Nghị định 172/2013/NĐ-CP công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu

thuộc tính Nghị định 172/2013/NĐ-CP

Nghị định 172/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:172/2013/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:13/11/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Vốn điều lệ công ty TNHH Nhà nước một thành viên tối thiểu 100 tỷ đồng

Theo Nghị định số 172/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng. Riêng đối với công ty TNHH một thành viên hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn đặc thù hoặc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức nêu trên, nhưng phải có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu chỉ được phép hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể sau: Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; truyền tải hệ thống điện quốc gia; nhà máy thủy điện đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; bảo đảm hàng hải; cung ứng dịch vụ bưu chính công ích; xuất bản; tin, đúc tiền...
Trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết; kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp và có số lũy kế bằng ¾ vốn Nhà nước tại công ty trở lên nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản hoặc xét thấy việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết, công ty TNHH một thành viên sẽ bị xem xét giải thể. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Đồng thời, việc giải thể phải phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014; bãi bỏ Nghị định số 180/2004/NĐ-CP ngày 28/10/2004.

Xem chi tiết Nghị định172/2013/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 172/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
---------------

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

 DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

LÀ CÔNG TY CON CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định về thành lập, tchức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu,

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 3. Áp dụng pháp luật có liên quan
Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật về Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước thì áp dụng theo quy định của pháp luật về Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước.
Chương 2.
THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Điều 4. Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ được xem xét khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Đảm bảo đủ vốn điều lệ quy định tại Điều 6 Nghị định này.
3. Có Hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 7 Nghị định này và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế.
Điều 5. Ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xem xét thành lập ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn sau:
a) Ngành, lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ;
b) Truyền tải hệ thống điện quốc gia; nhà máy thủy điện đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh;
c) Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; các cảng hàng không; cảng biển tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế;
d) Quản lý điều hành bay; điều hành vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;
đ) Bảo đảm hàng hải;
e) Cung ứng dịch vụ bưu chính công ích;
g) Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm);
h) In, đúc tiền;
i) Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển;
k) Hậu cần biển đảo;
l) Quản lý, duy tu công trình đê điều, phân lũ và phòng chống thiên tai;
m) Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
n) Những ngành, lĩnh vực, địa bàn phục vụ cho việc ổn định và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ hoặc các ngành, lĩnh vực, địa bàn khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xem xét thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để phát triển, nắm giữ các bí quyết kinh doanh, công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.
Điều 6. Mức vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi thành lập
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.
2. Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.
3. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn đặc thù hoặc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 Điều này nếu có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trình người quyết định thành lập gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
b) Đề án thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Dự thảo Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Đề án thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết thành lập công ty;
b) Tên gọi, mô hình tổ chức quản lý công ty và thời hạn hoạt động;
c) Địa điểm trụ sở chính của công ty, địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng; chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty;
d) Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh; danh mục sản phẩm, dịch vụ do công ty cung ứng;
đ) Đánh giá tác động kinh tế - xã hội và sự phù hợp của việc thành lập công ty với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế;
e) Tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do công ty cung ứng; công nghệ dự kiến áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm sau khi thành lập;
g) Dự kiến tổng vốn đầu tư; mức vốn điều lệ; nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với công ty;
h) Khả năng cung ứng nguồn lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, công nghệ và các điều kiện cần thiết khác để công ty hoạt động sau khi thành lập.
3. Dự thảo Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ, trụ sở chính của công ty; hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân của công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
b) Mục tiêu hoạt động; nhiệm vụ do Nhà nước giao và ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ, cách thức điều chỉnh vốn điều lệ;
d) Người đại diện theo pháp luật của công ty;
đ) Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty;
e) Quyền, nghĩa vụ của công ty;
g) Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty;
h) Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác của công ty;
i) Cơ chế hoạt động tài chính, nguyên tắc sử dụng lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh của công ty; căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
k) Các trường hợp tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu và thủ tục thanh lý tài sản của công ty;
l) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
m) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
n) Các quy định khác do cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty quyết định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
4. Trường hợp việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gắn với việc hình thành dự án đầu tư thì thủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
5. Trường hợp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, phê duyệt bao gồm: Tờ trình đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Đề án thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Điều 8. Người đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (trong trường hợp thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là người đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Điều 9. Thẩm quyền quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
2. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngoài đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
3. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Điều 10. Thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là việc kiểm tra, đánh giá về sự phù hợp của việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với các quy định pháp lý, quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Người đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu tại Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Các cơ quan tham gia ý kiến đối với Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Bộ Tài chính;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Bộ Nội vụ;
đ) Bộ quản lý ngành;
e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dự định đặt trụ sở chính;
g) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quyền yêu cầu thêm các cơ quan, tổ chức liên quan khác tham gia ý kiến đối với Hồ sơ.
3. Cơ quan chủ trì thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và các cơ quan tham gia ý kiến chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và ý kiến của mình.
Điều 11. Quy trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
1. Bộ quản lý ngành lập 05 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
2. Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dự định đặt trụ sở chính và cơ quan, tổ chức liên quan khác (nếu cần thiết).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đồng thời gửi Bộ quản lý ngành để tiếp thu ý kiến thẩm định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.
4. Bộ quản lý ngành giải trình việc tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 12. Quy trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập
1. Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập 05 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định này và chủ trì lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dự định đặt trụ sở chính (trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ quản lý ngành quyết định thành lập).
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đến Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo thẩm định, giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, hoàn thiện Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
4. Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày Đề án được phê duyệt.
Điều 13. Quy trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập
1. Đối với việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:
a) Công ty mẹ lập 05 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định này gửi Bộ quản lý ngành để thẩm định;
b) Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Bộ quản lý ngành chủ trì lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đến Bộ quản lý ngành;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ quản lý ngành lập báo cáo thẩm định, giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, hoàn thiện Hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;
d) Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của công ty mẹ ra quyết định thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày Đề án được phê duyệt.
2. Đối với việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Công ty mẹ lập 06 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định này gửi Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định;
b) Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp công ty mẹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập) và thực hiện các thủ tục, trình tự quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 12 Nghị định này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương;
c) Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của công ty mẹ ra quyết định thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt chủ trương.
Điều 14. Quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bao gồm tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt (nếu có);
b) Loại hình công ty;
c) Địa chỉ trụ sở chính của công ty;
d) Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh;
đ) Vốn điều lệ;
e) Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của công ty;
g) Tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
h) Tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty con, công ty liên kết.
2. Đồng thời với việc ra Quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, người có thẩm quyền phê duyệt Điều lệ của công ty, bổ nhiệm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
Điều 15. Đăng ký doanh nghiệp và thời điểm kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Sau khi người có thẩm quyền ra quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, quyết định phê duyệt Điều lệ công ty, bổ nhiệm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiến hành các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Chương 3.
TỔ CHỨC LẠI, TẠM NGỪNG KINH DOANH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Điều 16. Tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Các hình thức tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm: Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi thành công ty cổ phần, chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con.
2. Các hình thức tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Nghị định này gồm:
a) Hợp nhất công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Hai hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất với nhau thành một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất;
b) Sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập;
c) Chia công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gọi là công ty bị chia) có thể chia thành hai hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới (gọi là công ty được chia) bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị chia sang công ty được chia, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia;
d) Tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gọi là công ty bị tách) có thể tách để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới (gọi là công ty được tách) bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
3. Các hình thức tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc một nhóm công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con được thực hiện theo quy định khác của Chính phủ.
Điều 17. Điều kiện tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức lại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Việc tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợp việc tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chưa được quy định tại Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cơ quan quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới hình thành sau khi chia, tách công ty trách nhiệm hữu một thành viên phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
3. Việc tổ chức lại không làm giảm vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Điều 18. Cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ra quyết định tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Đối với trường hợp tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cùng một cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập hoặc được giao quản lý (sau đây gọi tắt là cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập), cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập công ty ra quyết định tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Đối với trường hợp sáp nhập các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các cơ quan hoặc cá nhân khác nhau quyết định thành lập thì cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập công ty nhận sáp nhập ra quyết định tổ chức lại, trên cơ sở ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập công ty bị sáp nhập.
3. Đối với trường hợp hợp nhất các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các cơ quan hoặc cá nhân khác nhau quyết định thành lập, thì cơ quan hoặc cá nhân được thỏa thuận sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu của công ty hợp nhất ra quyết định tổ chức lại.
4. Đối với trường hợp tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì thẩm định Hồ sơ đề nghị tổ chức lại. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các Bộ quản lý ngành khác nhau được giao quản lý, Thủ tướng Chính phủ chỉ định Bộ quản lý ngành có trách nhiệm chủ trì lập Hồ sơ đề nghị tổ chức lại, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 19. Hồ sơ đề nghị tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Hồ sơ đề nghị tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm:
a) Tờ trình đề nghị tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
b) Đề án tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Báo cáo tài chính năm trước liền kề của công ty đã được kiểm toán và báo cáo tài chính quý gần nhất thời điểm tổ chức lại;
d) Dự thảo Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới;
đ) Hợp đồng sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 152, Điểm a Khoản 2 Điều 153 Luật doanh nghiệp đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
e) Các tài liệu khác có liên quan đến việc tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Đề án tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trước và sau khi tổ chức lại;
b) Sự cần thiết tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và trên toàn quốc;
c) Mức vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi tổ chức lại;
d) Phương án sắp xếp, sử dụng lao động;
đ) Phương án xử lý tài chính, chuyển đổi, bàn giao vốn, tài sản và giải quyết các quyền, nghĩa vụ của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên liên quan đến việc tổ chức lại;
e) Thời hạn thực hiện tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
g) Trường hợp chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới thì Đề án tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải có thêm các nội dung khác quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
Điều 20. Quyết định tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Quyết định tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải quy định rõ việc kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức lại.
2. Quyết định tổ chức lại, hợp đồng sáp nhập, hợp nhất công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua; quyết định tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
Điều 21. Quy trình hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Quy trình hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:
a) Bộ quản lý ngành theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định này chỉ đạo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lập Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, gửi 04 bộ Hồ sơ gốc đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định;
b) Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đồng thời gửi Bộ quản lý ngành để tiếp thu ý kiến thẩm định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc;
d) Bộ quản lý ngành giải trình việc tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Quy trình hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập:
a) Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phối hợp, thống nhất lập Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, trình cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập công ty xem xét, quyết định;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này thẩm định, phê duyệt Hồ sơ và ra quyết định hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Sau khi có quyết định hợp nhất, sáp nhập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án hợp nhất, sáp nhập. Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các cơ quan hoặc cá nhân khác nhau quyết định thành lập, sau khi Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập được phê duyệt, người đại diện theo pháp luật của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cùng ký vào Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập.
Công ty nhận sáp nhập và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập trên cơ sở hợp nhất thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Quy trình chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Quy trình chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:
a) Bộ quản lý ngành chỉ đạo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lập Hồ sơ đề nghị chia, tách theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, gửi 04 bộ Hồ sơ gốc đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định;
b) Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị chia, tách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị chia, tách, các cơ quan liên quan có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định, đồng thời gửi Bộ quản lý ngành để tiếp thu ý kiến thẩm định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc;
d) Bộ quản lý ngành giải trình việc tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Quy trình chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lập 06 bộ Hồ sơ gốc đề nghị chia, tách gửi Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định;
b) Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập) và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo các trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 12 Nghị định này;
c) Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chia, tách, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt chủ trương.
3. Quy trình chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập:
a) Đối với trường hợp chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trình tự, thủ tục chia, tách thực hiện theo quy định tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Đối với trường hợp chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, trình tự, thủ tục chia, tách thực hiện theo quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Điều 13 Nghị định này;
c) Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chia, tách, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của công ty mẹ ra quyết định chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt chủ trương.
4. Sau khi có quyết định chia, tách, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án chia, tách.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập trên cơ sở chia, tách thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Tạm ngừng kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tạm ngừng kinh doanh trong các trường hợp sau:
a) Do yêu cầu của người quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
b) Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Sau khi người quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ra quyết định tạm ngừng kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm thực hiện các thủ tục tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm báo cáo người quyết định thành lập công ty để ra quyết định tạm ngừng kinh doanh.
Chương 4.
GIẢI THỂ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Điều 24. Điều kiện giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp và có số lỗ lũy kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại công ty trở lên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản;
d) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
đ) Việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
3. Việc giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợp việc giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chưa được quy định tại Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cơ quan quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 25. Thẩm quyền đề nghị giải thể và quyết định giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (sau đây gọi tắt là người đề nghị) gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tự đề nghị;
b) Người quyết định thành lập hoặc cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế hoặc các cơ quan chức năng của Nhà nước khác khi thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, phát hiện công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên rơi vào tình trạng phải giải thể;
c) Bộ quản lý ngành đề nghị giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
2. Người quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là người có thẩm quyền quyết định giải thể công ty.
Điều 26. Hội đồng giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Người có thẩm quyền quyết định giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải thành lập Hội đồng giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (sau đây gọi tắt là Hội đồng giải thể). Hội đồng giải thể có chức năng tham mưu cho người quyết định giải thể về việc quyết định giải thể công ty và tổ chức thực hiện giải thể công ty.
2. Hội đồng giải thể gồm đại diện các cơ quan sau:
a) Chủ tịch Hội đồng giải thể là đại diện của cơ quan quyết định giải thể; Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể;
b) Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể;
c) Bộ Tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ trưởng quyết định giải thể;
d) Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể;
đ) Công đoàn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị giải thể;
e) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị giải thể;
g) Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời thêm cán bộ, chuyên gia, cơ quan, tổ chức khác tham gia Hội đồng giải thể.
Điều 27. Quy trình giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có đủ các điều kiện giải thể quy định tại Điều 24 Nghị định này hoặc có văn bản đề nghị giải thể công ty từ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định giải thể công ty thành lập Hội đồng giải thể để thẩm định đề nghị giải thể công ty. Trường hợp không quyết định giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, người có thẩm quyền quyết định giải thể phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo các nội dung quy định tại Điều 28 Nghị định này.
3. Sau khi có quyết định giải thể:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 29 Nghị định này;
b) Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 30 Nghị định này;
c) Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế công ty có trách nhiệm ban hành văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty.
4. Hội đồng giải thể tự động chấm dứt hoạt động khi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã hoàn tất các thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật và cơ quan đăng ký kinh doanh đã xóa tên doanh nghiệp khỏi sổ đăng ký kinh doanh.
Điều 28. Quyết định giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Quyết định giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị giải thể;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, quyết định này phải được gửi đến công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị giải thể và:
a) Các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 158 Luật doanh nghiệp;
b) Người đề nghị giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ trưởng quyết định giải thể;
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể;
đ) Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế công ty;
e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Thống kê, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị giải thể đặt trụ sở chính và phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.
Điều 29. Trách nhiệm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị giải thể
1. Khi có quyết định giải thể, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị giải thể phải đăng báo điện tử hoặc báo viết trong 03 số liên tiếp và được đăng tải trên cổng thông tin doanh nghiệp (www.business.gov.vn) với các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị giải thể;
b) Số, ngày, tháng, năm của quyết định giải thể và cơ quan ra quyết định giải thể;
c) Ngày công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chấm dứt hoạt động;
d) Thời gian yêu cầu các chủ nợ đến đối chiếu nợ.
2. Kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị giải thể có trách nhiệm:
a) Không thực hiện tất cả các hoạt động bị cấm quy định tại Điều 159 Luật doanh nghiệp;
b) Chấm dứt các hoạt động: Kinh doanh, thanh toán các khoản nợ phải trả, cho mượn tài sản, giữ hộ tài sản;
c) Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
d) Lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả (chia ra nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm); danh sách khách nợ và số nợ phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi);
đ) Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thu thuế của công ty.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, công ty phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
a) Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của công ty; danh sách các chủ nợ, khách nợ của công ty;
b) Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của công ty (kể cả tài sản chưa thu hồi được), tài sản nhận giữ hộ, đi mượn, đi thuê.
Điều 30. Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Sau khi có quyết định giải thể và đăng báo giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Hội đồng giải thể có trách nhiệm:
a) Thu hồi con dấu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị giải thể để phục vụ việc giải thể;
b) Lập phương án giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trình người có thẩm quyền quyết định giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để xem xét, phê duyệt;
c) Tổ chức giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương án được duyệt; Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng; việc thanh toán các khoản nợ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị giải thể thực hiện theo thứ tự quy định tại Khoản 4 Điều 158 Luật doanh nghiệp;
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể và thanh toán hết các khoản nợ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Hội đồng giải thể phải lập báo cáo tài chính về giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trình người quyết định giải thể công ty; lập hồ sơ giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp; gửi hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký doanh nghiệp.
2. Hội đồng giải thể được sử dụng con dấu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để phục vụ công tác giải thể và yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan hỗ trợ việc thu hồi tài sản.
Điều 31. Thời hạn giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Thời gian giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không quá 01 năm kể từ ngày quyết định giải thể công ty có hiệu lực. Trường hợp đặc biệt được người quyết định giải thể công ty đồng ý bằng văn bản, thời gian giải thể công ty có thể kéo dài thêm không quá 06 tháng.
2. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thời hạn giải thể thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 158 Luật doanh nghiệp.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực kể thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Nghị định số 180/2004/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước và các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Điều 33. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện
1. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có thể áp dụng Nghị định này để thành lập, tổ chức lại, giải thể đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình làm chủ sở hữu.
3. Việc thành lập chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực hiện theo quy trình tại Điều 13 Nghị định này.
4. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện như các quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại Nghị định này.
5. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu không thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ cấp 3 trở lên trong mô hình công ty mẹ - công ty con. Trường hợp đặc biệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của tập đoàn kinh tế nhà nước rà soát tình hình hoạt động và xây dựng phương án sắp xếp phù hợp đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ cấp 3 trở lên thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình quản lý, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
----------

No. 172/2013/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------------

Hanoi, November 13, 2013

 

 

DECREE

ON THE ESTABLISHMENT, REORGANIZATION, DISSOLUTION OF STATE-OWNED SINGLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES AND SINGLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES WHICH ARE SUBSIDIARIES OF STATE-OWNED SINGLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES

 

Pursuant to the Law on Government Organization dated 25 December 2001;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 29, 2005;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment,

The Government hereby promulgates the Decree on the establishment, reorganization, dissolution of State-owned single-member limited liability companies and single-member limited liability companies which are subsidiaries of State-owned single-member limited liability companies,

 

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Decree stipulates conditions, order, and procedures for the establishment, reorganization, dissolution of State-owned single-member limited liability companies, and single-member limited liability companies which are subsidiaries of State-owned single-member limited liability companies (hereinafter referred to as single-member limited liability companies).

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to:

1. State-owned single-member limited liability companies.

2. Single-member limited liability companies which are subsidiaries of State-owned single-member limited liability companies.

3. Organizations and individuals involved in the establishment, reorganization, and dissolution of State-owned single-member limited liability companies specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 3. Application of relevant laws

In case there is a difference between this Decree and other legal regulations on State-owned economic groups and State-owned corporations, such regulations on State-owned economic groups and State-owned corporations shall prevail.

 

Chapter 2.

ESTABLISHMENT OF SINGLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES

 

Article 4. Conditions for the establishment of single-member limited liability companies

A single-member limited liability company shall be considered to be established only when fully satisfying the following conditions:

1. Belonging to the sectors, fields, and areas to be considered for the establishment of single-member limited liability companies as prescribed in Article 5 of this Decree.

2. Having sufficient charter capital as prescribed in Article 6 of this Decree.

3. Having valid dossiers as prescribed in Article 7 of this Decree and being approved by the Prime Minister.

4. The establishment of a single-member limited liability company must be compliant with master plans and strategies for the development of economic sectors, fields, and regions.

Article 5. Sectors, fields, and areas to be considered for the establishment of single-member limited liability companies

1. A single-member limited liability company shall be considered to be established in the following sectors, fields, and areas:

a) Sectors, fields, and areas directly serving national defense and security according to the Government s regulations;

b) Transmission of the national electric power system; multi-purpose hydroelectric power plants, nuclear power plants of special importance in socio-economic conditions associated with national defense and security;

c) Management and exploitation of the national railway and urban railway infrastructure system; airports; national general seaports and international gateways;

d) Flight management and administration; national and urban rail transport administration;

dd) Maritime assurance;

e) Provision of public postal services;

g) Publication (excluding printing and issuing publications);

h) Money printing and minting;

i) Management and exploitation of the inter-provincial and inter-district irrigation structure and agricultural hydraulic work system, sea reclamation embankment;

k) Sea and island logistics;

l) Management and maintenance of dikes, flood diversion, and natural disaster prevention;

m) Planting and protection of watershed forests, protective forests, special-use forests;

n) Sectors, fields, and areas serving the stability and socio-economic development strategy of the country in each period or other sectors, fields, and areas as prescribed by the Prime Minister.

2. A single-member limited liability company shall be considered to establish a subsidiary as a single-member limited liability company to develop and hold business know-how and technology directly serving the performance of duties and main business lines of the parent company.

Article 6. The charter capital of a single-member limited liability company when being established

1. A single-member limited liability company must have a charter capital of not less than VND 100 billion when being established.

2. In cases of conducting business lines that require legal capital, in addition to conditions specified in Clause 1 of this Article, the single-member limited liability company s charter capital must not be lower than the legal capital prescribed for such business lines.

3. For a single-member limited liability company conducting business in some specific sectors, fields, or areas and providing public products and services, its charter capital may lower than the charter capital prescribed in Clause 1 of this Article, if it is approved by the Prime Minister.

Article 7. Dossiers of request for establishing single-member limited liability companies

1. A dossier of request for establishing a single-member limited liability company which is submitted to a person deciding to establish comprises:

a) A written request for establishing a single-member limited liability company;

b) A scheme on establishing a single-member limited liability company as prescribed in Clause 2 of this Article;

b) A Draft Charter of the single-member limited liability company as prescribed in Clause 3 of this Article.

2. A Scheme on establishing a single-member limited liability company shall include the following contents:

a) Legal basis, the necessity of establishing a company;

b) Name, the model of company management and organization, and the term of operation;

c) Location of the company s head office, location of the construction of production and business facilities and area of used land; branches, representative offices of the company;

d) Tasks assigned by the State; business lines; the List of products and services provided by the company;

dd) Assessment of the socio-economic efficiency and conformity of such establishment with the master plans and strategies for the development of economic sectors, fields, and regions;

e) The market situation, market needs and prospects for each type of product or service provided by the company; technology expected to be applied in production and business activities; production, business, and investment development plans for 5 years after the establishment;

g) Estimated total investment capital; sources and forms of mobilizing the remaining capital other than the State’s initial investment capital; the plans on repayment of mobilized capital; the needs and measures to create working capital for the company;

h) The capability of supplying labor, raw materials, materials and energy, technology, and other necessary conditions for the company to operate after its establishment.

3. The Draft Charter of a single-member limited liability company includes principal contents as follows:

a) The name, address, and head office of the company; legal form, a legal entity of the company; branches and representative offices (if any);

b) Targets; tasks assigned by the State and business lines;

c) The charter capital, method of adjusting the charter capital;

d) The at-law representative of the company;

dd) Rights and obligations of the company owner;

e) Rights and obligations of the company;

g) The organizational and management structure of the company;

h) Rights and obligations of the Chairperson and members’ of the Members’ Council or the President of the company, supervisors, the General Director and other managerial titles of the company;

i) Mechanism of financial operations, principles of using profits and settling losses in the company s business; bases and methods of determining remuneration, salary, and bonuses for managers and supervisors;

k) Cases of reorganization, dissolution, ownership transfer and procedures for dissolution and procedures for liquidation of company assets;

h) Procedures for adoption of the company decisions; principles for the settlement of internal disputes;

m) Procedures for revision of the company Charter;

n) Other regulations decided by agencies and organizations assigned to perform the company owner s rights and obligations, provided that they are not contrary to law.

4. In case the establishment of a single-member limited liability company is associated with the formation of an investment project, investment procedures shall comply with the law on investment.

5. In case of establishing a single-member limited liability company of a ministry, ministerial-level agency or government-attached agency (hereinafter referred to as the ministry), provincial-level People s Committee; a single-member limited liability company which is a subsidiary of another single-member limited liability company, a dossier to be submitted to the Prime Minister for consideration and approval includes: A written request for establishing a single-member limited liability company and a Scheme on establishing a single-member limited liability company.

Article 8. Persons proposing for the establishment of single-member limited liability companies

Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies (hereinafter referred to as Ministers), Chairpersons of People s Committees of provinces and centrally run cities (hereinafter referred to as Chairpersons of provincial-level People s Committees), Members’ Council or President of State-owned single-member limited liability companies (in case of the established subsidiaries are single-member limited liability companies) shall propose for establishing single-member limited liability companies.

Article 9. Competence to decide on establishing single-member limited liability companies

1. The Prime Minister shall decide on establishing single-member limited liability companies that are State-owned economic groups and State Capital and Investment Corporation.

2. The ministers and Chairpersons of the provincial-level People s Committees shall decide on the establishment of single-member limited liability companies other than those specified in Clauses 1 and 3 of this Article.

3. The Members’ Council or the company president shall decide on the establishment of subsidiaries that are single-member limited liability companies.

Article 10. Appraisal of dossiers of request for the establishment of single-member limited liability companies

1. Appraisal of dossiers of request for the establishment of a single-member limited liability company means the inspection and assessment on the conformity of the establishment of a single-member limited liability company with legal regulations, master plans, and strategies on developing sectors, fields, and economic areas, serving as a basis for the competent persons to consider and decide.

A person proposing for the establishment of a single-member limited liability company shall be responsible for the accuracy of the contents and data provided in the dossier of request for establishing a single-member limited liability company.

2. Agencies participating in giving comments on dossiers of request for the establishment of single-member limited liability companies include:

a) The Ministry of Planning and Investment;

b) The Ministry of Finance;

c) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

d) The Ministry of Home Affairs;

dd) Line ministry;

e) Provincial-level People s Committees of places where the single-member limited liability companies’ head offices expected to be located;

g) In case of necessity, agencies in charge of appraising dossiers of request for the establishment of single-member limited liability companies shall be entitled to request other related agencies and organizations to give comments on such dossiers.

3. Agencies in charge of appraising dossiers of request for the establishment of single-member limited liability companies and agencies participating in giving comments shall be responsible for the appraisal results and their comments.

Article 11. Procedures for setting-up single-member limited liability companies that are established under the Prime Minister’s decisions

1. The line ministry shall prepare 05 sets of original dossiers of requesting for establishing a single-member limited liability company in accordance with Clause 1, Article 7 of this Decree, and send them to the Ministry of Planning and Investment for appraisal.

2. After receiving the sufficient dossier of requesting for establishing a single-member limited liability company, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for consulting the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Home Affairs, the People s Committee of the province where a single-member limited liability company intends to be headquartered and other relevant agencies or organizations (if necessary).

Within 15 working days, from the date of receiving the dossier of requesting for establishing a single-member limited liability company, relevant agencies shall send written comments on contents within the scope of their functions and tasks to the Ministry of Planning and Investment to synthesize and prepare the appraisal report.

3. Within 10 working days, from the date of receiving comments from relevant agencies, the Ministry of Planning and Investment shall submit the Prime Minister the reports on appraising dossiers of requesting for establishment of single-member limited liability companies, at the same time, send them to the line ministry to receive appraisal comments.

In case such comments on the dossier s main contents are different, the Ministry of Planning and Investment shall hold a meeting with relevant agencies before submitting the appraisal report to the Prime Minister; such period may be extended for no more than 10 working days.

4. The line ministry shall explain the receiving the Ministry of Planning and Investment s appraisal comments, complete the dossier, and submit to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 12. Procedures for setting-up single-member limited liability companies that are established under Ministries or provincial-level People s Committees’ decisions

1. The ministry or provincial-level People s Committee shall prepare 05 sets of original dossiers of requesting for establishing a single-member limited liability company as prescribed in Clause 5, Article 7 of this Decree, and assume the prime responsibility for consulting the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and line ministries (in case such single-member limited liability company is established under the provincial-level People s Committee’s decision), or the People s Committee of the province where a single-member limited liability company intends to be headquartered (in case such single-member limited liability company is established under the line ministry’s decision).

2. Within 10 working days, from the date of receiving the dossier of requesting for establishing a single-member limited liability company, relevant agencies shall send written comments on contents within the scope of their functions and tasks to the ministry and provincial-level People s Committee.

3. Within 10 working days, from the date of receiving comments from relevant agencies, the Ministry, the provincial-level People s Committee shall prepare the appraisal report, explain the receiving comments from relevant agencies, complete the dossier of requesting for establishment of a single-member limited liability company and submit to the Prime Minister for consideration and approval.

4. In case the Scheme on establishing a single-member limited liability company is approved by the Prime Minister, the Minister or provincial-level People’s Committee shall issue a decision on establishing a single-member limited liability company within 30 working days, from the date on which the Scheme is approved.

Article 13.Procedures for setting-up single-member limited liability companies that are established under the Members’ Council or company president’s decisions

1. For the case of establishing a single-member limited liability company which is a subsidiary of a single-member limited liability company established under the Prime Minister s decision:

a) The parent company shall prepare 05 sets of original dossiers of requesting for establishing a subsidiary that is a single-member limited liability company in accordance with Clause 5, Article 7 of this Decree and send them to the line ministry for the appraisal;

b) After receiving the sufficient dossier of request for establishing a subsidiary that is a single-member limited liability company, the line ministry shall assume the prime responsibility for consulting the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs, and the Ministry of Home Affairs.

Within 10 working days, from the date of receiving the dossier, relevant agencies shall send written comments on contents within the scope of their functions and tasks to the line ministry;

Within 10 working days, from the date of receiving comments from relevant agencies, the line ministry shall prepare the appraisal report, explain the receiving comments from relevant agencies, complete the dossier of requesting for establishment of a single-member limited liability company and submit to the Prime Minister for consideration and approval;

In case the Scheme on establishing a subsidiary that is a single-member limited liability company is approved by the Prime Minister, the Members’ Council or company president of the parent company shall issue a decision on establishing a subsidiary that is a single-member limited liability company within 30 working days, from the date on which the Scheme is approved.

2. For the case of establishing a single-member limited liability company which is a subsidiary of a single-member limited liability company under the ministry or provincial-level People s Committee:

a) The parent company shall prepare 06 sets of original dossiers of requesting for establishing a subsidiary that is a single-member limited liability company in accordance with Clause 5, Article 7 of this Decree and send them to the ministry or provincial-level People s Committee for the appraisal;

b) After receiving the sufficient dossier of request for establishing a subsidiary that is a single-member limited liability company, the ministry or provincial-level People s Committee shall assume the prime responsibility for consulting the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Home Affairs, the line ministry (in case where the parent company is established under the provincial-level People’s Committee s decision) and carry out procedures and orders specified in Clauses 2 and 3, Article 12 of this Decree and submit to the Prime Minister for consideration and approval;

c) In case the policy on establishing a subsidiary that is a single-member limited liability company is approved by the Prime Minister, the Members’ Council or company president of the parent company shall issue a decision on establishing a subsidiary that is a single-member limited liability company within 30 working days, from the date on which the policy is approved.

Article 14. Decisions on the establishment of single-member limited liability companies

1. A Decision on establishing a single-member limited liability company shall include the principal contents as follows:

a) The name of the single-member limited liability company, including the Vietnamese full name, the foreign-language name, and abbreviated name (if any);

b) The company form;

c) The address of the company s head office;

d) Tasks assigned by the State; business lines;

e) The charter capital;

g) The organizational structure and executive management apparatus of the company;

g) The name and address of the branches or representative offices (if any);

h) The names and addresses of head offices of subsidiaries and associated companies.

2. At the same time with issuing a Decision on the establishment of a single-member limited liability company, the competent person shall approve the company Charter, appoint the Chairperson and members of the Members’ Council or the company president.

Article 15.Business registration and business commencement time for single-member limited liability companies

1. After the competent person issues a decision on the establishment of a single-member limited liability company, a decision on approval of the company Charter, the appointment of the Chairperson and members of the Members Council or the company president, the single-member limited liability company shall carry out procedures for business registration in accordance with law provisions.

2. A single-member limited liability company shall have the right of conducting business from the date it is granted an enterprise registration certificate. A single-member limited liability company may start conducting in conditional business lines from the date of being licensed by the competent State agencies or fully meeting the prescribed business conditions.

 

Chapter 3.

REORGANIZATION, SUSPENSION OF BUSINESS OF SINGLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES

 

Article 16.Reorganization of single-member limited liability companies

1. Forms of reorganizing a single-member limited liability company include: Consolidation, merger, division, splitting and conversion into joint stock companies, conversion into limited liability companies with two or more members, and conversion in the form of parent companies and subsidiaries.

2. Forms of reorganizing a single-member limited liability company specified in this Decree include:

a) Consolidation of single-member limited liability companies:

Two or more single-member limited liability companies (hereinafter referred to as consolidated companies) may be consolidated into a new single-member limited liability company (hereinafter referred to as the consolidating company), by transferring all lawful assets, rights, obligations, and interests to the consolidating company, and at the same time, terminating the existence of the consolidated companies;

b) Merger of single-member limited liability companies:

One or more single-member limited liability company(ies) (hereinafter referred to as merged company(ies)) may be merged into another single-member limited liability company (hereinafter referred to as the merging company) by transferring all lawful assets, rights, obligations, and interests to the merging company, and at the same time, terminating the existence of the merged company(ies);

c) Division of single-member limited liability companies:

A single-member limited liability company (hereinafter referred to as the divided company) may be divided to two or more new single-member limited liability companies (hereinafter referred to as dividing companies) by transferring all lawful assets, rights, obligations, and interests of the divided company to the dividing companies, and at the same time, terminating the existence of the divided company;

d) Separation of single-member limited liability companies:

A single-member limited liability company (hereinafter referred to as the separated company) may be separated to establish one or more new single-member limited liability company(ies) (hereinafter referred to as separating company(ies)) by transferring part of the lawful assets, rights, obligations and interests of the separated company to separating company(ies) without terminating the existence of the separated company.

3. Forms of reorganizing a single-member limited liability company to a joint stock company or a limited liability company with two or more members and the conversion of a limited liability company or a group of companies in the form of parent companies and subsidiaries shall comply with other regulations of the Government.

Article 17. Conditions for reorganizing single-member limited liability companies

A single-member limited liability company shall be reorganized if fully meets the following conditions:

1. The reorganization of a single-member limited liability company must be in accordance with the Master Scheme of arrangement, reform, and re-structuring of State enterprises which is approved by the Prime Minister. In case the reorganization of a single-member limited liability company has not yet been prescribed in the Master Scheme of the arrangement, reform, and re-structuring of State enterprises, the agency deciding on the establishment of a single-member limited liability company must submit it to the Prime Minister for consideration and decision.

2. New single-member limited liability companies established after the division or splitting of a single-member limited liability company must fully satisfy the same conditions as for the establishment of a single-member limited liability company as prescribed in Clauses 1, 2, and 4, Article 4 of this Decree.

3. The reorganization of a single-member limited liability company shall not reduce its charter capital.

Article 18. Agencies or persons competent to decide on reorganizing single-member limited liability companies

1. In case of reorganizing a single-member limited liability company which is decided to be established or assigned to be managed by the same agency or individual (hereinafter referred to as the agency or individual deciding on the establishment), such agency or individual deciding on establishment shall issue a decision on reorganizing such single-member limited liability company.

2. For the case of merging single-member limited liability companies decided to be established by different agencies or individuals, the agency or individual deciding on the establishment of the merging company shall base on the written agreement of agencies or individuals deciding on establishing merged companies, issue a decision on reorganization.

3. For the case of consolidating single-member limited liability companies decided to be established by different agencies or individuals, the agreed agency or individual shall perform rights and obligations of the consolidating company owner to decide on reorganizing.

4. For the case of reorganizing a single-member limited liability company established under the Prime Minister’s decision, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for appraising the dossier of requesting for reorganization. In case of merger or consolidation of single-member limited liability companies managed by different ministries and branches, the Prime Minister shall assign the line minister to prepare dossiers of requesting for reorganization, submit the Prime Minister for consideration and decision.

Article 19. Dossiers of request for reorganizing single-member limited liability companies

1. A dossier of request for reorganizing a single-member limited liability company comprises:

a) A written request for reorganizing a single-member limited liability company;

b) A Scheme on reorganizing a single-member limited liability company;

c) The audited financial statements of the preceding year of the company and the financial statements of the latest quarter to the reorganizing time;

d) The Draft Charter of the new single-member limited liability company;

dd) The contract of merge or consolidation in accordance with Point a, Clause 2, Article 152 and Point a, Clause 2, Article 153 of the Law on Enterprises, for the case of merge or consolidation of a single-member limited liability company.

e) Other documents related to the reorganization of the single-member limited liability company.

2. A Scheme on reorganizing a single-member limited liability company shall include the principal contents as follows:

a) The names and addresses of single-member limited liability companies before and after reorganization;

b) The necessity of reorganization of a single-member limited liability company; the conformity with the master plan on sector and field development and the master plan on regional and national socio-economic development;

c) The charter capital of a single-member limited liability company after reorganization;

d) The labor arrangement and employment plan;

dd) The plan on the financial settlement, conversion, transfer of capital, assets, and handling of rights and obligations of single-member limited liability companies involved in the reorganization;

e) The schedule for reorganizing a single-member limited liability company;

g) In case of division and splitting of a single-member limited liability company to establish new single-member limited liability companies, other contents specified in Clause 2, Article 7 of this Decree must be included in the Scheme on reorganizing such single-member limited liability company.

Article 20. Decisions on reorganizing single-member limited liability companies

1. A decision on reorganizing a single-member limited liability company must explicitly prescribe the inheritance of the rights and obligations of the reorganized single-member limited liability company.

2. A decision on reorganization, a contract of merger or consolidation of a single-member limited liability company must be sent to all creditors and notified to employees within 15 working days, from the date of approval. A decision on reorganizing a single-member limited liability company shall be sent to the Ministry of Planning and Investment for summarization.

Article 21. Procedures for merger or consolidation of single-member limited liability companies

1. Procedures for merger or consolidation of a single-member limited liability company established under the Prime Minister’s decision:

a) The line ministry specified in Clause 4, Article 18 of this Decree shall direct a single-member limited liability company to prepare the dossier of requesting for merge or consolidation as prescribed in Article 9 of this Decree, send 04 sets of original dossiers to the Ministry of Planning and Investment for appraisal;

b) After receiving sufficient dossiers of requesting for merger or consolidation of a single-member limited liability company, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for consulting the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs, and the Ministry of Home Affairs.

Within 15 working days, from the date of receiving dossiers of requesting for merger or consolidation, relevant agencies shall send the written comments on contents within the scope of their functions and tasks to the Ministry of Planning and Investment to synthesize and prepare the appraisal report;

c) Within 10 working days, from the date of receiving comments from relevant agencies, the Ministry of Planning and Investment shall submit the report on appraising dossiers of requesting for merger or consolidation of a single-member limited liability company to the Prime Minister, at the same time, send it to the line ministry for receiving appraisal comments.

In case such comments on the dossier s main contents are different, the Ministry of Planning and Investment shall hold a meeting with relevant agencies before submitting the appraisal report to the Prime Minister; such period may be extended for no more than 10 working days;

The line ministry shall explain the receiving the Ministry of Planning and Investment s appraisal comments, complete the dossier, and submit to the Prime Minister for consideration and decision.

2. Procedures for merger or consolidation of a single-member limited liability company decided to be established or assigned to be managed by a ministry or provincial-level People’s Committee; procedures for merger or consolidation of a single-member limited liability company established under the Members’ Council or the company president’s decision:

a) Single-member limited liability companies shall cooperate and reach an agreement on preparing a dossier of requesting for merger or consolidation under Article 19 of this Decree; submit it to the agency or individual deciding on establishing such company for consideration and decision;

b) Within 30 working days, from the date of receiving the dossier of requesting for merger or consolidation, the competent agency or person specified in Article 18 of this Decree shall appraise and approve such dossier and issue a decision on merger or consolidation of a single-member limited liability company.

3. After the decision on merger or consolidation is issued, single-member limited liability companies shall be responsible for implementing the Scheme on merger or consolidation. For the case of merging or consolidating single-member limited liability companies established under different agencies or individuals’ decisions, after the dossier of merger or consolidation is approved, the at-law representatives of single-member limited liability companies shall sign in the contract of merger or consolidation.

The merging company and the single-member limited liability company established on the basis of consolidation shall carry out procedures for enterprise registration in accordance with law provisions.

Article 22. Process of division and separation of single-member limited liability companies

1. Process of division or separation of a single-member limited liability company established under the Prime Minister’s decision:

a) The line ministry shall direct the single-member limited liability company to make the dossier of application for division or separation as prescribed in Article 19 of this Decree, to send 04 original dossiers to the Ministry of Planning and Investment for appraisal;

b) After fully receiving dossiers of application for division or separation, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for collecting opinions of the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Home Affairs.

Within 15 working days after receiving the dossier of application for division or separation, relevant agencies shall send the Ministry of Planning and Investment their written opinions on contents within their functions and tasks.

c) Within 10 working days after receiving the relevant agencies’ opinions, the Ministry of Planning and Investment shall submit the appraisal report to the Prime Minister, and send them to the line ministry for the acquisition of appraisal opinions.

In cases of different opinions about the main contents of the dossier, the Ministry of Planning and Investment shall organize a meeting with relevant agencies before submitting the appraisal report to the Prime Minister; the time limit may be prolonged for not more than 10 working days;

d) The line ministry shall explain the acquisition of appraisal opinions of the Ministry of Planning and Investment, complete the dossier to submit it to the Prime Minister for consideration and decision.

2. Process of division or separation of a single-member limited liability company that is established under a decision of, or operates under the assigned management of, a ministry or a provincial-level People’s Committee:

a) A single-member limited liability company shall make 06 original dossiers of application for division or separation and send them to the ministry or the provincial-level People’s Committee for appraisal;

b) After fully receiving dossiers of application for division or separation of the single-member limited liability company, the ministry, the provincial-level People’s Committee shall assume the prime responsibility for collecting opinions of the Ministry of Planning and Investing, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Home Affairs, the line ministry (in case a single-member limited liability company is established under a decision of a provincial-level People’s Committee) and submit them to the Prime Minister for consideration and approval of the policy on division or separation of the single-member limited liability company in accordance with the order and procedures prescribed in Clauses 2 and 3, Article 12 of this Decree;

c) In case the Prime Minister approves the policy on division or separation, the minister, the Chairperson of the provincial-level People’s Committee shall issue the decision on division or separation of the single-member limited liability company within 30 working days after the approval of the policy.

3. Process of division or separation of a single-member limited liability company established under a decision of its Members’ Council or its company president:

a) Order and procedures for division or separation of a single-member limited liability company which is a subsidiary of a single-member limited liability company established under a decision of the Prime Minister shall comply with Points a, b and c, Clause 1, Article 13 of this Decree;

b) Order and procedures for division or separation of a single-member limited liability company which is a subsidiary of a single-member limited liability company established under a decision of a ministry or a provincial-level People’s Committee shall comply with Points a and b, Clause 2, Article 13 of this Decree;

c) After the Prime Minister approves the policy on division or separation, the Members’ Council or the company president of the parent company shall issue the decision on division or separation of the single-member limited liability company within 30 working days after the approval of the policy.

4. After the decision on division or separation has been issued, the single-member limited liability company shall take responsibilities for implementing the division or separation scheme.

Single-member limited liability companies established by such division or separation shall implement procedures for enterprise registration in accordance with law.

Article 23.Business suspension of single-member limited liability companies

1. A single-member limited liability company may suspend its business in the following cases:

a) At the request of the person who has decided on the establishment of the single-member limited liability company;

b) The business registration agency or a competent state agency may require the enterprise to suspend the business of a conditional business line when it detects that the enterprise fails to satisfy all the conditions prescribed by law.

2. Order and procedures for business suspension of a single-member limited liability company:

After the person who has decided on the establishment of the single-member limited liability company issues the decision on business suspension, such company shall take responsibilities for implementing procedures for business suspension in accordance with law.

In case the business suspension of a condition business line is required by the business registration agency or a competent state agency, the single-member limited liability company shall report to the person who has decided on the establishment of the company to issue the decision on business suspension.

 

Chapter 4.

DISSOLUTION OF SINGLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES

 

Article 24. Conditions for dissolution of single-member limited liability companies

1. A single-member limited liability company shall be considered dissolving in the following cases:

a) The operation duration stated in the company charter expires and there is no decision to extend it;

b) The company has its enterprise registration certificate revoked;

c) The company suffers losses for 03 consecutive years with accumulated loss amount representing three-fourths (3/4) or more of the State s capital at the company, but it has not yet fallen into bankruptcy;

d) The company fails to fulfill the State-assigned tasks for 02 consecutive years after having applied necessary measures;

dd) The maintenance of the company is no longer necessary.

2. The enterprise shall only be dissolved when it ensures to pay all debts and other property obligations

3. The dissolution of a single-member limited liability company shall be compatible with the overall scheme on the rearrangement, renewal and restructuring of State-owned enterprises approved by the Prime Minister. In case such dissolution is not defined in the overall scheme on the rearrangement, renewal and restructuring of State-owned enterprises, the agency that has decided the establishment of such single-member limited liability company must submit to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 25. Competence to request and decide dissolution of single-member limited liability companies

1. A single-member limited liability company can be dissolved according to the request of the following agencies, organizations or individuals (hereinafter called requesters):

a) The single-member limited liability company itself;

b) The person who has decided on the establishment of the single-member limited liability company or an inspection, audit or tax agency or other State functional agencies, while performing their tasks according to their competence, if detecting that the company is in such a state that it must be dissolved;

c) Line ministry shall request dissolution of a single-member limited liability company established under the Prime Minister’s decision.

2. The person who has decided on the establishment of the single-member limited liability company shall be the person competent to decide on the dissolution of such company.

Article 26. Council for dissolution of single-member limited liability companies

1. The person competent to decide on the dissolution of a single-member limited liability company must establish the council for dissolution of the single-member limited liability company (hereinafter called the dissolution council for short). The dissolution council has the function of advising the person deciding on the dissolution on whether to dissolve the company or not and organizing the dissolution of the company.

2. A dissolution council shall comprise representatives of the following agencies:

a) The chairperson of the dissolution council is the representative of the dissolution-deciding agency; the Ministry of Planning and Investment is the chairperson of the dissolution council of a single-member limited liability company dissolved under a decision of the Prime Minister;

b) Line ministry, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, for a single-member limited liability company dissolved under a decision of the Prime Minister;

c) The Ministry of Finance, for a single-member limited liability company dissolved under a decision of a minister;

d) The Department of Finance, the Department of Planning and Investment, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, for a single-member limited liability company dissolved under a decision of the Chairperson of a provincial-level People s Committee;

dd) The trade union organization of the dissolved single-member limited liability company;

e) The dissolved single-member limited liability company;

g) Depending on each specific case, officials, specialists, other agencies and organizations may also be invited to join the dissolution council.

Article 27. Process of dissolution of single-member limited liability companies

1. In case a single-member limited liability company has enough conditions for the dissolution as prescribed in Article 24 of this Decree or if receiving a written request for company dissolution of competent agencies, organizations, within 30 working days, the person competent to decide on the dissolution of the company shall establish the dissolution council for appraising the request for dissolution of the company. In the case of deciding not to dissolve the single-member limited liability company, the person competent to decide on dissolution must notify such in writing to the requester.

2. The competent person shall issue the decision on dissolution of the single-member limited liability company with the contents as prescribed in Article 28 of this Decree.

3. After the dissolution decision has been issued:

a) The single-member limited liability company shall implement the regulations in Article 29 of this Decree;

b) The dissolution council shall implement the regulations in Article 30 of this Decree;

c) The tax agency directly managing tax collection from the company shall issue the written confirmation of the fulfillment of tax obligations within 05 working days after receiving the company’s written request to certify the fulfillment of tax obligations;

4. The dissolution council shall automatically terminate its operation after the single-member limited liability company completes dissolution procedures in accordance with law and the business registration agency removes the enterprise’s name from the business register.

Article 28. Decisions on dissolution of single-member limited liability companies

1. A decision on dissolution of a single-member limited liability company must have the following main contents:

a) Name and head office address of the dissolved single-member limited liability company;

b) Reasons for dissolution;

c) Time limit and procedures for liquidating contracts and paying debts of the enterprise; the time limit for paying debts and liquidating contracts must not exceed 06 months from the date of approval of the dissolution decision;

d) Plan for dealing with obligations arising from labor contracts;

dd) Full name and signature of the at-law representative of the enterprise.

2. Within 07 working days after being issued, the decision on dissolution of the single-member limited liability company shall be sent to the dissolved single-member limited liability company and to:

a) Subjects prescribed at Clause 3, Article 158 of the Law on Enterprises;

b) The person who requests the dissolution of the single-member limited liability company;

c) The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, for a single-member limited liability company dissolved under a decision of a minister;

d) The Department of Planning and Investment, the Department of Finance, for a single-member limited liability company dissolved under a decision of the Chairperson of a provincial-level People s Committee;

dd) The tax agency directly managing tax collection from the company;

e) The provincial-level People s Committee, Department of Statistics and the provincial-level business registration division of the locality where the dissolved single-member limited liability company is headquartered, and the business registration divisions of the localities where the company s branches or representative offices are based.

Article 29. Responsibilities of the dissolved single-member limited liability companies

1. The dissolution decision of the dissolved single-member limited liability company shall be advertised on electronic newspapers or paper newspapers in 03 consecutive editions and be posted on the enterprise information portal (www.business.gov.vn) with the following main contents:

a) Name and address of the dissolved single-member limited liability company;

b) The serial number and date of the dissolution decision and the dissolution decision-issuing agency;

c) The date when the single-member limited liability company terminates its operation;

d) The time when creditors are requested to come to cross-check debts.

2. As from the date the dissolution decision takes effect, the dissolved single-member limited liability company shall take responsibilities for:

a) Not carrying out the prohibited activities as prescribed in Article 159 of the Law on Enterprises;

b) Stopping activities: Doing business, paying debts, lending assets or keeping others assets;

c) Closing accounting books; inventory assets; cross-checking receivable and payable debts; making financial statements up to the time the dissolution decision takes effect;

d) Making the list of creditors and payable debt amounts (classifying secured debts, partly-secured debts and unsecured debts); and the list of debtors and receivable debts (classifying recoverable debts and irrecoverable debts);

dd) Sending the written request to certify the fulfillment of tax obligations of the company to the tax agency.

3. Within 30 working days after the dissolution decision takes effect, the company must hand over to the dissolution council:

a) The financial statement, accounting books and documents related to the company’s dissolution; the lists of the company’s creditors and debtors;

b) All assets lawfully owned, managed or used by the company (including assets not yet recovered), assets kept for others, borrowed or leased.

Article 30. Powers and responsibilities of the dissolution councils of single-member limited liability companies

1. After the dissolution decision has been issued and the dissolution of a single-member limited liability company has been announced on newspapers, the dissolution council shall take responsibilities for:

a) Withdrawing the seal of the dissolved single-member limited liability company to serve the dissolution;

b) Making the plan for dissolution of the single-member limited liability company and submitting it to the person competent to decide on the dissolution of the single-member limited liability company for consideration and approval;

c) Organizing the dissolution of the single-member limited liability company according to the approved plan; the Members’ Council or company owner shall directly organize the liquidation of assets of the enterprise, unless the establishment of a separate liquidation organization is provided by the company charter; the debts of the dissolved single-member limited liability company shall be settled in the order prescribed in Clause 4, Article 158 of the Law on Enterprises;

d) Within 07 working days, after completing the dissolution and the payment of debts of the single-member limited liability company, the dissolution council shall have to make a financial report on dissolution of the single-member limited liability company and submit it to the person having decided on the dissolution of the company; make the dissolution dossier of the single-member limited liability company in accordance with Clause 3, Article 40 of the Government s Decree No. 102/2010/ND-CP dated October 01, 2010 on detailing a number of articles of the Law on Enterprises and send the dissolution dossier to the business registration agency where the company has registered its business.

2. The dissolution council may use the seal of the single-member limited liability company for serving the dissolution and requesting relevant state agencies to support the asset recovery.

Article 31.Time limit for dissolution of single-member limited liability companies

1. The time limit for dissolution of a single-member limited liability company shall not exceed 01 year as from the date the company dissolution decision takes effect. In special cases, with written approval of the person deciding on dissolution of the company, this time limit may be prolonged for not more than 06 months.

2. In case the enterprise registration certificate is revoked, the time limit for dissolution shall comply with Clause 6, Article 158 of the Law on Enterprises.

 

Chapter 5.

IMPLEMENTATIONPROVISIONS

 

Article 32.Effect

1. This Decree takes effect on January 01, 2014.

2. The Decree No. 180/2004/ND-CP dated on October 28, 2004 of the Government on the establishment, re-organization and dissolution of State-owned enterprises and other regulations against this Decree shall be annulled.

Article 33. Implementation responsibility and organization of implementation

1. The Ministries of Planning and Investment, of Finance, of Labor, War Invalids and Social Affairs and of Home Affairs shall coordinate with relevant agencies in guiding the implementation of this Decree.

2. Political organizations and socio-political organizations may apply this Decree to the establishment, re-organization and dissolution of single-member limited liability companies owned by them.

3. Process of establishment of branches and dependent cost-accounting units of single-member limited liability companies shall comply with Article 13 of this Decree.

4. The establishment, re-organization, dissolution of the State Capital Investment Corporation and single-member limited liability companies which are subsidiaries of the State Capital Investment Corporation shall comply with regulations applied to the single-member limited liability companies established under the Prime Minister’s decisions as prescribed in this Decree.

5. State-owned single-member limited liability companies must not establish level-III or lower-level single-member limited liability companies in the parent-affiliate company model. In special cases, to report to the Prime Minister for consideration and decision.

Ministries, People’s Committees of provinces and central affiliated cities, chairpersons of Members’ Councils or company presidents of State-owned economic groups shall review operation of, and make plan of arrangement as appropriate with, level-III or lower-level single-member limited liability companies affiliated with single-member limited liability companies under their management, report to the Ministry of Planning and Investment to summarize and submit to the Prime Minister for consideration and decision.

6. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government-attached agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces and central affiliated cities and chairpersons of Members’ Councils or company presidents of single-member limited liability companies shall take responsibilities for the implementation of this Decree./.

 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 172/2013/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 172/2013/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất