Quyết định 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức

thuộc tính Quyết định 1557/QĐ-TTg

Quyết định 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1557/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:18/10/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cán bộ-Công chức-Viên chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

 Năm 2015, ứng dụng CNTT vào thi tuyển công chức tại 100% cơ quan Trung ương
Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức.
Theo đó, Thủ tướng đề ra các mục tiêu đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, cụ thể: Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức, thi nâng ngạch công chức, sao cho đến năm 2015, 100% các cơ quan Trung ương và 70% cơ quan địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu triển khai việc xác định danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan, tổ chức; phấn đấu đến năm 2015 có 70% các cơ quan, tổ chức của Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện xây dựng và được phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch; tiến hành sửa đổi, bổ sung và xây dựng được 100% các chức danh và tiêu chuẩn công chức…
Cũng theo Quyết định này, Thủ tướng đặt ra các nhiệm vụ trong tâm cần thực hiện để đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, trong đó đề cao các nhiệm vụ về hoàn thiện các quy định pháp luật về vị trí việc làm, về tuyển dụng, nâng ngạch và tiêu chuẩn công chức; xây dựng các bộ câu hỏi và đáp án thi tuyển công chức đối với từng môn thi theo hướng gắn với yêu cầu về trình độ và năng lực tương ứng của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị tuyển dụng; đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo theo hướng chú trọng nguyên tắc thực tài; thí điểm chế độ tập sự, thực tập lãnh đạo, quản lý…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Xem chi tiết Quyết định1557/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
--------
Số: 1557/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC”
--------------------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 và Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ NỘI DUNG ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung: Xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.
b) Mục tiêu cụ thể đến 2015:
- Triển khai việc xác định danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan, tổ chức. Phấn đấu đến năm 2015 có 70% các cơ quan, tổ chức của Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện xây dựng và được phê duyệt Danh mục vị trí việc làm và cơ cu công chức theo ngạch;
- Tiến hành sửa đổi, bổ sung và xây dựng được 100% các chức danh và tiêu chuẩn công chức;
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức; thi nâng ngạch công chức. 100% các cơ quan ở Trung ương và 70% các cơ quan ở địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức;
- Thực hiện thí điểm đổi mới việc tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương trở xuống;
- Đổi mới công tác đánh giá công chức theo hướng đề cao trách nhiệm người đứng đầu và gắn với kết quả công vụ;
- Xây dựng và thực hiện cơ chế đào thải, giải quyết cho thôi việc và miễn nhiệm công chức không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật,....
- Quy định và thực hiện chính sách thu hút, tiến cử, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ;
- Đổi mới cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
2. Quan điểm
- Quán triệt chủ trương, đường lối của Đng về tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức. Thống nhất về nhận thức coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và then chốt của cải cách nền hành chính hiện nay;
- Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức phải gắn với quá trình thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, phù hợp với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân;
- Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức phải có lộ trình, bước đi thích hp và phải phù hợp với đặc điểm của hệ thống chính trị nước ta.
3. Các nội dung đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức
a) Đẩy mạnh phân cấp quản lý và hoàn thiện việc tổ chức công vụ gọn, nhẹ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý công chức. Từng bước gắn thẩm quyền tuyển dụng với thẩm quyền sử dụng. Giảm quy mô công vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tránh chồng chéo, tiếp tục tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
b) Xác định danh mục vị trí việc làm: Đẩy mạnh triển khai việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương.
c) Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chức danh công chức: Tổ chức việc nghiên cứu, sa đổi, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, chức danh ngạch công chức và tiêu chuẩn, chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trlên để trình cấp có thẩm quyền ban hành.
d) Nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức và từng bước đi mới chế độ công vụ, công chức theo hướng năng động, linh hoạt:
- Nâng cao chất lượng thi tuyển và thi nâng ngạch công chức, lựa chọn đúng người có phẩm chất, trình độ và năng lực để tuyển dụng vào công vhoặc bnhiệm vào các ngạch cao hơn;
- Từng bước đổi mới chế độ công vụ, công chức theo hướng năng động, linh hoạt. Trước mắt, nghiên cứu quy định cho phép các cơ quan hành chính được ký hợp đồng lao động có thời hạn tối đa là 1 năm đối với một số vị trí để đáp ứng ngay yêu cầu của hoạt động công vụ, về lâu dài, cần nghiên cứu sửa Luật cán bộ, công chức theo hướng có chế độ công chức hp đồng.
đ) Ban hành các quy định của Chính phủ đề cao trách nhiệm trong hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức và gắn chế độ trách nhiệm cùng kết quả thực thi công vụ với các chế tài về khen thưởng, kỷ luật, thăng tiến, đãi ngộ. Đặc biệt là đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu.
e) Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá cán bộ, đánh giá công chức. Việc đánh giá phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức; thẩm quyền đánh giá thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ, công chức. Chú trọng thành tích, công trạng, kết quả công tác của cán bộ, công chức. Coi đó là thước đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của cán bộ, công chức. Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới quy trình đánh giá công chức, đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, chính xác và trách nhiệm đối với việc đánh giá công chức.
g) Thực hiện chính sách nhân tài: Quy định các chế độ, chính sách liên quan đến việc phát hiện, tuyển chọn, tiến cử, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ.
h) Đổi mới công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý: Đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp phòng. Quy định chế độ thực tập, tập sự lãnh đạo, quản lý.
i) Nghiên cứu sửa đổi các quy định về chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
k) Tiếp tục nghiên cứu để đổi mới và kiên quyết thực hiện chính sách tinh giản biên chế gắn với công tác đánh giá để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Ngoài các nội dung chính nêu trên, để việc đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức đạt được kết quả tốt, cần thiết phải có một scác giải pháp hỗ trợ như thực hiện ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào các hoạt động thực thi công vụ và quản lý cán bộ, công chức: Thực hiện nhiệm vụ, tổ chức tuyển dụng, thi nâng ngạch, thống kê tổng hp, quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức...; đưa công tác thống kê báo cáo vào nề nếp để thống kê trở thành một công cụ quan trọng trong xây dựng và phát triển đội ngũ công chức.
II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC
1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về vị trí việc làm, về tuyển dụng, thi nâng ngạch và tiêu chuẩn công chức
a) Sửa đổi, bổ sung Thông tư hướng dẫn việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
b) Ban hành Nghị định của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và cơ cấu công chức (kể cả Thông tư hướng dẫn).
c) Hoàn thiện các quy định về tổ chức thi nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, quy chế tổ chức kỳ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh và nội quy thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh.
d) Ban hành các quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và tiêu chuẩn ngạch công chức.
đ) Ban hành các quy định về chế độ đánh giá công chức gắn với vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh công chức và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
2. Triển khai xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương
a) Tổ chức tuyên truyền, thống nhất về nhận thức và hành động để triển khai thực hiện nhiệm vụ xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan, tổ chức.
b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan, tổ chức.
c) Triển khai thực hiện việc xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan, tchức của các Bộ, ngành và địa phương.
3. Đưa chế độ báo cáo thống kê vào nề nếp. Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu đội ngũ công chức
a) Ban hành quy định chế độ báo cáo thống kê về công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức.
b) Xây dựng và đưa vào sử dụng thống nhất phần mềm cơ sở dữ liệu và các ứng dụng, các tài liệu thiết kế, mô tả kỹ thuật, quy trình qun lý kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng trong các cơ quan quản lý cán bộ, công chức.
c) Ban hành và thực hiện việc quản lý thống nhất các thông tin của hồ sơ cán bộ, công chức trong cả nước và hệ thống các biểu mẫu, báo cáo thống kê.
d) Lưu giữ đầy đủ và thường xuyên cập nhật các thông tin hồ sơ đội ngũ cán bộ, công chức; hình thành hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức trên phạm vi toàn quốc.
4. Đi mới và nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức
a) Xây dựng bộ các câu hỏi và đáp án thi tuyển công chức đối với từng môn thi theo hướng gn với yêu cầu về trình độ và năng lực của cơ quan, tổ chức, đơn vị cần tuyển dụng.
b) Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức thi tuyển và thi nâng ngạch công chức để đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, chất lượng, thực tài.
5. Đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp phòng. Quy định chế độ thực tập, tập sự lãnh đạo, quản lý
a) Đổi mới tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp phòng theo hướng chú trọng nguyên tắc thực tài, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đổi mới phương thức và nội dung lấy phiếu tín nhiệm.
b) Hoàn thiện các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng ở Trung ương và cấp phòng, cấp sở ở địa phương.
c) Thí điểm thực hiện chế độ tập sự, thực tập lãnh đạo, quản lý.
6. Quy định chế độ tiến cử và chính sách thu hút, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ
a) Quy định chế độ tiến cử, giới thiệu những người có tài năng để tuyển dụng, bổ nhiệm vào các vị trí trong hoạt động công vụ.
b) Ban hành các chính sách thu hút, phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ.
7. Chú trọng và nâng cao chế độ kỷ luật trong hoạt động công vụ để duy trì trật tự kỷ cương và phát huy tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ
a) Xây dựng chế độ sát hạch bắt buộc đối với công chức lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
b) Quy định chế độ trách nhiệm gắn với chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ....
c) Ban hành chế độ miễn nhiệm, từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý.
d) Xây dựng đội ngũ công chức thanh tra công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
8. Đổi mới cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
a) Sửa đổi các quy định về chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
b) Sửa đổi các quy định về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
c) Nghiên cứu hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức về công tác tại các xã có địa bàn khó khăn.
d) Nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy định về việc khoán kinh phí đối với các chức danh không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo nguyên tắc: Người kiêm nhiều chức danh thì hưởng phụ cấp cao hơn, tránh tăng thêm số lượng cán bộ không chuyên trách.
9. Tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 10 năm 2015.
2. Phân công trách nhiệm thực hiện
a) Bộ Nội vụ:
- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương v đy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức do 01 đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách và chỉ đạo chung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Trưởng ban chỉ đạo; gồm đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, một sBộ, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan. Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương;
- Chịu trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch triển khai sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện;
- Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch trin khai trong phạm vi được giao quản lý;
- Chủ trì, phối hp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: Cân đối, bố trí nguồn lực và hưng dẫn sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của Đề án theo kế hoạch được phê duyệt. Đồng thời, khai thác các nguồn lực khác tcác dự án (nếu có) để hỗ trợ cho quá trình tchức thực hiện.
c) Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp: Phối hp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành, địa phương để đôn đốc, giám sát và hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý công vụ, công chức.
d) Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông: Hỗ trợ, phối hợp với Bộ Nội vụ để triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tin học vào việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án (kể cả các nguồn lực khác - nếu có).
đ) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, đề xuất, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Ban Chđạo Trung ương phân công phù hợp với kế hoạch được giao trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án này. Hàng năm, tiến hành tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
e) Căn cứ hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương, các Bộ, ngành và địa phương thành lập Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Bộ, ngành (do Bộ trưởng, Thủ trưng cơ quan ngang Bộ) hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) làm Trưởng ban để chỉ đạo và phối hp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các nhiệm vụ của Đề án này.
Thành viên các Ban Chỉ đạo thực hiện chế độ kiêm nhiệm, không tổ chức bộ máy và biên chế riêng.
3. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” do ngân sách nhà nước bảo đảm và các nguồn lực khác (nếu có) theo nguyên tắc: Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án tại Trung ương do ngân sách trung ương bảo đảm; kinh phí triển khai, thực hiện nội dung nhiệm vụ của Đề án tại địa phương phụ trách do ngân sách địa phương bảo đảm. Ngoài ra, việc thực hiện Đề án còn được sử dụng kinh phí tài trợ hợp pháp của các tchức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
-
HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- V
ăn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân đân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; Cng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (3).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất