Pháp lệnh Người cao tuổi năm 2000

thuộc tính Pháp lệnh 23/2000/PL-UBTVQH10

Pháp lệnh 23/2000/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về người cao tuổi
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:23/2000/PL-UBTVQH10
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:28/04/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xem Luật Người cao tuổi mới nhất đang áp dụng

Xem chi tiết Pháp lệnh23/2000/PL-UBTVQH10 tại đây

tải Pháp lệnh 23/2000/PL-UBTVQH10

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 23/2000/PL-UBTVQH10
NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2000 VỀ NGƯỜI CAO TUỔI

 

Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai trò của người cao tuổi là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội, là thể hiện bản chất tốt đẹp, đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000;

Pháp lệnh này quy định về việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1

Người cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên.

 

Điều 2

Người cao tuổi được gia đình, Nhà nước và xã hội phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò theo quy định của pháp luật.

Mọi công dân phải kính trọng và có trách nhiệm giúp đỡ người cao tuổi.

 

Điều 3

Việc phụng dưỡng người cao tuổi là trách nhiệm chủ yếu của gia đình có người cao tuổi.

Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội trợ giúp.

 

Điều 4

Nhà nước có chính sách phù hợp về chăm sóc sức khoẻ, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để người cao tuổi sống khoẻ, sống vui, sống có ích; đồng thời phát huy vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Điều 5

Uỷ ban nhân dân các cấp có kế hoạch chăm sóc người cao tuổi; tổ chức vận động xã hội đóng góp nhằm tạo điều kiện chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.

 

Điều 6

Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ biết ơn, kính trọng và chăm sóc người cao tuổi.

 

Điều 7

Người cao tuổi phải nêu gương tốt trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức và chấp hành pháp luật, giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

Điều 8

Việc tổ chức các cơ sở chăm sóc người cao tuổi phải căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi và theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG II. PHỤNG DƯỠNG, CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI

 

Điều 9

1. Phụng dưỡng người cao tuổi là chu cấp về kinh tế, chăm sóc, động viên tinh thần, tôn trọng nguyện vọng chính đáng nhằm bảo đảm nhu cầu cơ bản của người cao tuổi về ăn, mặc, ở, đi lại, sức khoẻ, học tập, văn hoá, thông tin và giao tiếp.

2. Người có nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi là vợ hoặc chồng, con, cháu ruột.

3. Người có nghĩa vụ phụng dưỡng không được từ chối nghĩa vụ phụng dưỡng.

 

Điều 10

1. Người có nghĩa vụ phụng dưỡng tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khỏe và tâm lý của người cao tuổi.

2. Người có nghĩa vụ phụng dưỡng phải chu cấp chi phí điều trị khi ốm đau và mai táng khi người cao tuổi chết.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, hành hạ, bắt người cao tuổi làm việc quá sức.

 

Điều 11

1. Người có nghĩa vụ phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc người cao tuổi có thể uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, nhưng phải được người cao tuổi đồng ý.

2. Cá nhân hoặc tổ chức dịch vụ được uỷ nhiệm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những cam kết với người ủy nhiệm về chăm sóc người cao tuổi.

3. Người cao tuổi có quyền yêu cầu thay đổi cá nhân hoặc tổ chức dịch vụ được uỷ nhiệm chăm sóc mình, nếu cá nhân hoặc tổ chức dịch vụ đó không làm tròn trách nhiệm.

 

Điều 12

Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được:

1. Trợ cấp xã hội hoặc nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội;

2. Khám, chữa bệnh miễn phí;

3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), cơ sở bảo trợ xã hội tổ chức, chi phí mai táng khi chết.

 

Điều 13

Người cao tuổi được ưu tiên trong khám, chữa bệnh; khi tham gia giao thông công cộng và vui chơi giải trí.

 

Điều 14

1. Người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú. Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm theo dõi, quản lý và trực tiếp chăm sóc sức khoẻ, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; kinh phí do ngân sách địa phương hỗ trợ.

2. Người cao tuổi tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa bị ốm đau nhưng không thể đến khám, chữa bệnh tại nơi quy định thì Trưởng trạm y tế cấp xã cử cán bộ y tế đến khám, chữa bệnh tại nơi ở của người cao tuổi.

 

Điều 15

Các bệnh viện của Nhà nước phải có khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị bệnh nhân là người cao tuổi và tổ chức nghiên cứu về chuyên môn, kỹ thuật điều trị cho người cao tuổi.

 

Điều 16

Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh ở tuyến trước về chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi; tăng cường nghiên cứu trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của người cao tuổi; bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ y tế trong việc khám, chữa bệnh cho người cao tuổi; triển khai các hình thức giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về tập luyện để giúp người cao tuổi nâng cao kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khoẻ.

 

Điều 17

Uỷ ban nhân dân các cấp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân căn cứ vào điều kiện cụ thể hỗ trợ người cao tuổi tổ chức tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước.

 

Điều 18

Việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình công cộng phải tính đến nhu cầu hoạt động và chăm sóc người cao tuổi.

 

Điều 19

Nhà nước và xã hội tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi được hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động văn hoá truyền thống của dân tộc.

 

Điều 20

Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc, phát huy vai trò và phản ánh cuộc sống của người cao tuổi, giáo dục ý thức kính trọng, quan tâm giúp đỡ người cao tuổi và biểu dương người tốt, việc tốt trong việc chăm sóc người cao tuổi.

 

Điều 21

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân bằng nguồn kinh phí của mình đóng góp, đầu tư xây dựng nhà dưỡng lão, cơ sở dịch vụ chăm sóc, trung tâm điều trị và phục hồi sức khoẻ, câu lạc bộ văn hoá, thể thao, thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi và các hình thức tự nguyện khác giúp đỡ người cao tuổi ở cộng đồng dân cư, cơ sở bảo trợ xã hội.

 

Điều 22

Nhà nước khuyến khích tổ chức của người cao tuổi lập Quỹ chăm sóc người cao tuổi với các hình thức thích hợp. Quỹ chăm sóc người cao tuổi được hình thành từ nguồn đóng góp tự nguyện của người cao tuổi, sự hỗ trợ hảo tâm, từ thiện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Quỹ chăm sóc người cao tuổi được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

CHƯƠNG III. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

 

Điều 23

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, tham gia học tập nâng cao trình độ, đóng góp kinh nghiệm và hiểu biết của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Điều 24

Người cao tuổi được động viên phát huy tài năng, trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp để tham gia vào các hoạt động:

1. Giáo dục truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"; truyền thụ kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ;

2. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và hoà giải các tranh chấp, mâu thuẫn tại cộng đồng dân cư;

3. Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật;

4. Tư vấn chuyên môn, kỹ thuật;

5. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ;

6. Các hoạt động xã hội khác.

 

CHƯƠNG IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC NGƯỜI CAO TUỔI

 

Điều 25

Quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi bao gồm những nội dung sau đây:

1. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách đối với người cao tuổi;

2. Thống kê về người cao tuổi;

3. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để tăng cường đầu tư phát triển phúc lợi xã hội phục vụ việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;

4. Hỗ trợ tổ chức người cao tuổi hoạt động;

5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về người cao tuổi;

6. Xử lý vi phạm trong việc thi hành pháp luật về người cao tuổi;

7. Thực hiện quan hệ hợp tác quốc tế trong việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.

Điều 26

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.

Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong phạm vi địa phương.

 

Điều 27

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp vận động gia đình và xã hội chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi.

 

Điều 28

Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội của người cao tuổi, có trách nhiệm:

1. Tập hợp người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội, góp phần thực hiện chương trình kinh tế - xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi, đề đạt với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;

3. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi;

4. Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của người cao tuổi.

 

Điều 29

Nhà nước tạo điều kiện để Hội người cao tuổi Việt Nam tổ chức các hoạt động nhằm chăm sóc và phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của người cao tuổi.

 

CHƯƠNG V. KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 30

Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, giúp đỡ và phát huy vai trò của người cao tuổi hoặc có công phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về người cao tuổi; người cao tuổi nêu gương tốt trong hoạt động xã hội, có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 31

Người nào xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người cao tuổi; người có nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi mà thoái thác nghĩa vụ, ngược đãi, hành hạ người cao tuổi hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của pháp luật về người cao tuổi thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 32

Pháp lệnh này cũng được áp dụng đối với người cao tuổi là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

 

Điều 33

Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

 

Điều 34

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------
No. 23/2000/PL-UBTVQH10
Hanoi, April 28, 2000
 
ORDINANCE
ON ELDERLY PEOPLE
Elderly people have the merit of giving birth to, bringing up and educating children on dignity and play an important role in families and the society. Caring for the material and spiritual life of the elder persons and continuously promoting their role are responsibilities of the families, the State and the entire society, which reflect the fine nature, moralities and traditions of our nation;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the Xth National Assembly, sixth session, on its 2000 legislative program;
This Ordinance provides for the support and care for as well as the promotion of the role of, the elderly people.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Elderly people prescribed by this Ordinance are citizens of the Socialist Republic of Vietnam aged 60 or older.
Article 2.- Elderly people are rendered support and care, and have their role promoted by families, the State and the society according to the provisions of law.
All citizens must respect and have the obligation to help the elderly people.
Article 3.- The support of elderly people is the prime responsibility of their families.
Elderly people who are lonely, have no one to support and have no income sources shall be assisted by the State and the society.
Article 4.- The State shall adopt appropriate policies of caring for the health, improving the material and spiritual life of the elderly people, creating conditions for them to lead a healthy, cheerful as well as useful life; and at the same time, promoting their role in the cause of building and defending the Fatherland.
Article 5.- The People’s Committees of all levels shall work out plans on caring for the elderly people; organize and mobilize the society’s contributions in order to create conditions to care for and promote the role of the elderly people.
Article 6.- The State, society and families have the responsibility to educate young generations to show their gratitude to, respect and look after the elderly people.
Article 7.- Elderly people must set good examples in fostering their own ethical qualities and in observing law, educate young generations in preserving and developing the nation’s fine traditions.
Article 8.- The organization of elder-care establishments must be based on the practical situation, the demand of caring for the elderly people and according to the provisions of law.
Chapter II
SUPPORTING AND CARING FOR ELDERLY PEOPLE
Article 9.-
1. Supporting elderly people means providing economic assistance for, looking after, and spiritually encouraging them and respecting their legitimate aspirations so as to ensure their basic demands for meals, clothing, housing, travel, health, study, culture, information and personal communication.
2. Those who have the obligation to support elderly people are the latter’s spouses, biological children and grand children.
3. Those who have the supporting obligation must not decline their supporting obligation.
Article 10.-
1. Those who have the supporting obligation must, depending on their concrete conditions, arrange living places suitable to the health and psychological conditions of elderly people.
2. Those who have the supporting obligation must pay medical treatment costs when their elders get sick or burial costs when they die.
3. All acts of maltreating or forcing elderly persons to overwork are strictly forbidden.
Article 11.-
1. Those who have the supporting obligation but have no conditions to directly attend to elderly people may authorize individuals or service organizations to do so but with the consent of the concerned elderly people.
2. The authorized individuals or service organizations shall have to fulfill their commitments to the authorizers to take care of elderly people.
3. Elderly people may request the for change of individuals or service organizations authorized to take care of them, if these individuals or service organizations fail to fulfill their duties.
Article 12.- Elderly people who are lonely without any support and without any income sources shall be entitled to:
1. Social allowance or being cared at social relief establishments;
2. Free medical examination and treatment;
3. When they die the commune/ward or district township (hereinafter collectively referred to as commune level) People’s Committees or the social relief establishments organize their burial and bear the costs thereof
Article 13.- The elderly people are given the priority in medical examination and treatment, and when participating in public traffic, recreation and entertainment.
Article 14.-
1. The elderly people are given primary healthcare at their places of residence. The commune-level health stations shall, depending on the concrete local conditions, have to monitor, manage and directly look after the health of, and organize periodical health check-ups for, elderly people, the fund therefor shall be provided by the local budget.
2. When elderly people who are disabled, lonely and supportless get sick but are unable to go for medical examination and treatment at designated places, the heads of the commune-level health stations shall send medical workers to give medical examination and treatment to them at their places of residence.
Article 15.- State-run hospitals must have geriatric departments or spare a number of beds for elderly patients under treatment and organize research in therapeutic knowledge and techniques applicable to elderly people.
Article 16.- The Ministry of Health shall have to guide medical examination and treatment establishments in healthcare knowledge and techniques applicable to elderly people’ health; intensify research in the field of care and protection of the elderly people’ health; foster and raise the health workers’ professional skills in medical examination and treatment for the elderly people; apply various forms of education and popularization of general knowledge about physical training so as to help the elders raise their capability of preventing and curing diseases and taking care of their own health.
Article 17.- The People’s Committees of all levels, political organizations, socio-political organizations, economic organizations, social organizations, socio-professional organizations, units of people’s armed forces and all citizens shall, depending on their concrete conditions, support the elderly people in organizing sight-seeing tours of historical relics and scenic places in the country.
Article 18.- The investment in building or renovating public utilities shall be made on the basis of taking into account the needs of activities and care for the elderly people.
Article 19.- The State and society create favorable conditions for the elderly people to enjoy culture and take part in traditional cultural activities of the nation.
Article 20.- The mass media agencies shall have to propagate the Party’s lines and undertakings as well as the State’s policies and laws on the care for the elderly people and the promotion of their role, reflect life, educate the sense of respecting, caring for and helping the elderly people, praise good people and good deeds in taking care of elderly people.
Article 21.- The State encourages organizations and individuals, with their own funding sources, to make contributions to and investment in building sanatoriums, healthcare service establishments, medical therapy and rehabilitation centers, cultural, sport and physical training clubs for elderly people as well as other forms of voluntary assistance to elderly people in the population communities and social relief establishments.
Article 22.- The State encourages the elderly people’ association to set up the elder-care fund in appropriate forms. The elder-care fund may be formed from the source of voluntary contributions of elderly people, charitable assistance of organizations and individuals inside and outside the country. The elder-care fund shall be set up and operate according to the provisions of law.
Chapter III
PROMOTING THE ELDERLY PEOPLE’ ROLE IN THE CAUSE OF NATIONAL CONSTRUCTION AND DEFENSE
Article 23.- The State encourages and creates conditions for the elderly people to have physical training, study to raise their educational levels, and contribute their experiences and knowledge to the cause of building and defending the fatherland.
Article 24.- Elderly people shall be encouraged to bring into play their talents, wisdom and good qualities for participation the following activities:
1. Educating young generations about the tradition of patriotism, the love for socialism, the tradition of "remembering the source when drinking water"; handing down the cultural, social, scientific and techno-logical knowledge as well as professional skills to them;
2. Maintaining political security, social safety and order and reconciling disputes and contradictions in the population communities;
3. Contributing comments on draft policies and bills;
4. Providing professional and technical advice;
5. Conducting scientific and technological research and application;
6. Other social activities.
Chapter IV
STATE MANAGEMENT OVER THE ELDER-RELATED WORK
Article 25.- The State management over the elder-related work includes the following contents:
1. Promulgating, amending, supplementing, giving guidance on and organizing the implementation of legal documents, regimes and policies towards the elderly people;
2. Making statistics on the elderly people;
3. Mobilizing, managing and using various resources to boost investment in developing social welfare in service of the care and promotion of the role of the elderly people;
4. Supporting activities of the elderly people’s association;
5. Supervising, inspecting, settling complaints and denunciations about the implementation of the legislation on the elderly people;
6. Handling violations in the enforcement of the legislation on the elderly people;
7. Establishing international cooperation relations in the care for the elderly people and the promotion of their role.
Article 26.- The Government shall exercise the uniform State management over the elder-related work.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall be responsible to the Government for performing the State management over the elder-related work.
The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in performing the State management over the elder-related work.
The People’s Committees of all levels shall have to care and bring into play the role of the elderly people in their respective localities.
Article 27.- The Vietnam Fatherland Front Central Committee and the Front’s member organizations at all levels shall mobilize families and the society to care for and promote the role of, the elderly people.
Article 28.- Vietnam Association of the Elder is a social organization of the elderly people, which has the responsibilities:
1. To rally elderly people for participation in the Association’s activities, contribute to the implementation of the socio-economic programs, the building of a civilized lifestyle and cultural families, the maintenance of political security, social safety and order, the building and defense of the Fatherland;
2. To protect the legitimate rights and interests of the elderly people, make proposals to the Sate management bodies on the care for and the promotion of the role of the elderly people;
3. To make recommendations to the State bodies on matters relating to the elderly people’s legitimate rights and interests;
4. To represent the Vietnamese elderly people in international organizations as well as external relation activities for their interests.
Article 29.- The State creates conditions for Vietnam Association of the Elder to organize various activities to better and better care for and promote the role of the elderly people.
Chapter V
REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 30.- Organizations and individuals that have recorded outstanding achievements in the care for, assistance and promotion of the role of, the elderly people or merits in detecting and preventing acts of violating the legislation on the elderly people; elders who set bright examples in social activities, have made good contributions to the cause of national construction and defense, shall be commended and rewarded according to the provisions of law.
Article 31.- Those who infringe upon the elderly people’s legitimate rights and interests; those who have the obligation to support elderly people but shirk their obligation or maltreat elderly people or commit other acts of violating the law provisions on the elderly people, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing any damage, they shall have to pay compensation therefor according to the provisions of law.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 32.- This Ordinance also applies to foreign elderly people living in Vietnam, except otherwise provided for by international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
Article 33.- This Ordinance takes effect as from July 1st, 2000.
All previous provisions which are contrary to this Ordinance are now annulled.
Article 34.- The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.
 

 
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN




Nong Duc Manh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 23/2000/PL-UBTVQH10 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất