thinking and adaptability to the technological environment that is constantly changing and developing, introducing digital and basic foreign language skills into educational curriculum. Innovating teaching and learning approaches based by applying digital technologies, taking the assessment of enterprises as a measure for the training quality of universities in the field of information technology. Making conditions for new models of education and training based on digital platforms to develop.

- Having incentive mechanisms and preferential polices for technology organizations, individuals and enterprises directly participating in education, training and manufacturing in the digital economy. Building a number of excellent technology education and training centers in the form of public-private partnership. Improving mechanisms and policies to encourage, attract and use talented and high-quality human resources.    

- Promoting vocational training and providing skills for job transformation. The State shall have policies to support employees when participating in retraining and training to improve their professional skills and job transformation skills.

- Establishing an open learning network for Vietnamese people. Following the roadmap of universalizing digital skills and network safety and security protection skills for the people to meet the basic standards. Promoting dissemination of information, raising public awareness and building digitalized culture within the community.

6. Development policies for priority industries and technologies

- Paying attention to developing priority industries with high readiness such as information technology, electronics and telecommunications; network safety and security; intelligent manufacturing industry; finance - banking; ecommerce; digital agriculture; digital tourism; digital culture; healthcare; education and training.

- Prioritizing resources for implementing a number of national key research programs on priority technologies, with a focus on information and communication technology, mechatronics, new technologies in the field of energy, artificial intelligence, biotechnology and biomedical electronics.

- The State shall implement the policies to support priority industries and technologies, mainly through renovating and perfecting institutions, creating a favorable business environment; supporting infrastructure investment; developing human resources; promoting scientific and technological development; making public procurements.

7. Policies on international integration

- Expanding and deepening the cooperation on science and technology with partners, especially strategic partners with advanced scientific and technological qualifications, leading the Fourth Industrial Revolution. Proactively participating in global innovation network.

- Promoting the attraction and efficient use of resources from foreign and international partners for research, application, innovation, creative start-up and technology transfer.

- Completing laws and policies on foreign direct investment towards raising technology standards, encouraging joint ventures and strengthening technology transfer and connectivity between domestic enterprises and FDI enterprises; strictly managing the operations of enterprises based on their transnational services in order to ensure a domestic fair business environment. Improving the law provisions on foreign venture capital.

8. Policies on promoting digitalization in Party organizations. State agencies, the Fatherland Front at all levels and socio-political organizations

- Playing a pioneer role in strongly implementing digitalization in the Party’s agencies, the National Assembly, the Government, the Fatherland Front and socio-political organizations to ensure uniformity, interconnection and synchronization.

- Building a digital database of the Government and authorities at all levels, creating conditions for all citizens to update necessary information on the operation of the Government. Investing in building infrastructure to collect and manage data and transactions on the Internet platform in the State agencies.

- Paying attention to building a contingent of officials, civil servants and public employees meeting the requirements of the Fourth Industrial Revolution; standardizing and strengthening the capacity of the contingent of state management officials at all levels. Clearly defining the functions, tasks and coordination mechanisms among State management agencies in the implementation of national digitalization. Completing administrative procedures in accordance with the activities of the Government to minimize direct transactions.

IV - IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. The Party Committees and Commissions at all levels shall thoroughly grasp the Resolution to all officials and Party members as well as develop programs and plans to implement the Resolution. 

2. The National Assembly Party Committee shall lead the study, amendment, supplementation and finalization of laws to facilitate participation in the Fourth Industrial Revolution under the Resolution; promulgate a number of controlled testing mechanisms to encourage the development of new products, services and business models of the digital economy. 

3. The Government’s Party Committee shall lead the elaboration and implementation of the National Strategy on the Fourth Industrial Revolution; promulgate and implement a Scheme on national digitalization and other schemes, programs and plans for participation in the Fourth Industrial Revolution; direct the formulation and submit the mechanisms and policies on controlled testing of new products and business models to competent authorities for promulgation. Prioritizing the sufficient allocation of resources to perform the tasks stated in the Resolution. 

4. The Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations shall develop programs and plans to supervise the implementation of the Resolution. 

5. The Central Commission for Propaganda and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Party Central Committee s Economic Commission and concerned agencies in guiding the thorough implementation of the Resolution. 

6. The Party Central Committee s Economic Commission shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in regularly monitoring, supervising, inspecting and urging the implementation of the Resolution; periodically reviewing the implementation and reporting the results to the Politburo and the Secretariat. 

 

 

ON BEHALF OF THE POLITBURO

GENERAL SECRETARY

 

(signed)

 

 

Nguyen Phu Trong

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Resolution 52-NQ/TW DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Resolution 52-NQ/TW PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1829/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tuyển chọn thực hiện năm 2025 tham gia "Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025" thực hiện Đề án "Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025"

Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất