Pháp lệnh về dân quân tự vệ số 45-L/CTN

thuộc tính Pháp lệnh 45-L/CTN

Pháp lệnh về dân quân tự vệ số 45-L/CTN của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:45-L/CTN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Lê Đức Anh
Ngày ban hành:09/01/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, An ninh quốc gia

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xem Luật Dân quân tự vệ mới nhất đang áp dụng

Xem chi tiết Pháp lệnh45-L/CTN tại đây

tải Pháp lệnh 45-L/CTN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH

VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ

 

Để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, góp phần củng cố và tăng cường quốc phòng, giữu vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ;

Căn cứ vào Điều 46 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 6 và kỳ họp thứ 8 về chương trình xây dựng pháp luật;

Pháp lệnh này quy định về dân quân tự vệ.

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng, không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự các cấp; là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ Đảng, bảo vệ Chính qu vệ tính mạng tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cơ sở.

Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân; được tổ chức ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội gọi là tự vệ.

 

Điều 2

Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi, đủ sức khoẻ, có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

 

Điều 3

Công dân trong độ tuổi quy định tài Điều 2 của Pháp lệnh này, hàng năm phải được đăng ký quản lý và tuyển chọn vào dân quân tự vệ. Việc đăng ký, tuyển chọn do Chính phủ quy định.

 

Điều 4

Thời gian tham gia dân quân tự vệ là 4 năm; đối với tự vệ thì căn cứ vào yêu cầu của cơ sở, thời gian tham gia có thể kéo dài đến hết độ tuổi quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này.

Khi hết thời hạn phục vụ, công dân tham gia dân quân tự vệ đã hoàn thành nhiệm vụ được cấp giấy chứng nhận và được chuyển sang đăng ký tại cơ sở để quản lý và sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có nhu cầu.

 

Điều 5

Các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

 

Điều 6

1- Các xã, phường, thị trấn, cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội phải tổ chức lực lượng dân quân tự vệ để bảo vệ địa phương, cơ sở.

2- Việc tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác do Chính phủ quy định.

 

Điều 7

Lực lượng dân quân tự vệ có các nhiệm vụ:

1- Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao lực lượng địch, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, bảo vệ địa phương, cơ sở;

2- Phối hợp với công an, Bộ đội Biên phòng, bộ đội thường trực và các đoàn thể nhân dân giữu vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ các công trình quốc phòng, các kho vũ khí trang bị kỹ thuật, phát hiện và thu giữ các loại vũ khí trang bị quân sự tồn giữ bất hợp pháp ở địa phương; tham gia xây dựng sở vững mạnh toàn diện;

3- Bổ sung cho quân đội, phối hợp với quân đội chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phục vụ tiền tuyến;

4- Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xung kích trong lao động sản xuất, bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác.

 

Điều 8

Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, quy định của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng về dân quân tự vệ; khi làm nhiệm vụ phải mang phù hiệu dân quân tự vệ.

 

Điều 9

Nghiêm cấm việc tổ chức, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ trái với quy định của Pháp lệnh này.

 

CHƯƠNG II. TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, TRANG BỊ, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

 

MỤC I. TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, TRANG BỊ

 

Điều 10

Tổ chức, biên chế, vũ khí trang bị của lực lượng dân quân tự vệ phải phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thời bình, thời chiến, đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ sở.

 

Điều 11

1- Tổ chức lực lượng dân quân tự vệ bao gồm: lực lượng nòng cốt là lực lượng chiến đấu; lực lượng rộng rãi là lực lượng phục vụ chiến đấu, đồng thời là lực lượng chiến đấu khi cần thiết.

2- Quy mô, cơ cấu tổ chức lực lượng dân quân tự vệ ở từng địa phương, cơ sở do Chính phủ quy định.

 

Điều 12

Không biên chế vào lực lượng dân quân tự vệ những quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên.

 

Điều 13

1- Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và các doanh nghiệp Nhà nước gồm có chỉ huy trưởng, chính trị viên, phó chỉ huy trưởng, có trách nhiệm làm tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân, giám đốc doanh nghiệp chỉ đạo về công tác quốc phòng, trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ trong xây dựng và hoạt động.

2- Đối với xã, phường, thị trấn: chỉ huy trưởng là thành viên Uỷ ban nhân dân phụ trách công tác quốc phòng; chính trị viên là cán bộ kiêm nhiệm; phó chỉ huy trưởng là cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách do Chính phủ quy định.

Đối với doanh nghiệm Nhà nước, chỉ huy trưởng, chính trị viên, phó chỉ huy trưởng do giám đốc doanh nghiệp phân công người phụ trách và báo cáo danh sách cho cơ quan quân sự địa phương. Đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị cơ sở trên nhiều địa bàn, ngoài ban chỉ huy quân sự phải bố trí thêm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm giúp ng chỉ huy về công tác tự vệ.

3- Đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội thì thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo và phân công người phụ trách chỉ huy lực lượng tự vệ của cơ quan mình và báo cáo danh sách cho cơ quan quân sự địa phương.

 

Điều 14

Vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ từ bất cứ nguồn nào đều phải được đăng ký, quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật.

 

MỤC II. GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ

 

Điều 15

Hàng năm, cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ được học tập chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung chương trình do Bộ quốc phòng quy định. Thời gian học tập chính trị, huấn luyện quân sự được lập thành chỉ tiêu và đưa vào kế hoạch hàng năm của các địa phương, cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội và các doanh nghiệp.

 

Điều 16

1- Thời gian tập trung học tập chính trị, huấn luyện quân sự hàng năm cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ được quy định như sau:

Lực lượng tại chỗ từ 5 đến 7 ngày;

Lực lượng cơ động, binh chủng chiến đấu là 7 ngày;

Các phân đội làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu là 10 ngày; Cán bộ chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và cán bộ chuyên trách tự vệ các doanh nghiệp Nhà nước từ 10 đến 15 ngày;

Cán bộ chỉ huy lực lượng tự vệ ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội là 5 ngày.

2- Khi có yêu cầu cần thiết hoặc khi có chiến tranh, thời gian huấn luyện cho các đối tượng nói trên có thể kéo dài hơn do Chính phủ quy định.

 

MỤC III. HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

 

Điều 17

Hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, sự chỉ huy trực tiếp của Ban chỉ huy quân sự cơ sở và của cơ quan quân sự cấp trên.

 

Điều 18

Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội phải có kế hoạch tác chiến và phải được cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực tiếp phê chuẩn. Việc lập và phê chuẩn kế hoạch tác chiến của lực lượng tự vệ t doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác do Bộ quốc phòng quy định.

 

Điều 19

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và thủ trưởng cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp và giám đốc doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội phải triển khai các kế hoạch bảo đảm huấn luyện, chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.

 

Điều 20

Khi có lệnh của người chỉ huy quân sự có thẩm quyền điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, thủ trưởng cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội, giám đốc doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh.

 

Điều 21

ở những địa bàn trọng điểm biên giới, ven biển, hải đảo, nội địa có yêu cầu sẵn sàng chiến đấu cao, thì tổ chức lực lượng dân quân tự vệ luân phiên thường trực chiến đấu do Bộ Quốc phòng quy định.

 

CHƯƠNG III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ

 

Điều 22

Nội dung quản lý Nhà nước về dân quân tự vệ bao gồm:

1- Tổ chức xây dựng và chỉ đạo hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ;

2- Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về dân quân tự vệ;

3- Quy định các chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ; 4- Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về dân quân tự vệ;

5- Sơ kết, tổng kết công tác dân quân tự vệ.

 

Điều 23

1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước.

2- Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ; hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội trong việc tổ chức, xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ. Tư lệnh Quân khu giúp Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn quân khu.

3- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ; theo dõi và đôn đốc các đơn vị cơ sở trong ngành mình xây dựng tự vệ theo kế hoạch của cơ quan quân sự địa phương; giải quyết những vấn đề có liên quan đến tổ chức, xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ.

 

Điều 24

Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ trong phạm vi địa phương mình, chỉ đạo các ngành và cơ quan quân sự cấp mình thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến việc tổ chức, xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ theo mệnh lệnh của cơ quan quân sự cấp trên; thực hiện các chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ.

Cơ quan quận sự địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ.

Người chỉ huy cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở chịu trách nhiệm trước cơ quan quân sự cấp trên và chính quyền cấp mình về chỉ đạo, chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ trong tổ chức, xây dựng và hoạt động.

 

Điều 25

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở các cấp có trách nhiệm giáo dục, động viên hội viên, đoàn viên của tổ chức mình tham gia lực lượng dân quân tự vệ và giám sát việc thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự về theo quy định của Pháp lện này.

 

CHƯƠNG IV. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

 

Điều 26

1- Phó chỉ huy trưởng chuyên trách ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn hàng tháng được hưởng một khoản phụ cấp bằng mức phụ cấp của các chức danh chuyên môn và chức danh khác thuộc Uỷ ban nhân dân, Phó chỉ huy trưởng bán chuyên trách được hưởng một khoản phụ cấp bằng một nửa mức phụ cấp của phó chỉ huy trưởng chuyên trách.

2- Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ trong thời gian tham gia lực lượng dân quân tự vệ được hoãn nghĩa vụ lao động công ích hàng năm.

3- Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ huấn luyện quân sự, thường trực sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác được hưởng chế độ như sau:

a) Dân quân được hưởng một khoản tiền tương đương giá trị ngày công lao động ở từng địa phương; tự vệ được hưởng nguyên lương và các phụ cấp khác (nếu có);

b) Trường hợp bị tai nạn, ốm đau hoặc bị chết thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như đối với công nhân viên chức Nhà nước. Đối với tự vệ do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm; đối với dân quân do ngân sách địa phương bảo đảm;

c) Khi bị thương, hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân thì bản thân và gia đình được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

4- Cán bộ chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn khi đi huấn luyện tại trường quân sự tỉnh, thì gia đình được trợ cấp, cứ mỗi ngày bằng hệ số 0,1 mức lương hàng tháng tối thiểu.

 

Điều 27

1- Kinh phí hàng năm cho việc xây dựng, hoạt động của dân quân được đảm bảo từ các nguồn sau đây:

a) Ngân sách Nhà nước chi cho ngân sách quốc phòng địa phương;

b) Ngân sách địa phương, bao gồm cả ngân sách xã, phường, thị trấn. 2- Kinh phí hàng năm cho việc xây dựng, hoạt động của tự vệ ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

3- Kinh phí cho việc xây dựng, hoạt động của lực lượng tự vệ ở các doanh nghiệp, do doanh nghiệp bảo đảm và được tính vào chi phí quản lý sản xuất.

 

Điều 28

Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, động viên các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp theo khả năng và hình thức thích hợp để lập quỹ quốc phòng, an ninh ở địa phương. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc sử dụng quỹ này.

Các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp động viên cán bộ công nhân viên chức đóng góp quỹ để hỗ trợ cho việc xây dựng và hoạt động của lực lượng tự vệ thuộc đơn vị mình.

 

 

 

 

CHƯƠNG V. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 29

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tổ chức, xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

 

Điều 30

Người có hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối việc tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Điều 31

Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn tổ chức hoặc sử dụng lực lượng dân quân tự vệ trái với Pháp lệnh này, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 32

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày công bố. Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

 

Điều 33

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 45-L/CTN

Hanoi ,January 09, 1996

 

ORDINANCE

ON THE MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCES

In order to build a strong militia and self-defense force to contribute to the consolidation and strengthening of national defense and the maintenance of political security and social order and safety;

To increase the effect of State management and raise the sense of responsibility of the State agencies, economic and social organizations, the people's armed forces units and all citizens in the building of the militia and self-defense force;

Pursuant to Article 46 and Article 91 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to the Resolutions of the 6th and 8th sessions of the IXth National Assembly on the program of legislation;

This Ordinance sets out provisions on the militia and self-defense force.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The militia and self-defense force is an armed force of the masses not detached from production and work, a part of the People's Armed Forces of the Socialist Republic of Vietnam placed under the leadership of the Communist Party of Vietnam and the management and direction of the Government and the People's Committees, and the direct guidance and command of the military office at various levels; It is one of the main instruments to defend the Party, the Administration and the lives and property of the people and the property of the State in the localities.

At the commune, ward and township level this force is called militia; at the State agencies, administrative and non-business units, and economic organizations, and socio-political organizations it is called self defense force.

Article 2.- Vietnamese citizens without distinction of nationality, religion, social standing, cultural and professional standard from 18 to full 45 years old for men and from 18 to full 40 years for women, who are physically fit shall have the duty to join the militia and self-defense force.

Article 3.- All citizens in the age bracket stipulated at Article 2 of this Ordinance, shall be registered for management and recruitment into the militia and self-defense force. The modalities for registration and recruitment shall be prescribed by the Government.

Article 4.- The term of service in the militia and self-defense force is four years; with regard to the self-defense force this term may, depending on the need of the concerned unit, be extended to the end of the age bracket stipulated at Article 2 of this Ordinance.

Upon the expiration of the service term, the citizen who has accomplished his/her duty in the military and self-defense force shall be issued with a certificate and registered as such at the concerned unit for management and assignment of a task when necessary.

Article 5.- All State agencies, the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, the economic organizations, social organizations, the People's Armed Forces units and all citizens have the responsibility to build the militia and self-defense force.

Article 6.-

1. The communes, wards , townships, State agencies, administrative and non-business units, State enterprises and socio-political organizations shall have to organize their own militia and self-defense force to defend their localities and establishments.

2. The organization of the self-defense force in the enterprises of other economic sectors shall be prescribed by the Government.

Article 7.- The militia and self-defense force has the following tasks:

1. To stand combat ready and to fight to destroy and decimate the enemy forces, to serve as the core for the movement of the entire people fighting against the enemy to defend the locality and the concerned unit;

2. To coordinate with the public security force, the border guard, the regular army and the people's organizations in defending the territorial sovereignty, political security and social order and safety; in defending the national defense installations, the weapons and technical military equipment depots, detecting and confiscating the weapons and military equipment kept illegally in the locality; and taking part in building a locality strong in all domains;

3. To reinforce the army and to coordinate with the army in fighting, serving the fight and serving the front;

4. To be exemplary in implementing and to campaign among the population for the implementation of the line, policies and undertakings of the Party and the laws of the State; to be the shock force in productive labor, in the defense of production, in the prevention and fight against and in overcoming the consequences of natural calamities, enemy sabotage and other grave incidents.

Article 8.- Officers and members of the military and self-defense force shall have to strictly carry out the regimes and regulations of the State and of the Ministry of Defense concerning the militia and self-defense force; they have to bear the insignia of the militia and self-defense force when on mission.

Article 9.- The organization and use of the militia and self-defense force contrarily to the prescriptions of this Ordinance is strictly forbidden.

Chapter II

ORGANIZATION, PERSONNEL, EQUIPMENT, TRAINING AND ACTIVITIES OF THE MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCE

Section 1. ORGANIZATION, PERSONNEL, EQUIPMENT

Article 10.- The organization, personnel, weapons and equipment of the militia and self-defense force shall have to conform with the character and requirement of the national defense and security tasks in peace-time, war time and the political, economic, cultural and social characteristics and the concrete conditions of each locality and unit.

Article 11.-

1. The militia and self-defense force comprises: the core force which is the fighting force and the multi-functional force which is the force serving the fight and which shall be also a fighting force when necessary.

2. The size and organizational structure of the militia and self-defense force in each locality and establishment shall be prescribed by the Government.

Article 12.- The reserve armymen who are already enrolled in the reserve force units shall not be enrolled in the militia and self-defense force.

Article 13.-

1. The military command in a commune, ward, township or State enterprise comprises the commander, the political commissar and the deputy political commissar. It has the duty to serve as a staff to help the People's Committee and the director of the enterprise to direct the defense work, directly guide and command the militia and self-defense force in its building work and in its activities.

2. In a commune, ward or township, the commander is a member of the People's Committee in charge of defense work, the political commissar is an official who also assumes another function; the deputy commander is a full-time or part-time functionary as prescribed by the Government.

For a State enterprise, the commander, the political commissar and the deputy commander shall be assigned by the director of the enterprise who shall report the list to the local military office. If the enterprise comprises many units operating in many places, apart from the military command one or more full-time or part time functionary shall be appointed to assist the commander in the self-defense work.

3. In a State agency or an administrative or non-business unit, or a social political organization the head of the agency shall assume the leadership and assign a functionary to take charge of the command of the self-defense force of his agency and report the list to the local military office.

Article 14.- All the weapons and equipment of the militia and self-defense force from whatever source must be registered and closely managed and used for the right purpose and in conformity with the prescriptions of law.

Section 2. POLITICAL EDUCATION AND MILITARY TRAINING

Article 15.- Every year the officers and members of the militia and self-defense force shall be given political education and military training according to the program and curriculum of the Ministry of Defense. The time and duration of such education and training shall be made into a norm and included into the annual plan of the localities, State agencies, administrative and non-business units, socio-political organizations and enterprises.

Article 16.-

1. The time for concentrated political education and military training each year for the officers and members of the militia and self-defense force is prescribed as follows:

From 5 to 7 days for the on-site force;

7 days for the mobile force and combat detachments;

10 days for the combat standby units;

From 10 to 15 days for the military commanders of the communes, wards and townships and the functionaries in charge of the self-defense force at the State enterprises;

5 days for the commanders of the self-defense force at the State agencies, administrative and non-business units and socio-political organizations.

2.-In case of urgent necessity or war the term for the training of the above-said units and persons may be extended as prescribed by the Government.

Section 3. COMBAT ACTIVITIES OF THE MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCE

Article 17.-

The activities of the militia and self-defense force in staying combat ready, in fighting, in defending political security and social order and safety are placed under the leadership of the Party Committee and the control and direction of the President of the People's Committee and the direct command of the military command at the grassroots and of the higher military office.

Article 18.- The military command at the communes, wards, townships, and State enterprises, the heads of the State agencies, administrative and non-business units and socio-political organizations shall have to draw up their plan of combat which must be approved by the district military office... (doan nay thieu mat mot cau)

Article 19.- The President of the People's Committee at the communes, wards, townships and the head of the State agency, administrative or non-business unit or the director of the State enterprise, socio-political organizations shall have to deploy their plans to ensure the training and combat of the militia and self-defense force to meet the requirements of the tasks in all circumstances.

Article 20.- When order comes from the competent military commander for the militia and self-defense force to do a combat duty or serve the fight, or to defend the political security and social order and safety outside the province or city directly under the central government, or the district or town or city under the province, the President of the People's Committee, the head of the State agency, the administrative or non-business unit, the socio-political organization or the director of the enterprise must strictly comply with the order.

Article 21.- In the key areas on the national border, along the coast, on offshore islands and in the hinterhand which need a high combat-readiness a regular standby militia and self-defense force to be assigned on a rotary basis shall be organized as prescribed by the Ministry of Defense.

Chapter III

STATE MANAGEMENT OF THE MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCE

Article 22.- The State management of the militia and self-defense force consists of the following:

1. To organize the building and direct the activities of the militia and self-defense force;

2. To promulgate and direct the implementation of the legal documents on the militia and self-defense force;

3. To enact the regimes and policies with regard to the militia and self-defense force;

4. To control and inspect the observance of the legislation on the militia and self-defense force;

5. To make periodical and general reviews of the militia and self-defense work.

Article 23.-

1. The Government exercises unified State management over the militia and self defense work in the whole country.

2. The Ministry of Defense shall assist the Government in exercising State management in terms of organization, building and activities of the militia and self-defense force; direct, guide and promote and control the implementation of the organization, building and activities of the militia and self-defense force by the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, the People's Committees at various levels, the economic organizations and socio-political organizations.

The commanders of the military zones shall assist the Ministry of Defense in the direct guidance, direction and control of the deployment of the militia and self-defense work in the provinces and cities directly under the Central Government within the territory of the military zone.

3. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government shall, within the purview of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Defense in exercising State management over the organization, building and activities of the militia and self-defense force; monitor and urge the grassroots units in their branches and services to build the self-defense force according to the plan of the local military agency and settle issues related to the organization, building and activities of the militia and self-defense force.

Article 24.- The People's Committee at various levels shall exercise State management over the organization, building and activities of the militia and self-defense force within their locality, direct the services and military agencies at their level to carry out the tasks related to the organization, building, training, and activities of the militia and self-defense force on order from the higher military office; and to carry out the regimes and policies with regard to the militia and self-defense force.

The local military agency shall coordinate with the concerned agencies and assist the People's Committee of the same level to exercise State management over the organization, building and activities of the militia and self-defense force.

The military commander at the provincial, district and grassroots level shall take responsibility before the higher military office and the administration of his level for the direction and command of the militia and self-defense force in its organization, building and activities.

Article 25.-

The Vietnam Fatherland Front and its member organizations, the economic organizations and the social organizations at all levels have the responsibility to educate and prompt the members of their organizations to join the militia and self-defense force and supervise the implementation of the State management over the organization, building and activities of the militia and self-defense force as provided for in this Ordinance.

Chapter IV

REGIMES AND POLICIES WITH REGARD TO THE MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCE

Article 26.-

1. The deputy military commander in charge of the military command of the commune, ward and township shall receive a monthly allowance equal to the allowance of a specialized post or another post in the People's Committee. The part-time deputy military commander shall receive an allowance equal to half of that of a full-time deputy military commander.

2. The officers and members of the militia and self-defense force shall be deferred from the annual public service labor duty while taking part in the militia and self-defense force.

3. The officers and members of the militia and self-defense force while performing their duty of military training or standing combat ready or serving the fight, or preventing and combating and overcoming the consequences of natural camilities and enemy sabotage and other serious incidents shall enjoy the following regimes:

a/ A member of the militia shall enjoy an allowance equivalent to the value of a workday in his/her locality; a member of the self defense force shall receive his/her full wage and other allowances (if any) .

In case of accident, sickness or death, he/she shall enjoy the same social insurance as a public servant or State employee. The allowance shall be paid by the social insurance fund if he/she is a member of the militia; and by the local budget if he/she is a member of the self -defense force;

c/ If he/she is wounded or dies while performing the task of fighting, serving the fight, preserving political security and social order and safety, or in courageously rescuing human lives or property of the State and the people, he/she or their families shall enjoy the preferential regimes and policies as provided for by law.

4. When an officer in the military command of the commune, ward or township attends a training course at the provincial military school, his family shall receive a daily allowance representing 10 percent of the minimum monthly wage.

Article 27.-

1. The annual expenditures for the building and activities of the self-defense force shall be derived from the following sources:

a/ The allocation to the local defense budget from the State budget;

b/ The local budget including the commune, ward or township budget.

2. The annual expenditures for the building and activities of the self-defense force in the State agencies, administrative and non-business units, socio-political organizations shall be assured by the State budget.

3. The expenditures for the building and activities of the self-defense force in the enterprises shall be defrayed by the enterprises themselves and shall be accounted for in the expenditures on production management.

Article 28.- Basing itself on the resolution of the People's Council, the People's Committee shall coordinate with the Fatherland Front organization of the same level to prompt the mass organizations and economic and social organizations and the population as a whole to contribute according to their capabilities and in the appropriate form to raising the defense and security fund in the locality. The President of the People's Committee at various levels shall have to closely manage the use of this fund.

The State agencies, the administrative and non-business units, socio-political organizations and enterprises shall prompt their officials and employees to contribute to the fund in order to support the building and activities of the self-defense force in their units.

Chapter V

COMMENDATION AND DISCIPLINE

Article 29.-

An organization or individual who has made meritorious contributions to the organization , building and activities of the militia and self-defense force shall be commended and awarded according to the common regime of the State.

Article 30.- Anyone who takes actions of evading, obstructing or opposing the organization, building and activities of the militia and self-defense force shall, depending on the character and extent of their offense, be subject to administrative sanctions or examined for penal liability as prescribed by law.

Article 31.- Anyone who misuses their position and powers to organize or use the militia and self-defense force contrarily to this Ordinance shall, depending on the character and extent of their offense, be subject to administrative sanctions or examined for penal liability as prescribed by law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 32.- This Ordinance takes effect on the date of its promulgation. The earlier regulations which are contrary to this Ordinance are now annulled.

Article 33.- The Government shall provide for details and guide the implementation of this Ordinance.

  

ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE
OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nong Duc Manh

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 45-L/CTN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

văn bản mới nhất