Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới

thuộc tính Nghị quyết 41/NQ-CP

Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:41/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:09/06/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, Chính sách, Thương mại-Quảng cáo
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Sẽ bãi bỏ một số quy định ưu đãi thuế GTGT, thuế nhập khẩu

Trước tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn diễn biến phức tạp, làm thất thu ngân sách, thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và hội nhập quốc tế..., ngày 09/06/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu, bãi bỏ những quy định về ưu đãi thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế nhập khẩu hiện đang bị lợi dụng để gian lận thương mại gây thất thu cho ngân sách Nhà nước trước ngày 31/07/2015; tăng cường quản lý giá tính thuế, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, kiểm tra thuế, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chống thất thu, thất thoát ngân sách; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá và các hành vi gian lận khác để trốn thuế, chiếm đoạt ngân sách.
Các Bộ, ngành, địa phương có nhiệm vụ củng cố lực lượng làm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và làm hàng giả theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực khác trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo nội bộ vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công tác; khẩn trương rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng và ban hành chế độ, quy trình luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức trong các lực lượng chức năng, nhất là tại các vị trí nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng trước ngày 30/09/2015.
Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp, có sức lan tỏa sâu, rộng để mỗi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, tích cực tham gia công tác này; đặc biệt, phải công khai kết quả điều tra, xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm răn đe, phòng ngừa chung...

Xem chi tiết Nghị quyết41/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

CHÍNH PHỦ
-------
Số: 41/NQ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2015
 
 
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU,
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
------------------------
CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Trên cơ sở ý kiến của các Thành viên Chính phủ và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2015,
 
 
QUYẾT NGHỊ:
 
 
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
Trong những năm qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các Bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng và nhân dân tích cực thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ quyền lợi của người dân. Đặc biệt từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), công tác này đã có chuyển biến rõ rệt và bước đầu đạt được những kết quả rất tích cực, nhận thức của các cấp, các ngành được nâng lên, vai trò, trách nhiệm của các lực lượng chức năng được đề cao.
Tuy nhiên, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chưa tạo được chuyển biến căn bản; tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, với thủ đoạn tinh vi và gắn với tệ nạn tham nhũng, làm thất thu ngân sách, thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và hội nhập quốc tế; nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc với nhiều chủng loại được bày bán công khai, đặc biệt là thuốc lá nhập lậu và các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân chưa được đẩy lùi.
Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên là một số Bộ, ngành, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm chỉ đạo, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả xã hội vào đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, có khi vì lợi ích cục bộ đã làm ngơ, buông lỏng quản lý và đấu tranh, một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa, biến chất lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, sơ hở nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; công tác phối hợp chưa hiệu quả, thiếu đồng bộ; công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế; công tác điều tra, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trường hợp chưa thực sự khách quan, nghiêm minh, còn nể nang, bao che; hàng hóa sản xuất trong nước chưa đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân; một bộ phận dân cư ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa khó khăn bị lợi dụng lôi kéo tham gia buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả xã hội và tạo được chuyển biến căn bản về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng cần nhận thức rõ những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện kiên quyết, hiệu quả; trong đó cần tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp sau:
1. Tổ chức quán triệt những quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và phải tập trung đấu tranh trên cả ba lĩnh vực: Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiên quyết không cho phép có “vùng cấm” trong công tác này.
2. Tăng cường công tác điều tra, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra để phát hiện, phòng ngừa vi phạm, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
3. Củng cố lực lượng làm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực khác trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo nội bộ vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công tác. Khẩn trương rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng và ban hành chế độ, quy trình luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức trong các lực lượng chức năng, nhất là tại các vị trí nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; hoàn thành trước 30 tháng 9 năm 2015, trên cơ sở đó thực hiện đúng, đủ chế độ.
4. Xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các lực lượng chức năng, khuyến khích sự đóng góp về vật chất của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, doanh nghiệp và nhân dân cho công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tạo nguồn lực để khen thưởng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng, kỹ thuật nghiệp vụ cho công tác này.
5. Tập trung, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật, chế tài xử lý phải đủ sức răn đe, phòng ngừa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
6. Tăng cường quản lý giá tính thuế, kiểm tra sau thông quan, hoàn thuế giá trị gia tăng, chính sách thương mại biên giới, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại, thị trường nội địa, các loại hình kinh doanh, dịch vụ dễ dẫn đến buôn lậu, gian lận thương mại như xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, bán hàng miễn thuế, sản xuất xuất khẩu, gia công, vận chuyển hàng hóa từ biên giới vào nội địa. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, thanh tra về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành.
7. Thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp, có sức lan tỏa sâu, rộng để mỗi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, tích cực tham gia công tác này; công khai kết quả điều tra, xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm răn đe, phòng ngừa chung.
8. Làm tốt công tác phối hợp lực lượng, phân định cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan phối hợp trên từng địa bàn, tuyến trọng điểm; xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng để nắm chắc địa bàn, đối tượng, phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.
9. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đổi mới phương thức, quy trình quản lý, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
10. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là với các nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực ASEAN. Phối hợp với các tổ chức, thương hiệu toàn cầu trong hợp tác chống buôn lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong từng thời kỳ, trong đó có giao chỉ tiêu phát hiện, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho các Bộ, ngành, địa phương.
b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và việc thực hiện Nghị quyết này, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hàng quý có đánh giá và thông báo công khai kết quả thực hiện của Bộ, ngành, địa phương.
c) Xây dựng, triển khai Cơ sở dữ liệu thông tin về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả kết nối với các Bộ, ngành, địa phương phục vụ công tác chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm.
d) Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ để tăng cường năng lực kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa lưu thông trên thị trường, chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ xác định rõ các trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, như: Tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng, phương thức thủ đoạn, tập trung vào các tuyến biên giới đường bộ, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, chợ đầu mối, bến xe, ga đường sắt...; các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; các mặt hàng thuốc lá, thực phẩm, xăng dầu, khoáng sản, đường, sữa, rượu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, điện tử gia dụng, mỹ phẩm...; các thủ đoạn gian lận về giá, đo lường, chất lượng, xuất xứ, hợp thức hóa đơn, chứng từ... để có kế hoạch, biện pháp đấu tranh cụ thể, hiệu quả; kiên quyết không để xảy ra các điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công khai kết quả điều tra, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các phương tiện thông tin đại chúng.
c) Quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới góp phần ổn định cuộc sống của người dân để người dân không tham gia, không tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
3. Bộ Quốc phòng:
a) Rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng kho tàng, nhà xưởng thuộc đất quốc phòng, chấm dứt tình trạng lợi dụng để tàng trữ hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất, kinh doanh trái phép.
b) Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường quản lý xuất cảnh, nhập cảnh; công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới đường bộ phía Bắc, miền Trung và Tây Nam; vùng biển Bắc Bộ, vùng biển phía Nam để phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, nhất là các mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, hàng tiêu dùng.
4. Bộ Công an:
a) Chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm, các đối tượng cầm đầu, chủ mưu để triệt phá tận gốc các đường dây, ổ nhóm buôn lậu và vận chuyển, kinh doanh hàng hóa trái phép, không để xảy ra các điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác lập các chuyên án trọng điểm về buôn lậu thuốc lá, xăng dầu, rượu, thực phẩm, sản xuất, kinh doanh hàng giả... kịp thời công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các Bộ, ngành chức năng rà soát tổng thể thực trạng, khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý hình sự đối với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua; đề xuất phương án đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo Chính phủ (qua Bộ Tài chính) kế hoạch thực hiện trước ngày 31 tháng 8 năm 2015.
5. Bộ Tài chính:
a) Tăng cường quản lý giá tính thuế, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, kiểm tra thuế, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chống thất thu, thất thoát ngân sách; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá và các hành vi gian lận khác để trốn thuế, chiếm đoạt ngân sách.
b) Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định về cơ chế hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các lực lượng chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tháng 10 năm 2015.
c) Phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 47/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2013 về việc thành lập, phê duyệt Điều lệ và tổ chức hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, đảm bảo có cơ chế sử dụng Quỹ hợp lý, nâng cao hiệu quả phòng, chống tác hại của thuốc lá, trong đó có thuốc lá ngoại nhập lậu trước ngày 30 tháng 9 năm 2015.
d) Phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2013 quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu, bãi bỏ những quy định về ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu hiện đang bị lợi dụng để gian lận thương mại gây thất thu cho ngân sách nhà nước trước ngày 31 tháng 7 năm 2015.
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định ban hành Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (thay thế Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ) trước ngày 30 tháng 9 năm 2015.
e) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông trình Chính phủ Đề án Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác kiểm tra, thanh tra về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, điều kiện sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành trước ngày 30 tháng 6 năm 2015.
6. Bộ Công Thương:
a) Rà soát, chấn chỉnh, hoàn thiện chính sách thương mại biên giới, khu thương mại, chính sách kinh doanh hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, không để các đối tượng lợi dụng buôn lậu, gian lận thương mại.
b) Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất và thị trường trong nước; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp.
c) Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại; phối hợp với lực lượng chức năng triệt phá các tụ điểm tập kết, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm, vi phạm sở hữu trí tuệ, nhất là địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới trước ngày 30 tháng 6 năm 2015.
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản pháp luật liên quan, theo hướng tăng mạnh chế tài xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá điếu, kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu.
7. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Tăng cường quản lý lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khẩn trương rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định về sở hữu trí tuệ để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, khắc phục sự chồng chéo về công tác giám định hàng hóa; từng bước kiện toàn các tổ chức giám định hàng hóa nhằm cung cấp kết quả giám định nhanh, chính xác, thuận lợi, phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và việc điều tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
8. Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ hàng năm xây dựng và thực hiện các Kế hoạch, chương trình hành động nhằm giải quyết cơ bản tình trạng sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm giả, không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân; sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và các chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp giả, kém chất lượng... Kế hoạch gửi về Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (qua Bộ Tài chính).
9. Thanh tra Chính phủ tăng cường công tác thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
10. Bộ Nội vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các Bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
b) Phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan tập trung rà soát, cải cách các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
11. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng xây dựng chương trình truyền thông phù hợp, tuyên truyền về pháp luật, về những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, người dân trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; biểu dương những tấm gương tích cực, những địa phương, đơn vị làm tốt; phê phán những hành vi tiêu cực, tham nhũng, thiếu tinh thần trách nhiệm.
12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành khác có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tham gia phối hợp đấu tranh theo đề nghị của cơ quan chủ trì hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
13. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thuộc Chính phủ đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả.
14. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các cấp chính quyền trong vận động đoàn viên, hội viên tham gia công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
15. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề khác và các cơ quan thông tấn, báo chí cần tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Nghị quyết này, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch cùng với các giải pháp, biện pháp cụ thể; định kỳ (6 tháng và hàng năm) sơ kết, tổng kết, trong đó có đánh giá về trách nhiệm của người đứng đầu và gửi báo cáo về Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (qua Bộ Tài chính) để tổng hợp báo cáo Chính phủ. Kết quả thực hiện Nghị quyết này được đưa vào đánh giá hoạt động của từng Bộ, ngành, địa phương tại phiên họp thường kỳ tháng 12 hàng năm của Chính phủ./.
 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo 389 quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, V.I (3b).ĐVD.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Resolution No.41/NQ-CP dated June 09, 2015 of the Government stepping up the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits in new situation

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Government’s Decree No. 08/2012/ND-CP dated February 16, 2012 promulgating governmental working regulations

Based on suggestions from the Governmental members and conclusions given by the Prime Minister in regular governmental meeting session in May 2015;

RESOLUTION:

I. ASSESSMENT OF SITUATIONS

In recent years, the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits have drawn attention and interest of the Communist Party and State. Ministries, sectors, localities and functional forces and people have actively been involved in the fight and have achieved important results, making significant contribution to stabilizing and speeding up production, trading, increasing state budget revenue, ensuring security, order and protection of interests of people. Particularly as the Prime Minister promulgates the Decision No. 389/QD-TTg dated March 19, 2014 establishing the national steering committee for the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits (National Steering Committee 389), this task has shown significant changes and initially achieved positive results. Awareness of authorities and branches have been enhanced, roles and responsibilities of functional forces heighten.

However, the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits has not been effected fundamental changes. Smuggling, illegal transport of goods across the border, trade frauds and counterfeits remain complicated with sophisticated trickeries associated with corruption causing loss to state budget and natural resources, imposing negative impacts on environment of investment, trading and international integration; counterfeits, poor quality products, goods of unclear origin in a variety of categories have been displayed for sale, especially imported tobacco and items imposing direct effects on human health have not yet been driven back.

Situations mentioned above result from a lot of reasons, particularly some ministries, departments, local authorities and functional forces have not really paid adequate attention to participating, directing and mobilizing the synergy of society into the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits. This partly comes from ignorance and relaxation of management and fighting by some corrupt officials, public servants who take advantages of positions and powers to protect and join hands with smugglers, trade frauds and counterfeit traders. Legal system and policies show much insufficiency and weakness with supplements and amendments being sluggishly made. Coordination proves ineffective and lacks comprehension. Task of information communication shows a lot of constraints. Investigation and handling of smuggling, trade frauds and counterfeits are not objective and strict enough. Production of goods is yet to meet demand. Part of population in border area, remote area or areas facing economic difficulties is involved in smuggling and illegal transport of goods across the border.

II. SOME MAIN DUTIES AND SOLUTIONS

In order to bring into play the synergy of society and effect fundamental changes in the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits in the coming time, the Ministries, sectors and localities and functional forces need to be clearly aware of harmful effects of smuggling, trade frauds, production and circulation of counterfeits on socio-economic development, security and order, safety of communities and health of people, put forward appropriate measures and organize the implementation resolutely and effectively. To do that, the following duties and solutions must be focused:

1. To be fully aware of the law provisions, the Prime Minister’s instructions, National Steering Committee 389 for fighting smuggling, trade frauds and circulation of counterfeits; Identify the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits as one of the important and constant political objectives of the ministries, sectors and localities of all levels and focus on three fronts: smuggling, trade fraud and counterfeits, try not to leave “restricted area” in this task.

2. Reinforce investigation and handling of smuggling, trade frauds and counterfeits with focus placed on rings, networks, and instigators; Step up investigation to discover and prevent violations, and at the same time solve difficulties arising during the fight.

3. Consolidate the forces that are participating in the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits in a concentrated and profound way, define responsibility by administrative division, field, heighten responsibilities of leaders; strictly deal with officials and public servants who show signs of collusion, ignorance or other negative signs in their duties, ensure internal strength to meet requirements of the task.   Promptly make checks, supplements and amendments, or formulate and promulgate regulations and processes on rotation, change of positions of officials and public servants in functional forces, especially sensitive positions where corruption is easy to arise. This must be completed before September 30, 2015 for execution.

4. Construct policies on support of budget to functional forces, encourage material contribution from social, occupational organizations, businesses and people for the prevention and fighting against smuggling, trade frauds and counterfeits, create resources for commendation and invest in facilities, dedicated technical equipment and professional competence to serve this task.

5. Focus on speeding up progress of formulating and completing the law provisions on prevention and fighting against smuggling, trade frauds and counterfeits; promptly conduct research and make supplements and amendments, and submission to competent authorities for promulgation. Financial penalties must be deterrent enough and preventive to meet requirements of the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits in new situation.

6. Reinforce management of taxable prices, post-customs clearance inspections, refund of added value taxes, border trade policy, border-gate economic zones, trade zones, domestic markets and types of business and services that are easy to lead to smuggling and trade frauds such as importation, exportation, temporary importation for exportation, bonded warehouses, sale of duty-free goods, production for exportation, outsourcing and transport of goods from border into the country. Accelerate activities of investigation into goods quality standards, conditions of production and trading of items within line management.

7. Regularly carry out propaganda and dissemination of the law provisions to enhance awareness and responsibility of officials, public servants and people toward the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits; Content of propaganda must be diversified, appropriate and widely influential; make public announcement of results of investigation and handling on mass media for deterrence and prevention in general.

8. Effectively coordinate forces, define agencies taking main responsibilities and agencies in coordination on key areas and routes; formulate policies on information-sharing among Ministries, sectors, localities, and functional forces to closely control the administrative divisions, subjects, plans and trickeries of smuggling, trade frauds and counterfeits.

9. Continue to improve environment of investment and business, accelerate reform of administrative procedures; renovate methods and process of management and enhancement of quality and reduction of cost price to meet domestic and global market demands.

10. Accelerate research and application of science and technology; reinforce international cooperation in the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits, especially countries sharing the common border and ASEAN countries. Cooperate with global organizations and brands in the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits, violations of intellectual properties;

III. IMPLEMENTATION

1. National Steering Committee 389:

a) Formulate programs, plans for the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits in each period including targets of discovering and handling of smuggling, trade frauds and counterfeits assigned to Ministries, sectors and localities.   

b) Direct, inspect and expedite Ministries, sectors and localities to carry out the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits and execute this Resolution and quickly solve difficulties; On a quarterly basis, Ministries, sectors and localities shall carry out assessment and public announcement of performance results;

c) Formulate and develop database of information about smuggling, trade frauds and counterfeits, cooperate with Ministries, sectors and localities in directing, inspecting and handling of violations;

d) Direct Ministries, sectors and localities to study and apply science and technology in order to reinforce inspection and control of exported and imported goods, goods circulating in the market, to fight counterfeits and goods in violation of intellectual property rights;

2.People’s committees of central-affiliated cities and provinces;

a) Direct departments, regulatory bodies, and People’s committees at all levels within their functions and duties to determine key areas of smuggling, trade frauds and counterfeits such as routes, administrative divisions, subjects, goods items and trickeries with focus placed on road border routes, ports, international airports, wholesale markets, coach station, railway station...; instigators; product items such as tobacco, food, gasoline and oil, minerals, sugar, milk, alcohol, fertilizer, pesticides, electronic appliances, cosmetics...; trickeries on price, measurements, quality, origin, legalization of invoices, documentary evidence...to take specific and effective measures to clear away any hot spot of smuggling, trade frauds and counterfeits on administrative division;

b) Step up propaganda, public announcement of results of inspection and handling of smuggling, trade frauds and counterfeits on mass media;

c) Take interests in and provide guidance on socio-economic development in remote areas and border areas, making a contribution to stabilizing livelihood of the residents so that they will not take part or join hands with bad elements in smuggling and illegal transport of goods across the border;

3. The Ministry of National Defense:

a) Make checks and correct management and use of warehouses, workshops within the land that belongs to the national defense, stop acts of taking advantages of such warehouses to store illegally imported, traded or banned goods;

b) Direct functional forces to reinforce management of exit and entry; patrols, investigation and control of trails, pathways on a road border route north, central and southwest of the country; Northern Coast, Southern Coast to discover, deter and handle acts of smuggling, trade frauds and illegal transport of goods across the border, especially goods items such as gasoline, minerals, tobacco and consumables;

4. The Ministry of Public Security:

a) Direct functional forces, local police authorities to keep tight control of key routes, areas, instigators and raze every root of rings, networks of smuggling, transport and trading of illicit goods, clear away hot spots of smuggling, trade frauds and counterfeits; carry out key investigation into smuggling of tobacco, gasoline, alcohol, food, production and trading of counterfeits...to promptly make public announcement of results on mass media;

b) Preside over and cooperate with the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, and the ministries, regulatory bodies in making overall checks on current situations and difficulties in dealing with criminal acts of smuggling, trade frauds and counterfeits in the past time; propose plans for pushing investigation and imposing strict punishment according to the law; report the implementation plan to the Government (through the Ministry of Finance) before August 31, 2015;

5. The Ministry of Finance:

a) Reinforce management of taxable prices, post-customs clearance inspections, investigation and inspection of taxes; take comprehensive and drastic measures to fight loss of revenue and budget; discover and strictly deal with acts of price transfer and other trickeries for tax evasion and budget appropriation;

b) Submit to the Prime Minister the draft decision on policies on budget support to functional forces in the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits in October 2015;

c) Cooperate with the Ministry of Health and relevant agencies in conducting research and making submission to the Prime Minister for amendments and supplements to the Decision No. 47/2013/QD-TTg dated July 29, 2013 regarding formulation and approval for regulations and organization of activities of the Fund for Tobacco Harm Prevention and Fighting, ensuring to have mechanism to use the Fund appropriately, increase efficiency of prevention and fighting of tobacco’s harmful effects including illegally imported tobacco before September 30, 2015;

d) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant agencies in making submission to the Prime Minister for amendments and supplements to the Decision No. 72/2013/QD-TTg dated November 26, 2013 regulating financial policies toward border-gate economic zones; annul regulations on incentives of VAT, import taxes that are currently taken advantage of for frauds that cause loss to the state budget before July 31, 2015;

dd) Preside over and cooperate with relevant agencies in submitting to the Prime Minister the draft decision on promulgation of regulations on coordination in the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits (replacing the Prime Minister’s Decision No. 65/2010/QD-TTg dated October 25, 2010) before September 30, 2015;

e) Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural development, the Ministry of Health, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Information and Communications in submitting to the Government the Project for improving efficiency of inspection, investigation into food safety, hygiene, and quarantine with respect to exported goods and imported goods; inspect quality standards for exported goods and imported goods, production and trading conditions for product items within line management before June 30, 2015;

6. The Ministry of Industry and Trade:

a) Check, correct and complete policies on border trade, trade zones, policies on trading of imported and exported goods, temporary importation for exportation, clear away any act of taking advantages for smuggling and trade frauds;

b) Provide guidance on stepping up development of production and domestic markets; encourage and support businesses in building product brands and corporate brands;

c) Direct market surveillance forces to reinforce inspection and dealing with violations of trade activities; cooperate with functional forces in razing hot spots of trading illegally imported goods, counterfeit goods, goods in violation of food safety, intellectual property rights, especially in the administrative divisions of Hanoi and Ho Chi Minh City;

d) Preside over and cooperate with the Ministry of Finance in making submission to the Prime Minister for amendments and supplements to the Decision No. 254/2006/QD-TTg dated November 07, 2006 managing border trade activities with countries of the same border before June 30, 2015;

dd) Preside over and cooperate with relevant ministries, sectors in making submission to the Government for amendments and supplements to the Decree No. 185/2013/ND-CP dated November 15, 2013 regulating penalties for administrative violations of trade activities, production and trading of counterfeit goods, banned products and protection of consumers rights, and other relevant legal documents toward increasing imposition of financial punishment on acts of smuggling and transport and trade of illegally imported cigarettes;

7. The Ministry of Science and Technology

a) Reinforce management of protection of intellectual property rights; promptly make checks, amendments and supplements to the regulations on intellectual property as a way to correct newly generated issues;

b) Preside over and cooperate with relevant ministries, departments in making checks and overcoming overlap of verification of goods; gradually consolidate goods verifying organizations in order to provide results of verification quickly, accurately, conveniently; opportunely serve state inspection, investigation and dealing with acts of smuggling, trade frauds and counterfeits.

8. Annually, the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Science and Technology shall formulate and execute action plans in order to fundamentally deal with production and trading of counterfeit medicinal products; production and trading of counterfeit and poor-quality fertilizers, pesticides, veterinary medicine, animal feeds, aqua feeds, and biological preparations used in agriculture;The plan shall be sent to the National Steering Committee 389 (throughthe Ministry of Finance);

9. Government Inspectorate shall reinforce inspection of compliance with legal policies with respect to activities of investigation, inspection by state management agencies having a function of fighting smuggling, trade frauds and counterfeits in order to prevent, discover, deter and deal with violations in the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits.

10. The Ministry of Home Affairs:

a) Preside over and cooperate withthe National Steering Committee 389, ministries, sectors and localities in proposing commendation for collectives, individuals that accomplish achievements in the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits;

b) Cooperate with the Ministry of Justice, relevant ministries and sectors in checking and reforming administrative procedures directly related to businesses’ production and trading;

11. The Ministry of Information and Communications, Vietnam Television, Voice of Vietnam, Vietnam News Agency and other media agencies shall cooperate with the ministries, sectors and localities, functional forces in building programs of communication and propaganda about the laws, harmful effects of smuggling, trade frauds and counterfeits to increase awareness and responsibility of officials, public servants and citizens in the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits; praise positive role models, localities and units that accomplish excellent results in the performance of their duties and at the same time criticize misconducts, corruption and lack of responsibility;

12. The Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Transport, the Ministry of Planning and Investment, the State Bank and relevant ministries, departments shall be responsible for carrying out implementation of solutions in the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits within their functions and duties; take part in and coordinate the fight at the request of presiding agency or the Prime Minister, National Steering Committee 389.

13. Make proposals to the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court for close cooperation with Governmental agencies in accelerating investigation, prosecution, adjudication of crimes involving smuggling, trade frauds and counterfeits;

14. Make proposals to Central Committee of Vietnamese Fatherland Front and member organizations for close cooperate with the ministries, departments and authorities in conducting campaigns for participation in the fight against smuggling, trade frauds and counterfeits;

15. Vietnam Chamber of Commerce and Industry, businesses, Vietnam Association for Anti-counterfeiting and Trademark Protection, enterprise associations, trade associations and media agencies shall actively cooperate with regulatory agencies in discovering, deterring and dealing with acts of smuggling, trade frauds and production, trading of counterfeits.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, the Presidents ofPeople’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall be responsible for executing this Resolution, providing instructions on the formulation of programs, plans along with other measures; On a six-month basis, carrying out preliminary and general summary including assessment of responsibilities of leaders and making the report to the National Steering Committee 389 (through the Ministry of Finance) for compilation and submission to the Government.Results of the implementation of this Resolution shall be put in assessment of performance of individualMinistries, sectors and localities at the Government’s annual meeting sessions in December./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 41/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất