Quyết định 129/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001-2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 129/2001/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 129/2001/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/08/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 129/2001/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 129/2001/QĐ-TTG
NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH
QUỐC GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Xét đề nghị của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, ý kiến của các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu (SCTD) với các nội dung chủ yếu sau đây :
1. Mục tiêu của kế hoạch.
a) Mục tiêu đến năm 2010.
- Sẵn sàng và ứng phó kịp thời, hiệu quả mọi trường hợp xảy ra SCTD để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại đối với môi trường, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế và đời sống của nhân dân.
- Hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, xây dựng lực lượng chuyên nghiệp làm nòng cốt cho hoạt động ứng phó SCTD.
b) Mục tiêu đến năm 2005.
Bảo đảm sẵn sàng ứng phó hiệu quả ở một số khu vực có nguy cơ cao xảy ra SCTD, gây tác hại lớn là các vùng biển thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng sông Sài Gòn - Đồng Nai, vùng biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Nha Trang, vùng sông biển thuộc thành phố Hải Phòng và vịnh Hạ Long.
2. Phạm vi thực hiện kế hoạch Quốc gia ứng phó SCTD và quy định khu vực ứng phó, phân loại mức độ SCTD.
a) Phạm vi thực hiện kế hoạch Quốc gia ứng phó SCTD.
Kế hoạch Quốc gia ứng phó SCTD được thực hiện trên toàn vùng đất liền, các hải đảo và vùng biển (vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam) được quy định tại Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ứng phó SCTD được tiến hành trong mọi trường hợp tràn dầu do mọi nguyên nhân, mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài gây ra.
b) Khu vực ứng phó SCTD.
- Khu vực miền Bắc bao gồm : toàn bộ các tỉnh, thành phố miền Bắc tới hết tỉnh Quảng Bình; toàn bộ vùng biển khu vực vịnh Bắc Bộ thuộc phạm vi ứng phó SCTD đến vĩ tuyến 17o10’N.
- Khu vực miền Trung bao gồm : toàn bộ các tỉnh, thành phố miền Trung từ tỉnh Quảng Trị tới hết tỉnh Bình Thuận; toàn bộ vùng biển thuộc phạm vi ứng phó SCTD từ vĩ tuyến 17o10’N đến vĩ tuyến 11o20’N.
- Khu vực miền Nam bao gồm : toàn bộ các tỉnh, thành phố miền Nam từ tỉnh Ninh Thuận đến hết tỉnh Cà Mau, Kiên Giang; toàn bộ vùng biển từ vĩ tuyến 11o20’N, về phía Nam, đến hết phạm vi ứng phó SCTD của kế hoạch Quốc gia này.
c) Phân loại mức độ SCTD
Mức độ ứng phó SCTD được phân theo 3 mức từ mức độ I đến mức độ III dựa trên cơ sở khối lượng dầu tràn ra môi trường.
Mức I : Dưới 100 tấn.
Mức II : Từ 100 tấn đến 2.000 tấn.
Mức III : Trên 2.000 tấn.
3. Hệ thống và cơ chế hoạt động của các cấp ứng phó SCTD.
Việc ứng phó SCTD được tiến hành ở 3 cấp : Cấp cơ sở, cấp khu vực và cấp Quốc gia.
a) Cấp cơ sở.
- Các cơ sở kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh có khả năng gây ra SCTD (sau đây gọi chung là cơ sở) đều phải tự xây dựng kế hoạch ứng phó, đầu tư các trang thiết bị và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả SCTD ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do cơ sở mình gây ra và sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó SCTD theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền.
- Trong trường hợp tiềm lực và khả năng bị hạn chế, cơ sở phải hợp đồng với các cơ sở khác trong vùng hoặc với Trung tâm ứng phó SCTD khu vực để hỗ trợ ứng phó khi SCTD xảy ra tại cơ sở mình.
b) Cấp khu vực.
Tại mỗi khu vực ứng phó SCTD tổ chức một Trung tâm ứng phó SCTD khu vực (sau đây viết tắt là Trung tâm khu vực).
- Trung tâm khu vực được tổ chức hoạt động theo quy chế của doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, có lực lượng chuyên nghiệp làm nòng cốt bảo đảm đủ điều kiện sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ứng phó SCTD từ mức độ II trở lên trong khu vực được phân công.
- Trên cơ sở xem xét tổng thể giữa hiện trạng và nhu cầu về nhân lực, trang thiết bị, vật tư cho hoạt động ứng phó SCTD ở từng khu vực, Nhà nước sẽ đầu tư bổ xung để Trung tâm khu vực đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ ứng phó SCTD trong khu vực được giao.
- Trung tâm khu vực chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ, ngành chủ quản. ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo Trung tâm khu vực trong lĩnh vực ứng phó SCTD.
Từ nay đến năm 2004 tập trung xây dựng hoàn chỉnh, đưa vào hoạt động 2 Trung tâm khu vực miền Trung, miền Nam. Trên cơ sở kinh nghiệm thu được từ 2 Trung tâm này, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đề xuất kế hoạch xây dựng Trung tâm miền Bắc, bảo đảm đến năm 2010, cả nước có 3 Trung tâm ứng phó SCTD khu vực hoạt động.
c) Cấp Quốc gia.
- Trường hợp SCTD xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của một Trung tâm khu vực, ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn điều động lực lượng của các Trung tâm khu vực khác, của các Bộ, ngành, các địa phương và của các tổ chức, cá nhân phối hợp tham gia ứng phó SCTD.
- Trường hợp SCTD xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của các lực lượng trong nước, ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị lực lượng ứng phó SCTD của nước ngoài vào trợ giúp. ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì, phối hợp các lực lượng trong hoạt động ứng phó SCTD này.
4. Trang thiết bị ứng phó SCTD.
a) Các cơ sở.
Các cơ sở tự trang bị phương tiện, trang thiết bị bảo đảm ứng phó SCTD ở mức có thể xảy ra ở cơ sở mình theo quy định của kế hoạch này.
b) Các Trung tâm khu vực.
Các Trung tâm khu vực cần có các loại trang thiết bị, phương tiện, vật tư chủ yếu như sau :
- Các trang thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc để điều hành hoạt động của Trung tâm.
- Đội tàu chuyên dùng, xuồng máy tốc độ cao, các loại phao, chất phân tán và các phương tiện, trang thiết bị chứa dầu, bơm, hút, phun chất phân tán, thu gom dầu; hệ thống xử lý cặn dầu ...
- Trang thiết bị, quần áo bảo hộ cho người tham gia ứng phó.
c) Tại các cơ quan chỉ đạo, điều hành.
Tại Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan khác có liên quan được trang bị các thiết bị thông tin liên lạc, các trang thiết bị khác phù hợp với trách nhiệm được giao tại Điều 2 của Quyết định này.
5. Tài chính để thực hiện kế hoạch quốc gia ứng phó SCTD.
a) Các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Các cơ sở tự bảo đảm tài chính cho việc thực hiện kế hoạch ứng phó SCTD tại cơ sở.
b) Các Trung tâm khu vực.
Tài chính bảo đảm cho các Trung tâm ứng phó SCTD khu vực hoạt động lấy từ các nguồn sau :
- Ngân sách Nhà nước bổ sung đầu tư ban đầu và bảo đảm cho một số hoạt động thường xuyên về ứng phó SCTD cho các Trung tâm khu vực sẽ được xem xét căn cứ theo Nghị định số 56/CP ngày 02 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích và theo Quyết định số 215/1999/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Tiến tới các Trung tâm khu vực phải xây dựng kế hoạch kinh doanh để tự bảo đảm kinh phí hoạt động, thực hiện kế hoạch ứng phó SCTD.
c) Các cơ quan chỉ đạo, điều hành.
Đối với các hoạt động theo nhiệm vụ Chính phủ giao cho ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan khác có liên quan với trách nhiệm được giao tại khoản 4 Điều 1 của Quyết định này được sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Kế hoạch Quốc gia ứng phó SCTD.
1. Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn :
Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn là cơ quan chủ trì, chỉ huy và tổ chức thực hiện kế hoạch Quốc gia ứng phó SCTD, có trách nhiệm :
a) Xây dựng quy chế hoạt động ứng phó SCTD trên cả nước, hệ thống tổ chức thực hiện, bảo đảm từ năm 2002 - 2003 việc ứng phó SCTD sẽ được điều hành theo quy chế và hệ thống tổ chức thống nhất trên cả nước.
b) Chủ trì tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, nâng cao trách nhiệm công dân, động viên, tổ chức nhân dân tham gia các hoạt động nhằm xã hội hoá nhiệm vụ phòng ngừa và ứng phó SCTD.
c) Chỉ đạo, điều động, chủ trì, phối hợp các lực lượng tham gia ứng phó SCTD.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch hàng năm, 5 năm trước mắt là kế hoạch ứng phó SCTD cho các năm 2001 - 2005, triển khai thực hiện khi kế hoạch trên được thông qua đến các khu vực, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thường xuyên hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch theo các quy định hiện hành.
đ) Chỉ đạo việc điều tra, xác minh các SCTD lớn, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan về những biện pháp phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do SCTD xảy ra.
e) Hàng năm tổ chức chỉ đạo diễn tập ứng phó SCTD, đào tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho các lực lượng ứng phó SCTD.
g) Làm đầu mối quốc gia để tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng phó SCTD. Phối hợp với các nước có vùng tiếp giáp để cùng ứng phó khi dầu tràn xảy ra tại các khu vực đó.
h) Lập danh mục văn bản quan hệ quốc tế về ứng phó SCTD để kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước liên quan ban hành theo thẩm quyền, bảo đảm đến năm 2003 nước ta về cơ bản có đủ các văn bản pháp quy để các tổ chức ứng phó SCTD trong và ngoài nước có cơ sở pháp lý phối hợp ứng phó SCTD tại Việt Nam.
2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khắc phục hậu quả SCTD đối với môi trường. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 về việc ban hành các văn bản này.
b) Hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương trong việc đánh giá, xác định thiệt hại và khắc phục hậu quả suy thoái môi trường do SCTD gây ra.
c) Tổ chức và hỗ trợ ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực ứng phó SCTD.
d) Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
3. Bộ Quốc phòng.
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện của quân đội tham gia phối hợp ứng phó SCTD theo yêu cầu của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
b) Thành lập Trung tâm ứng phó SCTD khu vực miền Trung trong hệ thống cứu nạn của Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, quy định nhiệm vụ ứng phó SCTD cho Trung tâm khu vực miền Trung, đầu tư trang thiết bị và đào tạo nhân lực cần thiết ban đầu để Trung tâm có thể sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong các năm 2002 - 2004.
4. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện của ngành dầu khí tham gia phối hợp ứng phó SCTD theo yêu cầu của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
b) Thành lập Trung tâm ứng phó SCTD khu vực miền Nam trong hệ thống các tình huống khẩn cấp thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam chủ trì, phối hợp với ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, quy định nhiệm vụ ứng phó SCTD cho Trung tâm khu vực miền Nam, đầu tư trang thiết bị và đào tạo nhân lực cần thiết ban đầu để Trung tâm có thể sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong các năm 2002 - 2004.
5. Các Bộ, ngành có liên quan.
a) Chỉ đạo, kiểm tra các tổ chức, cơ sở sản xuất - kinh doanh có khả năng gây ra SCTD thuộc quyền quản lý của mình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc ứng phó SCTD theo các quy định của kế hoạch này.
b) Huy động các lực lượng và phương tiện trong phạm vi quản lý của mình tham gia ứng phó SCTD theo yêu cầu của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
6. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các cơ sở có khả năng gây ra SCTD phải xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó SCTD của địa phương mình trên cơ sở huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị ứng phó SCTD của các cơ sở thuộc các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn thuộc quyền quản lý của mình.
b) Chỉ đạo, kiểm tra các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh có khả năng gây ra SCTD thuộc quyền quản lý của mình lập kế hoạch ứng phó SCTD và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của kế hoạch này.
c) Tạo điều kiện và phối hợp với lực lượng các Bộ, ngành, địa phương khác trong việc theo dõi, giám sát SCTD đồng thời chỉ đạo các hoạt động ứng phó khi xảy ra SCTD tại địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 129/2001/QD-TTg | Hanoi, August 29, 2001 |
DECISION
RATIFYING THE NATIONAL PLAN ON COPING WITH OIL SPILL INCIDENTS IN THE 2001-2010 PERIOD
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Environmental Protection of December 27, 1993;
At the proposal of the National Committee for Search and Rescue and opinions of the concerned ministries, branches and agencies,
DECIDES:
Article 1.-To ratify the national plan on coping with oil spill incidents (OSIs) in the 2001-2010 period with the following principal contents:
1. Objectives of the plan
a/ Objectives to be achieved by 2010:
- Being ready to cope and promptly and effectively coping with all cases of OSIs, so as to minimize damage caused to the environment as well as their adverse impacts on the economic sectors and the people’s life.
- The perfection of the system of mechanisms, policies and organizations from the central to grassroots levels, the building of the professional force to act as the core in OSI coping activities.
b/ Objectives to be achieved by 2005:
The readiness for effectively coping with OSIs in a number of OSI-prone regions, where great damage may be entailed, such as the sea area of Ba Ria - Vung Tau province, Sai Gon - Dong Nai rivers, Central Vietnam’s sea area from Da Nang to Nha Trang city, coastal-river areas in Hai Phong city and Ha Long bay.
2. Scope of implementation of the national plan on coping with OSIs and regulations on regions of coping with OSIs and classification of OSI degrees
a/ Scope of implementation of the national plan on coping with OSIs
The national plan on coping with OSIs shall be implemented in all mainland regions, offshore islands and marine zones (the internal waters, territorial waters, contiguous zones, exclusive economic zones and continental shelf of Vietnam) defined in the May 12, 1977 Declaration of the Government of the Socialist Republic of Vietnam on the territorial waters, contiguous zones, exclusive economic zones and continental shelf of Vietnam.
Coping with OSIs shall be carried out in all cases of oil spilling caused by any domestic or foreign organizations and/or individuals for any reasons.
b/ Regions of coping with OSIs
- The Northern region, covering all the northern provinces and cities southward to the end of Quang Binh province; the entire sea area in Tonkin Gulf within the scope of coping with OSIs stretching to parallel 17o10’ North.
- The Central region, covering all the provinces and cities of the Central Vietnam from Quang Tri province to Binh Thuan province’s southernmost point; the entire sea area within the scope of coping with OSIs from parallel 17o10’ North to 11o20’ North.
- The Southern region, covering all the southern provinces and cities from Ninh Thuan province to Ca Mau and Kien Giang provinces’ southernmost points; the entire sea area from parallel 11o20’ North, stretching southward, to the southern limit of this national plan’s scope of coping with OSIs.
c/ Classification of OSI degrees
Activities of coping with OSIs shall be carried out depending on OSI degrees, which are classified from degree I to degree III according to the volume of oil spilt into the environment.
Degree I: Under 100 tons.
Degree II: Between 100 and 2,000 tons.
Degree III: Over 2,000 tons.
3. The system and operation mechanism of the OSI-coping levels
The activities of coping with OSIs shall be carried out at 3 levels: grassroots, regional and national.
a/ Grassroots level:
- Socio-economic establishments and defense-security establishments (hereinafter collectively referred to as establishments), which are likely to cause OSIs, shall have to work out coping plans by themselves, invest in facilities and equipment and organize forces to ensure the prompt and effective OSI prevention and coping corresponding to the possibility of oil spilling caused by themselves, and be ready to take part in common activities of coping with OSIs under unified mobilization and/or command of the competent agencies.
- In cases where an establishment’s potential and capability are limited, it shall have to enter into contracts with other establishments in the same locality or with the regional OSI-coping center for supports in coping with OSI when it occurs at its place.
b/ Regional level:
In each OSI-coping region, a regional OSI-coping center (hereinafter referred to as regional center for short) shall be organized.
- The regional centers shall be organized and operate under the statute of public-utility State enterprises, have professional forces acting as core units fully qualified and ready to perform the task of coping with OSIs of degree II or higher within their assigned regions.
- On the basis of general evaluation of the practical situation and the demands for manpower, facilities, equipment and supplies for OSI-coping activities in each region, the State shall additionally invest in the regional centers, in order to make them capable of performing the task of coping with OSIs within their assigned regions.
- The regional centers shall submit to the State management by the managing ministries and branches. The National Committee for Search and Rescue shall directly instruct the regional centers in the domain of coping with OSIs.
From now till 2004, to concentrate efforts on building and putting into operation two centers in the Central and Southern regions. On the basis of experience drawn from operation of these two centers, the National Committee for Search and Rescue shall propose plan for building the Northern Center, thus ensuring that by 2010, the whole country shall have three regional OSI-coping centers in operation.
c/ National level:
- In cases where an OSI occurs beyond the coping capability of a regional center, the National Committee for Search and Rescue shall mobilize forces of other regional centers, the ministries, branches, localities, organizations and individuals for coordinated OSI-coping activities.
- In cases where an OSI occurs beyond the coping capability of domestic forces, the National Committee for Search and Rescue shall propose the Prime Minister to ask for help from foreign OSI-coping forces. The National Committee for Search and Rescue shall assume the prime responsibility and coordinate with various forces in these OSI-coping activities.
4. Facilities and equipment for coping with OSIs
a/ At establishments:
Establishments shall furnish themselves with means, facilities and equipment so as to be able to cope with OSIs of a certain degree, which may occur at their establishments under the provisions of this plan.
b/ At the regional centers:
The regional centers must have the following essential facilities, equipment, means and supplies:
- Technical and information and communication facilities and equipment in service of administration of the centers’ operations.
- Special-use ship fleets, speedboats, buoys of all kinds, dispersers and devices and equipment for containing oil, pumping, sucking and spraying dispersers and gathering oil; system of treating oil dregs...
- Protective equipment, devices and outfits for persons engaged in coping activities.
c/ At the steering and administering agencies:
The National Committee for Search and Rescue, the Ministry of Science, Technology and Environment and other concerned agencies shall be furnished with information and communication equipment and other facilities and equipment suitable to their assigned responsibilities as prescribed in Article 2 of this Decision.
5. Finance for implementation of the national plan on coping with OSIs
a/ For the production and business establishments:
Establishments shall self-finance the implementation of their own plans on coping with OSIs.
b/ For the regional centers:
Operations of the regional OSI-coping centers shall be financed by the following sources:
- The State budget allocations to the regional centers for addition to initial investment, and for a number of regular OSI-coping activities, which shall be considered according to the Government’s Decree No.56/CP of October 2, 1996 on public-utility State enterprises and the Prime Minister’s Decision No.215/1999/QD-TTg of November 3, 1999 promulgating the provisional Regulation on financial management applicable to search and rescue activities.
- Other lawful funding sources.
The regional centers shall proceed to work out their business plans to cover by themselves funding for their operation and implementation of their plans on coping with OSIs.
c/ For the steering and administering agencies:
For activities related to the performance of tasks assigned by the Government, the National Committee for Search and Rescue, the Ministry of Science, Technology and Environment and other concerned agencies with the responsibilities prescribed in Clause 4, Article 1 of this Decision shall be entitled to use the State budget’s funding source.
Article 2.-Organization of implementation of the national plan on coping with OSIs
1. The National Committee for Search and Rescue:
The National Committee for Search and Rescue, acting as the agency taking the prime charge and command and organizing the implementation of the national plan on coping with OSIs, shall have to:
a/ Elaborate the regulation on OSI-coping activities nationwide and build the implementation-organizing system, thus ensuring that from 2002-2003 onward the OSI coping activities shall be administered under the regulation by a uniformly organized system throughout the country.
b/ Assume the prime responsibility for community-based propagation and education, raising of citizens’ sense of responsibility, mobilization and organization of people to participate in activities of preventing and coping with OSIs, with a view to socializing the task of preventing and coping with OSIs.
c/ Direct, mobilize, command and coordinate forces taking part in coping with OSIs.
d/ Assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment and the concerned ministries and branches in synthesizing and submitting to the Prime Minister annual plans and five-year plans, first of all the plan on coping with OSIs in 2001-2005 period, organize the implementation thereof as soon as such plans are approved at the regions, ministries, branches, provinces and centrally-run cities, and regularly guide, urge and supervise the implementation of the plans according to the current regulations.
e/ Direct the investigation and verification of big OSIs, propose to the Prime Minister and the concerned agencies measures to prevent and/or minimize the damage caused by OSIs.
f/ Organize and direct annual drills in coping with OSIs, provide professional training courses to the forces engaged in coping with OSIs.
g/ Act as a national coordinator for Vietnam’s participation in international cooperation activities in the domain of coping with OSIs; coordinate with the countries having contiguous zones with Vietnam in conducting joint activities of coping with OSIs upon their occurrence in such zones.
h/ Draw up the list of documents on international relations in coping with OSIs, then propose it to the concerned State management agencies for promulgation according to their competence, thus ensuring that by 2003 our country shall have sufficient legal documents to serve as legal bases for OSI-coping organizations at home and abroad to coordinate with one another in coping with OSIs in Vietnam.
2. The Ministry of Science, Technology and Environment shall have to:
a/ Propose to the Government and the Prime Minister for promulgation or promulgate according to its own competence policies and legal documents in the domain of overcoming OSI consequences caused to the environment; elaborate and organize the implementation of the 2001-2005 five-year plan on the promulgation of these documents.
b/ Guide the ministries, branches and localities in evaluating and determining damage and overcoming consequence being the environmental degradation caused by OSIs.
c/ Organize and support the National Committee for Search and Rescue in conducting scientific research in the domain of coping with OSIs.
d/ Inspect, examine and handle violations, settle disputes, complaints and denunciations according to its competence.
3. The Ministry of Defense shall have to:
a/ Elaborate and organize the implementation of plans on fast deployment of the army’s forces and means to take part in the coordinated OSI-coping activities at the request of the National Committee for Search and Rescue.
b/ Establish the OSI-coping center of the Central Vietnam in the rescue system of the Ministry of Defense. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility and coordinate with the National Committee for Search and Rescue, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and other concerned agencies in prescribing the OSI-coping task of Central Vietnam’s center, furnishing facilities and equipment, and training primary necessary personnel of the center, so that the center can be ready for its task in 2002-2004 period.
4. The Vietnam Oil and Gas Corporation shall have to:
a/ Elaborate and organize the implementation of plans on fast deployment of the oil and gas sector’s forces and means to take part in the coordinated coping of OSIs at the request of the National Committee for Search and Rescue.
b/ Establish the OSI-coping center of the Southern region in the emergency system under the Vietnam Oil and Gas Corporation. The Vietnam Oil and Gas Corporation shall assume the prime responsibility and coordinate with the National Committee for Search and Rescue, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and other concerned agencies in prescribing the OSI-coping task of the Southern region’s center, furnishing facilities and equipment, and training primary necessary personnel of the center, so that the center can be ready for its task in 2002-2004 period.
5. The concerned ministries and branches shall have to:
a/ Direct and inspect organizations and production and business establishments under their respective management, which are likely to cause OSIs, in working out plans and organizing the coping of OSIs according to the provisions of this Decision.
b/ Mobilize forces and means under their respective management for the coping of OSIs at the request of the National Committee for Search and Rescue.
6. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to:
a/ Provinces and centrally-run cities, with establishments likely to cause OSIs shall have to elaborate and organize the implementation of their own plans on coping with OSIs on the basis of mobilizing forces, means, facilities and equipment for coping with OSIs from establishments attached to the State agencies, organizations and individuals located in the localities under their respective management.
b/ Direct and inspect organizations and production and business establishments under their respective management, which are likely to cause OSIs, in working out plans on coping with OSIs and organizing the implementation thereof according to the provisions of this Decision.
c/ Create conditions for and coordinate with the forces of the ministries, branches and other localities in monitoring and supervising OSIs, and at the same time direct the coping activities when OSIs occur in their localities.
Article 3.-This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 4.-The Chairman of the National Committee for Search and Rescue, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây