Nghị quyết 88/NQ-CP về tình tình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021

thuộc tính Nghị quyết 88/NQ-CP

Nghị quyết 88/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình tình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:88/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Phạm Minh Chính
Ngày ban hành:12/08/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Khuyến khích địa phương ban hành thêm chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch

Ngày 12/8/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 88/NQ-CP về phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình tình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến giá cả các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân có xu hướng tăng giá cao để kịp thời để xuất các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp.

Bên cạnh đó, Chính phủ khuyến khích các địa phương trong khả năng nguồn lực của mình để ban hành thêm các chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ cho người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, đặc biệt là gia đình chính sách, người có công, người nghèo, người mất việc làm... do COVID-19.

Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố phải bảo đảm lưu thông hàng hóa, cung cấp đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm đến người dân tại khu vực cách ly, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, nhu yếu phẩm. Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung xây dựng và triển khai các giải pháp công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 như sổ sức khỏe điện tử, sổ tay điện tử hướng dẫn phòng, chống, điều trị COVID-19.

Xem chi tiết Nghị quyết88/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
_______

Số: 88/NQ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2021

 

 

 

NGHỊ QUYẾT

Phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021

___________

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ, các đại biểu dự họp và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021, tổ chức vào ngày 11 tháng 8 năm 2021,

 

QUYẾT NGHỊ:

 

Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong tháng 7, mặc dù đại dịch COVID-19 với biến chủng Delta lây lan nhanh hơn, mạnh hơn, nguy hiểm hơn đã bùng phát tại nhiều địa phương, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế - xã hội và sức khỏe, tính mạng của nhiều người dân, nhưng với quyết tâm, đồng lòng, quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục phát triển và đạt những kết quả quan trọng.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2020. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước đạt 68% dự toán năm, tăng 15,6%. Thị trường tiền tệ, ngoại hối tương đối ổn định, lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm, tăng trưởng tín dụng phục hồi tích cực. Dịch vụ tài chính, thanh toán không dùng tiền mặt được thúc đẩy. Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là phục vụ công tác phòng, chống dịch được đẩy mạnh. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 7 tháng tăng 7,9%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 9,9%. Sản xuất nông nghiệp cơ bản thuận lợi; an ninh lương thực được bảo đảm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt trên 373 tỷ USD, tăng 30,2%; xuất khẩu đạt trên 185 tỷ USD, tăng 25,5%. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 7 tháng đạt 16,72 tỷ USD; vốn FDI thực hiện đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,8%. Việt Nam tiếp tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về khả năng phục hồi kinh tế, tính cạnh tranh, sự hấp dẫn về môi trường đầu tư kinh doanh.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân được chú trọng; đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sỹ, tri ân thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng nhân ngày Thương binh - Liệt sỹ. Ban hành Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Xử lý tồn đọng kéo dài nhiều năm về chế độ đối với chuyên gia sang làm việc tại Lào của Ban Xây dựng 64, Bộ Giao thông vận tải. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được thực hiện nghiêm túc, an toàn, bảo đảm chất lượng, hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ năm học 2020 - 2021. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật, nhất là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, đặc biệt là ngoại giao vắc-xin được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả.

Tuy nhiên, đất nước ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đe dọa sức khỏe, tính mạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước. Lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng. Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là vốn ODA. Xuất hiện đứt gãy một số chuỗi cung ứng, nhất là ở giai đoạn đầu của đợt dịch bùng phát trong tháng 7; có những doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bị trì hoãn hoặc hủy đơn hàng. Xuất khẩu có xu hướng chậm lại; tình trạng nhập siêu có khả năng tiếp diễn. Một số mặt hàng nông sản tiêu thụ khó khăn, nhất là ở những địa bàn có dịch bùng phát. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể tăng so với cùng kỳ. Việc làm, sinh kế của nhiều người dân bị ảnh hưởng lớn, nhất là ở những địa bàn có dịch...

Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đặt ra cho những tháng còn lại của năm 2021 là rất nặng nề, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng và nỗ lực phấn đấu vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Quán triệt sâu sắc, tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra của năm 2021 trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận số 11-KL/TW ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII, các Nghị quyết của Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ nhất; trong đó tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

1. Hưởng ứng mạnh mẽ Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp, giải pháp theo các nghị quyết, kết luận của Đảng, Nhà nước, nhất là Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ với mục tiêu ưu tiên cao nhất là nhanh chóng kiểm soát dịch COVID-19 tại những địa phương đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế - xã hội và bảo đảm đời sống cho người dân. Tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép”, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh ở những nơi bảo đảm an toàn dịch bệnh; đồng thời tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế đi đối với bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của nhân dân.

2. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ nhất về các kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công, đầu tư công trung hạn; điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương:

a) Tiếp thu phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ý kiến của các đại biểu, các bộ, cơ quan, địa phương tại Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 để hoàn thiện Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

b) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài. Rà soát, hoàn thiện các quy trình thủ tục, bảo đảm đơn giản, thuận tiện cho triển khai dự án đầu tư công và thực hiện giải ngân; mở rộng hợp tác công tư. Trong khi thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch, các bộ, ngành, địa phương tập trung cao độ hoàn thiện các thủ tục về đầu tư công.

c) Khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 8 năm 2021 để giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn ngân sách trung ương cho các dự án đã đủ điều kiện quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công đến thời điểm Quốc hội thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn nhưng chưa đủ điều kiện theo quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công đến thời điểm Quốc hội thông qua Kế hoạch, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, rà soát, hoàn thiện phương án, bao gồm cả các khoản chưa phân bổ, phương án phân bổ đối với số vốn ngân sách địa phương còn lại; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội. Cương quyết cắt bỏ các dự án mới hiệu quả thấp, chưa đủ thủ tục, các dự án đầu tư không hiệu quả, dàn trải, manh mún, chia cắt.

d) Tập, trung rà soát, xác định cụ thể các khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cơ sở tiếp thu các ý kiến, kiến nghị, nhất là tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương ngày 08 tháng 8 năm 2021; sớm trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừaNghị định số 39/2019/NĐ-CP theo hướng xem xét, mở rộng đi tượng hỗ trợ, giảm lãi suất, thúc đẩy hoạt động cho vay của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.

e) Trình Chính phủ tại Phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2021 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó rà soát, sửa đổi các quy định liên quan đến cấp phép mở rộng các khu công nghiệp và khu công nghiệp mới theo hướng phân cấp tối đa cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát.

g) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan Thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước) khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trong tháng 8 năm 2021.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương:

a) Đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19; hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất... để tiếp tục hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục rút gọn.

b) Căn cứ tình hình thu ngân sách và diễn biến dịch COVID-19 để xây dựng phương án điều hành ngân sách nhà nước trong thời gian còn lại và cả năm 2021, bảo đảm đáp ứng kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác của ngân sách nhà nước, nhất là ngân sách trung ương trong mọi tình huống; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25 tháng 8 năm 2021.

c) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tăng cường kiểm tra, đôn đốc thu nợ thuế... Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết. Sớm báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sử dụng số cắt, giảm, tiết kiệm chi thường xuyên năm 2021 của ngân sách trung ương để bổ sung dự phòng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5302/VPCP-KTTH ngày 03 tháng 8 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ.

d) Theo dõi sát diễn biến giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu, các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân có xu hướng tăng giá cao để kịp thời đề xuất các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường, quản lý kê khai giá, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về giá.

đ) Đẩy mạnh triển khai các giải pháp chính sách để bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn vốn vay, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan:

a) Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

b) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như cơ cấu lại các khoản nợ, khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, tiếp tục giảm lãi suất cho vay, nhất là đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động tại các địa bàn có dịch đang diễn biến phức tạp, quan tâm hỗ trợ các đối tượng khách hàng có khoản vay nhỏ đang rất khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

c) Đơn giản hóa quy trình, thủ tục, hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay; tiếp tục thực hiện các chương trình miễn, giảm phí giao dịch thanh toán; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan:

a) Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc mở rộng đối tượng, quy mô và thời gian được hỗ trợ phù hợp tình hình và khả năng chi trả của ngân sách nhà nước; cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho nhân dân, người lao động.

b) Chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh..., bảo đảm kịp thời, thực chất. Khẩn trương tổ chức thực hiện đầy đủ các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021.

c) Có giải pháp khôi phục lao động, việc làm ngay tại những địa phương có dịch; hỗ trợ, giải quyết việc làm đối với lao động bị mất việc do dịch bệnh phải trở về quê hương. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp Giấy phép lao động, tạo thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Hướng dẫn các địa phương thực hiện gói hàng an sinh xã hội phục vụ người dân gặp khó khăn khi phải thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

d) Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trước ngày 31 tháng 8 năm 2021.

7. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan:

a) Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, thực hiện kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh phù hợp với diễn biến của dịch bệnh COVID-19 tại các địa phương.

b) Theo dõi sát thị trường trong nước và quốc tế; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động xuất nhập khẩu (kể cả tại các cửa khẩu biên giới) nhằm thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu; hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021; không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.

c) Thực hiện đồng bộ các giải pháp khai thông, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước; bảo đảm cung ứng đủ nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất và hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là tại các địa bàn đang thực hiện giãn cách xã hội. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức tiêu thụ nông sản đến vụ thu hoạch, hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản tại các địa phương đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử để tạo kênh tiêu thụ thuận lợi, ổn định. Tăng cường quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để găm hàng, tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

d) Rà soát, đánh giá thực trạng tiêu thụ điện của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 để kịp thời có giải pháp hỗ trợ hiệu quả, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản.

8. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Theo dõi sát tình hình, chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất hoạt động vận tải, bảo đảm thông suốt, giải tỏa nhanh hàng hóa, nhất là tại các khu vực cảng biển quốc tế trọng điểm; kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu - điểm cuối trong vận chuyển hàng hóa, không để ách tắc trong lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành các hoạt động vận tải.

b) Phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, đánh giá cụ thể tính hợp lý, sự phù hợp của các loại phí, lệ phí, giá dịch vụ, quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải trong bối cảnh dịch bệnh (như các loại phí đăng kiểm xe, bảo trì đường bộ, phí dịch vụ tại sân bay, bến cảng, chi phí xét nghiệm COVID-19 đối với lái xe, thời hạn đăng kiểm...) để báo cáo cấp có thẩm quyền có phương án cắt, giảm phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh vận tải.

9. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan có giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp; n định thị trường bất động sản.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan:

a) Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp (tỉnh, huyện, xã) giai đoạn 2021 - 2025 trước ngày 31 tháng 8 năm 2021.

b) Tập trung đẩy mạnh cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn; đẩy mạnh sản xuất gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản; kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản, không để ùn ứ.

c) Nắm chắc tình hình sản xuất, tiêu thụ và diễn biến giá thóc, gạo hàng hóa để kịp thời đề xuất việc áp dụng biện pháp cụ thể điều tiết thị trường khi cần thiết theo đúng quy định của pháp luật.

d) Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp, không để tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh để đẩy giá lên cao, gây gián đoạn sản xuất. Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Tài chính, cơ quan, địa phương liên quan theo dõi sát diễn biến giá phân bón tại thị trường trong nước, có biện pháp điều tiết phù hợp, kịp thời để bình ổn giá, không để tăng giá bất hợp lý.

đ) Chú trọng công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

e) Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác cảnh báo, dự báo; chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ; chỉ đạo các địa phương rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai các cấp, xây dựng phương án phòng, chống thiên tai phù hợp với điều kiện thực tế và bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương:

a) Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2025, báo cáo Chính phủ thông qua trong tháng 8 năm 2021 để trình Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ hai xem xét, quyết định.

b) Tổng kết đánh giá toàn diện, kỹ lưỡng việc thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ ba xem xét, cho ý kiến.

c) Chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động, tích cực cung cấp kịp thời thông tin dự báo, cảnh báo về khí tượng, thủy văn để phục vụ kịp thời, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, hạn chế tối đa thiệt hại.

12. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan:

a) Sớm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 bảo đảm chất lượng, tiến độ.

b) Theo dõi đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật.

Yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, pháp luật; khẩn trương hoàn thành việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời phát hiện mâu thuẫn, chồng chéo, làm phát sinh khó khăn, vướng mắc, không còn phù hợp với thực tiễn để báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền.

13. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

a) Tập trung tái cơ cấu, tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 trong tháng 11 năm 2021.

b) Có các giải pháp cụ thể để thúc đẩy chuyển giao, đổi mới công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các khu công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu và phát triển.

c) Khẩn trương hoàn thành Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia nghiên cứu sản xuất vắc-xin, thuốc chữa bệnh Covid-19 sử dụng cho người đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

Thực hiện tốt công tác tuyển sinh và có phương án triển khai, hướng dẫn tổ chức học tập năm học 2021 - 2022 phù hợp tình hình dịch bệnh COVID-19 và khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất, nguồn nhân lực; chuẩn bị tốt giáo án, giáo trình trong dạy và học trực tuyến, bảo đảm kế hoạch, chất lượng giảng dạy, học tập.

15. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan:

a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trong tháng 8 năm 2021. Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan liên quan để sớm ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

16. Các Bộ: Quốc phòng, Công an căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao:

a) Theo dõi sát tình hình trên biển để chủ động có các giải pháp ứng phó, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; quản lý chặt chẽ biên giới trên bộ, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi xuất nhập cảnh trái phép.

b) Tăng cường công tác nắm tình hình; chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; bảo đảm, an ninh xã hội, an ninh trong công nhân, không để xảy ra xung đột xã hội, không để bị động, bất ngờ. Tập trung trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm trộm cắp, chống người thi hành công vụ, tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản dựa trên các phương thức kinh doanh mới, công nghệ mới, trên mạng internet, tội phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

c) Tăng cường phòng, chống cháy nổ, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân; chủ động lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả trong mùa mưa bão.

17. Bộ Ngoại giao tiếp tục tập trung thực hiện “ngoại giao vắc-xin”, tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó với đại dịch COVID-19. Chuẩn bị tốt các hoạt động đối ngoại cấp cao. Chủ động, tích cực phát huy vai trò trong các thể chế đa phương, nhất là ASEAN và hoàn thành tốt nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 2020 - 2021. Triển khai hiệu quả công tác bảo hộ công dân, người Việt Nam ở nước ngoài và thông tin đối ngoại.

18. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan, địa phương liên quan:

a) Chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giá trị văn hóa con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

b) Tăng cường kỷ luật phát ngôn, kỷ cương hoạt động báo chí; quản lý chặt chẽ không gian mạng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lợi dụng báo chí để trục lợi cá nhân, dứt khoát không để xảy ra khủng hoảng truyền thông.

c) Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật theo hướng nhà hát trực tuyến, nhà hát truyền hình và các hình thức khác phù hợp với nhu cầu của nhân dân và đời sống xã hội.

d) Tập trung xây dựng và triển khai các giải pháp công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 như: sổ sức khỏe điện tử, sổ tay điện tử hướng dẫn phòng, chống, điều trị COVID-19...

19. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, các bộ, cơ quan, địa phương liên quan bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 để tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan; xây dựng các chương trình hoạt động văn hóa nghệ thuật, nâng cao đời sống tinh thần, rèn luyện sức khỏe cho nhân dân; thông tin hướng dẫn về phòng, chống dịch Covid-19, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tạo đồng thuận xã hội. Kịp thời đấu tranh, phản bác các thông tin giả, sai sự thật, thông tin xấu độc, nhất là về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và hiệu quả của chiến lược vắc-xin.

20. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, cương quyết giảm đầu mối, giảm khâu trung gian, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo tinh thần các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII. Giao Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp thẩm định kỹ lưỡng dự thảo Nghị định để các bộ, cơ quan trình Chính phủ trong tháng 8 năm 2021 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

21. Chính phủ yêu cầu cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt và quyết liệt thực hiện các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm tại Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2021; đồng thời tập trung những nhiệm vụ sau:

a) Thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo thẩm quyền, bảo đảm nhanh nhất, hiệu quả nhất, đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

b) Kiểm tra, hướng dẫn phương án phòng, chống dịch, việc hỗ trợ chi phí xét nghiệm và chi phí liên quan giúp doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa chống dịch; chăm lo điều kiện ăn ở cho người dân, người lao động, nhất là tại các khu công nghiệp tập trung.

c) Bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm đến người dân tại các khu vực cách ly, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, nhu yếu phẩm. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là thủ tục hành chính để phục hồi và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

d) Tiết kiệm, cắt giảm chi thường xuyên. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sử dụng số tiết kiệm, cắt giảm chi thường xuyên năm 2021 của ngân sách địa phương để tập trung cho phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5302/VPCP-KTTH ngày 03 tháng 8 năm 2021 của Văn phòng Chính phú. Đồng thời, tiếp tục rà soát để cắt giảm hoặc tạm dừng mua sắm trang thiết bị chưa cấp bách, chưa thực sự cần thiết. Chưa ban hành các phí, lệ phí mới đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

đ) Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, bão lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là trong mùa mưa bão hiện nay. Rà soát, chuẩn bị vật tư, trang thiết bị phòng, chống thiên tai, tăng cường kiểm tra các tuyến đê xung yếu, các địa điểm có nguy cơ sạt lở cao, hoàn thiện các phương án phòng chống, thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ”, chủ động di dời dân ra khỏi địa bàn nguy hiểm để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, không để lây lan trên diện rộng.

e) Phát huy vai trò của hệ thống thông tin cơ sở trong tuyên truyền thường xuyên, liên tục về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các biện pháp phòng, chống dịch để người dân hiểu rõ, hiểu đúng, đồng lòng ủng hộ.

g) Chỉ đạo các đơn vị chức năng của địa phương hỗ trợ, tạo “luồng ưu tiên” cho các phương tiện vận chuyển vật tư, vật liệu, thiết bị, nhân sự tham gia thi công dự án được lưu thông qua trạm, chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 theo quy định của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và từng địa phương để bảo đảm tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia (như Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông,...); ưu tiên tiêm văc-xin phòng COVID-19 cho công chức, viên chức, người lao động trực tiếp tham gia các dự án trọng điểm.

h) Ngoài các chính sách hỗ trợ hiện hành, Chính phủ khuyến khích các địa phương trong khả năng nguồn lực của mình để ban hành thêm các chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ cho người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, đặc biệt là gia đình chính sách, người có công, người nghèo, người mất việc làm... do đại dịch COVID-19.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết này; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện; kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề mới phát sinh, vượt thẩm quyền. Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết này./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, TGĐ Cổng TTĐT CP;

- Lưu: Văn thư, TH (2b)

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Phạm Minh Chính

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
_______

No. 88/NQ-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
______________

Hanoi, August 12, 2021

 

RESOLUTION

On the Government’s virtual meeting with provinces on the socio-economic situation in July and 7 months of 2021

___________

THE GOVERNMENT

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to the Government’s Decree No. 138/2016/ND-CP dated October 01, 2016 promulgating the working regulation of the Government;

Based on the discussion of the delegates and the conclusion of the Prime Minister at the Government’s regular virtual meeting with provinces on socio-economic situation in July and 7 months of 2021, held on August 11, 2021,

 

RESOLVES:

 

The Government unanimously assessed that: In July, the COVID-19 pandemic, with the highly transmissible Delta variant which could spread faster, stronger, and more dangerous, broke out in many localities, especially in Ho Chi Minh City and in some southern provinces and cities, seriously affected socio-economic activities and the health and lives of many people. However, with determination, consensus and drastic action of the whole political system, the meticulous direction of the Government, all levels, branches, and localities, as well as the efforts of the business community and people nationwide under the leadership of the Party, important socio-economic development and achievements were recorded in the country.

Macroeconomic situation was basically stable. Inflation was kept under control. The 7-month average consumer price index (CPI) increased by 1.64% over the same period in 2020. Major balances of the economy were secured. State budget revenue attained 68% of the year estimate, up 15.6%. Money and foreign exchange markets were relatively stable, deposit and lending interest rates continued to decline, credit growth recovered positively. Financial services and cashless payments were promoted. Digital transformation and application of information technology, especially in service of epidemic prevention and control, were promoted. The Index of Industrial Production (IIP) in 7 months increased by 7.9%, of which that of the processing and manufacturing industry grew by 9.9%. In principle, agricultural production experienced favorable conditions; food security was guaranteed. Total import-export turnover in 7 months reached over US$373 billion, up 30.2%. Total export turnover reached over US$185 billion, up 25.5%. Foreign direct investment (FDI) in 7 months reached US$16.72 billion. Realized FDI capital reached US$10.5 billion, up 3.8%. Viet Nam continued to receive positive review by international organizations for its economic resilience, competitiveness, and attractiveness in the business investment environment.

The fields of culture, society and environment received due direction by all levels and sectors. Special attention was paid to ensuring social security and people's life. Many practical activities were organized to commemorate the merits of heroes and martyrs, to show gratitude to wounded soldiers, sick soldiers, and people with meritorious services to the revolution on Invalids and Martyrs' Day. Decree No. 75/2021/ND-CP dated July 24, 2021 was issued to stipulate the level of allowances, financial support, and preferential regimes for people with meritorious services to the revolution. Issues, which had lasted for many years, on the regime for experts working in Laos were resolved by the Construction Board 64, Ministry of Transport. The high school graduation examination was organized in a strict and safe manner, with good quality and ensuring to complete the 2020-2021 school year's task plan. Continued efforts were made to promote the institutional and regulatory development and improvement, particularly regulations to remove difficulties for production and business, create favorable conditions for people and businesses. National defense, security, social order, and safety were maintained. Foreign affairs and international integration, especially vaccine diplomacy, were strongly and effectively implemented.

However, the country was facing various difficulties and challenges. The COVID-19 pandemic continued to evolve complicatedly, threatening health and life and seriously affecting the country's socio-economic environment. Inflation could start escalating anytime. Disbursement of public investment capital, especially ODA capital, did not meet the requirements. Supply chain disruptions started to appear, especially at the beginning of the outbreak in July. Some manufacturing and exporting enterprises had their orders delayed or canceled. Exports tended to slow down. Trade deficit was expected to persist. Some agricultural products faced consumption difficulties, especially in outbreak areas. Total retail sales of consumer goods and services decreased. The number of businesses temporarily suspended or awaiting dissolution increased over the same period. Jobs and livelihoods of many people were greatly affected, especially in infected areas, etc.

In that context, the tasks set for the remaining months of 2021 shall be very heavy, requiring the joint outstanding efforts and consensus of the entire Party, the people and army so as to achieve socio-economic development goals and tasks in 2021 at the highest level. Profoundly and fully grasping the direction of General Secretary Nguyen Phu Trong at the first session of the Government in the 2021-2026 period, the Government requested ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached bodies, and chairpersons of the People's Committees of provinces and centrally-run cities to continue to drastically and synchronously implement the goals, tasks and solutions set out in 2021 in Resolutions of the Party, the National Assembly, and the Government, as well as the direction of the Prime Minister; urgently direct the implementation of tasks and solutions according to Conclusion No. 11-KL/TW dated July 13, 2021 of the 3rd Plenum of the 13th Central Committee, Resolutions in the 1st session of the 15th National Assembly. Attention must be paid to implementing some of the following key contents:

1. Strongly responding to the call of General Secretary Nguyen Phu Trong on COVID-19 prevention and control, ministries, agencies and localities were requested to implement synchronously, drastically and effectively measures and solutions according to Resolutions and conclusions of the Party and State, especially Resolution No. 86/NQ-CP dated August 6, 2021 of the Government, with the highest determination to control COVID-19 pandemic in severely affected localities, put people's health and life first, striving to prevent health and socio-economic crisis while ensuring life for the citizen. It was requested to continue to implement the “dual goals” of maintaining production and business development flexibly and effectively in places where disease prevention measures must be ensured, and at the same time, continuing to maintain macroeconomic stability, control inflation, and ensure major balances of the economy, along with ensuring social security and people's lives.

2. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached bodies, and People's Committees of all levels were requested to urgently implement Resolutions at the first session of the 15th National Assembly on 5-year plans for socio-economic development, national finance and medium-term borrowing and repayment of public debt and public investment. It was requested to revise the state budget expenditure estimates and approve the state budget report in 2019.

3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, agencies, and localities to:

a) Absorb the direction of General Secretary Nguyen Phu Trong, opinions of delegates, ministries, agencies, and localities at the first meeting of the Government for the term 2021 - 2026 to complete the Action Plan of the Government for the term 2021 - 2026 to implement the National Assembly's Resolution on the 5-year socio-economic development plan for the 2021 - 2025 period.

b) Speed up the implementation and disbursement of public investment capital, especially ODA and foreign concessional loans. Review and complete processes and procedures to ensure simplicity and convenience for the implementation and disbursement of public investment projects; expand public-private partnerships. While deploying social distancing to fight the pandemic, ministries, branches, and localities must focus closely on completing procedures for public investment.

c) Urgently report to the Prime Minister before August 20, 2021 to assign the medium-term public investment plan for the 2021 - 2025 period from the central budget to projects meeting conditions prescribed in Article 52 of the Law on Public investment by the time when the National Assembly approved the medium-term public investment plan for the 2021 - 2025 period.

Ministries, agencies, and localities shall urgently complete investment procedures for projects that were expected to be included in the medium-term public investment plan but did not meet the conditions prescribed in Article 52 of the Law on Public Investment by the time the National Assembly approved the plan. These procedures were requested to be sent to the Ministry of Planning and Investment for plan synthesis, review, and finalization, including unallocated amounts, and the allocation plan for the remaining local budget capital; and reported to competent authorities as prescribed in Resolution No. 29/2021/QH15 of the National Assembly. It was requested to resolutely cut off new projects with low efficiency, insufficient procedures, inefficient, scattered, fragmented, and divided investment.

d) Focus on reviewing and identifying specific difficulties and obstacles for production and business activities based on delegates’ views and recommendations, especially at the Prime Minister's conference with representatives of businesses, business associations and localities on August 8, 2021; as soon as possible submit to the Government to promulgate a Resolution to support and develop businesses in the current conditions.

dd) Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and agencies to complete the application dossiers for amendments and supplements to the Law on Support for Small- and Medium-sized Enterprises and Decree No. 39/2019/ND-CP so as to consider and expand the target audiences for interest rate reduction to promote lending activities of the Small- and Medium-sized Enterprises Development Fund through the commercial banking system.

e) Submit to the Government at the regular meeting in August 2021 to revise and supplement Decree No. 82/2018/ND-CP regulating the management of industrial parks and economic zones, including the review and amendments of regulations related to licensing to expand industrial parks and new industrial parks, in the direction of decentralizing as much as possible authorities of chairpersons of provincial and central People's Committees to strengthen inspection and supervision.

g) The Ministry of Planning and Investment (the standing agency of the State Appraisal Council) was requested to urgently submit to the Prime Minister to approve investment in the National Target Program for Socio-economic Development in ethnic minority areas and mountainous areas for the 2021-2030 period in August 2021.

4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, agencies, and localities to:

a) Propose policies to support enterprises to carry out the "three on the spot" and “1 route 2 destinations” production models to meet the requirements of COVID-19 prevention and control; complete and submit to competent authorities for decision-making on solutions to extend, exempt or reduce taxes, fees, charges, and land rents, etc. to continue supporting people and businesses following the fast-track order and procedures.

b) Based on the state budget revenue and developments of the COVID-19 situation, develop a plan for state budget management for the remaining time of the year and the whole year of 2021, ensuring timely response to expenditure requirements and tasks for COVID-19 prevention and control and other important and urgent tasks of the state budget, especially the central budget, in all situations; and report to the Prime Minister before August 25, 2021.

c) Tighten financial and budgetary discipline and order; strengthen inspection, urge the collection of tax arrears, etc. Thoroughly adopt saving of recurrent expenses and cutting down unnecessary expenses. As soon as possible report to the Government to request the Standing Committee of the National Assembly to consider and decide to use budget cuts, reductions, and savings in regular expenditures from the central budget's 2021 to supplement contingencies under the direction of the Prime Minister at the Document No. 5302/VPCP-KTTH dated August 3, 2021 of the Government Office.

d) Closely monitor price movements of essential commodities, particularly raw materials, fuel, and essential commodities for people's life that tend to increase in price in order to promptly propose appropriate management and price stabilization measures. Strengthen inspection and control of market prices, manage price declarations, strictly handle violations of laws and regulations on prices.

dd) Promote the implementation of policy solutions to guarantee scheme for small- and medium-sized enterprises to access to loan sources, especially bank credit capital.

5. The State Bank of Viet Nam shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies to:

a) Implement an active and flexible monetary policy, closely coordinate with fiscal policy and other policies to ensure the achievement of the target of inflation control, contributing to macroeconomic stability, ensuring major balances of the economy, and promoting socio-economic development.

b) Direct credit institutions to continue implementing solutions to support customers affected by COVID-19 such as restructuring debts, encouraging, and creating conditions for credit institutions to reduce costs, continuing to reduce lending interest rates, especially for businesses, organizations and individuals operating in areas with complicated disease outbreaks, interested in supporting customers with small loans who are having a hard time due to the pandemic.

c) Simplify processes, procedures, and documents to create favorable conditions for businesses and people to access loans; continue to implement programs of exemption and reduction of payment transaction fees; promote non-cash payment and digital transformation in banking activities.

6. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies and localities to:

a) Continue to effectively implement Resolution No. 68/NQ-CP dated July 1, 2021 on policies to support employees and employers affected by COVID-19; study and propose to the Government and the Prime Minister to expand the beneficiaries and the duration of support in accordance with the situation and the state budget capacity, diminish administrative procedures, shorten time to provide timely and effective support to people and employees.

b) Take care of people's lives, especially people with meritorious services, policy families, the poor, the elderly, the disabled, the vulnerable, people in difficult circumstances, people who lose their jobs due to the pandemic, etc., ensuring timeliness and substance of policies. Urgently organize the full deployment of preferential regimes for people with meritorious services to the revolution according to Decree No. 75/2021/ND-CP dated July 24, 2021.

c) Formulate solutions to restore labor and jobs right in outbreak-hit localities; support and create jobs for workers who lost their jobs due to the pandemic and had to return to their hometown. Timely remove obstacles, simplify processes and procedures for granting work permits, create favorable conditions for foreign experts to work in Viet Nam, and ensure safety in epidemic prevention and control. Guide localities to implement social security packages to serve people facing difficulties when they had to implement Directive 16/CT-TTg dated March 31, 2020 of the Prime Minister on urgent measures to prevent and control COVID-19.

d) Expeditiously complete a dossier and submit it to the Prime Minister for consideration and decision-making on investment in the National Target Program on Sustainable Poverty Reduction in the 2021-2025 period before August 31, 2021.

7. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies and localities to:

a) Guide enterprises to develop and implement plans to restore production and business in accordance with COVID-19 developments in localities.

b) Closely monitor domestic and international markets; promptly remove difficulties and obstacles to import and export activities (including those at border gates) in order to promote exports and control trade deficit; so as to harmonize sustainable trade balances according to Resolution No. 63/NQ-CP dated June 29, 2021 and prevent disruptions of supply chains and production chains.

c) Synchronously implement solutions to open and promote the strong development of the domestic market; ensure adequate supply of raw materials, fuel, production materials and essential goods to serve people's lives, especially in areas where social distancing is being implemented. Closely coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and localities to develop plans to organize the consumption of agricultural products until the harvest season, to support the connection and consumption of agricultural products in epidemic-hit localities. Promote e-commerce development to create a favorable and stable consumption channel. Strengthen market management, strictly handle acts of taking advantage of the epidemic situation to hoard goods and raise prices of goods and services unreasonably.

d) Review and assess the current status of electricity consumption of enterprises affected by COVID-19 in order to promptly formulate effective supporting solutions, especially for enterprises producing, processing, and preserving agricultural products.

8. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:

a) Closely monitor the situation, direct, and provide guidance to regulate transport activities, ensure smooth and quick release of goods, especially at key international seaport areas; maintain strict control at the starting and ending points of goods transportation to prevent congestion in domestic and import-export goods circulation. Strengthen the application of information technology in management and administration of transport activities.

b) Cooperate with the Ministry of Finance in continuing to review and evaluate specifically the rationality and suitability of fees, tolls, service prices, and regulations on operating conditions of vehicles in transportation services in the pandemic context (such as vehicle registration fees, road maintenance, service fees at airports and ports, costs of COVID-19 testing for drivers, registration deadlines, etc.) to report to competent authorities so as to formulate appropriate procedure-streamlining plans, contributing to removing difficulties for transport business.

9. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and localities in taking measures to promote housing development for workers, especially in industrial parks, and stabilizing the real estate market.

10. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies and localities to:

a) Expeditiously complete a dossier and submit them to the Prime Minister for consideration and decision-making on investment in the National Target Program on New Rural Development and the set of national criteria for new rural areas at all levels (province, district, and commune) for the 2021 - 2025 period before August 31, 2021.

b) Focus on accelerating agricultural and rural restructuring and development; boosting production associated with processing, preservation, and consumption of agricultural products; promptly propose solutions to support the consumption and prevent congestion of agricultural products.

c) Firmly grasp the situation of production, consumption, and changes in prices of paddy and rice in order to promptly propose the application of specific measures to regulate the market, when necessary, in accordance with current regulations.

d) Strengthen the management of agro-inputs, prevent behaviors taking advantage of the epidemic to push up prices, causing production interruptions. Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministries of Industry and Trade, Finance, relevant agencies, and localities to closely monitor fertilizer prices in the domestic market, taking appropriate and timely regulatory measures to stabilize prices, prevent unreasonable price escalation.

dd) Pay attention to the management, protection and development of forests, forest fire prevention and fighting, and disease prevention and control for plants and animals.

e) Closely monitor the weather situation, coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment to properly fulfill warning and forecasting activities, proactively deploy tasks related to natural disaster prevention and control, avoid passiveness and unpreparedness; direct localities to review and strengthen Steering Committees for natural disaster prevention and control at all levels, to develop natural disaster prevention and control plans suitable to actual conditions and COVID-19 context.

11. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:

a) Expeditiously complete a dossier of the National Land Use Planning for the 2021 - 2030 period and the National Land Use Plan for the 2021 - 2025 period and report them to the Government for approval in August 2021 for submission to the 2nd session of the National Assembly for consideration and decision-making.

b) Conduct a comprehensive and thorough assessment of the implementation of the Law on Land and develop a draft (revised) Law on Land for submission to the 15th National Assembly at its third session for review and comments.

c) Direct functional units to proactively provide timely forecast and warning information on meteorology and hydrology to timely serve and improve the effectiveness of natural disaster prevention and control and minimize damage.

12. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and agencies to:

a) As soon as possible implement the Law- and Ordinance-Making Program in 2022 and adjust the Law- and Ordinance-Making Program in 2021 to ensure its quality and progress.

b) Monitor, urge, and closely examine the formulation and issuance of documents detailing and guiding the implementation of laws and ordinances; implement synchronously and effectively solutions to improve law-making quality.

Ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees were requested to directly direct the development of legal institutions; urgently complete the review of legal documents to promptly detect conflicting and overlapping provisions which give rise to difficulties and problems, and provisions that are no longer align with reality to report and propose to competent authorities for revision, supplements or promulgation according to their competence.

13. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies to:

a) Focus on restructuring and effectively implementing national science and technology programs in the 2021-2025 period. Expeditiously develop and submit to the Prime Minister for promulgation a strategy on science and technology development and innovation for the 2021-2030 period in November 2021.

b) Formulate specific solutions to promote technology transfer and innovation and harness the national scientific and technological potential; create favorable conditions for the operation of high-tech parks, research, and development centers.

c) Expeditiously complete the National Key Science and Technology Program for research and production of COVID-19 vaccines and drugs for human use by 2030 and submit it to the Prime Minister for approval.

14. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:

Properly implement matriculation work and formulate a plan to deploy and guide the organization of education and training activities in the 2021-2022 school year in accordance with COVID-19 situation along with the capacity of facilities and human resources; properly prepare lesson plans and textbooks for online teaching and learning, ensuring the schedule and quality of teaching and learning activities.

15. The Committee for Ethnic Minority Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies and localities to:

a) Submit to the Prime Minister for promulgation principles, criteria, and norms for capital allocation for implementation of the National Target Program on socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas in the 2021-2030 period in August 2021. Coordinate with the Ministries of Planning and Investment, Finance and the State Bank of Viet Nam and relevant agencies to soon issue or submit to competent authorities for promulgation documents guiding the implementation of the National Target Program on socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas in the 2021-2030 period.

b) Submit to the Prime Minister for approval the Strategy on ethnic work for the 2021 - 2030 period, with a vision to 2045.

16. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall, based on their assigned functions and tasks:

a) Closely monitor the situation at sea to proactively take measures to respond, avoid being passive or unprepared in all situations; strictly manage the land border, prevent, and promptly handle illegal entry and exit.

b) Have a solid grasp of the situation; actively fight to defeat all plots and damaging activities of hostile and reactionary forces; ensure social security and order among workers, prevent social conflicts, passiveness, and unpreparedness. Focus on suppressing all kinds of crimes, especially theft, assaults against law enforcement officers, high-tech crimes using digital technologies to appropriate property, crimes related to the prevention and control of the COVID-19 pandemic.

c) Strengthen fire and explosion prevention and fighting, ensuring a peaceful life for the people; prepare all forces and means to be ready to rescue and assist people in overcoming consequences of heavy rainfall and storm.

17. The Ministry of Foreign Affairs shall continue to focus on implementing "vaccine diplomacy", strengthening international cooperation in response to the COVID-19 pandemic. Properly prepare for high-level external activities. Proactively and actively promote its role in multilateral institutions, especially the ASEAN, and successfully complete its roles as a non-permanent member of the United Nations Security Council in the 2020-2021 term. Effectively fulfill its roles in delivering public protection services for overseas Vietnamese citizens and communication of information on diplomatic relations.

18. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, agencies, and localities to:

a) Direct the press agencies to step up the work of information and propagation, promote the strength of the great national unity, the cultural values ​​of Vietnamese people, arouse the aspiration to develop a prosperous and happy country.

b) Strengthen the discipline of speech and of press activities. Strictly manage the cyberspace. Strictly handle violations, taking advantage of the press for personal gain, and resolutely prevent occurrence of media crisis.

c) Strongly promote digital transformation and application of digital technology in cultural and artistic activities by offering online theaters or theater programs broadcasted on TV and other forms suitable to people's needs and daily life.

d) Focus on building and deploying technological solutions to prevent and control COVID-19 such as: digital health book, e-handbook guiding the prevention, control, and treatment of COVID-19.

19. The Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Vietnam Television, the Voice of Viet Nam, and the Vietnam News Agency actively were requested to closely coordinate with the Ministry of Health, relevant ministries, agencies and localities to closely follow up with COVID-19 situation to properly delivering information, ensuring timeliness, honesty, accuracy and objectiveness of information; develop cultural and artistic programs to enhance the spiritual life, encourage exercises, and improve the people's health; provide guiding information on COVID-19 prevention and control, contributing to raising people's awareness in implementing measures to prevent and control the epidemic and creating social consensus. Timely fight and refute false, untrue, and malicious information, especially information about COVID-19 prevention and control and the effectiveness of vaccine strategies.

20. Ministries, ministerial-level agencies and Government-attached bodies shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Justice and relevant agencies in reviewing, amending and supplementing the Decrees on functions, tasks, powers and organizational structure of ministries and agencies in association with consolidating the lean organizational structure, resolutely reducing focal points, reducing intermediaries, and improving operational effectiveness and efficiency following Resolutions of the 6th Plenum of the 12th Party Central Committee. The Ministry of Home Affairs and the Ministry of Justice were assigned to carefully appraise the draft Decrees and submit to the Government in August 2021 according to the fast-track order and procedures.

21. The Government requested the Party committees and authorities of provinces and centrally-run cities to continue thoroughly and drastically implement the directions, tasks, and key solutions in the last months of the year in Resolution No. 75/NQ-CP dated 14 July 2021. At the same time, attention must be paid to the following tasks:

a) Strictly implement solutions to prevent and control the COVID-19 pandemic in Resolution No. 86/NQ-CP dated August 6, 2021, and guiding documents of the Government and the Prime Minister according to their competence, ensuring the fastest and most effective rollout of solutions, putting people's lives and health first. Focus mobilizing people to strictly implement the guidelines and policies of the Party and regulations of the State, especially in COVID-19 prevention and control.

b) Inspect and guide the plan for pandemic prevention and control, support for testing costs and related expenses to help enterprises produce and fight against the epidemic; take care of living conditions for people and workers, especially in concentrated industrial zones.

c) Ensure smooth circulation of goods according to the direction of the Prime Minister; timely supply all kinds of goods, especially food, to people in isolated areas, not to let people lack food, clothing, and necessities. Focus on removing difficulties and obstacles, especially administrative procedures to restore and promote production and business.

d) Save and cut down regular expenses. Pursuant to the Law on State Budget, report to competent authorities for consideration and decision on the use of savings and regular spending cutbacks in 2021 of the local budgets to focus on epidemic prevention and control according to Resolution No. 30/2021/QH15 of the National Assembly and the Prime Minister's direction in Document No. 5302/VPCP-KTTH dated August 3, 2021 of the Government Office. At the same time, continue to review to reduce or stop the procurement of equipment that is not urgent or really necessary. Not to issue new fees and charges on production and business activities in the current pandemic context.

dd) Strengthen the prevention and control of natural disasters, storms, and floods, and respond to climate change, especially in the current rainy and stormy season. Review and prepare materials and equipment for natural disaster prevention and control, strengthen the inspection of key dike routes and locations with high risk of landslides, complete prevention plans, and strictly implement measures "four on the spot", proactively relocate people out of dangerous areas to minimize damage. Effectively deploy the prevention and control of plant and animal diseases and prevent the spread of diseases on a large scale.

e) Promote the role of the grassroots information system in disseminate the Party's guidelines and policies, the State's regulations, and measures to prevent and control the epidemic so that people can understand clearly and accurately.

g) Direct the local functional units to support and create a "priority lane" for means of transport to deliver supplies, materials, equipment and personnel involved in construction projects through COVID-19 control stations and checkpoints in accordance with the regulations of the Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and each locality to ensure the progress of key national projects (such as component projects on the Eastern North-South Expressway Project); give priority to vaccination against COVID-19 for civil servants, public employees and workers directly participating in key projects.

h) In addition to the current support policies, the Government encouraged localities, based on their resources, to issue more social security policies and support policies for people and workers affected by the COVID-19 pandemic, particularly for policy families, people with meritorious services, the poor, people who lost their jobs due to the COVID-19 pandemic.

The Government requested ministries, agencies, and localities to implement this Resolution urgently, utterly, and effectively; regularly inspect and evaluate the implementation progress and results; promptly report and propose to the Government and the Prime Minister on newly arising issues beyond their competence. The Government Office was assigned to monitor, urge, and report to the Government and the Prime Minister the implementation results of this Resolution./.

 

FOR THE GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER

 

 

 

 

Pham Minh Chinh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 88/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 709/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 69-KL/TW ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Khoa học-Công nghệ, Chính sách

Thông tư 42/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2021/TT-NHNN ngày 05/4/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách, COVID-19

Quyết định 80/QĐ-BCĐKTTT của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể về việc thành lập Tổ Biên tập giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Cơ cấu tổ chức, Chính sách

Quyết định 79/QĐ-BCĐKTTT của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Chính sách, Hành chính

văn bản mới nhất