Thông tư 119/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn NSNN đầu tư cho các dự án thuộc đề án tổng thể Quân đội tham gia xây dựng phát triển KT-XH các xã đặc biết khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với xây dựng các khu QP-AN trên địa bàn chiến lược, biến giới, ven biển
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 119/2000/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 119/2000/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Vũ Văn Ninh |
Ngày ban hành: | 25/12/2000 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự, Chính sách, An ninh quốc gia |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 119/2000/TT-BTC
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH SỐ119/2000/TT-BTC NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ,
THANH TOÁN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ CHO CÁC DỰ ÁN THUỘC ĐỀ ÁN TỔNG THỂ
QUÂN ĐỘI THAM GIA XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI
CÁC Xà ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, VÙNG SÂU, VÙNG XA GẮN VỚI
XÂY DỰNG CÁC KHU QUỐC PHÒNG AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN
CHIẾN LƯỢC, BIÊN GIỚI, VEN BIỂN
Căn cứ Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 31/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể Quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với xây dựng các khu quốc phòng an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án thuộc đề án tổng thể quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với xây dựng các khu quốc phòng an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
l. Các dự án được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước thuộc đề án tổng thể Quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với xây dựng các khu quốc phòng an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển (sau đây được gọi tắt là các dự án khu kinh tế quốc phòng) phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, các quy định tại Thông tư này.
2. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này áp dụng cho các dự án khu kinh tế quốc phòng được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước.
3. Bộ Quốc phòng và các chủ đầu tư có trách nhiệm chấp hành đúng các chính sách, chế độ quản lý tài chính của Nhà nước nhằm sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để lồng ghép vốn của các dự án, chương trình mục tiêu trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
l. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các dự án khu kinh tế quốc phòng dùng để chi cho các nội dung sau đây: Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, thuỷ lợi, điện, cấp nước sinh hoạt, trạm y tế, trường học; Xây dựng trại giống mang tính chất của cụm, vùng; Xây dựng cơ sở chuyển giao khoa học, công nghệ theo từng dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Về công tác kế hoạch:
Quy trình, căn cứ, nội dung, thời hạn lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, hàng quý thực hiện theo quy định trong Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 52/1999/NĐ-CP, Nghị định 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ. Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung như sau:
2.l. Về kế hoạch năm: Dự án khu kinh tế quốc phòng là một dự án tổng hợp, có liên quan tới nhiều chương trình mục tiêu khác của Chính phủ và liên quan tới các cấp chính quyền địa phương. Để tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ trên địa bàn, trong kế hoạch hàng năm Bộ Quốc phòng cần xác định rõ nguồn vốn thực hiện từng nhiệm vụ của dự án.
Căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với quốc phòng an ninh được Chính phủ phê duyệt (hoặc uỷ quyền cho Bộ Quốc phòng phê duyệt) trong từng dự án, căn cứ tiến độ thực hiện dự án, các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch vốn đầu tư, ghi cụ thể từng nguồn vốn (nguồn vốn XDCB tập trung, nguồn vốn tín dụng...) gửi Bộ Quốc phòng xem xét, tổng hợp chung trong kế hoạch của Bộ; gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính để làm cơ sở bố trí kế hoạch và tổng hợp chung trong kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội phê duyệt.
2.2. Căn cứ tổng mức vốn ngân sách nhà nước bố trí hàng năm, Bộ Quốc phòng chủ trì phân bổ kế hoạch vốn cụ thể cho các dự án, gửi Bộ Tài chính để kiểm tra và làm căn cứ thanh toán vốn. Việc phân bổ vốn cho các dự án phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu do Chính phủ giao về tổng mức vốn, cơ cấu vốn, cơ cấu ngành, lĩnh vực và đặc biệt ưu tiên bố trí vốn cho các dự án công trình ở vùng xung yếu, vùng trọng điểm, vùng sâu, vùng xa;
- Tuân thủ các nguyên tắc bố trí kế hoạch đã được quy định, các dự án phải có quyết định đầu tư từ thời điểm tháng 10 về trước của năm trước năm kế hoạch; các dự án nhóm C phải được bố trí đủ vốn để thực hiện không quá 2 năm, các dự án nhóm B phải được bố trí đủ vốn để thực hiện không quá 4 năm.
Đối với các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án, trong đó nếu từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án có thể độc lập vận hành, khai thác và thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án được thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư, từ khâu lập, trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và quản lý quá trình thực hiện đầu tư như một dự án đầu tư độc lập.
- Đảm bảo thực hiện đúng trình tự và các thủ tục đầu tư và xây dựng theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
Sau khi kiểm tra, nếu việc phân bổ kế hoạch chưa đảm bảo các yêu cầu trên đây, Bộ Tài chính có văn bản gửi Bộ Quốc phòng đề nghị điều chỉnh lại.
2.3. Trên cơ sở kế hoạch đã phân bổ hoặc sau khi điều chỉnh phù hợp với quy định, Bộ Quốc phòng giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để thực hiện, đồng gửi cơ quan Kho bạc nhà nước, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn.
3. Phương thức cấp phát, thanh toán vốn XDCB:
3.l. Phương thức cấp phát: Bộ Tài chính chuyển vốn sang Kho bạc nhà nước để thanh toán cho từng chủ đầu tư.
Trường hợp đặc biệt, đối với những dự án phục vụ mục đích quốc phòng có độ mật cao, hoặc dự án ở những địa bàn quá xa xôi, hẻo lánh, Bộ Tài chính chuyển vốn cho Cục Tài chính Bộ Quốc phòng để trực tiếp cấp phát, thanh toán vốn cho các dự án. Cục Tài chính Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Tài chính kiểm soát, thanh toán, quyết toán vốn theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Danh mục các dự án loại này do Bộ Quốc phòng đề nghị hàng năm và thống nhất với Bộ Tài chính. Căn cứ vào kế hoạch đã giao và tiến độ thực hiện các dự án theo văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng (trong đó có đánh giá tình hình thực hiện của các dự án, số vốn đã cấp, nhu cầu vốn cấp tiếp), Bộ Tài chính (Vụ Đầu tư) chuyển vốn cho Cục Tài chính Bộ Quốc phòng để cấp phát, thanh toán cho các dự án.
3.2. Điều kiện để được thanh toán vốn đầu tư: Các dự án đầu tư được thanh toán vốn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a. Được bố trí trong kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm.
b. Có đầy đủ các thủ tục đầu tư và xây dựng, bao gồm:
- Đối với các dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
+ Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư.
+ Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các dự án giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án:
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
+ Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các dự án giai đoạn thực hiện đầu tư:
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
+ Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Những dự án nhóm A, B, nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt, thì trong quyết định đầu tư phải quy định mức vốn của từng hạng mục công trình và phải có thiết kế và dự toán hạng mục công trình thi công trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c. Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư, thành lập Ban Quản lý dự án (trường hợp phải thành lập Ban QLDA), bổ nhiệm Trưởng ban, Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán.
d. Đã tổ chức đấu thầu hoặc được chỉ định thầu tuyển chọn tư vấn, mua sắm thiết bị, xây lắp theo quy định của Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày l/9/1999 và Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ.
e. Đủ điều kiện để được tạm ứng vốn và có khối lượng hoàn thành đủ điều kiện được thanh toán theo quy định tại điểm 3.3 và 3.4 của Thông tư này.
3.3. Cấp và thu hồi vốn tạm ứng:
a. Các dự án cấp phát qua Cục Tài chính Bộ Quốc phòng được tạm ứng vốn tối đa bằng 50% kế hoạch năm. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượng, mức thu hồi từng lần bằng số vốn thanh toán nhân tỷ lệ tạm ứng.
b. Đối với những dự án cấp phát qua Kho bạc nhà nước, việc cấp và thu hồi vốn tạm ứng thực hiện như sau:
b.l. Đối với các gói thầu xây lắp thực hiện đấu thầu và chỉ định thầu:
- Hồ sơ tạm ứng vốn gồm:
+ Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu (đối với các gói thầu xây lắp thực hiện đấu thầu) hoặc văn bản chỉ định thầu (đối với các gói thầu xây lắp thực hiện chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền.
+ Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
+ Giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu (đối với gói thầu thực hiện đấu thầu).
- Mức vốn được tạm ứng như sau:
+ Đối với gói thầu thực hiện đấu thầu:
Các gói thầu có trị giá từ 50 tỷ đồng trở lên, mức tạm ứng bằng 20% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.
Các gói thầu có trị giá từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 25% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.
Các gói thầu có trị giá dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 30% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.
+ Đối với gói thầu chỉ định thầu: Mức tạm ứng bằng 20% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.
- Thu hồi tạm ứng:
+ Thời điểm bắt đầu thu hồi: Khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 30% giá trị hợp đồng.
+ Thời điểm thu hồi hết vốn tạm ứng: Khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.
b.2. Đối với mua sắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị trong nước):
- Hồ sơ để tạm ứng vốn bao gồm:
+ Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền (đối với phần thiết bị tổ chức đấu thầu) hoặc văn bản chỉ định thầu (đối với phần thiết bị không tổ chức đấu thầu).
+ Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu cung ứng, gia công, chế tạo thiết bị. Riêng đối với thiết bị nhập khẩu phải có văn bản phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành.
+ Giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu (đối với phần thiết bị thực hiện đấu thầu).
- Mức vốn tạm ứng là số tiền mà chủ đầu tư phải thanh toán theo hợp đồng, nhưng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn trong năm. Vốn tạm ứng được cấp theo tiến độ thanh toán tiền của chủ đầu tư đối với nhà thầu cung ứng gia công chế tạo thiết bị được quy định trong hợp đồng kinh tế và được thực hiện cho đến khi thiết bị đã nhập kho của chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc đã được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp).
- Thu hồi vốn tạm ứng: Vốn tạm ứng cho thiết bị được thu hồi khi thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành (đối với thiết bị không cần lắp đặt: khi thiết bị đã được nghiệm thu và nhập kho chủ đầu tư, đối với thiết bị cần lắp đặt: khi thiết bị đã lắp đặt xong và nghiệm thu).
b.3. Đối với các hợp đồng tư vấn:
- Hồ sơ tạm ứng vốn bao gồm: Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền (đối với những công việc thực hiện đấu thầu tuyển chọn tư vấn); văn bản chỉ định thầu hoặc giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền (đối với những công việc chỉ định thầu); hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn.
- Mức vốn tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị gói thầu nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho công việc phải thuê tư vấn.
- Vốn tạm ứng được thu hồi vào từng lần thanh toán khối lượng hoàn thành; số vốn thu hồi từng lần bằng số vốn thanh toán nhân với tỷ lệ tạm ứng.
b.4. Đối với một số công việc thuộc chi phí khác của dự án:
- Đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng: Căn cứ phương án đền bù và dự toán chi phí được duyệt, mức vốn tạm ứng theo yêu cầu cần thiết cho công việc đền bù nhưng không vượt kế hoạch năm đã bố trí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Đối với chi phí cấp đất, thuế đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất: căn cứ thông báo của cơ quan chuyên môn yêu cầu chủ đầu tư nộp tiền; chi phí hoạt động của bộ máy quản lý dự án phải có dự toán được duyệt. Mức vốn tạm ứng theo yêu cầu cần thiết của chủ đầu tư nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho công việc được tạm ứng vốn.
- Việc thu hồi vốn tạm ứng được thực hiện một lần vào kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành của công việc đó.
3.4. Thanh toán khối lượng hoàn thành:
a. Thanh toán khối lượng xây lắp:
- Khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức chỉ định thầu được thanh toán là khối lượng thực hiện đã nghiệm thu đúng chế độ quy định, theo hợp đồng, đã được ghi trong kế hoạch vốn đầu tư được giao, có thiết kế và dự toán chi tiết được duyệt theo đúng định mức, đơn giá của Nhà nước.
Hồ sơ thanh toán bao gồm: Văn bản phê duyệt thiết kế và dự toán chi tiết hạng mục công trình; Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu; Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu; Phiếu giá và chứng từ thanh toán.
Khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức đấu thầu được thanh toán là khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu theo hợp đồng, đã được ghi trong kế hoạch vốn đầu tư được giao.
Hồ sơ thanh toán bao gồm: Văn bản phê duyệt kết quả đầu thầu; hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu; Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu; Phiếu giá và chứng từ thanh toán.
b. Thanh toán khối lượng thiết bị:
Khối lượng thiết bị được thanh toán phải phù hợp với: danh mục thiết bị trong quyết định đầu tư và đã được bố trí trong kế hoạch vốn đầu tư; phù hợp với hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu; đã được chủ đầu tư nhập kho (đối với thiết bị không cần lắp đặt) hoặc đã lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp đặt).
Hồ sơ thanh toán bao gồm: Hợp đồng; hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (đối với thiết bị mua trong nước) hoặc bộ chứng từ nhập khẩu (đối với thiết bị nhập khẩu); phiếu nhập kho (đối với thiết bị không cần lắp đặt) hoặc phiếu giá thanh toán khối lượng lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp); các chứng từ vận chuyển, bảo hiểm, thuế, phí lưu kho; phiếu giá và chứng từ thanh toán.
c. Thanh toán khối lượng công tác tư vấn:
Khối lượng công tác tư vấn hoàn thành được thanh toán là khối lượng thực hiện được nghiệm thu phù hợp với hợp đồng kinh tế và đã được bố trí trong kế hoạch vốn đầu tư được giao.
Hồ sơ thanh toán bao gồm: Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc tư vấn hoàn thành; Chứng từ thanh toán.
d. Thanh toán khối lượng chi phí khác: Được thanh toán khi có đủ căn cứ chứng minh công việc đã được thực hiện; Hồ sơ thanh toán bao gồm: Hoá đơn chứng từ hợp lệ của cơ quan thu tiền đối với lệ phí cấp đất xây dựng, thuế đất hoặc thuế chuyển quyền sử dụng đất; Phương án và dự toán đền bù được duyệt, bản xác nhận khối lượng đền bù đã thực hiện của công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; Dự toán, kế hoạch tiền mặt, bảng kê các chi phí, các chứng từ liên quan tới chi phí bộ máy quản lý dự án; Dự toán, bảng kê chi phí khởi công, nghiệm thu, chạy thử, khánh thành; Dự toán, hợp đồng kinh tế chi phí chuyên gia, đào tạo; Hợp đồng bảo hiểm công trình.
4. Chế độ báo cáo, kiểm tra và quyết toán:
Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý, năm về tình hình thực hiện đầu tư, tình hình nhận vốn, sử dụng vốn. Báo cáo được gửi Bộ Quốc phòng và Kho bạc nhà nước nơi dự án mở tài khoản (đối với các dự án do KBNN thanh toán vốn).
Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm tra định kỳ và đột xuất các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, tình hình thanh toán vốn và chấp hành chính sách chế độ tài chính của Nhà nước.
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm và lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định tại Thông tư 70/2000/TC-BTC ngày 17/7/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện dự án để báo cáo Chính phủ và các cơ quan có liên quan theo quy định.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong qụá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở kịp thời phản ảnh về Bộ Tài chính để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây