Nghị quyết 03/2007/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 03/2007/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2007/NQ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/01/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị quyết03/2007/NQ-CP tại đây
tải Nghị quyết 03/2007/NQ-CP
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 03/2007/NQ-CP NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2007
VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2007
Năm 2007 là năm đầu tiên nền kinh tế nước ta hội nhập đầy đủ, toàn diện vào nền kinh tế thế giới, năm thứ hai triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2007 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và thực hiện những cam kết của Việt Nam khi tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Quốc hội khóa XI về kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007 ngay từ đầu năm, các ngành, các cấp cần tập trung nguồn lực triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp thực hiện nhiệm vụ, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm là phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất (GDP tăng 8,5%), đẩy mạnh cải cách hành chính và thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây:
A. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
1. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thành tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2007 của Quốc hội, Chương trình công tác, các Chương trình hành động của Chính phủ và những nhiệm vụ cụ thể nêu tại Nghị quyết này.
2. Bộ Tư pháp trình Chính phủ Đề án cải tiến quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng giảm tối đa thủ tục; khắc phục tình trạng chồng chéo hoặc thiếu cụ thể, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản so với hiện nay.
3. Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan phải nghiêm túc thực hiện quy định về việc xây dựng văn bản luật, pháp lệnh đồng thời với văn bản hướng dẫn để bảo đảm đủ các điều kiện thi hành luật, pháp lệnh ngay sau khi luật, pháp lệnh có hiệu lực thi hành.
4. Các Bộ, cơ quan chính quyền các cấp tập trung rà soát tất cả các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền đã ban hành; sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ ngay những quy định không còn phù hợp, nhất là các quy định về hồ sơ, thủ tục đầu tư, đăng ký hoạt động doanh nghiệp; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời những tồn tại, vướng mắc.
II. Thúc đẩy phát triển đồng bộ các loại thị trường
1. Bộ Tài chính chủ trì rà soát các cơ chế, chính sách, đa dạng hoá các công cụ huy động, phát triển thị trường vốn, như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, niêm yết trên thị trường chứng khoán của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, các ngân hàng thương mại; các quy định về quỹ đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, quỹ đầu tư phát triển địa phương, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư chứng khoán để xác định cụ thể các văn bản pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới và triển khai thực hiện ngay từ quý I năm 2007. Tăng cường công tác quản lý, giám sát để bảo đảm thị trường phát triển ổn định, bền vững, nhất là trong điều kiện hội nhập. Chú trọng liên kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn.
2. Trong quý I năm 2007, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng các cơ chế, chính sách về tài chính, đấu thầu, đặt hàng dự án khoa học, công nghệ; về thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp; về phát triển các dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, tư vấn, mua, bán công nghệ, giám định, đánh giá, chuyển giao công nghệ và thành lập vườn ươm công nghệ; thành lập, hoạt động quỹ đầu tư mạo hiểm; nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình chợ, sàn giao dịch thiết bị công nghệ.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích nâng cao năng lực, chất lượng các cơ sở đào tạo nghề, các cơ sở cung ứng dịch vụ lao động; liên kết đào tạo, dạy nghề giữa cơ sở dạy nghề với cơ sở sản xuất, kinh doanh; các quy định về khuyến khích mở rộng thị trường lao động mới ở nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư cung ứng dịch vụ đào tạo nghề.
4. Trong quý I năm 2007, Bộ Xây dựng chủ trì ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các quy định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản; thí điểm và nhân rộng mô hình các sàn giao dịch bất động sản, trước mắt ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
5. Trong quý I năm 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách để chuyển quyền sử dụng đất thành hàng hoá theo hướng đơn giản, thuận tiện.
Giám sát và hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp cải cách thủ tục hành chính về quy hoạch, quản lý sử dụng đất, cấp và thực hiện quyền sử dụng đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất ...; kiểm tra, thu hồi diện tích đất đã cấp, giao cho các cơ quan, đơn vị nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích hoặc chậm sử dụng so với tiến độ theo quy định của Luật Đất đai; hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất vào cuối quý II năm 2007.
III. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách theo hướng:
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và hoạt động của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, có nhiều chủ sở hữu;
b) Hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trước hết là giảm tối đa các thủ tục hành chính trong việc thành lập, chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh; trong việc tiếp cận vốn, đất đai, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm;
c) Thu hút các tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài có tiềm năng về công nghệ cao vào đầu tư tại Việt Nam;
d) Phân định rõ về chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và của đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước;
đ) Thúc đẩy phát triển nhanh các loại hình kinh tế tập thể với những hình thức hợp tác đa dạng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn;
e) Thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó ưu tiên về đào tạo cán bộ quản trị và đào tạo nghề cho người lao động; hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu xúc tiến thương mại, đầu tư, xây dựng thương hiệu. Thực hiện các chính sách tôn vinh các doanh nhân có tài, thành đạt, có tâm huyết, trách nhiệm với đất nước, tạo được nhiều việc làm, có đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước;
g) Tổ chức hợp lý việc thu thập, xử lý thông tin kinh tế để nâng cao chất lượng công tác dự báo, cung cấp thông tin về thị trường cho doanh nghiệp.
2. Bộ Tài chính ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách nhằm:
a) Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; trong năm 2007, cổ phần hoá 550 doanh nghiệp nhà nước, bao gồm một số tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, doanh nghiệp hoạt động công ích, đưa các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thực hiện kiểm toán tất cả các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Những doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh không hiệu quả phải được sắp xếp lại theo đúng quy định;
b) Đẩy mạnh hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; trong quý II năm 2007, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước phải hoàn thành về cơ bản việc giao nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu từ năm 2006 về trước theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Xác định tiêu chí phân định doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích đã cổ phần hoá để giao cho Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước;
c) Thực hiện nguyên tắc thị trường trong cổ phần hoá doanh nghiệp, gắn cổ phần hoá với phát triển thị trường chứng khoán;
d) Trong quý I năm 2007, trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo hướng các công ty nhà nước có đặc thù về vốn, đang thực hiện chuyển đổi, được giao thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước được trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi trên cơ sở kết quả kinh doanh và thu nộp ngân sách nhà nước;
đ) Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao; khuyến khích phát triển các đơn vị cung ứng dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập;
e) Hướng dẫn thực hiện quy định về sắp xếp lại nhà đất, trụ sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp.
3. Các Bộ quản lý chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục rà soát để loại bỏ ngay những giấy phép, quy định không còn phù hợp đang, gây ách tắc, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh. Xử lý nghiêm và thay thế ngay những người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình gây phiền hà, chậm trễ trong việc cấp phép, giải quyết thủ tục đăng ký hoạt động, thực hiện các quy định về tài chính, thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trong việc giải quyết các thủ tục hành chính với dân. Bảo đảm năm 2007 phải có bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực này, nhất là ở cấp cơ sở.
IV. Đổi mới cơ chế điều hành giá cả phù hợp với cơ chế thị trường
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với:
a) Bộ Thương mại, các Bộ quản lý ngành, các địa phương xây dựng:
Trình Chính phủ trong quý II năm 2007 Đề án với lộ trình cụ thể để chuyển dần việc quản lý giá theo cơ chế thị trường, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh tế, nâng cao khả năng thích nghi trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế;
Hoàn thiện chính sách và cơ chế điều hành giá đối với những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, giảm bù lỗ, bảo đảm cân đối cung - cầu, kiểm soát thị trường, ngăn chặn đầu cơ, đột biến thị trường, giá cả. Nhà nước chỉ điều hành trực tiếp giá một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, có tác động lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân (giá điện, dầu diezel, vắc xin phòng bệnh);
Từ năm 2007, thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng: xi măng, sắt thép, phân bón, giấy, than (trừ giá than cung cấp cho phát điện); không bù lỗ giá xăng; đến cuối năm 2008 không bù lỗ giá dầu; tiếp tục triển khai thực hiện lộ trình điều chỉnh giá bán điện;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương trình Chính phủ miễn, giảm thuỷ lợi phí đối với sản xuất nông nghiệp; quy định việc không huy động tiền đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn từ nông dân;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các loại phí bảo vệ môi trường; quy định trách nhiệm và chế tài đối với tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm môi trường;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sửa đổi, bổ sung các quy định về phương pháp định giá và mức giá đất phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, địa phương; trước hết là giá đất trong đền bù giải phóng mặt bằng, trong các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng, giá đất tại vùng giáp ranh;
đ) Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng Đề án đổi mới cơ chế điều hành giá dịch vụ công cộng phù hợp với chủ trương xã hội hoá; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn để các cơ sở kinh doanh dịch vụ công cộng thực hiện hạch toán kinh tế, thực hiện cạnh tranh bình đẳng.
2. Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Tài chính và chính quyền các địa phương triển khai thực hiện lộ trình điều chỉnh giá bán điện giai đoạn 2006 - 2010, trước hết là tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá điện.
3. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với:
a) Các Bộ, cơ quan là thành viên của Tổ Điều hành thị trường trong nước chủ động theo dõi diễn biến thị trường, kịp thời xử lý hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề phát sinh để bảo đảm cân đối cung - cầu các mặt hàng trọng yếu; tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nâng cao chất lượng công tác dự báo, phân tích diễn biến cung - cầu hàng hoá, dịch vụ, nhất là ở các vùng, địa phương xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các dịp lễ, Tết... kịp thời có biện pháp cần thiết hạn chế tác động tiêu cực.
B. TẠO CHUYỂN BIẾN TRONG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ, TRƯỚC HẾT LÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, KINH TẾ NÔNG THÔN
I. Về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương rà soát, hoàn thiện, phê duyệt theo thẩm quyền các quy hoạch phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các địa phương xây dựng và công bố trong năm 2007 các quy hoạch phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trên địa bàn phù hợp quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; trong quý IV năm 2007, trình Ban Cán sự đảng Chính phủ Đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân để trình Bộ Chính trị vào quý I năm 2008;
c) Tổ chức thực hiện Chương trình phát triển ngành nghề nông thôn; ban hành tiêu chí ngành nghề, làng nghề truyền thống, nghệ nhân;
d) Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đê điều. Trong quý III năm 2007, trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông Hồng, sông Thái Bình đến năm 2010, Chương trình đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, tạo bước chuyển biến mới trong công tác quản lý thuỷ nông;
đ) Chủ trì, phối hợp với các địa phương kiện toàn, củng cố hệ thống quản lý kiểm tra chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp, vật tư nông nghiệp; nghiêm cấm việc bán, cung cấp giống giả, giống kém chất lượng;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm nông, lâm sản và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; việc thực hiện quy định về giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở đô thị, khu công nghiệp; chỉ đạo triển khai xây dựng các vùng sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, trước mắt là rau và chè;
g) Phối hợp với các địa phương chọn các loại giống mới có năng suất và khả năng chống dịch bệnh cao đưa vào sản xuất để giảm tối đa thiệt hại do chất lượng giống đối với nông dân; có biện pháp hỗ trợ tích cực về giống, công nghệ đối với khu vực nông nghiệp; triển khai, thực hiện tốt Chương trình trọng điểm ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020; ưu tiên sản xuất hàng hoá nông sản, gia súc, gia cầm tập trung;
h) Tăng cường kiểm tra, theo dõi, phát hiện kịp thời, chủ động khoanh vùng, ngăn chặn, xử lý, dập tắt các các ổ dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, không để dịch bệnh lan rộng, tái phát;
i) Chủ trì cùng Ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện các biện pháp chống hạn, bảo đảm cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; đồng thời, có biện pháp chủ động phòng, chống và giảm nhẹ tác hại của thiên tai; trong quý II năm 2007, trình Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và khắc phục hậu quả sau thiên tai; phối hợp với Bộ Thuỷ sản chỉ đạo các địa phương tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không cho phép sử dụng kháng sinh và các loại chất không được sử dụng trong sản xuất, chế biến nông sản, thuỷ sản.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng công tác dự báo khí tượng, thuỷ văn; gắn tuyên truyền, cảnh báo tác hại do thiên tai với cảnh báo dịch bệnh để nhân dân hiểu, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.
3. Bộ Thuỷ sản chủ trì nghiên cứu, bổ sung quy hoạch, điều tra đánh giá trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cảng cá, khu trú bão; nâng cao chất lượng tổ chức lại các đội tầu thuyền để đánh bắt thuỷ sản có hiệu quả, an toàn trên biển; khuyến khích đầu tư chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, gắn với phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ động xây dựng các giải pháp để huy động thêm các nguồn vốn cho đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, trước hết tập trung đầu tư cho thuỷ lợi, giao thông, giáo dục, y tế, cung cấp nước sạch, viễn thông, điện nông thôn.
5. Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng được giao rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách về thuế sử dụng đất, các hỗ trợ kỹ thuật, tiếp cận nguồn vốn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ tại khu vực nông thôn để tạo sự chuyển biến tích cực hơn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, bổ sung các quy định cần thiết bảo đảm thuận tiện đối với việc thành lập, hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần ở nông thôn, tạo điều kiện để nông dân trở thành cổ đông, trực tiếp tham gia vào quản lý sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và hợp tác xã cổ phần.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá - Thông tin chủ động phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp thích hợp để hỗ trợ nhân dân vùng nông thôn về kỹ năng sản xuất, dạy nghề, tạo thêm việc làm; giải quyết tốt những vấn đề bức xúc về văn hoá, xã hội và môi trường ở nông thôn.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ưu tiên bố trí các nguồn vốn (giá rẻ) cho Ngân hàng Chính sách xã hội để mở rộng cho vay phục vụ xoá đói, giảm nghèo và cho các hộ sản xuất, kinh doanh ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
II. Phát triển công nghiệp, xây dựng và quản lý đô thị
1. Các Bộ, ngành và địa phương căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương để chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ năm 2007; tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm đang có lợi thế cạnh tranh. Chú trọng phát triển công nghiệp, xây dựng gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường.
2. Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh ngay từ những tháng đầu, quý đầu; áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, quản lý để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm 2007.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thiện các khâu chuẩn bị đầu tư các dự án nâng cấp đường bộ, đường sắt Bắc - Nam; đường bộ, đường sắt nối với các nước láng giềng và các dự án giao thông cấp bách khác do Trung ương đầu tư.
4. Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương nâng cao chất lượng xây dựng và quản lý quy hoạch đô thị; tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch và quy chế phát triển đô thị, đặc biệt là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
III. Phát triển thương mại, dịch vụ
1. Các Bộ: Thương mại, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Bưu chính, Viễn thông, Giao thông vận tải và Tổng cục Du lịch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công, phối hợp với các cơ quan, địa phương nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách cụ thể theo hướng:
a) Phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng và sức cạnh tranh. Hoàn thiện cơ chế quản lý và tổ chức hệ thống phân phối theo ngành hàng; phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ phân phối trên thị trường nội địa, bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền thương mại;
b) Hình thành tập đoàn thương mại trong nước đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh về phân phối, tiêu thụ với các tập đoàn phân phối của nước ngoài. Kiểm soát chặt chẽ độc quyền đi đôi với tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ.
2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xác định rõ những nội dung cụ thể mà các Bộ, ngành cần phải làm, trước hết là năm 2007 để tận dụng cơ hội và điều kiện từ hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường, phát huy lợi thế, đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút nguồn vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài; đồng thời, hạn chế tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ động thực hiện các biện pháp thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài với các hình thức thích hợp; trong quý I năm 2007, tổ chức Hội nghị về đầu tư ra nước ngoài.
4. Các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp cụ thể chủ động khai thác có hiệu quả các lợi thế khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới để đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; thực hiện các chương trình hợp tác với ASEAN, Chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Kông; xây dựng các tuyến đường xuyên Á và các tuyến đường bộ, đường sắt nối với các nước láng giềng.
5. Các Bộ: Tài chính, Bưu chính, Viễn thông, Giao thông vận tải và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Du lịch và các Bộ, ngành liên quan có biện pháp cụ thể tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ thuộc lĩnh vực được phân công. Trong năm 2007, các Bộ, ngành, cơ quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tập trung chủ yếu vào việc đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam; phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chất lượng cao; nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải trong nước; tăng sức cạnh tranh vận tải đường biển và hàng không quốc tế; khuyến khích phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống ở nông thôn; phát triển các dịch vụ pháp luật, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, thể thao việc làm và an sinh xã hội.
C. CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, THU HÚT MẠNH MẼ ĐẦU TƯ CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ, TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
Các Bộ, ngành, địa phương khi phân bổ vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2007 cần khắc phục ngay tình trạng đầu tư dàn trải; tập trung vốn cho các công trình, dự án quan trọng, đặc biệt là các công trình thủy lợi, các công trình đa mục tiêu và các dự án thuỷ lợi miền núi, các công trình, dự án thuộc ngành giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA.
Tập trung vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bệnh viện đầu ngành, các bệnh viện vùng, các trung tâm y tế chuyên sâu; tăng đầu tư cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Bố trí đủ vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 2.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tiếp tục duy trì giao ban sản xuất, kinh doanh và đầu tư hàng tháng; tổng hợp, đề xuất với Chính phủ tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ;
b) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xã hội; chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan đánh giá, tổng kết việc thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng dưới hình thức BOT, BT... từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình mới;
c) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội dung cần thiết của quy định hiện hành cho phù hợp để năm 2007 tạo chuyển biến thực sự trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là từ các tập đoàn xuyên quốc gia, các nước phát triển. Quý II năm 2007, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các lĩnh vực cần khuyến khích, cần hạn chế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
d) Chủ động đề xuất các biện pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình, dự án ODA; nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác liên ngành; hài hoà quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ nhằm giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ; công khai hoá thông tin về ODA tới các Bộ, ngành và địa phương;
đ) Phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, đánh giá tình hình phân khai vốn của các Bộ, ngành, địa phương, kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, điều hành và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2007;
Trong năm 2007, các địa phương bố trí một phần vốn trong kế hoạch được giao năm 2007 và nguồn vượt thu ngân sách năm 2006 để tiếp tục xử lý các khoản nợ xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm của ngân sách địa phương;
e) Trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy hoạch tổng thể các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, các hành lang kinh tế; khắc phục tình trạng chồng chéo về nội dung, bảo đảm tính khả thi của các quy hoạch;
g) Theo dõi việc thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành; kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho địa phương và cơ sở;
h) Hướng dẫn, giám sát việc quyết định và thẩm định các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm nguyên tắc: chỉ quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và trong phạm vi nguồn vốn được phân cấp;
i) Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xác định lại chủ trương đầu tư, hiệu quả đầu tư đối với những dự án lớn sử dụng vốn ngân sách nhà nước mà các cơ quan chức năng còn có nhiều ý kiến khác nhau, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý thích hợp;
k) Giám sát các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc không bố trí vốn đầu tư cho các dự án không đủ thủ tục quy định; đình hoãn các dự án không rõ phương án huy động nguồn vốn và các dự án vừa thi công vừa tìm nguồn vốn; cuối quý I năm 2007 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả;
l) Phối hợp với Bộ Tài chính trong quý I năm 2007, rà soát danh mục các công trình đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ;
m) Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý đầu tư xây dựng ở tất cả các khâu từ lập và phê duyệt quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện đầu tư, trong đó đặc biệt chú trọng khâu khảo sát, thiết kế (chất lượng thiết kế, phương án thiết kế hợp lý, sự phù hợp của vật liệu lựa chọn, tiêu chuẩn thiết kế áp dụng);
Năm 2007, các dự án đầu tư nhóm A, B đã hoàn thành tiếp tục phải được kiểm toán trước khi quyết toán công trình;
n) Trong quý II năm 2007, trình Thủ tướng Chính phủ quy định về việc chống khép kín trong đầu tư sử dụng vốn nhà nước, trước hết là chống khép kín trong tư vấn, giám sát dự án; tuân thủ nguyên tắc đơn vị thi công và đơn vị giám sát, đơn vị tư vấn lập dự án, tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế không cùng một Bộ.
2. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc ngay từ những tháng đầu năm 2007 việc triển khai xây dựng các dự án trọng điểm quốc gia về nhiên liệu và dầu khí; chủ động xử lý hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý các khó khăn, vướng mắc, bảo đảm cho các dự án này thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả.
3. Bộ Tài chính phát hành trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch các công trình, dự án đã hoàn tất các thủ tục và đủ điều kiện thực hiện. Ban hành Quy chế hoạt động của Quỹ phát triển đô thị tại các địa phương. Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
4. Tất cả các Bộ, ngành, địa phương có công trình, dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ phải xây dựng kế hoạch sử dụng cụ thể cho từng công trình, dự án và tổ chức triển khai thực hiện ngay từ những tháng đầu năm 2007; thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 hàng tháng về tiến độ thực hiện, những vấn đề cần xử lý để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý.
5. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế nhượng quyền quản lý khai thác, sử dụng có thời hạn đối với một số cơ sở hạ tầng như cầu, đường... để tăng thêm nguồn vốn bảo trì và đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi việc thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; rà soát ngay các quy định và thủ tục về đất đai, quy hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng dùng chung trong các khu công nghiệp, dịch vụ.
7. Các Bộ, ngành, địa phương phải tổ chức giám sát dự án đầu tư ngay từ khi lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tư, bảo đảm dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.
D. TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ
1. Bộ Tài chính:
a) Trong quý I năm 2007, trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng kết, đánh giá việc thí điểm áp dụng quy trình thủ tục hải quan điện tử để mở rộng việc thực hiện; tiếp tục triển khai lộ trình cải cách hệ thống thuế, nhất là các quy định về phí, thu thuế, hoàn thuế trên cả ba mặt: chính sách thuế, hiện đại hoá công tác quản lý hành chính thuế và dịch vụ tư vấn thuế;
b) Sơ kết thí điểm lập kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn và đề xuất phương án nhân rộng kết quả mô hình này; từng bước chuyển đổi sang phương thức quản lý sử dụng ngân sách theo kết quả đầu ra;
c) Trong quý II n¨m 2007 trình Chính phủ ban hành Nghị định về huy động, quản lý, phân phối sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện (trong và ngoài nước), các quỹ từ thiện hỗ trợ cho nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, bệnh hiểm nghèo....
2. Trong quý II năm 2007, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế, chính sách, các giải pháp kinh tế, tài chính, ngân sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh giai đoạn 2007 - 2010 của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
3. Bộ Xây dựng tổng kết, đánh giá việc mua, bán và kinh doanh nhà ở theo quy định tại Nghị định số 61-CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ, đề xuất với Chính phủ các giải pháp mới trong vấn đề này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phân khai nhiệm vụ kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2007 cho các đơn vị cơ sở để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm; công bố công khai dự toán ngân sách năm 2007 theo đúng quy định; chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và chính sách đảm bảo xã hội;
b) Năm 2007, các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình chủ động sắp xếp, sử dụng dự toán ngân sách nhà nước năm 2007, bảo đảm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; đồng thời, thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, trước hết là việc sử dụng tiết kiệm điện, kinh phí, nhiên liệu;
c) Tháng 10 năm 2007, các Bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết, báo cáo kết quả thực hiện cơ chế, chính sách về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập; gửi Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2007;
d) Các địa phương có biện pháp cụ thể đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, phấn đấu tăng thu ngân sách địa phương tối thiểu 3% so với dự toán được giao năm 2007. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thu ngân sách nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế;
đ) Trong quý I năm 2007, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ tình hình kết quả xử lý nợ đọng thuế; đề xuất Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải pháp xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi đã kéo dài trong nhiều năm qua;
e) Từ năm 2007, số thu từ xổ số kiến thiết không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc quản lý và sử dụng số thu này cho đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư các công trình giáo dục, y tế; không sử dụng nguồn thu này vào các mục đích khác.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Tập trung chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm kiểm soát được tỷ giá, lãi suất, lạm phát. Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện tốt việc kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá để ổn định kinh tế vĩ mô, khuyến khích xuất khẩu, tăng dự trữ ngoại tệ, tiết kiệm trong tiêu dùng, tập trung vốn cho đầu tư phát triển. Tiếp tục đổi mới công nghệ, phát triển mạnh hệ thống dịch vụ, tiện ích ngân hàng. Triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020. Có chính sách khuyến khích thu hút mạnh nguồn kiều hối;
b) Chủ động thực hiện các giải pháp cụ thể để tái cơ cấu, nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của các tổ chức tín dụng. Tập trung chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện đúng lộ trình cổ phần hoá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trước hết là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân;
c) Trong quý I năm 2007, trình Thủ tướng Chính phủ quy định về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nâng mức vốn vay, đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất hàng hoá nông nghiệp;
d) Cùng Bộ Tài chính hoàn thiện các quy định áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong các hoạt động tín dụng, đánh giá tình hình tài chính, mức độ an toàn tín dụng, nợ xấu..., các biện pháp lành mạnh tình hình tài chính, nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
6. Bộ Tài chính chủ trì cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm khuyến khích phát triển các quỹ đầu tư, công ty tài chính và các định chế tài chính khác để tạo nguồn vốn cho nền kinh tế; đồng thời, kiểm soát, quản lý tốt hoạt động của thị trường chứng khoán, nhất là các biện pháp về điều kiện niêm yết, thành lập, hoạt động quỹ đầu tư....
Trong quý II năm 2007, trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế giám sát tài chính, tiền tệ bảo đảm cho quá trình chuyển vốn trong nền kinh tế diễn ra thuận lợi và lành mạnh.
Đ. CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ
1. Bộ Thương mại cùng Ủy ban hợp tác kinh tế quốc tế trình Chính phủ trong quý I năm 2007 Chương trình hành động thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
2. Bộ Tư pháp chủ trì rà soát đề xuất việc điều chỉnh cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành được ghi trong Chương trình hành động nêu trên, bao gồm cả những nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam đã được công bố tại Nghị quyết của Quốc hội số 71/2006/QH11 ngày 25 tháng 11 năm 2006.
3. Các hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp: tìm hiểu các nguyên tắc, quy định của WTO; xác định khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện các cam kết; xây dựng chương trình hành động, chiến lược kinh doanh; sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; phối hợp hành động để bảo vệ lợi ích của ngành hàng và doanh nghiệp; nâng cao khả năng nắm bắt thông tin, tìm hiểu pháp luật và tập quán kinh doanh của thị trường bên ngoài; nâng cao trình độ quản lý và đào tạo nguồn nhân lực.
4. Để chủ động thực hiện những nội dung cam kết với WTO và các cam kết quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên, hỗ trợ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương có liên quan, theo chức năng tập trung chỉ đạo những công việc chủ yếu dưới đây:
a) Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chung và các văn bản thuộc ngành quản lý để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối - dịch vụ, trợ giúp pháp lý, cũng như các trợ giúp khác mà WTO cho phép;
b) Nghiên cứu, phân tích và đánh giá những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế tạo chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phát triển sản xuất, dịch vụ trong nước phù hợp với các nguyên tắc của WTO;
c) Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, như: thủ tục lập doanh nghiệp, thực hiện nghĩa vụ thuế và thủ tục hải quan, chú trọng rà soát, giấy phép, các quy định có tính điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng cường công tác chống quan liêu, chống tham nhũng, phiền hà; bảo đảm tính minh bạch, cụ thể và công khai, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước và công chức;
d) Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Trong quý I năm 2007, Bộ Thương mại hoàn thiện pháp luật trong các lĩnh vực: cạnh tranh chống bán phá giá, chống trợ cấp, xuất xứ hàng hoá; xây dựng các tiêu chuẩn môi trường, sức khoẻ và kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống kiểm dịch đối với hàng hoá xuất - nhập khẩu; xây dựng hệ thống mã số các loại dịch vụ theo phân loại của WTO; công nhận lẫn nhau các thoả thuận giữa Việt Nam và các nước trong những lĩnh vực nhằm trợ giúp pháp lý và phòng, chống chính sách bảo hộ mậu dịch ở thị trường ngoài nước, đồng thời bảo đảm thương mại bình đẳng ở thị trường trong nước.
E. PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ, Y TẾ, VĂN HOÁ - THÔNG TIN, THỂ DỤC THỂ THAO;
GIẢI QUYẾT CÓ HIỆU QUẢ CÁC VẤN ĐỀ BỨC XÚC VỀ VĂN HÓA,
XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
I. Giáo dục và Đào tạo:
Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Trong quý II năm 2007, trình Chính phủ Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; tập trung chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo các cấp học theo các đề án đã được phê duyệt. Đổi mới hoạt động đào tạo theo hướng phục vụ thiết thực nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập;
b) Nghiên cứu, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định để từng bước thực hiện cơ chế thị trường trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật - công nghệ;
c) Phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan hoàn thiện chính sách đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục; ban hành các chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập; chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường ngoài công lập và các trung tâm học tập cộng đồng. Thực hiện việc chuyển một số cơ sở giáo dục, đào tạo công lập sang dân lập, tư thục; xác định và công bố công khai các tiêu chí, điều kiện thành lập các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, kể cả trường do nước ngoài đầu tư; trên cơ sở hệ thống các trường đại học hiện có, tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học, một số khoa trọng điểm đạt đẳng cấp quốc tế;
d) Trong quý III năm 2007, chủ trì cùng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ Nghị định về hợp tác đầu tư với nước ngoài; Đề án hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
đ) Phối hợp với Bộ Tài chính đổi mới cơ chế quản lý tài chính, chế độ học phí trong các trường học; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách và học sinh giỏi;
e) Phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan thực hiện các giải pháp tăng cường nguồn lực toàn xã hội cho xây dựng hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở các vùng kinh tế - xã hội khó khăn; tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất - kỹ thuật các cấp học, mở rộng mạng lưới các trường nội trú, bán trú, bảo đảm đủ giáo viên và các điều kiện tối thiểu phục vụ việc dạy và học tại các cơ sở giáo dục ở các vùng khó khăn;
g) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc chỉ đạo đổi mới công tác quản lý giáo dục các cấp. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bảo đảm thực hiện đúng chức năng định hướng phát triển, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật trong giáo dục - đào tạo và dạy nghề. Đổi mới cơ chế hoạt động, đề cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, trước hết là các trường đại học. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động chống tiêu cực trong ngành giáo dục. Thực hiện hệ thống kiểm định khách quan, trung thực chất lượng giáo dục, đào tạo.
II. Khoa học và công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ:
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, tạo bước chuyển mạnh về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế; nâng cao chất lượng và tính thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ; thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ;
2. Đổi mới tổ chức và xây dựng quy chế để gắn kết khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy với sản xuất, kinh doanh để từng bước các trường đại học, cơ sở đào tạo trở thành nơi đặt hàng của các doanh nghiệp về đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng kỹ thuật cao. Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, nhất là cơ chế tài chính, nhằm gắn các hoạt động khoa học công nghệ với ứng dụng kết quả vào thực tế. Chuyển các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp khoa học công nghệ. Khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế;
3. Bố trí tập trung các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho các chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia, các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn khoa học - công nghệ của một số lĩnh vực trọng điểm, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động khoa học - công nghệ. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành quy chế hoạt động các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh;
4. Trong quý II năm 2007, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về hợp tác đầu tư với nước ngoài, chiến lược hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, chính sách thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là các tập đoàn lớn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, đặc biệt là thu hút đầu tư vào Khu công nghệ cao Hoà Lạc - Hà Tây và Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Hình thành Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
III. Văn hoá - thông tin
1. Bộ Văn hoá - Thông tin:
a) Trong quý III năm 2007, trình Chính phủ Đề án hội nhập quốc tế và gia nhập WTO về lĩnh vực văn hoá - thông tin. Xây dựng đạo đức, nếp sống và làm việc theo pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong kinh doanh và lối sống văn hoá trong thanh, thiếu niên; tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh các hoạt động của nhà hàng, vũ trường, quán bar, karaoke;
b) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện cơ chế, chính sách nâng cao chất lượng và mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hoá. Tiếp tục phát triển mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng; phát hiện, bồi dưỡng các tài năng văn hoá, khuyến khích sáng tạo văn hoá, nghệ thuật để có những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật;
c) Nghiên cứu ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành để hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý báo chí, xuất bản, chấn chỉnh, khắc phục ngay những yếu kém trong công tác báo chí xuất bản. Ban hành quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan hành chính các cấp trong việc công khai hoá các hoạt động, cung cấp thông tin cho báo chí và nhân dân theo đúng quy định của pháp luật.
2. Ủy ban Thể dục thể thao: chủ trì, phối hợp với các địa phương gắn việc xã hội hoá trong lĩnh vực thể dục thể thao với phát triển sâu rộng phong trào thể dục thể thao trong toàn xã hội và phát triển thể dục thể thao đỉnh cao; chỉ đạo triển khai Chương trình "Nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam".
IV. Các vấn đề xã hội
1. Bộ Y tế:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm phù hợp đối với các bệnh viện công lập. Khuyến khích phát triển các cơ sở y tế thuộc nhiều hình thức sở hữu; thực hiện thí điểm cổ phần hoá một số bệnh viện;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan hoàn thiện cơ chế khám, chữa bệnh gắn với sửa đổi chế độ viện phí theo nguyên tắc xác định đầy đủ chi phí khám, chữa bệnh và chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa Nhà nước, xã hội và người bệnh; phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước; đề xuất các cơ chế, chính sách để phát triển bảo hiểm y tế và đổi mới cơ chế quản lý; mở rộng loại hình và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân;
c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp dược và sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế. Phát triển mạng lưới cung ứng và thị trường thuốc chữa bệnh có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp để phòng, chống dịch cúm A (H5N1) ở người và các bệnh dịch nguy hiểm khác; đồng thời, tổ chức tốt việc triển khai thực hiện chủ trương đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác y tế dự phòng.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Trong quý I năm 2007, xây dựng, trình Chính phủ Đề án đổi mới đào tạo nghề; rà soát, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo, dạy nghề hiện nay theo hướng nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp để tăng quy mô đào tạo nghề theo hướng tốc độ tăng quy mô đào tạo nghề nhanh hơn tốc độ đào tạo đại học, cao đẳng; nâng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông được học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề, nhất là nghề có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trong quá trình phát triển của đất nước; thực hiện thí điểm cổ phần hoá một số trường dạy nghề;
b) Tập trung chỉ đạo hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm; có biện pháp cụ thể khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của xã hội, nhất là phát triển các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo thêm nhiều việc làm mới;
c) Nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác xuất khẩu lao động; thực hiện tốt mục tiêu tăng tỉ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo của chương trình xuất khẩu lao động;
d) Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội, đa dạng hoá hình thức bảo hiểm phù hợp với kinh tế thị trường. Trong quý II năm 2007, trình Chính phủ chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách an sinh xã hội;
đ) Tổng kết, đánh giá và đề ra giải pháp thiết thực để tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với nước; vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần của người có công. Trợ giúp nạn nhân chất độc da cam, người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật. Trợ giúp kịp thời, có hiệu quả đồng bào bị thiên tai;
e) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương để huy động sức mạnh toàn xã hội ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Cùng với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chương trình giảm nghèo, việc làm...
3. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em:
Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh về dân số; thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về dân số. Chú trọng nâng cao chất lượng dân số và phân bố dân cư hợp lý.
V. Ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông
1. Bộ Giao thông vận tải:
a) Trong quý I năm 2007, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan trình Chính phủ Đề án khắc phục ùn tắc giao thông đô thị, Đề án kiềm chế, tiến tới giảm dần đến mức trung bình của thế giới về tai nạn giao thông;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Tư pháp và cơ quan liên quan trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm theo hướng tăng mức xử phạt đối với những người có hành vi vi phạm và chủ phương tiện trực tiếp gây ra tai nạn giao thông; chấn chỉnh công tác đăng kiểm, cấp giấy lưu hành các phương tiện giao thông;
c) Trong quý I năm 2007, xây dựng, trình Chính phủ Đề án lập lại hành lang an toàn giao thông. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai giám sát thực hiện để đến tháng 6 năm 2007, giải quyết xong các "điểm đen" hiện nay và đến hết năm 2007, giải quyết cơ bản tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và các lực lượng nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn, kiên quyết không để người không đủ tiêu chuẩn được điều khiển phương tiện giao thông;
đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái xe ô tô;
e) Phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra các phương tiện giao thông, kiên quyết không cho lưu hành các phương tiện giao thông không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn giao thông;
g) Quy định nội dung, thời hạn kiểm kê đánh giá cụ thể về số lượng, loại phương tiện, chất lượng, năng lực người điều khiển phương tiện ở các bến đò ngang, đò dọc hiện có trên địa bàn, hướng dẫn chính quyền các địa phương thực hiện; đồng thời, tổng hợp báo cáo và đề xuất với Chính phủ các biện pháp quản lý, điều kiện bắt buộc phải có khi hành nghề, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong kiểm tra, giảm sát hoạt động của các bến đò hoặc khi để xảy ra tai nạn.
2. Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với các cơ quan truyền thông, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, nhà trường chủ động xây dựng và thực hiện biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông phù hợp với mỗi loại đối tượng.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một mặt, phải tổ chức tốt việc phân công, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, lực lượng chức năng và chính quyền các cấp thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để giảm nhanh, tiến tới hạn chế tối đa việc để xảy ra mất an toàn giao thông và hậu quả của nó; mặt khác, phải chủ động ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định và biện pháp về hành chính, kinh tế để hạn chế việc tăng phương tiện giao thông cá nhân, nhất là xe gắn máy tham gia giao thông gắn liền với việc khuyến khích phát triển, nâng cao năng lực, chất lượng phương tiện vận tải công cộng.
4. Bộ trưởng Bộ công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai và thực hiện đúng các quy định về thời hạn và chất lượng phương tiện giao thông đủ điều kiện được phép tham gia giao thông để từ năm 2007, tất cả phương tiện không đủ điều kiện nhất thiết không được tham gia giao thông.
5. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm các nhiệm vụ về an toàn giao thông quy định tại Nghị quyết này và các nhiệm vụ khác đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
VI. Vấn đề tài nguyên và môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách nhằm:
a) Tiếp tục đổi mới công tác quản lý tài nguyên, môi trường theo hướng sử dụng có hiệu quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý tổng lượng tài nguyên thiên nhiên và môi trường; đặc biệt, chú trọng tới quy hoạch tổng hợp tài nguyên nguồn nước, quản lý, khai thác bền vững các lưu vực sông, vùng kinh tế trọng điểm;
b) Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá về môi trường, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát và xử lý tốt các loại chất thải phát sinh, xử lý triệt để những cơ sở đang gây ô nhiễm nghiêm trọng, từng bước khôi phục môi trường ở những khu vực đang bị ô nhiễm quá mức quy định, trước hết là các lưu vực sông, các khu công nghiệp, làng nghề, các đô thị lớn; tăng cường kiểm soát tình trạng khói, bụi của các nhà máy, các phương tiện giao thông. Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020;
c) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các dịch vụ về tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải, khuyến khích các loại hình sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường. Phối hợp với các Bộ: Thương mại, Tài chính, Khoa học và Công nghệ kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu, xử lý nghiêm việc nhập khẩu chất thải, hàng hoá trái với quy định về bảo vệ môi trường.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ thực hiện chiến lược phát triển bền vững trên phạm vi cả nước, chú trọng xây dựng Chương trình nghị sự 21 cấp ngành và địa phương. Triển khai thực hiện mô hình phát triển bền vững trên những lĩnh vực và theo những quy mô khác nhau.
G. TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH;
KIÊN TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU LỰC,
HIỆU QUẢ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC; THỰC HIỆN KIÊN QUYẾT
VÀ ĐỒNG BỘ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG,
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CHỐNG LÃNG PHÍ
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
1. Hoàn thiện tổ chức hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; trước hết, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ đúng với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất; thực hiện Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, giảm đầu mối, giảm cấp phó, bỏ cấp trung gian; tập trung cao vào chức năng chủ đạo là cải cách hành chính, xây dựng thể chế, hoạch định chính sách, thanh tra, kiểm tra, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
2. Tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đơn giản hoá thủ tục thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực phụ trách thông qua việc rà soát, bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân; phân cấp thực hiện thủ tục hành chính; liên thông, phối hợp và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện những quy định về thủ tục hành chính trên cơ sở thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, bảo đảm đơn giản, minh bạch và thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và nhân dân. Thực hiện nghiêm cơ chế "một cửa" và từng bước áp dụng cơ chế "một cửa" liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
3. Tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp mạnh cho các Bộ và chính quyền địa phương, gắn liền với xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn trong các lĩnh vực. Quy định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội của cơ quan hành chính các cấp; nâng cao năng lực chỉ đạo thực hiện.
4. Thực hiện các biện pháp hiện đại hoá nền hành chính; mở rộng việc thực hiện các giao dịch nền hành chính điện tử.
5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện quy chế làm việc với chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch; sửa đổi tiêu chuẩn, chức danh công chức và cơ chế đánh giá cán bộ, công chức, lấy phẩm chất và hiệu quả thực hiện của công việc để làm thước đo. Đổi mới chính sách cán bộ và công tác quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực gắn với chế độ đãi ngộ thoả đáng và công bằng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền cơ sở.
6. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo phù hợp với thực tiễn Việt Nam và những cam kết quốc tế; đổi mới mạnh mẽ cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, xúc tiến thành lập hệ thống cơ quan tài phán hành chính trực thuộc Thủ tướng Chính phủ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung chỉ đạo, giải quyết những vụ khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, nhất là các vụ việc khiếu tố liên quan đến việc thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị.
7. Triển khai thực hiện đồng bộ Nghị quyết Trung ương 3, các Luật và Nghị quyết, Chương trình hành động của Chính phủ về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Kiện toàn tổ chức và triển khai hoạt động có hiệu quả Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng và các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng ở các Bộ, ngành theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; có hướng dẫn, chỉ đạo đối về tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tại cấp tỉnh. Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, lãng phí của các Bộ, địa phương, thật sự thiết thực, hiệu quả, đúng pháp luật, trước hết là ở ngành, địa phương, đơn vị thuộc phạm vi phụ trách.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan có kế hoạch tổ chức đối thoại, tiếp dân, doanh nghiệp, giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng, không để xảy ra khiếu kiện đông người.
9. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý sử dụng đất đai, tài sản công, chi tiêu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý tài chính và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân và công tác cán bộ.
10. Năm 2007, tập trung triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có trọng tâm, trong điểm về quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, quản lý thu, chi ngân sách và quản lý tài sản công. Gắn công tác thanh tra kinh tế - xã hội với thanh tra thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức.
11. Thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai những cán bộ, công chức tham nhũng. Tập trung chỉ đạo điều tra làm rõ và xử lý kịp thời những vụ việc tham nhũng đã được phát hiện, nhất là những vụ tham nhũng lớn, đang được xã hội quan tâm.
12. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đề cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong việc phát hiện và phê phán các hành vi tham nhũng lãng phí, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật những hành vi vi phạm Luật Báo chí, thông tin sai sự thật, lợi dụng việc thông tin về phòng, chống tham nhũng, lãng phí để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, làm tổn hại đến lợi ích Quốc gia.
13. Tăng cường sự chỉ đạo của Chính phủ đối với công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, tổ chức thực hiện tốt các chương trình quốc gia về phòng, chống tội phạm, ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, hoạt động sản xuất và lưu thông tiền giả... giữ ổn định về chính trị, xã hội, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.
H. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào Nghị quyết này và Chương trình công tác năm 2007 của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của Bộ, ngành, địa phương, quy định rõ từng mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian và phân công người chịu trách nhiệm từng phần việc; hàng tháng, hàng quý có kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo theo quy định.
2. Chính phủ tổ chức các Hội nghị chuyên đề với các địa phương để kịp thời xử lý những vấn đề bức xúc phát sinh trong quá trình triển khai Nghị quyết này; đồng thời, duy trì các cuộc giao ban hàng tháng để kiểm điểm tình hình và đề ra các biện pháp đẩy mạnh thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2007.
3. Trước ngày 30 tháng 11 năm 2007, các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết của Bộ, cơ quan, địa phương mình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kết quả thực hiện Nghị quyết, đánh giá mức độ hoàn thành của từng Bộ, từng cơ quan, từng địa phương, báo cáo Chính phủ tại phiên họp Chính phủ tháng 12 năm 2007./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
THE GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 03/2007/NQ-CP | Hanoi, January 19, 2007 |
RESOLUTION
ON MAJOR SOLUTIONS TO DIRECT AND ADMINISTER THE IMPLEMENTATION OF THE 2007 SOCIO-ECONOMIC AND STATE BUDGET PLANS
2007 is the first year of the our economy's full and comprehensive integration into the world economy and the second year of implementation of the 2006-2010 five-year socio-economic development plan. The fruitful performance of the 2007 tasks is of extremely important significance for the achievement of the objectives set in the 2001-2010 ten-year socio-economic development strategy, the fulfillment of the tasks of the 2006-2010 five-year plan and Vietnam's commitments to the World Trade Organization (WTO).
In order to successfully materialize the XIth National Assembly's Resolution on 2007 socio-economic and state budget plans right from the beginning of the year, branches and authorities at all levels should concentrate resources on applying complete and comprehensive solutions, focusing on performing three central tasks, namely to strive for the highest growth rate (GDP rises 8.5%), to step up administrative reform and to fruitfully prevent and fight corruption. The Government requests ministries, branches and localities to concentrate efforts on implementing the following major solutions:
A. CONTINUING TO PERFECT THE MARKET ECONOMY INSTITUTION
I. PERFECTING THE LEGAL SYSTEM
1. To speed up the elaboration of legal documents with higher quality; to well fulfill the 2007 law- and ordinance-making program of the National Assembly, the working program and action programs of the Government and the specific tasks stated in this Resolution.
2. The Justice Ministry shall submit to the Government a scheme on improvement of the process of elaborating and promulgating legal documents in the direction of minimizing procedures, overcoming overlap or generality and shortening the document-elaborating and promulgating time.
3. The Justice Ministry, other ministries and agencies shall strictly observe the regulations on elaboration of laws and ordinances together with their guiding documents so as to ensure full conditions for enforcement of laws and ordinances right after they come into force.
4. Ministries and administrations at all levels shall concentrate efforts on revising all legal documents already promulgated under their respective jurisdiction; amend, supplement or cancel immediately inappropriate provisions, particularly those on dossiers and procedures for investment and business registration; and at the same time, shall intensify inspection and supervision to detect and handle in time existing problems and troubles.
II. ACCELERATING THE SYNCHRONIZED DEVELOPMENT OF MARKETS OF VARIOUS TYPES
1. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for reviewing mechanisms and policies, diversifying tools of mobilizing and developing the capital market such as issuance of stocks and bonds to the public, listing of economic groups, corporations and commercial banks on the securities market; revising the provisions on funds for investment in urban infrastructure development, funds for investment in local development, real estate investment funds and securities investment funds in order to specifically determine legal documents to be amended, supplemented or promulgated for implementation right from the first quarter of 2007. It shall enhance management and supervision in order to ensure the stable and sustainable development of the market, especially in the context of integration; and shall attach importance to association between the monetary market and the capital market.
2. In the first quarter of 2007, the Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for formulating mechanisms and policies on finance, bidding, placement of orders for scientific and technological projects; on the establishment of science and technology enterprises and scientific and technological organizations operating the enterprise mechanisms; on the development of supporting services for intellectual property, consultancy, technology purchase and sale, technology expertise, evaluation and transfer, and the establishment of technological nurseries; the establishment and operation of risk investment fund; widespread development and raising of the operation efficiency of the technological equipment market and trading floor.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for formulating mechanisms and policies to encourage the raising of capacity and efficiency of vocational training establishments, labor service-providing establishments; associating vocational training between vocational training establishments and production and business establishments; formulating regulations on encouragement of the expansion of overseas labor markets and the provision of vocational training services by foreign enterprises.
4. In the first quarter of 2007, the Construction Ministry shall promulgate or submit to the Government for promulgation regulations guiding the implementation of the Housing Law and the Real Estate Business Law; solutions to boost the development of real estate market; to experiment and multiple the real estate trading floor models, first of all in Hanoi and Ho Chi Minh City.
5. In the first quarter of 2007, the Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry and the Construction Ministry in, promulgating or submitting to competent bodies for promulgation regulations guiding the implementation of the Land Law; amending, supplementing and perfecting the mechanism and policies on conversion of land use rights into a commodity in the direction of simplicity and convenience.
It shall supervise and guide localities to continue with measures for administrative reform in land use planning and management, land use right grant and exercise, land recovery, ground clearance, land use right auction,...; inspect and recover land areas already allotted or assigned to agencies or units but left unused or used for improper purposes or used late against the schedule provided for by the Land Law; and complete the grant of certificates of land use rights and assets on land by the end of the second quarter of 2007.
III. CREATING AN ENVIRONMENT FAVORABLE FOR PRODUCTION AND BUSINESS AND STRONG DEVELOPMENT OF VARIOUS TYPES OF ENTERPRISES
1. The Ministry of Planning and Investment shall submit to the Government and the Prime Minister for promulgation mechanisms and policies in the direction of:
a/ Creating favorable conditions for the formation and operation of economic groups and corporations conducting multi-line and multi-domain business activities and involving many owners;
b/ Efficiently supporting small- and medium-sized enterprises, first of all in minimizing administrative procedures for their establishment and conversion of production and business activities; in getting access to capital, land, technique and product consumption;
c/ Attracting big foreign economic groups with hi-tech potential to invest in Vietnam;
d/ Clearly defining the functions, powers and responsibilities of state management agencies and owners' representatives for state enterprises;
e/ Speeding up the development of collective economy of various types with diversified cooperation forms, particularly in agriculture and rural development;
f/ Carrying out the program to support enterprises, giving priority to training of administrators and vocational training for laborers; supporting enterprises in trade promotion, investment and branding. Adopting policies to honor talented and successful entrepreneurs who show high devotion and responsibility towards the country, create more jobs and make great contributions to the state budget;
g/ Rationally organizing the gathering and processing of economic information in order to raise the quality of forecasts and supply of information on markets for enterprises.
2. The Finance Ministry shall promulgate or submit to the Government or the Prime Minister for promulgation mechanisms and policies aiming:
a/ To step up the reorganization and renewal of state enterprises; in 2007, to equitize 550 state enterprises, including a number of corporations, state-run commercial banks, state enterprises operating in the insurance and banking domains, public-utility enterprises, and list the equitized state enterprises on the securities market. To audit all state-run economic groups and corporations. To strictly control the transformation of state enterprises into one-member limited liability companies. State enterprises conducting production and business without efficiency shall be reorganized in strict accordance with regulations;
b/ To step up activities of the State Capital Investment and Business Corporation; in the second quarter of 2007, ministries, branches and provincial-level People's Committees shall basically complete the transfer and receipt of the rights to represent the state capital owner at enterprises having gone through equitization and ownership conversion from 2006 backward according the provisions of the Enterprise Law. To identify criteria for definition of equitized public-utility enterprises for handover to ministries or provincial-level People's Committees for continuing to act as representatives of owners of state capital portions;
c/ To follow the market principles in equitization of enterprises, associating equitization with development of the securities market;
d/ In the first quarter of 2007, to submit to the Government amendments and supplements to the Regulation on financial management of state companies and management of state capital investment in other enterprises in the direction that state companies with capital particularities, which are being transformed and assigned to perform a number of socio-economic tasks of the State, may make deductions for setting up reward and welfare funds based on the business results and amounts remitted into the state budget;
e/ To step up the socialization of educational, medical, cultural, physical training and sport activities; to encourage the development of non-public units providing educational, medical, cultural or sport services;
f/ To guide the implementation of a number of provisions on rearrangement of land and houses, offices, production and business establishments of non-business units, socio-economic organizations, and enterprises.
3. Line ministries and People's Committees of all levels shall continue to renew for elimination all inappropriate permits and regulations which obstruct production and business activities. To severely handle and replace persons who show irresponsibility or deliberately trouble or delay the grant of permits, the clearance of operation registration procedures, the implementation of regulations on finance and taxes for production and business activities of enterprises, or the clearance of administrative procedures for people, ensuring substantial improvement in these domains, especially at the grassroots level, in 2007.
IV. REVISING PRICE-ADMINISTERING MECHANISM TO SUIT THE MARKET MECHANISM
1. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with:
a/ The Trade Ministry, the line ministry, and localities in:
Elaborating for submission to the Government in the second quarter of 2007 a detailed scheme on gradual conversion of price control according to the market mechanism, creating conditions for enterprises to conduct cost-accounting, raise their adaptability to the market mechanism and international economic integration;
Perfecting price-administering policies and mechanisms applicable to essential commodities and services, reducing loss subsidies, ensuring the supply-demand balance, controlling the market, and preventing speculation and market as well as price fluctuation. The State shall only directly administer the prices of a number of essential commodities and services of great impacts on production and people's life (electricity, diesel oil, preventive vaccines);
As from 2007, applying the market price mechanism to such commodities as cement, iron and steel, fertilizer, paper, coal (excluding coal supplied for electricity generation); not subsidizing gasoline prices and oil prices by the end of 2008; and continuing to realize the electricity price-regulating schedule;
b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries, branches and localities in submitting to the Government regulations on irrigation charge exemption and reduction for agricultural production and on non-collection of farmers' contributions to construction of rural infrastructure;
c/ The Ministry of Natural Resources and Environment in promulgating assorted charges for environmental protection; define liabilities and remedies applicable to environment-polluting organizations and individuals;
d/ The Ministry of Natural Resources and Environment and provincial-level People's Committees in amending and supplementing regulations on methods of determining land prices and price levels suitable to the specific conditions of each region and each locality, first of all land prices in ground clearance compensation, in projects involving change of land use purposes, and land prices in adjacent areas;
e/ The Health Ministry, the Education and Training Ministry, the Ministry of Science and Technology and the Ministry of Post and Telematics in formulating a scheme on renewing the public-service charge-administering mechanism in line with the socialization policy; and at the same time, creating more favorable conditions for public service-providing establishments to conduct cost-accounting and effecting fair competition.
2. The Industry Ministry shall coordinate with the Finance Ministry and local administrations in realizing the electricity sale price-regulating schedule for the 2006-2010 period, first of all, organizing the implementation of the Prime Minister's Decision No.276/2006/QD-TTg of December 4, 2006, on regulation of electricity prices.
3. The Trade Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with:
a/ Ministries and agencies being members of the domestic market administering team in, actively monitoring market developments, promptly handling or proposing the Prime Minister to handle arising problems in order to ensure the demand-supply balance for essential commodities; intensifying the market management and the fight against smuggling and trade frauds; and ensuring food hygiene and safety;
b/ The Ministry of Planning and Investment, the Finance Ministry, the State Bank of Vietnam and agencies in raising the quality of forecasts for and analysis of commodity and service demand-supply developments, particularly in regions and localities frequented by natural calamities, epidemics, during festivities or New Year festivals,... promptly taking necessary measures to limit negative impacts.
B. CREATING IMPROVEMENT IN DEVELOPMENT OF ECONOMIC BRANCHES, FIRST OF ALL AGRICULTURAL PRODUCTION AND RURAL ECONOMY
I. ON AGRICULTURAL AND RURAL DEVELOPMENT AND RAISING OF RURAL LIVING STANDARDS
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a/ Coordinate with the Ministry of Planning and Investment in expeditiously revising, finalizing and approving according to competence the plans on development of agriculture and rural economy; and at the same time, direct and guide local People's Committees in formulating and promulgating in 2007 their plannings on development of agriculture and rural economy in their respective localities in line with the planning of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b/ Conduct preliminary review of 5 years' materialization of the Resolution of the fifth plenum of the IXth Party Central Committee on accelerating agricultural and rural industrialization and modernization; submit in the fourth quarter of 2007 to the Caucus Commission of the Government a scheme on agricultural and rural development for submission to the Politburo in the first quarter of 2008;
c/ Organize the implementation of rural craft development programs; promulgate criteria for crafts, traditional craft villages and artisans;
d/ Submit to the Government for promulgation a decree detailing and guiding the implementation of the Law on Dykes. In the third quarter of 2007, submit to the Prime Minister a program on consolidation and upgrading of the Red River Thai Binh river dyke systems till 2010, a program on renewal and raising the efficiency of irrigation work management and exploitation, creating improvements in irrigation management;
e/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with localities in, perfecting and consolidating the system for management and examination of plant varieties, animal breeds, forestry saplings, agricultural supplies; and strictly prohibit the sale and supply of fake varieties and poor-quality strains;
f/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Health Ministry, the Ministry of Science and Technology and localities in, intensifying the inspection of quality of agricultural and forestry products as well as supplies in service of agricultural production and the observance of the Regulation on concentrated cattle and poultry slaughtering in urban centers and industrial parks; and direct the building of areas for production of clean products, first of all vegetables and tea, ensuring food hygiene and safety;
g/ Coordinate with localities in selecting high-yield and disease-resistant strains to be put into production in order to minimize damage caused to farmers due to poor quality of strains; work out measures to actively support them in strains and technology; well implement key programs on bio-technology application and development in agricultural and rural development till 2020; and prioritize the commodity production of farm produce and the concentrated raising of cattle and poultry;
h/ Intensify inspection and monitoring so as to detect in time and take the initiative in zoning off, preventing, handling, stamping out epidemic nidi against crops and domestic animals, not letting them spread or reoccur;
i/ Assume the prime responsibility for, and join local People's Committees in, applying measures to combat droughts, ensuring adequate water for agricultural production and daily life of people; at the same time, take measures to actively prevent, combat and alleviate natural disasters; in the second quarter of 2007, submit to the Government for promulgation a national strategy on natural disaster prevention, combat and alleviation; coordinate with the Ministry of Fisheries in directing localities to ensure food hygiene and safety, to disallow the use of antibiotics and substances banned from use in agricultural production and agricultural and aquatic product processing.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take specific measures to raise the quality of meteorological and hydrographical forecasts; associate natural disaster propaganda and warning with epidemic warning so that people understand and take the initiative in taking measures to prevent and combat natural disasters and epidemics.
3. The Ministry of Fisheries shall assume the prime responsibility for studying and supplementing the planning and surveys for assessment of aquatic resources; speed up the construction of fish ports and storm shelters; raise the quality of and reorganize fishing fleets for efficient and safe offshore fishing; and encourage investment in aquatic product processing and export in association with aquaculture development.
4. The Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry shall take the initiative in formulating solutions to mobilize more capital for investment in construction of socio-economic infrastructure in rural areas, focusing first of all on investment in irrigation, communications, education, public health, water supply, telecommunications and rural electricity.
5. The Finance Ministry, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Natural Resources and Environment and the State Bank of Vietnam shall, according to their respective functions, revise and supplement mechanisms and policies on land use tax, technical support, and capital source access for enterprises, especially small- and medium-sized enterprises, to conduct production, business and service activities in rural areas in order to create more positive improvements in the development of agriculture and rural economy.
6. The Ministry of Planning and Investment shall review and supplement necessary regulations to ensure convenience for the establishment and operation of shareholding enterprises or cooperatives in rural areas, creating conditions for farmers to become shareholders directly participating in the management of production and business activities of shareholding enterprises or cooperatives.
7. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Culture and Information shall take the initiative in coordinating with local administrations in applying appropriate measures to support rural people in production skills, vocational training and job creation; and well settle burning questions on culture, social affairs and environment in rural areas.
8. The Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry shall prioritize the allocation of capital sources (low prices) to the Social Policy Bank in order to expand its loans for hunger elimination and poverty alleviation and to production and business households in regions meeting with difficulties and areas inhabited by ethnic minority people.
II. INDUSTRIAL DEVELOPMENT, URBAN CONSTRUCTION AND MANAGEMENT
1. Ministries, branches and localities shall base themselves on socio-economic development strategies and plans, development plans or their branches or localities to direct and administer the achievement of the objectives set for 2007; concentrate efforts on development of the production of products with competitive edges; attach importance to the development of industries and construction in association with the development of services, urban development and environmental protection.
2. State-run economic groups, corporations and enterprises shall concentrate efforts on production and business development right from the first months and first quarter; apply scientific and technological advances to production and management in order to raise the quality and lower the costs of products, ensuring the accomplishment of the 2007 plan.
3. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Transport shall expeditiously finalize the investment preparations for projects on upgrading of the North-South road and railway, roads and railways linking with neighboring countries and other urgent traffic projects invested by the central government.
4. The Construction Ministry shall direct and guide units and localities in raising the construction quality and management of urban planning; and intensify the management and close supervision of the implementation of urban development planning and regulation, particularly in Hanoi and Ho Chi Minh City.
III. DEVELOPMENT OF TRADE AND SERVICES
1. The Trade Ministry, the Finance Ministry, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Telematics, the Ministry of Transport and the General Department of Tourism shall, within the ambit of their respective functions and assigned tasks, coordinate with agencies and localities in studying and promulgating according to their respective competence or submitting to the Government or the Prime Minister for promulgation specific mechanisms and policies in the direction of:
a/ Strongly developing services with great potential and high competitiveness. Perfecting the mechanism for management and organization of the distribution system based on commodity lines; developing in a synchronized manner distribution services on the domestic market: wholesale, retail, agency and franchise;
b/ Formulating domestic commercial groups strong enough and capable of competing in distribution and consumption with foreign distribution groups. Strictly controlling monopoly in couple with creating a favorable environment for enterprises of all economic sectors to participate and fairly compete in the service market.
2. The Trade Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry, the Ministry of Planning and Investment and relevant agencies in, clearly defining the specific tasks to be performed by ministries and branches, first of all in 2007, in order to make full use of opportunities and conditions brought about by international economic integration to expand markets, promote advantages, step up export, attract investment capital sources, advanced technologies and management experience of foreign countries; and at the same time, to limit the negative impacts in the integration process.
3. The Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry shall take the initiative in applying appropriate measures and creating favorable conditions for stepping up offshore investment in proper forms; in the first quarter of 2007, shall organize a conference on offshore investment.
4. Ministries, branches and localities shall work out specific measures to efficiently tap the advantages brought about by the WTO admission in order to boost economic, trade and investment cooperation; realize programs on cooperation with ASEAN, programs on Mekong sub-region cooperation; build trans-Asia roads and land roads as well as railways linking with neighboring countries.
5. The Finance Ministry, the Ministry of Telematics, the Ministry of Transport, the State Bank of Vietnam, Vietnam National Administration of Tourism and relevant ministries and branches shall work out specific measures to raise the quality of services in their assigned domains. In 2007, ministries, branches and provincial-level People's Committees shall concentrate mainly on stepping up the promotion of Vietnam tourism; develop eco-tourism, resort tourism and high-quality tourism; raise the capacity and quality of domestic transport services; raise the competitiveness of international sea and air transportation; encourage the development of new services, services with high intellectual contents, business support services and services for rural production and daily life; and develop legal, scientific and technological, education and training, medical, cultural, information, sport, employment and social welfare services.
C. IMPROVING THE INVESTMENT ENVIRONMENT, STRONGLY ATTRACTING INVESTMENT BY ECONOMIC SECTORS, ENHANCING INVESTMENT MANAGEMENT AND RAISING INVESTMENT EFFICIENCY
Ministries, branches and localities, when allocating investment capital from 2007 state budget capital sources, should address the situation of thinned-out investment; concentrate capital on important works and projects, particularly irrigation works, multi-purpose facilities and mountain irrigation projects, works and projects in the education-training and science-technology sectors and arrange enough contributed domestic capital for ODA projects.
To concentrate investment capital on speeding up the construction of specialized hospitals, regional hospitals and intensive health centers; to increase investment in provincial- and district-level hospitals. To arrange adequate investment capital for scientific and technological development in the spirit of the Resolution of the second plenum.
1. The Ministry of Planning and Investment shall:
a/ Maintain monthly briefings on production, business and investment; make sum-ups and recommendations to the Government at its regular meetings;
b/ Submit to the Government or the Prime Minister for promulgation mechanisms and policies to encourage social investment; assume the prime responsibility for and join relevant ministries and branches in assessing and reviewing the implementation of mechanisms and policies of encouraging various economic sectors, including foreign-invested enterprises, to invest in developing infrastructure systems in forms of BOT, BT..., thereby proposing competent agencies to amend and supplement regulations to suit the new situation;
c/ Study the appropriate amendment and supplementation of necessary contents of the existing regulations so as to see in 2007 actual improvements in the attraction of foreign direct investment capital, particularly from transnational groups and developed countries. In the second quarter of 2007, submit to the Prime Minister for promulgation a list of domains requiring encouragement or restriction of offshore direct investment;
d/ Take the initiative in proposing measures to remove all difficulties and problems in order to speed up the disbursement of capital for ODA programs and projects; raise the efficiency of activities of the inter-branch working group; harmonize procedures with donors in order to cut transaction costs and raise the aid effectiveness; and publicize information on ODA to ministries, branches and localities;
e/ Coordinate with the Finance Ministry in summing up and assessing the situation of capital allocation by ministries, branches and localities, promptly proposing solutions to raise the responsibilities of ministries, branches and localities in formulating, administering and implementing the 2007 development investment plans;
In 2007, localities shall arrange part of capital in the assigned 2007 plans and sources of 2006 state budget revenues topping the target in order to pay the capital construction debts owed by the local budgets;
f/ Submit to the Prime Minister amendments and supplements to the master plans on economic regions, key economic zones and economic corridors; address their overlaps and ensure their feasibility;
g/ Monitor the implementation of the Land Law, the Enterprise Law, the Bidding Law and guiding documents; promptly remove difficulties and problems for localities and establishments;
h/ Guide and supervise the decision on, and appraisal of, state budget-funded investment projects on the principle that investment shall be decided only when the capital sources are clearly identified and available within the allocated capital sources;
i/ Guide ministries, branches and localities in re-determining the investment policies and efficiency of big state budget-funded projects on which the functional bodies still hold divergent opinions, and propose to the Prime Minister appropriate handling measures;
j/ Supervise ministries, branches and localities in realizing the Government's direction on non-allocation of investment capital to projects failing to meet the set requirements; suspend projects having no clear plans on capital mobilization and projects being under construction but lacking capital sources; at the end of the first quarter of 2007, report the results thereof to the Prime Minister;
k/ Coordinate with the Finance Ministry in revising in the first quarter of 2007 the list of projects to be invested with Government bonds;
l/ Guide and supervise the application of solutions to raise the efficiency and effectiveness of construction management at all stages from formulation and approval of plannings, investment preparation, investment decision to investment execution, attaching special importance to the stage of survey and design (quality of design, rational designing scheme, the suitability of selected materials, and applicable designing standards);
In 2007, the completed investment projects of Groups A and B shall continue to be audited before the financial settlement of works;
m/ In the second quarter of 2007, submit to the Prime Minister a regulation on combating closedness in state budged-funded investment, first of all combating closedness in project consultancy and supervision and designing consultancy by different ministries.
2. The Industry Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Construction Ministry in, regularly monitoring, inspecting and urging right from the first months of 2007 the construction of national key projects on fuel and petroleum; take the initiative in handling or report to the Prime Minister for handling difficulties and problems, ensuring that these projects are executed according to schedule and with efficiency.
3. The Finance Ministry shall issue Government bonds according to plan for works and project for which the procedures have been completed and the implementation conditions have been met; promulgate a regulation on operations of urban development funds in localities; and finalize mechanisms to support and create conditions for enterprises to expand the issuance of corporate bonds.
4. All ministries, branches and localities that have works or projects funded with Government bond capital shall formulate specific plans on the use of capital for each work or project and organize the implementation thereof right from the first months of 2007; and notify the Ministry of Planning and Investment before the 20th day every month of the implementation schedule and matters to be handled for the Ministry of Planning and Investment to sum up and report to the Prime Minister on handling schemes.
5. The Ministry of Transport shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry in stepping up the realization of the mechanism of assigning the right to exploit and use for a given duration a number of infrastructure works such as bridges, roads, etc., in order to increase capital sources for maintenance and investment in the development of traffic infrastructure.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall monitor the implementation of the Land Law and documents guiding the implementation thereof; scrutinize immediately the land regulations and procedures, land use planning, land use purpose change, ground clearance, and construction of common infrastructure in industrial parks and services.
7. Ministries, branches and localities shall organize the supervision of investment projects right at the time of project formulation and appraisal, arrange investment capital, ensuring that investment projects conform with the approved plannings and plans; and at the same time, intensify the supervision, examination and inspection of by state enterprises' investment.
D. CONTINUING TO RENEW POLICIES AND ENHANCING MANAGEMENT IN THE FINANCIAL AND MONETARY DOMAINS
1. The Finance Ministry shall:
a/ In the first quarter of 2007 submit to the Government for promulgation documents guiding the Tax Management Law; assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, reviewing and assessing the experimental application of electronic customs procedures for its expansion; continue with the scheduled reform of the tax system, particularly regulations on charges, tax collection and tax refund in all three aspects: tax policy, modernization of administrative management of taxes and tax consultancy services;
b/ Preliminarily review the experimental elaboration of medium-term financial plans and spending plans and propose schemes for widespread application of this model; and step by step shift to the mode of budget use management based on results;
c/ In the second quarter of 2007, submit to the Government for promulgation a decree on mobilization, management, distribution and use of voluntary contributions (at home and abroad), and charity funds to support people to overcome consequences of natural disasters, epidemics, fires, fatal diseases...
2. In the second quarter of 2007, the Ministry of Planning and Investment shall submit to the Prime Minister mechanisms, policies, economic, financial and budgetary solutions to socio-economic development and security and defense maintenance in the 2007-2010 period in the northern midland and mountainous regions, the Central Highlands, western South Vietnam, northern and coastal Central Vietnam.
3. The Construction Ministry shall review and assess the purchase, sale and trading of residential houses under the Government's Decree No. 61-CP of July 5, 1994, and propose to the Government new solutions to this issue.
4. Ministers, heads of government-attached agencies, heads of central agencies, and presidents of provincial-level People's Committees shall perform the following tasks:
a/ To assign the 2007 plan tasks and state budget estimates to their respective units for implementation right from the beginning of the year; to publicize the 2007 state budget estimates according to regulations; to take the initiative in applying coordinated measures to create sources for wage and social security policy reform;
b/ In 2007, ministries, central agencies, provinces and centrally run cities shall direct their respective agencies and units to take the initiative in arranging and using the 2007 state budget estimates, ensuring the fulfillment of their assigned tasks; at the same time, thoroughly practice thrift and combat waste, in the use of electricity, funds and fuel;
c/ In October 2007, ministries, branches and localities shall preliminarily review and report on the results of implementation of mechanisms and policies on delegating the rights to autonomy and accountability to administrative agencies, public non-business units; and send the reports to the Finance Ministry and the Home Affairs Ministry for sum-up and report to the Prime Minister before December 31, 2007;
d/ Localities shall work out specific measures to step up production and business, striving to increase local budget revenue by at least 3% over the 2007 assigned estimates; at the same time shall intensify examination, inspection, and severe handling of acts of violating the law on state budget collection, combating smuggling, trade frauds and tax evasion;
e/ In the first quarter of 2007, the Finance Ministry shall make a report to the Prime Minister on the results of handling tax arrears; propose to the Government for submission to the National Assembly Standing Committee solutions to the definite handling of tax arrears which cannot be recovered and have existed for many years;
f/ As of 2007, the revenues from lotteries shall not be included in the state budget balance; provinces and centrally run cities shall direct the management and use of these revenues for investment in important social welfare facilities in their respective localities, concentrating investment in educational and medical works. These revenues shall not be used for other purposes.
5. The State Bank of Vietnam shall:
a/ Focus on directing the flexible implementation of monetary policies according to the market principles, ensuring the control of exchange rates, interest rates and inflation; coordinate with the Finance Ministry in well effecting close coordination between monetary and fiscal policies in order to stabilize macro-economy, encourage export, increase foreign currency reserves, practice thrift in consumption, concentrate capital on development investment; continue to renew technologies, strongly develop the banking service systems; to well materialize the scheme on development of non-cash payment in the 2006-2010 period, with orientation towards 2020; to adopt policies to encourage the strong attraction of remittances from overseas;
b/ Actively apply specific measures to restructure, and raise the administration capability and competitiveness of, credit institutions; focus on directing state-run commercial banks to strictly observe the equitization roadmap already approved by the Prime Minister, first of all the Vietnam Bank for Foreign Trade, the Mekong Delta Housing Development Bank, the Vietnam Bank for Investment and Development, the Vietnam Bank for Industry and Commerce; and continue to consolidate and develop the system of people's credit funds;
c/ In the first quarter of 2007, submit to the Prime Minister regulations on a number of banking credit policies for agricultural and rural development to create conditions for organizations and individuals to access credit capital sources, raising the lending levels and satisfying the demand for capital for agricultural commodity production;
d/ Join the Finance Ministry in finalizing regulations on application of international standards to credit activities, assessment of the financial status, credit safety ratios, non-performing debts..., and measures to make healthy the financial status, raise the credit quality and competitiveness of commercial banks; and intensify inspection and control to ensure safety for operations of credit organizations.
6. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility together with the State Bank of Vietnam and relevant agencies for applying appropriate measures to encourage the development of investment funds, financial companies and other financial institutions in order to create capital sources for the economy; at the same time, shall control and well manage the operations of the stock market, particularly measures regarding conditions on listing, founding and operations of investment funds...
In the second quarter of 2007, it shall submit to the Prime Minister financial and monetary supervision mechanisms to ensure that the process of capital transfer in the economy proceeds smoothly and healthily.
E. ACTIVELY MATERIALIZING INTERNATIONAL COMMITMENTS
1. The Trade Ministry shall join the National Committee for International Economic Cooperation in submitting to the Government in the first quarter of 2007 an action program for realization of WTO commitments.
2. The Justice Ministry shall assume the prime responsibility for scrutinizing and specifically adjusting existing legal documents stated in the above-said action program, including the contents on direct application of Vietnam's commitments stated in the National Assembly's Resolution No.71/2006/QH11 of November 25, 2006.
3. The commodity associations shall step up activities in support of enterprises: enquiring into WTO's principles and regulations; identifying difficulties and advantages in the course of realizing the commitments; formulating action programs and business strategies; reorganizing production and business, raising competitiveness; raising the capability to grasp information and enquire into business law and practices of foreign markets; raising management qualifications and training human resources.
4. In order to take the initiative in realizing WTO commitments and other commitments to international organizations to which Vietnam is a member and to support the process of international economic integration, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of central agencies and relevant localities shall, according to their respective functions, concentrate on directing the following major tasks:
a/ To perfect the systems of general application of legal documents and specialized legal documents in order to further improve the investment environment, production, export and import, distribution and service, legal assistance as well as other assistance permitted by the WTO;
b/ To study, analyze and assess difficulties and challenges in the course of realizing international commitments, taking the initiative in applying measures to develop domestic production and services in conformity with the WTO principles;
c/ To step up administrative reform, simplifying such administrative procedures as procedures for setting up of enterprises, performance of tax obligations and customs procedures, attaching importance to reviewing permits and conditional regulations for production and business activities; to intensify the combat against red-tape, corruption and harassment; ensure transparency, specificity and publicity while clearly defining the responsibilities of heads of state bodies and civil servants;
d/ To attach importance to training of human resources to meet the requirements, of economic renewal and international economic integration.
5. In the first quarter of 2007, the Trade Ministry shall complete the law on competition against dumping, against subsidies and origin of goods; formulate standards on environment, health and techniques, food hygiene and safety, and establish a system of exports and imports quarantine; build a system of service codes according to WTO classification; mutually recognize the agreements between Vietnam and other countries in various domains in order to provide legal assistance and prevent and combat trade protectionism in the foreign market and at the same time, ensure equality in trade in the domestic market.
F. COMPREHENSIVE DEVELOPMENT OF EDUCATION AND TRAINING, SCIENCE AND TECHNOLOGY, HEALTH, CULTURE AND INFORMATION, PHYSICAL TRAINING AND SPORTS; FRUITFUL SETTLEMENT OF BURNING PROBLEMS ON CULTURE, SOCIAL AFFAIRS AND ENVIRONMENT
I. EDUCATION AND TRAINING:
The Ministry of Education and Training shall:
a/ In the second quarter of 2007, submit to the Government a strategy on educational development till 2015 with orientations toward 2020; concentrate on directing the renewal of programs, contents and methods of education and training at different levels according to the approved schemes; and renew training activities to serve in a practical manner socio-economic development and integration requirements;
b/ Study and promulgate or submit to competent bodies for promulgation regulations on gradual implementation of market mechanisms in university training in technical and technological branches;
c/ Coordinate with the Finance Ministry, the Ministry of Planning and Investment and relevant agencies in perfecting policies to speed up the realization of undertaking on educational socialization; promulgate policies to encourage the development of non-public educational establishments; policies on investment preferences for developing and raising the efficiency of operations of non-public schools and community study centers; transform a number of public educational and training establishments into people-founded or private ones; determine and publicize criteria and conditions for founding universities, colleges and secondary vocational schools, including foreign-invested schools; on the basis of the system of existing universities, concentrate investment on construction of a number of universities and key faculties of international standards;
d/ In the third quarter of 2007, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and relevant ministries and branches in, elaborating and submitting to the Government a decree on investment cooperation with foreign countries and a scheme on international integration in the field of education and training;
e/ Coordinate with the Finance Ministry in renewing the financial management mechanism and tuition regime in schools; fully observe the regimes of tuition reduction and exemption and scholarship grant to poor pupils, policy pupils and outstanding pupils;
f/ Coordinate with the Finance Ministry, the Ministry of Planning and Investment and relevant agencies as well as localities in applying measures to enhance social resources for construction of educational infrastructure, prioritizing the development of education and training in regions meeting with socio-economic difficulties; continue completing the systems of schools and classrooms as well as material and technical foundations for all educational levels, expand the network of boarding and semi-boarding schools, and ensure adequate teachers and minimum conditions for teaching and learning at educational institutions in difficulty-hit areas;
g/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, intensifying the direction of educational renewal at all levels; raise the capability of education and training management, ensuring strict compliance with the development orientations, intensifying the examination, inspection and supervision of law observance in the field of education, training and vocational training; renew the operation mechanism, raising autonomy and accountability of schools, first of all universities; further step up the campaign against negative phenomena in the educational sector; build up the system of objective and honest examination of education and training quality.
II. SCIENCE AND TECHNOLOGY
The Ministry of Science and Technology shall:
1. Assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches and localities, in stepping up scientific research, technology transfer and application of scientific and technological achievements to production and business, creating vigorous developments in productivity, quality and efficiency of the economy; raising the quality and commerciality of scientific and technological products; and fully observing the legal provisions on intellectual property;
2. Renew its operation and formulate a regulation to associate science and technology with education and training, research and teaching with production and business in order that universities and training establishments step by step become venues for enterprises to place their orders for human resource training and hi-tech application; substantially renew the management mechanism applicable to science and technology; continue with the autonomy and accountability mechanism applicable to public scientific and technological organizations, particularly the financial mechanism, with a view to associating scientific and technological activities with the application of their results to reality; to switch technological research and development organizations to operate under the mechanism applicable to scientific and technological enterprises; encourage the strong development of scientific and technological enterprises of all economic sectors.
3. Concentrate state investment capital on national key research programs, key products and scientific and technological spearheads of a number of key domains while stepping up the socialization of scientific and technological activities; coordinate with other ministries, branches and localities in speeding up the formulation and promulgation of regulations on operation of national key laboratories; and speed up the construction of Hoa Lac hi-tech park and Ho Chi Minh City hi-tech park;
4. In the second quarter of 2007, submit to the Government for promulgation, mechanisms and policies on investment cooperation with foreign countries, a strategy on international integration in scientific and technological domains, policies on attraction of foreign and domestic investors and enterprises, particularly big groups, to invest in hi-tech branches, particularly investment in Hoa Lac hi-tech park, Ha Tay province, and Ho Chi Minh City hi-tech park; and form a national fund for technological renewal.
III. CULTURE AND INFORMATION
1. The Ministry of Culture and Information shall:
a/ In the third quarter of 2007, submit to the Government a scheme on international integration and WTO admission in the culture-information domain; foster the morality, lifestyle and working style in accordance with law in all aspects of social life and in business, and a cultured lifestyle among adolescents; enhance the direction of inspection, examination and reorganization of activities of restaurants, dance halls, liquor bars, and karaoke bars;
b/ Coordinate with other ministries, branches and localities in applying mechanisms and policies to raise the quality and expand the popularization of cultural products; continue developing strongly and raising the quality of information and press, radio and television broadcasting, book publishing and distribution activities in all regions; discover and foster cultural talents and encourage cultural and artistic creation so as to have works of high ideological and artistic value;
c/ Study and promulgate or submit to competent authorities for promulgation complete mechanisms and policies on management of the press and publication, redressing shortcomings in press and publishing activities; and promulgate specific regulations on responsibilities of administrative agencies of all levels in publicizing all activities, supplying information to the press and people according to law.
2. The Physical Training and Sport Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with localities in, associating the socialization of physical training and sport activities with the intensive and extensive development of the physical training and sport movement in the entire society and the development of high-achievement physical training and sports; and direct the implementation of the program on "Raising the physical strength and stature of Vietnamese."
IV. SOCIAL ISSUES
1. The Health Ministry shall:
a/ Coordinate with the Finance Ministry in renewing the management mechanism, implementing the autonomy and accountability mechanism suitable to public hospitals; encourage the development of medical establishments under different forms of ownership; and experiment the equitization of a number of hospitals;
b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry, the Ministry of Planning and Investment and relevant agencies in, perfecting the medical examination and treatment mechanism in association with revising hospital charge regimes on the principle of full accounting of expenses for medical examination and treatment and reasonable division of payment responsibilities between the State, the society and the patient; coordinate with functional bodies in directing and guiding the inspection and examination of food hygiene and safety nationwide; propose mechanisms and policies to develop health insurance and renew its management mechanism; expand types and raise the quality of health insurance, proceeding to all-people health insurance;
c/ Coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry in promulgating or submitting to competent bodies for promulgation mechanisms and policies to encourage various economic sectors to invest in the development of the pharmaceutical industry and the manufacture of medical equipment and instruments; develop the supply networks and market of curative medicines under the strict control of functional bodies; continue to apply coordinated measures to prevent and fight type-A human influenza (H5N1) epidemic and other dangerous epidemics; concurrently well organize the stepping up and raising of the quality of preventive medicine.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:
a/ In the first quarter of 2007, formulate and submit to the Government a scheme on renewal of vocational training; scrutinize and reorganize the system of existing vocational establishments in the direction of raising the quality and expanding the scale of vocational training schools and secondary professional schools in order to scale up vocational training in the direction that the vocational training growth rate is higher than the university and collegial training growth rate; increase the rate of enrolment of upper secondary education graduates into universities, colleges, secondary professional schools or vocational training schools. satisfying the demand for skilled laborers in the process of national development; and experiment the equitization of a number of vocational training schools;
b/ Concentrate on directing and guiding the implementation of the national target program on employment; apply specific measures to encourage and mobilize all social resources particularly for the development of small- or medium-sized enterprises of various types in order to create more jobs;
c/ To perfect mechanisms and policies on labor export; well materialize the objective of raising the rate of export of labor trained under the labor export program;
d/ Coordinate with the Health Ministry, the Finance Ministry and relevant agencies in renewing the social insurance system, diversifying insurance types suitable to the market economy. In the second quarter of 2007, submit to the Government unemployment insurance regulations and social welfare policies;
e/ Review, evaluate and work out practical solutions to continue well implementing the policy of preferential treatment of people with meritorious services to the country; mobilize the entire society to participate in gratitude activities; raise the material and spiritual life of people with meritorious services to the country; provide support for agent orange victims, lonely aged people, orphans and disabled people; provide timely and efficient support for natural disaster victims;
f/ Coordinate with agencies, units, organizations and localities in mobilizing the strength of the entire society for preventing and repelling social evils; join the Nationality Committee and relevant ministries and localities in directing the effective implementation of poverty reduction and employment programs....
3. The Committee for Population, Family and Children shall:
Focus on directing and guiding the implementation of the Ordinance on Population; the attainment of the set population targets; and attach importance to raising the quality of population and the rational distribution of population.
V. PREVENTING AND REPELLING TRAFFIC ACCIDENTS
1. The Ministry of Transport shall:
a/ In the first quarter of 2007, assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, branches and localities in, submitting to the Government a scheme on redressing urban traffic congestion, and a scheme on control and gradual reduction of the traffic accident rate to the world's average;
b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice and relevant agencies in, submitting to the Government amendments and supplements to regulations on sanctioning of violations that raise the sanctioning levels against violators and owners of means directly causing traffic accidents; and reorganize the work of registry, and grant of permits for circulation of vehicles;
c/ In the first quarter of 2007, formulate and submit to the Government a scheme to re-establish traffic safety corridors; coordinate with provincial/municipal People's Committees in supervising the implementation thereof in order that the existing "black spots" shall be completely cleaned off by June 2007 and the encroachment of road traffic safety corridors shall be substantially settled by the end of 2007;
d/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Public Security and other forces in, raising the quality of training, examination and issuance of driving licenses and professional certificates, resolutely not letting unqualified persons operate vehicles joining in traffic;
e/ Formulate, and organize the implementation of, a scheme on further propagation and education to raise the responsibility and professional ethics of car drivers;
f/ Coordinate with the Ministry of Public Security and provincial/municipal People's Committees in inspecting traffic vehicles joining in, resolutely not permitting the circulation of vehicles which fail to meet the traffic safety standards;
g/ Specify the contents and time limits for inventory and evaluation of the quantity, types and quality of vehicles, the qualifications of operators at river ferries in localities, and guide local administrations to observe them; at the same time, make a sum-up report thereon and propose to the Government managerial measures and compulsory conditions for professional practice, the responsibility of organizations and individuals in inspecting and supervising the operations of river ferries or upon the occurrence of accidents.
2. The Ministry of Public Security, the Ministry of Transport, the Vietnam Television Station and the Radio Voice of Vietnam shall coordinate with media agencies, administrations at different levels, organizations, associations and schools in actively working out and applying measures for propagation, dissemination and education of the law on traffic safety suitable to each group of people.
3. Presidents of People's Committees of provinces or centrally run cities, particularly Hanoi and Ho Chi Minh City, shall, on the one hand, assign tasks to functional agencies and forces and administrations at different levels to strictly apply measures to ensure traffic safety in order to quickly reduce then minimize traffic accidents and their consequences, and, on the other hand, actively promulgate according to competence or submit to competent authorities for promulgation regulations and administrative as well as economic measures to restrict the increase of personal vehicles, particularly motorbikes, in operation, while encouraging the development of mass transit and raising its capacity and quality.
4. The Minister of Public Security and presidents of People's Committees of localities shall expeditiously implement regulations on the duration and quality of roadworthy vehicles so that as of 2007 all vehicles failing to meet the prescribed conditions shall not be permitted to participate in traffic.
5. The National Committee for Traffic Safety shall inspect and urge ministries, branches and localities in the performance of traffic safety tasks defined in this Resolution and other tasks assigned by the Prime Minister.
VI. NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches and localities in, promulgating or submitting to competent bodies for promulgation mechanisms and policies, aiming:
a/ To continue renewing the management of natural resources and environment toward efficiently and rationally using natural resources; formulating plannings and plans for the management of all natural resources and environment; attaching special importance to the master plan on water resources, and the management and sustainable exploitation of river basins and key economic regions;
b/ To enhance environmental protection, perfect the system of environment assessment norms and criteria, creating vigorous improvements in environmental protection, controlling and well treating wastes, resolutely handling seriously polluting establishments and step by step restoring the environment in areas being polluted beyond the prescribed limit, first of all river basins, industrial zones, craft villages and big cities; to intensify the control of smoke and dust from factories and vehicles; to materialize the national strategy on water resources and the national strategy on environmental protection till 2020;
c/ To encourage different economic sectors to participate in developing services on re-use, recycle and treatment of wastes, encouraging production and business types friendly to the environment; to intensify examination and inspection of the environmental protection. To coordinate with the Trade Ministry, the Finance Ministry and the Ministry of Science and Technology in strictly controlling the import of discarded materials, strictly handling the import of wastes and goods in contravention of regulations on environmental protection.
2. The Ministry of Planning and Investment shall speed up the materialization of the national strategy on sustainable development, attaching importance to working out sectoral and local agenda 21. To realize the model of sustainable development in different domains and on different scales.
G. CONTINUING TO STEP UP ADMINISTRATIVE REFORM; CONSOLIDATING AND RAISING THE EFFECTIVENESS AND EFFICIENCY OF THE STATE APPARATUS; APPLYING RESOLUTE AND COORDINATED MEASURES FOR CORRUPTION PREVENTION AND COMBAT, FOR THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT
Ministries, ministerial-level agencies, government- attached agencies and provincial-level People's Committees shall, according to their respective functions and assigned tasks:
1. Perfect the organization and operation of the system of state administrative bodies, ensuring uniformity, smoothness and modernity in the spirit of the Resolution of the Xth National Party Congress; first of all, perfect the organizational structure of the Government in accordance with its functions as the highest state administrative body; ensure that a ministry manages many branches or many domains, reducing coordinating agencies, reducing deputy-heads and abolishing intermediates; highly concentrate on its leading functions of administrative reform, institution formulation, policy elaboration, inspection and examination, thus creating a favorable legal environment for socio-economic activities
2. Concentrate on directing the simplification of procedures in their respective management scopes and domains by scrutinizing and abrogating improper administrative procedures which cause difficulties to production and business activities of enterprises and daily life of people; decentralizing the administrative procedures; ensuring the transferability, coordination and strict discipline in the implementation of regulations on administrative procedures on the basis of realization of the scheme on simplification of administrative procedures in the state management domains, ensuring highest simplicity, transparency and convenience for enterprises and people. Strictly observe the "one-stop shop" mechanism and apply it step by step in transferability among state administrative bodies of all levels.
3. Continue realizing the strong decentralization of responsibilities and powers to ministries and local administrations in association with clear definition of their respective responsibilities and powers in various domains. Clearly define the scope and contents of state management over economic and social affairs by administrative bodies of all levels; and raise their capabilities to direct the implementation.
4. Apply measures to modernize the administration; and expand the implementation of electronic administrative transactions.
5. Step up the training and fostering of civil servants. Renew and perfect the working regulations with a clear and transparent official duty regime; amend the criteria and titles of civil servants and mechanisms for evaluation of cadres and civil servants, considering their performance quality and efficiency as the yardsticks. Renew the personnel policy and personnel management, build a contingent of fully qualified and capable officials and civil servants in association with the regimes of satisfactory and fair treatment. Raise the efficiency of operations of the system of grassroots administrations.
6. Continue perfecting the legal system on complaints and denunciations suitable to Vietnamese reality and international commitments; vigorously renew mechanisms for settlement of administrative complaints, proceeding to set up a system of administrative jurisdiction bodies under the Prime Minister; enhance the inspection and examination of responsibilities of the heads of state administrative agencies receiving citizens and settling complaints and denunciations; concentrate on directing and settling cases of complicated, prolonged mass complaints or denunciations, especially those related to the execution of investment projects on construction of infrastructures, industrial parks or urban centers.
7. Implement in a synchronized manner the Resolution of the 3rd plenum of the Party Central Committee, laws, resolutions, action programs of the Government on corruption and waste prevention and fighting. Organizationally consolidate and efficiently operate the Central Steering Committee for Corruption Prevention and Fighting and specialized anti-corruption units of ministries, branches in accordance with the provisions of the Anti-Corruption Law; direct and guide the organization and operation of provincial-level Steering Committees for Corruption Prevention and Fighting. Urge and inspect ministries and localities, first of all in branches, localities and units under their charge, in the formulation and implementation of action programs for corruption and waste prevention and fighting, which are really practical, efficient and lawful.
8. Presidents of People's Committees of all levels and heads of agencies shall draw up plans for dialogues with, and reception of, citizens and enterprises, promptly settling their legitimate petitions so as not to let mass complaints occur.
9. Ensure publicity and transparency in management and use of land, public assets, budget spending, capital construction investment; financial management and equitization of state enterprises; mobilization and use of people's contributions and in personnel work.
10. In 2007, concentrate efforts on realizing the plans on focal and key inspection, examination and audit of plannings, capital construction investment, land use management, budget revenue and expenditure management and public property management. Associate socio-economic inspection with inspection of the performance of state management tasks of agencies and units and the performance of official duties by civil servants.
11. Strictly observe the regulations on handling heads of agencies, organizations or units where corruption or waste occurs. Handle in a lawful, timely and public manner corrupt officials and civil servants. Concentrate on directing the investigation and timely handling of detected corruption cases, particularly big cases of wide public concern.
12. Further implement the regulation on grassroots democracy, promoting the supervision by the Fatherland Front and mass organizations; promote the role and responsibility of press agencies in detecting and criticizing acts of corruption and waste, strictly handle by law acts of violating the Press Law, providing untruthful information, taking advantage of information on corruption and waste prevention and fighting to slander, cause internal disunity or reduce people's confidence in the leadership of the Party and the State or harm the national interests.
13. Enhance the Government's direction over the work of maintaining security, defense, social order and safety, well organize the implementation of national programs against crimes, drug abuse, woman and children trafficking, production and circulation of counterfeit money..., maintaining the political and social stability, and creating conditions for socio-economic development.
H. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Based on this Resolution and the 2007 working program of the Government, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees shall draw up their respective action programs, clearly defining objectives, tasks and duration and assigning officials to take charge of specific tasks; monthly and quarterly review and assess the implementation thereof and report thereon according to regulations.
2. The Government shall hold topical conferences with localities in order to promptly handle burning issues arising in the course of materializing this Resolution; at the same time, maintain monthly briefings to review the situation and work out measures to step up the implementation of the 2007 plan and state budget.
3. Before November 30, 2007, ministries, agencies and provincial-level People's Committees shall review the implementation of the Resolution by their respective ministries, agencies and localities and send reports thereon to the Ministry of Planning and Investment.
The Ministry of Planning and Investment shall sums up the results of implementation of the Resolution, assess the performance by each ministry, each agency and each locality and report thereon to the Government at its December 2007 meeting.
| ON BEHALF TE GOVERNMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây