Chỉ thị 24/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX) về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 24/2005/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 24/2005/CT-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/06/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Chỉ thị24/2005/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 24/2005/CT-TTg
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ SỐ 24/2005/CT-TTG
NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2005 VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH VIỆC
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5 (KHOÁ IX) VỀ ĐẨY NHANH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN
ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Sau ba năm thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm; giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng trưởng liên tục và mức cao (5,4%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX); cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, từng bước gắn sản xuất với chế biến và thị trường; khoa học công nghệ được tăng cường và đã phát huy tác dụng; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn; quan hệ sản xuất tiếp tục đổi mới tích cực; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được cải thiện; xoá đói, giảm nghèo đạt được thành tựu lớn (tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân 3%/năm); công tác y tế, giáo dục, văn hóa ở nông thôn được quan tâm hơn, đời sống nông dân ở nhiều vùng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi.
Tuy vậy, việc tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết còn chưa thật sâu rộng, đầy đủ như yêu cầu của công tác này; cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nơi chuyển dịch chưa rõ nét và thiếu bền vững; năng suất, chất lượng nhiều loại nông sản và sức cạnh tranh thấp; giá trị thu được trên một héc ta đất nông nghiệp thấp; chậm đổi mới và nâng cao hiệu quả nông, lâm trường quốc doanh và kinh tế tập thể; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch về sản xuất, hạ tầng, dân cư đô thị còn yếu kém; tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp ở nhiều vùng nông thôn còn nhiều bức xúc, môi trường ở nhiều nơi bị ô nhiễm; đồng thời xuất hiện một số vấn đề mới, nhất là việc một số nông dân thiếu việc làm, đời sống khó khăn sau khi bị thu hồi đất sản xuất.
Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ 2005 - 2010, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Tiếp tục và thường xuyên tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong ngành và địa phương mình để tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, tính tất yếu khách quan và nội dung của việc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và có chương trình kế hoạch cụ thể, thường xuyên quan tâm chỉ đạo, bố trí cán bộ, nguồn lực tương xứng để thực hiện. Trước mắt, tổ chức sơ kết ba năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thuộc Bộ, ngành và địa phương, coi việc sơ kết này là một trong nội dung đánh giá nhiệm kỳ đại hội của đảng bộ các cấp.
Các Bộ, ngành, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, khẩn trương hoàn thành các công việc đã được phân công tại Quyết định số 68/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2002; đồng thời có kế hoạch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, các địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sản xuất ngành và địa phương theo hướng: phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế cây trồng, vật nuôi, tăng tỷ trọng chăn nuôi (thủy sản), dịch vụ; hình thành vùng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, bảo đảm có hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu sản xuất hoặc nhập nội, chuyển giao các loại giống tốt trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, tập trung vào các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có thị trường; tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, công tác thú y (bao gồm thuỷ sản), bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
UỶ BAN nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường học, trạm y tế, chợ, bưu chính, viễn thông...) phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của địa phương để có sự quản lý thống nhất đồng bộ trên địa bàn. Coi trọng việc hình thành trung tâm tư vấn hỗ trợ nông nghiệp (thị trường, giá cả, thành lập doanh nghiệp nông nghiệp, xúc tiến thương mại,...). Rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ nông thôn, cụm công nghiệp và làng nghề nông thôn.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hoàn thành và chỉ đạo thực hiện đề án quy hoạch nông thôn (nhà ở, hạ tầng, môi trường,...) phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và giữ được nét đặc thù riêng của nông thôn Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2005.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, trên cơ sở đó có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện cam kết hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa người sản xuất với doanh nghiệp. Chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước, hiệp hội ngành hàng triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý khoa học (quản lý tài chính, nhân lực), trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản nhằm tăng cường gắn kết giữa các đơn vị nghiên cứu, hệ thống khuyến nông, khuyến ngư nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; ưu tiên bố trí nguồn vốn sự nghiệp khoa học để triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
5. Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn để thu hút các cơ sở công nghiệp, chế biến, ngành nghề nông thôn sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản ở nông thôn và nhận di chuyển các cơ sở công nghiệp chế biến, làng nghề hiện có trong khu dân cư giảm ô nhiễm môi trường. Trong quý III năm 2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát lại chính sách về đất đai hiện hành, nếu cần thiết điều chỉnh bổ sung cho phù hợp yêu cầu phát triển công nghiệp và đô thị trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, nhất là ô nhiễm nguồn nước để có giải pháp khắc phục, đồng thời có biện pháp kiểm soát phòng, chống ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cụm làng nghề và các đô thị mới hình thành ở nông thôn.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chính sách, kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, các địa phương tổ chức chỉ đạo triển khai có kết quả Luật Hợp tác xã năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn Luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế hợp tác, hợp tác xã; trong năm 2005 hoàn thành việc sắp xếp nông, lâm trường quốc doanh theo quy định tại Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh; khuyến khích tạo điều kiện kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài chính sách hiện hành, có cơ chế huy động các nguồn vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ưu tiên bố trí nguồn vốn nhà nước để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, trước hết là: thủy lợi, giao thông, điện nước, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển thị trường. Trước mắt cần tập trung:
- Xây dựng và hoàn thành dứt điểm các công trình thuỷ lợi trọng điểm; rà soát lại các công trình thuỷ lợi xuống cấp và hệ thống đê điều ở những nơi xung yếu để có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp kịp thời.
- Triển khai dự án giao thông nông thôn 3, chú trọng nâng cao chất lượng đường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; đến hết năm 2007, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm.
- Hoàn thành việc kéo điện lưới quốc gia đến các buôn, làng chưa có điện ở Tây Nguyên và triển khai đề án cung cấp điện cho nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2005 - 2010.
- Tiếp tục phát triển bưu chính viễn thông nông thôn, xây dựng các điểm bưu điện văn hoá xã nhất là các xã vùng sâu, vùng xa.
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức theo dõi tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 24/2005/CT-TTg | Hanoi, June 28th, 2005 |
DIRECTIVE
ON FURTHER STEPPING UP THE IMPLEMENTATION OF THE RESOLUTION OF THE 5TH PLENUM OF THE PARTY CENTRAL COMMITTEE (IXTH CONGRESS) ON ACCELERATING THE AGRICULTURAL AND RURAL INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION
After three years of implementation of Resolution No. 15/NQ-TW of March 18, 2002, of the 5th plenum of the Party Central Committee (IXth Congress), on accelerating the agricultural and rural industrialization and modernization in the 2001-2010 period, Party committees and administrations at all levels, the Vietnam Fatherland Front and mass organizations have given due attention to the leading and direction of the realization of the Resolution with many important achievements: the national food security has been guaranteed; the value of agricultural, forestry and aquatic production has continually increased at a high rate (5.4%/year, surpassing the target set in the Resolution of the Party's IXth Congress); agriculture has been actively restructured, strongly switching to commodity production step by step combined with processing and the market; sciences and technologies have been promoted and brought into full play; rural economy has been restructured by gradually raising the ratio of industries and services while restructuring labor and increasing the labor-using time in the countryside; relations of production have been continuously renovated in an active manner; socio-economic infrastructure in the countryside has been improved; hunger eradication and poverty alleviation has seen great achievements (quickly diminishing the rate of poor households by 3%/year on average); greater attention has been paid to healthcare, education and culture in the countryside, resulting in the improved life of peasants in many regions and many changes in the countryside.
Nevertheless, the propagation and study of the Resolution have not yet been carried out thoroughly and extensively as required; the restructuring of agriculture and rural economy in many areas is not strong and sustainable; the productivity, quality and competitiveness of many agricultural products remain low; the yield per hectare of agricultural land is low; the renewal and raising of efficiency of State-owned agricultural and forestry farms and collective economy are slow; the work of planning and management of plannings on production, infrastructure and urban population is weak; underemployment, low income and environmental pollution remain critical in many rural areas. Meanwhile, new problems have arisen, particularly for a number of peasants who face underemployment and difficulties in their lives after their production land was recovered.
In order to further step up the implementation of the Resolution of the 5th plenum of the Party Central Committee (IXth Congress) on accelerating the agricultural and rural industrialization and modernization in the 2005-2010 period, the Prime Minister requests:
1. The concerned ministries, branches and provincial/municipal Peoples Committees:
To continue carrying out regular propagation among their respective branches or localities so as to create real changes in the awareness about the especially important position and role, the objective indispensability, and the contents of the acceleration of agricultural and rural industrialization and modernization, work out specific programs and plans, give constant attention and direction to, and arrange adequate personnel resources for the performance of this task. In the immediately future, to preliminarily review the results of the three-year implementation of the Resolution of the 5th plenum of the XIth Party Central Committee on accelerating the agricultural and rural industrialization and modernization in their respective ministries, branches and localities and consider the preliminary review as a content for assessment of the current tenure of the Party committees of all levels.
The ministries and branches shall, according to their respective functions, tasks and powers, urgently complete the tasks assigned to them in Decision No. 68/2002/QD-TTg of June 4, 2002; at the same time, work out plans on monitoring, urging and inspecting the implementation thereof.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries and localities to continue scrutinizing, supplementing and adjusting the production plannings of their branches and localities by: promoting the natural advantages of each locality and economic advantages of plants and animals, increasing the proportion of husbandry (aquaculture) and services, and forming commodity production areas in association with the market and processing industries, ensuring efficiency and sustainability. To research into, produce or import and transfer high-quality varieties and breeds for farming, husbandry and aquaculture, focusing on advantageous and marketable plants and animals; to continue effectively implementing programs on plant varieties and animal breeds.
The provincial/municipal Peoples Committees shall coordinate with the ministries and branches in scrutinizing, supplementing and adjusting plannings on socio-economic infrastructure (transport, irrigation, power, roads, schools, health stations, marketplaces, post, telecommunications, etc.) in accordance with branch plannings, local overall socio-economic development plannings, land-use plannings and plans so as to ensure uniform and coordinated management in the localities. To attach importance to the formation of agricultural support and consultancy centers (marketing, prices, establishment of agricultural enterprises, trade promotion, etc.). To review and supplement land use plannings and plans, especially for agricultural land, rural industries and services, rural industrial clusters and craft villages.
The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, completing, and directing the realization of, a scheme on rural planning (on residential houses, infrastructure, environment, etc.) in line with the process of agricultural and rural industrialization and modernization while preserving the typical characteristics of Vietnamese rural areas and submit it to the Prime Minister in the third quarter of 2005.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Trade and the provincial/municipal Peoples Committees in, organizing the preliminary review of the results of the implementation of the Prime Ministers Decision No. 80/2002/QD-TTg of December 6, 2002, on policies to encourage the contractual consumption of farm produce, and thereby, working out solutions to difficulties and problems, especially those related to the legal ground for the fulfillment of commitments made in the contracts on the consumption of farm produce between producers and enterprises.
4. The Ministry of Science and Technology to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries in, studying and renewing the mechanism of scientific management (financial and human resource management) in the domains of agriculture and fisheries in order to create a close linkage between research units and agricultural and fisheries promotion systems so as to raise the efficiency of scientific and technological research and transfer; to prioritize the allocation of capital set aside for non-business scientific activities for the implementation of scientific research and technological transfer programs and schemes to speed up agricultural and rural development industrialization and modernization.
5. The Ministry of Industry, the Ministry of Agriculture and Rural Development and localities to work out support policies and create conditions for the formation of rural industrial parks and clusters and craft clusters so as to attract industrial and processing establishments as well as rural crafts using a lot of labor and raw materials from agricultural, forestry and fisheries products in rural areas and receive industrial and processing establishments and craft villages relocated from residential quarters so as to reduce environmental pollution. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall submit to the Prime Minister a draft decree on policies to encourage rural trades and businesses in the third quarter of 2005.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the provincial/municipal Peoples Committees in, reviewing current land policies, and adjusting and/or supplementing them, if necessary, to meet the industrial and urban development requirements in the process of agricultural and rural modernization and industrialization, and submit such adjustments or supplements to competent authorities for approval.
To coordinate with the ministries, branches and localities in reviewing and assessing the current situation of environmental pollution, especially pollution of water resources, so as to work out remedies as well as measures against environmental pollution in industrial clusters, craft village clusters and urban centers newly formed in the countryside.
7. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries and the provincial/municipal Peoples Committees in, formulating job-training policies and plans to meet the requirements of restructuring agriculture and rural economy in service of agricultural and rural industrialization and modernization.
8. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries and localities to direct the enforcement of the 2003 Cooperative Law and guiding decrees so as to raise the efficiency of cooperative economy and cooperatives; in 2005, to complete the reorganization of State-owned agricultural and forestry farms under the Governments Decree No. 170/2004/ND-CP of September 22, 2004, on reorganization, renewal and development of State-owned agricultural farms and Decree No. 200/2004/ND-CP of December 3, 2004, on reorganization, renewal and development of State-owned forestry farms; to encourage and create conditions for the development of household-based economy, farms and agricultural enterprises, especially small- and medium-sized enterprises.
9. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the provincial/municipal Peoples Committees to work out mechanisms, apart from current policies, for mobilizing capital for the restructuring of agricultural and rural economy, prioritizing State capital for the performance of key tasks, first of all, for irrigation, transport, electricity and water supply, transfer of scientific and technological advances and market development. In the immediate future, to focus on:
- Building, and completing the building of, key irrigation works; detecting deteriorated irrigation works and dyke systems in key places so as to plan the maintenance and upgrading thereof in a timely manner.
- Executing rural transport project 3, paying attention to raising the quality of roads in mountainous, deep-lying and remote areas so that by the end of 2007, 100% of communes have motorways leading to their centers.
- Completing the connection of villages in the Central Highlands not yet supplied with electricity to the national power grid and executing the scheme on electricity supply in rural, mountainous areas and islands in the 2005-2010
- Continuing to develop post and telecommunications in rural areas and build communal post and culture points, especially in deep-lying and remote areas.
10. The Ministry of Agriculture and Rural Development to monitor and periodically report on the implementation of this Directive to the Prime Minister.
The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of Government-attached agencies, the presidents of provincial/municipal Peoples Committees and the heads of concerned units and organizations shall have to implement this Directive.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây