Quyết định 661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 661/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 661/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/07/1998 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 661/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 661/QĐ-TTG NGÀY 29/7/1998
VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị quyết của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 1998 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính;
QUYẾT ĐỊNH:
- Với rừng phòng hộ, ưu tiên đầu tư cho vùng phòng hộ xung yếu trọng điểm, đầu nguồn các dòng sông, các hồ chứa nước, đặc biệt là đầu nguồn các công trình thuỷ điện, các thành phố, các vùng phòng hộ ven biển và những vùng có nhu cầu cấp bách về phục hồi nhu cầu sinh thái.
- Với rừng sản xuất, phải ưu tiên phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có tác dụng phòng hộ môi trường cả cho trước mắt và lâu dài.
Dự án trồng rừng của từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1998-2000: trồng mới 700.000 ha (trong đó 260.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng), khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 350.000 ha.
- Giai đoạn 2001-2005: trồng mới 1,3 triệu ha (trong đó 350.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng), khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 650.000 ha;
- Giai đoạn 2006-2010: trồng mới 2 triệu ha (trong đó 390.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng).
Cây trồng trong dự án này bao gồm các loại cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp lâu năm có tán che phủ, có tác dụng phòng hộ như cây rừng. Để nâng cao hiệu quả về bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, gắn với yêu cầu đa dạng về sinh học và hiệu quả về kinh tế - xã hội, cơ cấu cây trồng được định hướng như sau:
Căn cứ vào yêu cầu phục hồi sinh thái của từng loại rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng đặc dụng lựa chọn cơ cấu cây trồng cụ thể phù hợp với hệ sinh thái của vùng được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
Tuỳ yêu cầu phòng hộ của từng vùng, tuỳ khí hậu đất đai chọn lựa các loại cây trồng có tác dụng phòng hộ tốt, trồng hỗn loài, chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt, chịu đất xấu, đất dốc và đất ven biển, có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống cháy tốt, ở nơi có điều kiện phù hợp trồng được các loại cây có giá trị kinh tế thì được khuyến khích. Cơ cấu loại cây cụ thể do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
Chọn lựa các loại cây có giá trị kinh tế cao (kể cả cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả, các loại cây đặc sản, cây làm thuốc... có tán che tốt). Cơ cấu về từng loại cây cụ thể do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để trồng rừng quyết định theo quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, vừa phù hợp với điều kiện lập địa, vừa phải gắn với phát triển công nghiệp chế biến và nhu cầu của thị trường.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Địa chính có trách nhiệm rà soát lại quỹ đất lâm, nông nghiệp xây dựng quy hoạch sử dụng đất trống, đồi núi trọc cho dự án trồng 5 triệu ha rừng ở tỉnh, huyện, xã; xác định cụ thể rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu, xung yếu, ít xung yếu và rừng sản xuất theo quy chế của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn; chỉ đạo việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo quy định tại Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ngay sau khi được giao đất và cho thuê đất. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất phải sử dụng đúng mục đích và trồng rừng theo tiến độ của dự án được duyệt.
Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung không quá 1 triệu đồng/ha, thời hạn khoán 6 năm. Tỷ lệ vốn được phân bổ hàng năm theo quy trình khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương tổ chức thí điểm đấu thầu cho các tổ chức kinh tế, kể cả lực lượng thanh niên xung phong để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng ở những nơi không có điều kiện giao khoán cho hộ gia đình.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sử dụng các nguồn vốn trên để khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất đối với cây gỗ đặc biệt quý hiếm, gắn với định canh, định cư và xoá đói, giảm nghèo phù hợp với tình hình địa phương.
- Vốn ngân sách Nhà nước cấp phát qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Nhà nước ứng trước tiền chuẩn bị giống cây rừng năm đầu, từ năm thứ 2 trở đi chủ dự án phải thu lại tiền giống trong đơn giá trồng rừng của năm đó để luân chuyển, chuẩn bị cây giống cho năm sau. Khi kết thúc dự án trồng rừng, chủ dự án có trách nhiệm thu hồi, trả lại ngân sách tiền ứng trước chuẩn bị giống của năm đầu.
- Hàng năm, khi các dự án được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch và có thiết kế dự toán được duyệt, Kho bạc Nhà nước tạm ứng 30% kinh phí dự án, sau khi các dự án thực hiện đạt tiến độ 50%, được ứng tiếp 40%; cuối năm, sau khi có biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thì thanh toán hết vốn cho dự án.
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ ở vùng ít xung yếu, rừng sản xuất (kể cả trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây đặc sản và cây làm thuốc...) và phát triển các cơ sở chế biến lâm nông sản được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), được vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác, vốn ODA của các nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn vay khác.
Chủ rừng là các tổ chức ngoài quốc doanh, hộ gia đình và các cá nhân được sử dụng rừng sản xuất và quyền sử dụng đất lâm nghiệp được giao làm tài sản thế chấp khi vay vốn tại ngân hàng.
Gỗ và lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên tái sinh thuộc rừng sản xuất của các chủ rừng là hộ gia đình và cá nhân, được tự do lưu thông trên thị trường (trừ những loại được ghi trong danh mục động, thực vật quý hiếm quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ). Khi khai thác và tiêu thụ, chủ rừng chỉ cần báo với cơ quan kiểm lâm gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn sở tại để trong vòng 10 ngày được cấp giấy chứng nhận các sản phẩm này là sản phẩm hợp pháp.
Các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài, Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban điều hành dự án. Bộ phận thường trực giúp việc Ban điều hành dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đảm nhiệm, không tăng biên chế.
Thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giúp việc cho ban điều hành dự án:
- ở những tỉnh, thành phố có Chi cục phát triển lâm nghiệp thì chi cục làm chức năng Ban quản lý dự án cấp tỉnh.
- ở những tỉnh, thành phố chưa có Chi cục phát triển lâm nghiệp thì thành lập Ban quản lý dự án. Biên chế và quỹ lương của ban này nằm trong biên chế và quỹ lương sự nghiệp của tỉnh.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban quản lý dự án các cấp.
Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành dự án các cấp thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng có trách nhiệm nhận bàn giao, tiếp tục chỉ đạo các dự án 327 về rừng phòng hộ, đặc dụng chưa hoàn thành theo cơ chế chính sách quy định tại Quyết định này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây