Quyết định 271/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 271/2006/QĐ-TTg

Quyết định 271/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:271/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:27/11/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng - Ngày 27/11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020". Theo đó, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020 phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói, giảm nghèo và bảo đảm công bằng xã hội... Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, phát huy lợi thế về vị trí địa kinh tế, tài nguyên nhiên nhiên và tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, tạo thuận lợi cho các tỉnh phía Bắc phát triển kinh tế đối ngoại... Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và bảo vệ các di sản văn hóa, cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định271/2006/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 271/2006/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 271/2006/QĐ-TTg NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2006

PHÊ DUYỆT "ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020"

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 6836/BKH-TĐ&GSĐT ngày 14 tháng 9 năm 2006 và của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tại Tờ trình số 53/TT-UB ngày 23 tháng 12 năm 2005 về Đề án "Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020",

 

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020" (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020 phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước; bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói, giảm nghèo và bảo đảm công bằng xã hội;

b) Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, phát huy lợi thế về vị trí địa kinh tế, tài nguyên nhiên nhiên và tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, tạo thuận lợi cho các tỉnh phía Bắc phát triển kinh tế đối ngoại;

c) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và bảo vệ các di sản văn hóa, cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên;

d) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng thành phố Hải Phòng thành đô thị văn minh, hiện đại xứng đáng là một trung tâm đô thị cấp quốc gia, một cửa ngõ chính ra biển; trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, thuỷ sản của miền Bắc; có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cơ sở hạ tầng phát triển; bảo vệ môi trường; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và hiệu quả hơn thời kỳ trước; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác có hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại;

- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực; phát triển văn hoá, xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, từng bước xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, giảm và tiến tới xoá bỏ các tệ nạn xã hội;

- Gắn phát triển nội thành với ngoại thành, có các bước đi thích hợp nhằm đưa thành phố Hải Phòng trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cùng với các cực tăng trưởng khác làm đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của cả vùng Bắc Bộ;

- Phát triển khoa học, công nghệ và có bước đi phù hợp trong việc kết hợp giữa cơ khí hoá, hiện đại hoá với ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đưa tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước đạt khoảng 4,5% năm 2010 và 7,3% năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 13 - 13,5% giai đoạn 2006 - 2010 và 13,5 - 14% giai đoạn 2011 - 2020, cao hơn mức tăng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khoảng 1,3 lần; GDP bình quân đầu người (tính theo giá hiện hành) đạt 1.800 - 1.900 USD vào năm 2010 và 4.900 - 5.000 USD vào năm 2020. Phấn đấu có cơ cấu kinh tế hiện đại với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao cả trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm như sau:

 

Thời kỳ

Năm

2006 - 2010

Năm

2011 - 2020

GDP

13,2%

13,7%

Dịch vụ

14,2%

14,4%

Công nghiệp - xây dựng

14%

14%

Nông - lâm nghiệp - thủy sản

5,4%

6,4%

Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP

Năm 2010

Năm 2020

Dịch vụ

52 - 53%

63 - 64%

Công nghiệp

39 - 40%

33 - 34%

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

7 - 8%

3 - 4%

- Phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,9 - 2,0 tỷ USD vào năm 2010 và khoảng 6 tỷ USD vào năm 2020.

- Hoàn thiện về cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, ngang tầm với các thành phố phát triển trong khu vực.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1 - 1,1%/năm giai đoạn 2006 - 2020.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60 - 65% vào năm 2010 và 85 - 90% vào năm 2020. Giải quyết việc làm cho 225.000 lao động trong giai đoạn 2006 - 2010 và 500.000 lao động giai đoạn 2011 - 2020.

- Tỷ lệ dân số đô thị đạt 55 - 60% vào năm 2010 và 80 - 85% vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn khoảng 5% vào năm 2010 (theo chuẩn mới).

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm xuống còn dưới 5%, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 90% năm 2010 và tương ứng là 4% và 95% vào năm 2020.

- Đến năm 2010, phấn đấu 90% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã và tới năm 2020, đạt tỷ lệ 100%.

- Phấn đấu đạt 90% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh vào năm 2010 và 90 - 100% vào năm 2020.

3. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực

a) Phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế

- Dịch vụ:

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 14 - 14,5% thời kỳ 2006 - 2010 và 14,4 - 15,0% thời kỳ 2011 - 2020; tỷ trọng dịch vụ trong GDP của thành phố đạt 52 - 53% vào năm 2010 và khoảng 63 - 64% vào năm 2020;

+ Xác định dịch vụ biển, du lịch, thương mại là các ngành dịch vụ chủ lực, phát triển với tốc độ cao; đối với một số loại dịch vụ như đô thị, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn, y tế, giáo dục phát triển phục vụ cho cả các địa phương lân cận;

+ Một số sản phẩm chủ lực như khối lượng hàng hoá qua cảng đạt từ 25 - 30 triệu tấn vào năm 2010 và 80 - 100 triệu tấn vào năm 2020; khối lượng hàng hoá vận tải biển đạt trên 20 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 55 triệu tấn vào năm 2020; đón 3.700 nghìn lượt khách du lịch vào năm 2010 (khách quốc tế là 1.200 nghìn lượt) và 6.900 nghìn lượt khách (khách quốc tế là 4.200 nghìn lượt) vào năm 2020; xuất khẩu 1,9 - 2 tỷ USD vào năm 2010 và 5,5 - 6 tỷ USD vào năm 2020 (xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 6 - 10% tổng giá trị xuất khẩu);

+ Phát triển thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam; trung tâm thương mại, giao dịch ngoại thương, xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Bắc Bộ, cả nước và khu vực; trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ; trung tâm giao dịch thông tin, bưu chính viễn thông và hội nghị quốc tế lớn thứ 3 của Việt Nam; trung tâm giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của vùng Bắc Bộ (có trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng cho nhu cầu học của tầng lớp dân cư có thu nhập cao và cho sinh viên quốc tế); trung tâm y tế lớn của vùng duyên hải Bắc Bộ, nhằm giảm tải cho Hà Nội; trung tâm tài chính quốc gia và hướng tới trở thành một trung tâm tài chính quốc tế sau năm 2020.

- Công nghiệp - xây dựng:

+ Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, có chất lượng cao và hiệu quả. Tốc độ tăng bình quân GDP công nghiệp - xây dựng thời kỳ 2006 - 2010 là 14% và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng này trong thời kỳ 2011 - 2020. Đưa tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP lên 39 - 40% vào năm 2010 và 33 - 34% vào năm 2020;

+ Nâng dần vị thế của công nghiệp Hải Phòng trong công nghiệp của vùng Bắc Bộ và của ngành công nghiệp cả nước; phấn đấu đến sau năm 2015, một số phân ngành, sản phẩm công nghiệp của Hải Phòng có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và thế giới. Chú trọng hợp tác với các địa phương trong nước và với quốc tế trong quá trình phát triển;

+ Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực đến năm 2010 là đóng tàu có tải trọng trên 80.000 tấn, xi măng, thép, thiết bị tin học, sản phẩm cơ khí và phụ tùng, linh kiện điện tử, động cơ nổ, động cơ điện, dệt may, da giầy, thuỷ sản chế biến. Sau năm 2010, ngoài các sản phẩm trên sẽ sản xuất thêm các sản phẩm tự động hoá (thiết bị tự động, rôbốt v.v..), vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu kỹ thuật cao (cách nhiệt, chịu mài mòn), sứ polyme cách điện, polyme dẫn điện, vật liệu mới, vật liệu composit, polyme tổng hợp v.v..;

+ Ưu tiên các nguồn lực, ưu đãi về chính sách cho một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố như đóng và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp cơ khí, điện tử, hàng tiêu dùng cao cấp, hoá chất, vật liệu xây dựng;

+ Kim ngạch hàng công nghiệp xuất khẩu đạt từ 1,3 - 1,5 tỷ USD vào năm 2010 và khoảng 3 tỷ USD vào năm 2020;

+ Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng nhanh nhóm ngành chủ đạo, có lợi thế, có truyền thống; hình thành các ngành, sản phẩm công nghiệp mới, nhất là các sản phẩm ưu tiên phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; tăng nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, đặc biệt cho xuất khẩu; tăng thoả đáng các ngành công nghiệp phụ trợ; tăng tỷ trọng công nghiệp tư nhân, đặc biệt tỷ trọng đầu tư nước ngoài cho các ngành công nghiệp chủ lực; chuyển công nghiệp cần nhiều lao động về khu vực nông thôn;

+ Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, gắn với phát triển hệ thống đô thị, phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp, tăng cường đầu tư hiện đại hoá và đổi mới thiết bị, công nghệ;

+ Huy động có hiệu quả các nguồn lực trong nước; thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là từ các công ty xuyên quốc gia; mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích đầu tư vào các phân ngành công nghiệp;

+ Khôi phục các làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả, kết hợp kỹ thuật truyền thống với kỹ thuật hiện đại. Hình thành các cụm, điểm công nghiệp nông thôn gắn với dịch vụ tại các thị trấn, thị tứ, đầu mối giao thông làm vệ tinh cho các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Quá trình phát triển phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, môi sinh, bảo đảm sự phát triển bền vững.

- Nông - lâm - ngư nghiệp:

+ Phát triển theo hướng tập trung, công nghệ cao, chất lượng, năng suất cao, có hiệu quả, có sức cạnh tranh và an toàn thực phẩm; gắn với công nghiệp chế biến và thị trường đô thị. Bảo đảm tốc độ tăng nhanh, bền vững, đạt trên 5%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng 6,4%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020;

+ Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng mạnh tỷ trọng chăn nuôi; phát triển các cây, con có giá trị, phù hợp điều kiện địa phương; sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất nông nghiệp bằng thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm. Các sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, rau đậu, hoa, cây cảnh, cây ăn quả và lợn thịt, lợn sữa xuất khẩu, gia cầm, bò;

+ Về thuỷ sản, phát triển thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm thuỷ sản về giống, thức ăn, khoa học - công nghệ, chế biến, xuất khẩu của vùng, là đầu mối chính cung ứng nhu cầu thuỷ, hải sản của các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và các khu công nghiệp;

+ Về lâm nghiệp, chú trọng công tác quản lý khoanh nuôi, bảo vệ rừng, nhất là diện tích rừng phòng hộ hiện có. Củng cố vành đai rừng phòng hộ, chắn sóng đê biển trên cơ sở bảo vệ rừng hiện có và trồng mới trên diện tích bãi triều cao;

+ Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần. Khuyến khích kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. Khu vực nông nghiệp nhà nước cần tập trung vào việc sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng, đổi mới kỹ thuật, công nghệ. Khu vực tập thể được khuyến khích phát triển nhằm tăng cường vai trò của nhóm hộ nông dân trong việc đổi mới về tổ chức hợp tác xã nông nghiệp cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và các công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng các loại giống mới năng suất cao; tập trung xây dựng hệ thống thuỷ lợi, kiên cố hoá hệ thống kênh mương, bảo đảm chủ động tưới tiêu, ngăn mặn, kiểm soát ngập úng;

+ Kinh tế nông thôn sẽ phát triển theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng và lao động nông nghiệp; xây dựng nông thôn công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

b) Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

- Về giao thông:

+ Cải tạo và nâng cấp hệ thống mạng lưới giao thông ra các tỉnh lân cận tuyến quốc lộ 5, quốc lộ 10 và quốc lộ 5 kéo dài tới cảng nước sâu Lạch Huyện, tuyến nối với đường vành đai III của Hà Nội để gia tăng giao thông giữa Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hình thành, nâng cấp 3 tuyến đường vành đai, nâng cấp, kéo dài hệ thống đường nội bộ nhằm cải thiện đáng kể hệ thống giao thông trong nội bộ thành phố;

+ Đối với hệ thống cảng biển: chỉnh trị, nạo vét luồng lạch, hiện đại hoá cảng Hải Phòng và xây dựng cảng Đình Vũ. Sau khi hoàn thành các dự án trên, tổng năng lực thông qua của cụm cảng Hải Phòng đạt 15 - 18 triệu tấn/năm vào năm 2010 và 29 triệu tấn/năm vào năm 2020;

+ Đối với hệ thống đường sắt: cải tạo, nâng cấp hệ thống đường sắt tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Mở các tuyến mới xuất phát từ Cam Lộ đến các bến cảng, khu công nghiệp, khu đô thị; xây dựng tuyến đường sắt chạy dọc các tỉnh duyên hải;

+ Đối với đường sông: khơi thông các tuyến đường sông và luồng lạch, xây dựng hệ thống cảng sông trên các huyện, các cảng khách nội địa đi Cát Bà, Cát Hải và Quảng Ninh;

+ Đối với hàng không: cải tạo và nâng cấp sân bay Cát Bi thành sân bay quốc tế; nâng cấp sân bay quân sự Kiến An, nghiên cứu để kết hợp với hoạt động y tế; xây dựng các trạm đỗ máy bay du lịch loại nhỏ ở Cát Bà và Đồ Sơn.

- Về cấp, thoát nước:

+ Đầu tư nâng trữ lượng, chất lượng của các nguồn nước cấp hiện có. Xây dựng thêm một số nhà máy nước lớn ở kênh Hoà Bình (Kiến Thuỵ), Thuỷ Nguyên, Đồ Sơn, Kiến An cùng với các nhà máy nước tại các huyện để đáp ứng nguồn cung cấp nước ngọt. Khảo sát tìm nguồn nước ngọt tại chỗ. Đến năm 2010 có 95% dân số được cung cấp nước sạch và tăng lên 99% vào năm 2020;

+ Cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng khu vực nội thành. Cứng hoá, thay thế toàn bộ mương hở bằng cống ngầm. Xây dựng hệ thống cống ngăn triều, ngăn nước mặn xâm nhập do triều dâng. Hình thành hệ thống thoát nước thải và nước mặt riêng biệt;

+ Nâng cấp, tu bổ đê biển và đê sông để bảo đảm an toàn cho thành phố. Xây dựng 5 công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nâng cao năng lực tiêu, thoát lũ tại các cửa sông ven biển.

- Về cấp điện:

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy nhiệt điện 600MW tại Khu công nghiệp Minh Đức; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống điện trung thế và hạ thế ở nội thành; mở rộng cấp điện cho các khu công nghiệp, khu chế xuất mới hình thành và thực hiện điện khí hoá nông thôn. Nâng điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 2.077 kWh/người năm 2010 và lên 7.460 kWh/người vào năm 2020; phấn đấu 100% số xã có điện, 100% số hộ có điện từ năm 2010.

- Về thông tin liên lạc:

Ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực bưu chính - viễn thông. Phấn đấu số điện thoại trên 100 dân đạt mức 35 máy vào năm 2010 và 65 máy vào năm 2020.

c) Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội

Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và xã hội hóa các ngành giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao và các lĩnh vực xã hội khác, cụ thể:

- Về phát triển dân số:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1 - 1,1%; giữ mức tăng dân số cơ học ở mức hợp lý từ 0,1 - 0,15%. Dự báo dân số Hải Phòng năm 2010 khoảng 1,9 triệu người, năm 2020 khoảng 2,1 triệu người.

- Về giáo dục - đào tạo:

+ Giáo dục - đào tạo phải đi trước một bước nhằm tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực và quốc tế. Phát triển giáo dục bảo đảm cân đối hợp lý giữa các bậc học, cấp học, ngành học. Thực hiện xã hội hoá giáo dục, xây dựng một xã hội học tập;

+ Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm giáo dục - đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học về biển lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, trường Đại học Hàng hải không chỉ đạt tầm quốc gia mà còn vươn ra tầm khu vực và quốc tế trong việc đào tạo các chuyên ngành hàng hải vào những năm sau 2010; xây dựng và tổ chức lại hệ thống các trường dạy nghề; giáo dục phổ thông đạt mức tiên tiến hơn nhiều so với cả nước cùng thời điểm, vươn lên tiệm cận với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

+ Đến năm 2010, có 80% trường tiểu học, 80% trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; năm 2020 có 100% trường lớp các cấp học, bậc học đạt chuẩn quốc gia. Phổ cập bậc trung học phổ thông vào năm 2010. Từ năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Ưu tiên phát triển dạy nghề với 3 cấp độ (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề). Đến năm 2010 có trên 65 - 70% tổng số lao động được đào tạo và tăng lên 85 - 90% vào năm 2020. Ngoài ra, thành phố Hải Phòng phải tham gia đào tạo lao động kỹ thuật cho vùng với quy mô khoảng 50 nghìn lao động vào năm 2010 và 150 nghìn lao động vào năm 2020.

- Về y tế và chăm sóc sức khỏe của nhân dân:

+ Xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành Trung tâm y tế lớn của vùng duyên hải Bắc Bộ, nhằm giảm tải cho Hà Nội. Sau năm 2010 sẽ có bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhanh chóng hiện đại hoá các bệnh viện chuyên khoa tuyến thành phố; nâng cấp và mở rộng bệnh viện Việt - Tiệp; đầu tư trang thiết bị y tế cho các bệnh viện tuyến huyện. Xã hội hoá, phát triển y tế tư nhân. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế, có chính sách khuyến khích thầy thuốc phục vụ tuyến cơ sở. Xây dựng đội ngũ bác sỹ chuyên khoa đầu ngành. Đến năm 2010, bình quân 1 vạn dân có 8 bác sỹ, 50 giường bệnh với trang thiết bị y tế hiện đại và đến năm 2020 có 12 bác sỹ/1 vạn dân và 70 giường bệnh/1 vạn dân;

+ Quan tâm thoả đáng tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khoẻ lao động và môi trường. Thành lập trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.

- Về văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao:

+ Phát triển văn hoá vì mục tiêu phát triển con người toàn diện, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Gắn văn hoá với đời sống xã hội, hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người mới có văn hoá. Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, bảo đảm phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, phát triển hài hoà giá trị văn hoá hiện đại. Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá - thông tin cơ sở đồng bộ từ Thành phố đến cơ sở quận, huyện, xã, phường. Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng gắn với dịch vụ, du lịch. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá - thông tin;

+ Xây dựng thành phố Hải Phòng thành một trong những trung tâm thể dục - thể thao mạnh của cả nước, thực hiện chức năng trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ, có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đào tạo huấn luyện vận động viên và đủ tiêu chuẩn tổ chức các cuộc thi đấu quốc gia và quốc tế. Đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục - thể thao của quần chúng và thực hiện xã hội hoá thể dục - thể thao;

+ Phấn đấu đến năm 2010, thành phố có 85% gia đình văn hóa, 70% tỷ lệ phường, xã, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá. Đến năm 2020, có 95% gia đình văn hóa, 80% phường, xã, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá.

- Xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người có công, an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội:

+ Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo. Phấn đấu đến 2010 còn 5% hộ nghèo (theo chuẩn mới), không còn hộ đói và đến 2020 chỉ còn 1% hộ nghèo, bằng các biện pháp đào tạo nghề, tín dụng, trợ giúp về phát triển kết cấu hạ tầng v.v…

+ Thực hiện tốt các chính sách xã hội, vận động toàn dân tham gia thực hiện chính sách đối với người có công, đẩy mạnh các hoạt động từ thiện. Kiểm soát chặt chẽ, phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

d) Bảo vệ môi trường

- Bảo vệ chất lượng nước, không khí, đất; bảo vệ môi trường khu du lịch; bảo vệ hệ sinh thái ven biển và cửa sông; bảo vệ môi trường đô thị thông qua việc lựa chọn công nghệ sạch, cụ thể hoá các quy định về nhập khẩu công nghệ và thiết bị; ban hành các tiêu chuẩn chất thải cho Thành phố theo các ngành và lĩnh vực; xây dựng chính sách về tài chính nhằm khuyến khích đầu tư thiết bị, công nghệ xử lý chất thải. Bảo đảm đến năm 2010 có 90% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh và tỷ lệ này tăng lên mức 95 - 100% vào năm 2020. Hoàn thành dự án xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn, xây dựng hệ thống thoát nước và các cơ sở xử lý nước thải.

- Tăng cường thanh tra, giám sát các nguồn thải từ các cơ sở sản xuất, tàu thuyền; phân vùng môi trường (vùng du lịch, vùng đô thị, vùng công nghiệp, vùng nông nghiệp) để có các biện pháp xử lý phù hợp. Đẩy mạnh giáo dục cộng đồng và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

đ) Quốc phòng - an ninh

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài và du lịch với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội tại Hải Phòng. Chủ động quản lý các đối tượng di cư, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội. Quan tâm công tác bảo vệ quốc phòng - an ninh trong quá trình cơ cấu lại kinh tế - xã hội của Thành phố, bảo đảm an ninh cho vùng Bắc Bộ và trực tiếp là vùng đồng bằng sông Hồng. Ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn kinh tế và quốc phòng để hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực ven biển và hải đảo.

e) Quy hoạch phát triển không gian, lãnh thổ

- Khu vực đô thị: đến năm 2020, hệ thống đô thị của Thành phố bao gồm khu vực đô thị hiện có (5 quận); các khu đô thị mới (khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị Cát Bi, khu đô thị đường Phạm Văn Đồng, khu đô thị Bắc Sông Cấm); các đô thị vệ tinh (Minh Đức - Bến Rừng, Đồ Sơn, Núi Đèo, An Lão, Kiến Thuỵ, Cát Bà); các thị trấn (An Dương, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải).

- Khu vực nông thôn, hình thành các vành đai nông nghiệp như sau:

+ Vành đai I: phát triển sản xuất rau, hoa, cây cảnh. Tập trung chủ yếu tại các phường, xã: Đằng Lâm, Đằng Hải (quận Hải An), Đồng Thái, An Đồng (huyện An Dương), Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân), Hoa Động, Lâm Động, Tân Dương, Dương Quan và Thuỷ Đường (huyện Thuỷ Nguyên);

+ Vành đai II: phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm. Tập trung tại các phường, xã: Nam Hải (quận Hải An), Hồng Thái, Đồng Thái, Nam Sơn (huyện An Dương), Hoà Bình, Ngũ Lão, Kiền Bái, Hoàng Động (huyện Thuỷ Nguyên) và Anh Dũng (huyện Kiến Thuỵ);

+ Vành đai III: phát triển sản xuất lương thực, chăn nuôi tập trung chủ yếu chăn nuôi lợn thịt, gia cầm và bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu của Hải Phòng, Quảng Ninh và xuất khẩu;

+ Vành đai IV: phát triển sản xuất lương thực, cây ăn quả. Tập trung tại các xã: Đại Bản, Hồng Phong, An Hưng (huyện An Dương), Cao Nhân, Chính Mỹ, Hợp Thành, Quảng Thanh, Minh Tân (huyện Thuỷ Nguyên), Hoà Nghĩa, Đại Đồng, Hữu Bằng và Thuận Thiên (huyện Kiến Thuỵ);

+ Vành đai V: phát triển sản xuất cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Tập trung tại các xã: Lê Thiện, An Hoà (huyện An Dương), Kỳ Sơn, Lại Xuân, Phù Ninh, An Sơn (huyện Thuỷ Nguyên), Tân Phong, Tú Sơn, Đại Hợp, Đoàn Xá, Ngũ Đoan, Tân Trào, Kiến Quốc, Ngũ Phúc và Thuỵ Hương (huyện Kiến Thuỵ).

- Vùng biển và ven biển:

+ Phát triển hệ thống cảng biển bằng nguồn lực tổng hợp, phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống cảng (bến, luồng lạch, trang thiết bị sản xuất, điều hành v.v..) bảo đảm đủ khả năng phục vụ cho lượng hàng hoá thông qua cảng khoảng từ 25 - 30 triệu tấn vào năm 2010 và 70 - 80 triệu tấn vào năm 2020;

+ Phát triển công nghiệp và đô thị vùng biển và ven biển: hình thành một số khu, cụm công nghiệp tập trung và các dải hành lang đô thị ven biển gắn với trục công nghiệp chiến lược đường quốc lộ số 5, đường quốc lộ số 10 và cảng Hải Phòng tạo thành một chùm đô thị - công nghiệp có sức thu hút và lan toả lớn, đóng vai trò là động lực đối với sự phát triển của vùng Bắc Bộ.

4. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch

a) Huy động các nguồn vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2006 - 2020 dự kiến khoảng 500 nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành); trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 khoảng trên 90 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 14%/năm.

Để huy động được nguồn vốn đầu tư nêu trên cần đẩy mạnh việc huy động tối đa nội lực, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tăng cường xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao, tích cực thu hút vốn FDI và ODA v.v...

b) Phát triển nguồn nhân lực

Có chính sách thu hút, sử dụng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Đào tạo lao động và đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ các doanh nghiệp.

c) Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống:

Lựa chọn công nghệ thích hợp cho các ngành, xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ.

d) Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong vùng

Để phát huy có hiệu quả vị trí địa lý thuận lợi (gần Thủ đô Hà Nội, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc) và góp phần tạo sự phát triển ổn định chung cho toàn vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thành phố Hải Phòng cần phải xây dựng kế hoạch phối, kết hợp với Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước (trước hết là các tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ) trong phát triển các ngành quan trọng ở các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Chủ động phối hợp với các địa phương trong phạm vi "Hai hành lang, một vành đai kinh tế", xây dựng chương trình hợp tác cụ thể nhằm triển khai có hiệu quả chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

đ) Có chính sách đối ngoại linh hoạt để mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và các biện pháp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm (trong nước và xuất khẩu).

e) Chính sách môi trường

Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường, có quy chế về tổ chức và cụ thể hoá chương trình bảo vệ môi trường đối với từng quận, huyện. Chính quyền các cấp chủ động và có hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan, xí nghiệp và toàn thể nhân dân tham gia bảo vệ môi trường.

g) Điều hành và tổ chức thực hiện quy hoạch

Ngay sau khi Quy hoạch được phê duyệt, cần khẩn trương tuyên truyền, phổ biến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố để các cơ quan, đơn vị và nhân dân nắm được; cụ thể hoá các nội dung của quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế thành các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; có biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch và trong kỳ kế hoạch 5 năm; xây dựng chương trình hành động và các chương trình phát triển từng thời kỳ theo định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020. Đồng thời, thường xuyên cập nhật, tổng kết, đánh giá sự phù hợp và không phù hợp với thực tế để kịp thời trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố đạt mục tiêu đặt ra; phối hợp với các ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố lân cận để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển. Rà soát việc ban hành các chủ trương, chính sách phát triển của Thành phố theo hướng, tăng cường hợp tác, mở rộng quan hệ liên vùng nhằm bảo đảm sự thống nhất để cùng phát triển.

Điều 2. Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác), các dự án đầu tư trên địa bàn của Thành phố theo quy định.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nêu trong Báo cáo Quy hoạch được phê duyệt; phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập và trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược;

- Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ;

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Thành phố trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 4. Giao các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ và phướng hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nêu trong Quy hoạch tổng thể. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Thành phố đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan được dự kiến đầu tư nêu trong Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH,

DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ THỜI KỲ 2006 - 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

I. GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

 

STT

Tên dự án

I

Địa ph­ương quản lý

1

Đư­ờng 353 Hải Phòng - Đồ Sơn

2

Khu đô thị Ngã 5 - Sân bay Cát Bi

3

Đ­ường trục 100 m Khu đô thị Lạch Tray - Hồ Đông

4

Đầu tư­ xây dựng Trư­ờng Đại học Hải Phòng theo h­ướng đa ngành

5

Xây dựng Bệnh viện Việt - Tiệp thành Bệnh viện Đa khoa khu vực

6

Xây dựng Khu liên hợp thể thao đường 14 quy mô khu vực vùng Duyên hải

7

Các dự án đầu tư­ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các khu vực thị xã Đồ Sơn, huyện đảo Cát Hải, huyện đảo Bạch Long Vỹ

8

Đầu tư­ xây dựng hạ tầng quận mới Hải An

9

Quy hoạch, đầu t­ư xây dựng hạ tầng khu đô thị mới Bắc sông Cấm

10

Đư­ờng Hồ Sen - Cầu Rào II

11

Khu đô thị Hồ Sen - Cầu Rào

12

Thoát nư­ớc m­ưa, nư­ớc thải, quản lý chất thải rắn

13

Nâng cấp đô thị Hải Phòng

14

Cầu Rào II

15

Đ­ường 212 Tiên Lãng

16

Đư­ờng 403 Kiến Thụy

17

Cải tạo Nhà hát lớn thành phố (giai đoạn 1&2)

18

Trung tâm Giáo dục - Lao động - Hòa nhập cộng đồng

19

Xây dựng Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số 2 và cơ sở hạ tầng khu dạy nghề sản xuất tập trung cho ngư­ời sau cai nghiện

20

Các dự án xây dựng hạ tầng du lịch

21

Quản lý và xử lý chất thải rắn

22

Đ­ường trục quận Kiến An

23

Đ­ường phòng thủ phía Đông Nam Thành phố

24

Hệ thống thủy nông Bắc sông Mới - Tiên Lãng

25

Hệ thống thủy lợi kênh Hòn Ngọc

26

Hệ thống thủy lợi Bích Động

27

Khu nông - lâm nghiệp công nghệ cao

28

Trư­ờng THPT năng khiếu Trần Phú

29

Trung tâm dư­ỡng sinh và phục hồi sức khỏe cán bộ Thành phố

30

Trung tâm hội nghị Thành phố

31

Đường liên tỉnh từ Thủy Nguyên đi Kinh Môn (Hải Dư­ơng)

32

Xây dựng cầu Khuể

33

Nâng cấp hệ thống đê biển

34

Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Tràng Duệ

35

Đư­ờng Đông Khê II

36

Khu công nghiệp Tân Liên

37

Nhà thi đấu thể thao đa năng Thành phố

II

Trung ư­ơng đầu tư­ trên địa bàn

1

Cải tạo Cảng Hải Phòng giai đoạn II

2

Cảng cửa ngõ Lạch Huyện

3

Cầu Đình Vũ - Cát Hải

4

Đ­ường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (giai đoạn I)

5

Đ­ường sắt Hải Phòng - Chùa Vẽ

6

Cảng quân sự Nam Đồ Sơn

7

Nâng cấp sân bay Cát Bi

8

Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Cát Bà, Bạch Long Vỹ

 

II. GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

 

STT

Tên dự án

1

Dự án nâng cấp đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.

2

Dự án Khu kinh tế tổng hợp Hải Phòng.

3

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí cao cấp Đồ Sơn.

4

Dự án Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh cao cấp đảo Cát Bà.

5

Dự án xây dựng các trung tâm thương mại loại I tại nội thành và dọc theo tuyến chợ Sắt - cảng Chùa Vẽ và tuyến Bến Bính - Đồ Sơn.

6

Dự án xây dựng mới các kho đầu mối xăng dầu và nâng cấp một số kho đầu mối hiện có.

7

Dự án xây dựng Hải Phòng thành Trung tâm giao dịch viễn thông và hội nghị quốc tế vùng Bắc Bộ.

8

Dự án nâng cấp, tu bổ đê biển và đê sông.

9

Dự án đúc phôi thép công suất 500.000 tấn/năm.

10

Dự án cán thép tấm nóng công suất 400.000 tấn/năm.

11

Dự án cán thép ống không hàn, công suất 60.000 tấn/năm.

12

Dự án cán thép dài, công suất 400.000 tấn/năm.

13

Dự án cán thép tấm inox, công suất 1 triệu tấn/năm.

14

Dự án cán thép tấm nóng, công suất 30.000 tấn/năm.

15

Dự án cán thép ống.

 

* Ghi chú: Về vị trí, quy mô diện tích chiếm đất, tổng mức và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng thời kỳ./.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 271/2006/QD-TTg

Hanoi, November 27, 2006

 

DECISION

APPROVING THE ADJUSTED AND SUPPLEMENTED MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF HAI PHONG CITY UP TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on elaboration, approval and management of master plans on socio-economic development;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Document No. 6836/BKH-TD&GSDT of September 14, 2006, and of the People's Committee of Hai Phong city in Report No. 53/TT-UB of December 23, 2005, on the scheme on review, adjustment and supplementation of the master plan on socio-economic development of Hai Phong city up to 2020,

DECIDES:

Article 1.- To approve the adjusted and supplemented master plan on socio-economic development of Hai Phong city up to 2020 (hereinafter referred to as the master plan for short) with the following principal contents:

1. Development viewpoints

a/ The master plan on socio-economic development of Hai Phong city up to 2020 must be consistent with the national socio-economic development strategy; ensure the relationship between economic growth and proper settlement of social issues, hunger eradication, poverty reduction and assurance of social equity;

b/ To mobilize all resources of different economic sectors, bring into play the strengths in its geo-economic position and natural resources and create an environment conducive to economic development in close association with rational economic restructuring; to proactively integrate into the world economy and closely cooperate with the northern key economic region and the whole country, facilitating northern provinces to develop foreign trade;

c/ To combine economic development with environmental protection and protection of cultural heritages and ecological balance to ensure sustainable development. Not to harm and degrade natural landscape;

d/ To closely associate socio-economic development with strengthening of defense and security and consolidation of the political system and a strong administration.

2. Development objectives

a/ General objectives

- To build Hai Phong into a civilized and modern city in the capacity as a national-level urban center and a major gateway to the sea; an industrial, commercial, tourist, service and fishery hub of North Vietnam; with an economic structure switching toward industrialization and modernization, a developed infrastructure, a protected environment, preserved political stability, social order and safety and assured defense and security;

- To maintain a higher and more sustainable and efficient economic growth rate than the past period; to raise economic competitiveness; to proactively integrate into the world economy and effectively exploit foreign trade;

- To improve the quality of education and training of human resources; to ensure cultural and social development in synchrony with economic growth; to constantly improve the people's life, incrementally eradicate hunger and alleviate poverty, create more jobs, reduce and strive to abolish social evils;

- To associate urban with suburban development, take appropriate steps in making Hai Phong city a locality taking the lead in the cause of industrialization and modernization and, together with other growth poles, accelerating the development of the whole northern region;

- To develop science and technology and take appropriate steps in combining mechanization and modernization with application of information technology and bio-technology with a view to considerably raising the technological level of the national economy.

b/ Specific objectives

- To strive to increase the city's share in national GDP to about 4.5% by 2010 and 7.3% by 2020. The average GDP growth rate will reach 13-13.5% in the 2006-2010 period and 13.5-14% in the 2011-2020 period, 1.3 times higher than the growth rate of the northern key economic region; average per capita GDP (calculated according to current prices) will reach USD 1,800-1,900 by 2010 and USD 4,900-5,000 by 2020. To strive to have a modern economic structure with highly competitive staple products in industry, services and agriculture.

The average annual growth rates are projected as follows:

Period

2006-2010

2011-2020

GDP

13.2%

13.7%

Services

14.2%

14.4%

Industry-construction

14%

14%

Agriculture, forestry and fishery

5.4%

6.4%

Shares of sectors in the GDP structure

By 2010

By 2020

Services

52-53%

63-64%

Industry

39-40%

33-34%

Agriculture, forestry and fishery

7-8%

3-4%

- To strive to achieve an export value of USD 1.9-2.0 billion by 2010 and about USD 6 billion by 2020.

- To basically complete a modern infrastructure similar to those in developed cities in the region.

- The natural population growth rate will be 1-1.1%/year in the 2006-2020 period.

- The percentage of trained labor will reach 60-65% by 2010 and 85-90% by 2020. To create jobs for 225,000 laborers in the 2006-2010 period and for 500,000 laborers in the 2011-2020 period.

- The urban population percentage will be 55-60% by 2010 and 80-85% by 2020.

- To reduce the poor household rate to about 5% by 2010 (according to the new poverty line).

- The urban unemployment rate will drop to below 5% and the rural working time will reach 90% by 2010, and 4% and 95% respectively by 2020.

- By 2010, 90% of communes will have health stations up to national standards and this percentage will increase to 100% by 2020.

- To strive to have 90% of urban solid waste collected and treated up to hygienic standards by 2010 and between 90% and 100% by 2020.

3. Orientations for development of branches and domains

a/ Development of economic branches and domains

- Services:

+ The average annual growth rate will be 14-14.5% in the 2006-2010 period and 14.4-15% in the 2011-2020 period; the share of services in the city's GDP will reach 52-53% by 2010 and about 63-64% by 2020;

+ Marine, tourist and trade services are identified as major ones to be developed at high rates; urban, financial, insurance, banking, consultancy, health and education services will be developed to serve also nearby localities;

+ For a number of staple products, the volume of cargo handled at ports will reach 25-30 million tons by 2010 and 80-100 million tons by 2020; the volume of cargo transported by sea will surpass 20 million tons by 2010 and reach about 55 million tons by 2020; the city will have 3,700,000 tourist arrivals (including 1,200,000 foreign tourist arrivals) by 2010 and 6,900,000 tourist arrivals (including 4,200,000 foreign tourist arrivals) by 2020; the export value will reach USD 1.9-2 billion by 2010 and USD 5.5-6 billion by 2020 (with exported services accounting for 6-10% of total export value);

+ To develop Hai Phong city into a major maritime and ocean shipping center of Vietnam; a big commercial, foreign trade, market promotion and investment mobilization hub of North Vietnam, the whole country and the region; a tourist center of the northern coastal area; the third-ranking information, post, telecommunications and international convention center of Vietnam; a big education, training and scientific research center of North Vietnam (with international-standard universities meeting the learning needs of high-income earners and international students); a big medical center of the northern coastal area to reduce the load for Hanoi; and a national financial center which will strive to become an international financial center after 2020.

- Industry and construction:

+ To develop industry at a high rate and with high quality and efficiency. The average GDP growth rate of industry and construction will be 14% in the 2006-2010 period and also in the 2011-2020 period. To achieve the share of industry and construction in the city's GDP to 39-40% by 2010 and 33-34% by 2020;

- To incrementally raise the position of Hai Phong's industry in the regional and national industry; to strive for the target that after 2015, certain industrial sub-sectors and products of Hai Phong will have big influences in the region and the world. To attach importance to cooperating with other localities in the country and with other countries in the process of development.

+ Hai Phong will have a number of staple industrial products by 2010, including building of ships with a tonnage exceeding 80,000 tons, cement, steel, informatics equipment, mechanical products, electronic parts and accessories, combustion engines, electric engines, garments and textiles, leather and footwear and processed seafood. After 2010, in addition to these products, Hai Phong will manufacture automation products (automatic equipment, robots and so on), high-grade magnetic materials, hi-tech materials (insulating and corrosion-resistant), insulated polymer porcelain, conductive polymer, new materials, composite materials, synthetic polymer, etc.;

+ To prioritize resources and adopt preferential policies for major industries and industrial products of the city, such as building and repair of vessels, mechanical and electronic industries, high-class consumer goods, chemicals and construction materials;

+ The value of exported industrial goods will reach USD 1.3-1.5 billion by 2010 and about USD 3 billion by 2020;

+ Industry will be restructured in the direction of quickly increasing major traditional industries with advantages, forming new industries and creating new industrial products, especially those which have been identified as development priorities in the northern key economic region, increasing industries that manufacture high-class consumer goods, especially those for export; reasonably increasing support industries, raising the share of private industries, especially the share of foreign investment, in major industries, and moving labor-intensive industrial establishments to rural areas;

+ To develop industrial parks and centers in association with developing urban centers, developing diversified types of enterprises, increasing investment in modernizing and renewing equipment and technology;

+ To effectively mobilize domestic resources; to attract to the utmost external resources, particularly from trans-national companies; to encourage all economic sectors to invest in different industries;

+ To revitalize traditional trade villages that operate efficiently and combine traditional with modern techniques. To set up rural industrial clusters and spots together with service establishments in townships and at road junctions to operate as satellites of industrial parks and export processing zones.

The development process must be closely combined with protecting the environment and ecology and assuring sustainable development.

- Agriculture, forestry and fishery:

+ To be developed toward concentration, high technology, quality, high productivity, efficiency, competitiveness and food safety; to connect the processing industry with urban markets. To ensure a high and sustainable growth rate of over 5%/year in the 2006-2010 period and about 6.4% in the 2011-2020 period;

+ Agriculture will be restructured along the line of vigorously increasing the share of husbandry, developing plants and animals of high value suitable to local conditions, effectively using agricultural land areas by practicing intensive cultivation, increasing crops and the quality and value of products. Staple products will include rice, maize, vegetables, flowers, bonsai, fruit trees, porkers and piglets for export, poultry and cows;

+ Regarding aquaculture, to develop Hai Phong city into an aquaculture center of the region in terms of breeds, feeds, science and technology, processing and export, a major supplier of aquatic and marine products for northern provinces, especially Hanoi and industrial parks;

+ Regarding forestry, to attach importance to managing the tending and protection of forests, especially existing protective forests. To consolidate forest belts to protect sea dykes against waves on the basis of protecting existing forests and planting forests on high sand banks.

+ To develop a multi-sectoral agriculture. To encourage household-based economy and farm economy. The state-run agricultural sector should focus on producing and supplying plant varieties and livestock breeds, research, application and renewal of techniques and technologies. To encourage the collective sector to develop with a view to promoting the role of groups of farmers' households in the process of renewing the organization of agricultural cooperatives in a socialist-oriented market economy. To quickly apply scientific and technical advances and new technologies to production and use high-yield varieties and breeds; to concentrate efforts on building the irrigation system and solidifying the system of canals and ditches, ensuring proactive irrigation and drainage, prevention of salinization and control of floods;

+ Rural economy will develop in the direction of increasing the share of products and labor of industries and services and incrementally reducing the agricultural share and labor; to build an equitable and civilized countryside and constantly improve rural inhabitants' material and cultural life.

b/ Development of technical infrastructure

- Regarding communications:

+ To renovate and upgrade the system of roads linking to neighboring provinces, national highways 5 and 10 and the extended section of national highway 5 leading to the deep-water port of Lach Huyen, and the road linking to Hanoi's belt road III in order to increase traffic between Hai Phong and Hanoi and the provinces in the northern delta region. To form and upgrade three belt roads, upgrade and extend inner roads with a view to considerably improving the traffic system in the city;

+ Regarding the system of seaports: To renovate and dredge channels, modernize Hai Phong port and build Dinh Vu port. After completing these projects, the total handling capacity of Hai Phong ports will reach 15-18 million tons/year by 2010 and 29 million tons/year by 2020;

+ Regarding the system of railways: To renovate and upgrade the railway of Lao Cai-Hanoi-Hai Phong. To open new routes from Cam Lo to various harbors, industrial parks and urban centers; to build a railway running through coastal provinces;

+ Regarding riverways: To clear up riverways and channels; to build a system of river wharves in districts and inland wharves for passengers visiting Cat Ba, Cat Hai and Quang Ninh;

+ Regarding airways: To renovate and upgrade Cat Bi airport into an international one; to upgrade Kien An military airport, study the possibility of using this airport also for medical activities; to build airfields for small tourist planes in Cat Ba and Do Son.

- Regarding water supply and drainage:

+ To invest in improving the reserves and quality of existing water sources. To build some big water plants at Hoa Binh canal (Kien Thuy), in Thuy Nguyen, Do Son and Kien An to supply fresh water together with district water plants. To explore on-spot fresh water sources. By 2010, 95% of population will be supplied with clean water and this rate will increase to 99% by 2020;

+ To renovate and build water drainage systems and put an end to inundation in the inner city. To solidify and renovate all open ditches into underground sewers. To build a system of sluices to prevent tides and salt water. To establish separate systems for drainage of wastewater and surface water;

+ To upgrade and consolidate sea and river dykes to ensure safety for the city. To build five irrigation works in service of aquaculture and agricultural production. To increase the flood drainage capacity of coastal estuaries.

- Regarding electricity supply:

To speed up the building of a 600 MW thermo-power plant in Minh Duc industrial park; to build complete medium- and low-tension electricity systems in the inner city; to increase the supply of electricity for newly built industrial parks and export processing zones and carry out rural electrification. To increase average per capita commercial electricity to 2,077 kWh by 2010 and 7,460 kWh by 2020; to strive for the target that 100% of communes and 100% of households will have access to electricity by 2010.

- Regarding communication:

To prioritize investment in post and telecommunications. To strive for the target that there will be 35 telephone sets per 100 persons by 2010 and 65 telephone sets per 100 persons by 2020.

c/ Orientations for development of social infrastructure

To attach importance to investing in physical foundations and socializing education and training, health, cultural and information, physical training and sports activities and other social domains, specifically:

- Regarding population development:

To continue stepping up population and family planning work in order to stabilize the natural population growth rate of 1-1.1%; to maintain a reasonable mechanical population growth rate 0.1-0.15%. The population of Hai Phong city is projected to be 1.9 million by 2010 and 2.1 million by 2020.

- Regarding education and training:

+ Education and training must be developed one step ahead to create sufficient human resources capable of acquiring advanced techniques and modern technology and competitive on the regional and international labor markets. Education development must ensure a reasonable balance among educational levels and training disciplines. To socialize education and build a learning society;

+ To build Hai Phong into the biggest center of tertiary education and training and marine scientific research in the northern delta region. After 2010, the Maritime University will reach not only the national standard but also regional and international standards in training maritime disciplines; to build and reorganize the system of vocational training schools; general education will be much more advanced than the national level at the same point of time, striving to approach the levels of Hanoi and Ho Chi Minh City;

+ By 2010, 80% of primary schools and 80% of lower secondary schools will reach the national standard; by 2020, 100% of schools and classrooms at all educational levels will reach the national standard. To universalize upper secondary education by 2010. From 2010 on, 100% of teachers will reach the standards set by the Ministry of Education and Training;

+ To give priority to developing vocational training at three levels (elementary, intermediary and collegial levels). By 2010, skilled laborers will account for 65-70% of the workforce and this percentage will reach 85-90% by 2020. In addition, Hai Phong city must participate in training technical workers for the whole region, with 50,000 technical workers by 2010 and 150,000 technical workers by 2020.

- Regarding medical services and people's healthcare:

+ To build Hai Phong city into a big health center of the northern coastal area in order to reduce the load for Hanoi. After 2010, the city will have an international-standard hospital. To quickly modernize municipal specialized hospitals; to upgrade and expand Viet-Tiep hospital; to procure more medical equipment for district-level hospitals. To expand and develop private health services. To increase training and retraining for health workers and adopt policies to encourage physicians to work at the grassroots level. To build a contingent of senior specialized physicians. There will be an average of eight physicians, 50 patient beds with modern medical equipment per 10,000 persons by 2010 and 12 physicians and 70 patient beds per 10,000 persons;

+ To pay adequate attention to the issues of food hygiene and safety, labor health and environment. To set up a center for testing foodstuffs, pharmaceuticals and cosmetics.

- Regarding culture and information, physical training and sports:

+ To develop culture for the goal of developing comprehensive human beings and an equitable, democratic and civilized society. To associate culture with social life and direct all cultural activities to build a new type of cultured man. To continue developing, and improving the quality of, the movement "The entire people unite to build a cultured life", promoting traditional cultural values and harmoniously developing modern cultural values. To perfect the system of grassroots culture and information institutions in a coordinated manner in communes and districts and the city as a whole. To conserve and promote historical and cultural monuments and spots of beauty in association with services and tourism. To improve the quality of human resources and enhance the state management in the culture and information domain;

+ To build Hai Phong city into a strong physical training and sports center of the country and the northern coastal area, with modern physical foundations in service of training athletes and adequate conditions for organizing national and international tournaments. To step up mass physical training and sports movements and socialize physical training and sports;

+ To strive for the target that in the city cultured families will account for 85% and wards, communes and street quarters that reach cultural standards will account for 70% by 2010. These percentages will be 95% and 80% respectively by 2020.

- To eradicate hunger and alleviate poverty, adopt policies for persons with meritorious services, implement social welfare and fight against social evils:

+ To implement hunger eradication and poverty alleviation programs in a coordinated, comprehensive and effective manner. To strive for the target that there will be only 5% of poor households (according to the new poverty line) and no hungry households by 2010 and only 1% of poor households by 2020, with such measures as vocational training, credit, and assistance in infrastructure development, etc.

+ To properly implement social policies, mobilize the entire people to participate in implementing policies toward persons with meritorious services, and step up charity activities. To closely control, prevent and stop social evils.

d/ Environmental protection:

- To protect the quality of water, air and land; to protect the environment in tourist resorts; to protect the ecological systems in coastal areas and estuaries; to protect the environment in the urban areas by selecting clean technologies, concretizing regulations on import of technology and equipment, promulgating waste standards for application by each branch and domain in the city and formulating financial policies to encourage investment in waste treatment equipment and technologies. To ensure that by 2010, 90% of urban solid waste will be collected and treated up to hygienic standards and this percentage will increase to 95-100% by 2020. To complete the project on constructing a complex for treating solid waste; to build a system of water drainage and waste treatment facilities.

- To enhance inspection and supervision of waste sources from production establishments and vessels; to zone off the environment (tourist area, urban area, industrial area and agricultural area) so as to work out appropriate handling measures. To step up community education and promote the training of human resources engaged in environmental protection.

e/ Defense and security

To properly address the relationship between the policy on openness and encouragement of foreign investment and tourism and the task of assuring national security and social order and safety in Hai Phong. To proactively manage immigrants and prevent social evils. To pay attention to the protection of defense and security during the process of socio-economic restructuring in the city, ensuring security in North Vietnam, particularly the Red River delta. To prioritize investment funded with economic and defense budgets in completely building infrastructure facilities in coastal areas and islands.

f/ Planning on spatial and territorial development

- Urban areas: By 2020, the system of urban centers in the city will consist of the existing urban areas (five urban districts); new urban centers (Tay Bac urban center, Cat Bi urban center, Pham Van Dong avenue urban center and the urban center north of Cam river); satellite urban centers (Minh Duc - Ben Rung, Do Son, Nui Deo, An Lao, Kien Thuy and Cat Ba); and townships (An Duong, Tien Lang, Vinh Bao and Cat Hai).

- Rural areas: To form the following agricultural belts:

+ Belt I: To develop the production of vegetables, flowers and bonsai mainly in the wards and communes of Dang Lam, Dang Hai (Hai An district), Dong Thai, An Dong (An Duong district), Du Hang Kenh (Le Chan district), Hoa Dong, Lam Dong, Tan Duong, Duong Quan and Thuy Duong (Thuy Nguyen district);

+ Belt II: To develop the production of food and foodstuffs mainly in the wards and communes of Nam Hai (Hai An district), Hong Thai, Dong Thai, Nam Son (An Duong district), Hoa Binh, Ngu Lao, Kien Bai, Hoang Dong (Thuy Nguyen district) and Anh Dung (Kien Thuy district);

+ Belt III: To develop concentrated food production and husbandry, mainly rearing of porkers, poultry and milch cows, to meet the demand of Hai Phong and Quang Ninh and for export;

+ Belt IV: To develop food production and planting of fruit trees, mainly in the communes of Dai Ban, Hong Phong, An Hung (An Duong district), Cao Nhan, Chinh My, Hop Thanh, Quang Thanh and Minh Tan (Thuy Nguyen district), Hoa Nghia, Dai Dong, Huu Bang and Thuan Thien (Kien Thuy district);

+ Belt V: To develop the planting of forest trees and fruit trees, mainly in the communes of Le Thien, An Hoa (An Duong district), Ky Son, Lai Xuan, Phu Ninh, An Son (Thuy Nguyen district), Tan Phong, Tu Son, Dai Hop, Doan Xa, Ngu Doan, Tan Trao, Kien Quoc, Ngu Phuc and Thuy Huong (Kien Thuy district).

- Sea areas and coastal areas:

+ To develop the system of seaports with integrated resources and develop in a synchronous manner modern ports (harbors, channels, production and administration equipment, etc.) capable of servicing cargo handled at these ports with a volume of 25-30 million tons by 2010 and 70-80 million tons by 2020;

+ To develop industries and coastal urban centers: To form a number of industrial parks and complexes and coastal urban corridors connected with the strategic industrial axis along national highway 5 and national highway 10 and with Hai Phong port, forming an urban and industrial cluster which is highly attractive and pervasive and acts as a driving force in the development of North Vietnam.

4. Solutions to implementing the master plan:

a/ Mobilizing investment capital sources

The total investment capital demand is projected at about VND 500,000 billion in the 2006-2020 period (according to current prices), with more than VND 90,000 billion in the 2006-2010 period and an average increase rate of 14%/year.

In order to mobilize investment capital as projected above, it is necessary to accelerate the mobilization of domestic resources to the utmost, diversify forms of mobilization and generation of capital, attach importance to attracting capital from non-state sectors, further socialize healthcare, education, cultural and sports activities and actively attract FDI and ODA capital, etc.

b/ Developing human resources

To adopt policies to attract, use, train and develop human resources to meet the requirements of the new period. To train laborers, administrators and enterprise managers.

c/ Promoting research and application of scientific and technological achievements to production and daily life:

To select appropriate technologies for different branches; to build and develop scientific and technological potential.

d/ Ensuring close coordination with other provinces and cities

In order to effectively bring into play its favorable geographical position (closeness to Hanoi capital and the main gateway of northern provinces to the sea) and contribute to the stable development of the whole Red River delta and the northern key economic region, Hai Phong city should take the initiative in making plans on coordination and cooperation with Hanoi and other provinces and cities nationwide (first of all provinces in the northern key economic region) to develop crucial industries, agricultural activities and services. To take the initiative in coordinating with other localities within the "two economic corridors and one economic belt" in formulating a specific program of cooperation to effectively implement the cooperation program between Vietnam and China.

e/ To adopt flexible foreign policies to expand domestic and overseas markets. To accelerate investment promotion work and apply measures to seek and expand outlets for products (at home and abroad).

f/ Environmental policies

On the basis of the Law on Environmental Protection, to promulgate regulations on the implementation and concretization of the program on environmental protection for each district. Administrations at all levels should take the initiative in providing specific guidance for agencies, enterprises and the entire population to participate in environmental protection.

g/ Administering and organizing the implementation of the master plan

As soon as the master plan is approved, to promptly popularize the master plan on socio-economic development of the city among agencies, units and the people; to concretize the contents of the master plan in accordance with the practical situation into five-year and annual socio-economic development plans; to take measures to supervise and evaluate development investment according to the master plan and five-year plans; to elaborate action programs and development programs in each period in line with the orientations laid down in the master plan on socio-economic development of Hai Phong city till 2020.

At the same time, to regularly update, review and evaluate the master plan's consistencies and inconsistencies with reality so as to submit in time to competent authorities adjustments and supplements to the master plan with a view to ensuring that the city's socio-economic development achieves the set objectives; to collaborate with central branches and neighboring provinces and cities in implementing programs of development and cooperation for mutual development. To revise the promulgated development guidelines and policies of the city in the direction of promoting cooperation and expanding inter-regional relations in order to ensure uniformity for mutual development.

Article 2.- The approved master plan serves as a basis for elaborating, submitting for approval and implementing specialized plannings (construction planning, land use plannings and plans and other specialized plannings) and investment projects in the city according to regulations.

Article 3.- To assign the People's Committee of Hai Phong city to base itself on the city's socio-economic development objectives, tasks and orientations specified in the approved report on the master plan to coordinate with concerned ministries and branches in directing the elaboration, submission for approval and implementation of the following contents according to regulations:

- A strategic environmental impact assessment report;

- A planning on development of the system of urban centers and residential spots, a construction planning, land use planning and plan, and plannings on development of different branches and sectors to ensure comprehensive and coordinated development;

- Studying, formulating and promulgating or submitting to competent state agencies for promulgation mechanisms and policies that meet the city's development requirements in each period in order to attract and mobilize resources for implementing the master plan.

Article 4.- To assign concerned ministries and branches to assist the People's Committee of Hai Phong city in studying and formulating the above plannings; to study, formulate and submit competent state agencies for promulgation mechanisms and policies that meet the city's development requirements in each period in order to mobilize and efficiently use resources, encourage and attract investment to ensure proper materialization of the city's socio-economic development objectives, tasks and orientations specified in the master plan. To accelerate investment in and execution of works and projects of regional scale and nature which are important for the city's development and in which investment has been decided. To study and consider the revision and addition of related works and projects in which investment has been planned and mentioned in the report on the socio-economic development master plan to branch development plannings and investment plans.

Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 6.- The president of the People's Committee of Hai Phong city, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.

 

 





 

APPENDIX

LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS IN WHICH INVESTMENT IS PRIORITIZED IN THE 2006-2020 PERIOD
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 271/2006/QD-TTg of November 27, 2006)

I. THE 2006-2010 PERIOD

Ordinal number

Titles of projects

I

Locally managed

1

Road 353 from Hai Phong to Do Son

2

Five-way crossroad urban center - Cat Bi airport

3

100-m central road in Lach Tray - Ho Dong urban center

4

Investment in constructing Hai Phong University into a multi-disciplinary one

5

Building of Viet-Tiep hospital into a regional general hospital

6

Building of a sports complex at national highway 14 for the whole coastal area

7

Investment projects on socio-economic infrastructures in Do Son town, Cai Hai island district

 

and Bach Long Vy island district

8

Investment in building infrastructure in the new district of Hai An

9

Planning of and investment in building infrastructure in the new urban center north of Cam river

10

Ho Sen Cau Rao II road

11

Ho Sen Cau Rao urban center

12

Drainage of rainwater, wastewater and management of solid waste

13

Upgrading of Hai Phong city

14

Cau Rao II

15

Road 212 in Tien Lang

16

Road 403 in Kien Thuy

17

Renovation of the municipal opera house (stages 1 and 2)

18

Education-Labor-Community Reintegration Center

19

Building of Education-Social Labor Center No. 2 and infrastructure in the concentrated vocational training and production center for persons following detoxification

20

Projects on building tourist infrastructures

21

Management and treatment of solid waste

22

Central road in Kien An district

23

Defense road southeast of the city

24

Irrigation system north of Moi river in Tien Lang

25

Hon Ngoc canal irrigation system

26

Bich Dong irrigation system

27

Hi-tech agricultural and forestry zone

28

Tran Phu gifted pupils upper secondary school

29

Convalescence and health rehabilitation center for municipal officials

30

Municipal convention center

31

Inter-provincial road from Thuy Nguyen to Kinh Mon (Hai Duong province)

32

Building of Khue bridge

33

Upgrading of the system of sea dykes

34

Technical infrastructure in Trang Due industrial park

35

Dong Khe II Road

36

Tan Lien industrial park

37

Municipal multi-purpose sports competition hall

II

Centrally invested

1

Renovation of Hai Phong port, stage II

2

Lach Huyen gateway port

3

Dinh Vu - Cat Hai bridge

4

Hainoi - Hai Phong expressway (stage I)

5

Hai Phong - Chua Ve railway

6

Military port south of Do Son

7

Upgrading of Cat Bi airport

8

Fishery logistics service centers in Cat Ba and Bach Long Vy

II. THE 2011-2020 PERIOD

Ordinal number

Titles of projects

1

Project on upgrading Hanoi Hai Phong railway

2

Project on Hai Phong general economic zone

3

Project on Do Son high-grade tourist resort

4

Project on a high-grade tourist resort in Cat Ba island

5

Project on building class-I trade centers in the inner city and along the Sat market-Chua Ve port route and Ben Binh-Do Son route

6

Project on building main petroleum depots and upgrading existing depots

7

Project on building Hai Phong into an international telecommunications transaction and convention center of North Vietnam

8

Project on upgrading and consolidating sea and river dykes

9

Project on casting steel semi-finished products with an annual capacity of 500,000 tons

10

Project on hot-rolling steel sheets with an annual capacity of 400,000 tons

11

Project on rolling unwrought steel pipes with an annual capacity of 60,000 tons

12

Project on rolling long steel with annual capacity of 400,000 tons

13

Project on rolling stainless steel with an annual capacity of one million tons

14

Project on hot-rolling steel sheets with an annual capacity of 30,000 tons

15

Project on rolling steel pipes

* Note: The locations, land areas, total amounts and sources of investment capital of the above projects will be specifically calculated, selected and identified in the process of formulating and submitting for approval investment projects, depending on the demand and capability of balancing and mobilizing resources in each period.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 271/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất