Nghị định 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn

thuộc tính Nghị định 134/2004/NĐ-CP

Nghị định 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:134/2004/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:09/06/2004
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn (SMS: 200049 - Không gửi qua fax) - Theo Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ban hành ngày 09/6/2004, Chính phủ khuyến khích tổ chức, cá nhân tổ chức dịch vụ khuyến công: công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động, sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế hàng nhập khẩu, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp... Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất, nếu có nhu cầu sử dụng đất để di dời các cơ sở sản xuất cũ, chật hẹp, ô nhiễm môi trường hoặc để xây dựng cở sở sản xuất mới được UBND cấp có thẩm quyền ưu tiên cho thuê đất với mức giá thấp nhất... Bên cạnh đó, các cơ sở này có ứng dụng thiết bị công nghệ mới, vật liệu mới hoặc đầu tư vào thiết bị công nghệ tự động hoá, thiết bị công nghệ xử lý nguồn, kiểm soát ô nhiễm, sử dụng năng lượng sạch... còn được hưởng chính sách hỗ trợ thuộc các chương trình kỹ thuật - kinh tế như: công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và tiết kiệm năng lượng... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định134/2004/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 134/2004/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 134/2004/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2004

VỀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu của hoạt động khuyến công
Nhà nước tổ chức hoạt động khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo  điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn (dưới đây gọi tắt là hoạt động khuyến công) nhằm mục tiêu sau:
1. Động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước và từng địa phương.
2. Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trước hết là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội.
3. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã (sau đây gọi là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn) bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
c) Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
d) Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động dịch vụ khuyến công.
Điều 3. Nội dung hoạt động khuyến công
1. Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp lập dự án đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ và địa phương.
2. Hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
3. Hướng dẫn, tư vấn cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề.
5. Hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh và tổ chức triển lãm, hội chợ và giới thiệu sản phẩm.
6. Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát; hỗ trợ và tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề.
7. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và thực hiện dịch vụ tư vấn khoa học - công nghệ để hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn.
CHƯƠNG II
CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG
Điều 4. Hỗ trợ hoạt động khuyến công
Nhà nước có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động khuyến công theo các nội dung quy định tại Điều 3 Nghị định này và tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất vào các ngành, nghề trong các lĩnh vực thuộc Danh mục quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Điều 5. Khuyến khích phát triển dịch vụ khuyến công
1. Dịch vụ khuyến công là các hoạt động dịch vụ trong việc: tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tổ chức dịch vụ khuyến công để thực hiện các nội dung của hoạt động khuyến công quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Tổ chức khuyến công tự nguyện là tổ chức do các đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội, cơ quan, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, không vì mục đích lợi nhuận để thực hiện hoạt động khuyến công.
3. Các tổ chức dịch vụ khuyến công được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, được tham gia vào các chương trình, kế hoạch, dự án khuyến công do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tổ chức.
Điều 6. Danh mục ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công.
 1. Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn vào các ngành, nghề sau đây được hưởng các chính sách khuyến công quy định tại Chương II Nghị định này:
a) Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản;
b) Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động;
c) Sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước;
d) Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp;
đ) Thủy điện nhỏ, điện sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10.000 kW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa;
e) Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
g) Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
2. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của công tác khuyến công trong từng thời kỳ, Bộ Công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề được hưởng các chính sách quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến công
Kinh phí cho hoạt động khuyến công bao gồm: kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương:
1. Kinh phí khuyến công quốc gia là kinh phí sử dụng cho những hoạt động khuyến công và những chương trình mục tiêu quốc gia về khuyến công do Bộ Công nghiệp quản lý và tổ chức thực hiện.
2. Kinh phí khuyến công địa phương do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý để sử dụng cho những hoạt động khuyến công do địa phương thực hiện.
Điều 8. Kinh phí khuyến công quốc gia
1. Kinh phí khuyến công quốc gia được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch;
b) Tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
c) Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí khuyến công quốc gia được sử dụng cho mục đích sau:
a) Chi cho hoạt động khuyến công quốc gia theo các nội dung quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Hỗ trợ hoạt động khuyến công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo chương trình, kế hoạch và đề án được phê duyệt;
c) Các khoản chi khác phục vụ hoạt động khuyến công.
Điều 9. Kinh phí khuyến công địa phương
1. Kinh phí khuyến công địa phương được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp  hàng năm;
b) Tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
c) Hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc gia cho hoạt động khuyến công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo chương trình, kế hoạch và đề án được phê duyệt;
d) Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí khuyến công địa phương được sử dụng cho mục đích sau:
a) Chi cho hoạt động khuyến công do địa phương tổ chức thực hiện theo các nội dung quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động khuyến công.
Điều 10. Quản lý kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương
1. Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến công quốc gia do Bộ Công nghiệp xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công nghiệp trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến công địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương mình trình duyệt theo quy định hiện hành.
3. Hàng năm, cơ quan tài chính các cấp căn cứ vào kế hoạch, dự toán ngân sách được duyệt và tiến độ thực hiện để cấp phát cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động khuyến công ở Trung ương và địa phương.
4. Kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương do ngân sách cấp nếu chưa sử dụng hết trong năm kế hoạch được để lại sử dụng trong năm tiếp theo.
5. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể trình tự lập, quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.
Điều 11. Đất đai
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có nhu cầu sử dụng đất để di dời các cơ sở sản xuất cũ, chật hẹp, ô nhiễm môi trường hoặc để xây dựng cở sở sản xuất mới thì được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền ưu tiên cho thuê đất với mức giá thấp nhất.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch đất đai, dành quỹ đất và sử dụng tiền cho thuê đất theo quy định của pháp luật để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề và tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư sản xuất.
Điều 12. Ưu đãi đầu tư
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi theo các quy định hiện hành của Nhà nước và quy định tại Nghị định này.
Các cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư có nhiệm vụ xác định rõ quyền được hưởng ưu đãi đầu tư của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư mà không được đòi hỏi thêm bất cứ thủ tục nào khác.
2. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có dự án đầu tư tốt được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện đề nghị sẽ được Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định cho vay đầu tư theo quy định.
Điều 13. Thông tin, thị trường
1. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp tạo mọi điều kiện để cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tiếp cận kịp thời với các thông tin về thị trường, giá cả, sản phẩm và công nghệ của thị trường trong và ngoài nước.
2. Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được giảm 50% trở lên về chi phí thuê diện tích tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong nước.
Điều 14. Chính sách khoa học công nghệ
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có ứng dụng thiết bị công nghệ mới, vật liệu mới hoặc đầu tư vào thiết bị công nghệ tự động hoá, thiết bị công nghệ xử lý nguồn, kiểm soát ô nhiễm, sử dụng năng lượng sạch, giảm hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả năng lượng, tái tạo nguồn nước công nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ thuộc các chương trình kỹ thuật - kinh tế như: công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và tiết kiệm năng lượng.
2. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chương trình hướng dẫn thực hiện quy định này.
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG
Điều 15. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công
1. Bộ Công nghiệp giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công theo các nội dung sau:
a) Xây dựng và ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, quy hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp nông thôn, vùng, ngành và lãnh thổ;
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch khuyến công quốc gia từng giai đoạn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương triển khai các hoạt động khuyến công theo chương trình, kế hoạch được duyệt;
d) Quản lý kinh phí khuyến công quốc gia;
đ) Đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để xử lý những nội dung liên quan về đầu tư, tài chính - tín dụng, khoa học - công nghệ, thị trường, đất đai, lao động và môi trường trong phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn;
e) Tổ chức các hoạt động phổ biến kinh nghiệm sản xuất, quản lý, tiến bộ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, đào tạo, cung cấp thông tin, triển lãm, hội chợ và quảng bá sản phẩm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn;
g) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động khuyến công;
h) Theo dõi, đánh giá và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công;
i) Tổ chức hoạt động thi đua khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp nông thôn.
k) Tổ chức kiểm tra, hoạt động khuyến công và việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia, kinh phí khuyến công địa phương;
2. Bộ máy, biên chế để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công theo quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định theo thẩm quyền.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công theo quy định của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công trong phạm vi địa phương, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp địa phương và các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến khích, ưu đãi phát triển công nghiệp địa phương phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khuyến công tại địa phương;
c) Quyết định hình thức hỗ trợ từ kinh phí khuyến công địa phương cho hoạt động khuyến công theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;
d) Bảo đảm nguồn vốn của kinh phí khuyến công địa phương để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khuyến công;
đ) Xây dựng, trình Bộ Công nghiệp tổng hợp các chương trình, kế hoạch hoạt động khuyến công có sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia;
e) Chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương giải quyết những vấn đề liên quan đến đầu tư, tài chính - tín dụng, khoa học - công nghệ, thị trường, đất đai, lao động, môi trường phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn ở địa phương;
g) Quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút các nguồn vốn cho hoạt động khuyến công của địa phương;
h) Định kỳ hàng tháng, quý báo cáo Bộ Công nghiệp về tình hình phát triển công nghiệp địa phương và hoạt động khuyến công trên địa bàn.
5. Sở Công nghiệp là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương.
Điều 16. Khen thưởng
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động hỗ trợ và khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn được khen thưởng theo quy định của nhà nước.
2. Hàng năm, Bộ Công nghiệp và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng cho các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 18. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành
1. Bộ Công nghiệp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 134/2004/ND-CP

Hanoi, June 9, 2004

 

DECREE

ENCOURAGING THE DEVELOPMENT OF RURAL INDUSTRY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;

At the proposal of the Minister of Industry,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Objectives of industrial promotion activities

The State shall organize activities of encouraging, guiding, supporting and creating conditions for, organizations and individuals to participate in the development of rural industrial production (hereinafter called industrial promotion activities for short), aiming:

1. To encourage and mobilize domestic and foreign resources to participate in, or support organizations and individuals to invest in, rural industrial production and industrial promotion services under the industrial development plannings of the whole country and each locality.

2. To contribute to economic restructure along the direction of industrialization and modernization, first of all agricultural and rural industrialization, create jobs, increase incomes, and re-distribute social labor.

3. To support, and create conditions for, organizations and individuals of all economic sectors to invest in the development of rural industrial production in a sustainable manner, raise the competitiveness and efficiently implement international economic integration roadmap.

Article 2.- Scope and subjects of application

1. Organizations and individuals directly engaged in industrial investment and production in rural districts, provincial towns, district townships and communes (hereinafter referred to as rural industrial production establishments), including:

a/ Small- and medium-sized enterprises set up and operating under the Law on State Enterprises;

b/ Small- and medium-sized enterprises set up and operating under the Enterprise Law;

c/ Cooperatives set up and operating under the Cooperative Law;

d/ Individual business households defined by the Government's Decree No. 02/2000/ND-CP of February 3, 2000 on business registration.

2. Organizations and individuals of all economic sectors engaged in industrial promotion services.

Article 3.- Industrial promotion activities' contents

1. To guide and support enterprise-founding organizations and individuals to formulate investment projects on rural industrial development, seek production grounds, recruit and train labor, mobilize capital, apply for investment preferences and other administrative procedures strictly according to law provisions, which are in line with regional, territorial and local industrial development plannings.

2. To guide and support rural industrial production establishments in raising the management capability, rationalizing production and reducing production costs.

3. To guide and advise rural industrial production establishments to invest in the building of new production chains, expand production, renew and apply scientific and technological advances, raise the production capability, manage product quality and protect the environment.

4. To organize occupational training, handing-down and development.

5. To support information provision, marketing, seeking of markets and business partners, and organize exhibitions, fairs and product displays.

6. To organize activities of exchanging experiences, study visits and surveys; to support, and create conditions for, rural industrial production establishments to enter into joint ventures and economic cooperation, and participate in production/business associations.

7. To build models of technical demonstrations, transfer technologies and provide scientific-technological consultancy services in order to support organizations and individuals to invest in rural industrial production.

Chapter II

INDUSTRIAL PROMOTION POLICIES

Article 4.- Support for industrial promotion activities

The State shall adopt appropriate policies and measures to support organizations and individuals directly engaged in industrial promotion activities according to the contents prescribed in Article 3 of this Decree as well as organizations and individuals directly making production investment in production/business lines in the domains on the list prescribed in Article 6 of this Decree.

Article 5.- Encouraging the development of industrial promotion services

1. Industrial promotion services mean service activities in consultancy, training, technology transfer, information provision, trade promotion, and other activities related to rural industrial production investment.

The State encourages organizations and individuals to provide industrial promotion services for realization of contents of the industrial promotion activities, prescribed in Article 3 of this Decree.

2. Voluntary industrial promotion organiza-tions mean organizations set up by mass organizations, socio-economic organizations, agencies or individuals under law provisions for non-profit purposes to carry out industrial promotion activities.

3. Industrial promotion service organizations shall be professionally trained and entitled to participate in industrial promotion programs, plans and projects organized by agencies in charge of State management over industrial promotion activities.

Article 6.- List of production/business lines entitled to industrial promotion policies

1. Organizations and individuals investing in rural industrial production in the following production/business lines shall be entitled to the industrial promotion policies prescribed in Chapter II of this Decree:

a/ Agricultural, forestry, aquatic product-processing industries;

b/ Production of products with the use of on-spot raw materials and intensive labor;

c/ Production of new products, imports-substitute goods, export goods using mainly domestic raw materials;

d/ Production of products and accessories, assembly and repair of agricultural mechanical machines;

e/ Small hydro-electric power, electricity generation stations using new energies or recycled energies with installation output of under 10,000 kW to supply electricity for rural, deep-lying and remote areas;

f/ Production and processing of details and semi-finished products, and provision of services to establishments producing finished products;

g/ Investment of capital in building infrastructures of industrial, small- and cottage-industry clusters and locations as well as craft villages.

2. Basing itself on the socio-economic development situation and the requirements of industrial promotion work in each period, the Ministry of Industry shall submit to the Prime Minister for decision the amendment and/or supplementation of production/business lines entitled to the policies prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 7.- Funding for industrial promotion activities

Funding for industrial promotion activities includes national industrial promotion funding and local industrial promotion fundings:

1. The national industrial promotion funding means funding used for industrial promotion activities and national target programs on industrial promotion, which are managed and organized for implementation by the Ministry of Industry.

2. Local industrial promotion fundings shall be managed by the People's Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial-level People's Committees) for use for industrial promotion activities carried out by localities.

Article 8.- National industrial promotion funding

1. National industrial promotion funding is formed from the following sources:

a/ The annual State budget allocations under plans;

b/ Donations and contributions of domestic and foreign organizations and individuals;

c/ Other lawful capital sources prescribed by law.

2. National industrial promotion funding is used for the following purposes:

a/ To cover national industrial promotion activities according to the contents prescribed in Article 3 of this Decree;

b/ To support industrial promotion activities of the provincial-level People's Committees under the approved programs, plans and schemes;

c/ To cover other expenditures in service of industrial promotion activities.

Article 9.- Local industrial promotion fundings

1. Local industrial promotion fundings are formed from the following sources:

a/ The annual allocations from budgets of the provincial-level People's Committees;

b/ Aids and contributions of domestic and foreign organizations and individuals;

c/ Support from national industrial promotion funding for industrial promotion activities of the provincial-level People's Committees under the approved programs, plans and schemes;

c/ Other lawful capital sources prescribed by law.

2. Local industrial promotion fundings are used for the following purposes:

a/ To cover industrial promotion activities organized for implementation by localities according to the contents prescribed in Article 3 of this Decree;

b/ To cover other expenditures in service of industrial promotion activities.

Article 10.- Management of national industrial promotion funding and local industrial promotion fundings

1. National industrial promotion funding plans and estimates shall be elaborated by the Ministry of Industry and included into its annual budget estimates for submission to competent State agencies according to law provisions.

2. Local industrial promotion funding plans and estimates shall be elaborated by the provincial-level People's Committees and included into the annual budget estimates of their respective localities for submission for approval according to the current regulations.

3. Annually, the finance bodies of all levels shall base themselves on the approved budget plans and estimates as well as implementation tempo to allocate them to agencies in charge of State management over industrial promotion activities at the central and local levels.

4. National industrial promotion funding and local industrial promotion fundings allocated from the budget, which have not been used up in the plan year, shall be retained for use in the subsequent year.

5. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Industry in guiding in detail the order for elaborating, managing and using national industrial promotion funding and local industrial promotion fundings.

Article 11.- Land

1. Rural industrial production establishments shall be entitled to preferential policies in land rent as well as land-use right transfer and mortgage according to law provisions on land.

2. Rural industrial production establishments which wish to use land for relocating old, narrow or polluting production establishments, or for building new production establishments shall be prioritized by competent People's Committees in leasing land with the lowest rentals.

3. The provincial-level People's Committees shall have to elaborate land planning, set aside land fund and use land rentals according to law provisions for investment in the construction of technical infrastructures of industrial and small-and cottage-industry clusters and locations as well as craft villages, and create favorable conditions for rural industrial production establishments to invest in production.

Article 12.- Investment preferences

1. Rural industrial production establishments shall be entitled to the preferential policies according to the State's current regulations and the provisions of this Decree.

Agencies receiving and handling dossiers of registration for investment preferences shall have to clearly determine investment preference entitlements of rural industrial production establishments in the investment preference certificates but must not request any additional procedures.

2. Rural industrial production establishments with efficient investment projects proposed by the provincial- or district-level People's Committees shall be appraised and given investment loans by the Development Assistance Fund according to regulations.

Article 13.- Information, market

1. The ministries, branches and People's Committees of all levels shall create all conditions for rural industrial production establishments to have prompt access to information on prices, products and technologies of domestic and foreign markets.

2. Rural industrial production establishments shall enjoy 50%-plus reduction of expenses for rent of ground spaces at trade fairs or exhibitions for domestic products.

Article 14.- Scientific and technological policies

1. Rural industrial production establishments, which use new technological equipment or new raw materials, or invest in automation equipment and technologies, pollution source-treating and -controling equipment and technologies, use clean energies, reduce greenhouse effect, save energies and raise use efficiency thereof, or regenerate industrial water sources, shall be entitled to the support policies under such econo-technical programs as information technology, automation technology, bio-technology, materials technology and energy saving.

2. The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the program-managing ministries in guiding the implementation of this stipulation.

Chapter III

STATE MANAGEMENT OVER INDUSTRIAL PROMOTION ACTIVITIES

Article 15.- Agencies in charge of State management over industrial promotion activities

1. The Ministry of Industry shall assist the Government in performing the function of State management over industrial promotion activities according to the following contents:

a/ To elaborate and promulgate, or propose competent agencies to promulgate, strategies, plannings and legal documents on regional, branch and territorial rural industrial development;

b/ To elaborate national industrial promotion programs and plans in each period and submit them to the Prime Minister for approval;

c/ To organize the implementation of, and guide localities in deploying, industrial promotion activities according to the approved programs and plans;

d/ To manage the national industrial promotion funding;

e/ To act as the main body in coordinating with ministries, branches and localities in handling relevant contents on investment, finance-credit, science-technology, market, land, labor and environment in rural industrial production development;

f/ To organize activities of disseminating experiences in production, management, scientific and technological advances, investment consultancy, training, information supply, exhibitions, fairs and advertising products of rural industrial production establishments;

g/ To cooperate with domestic and foreign organizations and individuals in attracting capital and other resources in service of industrial promotion activities;

h/ To monitor, evaluate and report annually to the Prime Minister on implementation of industrial promotion programs, plans and schemes;

i/ To organize emulation activities and commend and/or reward organizations and individuals that record splendid achievements in rural industrial production/business activities;

j/ To examine industrial promotion activities as well as management and use of the national industrial promotion funding and local industrial promotion fundings.

2. The apparatus and payroll for performance of the function of State management over industrial promotion activities prescribed in Clause 1 of this Article shall be decided by the Minister of Industry according to his competence.

3. The ministries, the ministerial-level agencies and the Government-attached agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Industry in performing the function of State management over industrial promotion activities under the Government's regulations.

4. The provincial-level People's Committees performing the function of State management over industrial promotion activities in their respective localities have the following tasks and powers:

a/ To promulgate, or propose competent agencies to promulgate, local industrial development strategies, plannings and plans as well as legal documents on encouraging and prioritizing local industrial development in accordance with law provisions;

b/ To approve, and organize the implementation of, industrial promotion programs and plans in their respective localities;

c/ To decide on forms of support from local industrial promotion fundings for industrial promotion activities according to the provisions of Article 3 of this Decree;

d/ To ensure capital sources of local industrial promotion fundings in support of organizations and individuals engaged in industrial promotion activities;

e/ To elaborate, and submit to the Ministry of Industry for synthesis, industrial promotion programs and plans using national industrial promotion funding;

f/ To direct local functional agencies in settling matters related to investment, finance-credit, science-technology, market, land, labor and environment in service of rural industrial development in their respective localities;

g/ To establish relations with domestic and foreign organizations and individuals in order to attract capital sources for local industrial promotion activities;

h/ To report monthly and quarterly to the Ministry of Industry on the situation of local industrial development and industrial promotion activities in their respective localities.

5. The provincial/municipal Services of Industry shall assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over industrial promotion activities in their respective localities.

Article 16.- Commendation

1. Organizations and individuals that record achievements in supporting and encouraging the development of rural industry shall be commended and/or rewarded according to the State's regulations.

2. Annually, the Ministry of Industry and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall organize reviews, drawing experiences, commending and/or rewarding organizations and individuals that record splendid achievements in rural industrial production development investment activities.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 17.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 18.- Implementation organization and responsibility

1. The Ministry of Industry shall coordinate with the concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 134/2004/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe