Nghị định 40/CP của Chính phủ về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa

thuộc tính Nghị định 40/CP

Nghị định 40/CP của Chính phủ về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:40/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:05/07/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 40/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 40/CP NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 1996 VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

CHÍNH PHỦ

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

- Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 2 tháng 12 năm 1994;

- Căn cứ Pháp lệnh cảnh sát nhân dân ngày 28 tháng 1 năm 1989 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 6 của Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 6 tháng 7 năm 1995;

- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;

- Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.-

1. Nghị định này quy định về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, nhằm đảm bảo an toàn về người, phương tiện, tài sản của Nhà nước và của nhân dân.

2. Người, phương tiện tham gia giao thông và sử dụng các công trình giao thông đường thuỷ nội địa phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định này.

3. Người và phương tiện hoạt động trong vùng nước cảng biển đầu tiên trong sông và luồng tầu biển đã được cấp có thẩm quyền công bố cho phép phương tiện ra vào hoạt động không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

4. Đối với đường thuỷ nội địa trùng với đường biên giới quốc gia giữa Việt Nam và các nước, ngoài việc chấp hành các quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ các điều khoản của Hiệp định về biên giới mà Việt Nam đã ký kết.

Điều 2.- Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi cá nhân có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

Điều 3.- Các cơ quan Nhà nước phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân thi hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

Điều 4.-

1. Mọi hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

2. Những người thi hành công vụ về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa không làm tròn nhiệm vụ, sách nhiễu, gây phiền hà, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 5.- Các thuật ngữ dùng trong Nghị định này được hiểu như sau:

1. Đường thuỷ nội địa bao gồm các tuyến đường thuỷ có khả năng khai thác giao thông vận tải trên các sông, kênh, rạch, cửa sông, hồ, ven vịnh, ven bờ biển, đường ra đảo, đường nối các đảo thuộc nội thuỷ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Các công trình giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm:

Luồng chạy tàu, thuyền; âu thuyền; kè; đập (trừ kè, đập thuỷ lợi); cảng, bến, kho bãi; phao tiêu báo hiệu và các công trình thiết bị phụ trợ khác, trong Nghị định này gọi chung là công trình giao thông.

3. Chướng ngại vật là do thiên nhiên hoặc con người gây nên, ảnh hưởng đến giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.

4. Cảng (bến) chuyên dùng là cảng (bến) xếp, dỡ hàng hoá, vật tư phục vụ cho dây chuyền sản xuất, không có chức năng kinh doanh xếp, dỡ hàng hoá.

5. Vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa bao gồm: vùng nước trước cảng, bến; vùng neo đậu; vùng chuyển tải và luồng dẫn từ vùng nước trước cảng, bến đến luồng chạy tàu, thuyền trong Nghị định này gọi chung là vùng nước cảng, bến.

6. Luồng rộng là luồng có chiều rộng dải tầu chạy lớn hơn hoặc bằng 5 lần chiều dài của phương tiện, tại vị trí phương tiện đó đang hoạt động.

7. Luồng hẹp là luồng có chiều rộng dải tầu chạy nhỏ hơn 5 lần chiều dài của phương tiện, tại vị trí phương tiện đó đang hoạt động.

8. Phương tiện thuỷ nội địa (trong Nghị định này gọi chung là phương tiện) bao gồm:

a. Tầu, thuyền có động cơ hoặc không có động cơ;

b. Bè mảng;

c. Các cấu trúc nổi được sử dụng vào mục đích giao thông, vận tải hoặc kinh doanh dịch vụ trên đường thuỷ nội địa.

9. Đậu là phương tiện đứng yên nhờ neo hoặc các dây chằng buộc khác.

10. Đò là loại phương tiện thuỷ cỡ nhỏ dùng để chở hành khách, hàng hoá, chuyển động bằng chèo, buồm, dây kéo hoặc bằng máy công suất không quá 15CV, trọng tải không quá 5 tấn hoặc dưới 13 khách được thiết kế và đóng theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc theo kinh nghiệm dân gian.

a. Đò ngang là đò vận chuyển hành khách, hàng hoá ngang qua sông, kênh.

b. Đò dọc là đò vận chuyển hành khách, hàng hoá đi dọc sông, kênh, hồ khoảng cách không quá 10km.

c. Đò màn là phương tiện cập vào tầu khách để đón, trả hành khách trong khi tầu khách đang hành trình.

11. Phương tiện thuỷ gia dụng là phương tiện chỉ phục vụ cho cá nhân, gia đình, không tham gia kinh doanh vận tải, có trọng tải không quá 5 tấn hoặc công suất máy không quá 15CV.

12. Phương tiện cơ giới là phương tiện di chuyển nhờ động cơ.

13. Phương tiện thô sơ là phương tiện dùng sức người, vật, gió, nước làm động lực để di chuyển.

14. Đoàn tàu lai kéo là đoàn tầu được liên kết với nhau gồm các phương tiện làm nhiệm vụ kéo (gọi là tàu kéo) và các phương tiện bị kéo.

15. Đoàn tầu lai đẩy là đoàn tầu được liên kết với nhau gồm các phương tiện làm nhiệm vụ đẩy (gọi là tầu đẩy) và các phương tiện bị đẩy.

16. Đoàn tầu lai áp mạn là đoàn tầu được liên kết với nhau gồm các phương tiện làm nhiệm vụ lai và các phương tiện bị lai áp mạn một bên hoặc hai bên.

17. Đoàn tầu lai hỗn hợp là đoàn tầu được liên kết với nhau gồm các phương tiện làm nhiệm vụ lai và các phương tiện bị lai ghép theo đội hình hỗn hợp:

a. Lai kéo với lai đẩy;

b. Lai kéo với lai áp mạn; c. Lai đẩy với lai áp mạn;

d. Vừa lai kéo, vừa lai đẩy, vừa lai áp mạn.

18. Phương tiện đang hành trình là phương tiện đang di chuyển hoặc đứng yên không nhờ neo.

19. Phương tiện chạy cắt đường nhau là ban ngày phương tiện này chỉ trông thấy một bên mạn của phương tiện kia, ban đêm chỉ trông thấy một đèn mạn (xanh hoặc đỏ) của phương tiện kia.

20. Phương tiện mất chủ động là phương tiện đang hành trình, vì trường hợp đặc biệt nào đó đã không còn khả năng hoạt động theo ý muốn của người điều khiển.

21. Tín hiệu là những thông tin bằng âm hiệu, đèn hiệu, cờ hiệu và dấu hiệu được dùng để liên lạc nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông trên đường thuỷ nội địa.

22. Người tham gia giao thông là người thuyền viên và người sử dụng các loại phương tiện thuỷ gia dụng; người làm các công việc khác hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

23. Thuyền viên là những người làm việc trên phương tiện thuỷ nội địa theo chức danh tiêu chuẩn quy định (trừ những người làm việc trên phương tiện gia dụng).

24. Thuyền trường hoặc người điều khiển phương tiện là người chỉ huy cao nhất trên phương tiện, trong Nghị định này gọi chung là thuyền trưởng.

25. Hành khách là người trên phương tiện chở khách trừ thuyền viên, những người thuộc gia đình thuyền viên cùng sinh sống trên phương tiện và những người được phân công làm nhiệm vụ trên phương tiện.

Điều 6.-

1. Khi xảy ra tai nạn giao thông thuyền trưởng phải lập tức tìm mọi biện pháp cứu người, tài sản, bảo vệ các dấu vết và hiện trường ở điều kiện cho phép, đồng thời báo cáo cho Uỷ ban nhân dân địa phương, công an hoặc đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa gần nhất.

2. Người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn phải có trách nhiệm cứu nạn. Người trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Phương tiện, tài sản của người bị nạn phải được bảo vệ chu đáo. Nghiêm cấm dùng vũ lực và mọi hành vi khác gây nguy hại cho người, phương tiện, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn. Mọi hành vi cản trở người thi hành công vụ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Người có liên quan trực tiếp đến tai nạn phải có mặt tại hiện trường khi nhà chức trách tiến hành lập biên bản.

5. Uỷ ban nhân dân địa phương nơi xảy ra tai nạn phải tổ chức cứu nạn, bảo vệ hiện trường và chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết hậu quả tai nạn.

Điều 7.-

1. Lực lượng cảnh sát giao thông chỉ được lập trạm kiểm tra ở những nơi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép và chỉ được kiểm tra những phương tiện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

2. Nghiêm cấm tuỳ tiện dừng phương tiện để kiểm tra.

CHƯƠNG II

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ, UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VỀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

Điều 8.- Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

1. Ban hành tiêu chuẩn ngành về: kỹ thuật công trình giao thông đường thuỷ nội địa; kỹ thuật các loại phương tiện thuỷ; hành nghề thiết kế, đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa; công bố mở (đóng) luồng chạy tàu, thuyền, cảng, bến; cơ sở vật chất kỹ thuật, giáo viên của các trường, lớp đào tạo thuyền viên và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

2. Ban hành quy tắc báo hiệu đường thuỷ nội địa Việt Nam.

3. Quy định tổ chức hoạt động của cảng vụ đường thuỷ nội địa ở những khu vực cần thiết.

4. Kiểm tra kỹ thuật các loại phương tiện thuỷ nội địa (trừ phương tiện phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng).

5. Đăng ký, cấp biển số, quản lý các loại phương tiện thuỷ nội địa (trừ phương tiện phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng và phương tiện đánh bắt thuỷ sản).

6. Cấp giấy phép vận tải hàng hoá, hành khách cho phương tiện thuỷ nội địa tham gia kinh doanh vận tải.

7. Cấp phép sử dụng vùng nước có liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa.

8. Tổ chức đào tạo, sát hạch, cấp bằng tốt nghiệp, bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên.

9. Thanh tra bảo vệ công trình giao thông, xử lí vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

10. Phối hợp với Bộ Nội vụ theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa để có các biện pháp ngăn chặn tai nạn xẩy ra.

Điều 9.- Trách nhiệm của Bộ Nội vụ

1. Kiểm tra kỹ thuật, đăng ký, quản lý phương tiện thuỷ nội địa của lực lượng công an nhân dân (trừ phương tiện làm nhiệm vụ kinh tế do Bộ Giao thông vận tải đăng ký, kiểm tra kỹ thuật và cấp phép hoạt động).

2. Tổ chức kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

3. Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

4. Tổ chức điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông. Chủ trì và phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thống kê, theo dõi, phân tích và kết luận nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa, đề xuất các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa.

5. Lập các trạm kiểm soát giao thông đường thuỷ nội địa. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các trạm kiểm soát giao thông.

6. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ đơn vị quản lý công trình giao thông và lực lượng thanh tra giao thông trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa.

Điều 10.- Trách nhiệm của Bộ Thuỷ sản

1. Đăng ký, cấp biển số, quản lý các phương tiện đánh bắt thuỷ sản.

2. Giao vùng nước để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản có liên quan đến luồng chạy tầu, thuyền và hành lang bảo vệ luồng sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.

3. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành đánh bắt thuỷ sản không gây ảnh hưởng giao thông trên luồng chạy tầu, thuyền.

4. Đưa nội dung pháp luật giao thông vận tải đường thuỷ nội địa vào các trường đào tạo thuyền viên tầu cá theo chương trình quy định.

Điều 11.- Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Kiểm tra kỹ thuật, đăng ký, quản lý phương tiện thuỷ nội địa thuộc Bộ Quốc phòng (trừ phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế do Bộ Giao thông vận tải đăng ký, kiểm tra kỹ thuật và cấp phép hoạt động).

2. Chỉ đạo các đơn vị quân đội khi sử dụng phương tiện thuỷ hoạt động trên đường thuỷ nội địa, phải chấp hành pháp luật về giao thông vận tải và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ chiến đấu, diễn tập quân sự và những nhiệm vụ khẩn cấp theo lệnh của cấp có thẩm quyền).

3. Đưa nội dung pháp luật về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa vào các trường đào tạo thuyền viên của Bộ Quốc phòng theo chương trình quy định.

Điều 12.- Trách nhiệm của Bộ Thương mại

Khi lập kế hoạch nhập khẩu phương tiện thuỷ nội địa hàng năm phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải về số lượng, chủng loại phương tiện được nhập trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật và tình hình luồng lạch, cảng, bến hiện tại.

Điều 13.- Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

Khi xây dựng dự án và trước khi thực hiện các công việc sau đây phải được sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải:

1. Xây dựng các công trình vượt sông, các công trình trong phạm vi bảo vệ đường thuỷ nội địa;

2. Vận hành các công trình liên quan đến điều tiết nước có ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ nội địa (trừ trường hợp có liên quan đến chống lũ).

3. Khai thác tài nguyên khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đường thuỷ nội địa;

Điều 14.- Trách nhiệm của các cơ quan thông tin, tuyên truyền:

Các cơ quan thông tin, báo chí, đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và không thu phí.

Điều 15.- Trách nhiệm của Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Tổ chức, chỉ đạo các ngành trong phạm vi quản lý của địa phương và Uỷ ban nhân dân huyện (quận), xã (phường) tiến hành mọi biện pháp cần thiết để:

a. Thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương;

b. Đăng ký, cấp phép hoạt động phương tiện thuỷ nội địa theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

c. Đào tạo thuyền viên, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

2. Tổ chức sắp xếp các bến, bãi, nơi neo đậu phương tiện; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản; họp chợ trên đường thuỷ nội địa tại địa phương.

3. Thực hiện các biện pháp chống thải bùn, cát, đất, đá, sỏi, rơm rạ, các chất thải công nghiệp chưa qua xử lý, chất thải dân sinh xuống đường thuỷ nội địa; bảo vệ phao tiêu báo hiệu, các công trình giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương.

4. Căn cứ pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giao thông vận tải và tình hình thực tế của địa phương, từng bước giải toả việc lấn chiếm luồng và hành lang bảo vệ luồng chạy tầu, thuyền tại địa phương.

5. Tổ chức cứu người, phương tiện, tài sản và giải quyết hậu quả khi có tai nạn giao thông xảy ra trên đường thuỷ nội địa tại địa phương.

6. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục thực hiện pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa cho các đối tượng có liên quan tại địa phương.

7. Tổ chức kiểm tra việc thi hành nhiệm vụ của các lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương; kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo thẩm quyền.

CHƯƠNG III

QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

Điều 16.- Đơn vị quản lý công trình giao thông đường thuỷ nội địa có trách nhiệm đảm bảo trạng thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình.

Khi phát hiện công trình giao thông đường thuỷ nội địa có hư hại đe doạ an toàn giao thông phải có biện pháp xử lý kịp thời, hướng dẫn giao thông để ngăn ngừa tai nạn và phải chịu trách nhiệm đối với tan nạn giao thông xảy ra nếu không làm hết trách nhiệm của mình.

Điều 17.-

1. Trường hợp xảy ra tai nạn chìm đắm phương tiện, sau khi cứu nạn người, tài sản, thuyền trưởng phải đặt và bảo quản báo hiệu; trục vớt phương tiện theo thời hạn quy định của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa.

2. Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa phối hợp với cảnh sát giao thông, báo cáo chính quyền địa phương có biện pháp khắc phục nhanh chóng để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.

Điều 18.-

1. Chủ chướng ngại vật khi trục vớt, thanh thải nếu có ảnh hưởng đến giao thông phải có ý kiến của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền.

2. Chủ công trình chỉ được thi công khi đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và phải có giấy phép của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền.

3. Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi các công trình, chướng ngại vật có ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ nội địa.

4. Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa tiến hành xử lý công trình, chướng ngại vật trong trường hợp chủ công trình, chủ chướng ngại vật không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định; chủ công trình, chủ chướng ngại vật phải chịu mọi chi phí.

Điều 19.-

1. Khi xây dựng dự án và trước khi thi công các công trình sau đây trên đường thuỷ nội địa phải có sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải:

a. Các cầu vĩnh cửu, tạm thời;

b. Các đường dây điện, đường dây thông tin, các đường ống dẫn trên không và dưới lòng sông;

c. Các bến phà;

d. Các kè bảo vệ đê, các công trình có liên quan đến phòng chống lụt, bão có ảnh hưởng đến luồng chạy tầu, thuyền.

Ngoài các công trình trên đây, khi xây dựng các công trình khác trên đường thuỷ nội địa phải được phép của cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa.

2. Chủ công trình phải thanh thải không để lại chướng ngại vật khi thi công xong các công trình trên đường thuỷ nội địa.

Điều 20.-

1. Các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản có liên quan đến phạm vi bảo vệ đường thuỷ nội địa phải có giấy phép của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền và phải thực hiện đầy đủ nội dung ghi trong giấy phép.

Các phương tiện đánh bắt thuỷ sản lưu động không được gây trở ngại cho giao thông đường thuỷ, không làm hư hại đến công trình giao thông.

Khi luồng chạy tầu, thuyền thay đổi, chủ các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản phải di chuyển, thu hẹp hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền.

2. Khi chấm dứt khai thác, chủ các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản phải thanh thải hết các chướng ngại vật.

Điều 21.-

1. Cấm đổ đất, cát, sỏi, đá, rơm rạ, các chất thải khác xuống đường thuỷ nội địa.

2. Cấm làm hư hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất, làm mất tác dụng của các báo hiệu.

3. Trường hợp nạo vét luồng lạch phải đổ bùn, đất đúng nơi quy định.

CHƯƠNG IV

NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG

Điều 22.-

1. Thuyền viên trên phương tiện phải có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đúng với chức danh, phù hợp với loại phương tiện do Bộ Giao thông vận tải quy định và phải được cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành đăng ký vào danh bạ thuyền viên (thuyền viên làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ quy định).

2. Người điều khiển phương tiện thuỷ gia dụng nếu hoạt động trên tuyến đường thuỷ nội địa phải học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và được cấp giấy chứng nhận.

Điều 23.- Nghiêm cấm thuyền viên hoặc sử dụng thuyền viên trên phương tiện làm việc trong tình trạng sau:

1. Sức khoẻ không đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ theo quy định;

2. Trong máu có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 25mg/1 lít khí thở hoặc các chất kích thích khác.

Điều 24.-

1. Các phương tiện tham gia giao thông (trừ phương tiện gia dụng) phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành và phải có các giấy tờ sau:

a. Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa;

b. Danh bạ thuyền viên; trường hợp cả gia đình sống trên phương tiện phải có sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú;

c. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật;

d. Giấy phép vận tải trên đường thuỷ nội địa (đối với phương tiện kinh doanh vận tải).

2. Số đăng ký và tên phương tiện phải được kẻ bằng sơn, theo đúng quy định.

Điều 25.- Tầu, thuyền nước ngoài chỉ được vận chuyển hàng hoá, hành khách trên đường thuỷ nội địa Việt Nam khi được phép của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 26.- Phương tiện chỉ được phép khai thác đúng với công dụng, vùng hoạt động, tuyến luồng đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép. Cấm phương tiện chuyên chở hàng hoá quá dấu chở hàng hoặc chở hành khách quá số lượng quy định. Về mùa lũ phải giảm tải đến mức không nguy hiểm để tránh tai nạn có thể xảy ra.

Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc giảm tải trong mùa lũ.

Điều 27.- Hàng hoá phải sắp xếp gọn gàng không được làm mất ổn định phương tiện, không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển. Không được xếp hàng hoá vượt kích thước theo chiều ngang và chiều dọc của phương tiện.

Điều 28.- Phương tiện chở khách phải đăng ký bến đi, bến đến và phải đón trả khách đúng bến quy định. Tầu khách và đò dọc phải có danh sách hành khách.

Điều 29.- Tầu khách phải đảm bảo tiêu chuẩn chỗ ngồi theo quy định. Lối đi lại của hành khách phải dễ dàng, thuận tiện. Không được để người ngồi trên mui và hai bên mạn phương tiện.

Điều 30.- Tầu khách và đò dọc phải có nội quy an toàn. Trước khi khởi hành, thuyền trưởng hoặc người lái đò phải phổ biến nội quy và cách sử dụng các trang bị an toàn cho hành khách biết.

Điều 31.-

1. Không được chở chung trâu, bò, ngựa và những động vật lớn khác với hành khách. Những động vật nhỏ nếu cần chuyên chở phải nhốt trong lồng, cũi và không làm ảnh hưởng đến hành khách.

2. Cấm phương tiện chở khách, chở các chất độc hại, dễ nổ, dễ cháy và các chất nguy hiểm khác có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của hành khách.

Điều 32.- Phương tiện vận chuyển hàng hoá độc hại, chất nổ hoặc các chất nguy hiểm khác phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải có ký hiệu riêng theo quy định; phải chấp hành đúng quy định về phòng chống độc hại; phòng chống cháy, nổ.

Điều 33.- Tổ chức, cá nhân muốn đóng mới phương tiện thuỷ nội địa phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về việc cấp phép đóng mới phương tiện thuỷ nội địa.

Điều 34.- Các phương tiện đóng mới, hoán cải (trừ phương tiện gia dụng) phải được cơ quan Đăng kiểm duyệt hồ sơ thiết kế và giám sát kỹ thuật khi thi công.

Tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế phương tiện thuỷ nội địa phải được Bộ Giao thông vận tải cấp phép.

Điều 35.- Các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ phải có đủ các điều kiện về thiết bị, công nghệ và phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải cho phép hành nghề.

Điều 36.- Kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa để cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật chỉ được thực hiện các cơ sở do Bộ Giao thông vận tải quy định.

Cơ quan đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa phải có đủ các thiết bị, dụng cụ kiểm tra; khi kiểm tra kỹ thuật phương tiện phải thực hiện đúng các quy phạm, tiêu chuẩn do Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết luận sau khi kiểm tra.

CHƯƠNG V

CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA

Điều 37.- Cảng, bến thuỷ nội địa (trừ cảng, bến quân sự có quy định riêng) phải đủ hồ sơ thủ tục và phải được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động; phải được ghi vào danh bạ cảng, bến thuỷ nội địa theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 38.-

1. Cảng, bến thuỷ nội địa phải có các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; an toàn kỹ thuật; phòng chống cháy, nổ; trật tự, an toàn khu vực và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

2. Cảng, bến thuỷ nội địa phải có phao tiêu báo hiệu xác định phạm vi vùng nước; có đủ chỗ cho phương tiện buộc dây, đậu đỗ an toàn. 3. Cầu tầu phải có đệm chống va, có đủ cột bích; có cầu thang cho người lên xuống.

Các bến đò phải có cầu cho hành khách lên xuống.

Ban đêm cầu tầu và bến phải có đủ ánh sáng.

4. Các thiết bị xếp dỡ hàng hoá phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.

Điều 39.-

1. Nghiêm cấm mở cảng, bến thuỷ nội địa tuỳ tiện không theo quy định tại các Điều 37, 38 của Nghị định này.

2. Nghiêm cấm cảng, bến thuỷ nội địa xếp hàng hoá hoặc nhận hành khách xuống phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật; chở quá tải (quá dấu chở hàng hoặc quá mớn nước đăng ký hoặc vượt quá số lượng hành khách và hàng hoá quy định).

Điều 40.- Thuyền viên của các phương tiện thuỷ hoạt động trong phạm vi vùng nước của cảng, bến thuỷ nội địa phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến.

Điều 41.-

1. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thuỷ nội địa là cảng vụ thuỷ nội địa.

2. Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cảng vụ thuỷ nội địa.

CHƯƠNG VI

QUY TẮC VÀ TÍN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

PHẦN I: QUY TẮC GIAO THÔNG

Điều 42.- Quy định chung về đi và tránh nhau của phương tiện thuỷ nội địa:

1. Khi hành trình, phương tiện phải đi hẳn về một bên của luồng.

2. Phương tiện đi ngược hướng gặp nhau phải tránh nhau về phía mạn phải của mình.

3. Phương tiện đi xuôi nước được ưu tiên, phương tiện đi ngược nước phải nhường đường.

4. Phương tiện được ưu tiên phải chủ động phát tín hiệu xin đường trước và phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để phương tiện phải nhường đường tránh được an toàn.

Điều 43.- Phương tiện cơ giới chạy cắt đường nhau:

Phương tiện nào nhìn thấy phương tiện kia bên mạn phải của mình (ban đêm nhìn thấy đèn đỏ của phương tiện kia) thì phải nhường đường cho phương tiện kia.

Điều 44.- Phương tiện cơ giới lai áp mạn tránh nhau ở luồng hẹp:

1. Trường hợp phương tiện lai đi ngược nước, phương tiện không lai đi xuôi nước: cả hai phương tiện đều phải giảm tốc độ, phương tiện lai đi thật sát vào bên luồng phía mạn phải của mình và nếu cần thì phải dừng lại, dồn các phương tiện bị lai ra đằng sau để phương tiện không lai đi xuôi nước có đủ luồng đi.

2. Trường hợp phương tiện lai đi xuôi nước, phương tiện không lai đi ngược nước: cả hai phương tiện đều phải giảm tốc độ, phương tiện không lai đi thật sát về một bên luồng phía mạn phải, nếu cần thiết thì phải dừng lại. Phương tiện lai, nếu cần thiết phải dồn các phương tiện bị lai ra đằng sau.

3. Trường hợp cả hai phương tiện đều lai: cả hai phương tiện đều phải giảm tốc độ, nếu cần thiết thì phương tiện đi ngược nước phải dừng lại, dồn các phương tiện bị lai ra đằng sau và nếu cần thiết nữa thì phương tiện đi xuôi nước cũng phải làm như phương tiện đi ngược nước.

4. Trường hợp nước đứng: phương tiện không lai phải nhường đường cho phương tiện lai. Nếu cần thiết thì phương tiện lai phải dồn phương tiện bị lai ra đằng sau.

Điều 45.- Phương tiện cơ giới tránh nhau ở luồng rộng:

Nếu luồng rộng, phương tiện cơ giới không bắt buộc phải tránh nhau theo quy tắc chung, phương tiện đi xuôi nước có quyền ưu tiên chọn phía đi thuận lợi cho sự điều động của mình nhưng phải chủ động phát tín hiệu điều động (quy định tại Điều 61 của Nghị định này).

Điều 46.- Phương tiện cơ giới nhỏ gặp phương tiện cơ giới lớn:

Phương tiện cơ giới nhỏ phải nhường đường cho phương tiện cơ giới lớn và các đoàn lai.

Điều 47.-

Phương tiện cơ giới tránh nhau ở nơi luồng giao nhau hoặc quãng sông khúc khuỷu:

1. Phương tiện nào đến trước được ưu tiên đi trước, phương tiện đến sau phải nhường đường.

2. Nếu các phương tiện cùng đến vị trí luồng giao nhau hoặc quãng sông khúc khuỷu thì tránh nhau theo quy tắc chung quy định tại Điều 42 của Nghị định này.

3. Nếu cùng đi xuôi nước hay cùng đi ngược nước hoặc nước đứng thì xác định ưu tiên và nhường đường theo trường hợp phương tiện cơ giới chạy cắt đường nhau.

*. Phương pháp tránh nhau:

Đến gần nơi luồng giao nhau hoặc quãng sông khúc khuỷu, nếu có thể nhìn xa khoảng 500m bằng mắt thường thì phương tiện phát tín hiệu một tiếng còi dài.

Tín hiệu còi phải phát đi phát lại nhiều lần và phương tiện phải đi sát luồng phía mạn phải của mình. Nếu luồng hẹp, phương tiện đi ngược nước phải dừng lại cách nơi luồng giao nhau hoặc quãng sông khúc khuỷu khoảng 300m chờ phương tiện đi xuôi nước qua khỏi, mới đi. Nếu không nhìn xa được khoảng 500m thì phương tiện phải giảm tốc độ và cũng phát tín hiệu như trên. Phương tiện đi ngược nước nghe thấy tín hiệu phải dừng lại và phát tín hiệu còi theo quy định. Phương tiện đi xuôi nước nghe thấy tín hiệu của phương tiện đi ngược nước phải phát ngay tín hiệu điều động theo quy định để phương tiện đi ngược nước biết mà tránh.

Điều 48.- Phương tiện thô sơ gặp phương tiện cơ giới:

Phương tiện thô sơ phải nhường đường, không được chạy cắt ngang trước mũi của phương tiện cơ giới. Riêng bè gặp phương tiện cơ giới thì phương tiện cơ giới phải tránh.

Điều 49.- Trường hợp nước đứng:

Phương tiện nào phát tín hiệu xin đường trước được đi về phía mình đã báo, phương tiện kia bắt buộc phải tuân theo.

Điều 50.- Thuyền có dây kéo trên bờ tránh nhau:

1. Trường hợp thuyền có dây kéo gặp thuyền không có dây kéo, thuyền có dây kéo tránh về phía dây kéo.

2. Trường hợp hai thuyền đều có dây kéo gặp nhau, dây kéo cùng ở một bên bờ, một chiếc chở nặng, một chiếc chở nhẹ hay đi không: thuyền chở nhẹ hay đi không tránh thuyền chở nặng về phía dây kéo của mình.

3. Trường hợp hai thuyền có dây kéo cùng ở một bên bờ, cả hai thuyền cùng chở nặng hoặc cùng chở nhẹ hay cùng đi không: thuyền đi ngược nước tránh thuyền đi xuôi nước về phía dây kéo của mình. Nếu nước đứng thì tránh nhau về phía mạn phải của mình.

Điều 51.- Thuyền buồm tránh nhau:

1. Một chiếc dương buồm một chiếc không dương buồm, chiếc không dương buồm phải tránh chiếc dương buồm.

2. Cả hai thuyền đều dương buồm:

a. Thuyền đi thuận gió tránh thuyền đi ngược gió

b. Thuyền được gió mạn trái tránh thuyền được gió mạn phải (mạn được gió của thuyền là mạn đối hướng với mạn có cánh buồm chính).

c. Thuyền đi trên gió phải tránh thuyền đi dưới gió.

Điều 52.- Phương tiện vượt nhau:

1. Nguyên tắc chung: Khi một phương tiện theo kịp một phương tiện khác bao giờ cũng có quyền vượt, trừ những trường hợp sau đây:

a. Phía trước có phương tiện đi lại hay có chướng ngại vật;

b. Nơi luồng giao nhau, ở quãng sông khúc khuỷu hoặc hẹp; c. Khi đi qua cầu, cống, âu, khu vực điều tiết giao thông;

d. Trường hợp xét thấy không an toàn.

2. Phương tiện cơ giới vượt nhau:

a. Phương tiện xin vượt khi còn cách phương tiện bị vượt khoảng 500m, phải phát một tiếng còi dài nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Phương tiện bị vượt nghe thấy âm hiệu của phương tiện xin vượt nếu không có gì cản trở thì phải lái về phía mạn phải của mình để phương tiện xin vượt, vượt về phía mạn trái của mình. Nếu vì một lý do nào đó không thể cho vượt được thì phương tiện bị vượt phải phát 5 tiếng còi ngắn (tín hiệu không thể nhường đường) cho phương tiện xin vượt biết. Những nơi luồng rộng, phương tiện bị vượt nếu vì một lý do nào đó không thể tránh sang phía mạn phải được thì phải phát hai tiếng còi ngắn và đi sang phía mạn trái, để phương tiện xin vượt, vượt về phía mạn phải của mình. Phương tiện xin vượt phát một tiếng còi ngắn rồi tiến lên về phía mạn phải để vượt.

b. Khi vượt nhau, phương tiện bị vượt phải giảm tốc độ và đợi phương tiện xin vượt vượt qua mình được khoảng 200m mới được phép đi theo hướng và tốc độ trước khi vượt nhau; phương tiện xin vượt phải giữ khoảng cách ngang giữa hai phương tiện ít nhất bằng chiều dài của phương tiện lớn hơn. Nếu trong luồng hẹp thì khoảng cách ngang này ít nhất là 5m.

Nếu cần thiết thì phương tiện bị vượt phải dừng lại, sát vào một bên luồng để cho phương tiện xin vượt, vượt được. Khi chưa vượt xa được khoảng 200m thì phương tiện xin vượt không được lái về phía đường đi của phương tiện vừa bị vượt.

c. Trường hợp phương tiện đi sau định vượt hoặc đang vượt nhưng xét thấy không thể vượt được thì phải giảm ngay tốc độ để giữ khoảng cách theo quy định tại Điều 53.

3. Phương tiện thô sơ vượt nhau:

a. Thuyền không có dây kéo vượt nhau: thuyền đi trước lái về phía mạn phải, thuyền đi sau vượt về phía mạn trái của mình.

b. Thuyền không có dây kéo vượt thuyền có dây kéo: Thuyền có dây kéo đi về phía dây kéo.

c. Thuyền có dây kéo vượt thuyền không có dây kéo: thuyền đi trước đi sang bờ phía không có dây kéo.

d. Thuyền có dây kéo vượt nhau: thuyền đi trước tránh về phía dây kéo của mình.

Điều 53.- Khoảng cách dọc giữa các phương tiện cùng đi một chiều:

Các phương tiện cơ giới, thuyền buồm cùng đi một chiều phải cách nhau ít nhất 100m khi đi nước ngược hoặc 300m khi đi nước xuôi.

Các bè đi cùng chiều phải cách nhau tối thiểu 500m.

Điều 54.- Giảm tốc độ:

Phương tiện đang đi phải giảm tốc độ ở những nơi có báo hiệu hạn chế tốc độ và trong những trường hợp sau:

1. Tránh nhau ở luồng hẹp;

2. Đi tới nơi luồng giao nhau hoặc quãng sông khúc khuỷu; qua những luồng hẹp;

3. Đi gần phương tiện đang làm công tác thuỷ văn hoặc đang thi công công trình, phương tiện bị nạn;

4. Đi gần những phương tiện ban ngày treo cờ chữ B, ban đêm thắp đèn đỏ sáng khắp bốn phía (360o);

5. Đi trong phạm vi các bến và những chỗ có nhiều thuyền đậu;

6. Không rõ đường đi do sương mù, mưa to hoặc các lý do khác;

7. Đi sát đê vào mùa nước lớn.

Điều 55.- Hành trình khi tầm nhìn xa bị hạn chế:

Khi có sương mù, mưa to hay có khói không trông rõ được khoảng 300m, các phương tiện phải giảm tốc độ và phát tín hiệu theo quy định. Phải cử người cảnh giới ở những nơi cần thiết.

Nếu không trông rõ đường, phương tiện phải đậu lại, cử người cảnh giới và cũng phải phát tín hiệu.

Điều 56.- Qua cầu, cống, âu và khu vực điều tiết giao thông:

1. Khi đi qua cầu (không mở thường xuyên), cống, âu, khu vực có điều tiết giao thông người điều khiển phương tiện phải triệt để tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên phụ trách cầu, cống, âu và khu vực có điều tiết giao thông. Cấm đi song hàng hay vượt nhau.

2. Nếu phải đậu lại ở khu vực tập kết, phương tiện phải tuân theo sự điều động của nhân viên phụ trách. Khi được phép đi, phương tiện nào đến trước đi trước, phương tiện đến sau đi sau (trừ phương tiện đi làm nhiệm vụ cứu nạn, làm nhiệm vụ khẩn cấp có lệnh của cơ quan có thẩm quyền).

Điều 57.- Phương tiện đậu trong bến:

Phương tiện vào bến phải đậu đúng chỗ quy định, buộc dây cẩn thận, có cầu bắc lên bờ cho hành khách lên xuống hoặc để bốc dỡ hàng hoá. Cầu phải vững chắc, có tay vịn hoặc dây căng thẳng thay cho tay vịn, khi cần thiết phải có lưới bảo vệ; để thuyền viên của các phương tiện đậu ở phía ngoài và những người thi hành công vụ đi qua phương tiện của mình.

Ngoài những quy định trên, các phương tiện đậu trong bến còn phải chấp hành đúng nội quy của bến.

Điều 58.- Phương tiện đậu ngoài bến:

1. Trường hợp đặc biệt khi được phép của cơ quan có thẩm quyền, các phương tiện cơ giới mới được đậu lại ở ngoài phạm vi bến để hành khách lên xuống hoặc bốc dỡ hàng hoá nhưng không được làm cản trở sự đi lại của các phương tiện khác. Các thuyền, đò đưa đón hành khách, chuyển tải hàng hoá chỉ được đến gần khi các phương tiện này đã đậu lại. Khi việc đưa đón khách hàng và bốc dỡ hàng hoá đã làm xong, trước khi chạy, phương tiện cơ giới phải phát âm hiệu và chờ cho các phương tiện nhỏ đi xa rồi mới nhổ neo để khởi hành.

2. Nếu vì bất cứ lý do gì phương tiện cần đậu lại thì phương tiện phải neo, buộc dây chắc chắn, thường xuyên có người trông coi.

Điều 59.- Các điều nghiêm cấm:

1. Cấm phương tiện đậu hay neo ở nơi luồng giao nhau, quãng sông khúc khuỷu, dưới cầu, gần các công trình và những nơi có báo hiệu cấm neo đậu;

2. Cấm phương tiện bám, buộc vào phương tiện khác hoặc cho phương tiện khác bám, buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình (trừ trường hợp có hợp đồng lai dắt, cứu hộ hoặc cứu nạn);

3. Cấm sử dụng đò màn để đưa đón khách;

4. Cấm các phương tiện buộc dây vào thành cầu, cửa cống, cửa âu và các phao tiêu, cột báo hiệu;

5. Cấm các phương tiện vô cớ dùng đèn pha chiếu vào các phương tiện khác đang hành trình;

6. Cấm các phương tiện lạm dùng quyền ưu tiên gây trở ngại cho việc điều động, an toàn của phương tiện phải nhường đường.

MỤC II: TÍN HIỆU

Điều 60.- Quy tắc chung:

A. Về âm hiệu:

1. Mọi phương tiện hoạt động phải trang bị còi hoặc chuông, kẻng. 2. Phương tiện cơ giới có công suất máy từ 30CV trở lên, âm hiệu còi phải nghe thấy được ở tầm xa tối thiểu 500m.

3. Phương tiện cơ giới có công xuất máy dưới 30 CV, âm hiệu còi phải nghe thấy được ở tầm xa tối thiểu 300m.

4. Tiếng còi dài từ 4-6 giây, tiếng còi ngắn chừng 1 giây, khoảng cách giữa các tiếng còi chừng 1 giây.

5. Phương tiện thô sơ dùng còi, chuông, kẻng phải nghe rõ âm thanh ở tầm xa tối thiểu 100m.

B. Về đèn hiệu:

1. Ban đêm từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc và ban ngày trong trường hợp ngoài 300m không trông rõ, các phương tiện phải thắp đèn theo quy định. Các loại đèn phải thắp liên tục, không được chờ khi thấy một phương tiện đến gần mới thắp sáng, sau đó lại tắt.

2. Đặc điểm của đèn:

a. Cường độ sáng của các loại đèn những đêm tối, trời quang: Đèn trắng của phương tiện loại A cách xa 1500m phải trông rõ.

Đèn trắng của phương tiện loại C, D, E cách xa 100m phải trông rõ.

Đèn mầu của phương tiện loại A, B cách xa 100m phải trông rõ.

Đèn mầu của phương tiện loại C, E, F cách xa 800m phải trông rõ.

b. Khoảng chiếu của các loại đèn hành trình trên các phương tiện loại A, B, C quy định như sau:

Đèn trắng mũi trên phương tiện loại A: 225o theo trục dọc phương tiện về phía trước mũi, phân đều ra hai bên mạn.

Đèn xanh ve trên phương tiện loại A và C: 112o30' theo đường song song với trục dọc phương tiện từ phía trước mũi qua mạn bên phải. Đèn đỏ trên phương tiện loại A và C: 112 o 30' theo đường song song với trục dọc phương tiện từ phía trước mũi qua mạn bên trái.

Đèn nửa xanh, nửa đỏ: nửa xanh ve mạn phải, nửa đỏ mạn trái trên phương tiện loại B, phạm vi mỗi phần ánh sáng 180o theo trục dọc phương tiện.

Đèn trắng sau lái trên phương tiện loại A và C: 135o từ phía sau lái theo trục dọc phương tiện phân đều ra hai bên mạn.

c. Các đèn xanh ve và đèn đỏ trên phương tiện loại A và C phải có giá chắn để đứng ở phía mũi bên phải không nhìn thấy đèn đỏ, đứng ở phía mũi bên trái không nhìn thấy đèn xanh ve.

Ngoài các đèn quy định cho phương tiện loại A, B, C của Điều này, các đèn khác quy định trong Nghị định này đều sáng bốn phía (360o).

C. Về dấu hiệu:

Các dấu hiệu phải treo từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn ở chỗ nhìn thấy rõ nhất, mầu sắc phải rõ ràng.

D. Về cờ hiệu:

Ý nghĩa của cờ hiệu tại Phụ lục số 1 kèm theo Nghị định này.

Điều 61.- Tín hiệu điều động:

1. Phương tiện đang chạy, khi trông thấy phương tiện khác, phải phát âm hiệu điều động thích hợp báo phía đi của mình:

a. Một tiếng ngắn có nghĩa là tôi đi bên phải của tôi. b. Hai tiếng ngắn có nghĩa là tôi đi bên trái của tôi.

c. Ba tiếng ngắn có nghĩa là tôi đang chạy lùi.

2. Ngoài những âm hiệu như quy định tại khoản 1 của Điều này, phương tiện có thể phát đồng thời tín hiệu ánh sáng:

a. Một chớp đèn có nghĩa là tôi đi bên phải của tôi. b. Hai chớp đèn có nghĩa là tôi đi bên trái của tôi.

c. Ba chớp đèn có nghĩa là tôi đang chạy lùi.

Mỗi chớp đèn kéo dài 1 giây, khoảng cách giữa các chớp khoảng 1 giây.

Đèn sử dụng để phát tín hiệu này phải là đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía, nhìn thấy ở khoảng cách ít nhất là 1000m.

Điều 62.- Tín hiệu thông báo:

Phương tiện thông báo tình trạng hoạt động của mình bằng âm hiệu như sau:

1. Bốn tiếng ngắn: gọi các phương tiện khác đến giúp đỡ.

2. Năm tiếng ngắn: không thể nhường đường được.

3. Một tiếng dài: chú ý, coi chừng, xin đường.

4. Hai tiếng dài: dừng lại.

5. Ba tiếng dài: sắp cập bến, rời bến, chào nhau.

6. Bốn tiếng dài: xin mở cầu, cống, âu.

7. Ba tiếng ngắn, tiếp theo ba tiếng dài, tiếp theo ba tiếng ngắn: có người ngã xuống nước.

8. Một tiếng dài, tiếp theo hai tiếng ngắn: phương tiện bị mắc cạn, phương tiện đo lưu lượng nước, phương tiện đang thi công công trình.

9. Hai tiếng dài, tiếp theo hai tiếng ngắn: phương tiện không làm chủ được sự điều động của mình.

10. Thuyền buồm: một tiếng ngắn được gió mạn phải, hai tiếng ngắn được gió mạn trái, ba tiếng ngắn được gió sau lái.

Điều 63.- Tín hiệu khi tầm nhìn xa hạn chế:

1. Khi có sương mù, mưa to hay có khói cách 300m không trông rõ các phương tiện phải phát âm hiệu sau:

a. Cách hai phút phát một tiếng dài: phương tiện đi chậm hay đã tắt máy nhưng còn trớn.

b. Cách hai phút phát hai tiếng dài: phương tiện đã tắt máy và không còn trớn.

2. —m hiệu phải phát liên tục đến khi trông rõ ở khoảng cách 300m.

Điều 64.- Phân loại phương tiện để bố trí tín hiệu:

Các phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa được chia ra 6 loại như sau:

Loại A: Phương tiện cơ giới có công suất máy từ 30 CV trở lên.

Loại B: Phương tiện cơ giới có công suất máy dưới 30CV.

Loại C: Sà lan, thuyền trọng tải từ 20 tấn trở lên.

Loại D: Sà lan, thuyền trọng tải dưới 20 tấn.

Loại E: Bè dài trên 25m, rộng trên 5m.

Loại F: Bè dài từ 25m, rộng từ 5m trở xuống.

Điều 65.- Đèn hành trình của các loại phương tiện đi một mình:

1. Loại A:

a. Một đèn trắng mũi trên trục dọc của tầu cao ít nhất 3m so với mặt nước khi tàu chở đủ tải.

b. Hai đèn mạn: đèn xanh ve bên phải, đèn đỏ bên trái, đặt ngang nhau gần với mặt phẳng thẳng đứng của mạn tàu. Vị trí đèn mạn phải đặt thấp hơn ít nhất 1/4 chiều cao đèn trắng mũi.

c. Một đèn trắng sau lái.

2. Loại B:

Một đèn nửa xanh, nửa đỏ sáng khắp bốn phía trên trục dọc của tàu cao ít nhất 2m so với mặt nước khi tàu chở đủ tải, đặt ở vị trí nhìn thấy rõ nhất.

3. Loại C:

a. Hai đèn mạn: đèn xanh ve bên phải, đèn đỏ bên trái.

b. Một đèn trắng sau lái.

4. Loại D:

Một đèn trắng sáng khắp bốn phía cao ít nhất 2m so với mặt boong.

5. Loại E:

a. Một đèn đỏ ở giữa bè.

b. Hai đèn trắng trên trục dọc giữa bè, một ở đầu, một ở cuối bè. Nếu bè rộng trên 15m thì bỏ đèn trắng ở trục dọc và thắp bốn đèn trắng ở bốn góc bè.

Các đèn trên, cao hơn mặt nước ít nhất 1,5m.

6. Loại F:

Một đèn đỏ giữa bè, cao hơn mặt nước ít nhất 1,5m.

Điều 66.- Tín hiệu trên đoàn tàu kéo:

1. Tín hiệu trên tàu kéo (là phương tiện loại A).

a. Ngoài những đèn hành trình quy định, ngay khi bắt dây lai, tầu kéo phải thắp thêm những đèn sau đây:

Một đèn trắng trên đèn trắng mũi, tổng cộng là hai đèn trắng mũi, nếu đoàn tàu kéo dài dưới 100m (tính từ mũi tầu kéo đến lái của phương tiện bị lai đi cuối cùng).

Hai đèn trắng trên đèn trắng mũi, tổng cộng là ba đèn trắng mũi, nếu đoàn lai dài từ 100 m trở lên.

Các đèn trắng thắp thêm phải cùng một kiểu với đèn trắng mũi, chiếc nọ đặt trên chiếc kia, cách nhau 1m trên trục thẳng đứng.

b. Ban ngày, mỗi đèn trắng mũi thay bằng một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3m ghép theo kiểu múi khế.

2. Tín hiệu trên tầu kéo (là phương tiện loại B):

a. Ngoài đèn nửa xanh, nửa đỏ, ngay khi bắt dây lai, tầu kéo phải lắp thêm một đèn trắng phạm vi chiếu sáng 360o trên cùng trục thẳng đứng và cao hơn đèn nửa xanh nửa đỏ 0,5m.

b. Ban ngày, thay vào vị trí đèn trắng và đèn nửa xanh nửa đỏ bằng hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3m ghép theo kiểu múi khế.

3. Tín hiệu trên phương tiện bị lai:

a. Phương tiện loại A và C chỉ thắp đèn mạn, chiếc cuối cùng thắp thêm một đèn trắng sau lái, sáng bốn phía, cách xa 1000m phải nhìn rõ cao ít nhất 3m tính từ mặt boong của phương tiện đó.

Nếu lai nhiều hàng, các phương tiện ở hàng ngoài cùng chỉ thắp một đèn mạn tương ứng theo phía của mình. Những chiếc ở không phải thắp đèn.

b. Phương tiện loại B, D, E, F thắp đèn như khi đi một mình.

c. Trường hợp tầu chỉ kéo theo một thuyền, trên thuyền không có người và từ lái thuyền đến lái của tàu không quá 6m thì thuyền không phải thắp đèn.

Điều 67.- Tín hiệu trên đoàn tầu lai áp mạn.

1. Tín hiệu trên tàu lai (là phương tiện loại A)

a. Ban đêm, ngoài các đèn quy định cho phương tiện loại mình, tàu lai phải thắp thêm một đèn trắng cao hơn đèn trắng mũi 1m cùng kiểu với đèn trắng mũi.

b. Ban ngày, mỗi đèn trắng mũi được thay bằng một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3m ghép theo kiểu múi khế.

2. Tín hiệu trên tàu lai (là phương tiện loại B)

Thực hiện như quy định đối với tàu kéo tại khoản 2 Điều 65.

3. Tín hiệu trên phương tiện bị lai:

a. Nếu là phương tiện loại A và C thắp đèn mạn và đèn lái.

b. Nếu là phương tiện loại B, D và F thì chiếc ngoài cùng thắp đèn như khi đi một mình. Các phương tiện ở giữa không phải thắp đèn.

c. Nếu là bè loại E thì chỉ thắp một đèn đỏ ở giữa bè, hai đèn trắng ở hai góc ngoài. Các đèn phải cao hơn mặt bè ít nhất là 1,5m.

Điều 68.- Tín hiệu trên đoàn tàu đẩy:

1. Tín hiệu trên tầu đẩy (là phương tiện loại A)

a. Ban đêm, ngoài các đèn quy định cho phương tiện loại mình, tàu đẩy phải thắp thêm một đèn xanh, phạm vi chiếu sáng 360o đặt cao hơn đèn trắng mũi 1m, cách xa 1000m phải nhìn thấy rõ.

b. Ban ngày, thay đèn xanh bằng một dấu hiệu gồm hai hình tam giác đều, đỉnh hướng lên trên, màu đen, mỗi cạnh 0,3m ghép theo kiểu múi khế.

2. Tín hiệu trên tàu đẩy (là phương tiện loại B)

a. Ban đêm, ngoài các đèn quy định cho loại phương tiện của mình, phải thắp thêm một đèn xanh phạm vi chiếu sáng 360o đặt cao hơn đèn nửa xanh, nửa đỏ 0,5m, cách xa 1000m phải nhìn thấy rõ.

b. Ban ngày, treo tín hiệu như quy định tại khoản 1 của Điều này.

3. Tín hiệu trên phương tiện bị đẩy:

a. Nếu là phương tiện loại A và C, đèn xanh ve mạn phải, đèn đỏ mạn trái, chỉ thắp ở tầm phương tiện đi đầu, các tầm khác không phải thắp đèn mạn. Các phương tiện bị đẩy không phải thắp đèn lái.

b. Nếu là phương tiện loại B, tầm đi đầu thắp đèn như khi đi một mình.

c. Nếu ghép hàng đôi thì phương tiện ở bên nào chỉ thắp đèn mạn ngoài theo quy định cho bên đó, mạn trong không phải thắp đèn.

Điều 69.- Tín hiệu trên đoàn tàu lai hỗn hợp:

1. Tín hiệu trên tàu lai:

a. Tín hiệu trên tàu lai chính (là phương tiện loại A)

Ngoài các đèn quy định cho phương tiện loại mình, tàu lai chính phải thắp thêm hai đèn xanh cùng cột thẳng đứng với đèn trắng mũi. Phạm vi chiếu sáng 360o, đặt ở trên và dưới đèn trắng mũi, cách đèn trắng mũi 1m.

Ban ngày, thay mỗi đèn trên bằng một dấu hiệu gồm hai hình chữ nhật màu đen, có kích thước 0,3mx0,6m ghép theo kiểu múi khế.

b. Tín hiệu trên tàu lai chính (là phương tiện loại B)

Ban đêm, ngoài đèn quy định cho phương tiện loại mình, tàu lai chính phải thắp thêm hai đèn xanh cách nhau 0,5m cùng cột thẳng đứng với đèn nửa xanh, nửa đỏ, phạm vi chiếu sáng 360o; đặt cao hơn đèn nửa xanh nửa đỏ 0,5m, cách xa 1000m phải nhìn thấy rõ.

Ban ngày, treo tín hiệu như quy định tại khoản 1 của Điều này.

2. Tín hiệu trên tàu hỗ trợ:

Tuỳ theo vị trí của tầu hỗ trợ kéo, đẩy hay áp mạn, sử dụng tín hiệu ban đêm và ban ngày theo quy định đối với tàu kéo, đẩy hay áp mạn là phương tiện loại A hoặc B (quy định tại Điều 66, Điều 67, Điều 68).

3. Tín hiệu trên phương tiện bị lai:

Ban đêm chỉ thắp một đèn mạn ngoài, quy định cho bên đó ở các phương tiện ngoài cùng. Các phương tiện ở giữa không phải thắp đèn.

Điều 70.- Tín hiệu trên các phương tiện không làm chủ được sự điều động của mình:

a. Phương tiện cơ giới không làm chủ được sự điều động của mình ban đêm phải thắp một đèn đỏ đặt ở trên cao, nơi có thể nhìn thấy rõ nhất. Nếu còn trớn phải thắp thêm đèn mạn và đèn lái (đối với phương tiện loại A); đèn nửa xanh, nửa đỏ (đối với phương tiện loại B).

b. Ban ngày, thay đèn đỏ bằng một dấu hiệu gồm hai hình thoi góc vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3m ghép theo kiểu múi khế.

Điều 71.- Tín hiệu trên phương tiện neo:

Phương tiện dài từ 45m trở xuống, thắp ở phía mũi một đèn trắng, cao hơn mặt boong ít nhất 2m.

Phương tiện dài trên 45m thắp thêm ở đằng lái một đèn trắng và thấp hơn đèn trắng mũi 1m.

Trường hợp phương tiện neo trong luồng hẹp thì phải thắp thêm một đèn trắng ở chỗ phương tiện nhô ra gần luồng nhất.

Các bè neo ở ngoài bến thắp một đèn đỏ ở giữa bè và phía luồng tàu chạy hai đèn trắng ở góc bè.

Ban ngày, các phương tiện neo treo ở phía mũi một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen, đường kính 0,3m ghép theo kiểu múi khế.

Điều 72.- Tín hiệu trên phương tiện bị mắc cạn trên luồng đi:

1. Trong luồng đi, nếu có phương tiện bị mắc cạn và nếu một bên luồng còn có thể đi được thì phải thắp ở vị trí cột đèn một đèn đỏ trên đèn xanh, cách nhau 1m.

Ban ngày, thay đèn đỏ và đèn xanh bằng một dấu hiệu gồm hai hình vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3m ghép theo kiểu múi khế.

Phía luồng còn đi được treo một đèn trắng cao hơn mặt boong chính 1m (nếu phương tiện dài từ 45m trở xuống); hai đèn trắng (nếu phương tiện dài trên 45m); đèn trắng thứ hai cao hơn đèn trắng thứ nhất 1m.

2. Trường hợp luồng bị chắn hết lối đi thì phải thắp hai đèn đỏ, chiếc nọ trên chiếc kia, cách nhau 1m.

Ban ngày, thay hai đèn đỏ bằng hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu gồm hai hình vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3m ghép theo kiểu múi khế.

Nếu tại nơi luồng giao nhau hay quãng sông khúc khuỷu không nhìn xa được 500m, các phương tiện bị mắc cạn phải bố trí người canh gác và phát tín hiệu như quy định tại khoản 8 Điều 62 của Nghị định này.

Những tín hiệu trên phải được người điều khiển phương tiện thi hành ngay sau khi phương tiện bị mắc cạn.

Điều 73.- Tín hiệu của phương tiện làm công tác trên đường thuỷ nội địa:

Các phương tiện làm nhiệm vụ về luồng lạch, thuỷ văn, thi công công trình phải được báo hiệu như phương tiện bị mắc cạn (Điều 72).

Điều 74.- Tín hiệu trên phương tiện chuyên chở hành khách:

1. Phương tiện cơ giới chuyên chở hành khách:

Ban đêm, ngoài những đèn quy định cho phương tiện loại A, loại B đi một mình, phải thắp thêm một đèn trắng nhấp nháy (1 giây tối, 1 giây sáng) liên tục trong thời gian hành trình, tầm nhìn xa tối thiểu 1000m thấy được ánh sáng đèn. Đèn trắng nhấp nháy đặt cao hơn đèn trắng mũi 1m (đối với phương tiện loại A) và cao hơn đèn nửa xanh, nửa đỏ 0,5m (đối với phương tiện loại B).

2. Phương tiện thô sơ chuyên chở hành khách:

Ban đêm phải thắp hai đèn trắng trên cùng một trục thẳng đứng cách nhau 0,5m.

Điều 75.- Tín hiệu trên phương tiện chở chất dễ cháy, dễ nổ:

Ngoài những đèn quy định cho loại mình khi đi một mình, phải thắp thêm một đèn đỏ cạnh cột đèn, cao hơn đèn trắng mũi ít nhất 1m. Thuyền và sà lan treo đèn đỏ ở đằng mũi, cao hơn mặt boong ít nhất 3m.

Ban ngày thay đèn đỏ bằng cờ chữ "B".

Điều 76.- Tín hiệu trên các tàu thuyền đánh cá và tín hiệu trên đăng đáy cá:

1. Tín hiệu trên các tàu, thuyền đánh cá:

Tầu, thuyền đánh cá ban đêm phải thắp ở đằng lái một đèn trắng mũi và ở phía có lưới một đèn đỏ thấp hơn đèn trắng. Đèn đỏ phải cao hơn mặt nước ít nhất 2m. Khi còn trớn tầu, thuyền đánh cá phải thắp đèn mạn và đèn lái (đối với phương tiện loại A) hoặc đèn nửa xanh, nửa đỏ (đối với phương tiện loại B).

Ban ngày, thay đèn đỏ bằng một dấu hiệu gồm bốn hình tam giác đều, cạnh 0,3m, màu trắng, ghép theo kiểu múi khế thành hai cặp đối đỉnh nhau.

Tầu, thuyền có chiều dài dưới 20m có thể thay dấu hiệu trên bằng một dấu hiệu gồm hai hình tròn, màu trắng, đường kính 0,3m ghép theo kiểu múi khế.

2. Tín hiệu của đăng đáy cá:

a. Nếu đăng đáy đóng từng hàng ngang, dọc theo luồng và dài dưới 30m thì mỗi đầu đáy thắp một đèn đỏ, nếu dài trên 30m thì cứ 30m thắp một đèn đỏ. Ban ngày mỗi đèn thay bằng hai hình tròn đen đường kính 0,30m ghép theo kiểu múi khế. Đèn và dấu hiệu phải treo cao ít nhất là 1,50m trên mặt nước.

b. Nếu đăng, đáy đóng ngang luồng thì cũng thắp đèn và treo dấu hiệu như trên, nhưng hai bên lối đi phải thắp thêm mỗi bên một đèn trắng cao hơn đèn đỏ 1,00m. Ban ngày mỗi đèn trắng thay bằng một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3m ghép theo kiểu múi khế.

Điều 77.- Tín hiệu trên phương tiện báo có người ngã xuống nước:

Khi có người ngã xuống nước, phương tiện phải thắp một đèn xanh giữa hai đèn đỏ trên cùng một trục dọc thẳng đứng, mỗi đèn cách nhau 1m. Đèn đỏ dưới đặt cao hơn mặt boong chính 1m, đồng thời phát âm hiệu ba tiếng ngắn, tiếp theo ba tiếng dài, tiếp theo ba tiếng ngắn. Ban đêm dùng đèn, đồng thời với âm hiệu trên.

Ban ngày treo cờ chữ "O" trên cột đèn và cũng phát âm hiệu như trên.

Điều 78.- Tín hiệu trên phương tiện xin cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông:

Muốn xin cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa lên phương tiện, ngoài những đèn quy định phải thắp thêm một đèn xanh trên một đèn đỏ cách nhau 1m. Ban ngày kéo cờ xanh ve.

Điều 79.- Tín hiệu trên phương tiện có người hay súc vật mắc bệnh truyền nhiễm phải kiểm dịch:

Ban đêm treo một đèn vàng trên đỉnh cột đèn.

Ban ngày treo cờ chữ "Q" trên cờ chữ "L".

Điều 80.- Tín hiệu trên phương tiện bị nạn xin cấp cứu:

Ban ngày treo cờ chữ "N" trên cờ chữ "C" và phát một hay đồng thời các âm hiệu sau đây:

Đánh liên hồi chuông hay kẻng;

Phát những tiếng còi ngắn liên tiếp.

Ban đêm, cũng phát những âm hiệu như trên đồng thời dùng đèn đỏ nhấp nháy liên tục.

Điều 81.- Tín hiệu gọi các phương tiện để kiểm tra:

Cảnh sát giao thông trật tự có thẩm quyền muốn kiểm tra phương tiện thì dùng đồng thời các tín hiệu sau:

Ban ngày treo cờ chữ "K", phát âm hiệu một tiếng còi dài tiếp theo một tiếng còi ngắn và một tiếng còi dài;

Ban đêm phát âm hiệu như trên và thắp một đèn xanh trên một đèn trắng, cách nhau 0,6m

CHƯƠNG VII

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

Điều 82.- Nguyên tắc chung

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa thì bị xử phạt theo hình thức, mức phạt quy định tại Nghị định này.

2. Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa phải tuân theo các nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. 3. áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khác.

a. Khi xử phạt bằng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt, nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

c. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác phải được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt hành chính nếu Nghị định này có quy định việc xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác đối với hành vi vi phạm hành chính nhằm triệt để xử lý vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm và khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

4. Xử phạt vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá quyền hạn quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 83.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không báo cho Uỷ ban nhân dân địa phương nơi gần nhất, khi tai nạn xảy ra.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi của người liên quan trực tiếp đến tai nạn không có mặt đúng thời gian quy định của cơ quan chức trách để lập biên bản hiện trường.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Xoá dấu vết hiện trường;

b. Trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn của thuyền trưởng phương tiện khác hoặc người có mặt tại nơi tai nạn xảy ra.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn, khi có điều kiện cứu nạn của thuyền trưởng phương tiện gây tai nạn hoặc phương tiện bị nạn.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:

Tước quyền sử dụng bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên trong thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, Điều này.

Điều 84.- Xử phạt đối với hành vi xâm phạm công trình giao thông đường thuỷ nội địa.

1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Đổ rác hoặc rơm rạ xuống đường thuỷ nội địa;

b. Dựng lều, quán trên đường thuỷ nội địa;

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đổ bùn, đất, đá, cát sỏi hoặc vật thải khác xuống đường thuỷ nội địa. 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành điều khiển phương tiện đâm, va làm hư hại công trình giao thông.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đổ bùn, đất, cát sai vị trí trong giấy phép thi công cuốc, hút, nạo vét.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:

a. Buộc phá bỏ lều, quán đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1;

b. Buộc dọn sạch nơi đổ rác, bùn đất, cát sỏi, vật thải khác đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 4;

c. Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu của công trình đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với vi phạm quy định tại khoản 3.

Điều 85.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thi công công trình trên đường thuỷ nội địa

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi thi công công trình trên đường thuỷ nội địa:

a. Không thực hiện đúng quy định trong giấy phép;

b. Không thanh thải hết chướng ngại vật khi thi công xong công trình.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thi công công trình không có giấy phép.

3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:

a. Buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép đối với vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1;

b. Buộc thanh thải hết chướng ngại vật theo thời hạn quy định của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa đối với vi phạm quy định tại điểm b, khoản 1;

c. Buộc dỡ bỏ công trình đối với vi phạm quy định tại khoản 2.

Điều 86.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý công trình giao thông đường thuỷ nội địa.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện công trình giao thông đường thuỷ nội địa bị hư hại.

Điều 87.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trục vớt, thanh thải chướng ngại vật trên đường thuỷ nội địa.

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn trục vớt phương tiện đắm hoặc chướng ngại vật khác theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trục với không hết chướng ngại vật.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ trục vớt.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:

Buộc phải trục vớt hoặc phải chịu mọi chi phí trục vớt đối với các vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3.

Điều 88.- Xử phạt đối với hành vi đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản vi phạm quy định trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa mà không thực hiện đúng quy định trong giấy phép.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi đánh bắt thuỷ sản lưu động gây trở ngại giao thông đường thuỷ nội địa. 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thanh thải hết chướng ngại vật khi chấm dứt khai thác phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa.

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc di chuyển, thu hẹp, dỡ bỏ phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản theo thông báo của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa.

5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa mà không có giấy phép.

6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:

a. Buộc thanh thải hết chướng ngại vật đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

b. Buộc thực hiện đúng nội dung, thời hạn quy định của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 89.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về báo hiệu đường thuỷ nội địa.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không đặt báo hiệu bến đò.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi che khuất báo hiệu.

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Không đặt kịp thời báo hiệu khi phương tiện hoặc các vật khác bị chìm đắm tạo thành chướng ngại vật trên đường thuỷ nội địa;

b. Không duy trì thường xuyên báo hiệu.

4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dịch chuyển hoặc cố ý làm mất tác dụng của báo hiệu.

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đặt hoặc đặt báo hiệu không đúng quy định.

6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:

a. Buộc tháo dỡ vật che khuất báo hiệu đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b. Buộc đặt ngay báo hiệu đối với vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều này.

c. Buộc khôi phục lại nguyên trạng báo hiệu đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 90.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn vận tải trên đường thuỷ nội địa.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 20.000 đồng đối với hành vi không có nội quy an toàn của đò dọc chở khách.

2. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không có danh sách hành khách đi đò dọc, khi xuất bến.

3. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Cặp phương tiện vào tàu khách đang hành trình để đưa đón khách (đò màn);

b. Chở động vật nhỏ không đúng quy định;

4. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Bám, buộc vào phương tiện khác đang hành trình;

b. Cho phương tiện khác bám, buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình;

c. Tàu khách không có nội quy an toàn hoặc để người ngồi trên mui hoặc hai bên mạn tàu;

d. Xếp hàng vượt quá kích thước quy định;

đ. Đang làm việc trên phương tiện trong tình trạng có nồng độ cồn, rượu, bia hoặc các chất kích thích khác vượt quá quy định;

e. Sử dụng thuyền viên làm việc trong tình trạng sức khoẻ không đảm bảo nhiệm vụ theo quy định.

5. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Tàu khách sử dụng đò màn;

b. Không có danh sách hành khách khi đi tàu khách xuất bến;

c. Đón, trả khách không đúng bến quy định;

d. Khai thác phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng luồng tuyến, vùng hoạt động ghi trong giấy phép;

6. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi chở trâu, bò, ngựa hoặc những động vật lớn khác cùng với hành khách.

7. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng hoá độc hại, các chất dễ gây cháy, nổ cùng với hành khách.

8. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Không có giấy phép khi chở hàng độc hại, chất nổ;

b. Không chấp hành đúng quy định về phòng chống cháy, nổ, độc hại.

c. Lắp biển số giả khi lưu hành phương tiện, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

9. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:

Tước quyền sử dụng bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng trong thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.

Điều 91.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Không xin phép khi đóng mới phương tiện thuỷ nội địa;

b. Không có giấy phép hành nghề mà thực hiện việc thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện;

c. Không thực hiện đúng quy định kiểm tra, giám sát kỹ thuật khi đóng mới hoán cải, sửa chữa phương tiện.

Điều 92.- Xử phạt đối với hành vi sử dụng, điều khiển phương tiện thiếu các giấy tờ theo quy định.

1. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi điều khiển đò mà không có giấy phép lái đò hoặc không kẻ số đăng ký đò theo quy định;

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không kẻ tên phương tiện và số đăng ký phương tiện theo quy định;

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện không đủ giấy tờ quy định;

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện mà không có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định.

Điều 93.- Xử phạt đối với hành vi không đảm bảo số lượng, chất lượng của trang thiết bị an toàn quy định cho phương tiện.

1. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng, chất lượng các trang thiết bị an toàn quy định đối với phương tiện thô sơ.

2. Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng, chất lượng các trang thiết bị an toàn quy định đối với phương tiện cơ giới chở khách dưới 13 ghế hoặc phương tiện cơ giới chở hàng trọng tải không quá 5 tấn.

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng, chất lượng các trang thiết bị an toàn quy định đối với phương tiện cơ giới chở khách từ 13 ghế trở lên hoặc phương tiện cơ giới chở hàng trọng tải trên 5 tấn.

Điều 94.- Xử phạt đối với hành vi chở hàng hoá, hành khách quá trọng tải cho phép.

1. Phạt tiền đối với hành vi chở hàng hoá quá trọng tải dưới 5% trọng tải phương tiện hoặc đoàn phương tiện, tương ứng với từng loại phương tiện sau đây:

a. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải dưới 50 tấn;

b. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 50 tấn đến dưới 250 tấn;

c. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 250 tấn đến 800 tấn;

d. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải trên 800 tấn.

2. Phạt tiền đối với hành vi chở hàng hoá quá trọng tải từ 5% đến 10% trọng tải phương tiện hoặc đoàn phương tiện, tương ứng với từng loại phương tiện sau đây:

a. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải dưới 50 tấn;

b. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 50 tấn đến dưới 250 tấn;

c. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 250 tấn đến 800 tấn;

d. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải trên 800 tấn;

3. Phạt tiền đối với hành vi chở hàng hoá quá trọng tải trên 10% trọng tải phương tiện hoặc đoàn phương tiện, tương ứng với từng loại phương tiện sau đây:

a. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải dưới 50 tấn;

b. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 50 tấn đến dưới 250 tấn;

c. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 250 tấn đến 800 tấn;

d. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải trên 800 tấn.

4. Phạt tiền 20.000 đồng trên mỗi hành khách vượt số lượng quy định đối với hành vi chở vượt tải, nếu là phương tiện chở khách nội tỉnh.

5. Phạt tiền 40.000 đồng trên mỗi hành khách vượt số lượng quy định đối với hành vi chở vượt tải, nếu là phương tiện chở khách liên tỉnh.

Điều 95.- Xử phạt đối với hành vi sử dụng phương tiện gia dụng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa

1. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng đối với hành vi không thắp đèn hiệu ban đêm khi hành trình.

2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi chở hàng hoá với mục đích kinh doanh mà không có giấy phép.

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi chở khách với mục đích kinh doanh mà không có giấy phép.

Điều 96.- Xử phạt đối với hành vi sử dụng bè, mảng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không thắp đèn hiệu ban đêm theo quy định.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đi lại, neo đậu không đúng quy định.

Điều 97.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn của cảng, bến thuỷ nội địa.

1. Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Đậu phương tiện không đúng nơi quy định, không neo buộc chắc chắn;

b. Di chuyển phương tiện không theo lệnh điều động của người có thẩm quyền tại cảng, bến.

2. Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi mở bến đò không có giấy phép.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Mở bến bốc xếp hàng hoá không có giấy phép;

b. Cảng, bến bốc xếp hàng hoá, bến tàu khách thiếu một trong các trang thiết bị sau đây:

- Đệm chống va cho phương tiện cặp cầu;

- Cột bích hoặc phao rùa cho phương tiện buộc dây;

- Cầu thang cho người lên xuống;

- Không đủ ánh sáng ban đêm cho cầu, bến.

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cảng, bến có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Xếp hàng hoặc nhận hành khách xuống những phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật;

b. Xếp hàng quá tải (quá dấu chở hàng) của phương tiện hoặc nhận hành khách xuống phương tiện quá số lượng quy định;

c. Không có nội quy an toàn;

d. Thiếu trang thiết bị phòng chống cháy, nổ theo quy định;

đ. Sử dụng trang thiết bị bốc xếp không đảm bảo an toàn kỹ thuật;

e. Không có báo hiệu xác định phạm vi vùng nước của cảng, bến.

Điều 98.- Xử phạt hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa.

Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện có một trong các hành vi sau đây: a. Vi phạm quy tắc hành trình trong luồng hẹp;

b. Vi phạm quy tắc tránh, vượt nhau;

c. Neo đậu phương tiện không đúng quy định;

d. Vi phạm quy định về tín hiệu;

đ. Vô cớ dùng đèn pha chiếu vào phương tiện khác đang hành trình. e. Vi phạm quy định đi lại ở khu vực khống chế điều tiết giao thông, qua cống, âu, cầu phao, cầu cố định;

g. Không nhường đường cho phương tiện xin vượt khi có đủ điều kiện cho vượt;

h. Không giảm tốc độ theo quy định;

i. Không giữ khoảng cách ngang, khoảng cách dọc với phương tiện khác theo quy định.

k. Không sử dụng đúng quy định âm hiệu trong khu vực tầm nhìn xa bị hạn chế;

l. Lạm dụng quyền ưu tiên gây trở ngại cho các phương tiện phải nhường đường.

Điều 99.- Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.

1. Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ thẩm quyền quy định tại các Điều 26, 27, 28 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương.

2. Lực lượng cảnh sát nhân dân căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được xử phạt các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 91 của Nghị định này.

3. Thanh tra chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa; các vi phạm về đăng ký, cấp phép phương tiện, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên khi phương tiện hoạt động trong khu vực cảng, bến thuỷ nội địa; các vi phạm về thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và kiểm tra kỹ thuật phương tiện.

4. Trong trường hợp hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của nhiều cơ quan thì quyền xử phạt thuộc về cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

Điều 100.- Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.

d. Buộc bồi thường thiệt hại đến 500.000 đồng;

đ. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

e. Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, gây náo động làm mất trật tự yên tĩnh chung;

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d. Tước quyền sử dụng giấy phép theo thẩm quyền; trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;

đ. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

e. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng;

g. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c. Tước quyền sử dụng giấy phép theo thẩm quyền; trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;

d. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khác quy định tại điểm c, đ, e, g khoản 2, Điều này.

Điều 101.- Thẩm quyền xử phạt của cảnh sát nhân dân

1. Chiến sĩ cảnh sát nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 100.000 đồng;

2. Đội trưởng, Trạm trưởng cảnh sát giao thông trật tự có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng.

3. Trưởng Công an phường được áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khác được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 100 của Nghị định này.

4. Trưởng công an cấp huyện có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khác quy định tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 100 của Nghị định này.

5. Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trật tự; trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát đặc nhiệm ở Trung ương; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập; Chỉ huy trưởng Trạm công an cửa khẩu; Trưởng đồn biên phòng có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c. áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung, các biện pháp khác quy định tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 100 của Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông trật tự, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khác quy định tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 100 của Nghị định này.

7. Giám đốc công an cấp tỉnh có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khác quy tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 100 của Nghị định này.

Điều 102.- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa

1. Thanh tra viên chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa đang thi hành công vụ có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình trái phép;

đ. Buộc thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông.

2. Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa cấp Sở có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khác quy tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 100 của Nghị định này.

3. Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thuỷ nội địa cấp Bộ:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khác quy tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2, Điều 100 của Nghị định này.

Điều 103.- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo các quy định tại Chương VI của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 104.- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:

a. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng;

b. Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c. áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.

2. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.

3. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và phối hợp với cơ quan nhà nước khác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của các cơ quan đó khi được yêu cầu.

4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 105.- Khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 87 và Điều 88 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Công dân có quyền tố cáo những vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức và những hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Việc giải quyết tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tuân theo Điều 90 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

CHƯƠNG VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 106.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 1996.

Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 107.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào đặc điểm của địa phương và thẩm quyền của mình xây dựng các quy định và kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị định.

Điều 108.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

PHỤ LỤC SỐ 1

BỘ CỜ HIỆU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ý NGHĨA BỘ CỜ HIỆU

Cờ chữ A - Báo hiệu tàu đang chạy thử máy, thử tốc độ.

Cờ chữ B - Báo hiệu tàu đang chở chất nổ, chất dễ cháy.

Cờ chữ O - Báo hiệu tàu có người ngã xuống nước, xin cấp cứu.

Cờ chữ K - Báo hiệu của Trạm kiểm soát gọi phương tiện lại để kiểm tra

Cờ xanh ve - Báo hiệu của phương tiện xin cảnh sát giao thông lên tàu.

Cờ chữ Q/L - Báo hiệu trên tàu có người hay súc vật mắc bệnh truyền nhiễm.

Cờ chữ N/C - Báo hiệu tàu bị nạn xin cấp cứu.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 40-CP
Hanoi ,July 05 1996
 
DECREE
ON ENSURING NAVIGATION ORDER AND SAFETY ON INLAND WATERWAYS
THE GOVERNMENT
- Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
- Pursuant to the Ordinance of December 2, 1994 on the Protection of Communication Projects;
- Pursuant to the Ordinance of January 28, 1989 on the People’s Police and the Ordinance of July 6, 1995 amending Article 6 of the Ordinance on the Vietnam Police Force;
- Pursuant to the Ordinance of July 6, 1995 on the Handling of Administrative Violations;
- At the proposals of the Minister of Communications and Transport, the Minister of the Interior and the Minister of Justice,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-
1. This Decree provides for navigation order and safety on inland waterways aimed at ensuring safety for human lives and means and properties of the State and of the people.
2. The persons and means taking part in navigation and using navigation projects on inland waterways shall have to strictly observe the regulations of this Decree.
3. The persons and means operating in the first sea port water area of a river and the sea lanes which have received public permission of entry and exit by the competent authority do not come under the regulation of this Decree.
4. If the inland waterway coincides with the national border between Vietnam and another country, the concerned persons and means shall have to observe, apart from the regulations of this Decree, the clauses of the border agreement which Vietnam has signed with that country.
Article 2.- All State agencies, economic organizations, social organizations, armed units and all individuals shall have to strictly observe the provisions of the legislation on navigation order and safety on inland waterways.
All foreign organizations and individuals operating and/or residing on Vietnamese territory shall have to strictly observe all provisions of the legislation on navigation order and safety on inland waterways.
Article 3.- The State agencies shall coordinate with the Vietnam Fatherland Front and its member organizations to popularize the regulations on navigation order and safety on inland waterways and educate and motivate the population to implement them.
Article 4.-
1. All acts which violate navigation order and safety on inland waterways must be handled in strict conformity with law.
2. The persons on duty of ensuring navigation order and safety on inland waterways who fail in their duty, who hassle other people or cause other obstacles shall, depending on the extent of the offense, be subject to discipline or examined for penal liability.
Article 5.- The terminologies used in this Decree shall be construed as follows:
1. The inland waterways include the navigable waterways on rivers, canals, small canals, river-mouths, lakes, gulf shore, seashore, ways leading to offshore islands, ways linking islands within the internal waters of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The inland water navigation projects comprise the following:
The access ways for ships and boats, waterlocks, jetties, dams (except irrigation jetties and dams), ports, landing stages, storage yards, signal buoys and auxiliary and support equipment commonly called navigation projects in this Decree.
3. Obstacle is an object either created by nature or erected by man which affects inland water navigation and transport.
4. Special-use port (or landing stage) is one for loading and unloading commodities and materials in service of production chains which has no function of goods handling business.
5. The sea water area and the inland water port include: the water front of a port or landing stage, the docking area, the transshipment area and the access way from the waterfront to the shipping lane which are commonly referred to as port water area in this Decree.
6. Broad access is an access way with a width larger than or equal to five times the length of the means of transport at the place where this means is operating.
7. Narrow access is an access with a lane smaller than five times the length of the means at the place where the means is operating.
8. Inland navigation means (means for short) include:
a/ Motorized or non-motorized ships and boats;
b/ Rafts;
c/ Floating structures used for navigation and transport or for service business on the inland waterways.
9. Docking is the state in which the means lies immobile thanks to an anchor or other mooring devices.
10. Dinghy is a small boat used to transport passengers and goods propelled by oar, sail, tug rope or a small capacity motor of less than 15 HP and with a loading capacity of no more than five tons or 13 passengers designed and made either according to prescribed technical norms or popular experiences.
a/ Ferry boat is a boat used to transport passengers and goods across a river or canal.
b/ Passenger boat is a boat to transport passengers and goods along a river, canal or lake within a distance of not more than 10 km.
c/ Lightering boat is a means to take passengers from and deliver passengers to a traveling passenger ship.
11. Household water transport means is a means to service only one individual or his/her family without taking part in business transport and with a loading capacity of no more than five tons or a motor capacity of no more than 15 HP
12. Motorized means is a means propelled by motor.
13. Rudimentary means is a means propelled by human force, animals, wind or water.
14. Tug convoy is a convoy of ships formed by assembled tugging means (tug boats) and the tugged means.
15. Push convoy is an assembly of push means (tow boat) and the pushed means.
16. Lightering tug fleet is an assembly of tug boats and the means tugged to along one side or both sides of a boat.
17. Mixed tug fleet is an assembly of means of tug and tugged ships so arranged to combine the following tasks:
a/ Tugging and pushing;
b/ Tugging and lightering;
c/ Pushing and lightering;
d/ Pushing, tugging and lightering.
18. Traveling means is a means which is moving or standing immobile without the need of anchor.
19. Crossing is the act of two ships crossing the lane of each other during which one ship sees only one side of the other at daytime or sees only a side light (green or red) of the other at night.
20. Loss of control is the situation in which a traveling means, for some special reason, has lost its capacity of operating according to the will of the driver.
21. Signals are the information conveyed by sound signals, light signals or banners and other signs used in communication aimed at ensuring safety for the means of transport on the inland waterways.
22. Participants in navigation are the crew or users of a household means of water transport; and other persons engaged in other activities on inland waterways.
23. The crew are the persons working on an inland water transport means designated according to their prescribed functions (except those working on household means of transport).
24. Captain or driver is the highest person in command on the means of transport, called captain in this Decree.
25. Passengers are all the persons other than the crew, members of their families who live on the means of transport and those assigned with specific tasks on the means of transport.
Article 6.-
1. When a navigation accident occurs, the captain must immediately seek all possible measures to save the lives and properties and preserve the traces and other evidences, at the same time must inform the local People�s Committee or police or the nearest managing unit of inland water transport.
2. All the persons present at the place of the accident have the responsibility to join the rescue. Those who shirk their rescue obligation shall be dealt with according to law.
3. The means and properties of the victims must be carefully protected. The use of force and all other acts which endanger the life, means and properties of the victims and the author of the accident are strictly prohibited. All acts of preventing the persons on duty to perform their tasks shall be dealt with according to law.
4. The persons directly related to the accident must be present at the place of the accident when the authorities make a written record.
5. The People’s Committee of the locality where the accident takes place must organize the rescue, preserve the evidences and direct the specialized agencies to overcome the consequences of the accident.
Article 7.-
1. The traffic police can set up checkpoints only at the places designated by the Minister of the Interior and can inspect the means of transport only when signs of law-breaking are detected.
2. All acts of arbitrarily ordering a ship or boat to stop for inspection are strictly forbidden.
Chapter II
RESPONSIBILITIES OF THE MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES, AGENCIES ATTACHED TO THE GOVERNMENT, PEOPLE�S COMMITTEES OF THE PROVINCES AND CITIES DIRECTLY UNDER THE CENTRAL GOVERNMENT TO ENSURE NAVIGATION ORDER AND SAFETY ON INLAND WATERWAYS
Article 8.- Responsibilities of the Ministry of Communications and Transport:
1. To issue service norms including: technical norms for navigation projects on inland waterways; the technique of different kinds of water transport means; operation permits for designing, building and repairing inland water transport means, announce the opening (and closing) of the shipping lanes, ports and landing stages; material and technical bases, criteria of teachers of the schools and courses to train crew members and other technical criteria on ensuring navigation order and safety on inland waterways.
2. To issue the rules for signaling on Vietnam’s inland waterways.
3. To lay down the rules for the activities of the port authorities on inland waterways in the necessary areas.
4. To conduct technical control of the means of inland water transport (except the means used for security and defense purposes).
5. To register, issue number plates, manage different kinds of inland water transport means (except the means in service of security and defense and for fishing).
6. To issue permits for goods and passenger transportation to inland water transport means which take part in the transport business.
7. To issue permits for the use of water areas related to inland water transport.
8. To organize the training, examinations and granting of graduation diplomas and licenses for captains and skippers and professional certificates to the crew members.
9. To inspect the protection of the navigation projects, and handle the administrative violations under its jurisdiction.
10. To coordinate with the Ministry of the Interior in monitoring and analyzing the causes of the navigation accidents on inland waterways in order to take measures to prevent their recurrence.
Article 9.- Responsibilities of the Ministry of the Interior:
1. To effect technical control, registration and management of the inland water transport means of the People’s Security Force (except the means used for economic tasks which shall be registered, subject to technical control and issued operation permits by the Ministry of Communications and Transport.
2. To organize the control and handle the violations of navigation order and safety on inland waterways.
3. To take the main responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport in ensuring navigation order and safety on inland waterways.
4. To organize the investigation and handling of the navigation accidents. To take the main responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport in inventorizing, monitoring, analyzing and drawing conclusions on the causes of the navigation accidents on inland waterways and put forth measures to prevent such accidents .
5. To set up checkpoints on inland waterways. To define the tasks and powers of such checkpoints.
6. Within the ambit of its tasks and powers, the People’s Police Force shall have to coordinate with and assist the unit managing the navigation project and the transport inspectoral authorities to ensure navigation order and safety and the protection of the inland waterways.
Article 10.- Responsibilities of the Ministry of Aquaculture:
1. To register, issue number plates and manage the fishing means.
2. To assign the water areas for the raising and fishing of aquatic products related to the shipping lanes and the protection corridor after consulting the Ministry of Communications and Transport.
3. To direct the units in the fisheries service not to cause encumbrances to the navigation on the shipping lanes.
4. To introduce the contents of legislation on inland water transport into the schools to train crew members of fishing boats according to the prescribed curriculum.
Article 11.- Responsibilities of the Ministry of Defense:
1. To effect technical control, registration and management of the inland water transport means within the jurisdiction of the Ministry of Defense (except the means used in economic activities which shall be registered, subject to technical control and granted operating permits by the Ministry of Communications and Transport).
2. To direct the army units using water transport means and operating on inland waterways to observe the legislation on communications and transport, and to submit to the inspection and control by the force ensuring navigation order and safety (except in combat activities, military exercises and other emergency tasks on orders from the competent authorities).
3. To introduce the contents of the legislation on inland water transport into the schools to train crew members of the Ministry of Defense according to the prescribed curriculum.
Article 12- Responsibilities of the Ministry of Trade:
When drawing up the annual plans for the import of inland water transport means, it shall have to get the written consent of the Ministry of Communications and Transport concerning the quantities and categories of the means which are allowed for import on the basis of the technical norms and the current conditions of the navigation lanes, ports and landing stages.
Article 13.- Responsibilities of the other ministries and branches related to navigation order and safety on inland waterways:
When working out their plans and before implementing them they must get the written consent of the Ministry of Communications and Transport in the following works:
1. To build cross-river projects and other projects within the scope of the protection of inland waterways.
2. To operate the projects related to the regulation of water which have an impact on inland water navigation (except the projects related to the fight against floods);
3. To exploit mineral resources within the scope of the protection of inland waterways.
Article 14.- Responsibilities of the mass media:
The information and press service, the radio and television at the central and local levels shall have to conduct regular popularization and education of the legislation on navigation order and safety on inland waterways free of charge.
Article 15.- Responsibilities of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government:
1. To organize and direct the branches within the jurisdiction of their locality and the People�s Committees of districts, communes and wards to take all necessary measures :
a/ To establish order and safety of navigation on inland waterways in the locality;
b/ To register, issue operating permits to the inland water transport means according to the prescriptions of the Ministry of Communications and Transport;
c/ To train crew members, issue licenses and professional certificates as prescribed by the Ministry of Communications and Transport.
2. To organize and arrange the ports, storage yards, places of mooring for the means of transport, the raising and fishing of aquatic products and market places on the inland waterways in the locality.
3. To take measures against the discharge of mud, sand, soil, stone, pebbles, straw, untreated industrial waste and daily life waste into the inland waterways; to protect the signal buoys and the inland water navigation projects in the locality.
4. Basing themselves on the State law and the regulations of the Ministry of Communications and Transport and the practical situation in the locality, to step by step clear the constructions which encroach on the navigation lanes and the protection corridor of the navigation lanes in the locality.
5. To organize the rescue of victims of shipwrecks, the ships and properties in the shipwrecks, and settle the consequences of navigation accidents occurring on inland waterways in the locality.
6. To conduct popularization and education about the observance of the legislation on inland water navigation for the concerned persons and organizations in the locality.
7. To organize the control of the implementation of the tasks of the force assigned the task of ensuring navigation order and safety on inland waterways in the locality; to inspect and handle the violations of the navigation order and safety on the inland waterways under their competence.
Chapter III
MANAGEMENT OF NAVIGATION PROJECTS ON INLAND WATERWAYS
Article 16.- The unit managing the navigation projects on inland waterways has the responsibility to ensure the technical safety and the technical norms of the projects.
When a damage to a navigation project on inland waterways endangering the navigation safety is detected, it must take timely remedy measures and direct the navigation in order to prevent accidents, and it shall have to take responsibility for the accident if it fails to fulfill its responsibility.
Article 17.-
1.In case of a shipwreck, after rescuing the lives and properties, the captain must install and maintain the signal device, refloat the ship or boat within the time limit defined by the unit managing the inland waterway.
2. The unit managing the inland waterway has to cooperate with the traffic police, report the accident to the local administration in order to take measures to overcome quickly the consequences and ensure uninterrupted and safe navigation.
Article 18.-
1. If the refloating and removal of the obstacle affects navigation, the owner of the obstacle shall have to consult the competent unit managing the inland waterway.
2. The project owner can start the construction only after taking measures to ensure navigation safety and must have a permit of the competent agency managing the inland waterway.
3. The unit managing the inland waterway has the responsibility to compile the dossier to monitor the projects and obstacles affecting inland water navigation.
4. The unit managing the inland waterway shall handle the project or obstacle in case the project owner or the obstacle owner cannot or do not perform their duty as prescribed. The project owner and the obstacle owner shall have to bear all expenses incurred thereby.
Article 19.-
1. When elaborating the plan and before carrying out the following projects on inland waterways, there must be a written agreement of the Ministry of Communications and Transport:
a/ Durable and temporary bridges;
b/ Electric and communication lines, and aerial and under river pipes;
c/ Ferries;
d/ Dyke protection embankments, projects related to the prevention and fight against floods and storms which affect the navigation lanes of ships and boats.
Besides these constructions, when building other projects on inland waterways, there must be permission from the competent authorities in inland navigation.
2. The project owner must clear all obstacles after completing an inland waterway project.
Article 20.-
1. The means for raising and fishing aquatic products related to the protection area of the inland waterway must have permits of the competent agency managing the inland waterways and must fully comply with the prescriptions in the permit.
The mobile means of fishing must not create obstacles to inland navigation and must not damage the communications projects.
In case of a change in the navigation lanes, the owners of the means for fishing and raising aquatic products must remove, reduce or dismantle their equipments or structures at the request of the competent agency managing the inland waterway.
2. After finishing the exploitation, the owner of the means of fishing and raising aquatic products must clear all the obstacles.
Article 21.-
1. The dumping of soil, sand, pebble, stone, straw and other wastes into inland waterways is prohibited.
2. It is forbidden to damage, change, move, hide or neutralize the signaling devices.
3. When dredging a canal, the mud and soil must be dumped into the prescribed place.
Chapter IV
THE PERSONS AND MEANS TAKING PART IN NAVIGATION
Article 22.-
1. The crew on the means must have a professional diploma or certificate corresponding with their titles and the kinds of means prescribed by the Ministry of Communications and Transport and must be registered by the specialized State managing agency in the list of crew members (the crew members assigned with security and defense tasks shall be defined by the Ministry of Defense and the Ministry of the Interior).
2. The driver of a household means of water transport shall have to learn the legislation on inland navigation and be issued with a certificate if he/she operates on an inland waterway.
Article 23.- A crew member must not work on the means or be employed to work on the means if he/she is in the following states:
1. Physically unfit to assure fulfillment of the assigned task;
2. The alcohol, liquor and beer content in his/her blood exceeds 50mg per 100 ml of blood, or 25mg per liter of breathing air or other stimulants are detected in his/her blood.
Article 24.-
1. The means taking part in navigation (except household means) must meet the Vietnamese standards, the branch technical standards and must have the following papers:
a/ A certificate of registration for inland water transport;
b/ The list of crew members; if the whole family lives on the means, it must have a register of permanent or temporary residence;
c/ A certificate of technical safety;
d/ A transport permit on inland waterways (for the means engaged in transport business).
2. The registration number and the name of the means must be painted as prescribed.
Article 25.- Foreign ships and boats are allowed to transport goods and passengers on Vietnam�s inland waterways only when permitted by the Minister of Communications and Transport.
Article 26.- The means is allowed to carry out exploitation in conformity with its purpose, the area of operation and the lane already permitted by the competent managing agency. The means is forbidden to transport more goods than defined by the displacement mark or more passengers than the prescribed number. In the flood season it must reduce the load to the safe level in order to avoid possible accident.
The Ministry of Communications and Transport shall provide concrete stipulations for the reduction of loads during the flood season.
Article 27.- Goods must be arranged neatly in order not to destabilize the means nor to interfere with the view of the driver. It is forbidden to arrange goods beyond the width and length of the means.
Article 28.- A passenger means of transport must register the ports of departure and destination and must take and deliver the passengers at the assigned places. A passenger ship or boat must be provided with a list of passengers.
Article 29.- A passenger ship must ensure the number of seats as prescribed. Easy and convenient passage must be ensured for the passengers. It is forbidden to seat passengers on the top or on either side of the ship.
Article 30.- A passenger ship or boat must have a safety rule. Before departure, the captain or the boat driver must popularize this rule and the way of using the safety devices to the passengers.
Article 31.-
1.It is forbidden to transport cattle, horses and other large animals in the same place as passengers. When they need to be transported small animals must be kept in cages and must not cause nuisance to the passengers.
2. The passenger transport means must not carry toxic, explosive, inflammable and other dangerous substances which affect the health and life of passengers.
Article 32.- A means of transport carrying toxic goods, explosives and other dangerous substances must get permission from the competent State agency and must be marked with a special sign as prescribed. It must strictly observe the prescriptions on the prevention and fight against toxicity, fires and explosions.
Article 33.- An organization or individual that wants to build a new means of inland water transport must have a permit from the competent State agency. The Ministry of Communications and Transport shall provide concrete stipulations for the permit to build a new means of inland water transport.
Article 34.- The new or transformed means (excluding household means) must have its design dossier approved by the Ship Registration Service which shall also exercise technical supervision during the building of the means.
An organization or individual engaged in the business of designing inland water transport means must have permission from the Ministry of Communications and Transport.
Article 35.- The establishments to build or repair water transport means must have the necessary conditions in equipment and technology and must be given operating permits by the competent agency of the Ministry of Communications and Transport.
Article 36.- The technical control of the means of inland water transport for the issue of certificates of technical safety can be done only at the establishments designated by the Ministry of Communications and Transport.
The registration agency for inland water transport means must be equipped with the necessary equipment and tools for inspection; the technical control of the means must be done in conformity with the rules and criteria issued by the State and the Ministry of Communications and Transport.
The head of the registration agency for inland water transport means is answerable before law for the conclusions after the inspection.
Chapter V
INLAND WATER PORTS AND LANDING STAGES
Article 37.- Inland water ports and landing stages (excluding military ports and landing stages which shall apply separate regulations) must have the necessary dossiers and procedures and must get operating permits from the competent agency; must be recorded in the list of inland water ports and landing stages as prescribed by the Ministry of Communications and Transport.
Article 38.-
1. All inland water ports and landing stages must have the regulations to ensure navigation order and safety, technical safety, regulations on prevention and fight against fires and explosives, to ensure order and safety in the area and prevention against environmental pollution.
2. All inland water ports and landing stages must have signal buoys on the delimitation of the water area, and have enough room for safe anchoring and mooring.
3. The landing ramp must have anti-shock cushions and enough rails and landing stairs for passengers.
The landing stages for boats must have ramps for the embarcation and disembarcation of passengers.
The landing ramps and stages must be sufficiently lighted at night.
4. The equipment for loading and unloading goods must meet the criteria for technical safety.
Article 39.-
1. It is strictly forbidden to open an inland water port or landing stage arbitrarily without conforming to the regulations in Articles 37 and 38 of this Decree.
2. It is strictly forbidden for an inland port or landing stage to load goods or take passengers onto the transport means without technical safety guarantee; to overload (past the goods transport line or the registered water line or to take more passengers and goods than prescribed).
Article 40.- The crew of the water transport means operating in the water area of the inland port or landing stage must strictly observe the regulations of the specialized State management authorities at the port or landing stage.
Article 41.-
1. The specialized State management authority at the inland water port or landing stage is the inland water transport port authority.
2. The Ministry of Communications and Transport shall provide for the function, tasks and powers of the inland port authorities.
Chapter VI
NAVIGATION RULES AND SIGNALS ON INLAND WATERWAYS
Section 1: NAVIGATION RULES
Article 42.- General provisions on navigation and crossing for inland water transport means:
1. While traveling, the means must keep completely to one side of the lane.
2. The means going in opposite directions must cross each other on their right.
3. The means moving downstream is given priority, the means going upstream must give way.
4. The means which is given priority passage must flash signals first to ask for passage and create all favorable conditions for the other means to give way safely.
Article 43.- Motorized means crossing each other:
The means which sees the other means on its right (or the red lamp of the other means at night) has to give way.
Article 44.- Motorized lightering boats crossing in a narrow lane:
1. In case the tug boat moves upstream and the untugged boat moves downstream: both have to slow down, the tug boat has to draw as closely as possible to the lane on its right and, if necessary, has to stop and put all the tugged means to its rear so that the untugged boat moving downsteam can have enough passage.
2. In case the tug boat moves downstream and the untugged means moves upstream: both have to slow down, the untugged means has to draw as closely as possible to the lane on its right and, if necessary, has to stop. The tug boat , if necessary, has to put all the tugged means to its rear.
3. In case both means are tug means: both have to slow down and, if necessary, the means going upstream has to stop and put all the tugged means to its rear, and if this is still not enough, the means moving downstream shall have to do the same as the means moving upstream.
4. In case of standing water: the untugged means shall have to give way to the tug means. If necessary, the tug means has to put all the tugged means to its rear.
Article 45.- Motorized means crossing on a wide lane:
On a wide lane, the motorized means do not necessarily have to cross each other according to the common rule, the means moving downstream shall have the priority choice of the passage most convenient to its operation but must flash operation signals (stipulated at Article 61 of this Decree).
Article 46.- When a small motorized means meets a large motorized means:
The small motorized means must give way to the large motorized means and the tugged convoy.
Article 47.- Motorized means crossing at a cross-lane or at a river bend:
1. The means which arrives first shall be given priority, the one which comes later shall have to give way.
2. If both means arrive at the cross-lane or a river bend at the same time, they shall cross according to the common rules stipulated at Article 42 of this Decree.
3. If both means move downstream or upstream or in standing water the priority right and the principle of giving way shall apply as in the crossing of two motorized means.
* Method of crossing:
Arrived near a cross-lane or a river bend, if visibility is about 500 meters with plain eyes, the means shall blow a long siren as signal.
The siren must be repeated many times and the means must keep close to the lane on its right. If the lane is narrow, the means moving upstream shall have to stop about 300 meters from the cross-lane or the river bend, and shall proceed only after the downstream means has passed.
If visibility is less than 500m, the means has to slow down and send out the above signal. On hearing the siren, the upstream means has to stop and send out the prescribed siren signal. On hearing the signal of the upstream means, the downstream means shall immediately send out the operation signal as prescribed so that the upstream means can be alerted and give way.
Article 48.- A rudimentary means meeting a motorized means:
The rudimentary means must give way and must not cut across in front of the motorized means. But in case of a raft, the motorized means must give way.
Article 49.- In standing water:
The right of passage belongs to the means which sends out the signal first, the other means must comply.
Article 50.- Crossing by means hauled by ropes on shore:
1. When a boat hauled by rope meets a boat without hauling rope, the boat with rope shall draw to the side having the hauling rope.
2. If both boats are hauled from the same bank, one is heavily loaded and the other lightly loaded or unloaded: the lightly loaded or unloaded boat shall have to avoid the heavily loaded boat by keeping to the side of its hauling rope.
3. If both boats are hauled from the same bank and are both heavily loaded, lightly loaded or unloaded: the boat going upstream shall have to give way to the downstream boat by keeping to the side of its hanling rope. In standing water, they shall cross each other by keeping to the right.
Article 51.- Crossing of sail boats:
1. If one has put up sail and the other not, the boat without sail shall have to give way to the sail boat.
2. Both boats have put up sail:
a/ The boat sailing with the wind has to avoid the boat sailing against the wind.
b/ The boat with wind to port shall avoid the boat with wind to the starboard (the wind-carrying side is the opposite side of the main sail).
c/ The boat with greater wind exposure shall have to avoid the boat with lesser wind exposure.
Article 52.- A means overtaking another:
1. General principle: When a means catches up with another means, it always has the right to overtake, except in the following cases:
a/ There is an oncoming means or an obstacle ahead;
b/ The place is a cross-lane or a river bend or a narrow section of the river;
c/ When passing beneath a bridge, a culvert, or through a waterlock or a navigation control area;
d/ When it is deemed that overtaking is not safe.
2. A motorized means overtaking another:
a/ When the means asking to overtake is about 500 meters from the means to be overtaken, it shall have to send out a long siren and repeat the siren many times.
On hearing this siren, if there is no obstacle ahead, the overtaken means shall draw to the right so that the demanding means can overtake it by the port side. If for some reason it sees that overtaking is impossible, it shall send out five short sirens (no-passage signal) intended for the demanding means. On a wide lane, if for some reason the overtaken means cannot draw to the right, it has to send out two short sirens and put to left so that the demanding means can overtake it on the right. The demanding means shall send out a short siren and proceed to the right to overtake.
b/ During the overtaking, the overtaken means must slow down and wait until the demanding means has passed it by about 200 meters before returning to the direction and speed before the overtaking; the demanding means must keep the distance between the two means at least equal to the length of the larger means. On a narrow lane, this distance must be at least 5 meters.
When necessary, the overtaken means has to stop and draw to one side of the lane for the demanding means to overtake. Until it is about 200 meters ahead, the demanding means must not draw to the passage lane of the means which has just been overtaken.
c/ If before or during the overtaking the demanding means deems it impossible to overtake, it must immediately slow down to keep the distance as prescribed in Article 53.
3. A rudimentary means overtaking another:
a/ Two boats without hauling ropes overtaking each other: the front boat shall put to the right and the rear boar shall overtake from its left side.
b/ A boat without hauling rope overtaking one with hauling rope: the boat with hauling rope shall draw to the side of the hauling rope.
c/ A boat with hauling rope overtaking a boat without hauling rope: the front boat shall draw to the bank without hauling rope.
d/ Boats with hauling ropes overtaking each other: the front boat shall draw to the bank where it has its hauling rope.
Article 53.- Lengthwise distance between means sailing in the same direction:
Motorized means and sail boats sailing in the same direction must be at least 100 m distant from each other if they are sailing upstream or 300 m if they are sailing downstream.
Rafts moving in the same direction must be at least 500m distant from each other.
Article 54.- Reducing speed:
A moving means must reduce its speed where there are slow-down signs and in the following cases:
1. Crossing on a narrow lane;
2. Approaching a cross-lane or a river bend or passing a narrow lane;
3. Moving near an equipment engaged in hydrological work or where a construction is under way or a means is in distress;
4. Moving near the equipments flying the banner marked with the letter "B" in daytime and marked with a red light that can be seen from all sides (360o) at night.
5. Moving within an area of landing stages or places where many boats are moored;
6. The route is made unclear by fog or rain or for other reasons;
7. Moving close to a dyke during the spate season.
Article 55.- Traveling in conditions of limited visibility:
In case of mist, fog or heavy rain or smoke which limits visibility to under 300m, all the means must slow down and send out signals as prescribed. Guards must be posted at the necessary places.
If the route cannot be seen clearly, the means has to stop, send its men to stand guard and also has to send out signals.
Article 56.- When passing beneath a bridge (which is not open to traffic all the time), through a culvert, a waterlock or a navigation control area, the driver of the means must strictly comply with the guidance of the personnel in charge of the bridge, culvert, waterlock and navigation control area. It is forbidden for the means to move in parallel or to overtake one another.
2. If the need arises to anchor at a given boat pool, the means must abide by the control of the men in charge. When order is given to move, the means which come first shall go first, and the ones which come later shall leave later (except those means tasked to do rescue work or other emergency tasks on orders from a competent agency).
Article 57.- Means moored in a landing stage:
A means entering a landing stage must anchor at the prescribed place, tether the means carefully and put down a gangway to the bank for passengers to embark and disembark or for loading and unloading goods. The gangway must be solid and provided with rail or a stretched rope in lieu of the rail. When necessary there must be a protection wire mesh for the crews of the means moored farther from the shore and the persons on duty to cross the means.
Apart from the above stipulations, the means moored in the landing stage must also observe the regulations of the landing stage.
Article 58.- Means moored outside the landing stage:
1. Only in special case and with the permission of the competent agency can a motorized means moor outside the area of the landing stage for passengers to embark or disembark or for loading and unloading goods, but it must not obstruct the movement of other means. The boats carrying passengers or goods to and from these means can approach them only when they have moored. When the delivery and reception of passengers and loading and unloading of goods have been completed, before leaving the landing stage, these motorized means must send out sound signals and wait until all the small means have left for a safe distance before lifting the anchor and resume the travel.
2. If for any reason the means needs to moor, it must cast anchor or secure itself firmly with rope and must post a guard.
Article 59.- Prohibitions:
1. The means are prohibited from mooring or anchoring at a cross-lane, a river bend, beneath a bridge or near constructions and places with no mooring or no anchoring signs.
2. A means is forbidden to cling to or tie itself to another means, or to let another means cling to or be tied to it while traveling (except when it is executing a tug contract or engaged in a rescue operation).
3. It is forbidden to use a lightering boat to receive and deliver passengers;
4. It is forbidden for a means to tie its rope to a bridge railing, a culvert or waterlock gate, buoy and signal post;
5. It is forbidden for the means to groundlessly direct its headlights on other moving means.
6. It is forbidden for the means to misuse their priority right to obstruct the operation and safety of the means which must give way to it.
Section II: SIGNALS
Article 60.- General rules:
A- Concerning sound signals:
1. All operating means must be equipped with siren or bell or gong.
2. All motorized means with capacity of 30HP and more must be equipped with sirens that can be heard from at least 500m.
3. All motorized means with capacity of less than 30HP must be equipped with siren that can be heard from at least 300m.
4. A long siren lasts 4-6 seconds, a short siren about 1 second, and the interval between two sirens is about 1 second.
5. A rudimentary means must use siren, bell or gong that can be heard from at least 100m.
B. About signal lamps:
1. During night time (from sundown to sunrise) and during day time when visibility is not good outside 300m, the means must light its lamps as prescribed. The lamps must be kept lighted continually and must not wait until an approaching means is in sight and then are put out.
2. Specifications for the lamps :
a/ Light intensity of the various kinds of lamps when the night is dark but the sky is clear:
The white lamp of the means of Category A must be clearly seen from a distance of 1500m.
The white lamp of the means of Categories C, D and E must be clearly seen from a distance of 1,000m.
The color lamp of the means Categories A and B must be clearly seen from a distance of 1,000m.
The color lamp of the means Categories C, E, F must be clearly seen from a distance of 800m.
b/ The lighting range of the types of traveling lamps on the means Categories A, B, and C is prescribed as follows:
A fore lamp on a means Category A : the light must be 225o facing forward and evenly distributed to both sides of the means.
A green lamp on a means Categories A and C: 112o30' parallel with the length of the means from fore to the starboard.
A red lamp on a means Categories A and C: 112o30' parallel with the length of the means from for to port.
Half-green and half-red lamp: the green half to the starboard, the red half to port on a means Category B, scope of each light 180o lengthwise with the means.
White lamp on a means Categories A and C: the light must be 135o from the aft lengthwise with the means and evenly distributed to both sides.
c/ Green lamp and red lamp on means Categories A and C must have a shield so that the red light cannot be seen from the right side of the fore, and the green lamp cannot be seen from the left side of the fore.
Apart from the lamps prescribed for means Categories A, B and C of this Article, the other lamps prescribed in this Decree must be seen from all sides (360o).
C- About signals:
The signs must be put up from sunrise to sundown at the most visible places and the colors must be clear.
D- On signal banners:
Meaning of the signal banners printed at Appendix No.1 attached to this Decree.
Article 61.- Operation signals:
1. A traveling means when seeing another means must send out the appropriate operation sound signal to announce its direction:
a/ A short sound means that I am moving on my right.
b/ Two short sounds mean that I am moving on my left.
c/ Three short sounds mean that I am moving backwards.
2. Apart from the sound signals prescribed in Item 1 of this Article, the means may at the same time send out light signals:
a/ A flash means that I am moving on my right.
b/ Two flashes mean I am moving on my left.
c/ Three flashes mean that I am moving backwards.
Each flash lasts one second, the interval between two flashes is about one second.
The lamp used to send out this signal must be a white lamp that can be seen from all sides from a distance of at least 1,000m.
Article 62.- Information signals:
A means shall inform others of its operating state by the following sound signals:
1. Four short sounds: calling for help from other means.
2. Five short sounds: cannot give way.
3. A long sound: attention, take caution, asking for passage.
4. Two long sounds: stop.
5. Three long sounds: about to enter port, leaving port, farewell.
6. Four long sounds: asking for opening of bridge, culvert, waterlock.
7. Three short sounds followed by three long sounds followed by three short sounds: someone has fallen into water.
8. A long sound followed by two short sounds: the means has run aground, the means is measuring the water flow, the means is building a construction project.
9. Two long sounds followed by two short sounds: the means has lost control of its operation.
10. Sail boat: a short sound: the wind is blowing on the starboard; two short sounds: the wind is blowing on port ; three short sounds: the wind is blowing on the aft.
Article 63.- Signals in case of limited visibility:
1. In case of fog, heavy rain or smoke which limits visibility to under 300m the means has to send out the following sound signals:
a/ A long sound every two minutes: the means is slowing down or has switched off engine but is still moving.
b/ Two long sounds every two minutes: the means has switched off engine and is no longer moving.
2. The sound must be sent out continuously until visibility has extended to 300m.
Article 64.- Classification of means for the use of signals:
The means operating on inland waterways are divided into the following six categories:
Category A: Motorized means with capacity of 30 HP and more.
Category B: Motorized means with capacity of less than 30HP.
Category C: Barges and boats with capacity of 20 tons and more.
Category D: Barges and boats with capacity of less than 20 tons.
Category E: Rafts more than 25 m long and more than 5m wide.
Category F: Rafts less than 50m long and less than 5m wide.
Article 65.- Traveling lamps for means sailing alone:
1. Category A:
a/ A white fore lamp on the longitudinal axis of the ship at least 3m above water level when the ship is fully loaded.
b/ Two side lamps: green lamp on the right and red lamp on the left placed laterally close to the vertical plane of the ship side. The side lamp must be placed at least one fourth lower than the height of the white fore lamp.
c/ A white lamp on the aft.
2. Category B:
A half-green, half-red light that can be seen from all sides placed on the longitudinal axis of the ship at least 2m above water level at the most visible place when the ship is fully loaded.
3. Category C:
a/ Two side lamps, green on the right and red on the left.
b/ A white lamp on the aft.
4. Category D:
A white lamp that can be seen from all sides at least 2m above the deck.
5. Category E:
a/ A red lamp in the center of the raft.
b/ Two white lamps on the longitudinal axis of the raft, one at the fore and one at the aft of the raft.
If the raft is more than 15m wide, the white lamp on the longitudinal axis can be dispensed with, but four white lamps must be lighted on the four corners of the raft.
The lamps must be at least 1.5m above water level.
6. Category F:
A red lamp in the center of the raft at least 1.5m above water level.
Article 66.- Signals on a convoy of tug boats:
1. Signals on a tug boat (means Category A)
a/ Apart from the prescribed traveling lamps, right after tying the tug rope, the tug boat must light the following additional lamps:
A white fore lamp which adds up to two white fore lamps, if the convoy is less than 100m long (from the fore of the tug boat to the aft of the last tugged means).
Two white lamps above the white fore lamp which add up to three white fore lamps, if the convoy is 100m and more long.
The additional white lamps must be of the same model as the white fore lamp and superposed 1m one above the other on a vertical line.
b/ In day time, each white fore lamp shall be replaced by a sign consisting of two interlacing black circles 0.3m in diameter.
2. Signals on the tug boat (means Category B) :
a/ Apart from the half-green and half-red lamps, right after tying the tug rope, the tug boat must light another white lamp that can be seen from all sides (360o) on the same vertical line and 0.5m higher than the half-green, half-red lamp.
b/ In daytime, the white lamp and the half-green, half-red lamp is replaced by two signs, each consisting of two interlacing black circles 0.3m in diameter.
3. Signals on the tugged means:
a/ Means Categories A and C shall light only the side lamps with an additional white lamp on the aft of the last means that can be seen from all sides and from a distance of 1,000 m, and at least 3m above the deck of the means.
If the tugged means move in rows, the outside means shall light only a corresponding side lamp of its own. The means in the center need not light their lamps.
b/ Means Categories B, D, E and F, shall light lamps as in case of lone traveling.
c/ If the ship tugs only one boat without passengers and the distance from the aft of the boat to the aft of the ships does not exceed 6m, the boat needs not light its lamp.
Article 67.- Signals on the convoy of lightering boats:
1. Signals on the tug boat (means Category A):
a/ At night, apart from the lamps prescribed for means of its category, the tug boat must light an additional white lamp 1m higher than the fore white lamp and of the same type as the fore white lamp.
b/ In daytime, each fore white lamp shall be replaced by a sign consisting of two interlacing black circles, each 0.3 m in diameter.
2. Signs on tug boat (means Category B):
As prescribed for tug boats in Item 2 Article 65.
a/ If it is a means Category A or C side lamps and the piloting lamp shall be lighted.
b/ If it is a means Category B, D or F the outermost means shall light the lamps as in lone sailing. The inside means need not light their lamps.
c/ If it is a raft Category E only a red lamp in the center of the raft and two white lamps on the two outer corners are needed.The lamps must be at least 1.5m above the raft.
Article 68.- Signals on push convoy.
1. Signals on push boat (means Category A).
a/ At night, apart from the lamps prescribed for boats of its category, a push boat shall also light a green lamp, lighting range 360o placed 1m higher than the fore white lamp clearly visible from 1,000m.
b/ In daytime, the greem lamp shall be replaced by a sign consisting of two interlacing back isosceles pointed upward, 0.3m by each side.
2. Signals on push boat (means Category B):
a/ At night, apart from the lamps prescribed for means of its category, an additional green lamp must be lighted 0.5m higher than the half-green and half-red lamp and can be seen from all sides from 1,000m.
b/ In daytime, a sign shall be put up as prescribed in Item 1 of this Article.
3. Signals on tugged means:
a/ If it is a means Category A or C, the green lamp shall be put on the right side, and the red light on the left, and lighted only at the leading means. No side lamps is necessary for other means. The tugged means need not light the piloting lamp.
b/ If it is a means Category B, the leading means shall light a lamp as in the case of lone sailing.
c/ If the means are paired, side lamps shall be lighted as prescribed for the outside means, the inside means does not need to light lamp.
Article 69.- Signals on a convoy of mixed tug boats:
1. Signals on the tug boat:
a/ Signals on the main tug boat (means Category A)
Apart from the lamps prescribed for the means of its category, the main tug boat must light two additional green lamps on the same vertical line as the fore white lamp, lighting range 360o, placed 1m above and beneath the fore white lamp.
In daytime, each of these lamps is replaced by a sign consisting of two interlacing black rectangles size 0.3m x 0.6m.
b/ Signals on the main tug boat (means Category B)
At night, apart from the lamps prescribed for the means of its category, the main tug boat must light two additional green lamps 0.5m apart on the same vertical line as the half-green, half-red lamps, lighting range 360o, 0.5m higher than the half-green, half-red lamp and clearly visible from 1,000m.
In daytime, signals shall be put up as prescribed in Item 1 of this Article.
2. Signals on support ships:
Depending on the position of the support ship for tugging, pushing or lightering, signals for daytime and night use shall be used as prescribed for tug boats, push boats or lightering boats which are means Category A or B (stipulated in Article 66, Article 67, and Article 68).
3. Signals on tugged means:
At night, only one outside side lamp shall be lighted as prescribed for the outermost means. No need to light lamps on the inside means.
Article 70.- Signals on the means which have lost control of its operation :
a/ A motorized means which has lost control of its operation at night must light a red lamp and put it on a high place where it is most visible. If momentum remains, a side lamp and a piloting lamp shall be lighted (for means Category A) and a half-green, half-red lamp (for means Category B).
b/ In daytime, the red lamp shall be replaced by a sign consisting of two black interlacing lozenges measuring 0.3m by each side.
Article 71.- Signals on anchored means:
For a means less than 45m long, a white lamp shall be lighted at the stern at least 2m above the deck.
For a means more than 45m long, one more white lamp shall be added at the bow and 1m lower than the fore white lamp.
In case the means anchors in a narrow lane, one additional white lamp shall be lighted where the means protrudes the nearest to the lane.
Raft moored outside the landing stage: a red light shall be lighted in the center of the raft and on the side of the passage of ships, two white lamps shall be put at the corner of the raft.
In daytime, the moored means shall hang at its fore a sign consisting of two interlacing black circles 0.3m in diameter.
Article 72.- Signals on a means which runs aground on its lane:
1. On the traveling lane, if a means runs aground and if the rest of the lane is still navigable, a red light must be lighted at the lamp post 1m above the green lamp.
In daytime, the red and green lamps shall be replaced by a sign consisting of two interlacing black squares 0.3m by each side.
On the navigable part of the lane, a white lamp shall be hung 1m above the main deck (for a means less than 45m long); and two white lamps (for a means more than 45m long), the second white lamp 1m above the first.
2. In case the lane is fully blocked, two red lamps 1m apart must be put up one above the other.
In daytime, the two red lamps shall be replaced by two signs, each consisting of two interlacing black squares 0.3m by each side.
If the means runs aground at a cross lane or a river bend which limits visibility to less than 500m, the means must assign their personnel to guard and send out signals as prescribed in Item 8 of Article 62 of this Decree.
The above signals must be sent out by the driver of the means right after the means runs aground.
Article 73.- Signals of means on mission on inland waterways:
The means on mission about lanes and hydrology or of building a construction shall use signals like a means having run aground (Article 72).
Article 74.- Signals on passenger transport means:
1. Motorized means for transport of passengers:
At night, apart from the lamps prescribed for means categories A and B sailing alone, a blink white lamp (one second of interval) shall be operated continuously during the whole travel and visible at least within 1,000m. The blinking white lamp shall be placed 1m higher than the fore white lamp (for means Category A) and 0.5m higher than the half-green and half-red lamps (for means Category B).
2. Rudimentary passenger transport means:
At night, two white lamps shall be hung on the same vertical line 0.5m from each other.
Article 75.- Signals on means transporting inflammable and explosive substances:
Apart from the lamps prescribed for the categories of means sailing alone, an additional red lamp must be lighted beside the lamp post, at least 1m higher than the fore white lamp. Boats and barges shall hang red lamps at the fore at least 3m above deck.
In daytime, the red lamps shall be replaced by a banner marked with the letter "B".
Article 76.- Signals on fishing ships and boats and on fishing hecks:
1. Signals on fishing ships and boats:
At night, fishing ships and boats must light a white lamp at the bow and a red lamp lower than the white lamp at the side with the net. The red lamp must be at least 2m above water. When it still retains its momentum, a fishing ship shall have to light a side lamp and a piloting lamp (for means Category A), or a half-green, half-red lamp (for a means Category B).
In daytime, the red lamp shall be replaced by a sign consisting of four white regular triangles 0.3m by each side, forming two pairs interlaced at the angles.
Ships and boats less than 20m long can replace the above signs with a sign consisting of two interlacing white circles 0.3m in diameter.
2. Signals of fishing hecks:
a/ If the hecks are arranged in lateral rows along the lane and are less than 30m long, a red lamp must be lighted at the end of each heck. If they are more than 30m long, a red lamp shall be lighted every 30m. In daytime, each lamp is replaced by two black interlacing circles 0.3m in diameter. The lamps and signs must be hung at least 1.5m above water.
b/ If the hecks are put up across the lane, they also have to put up lamps and signs and one additional white lamp must be added to either side of the lane, 1m higher than the red lamp. In daytime, each white lamp shall be replaced by a sign consisting of two interlacing black circles 0.3m in diameter.
Article 77.- Signals from a means to alert other means that someone has fallen into water.
When a person falls into water, the means must light a green lamp between two red lamps on the same vertical line, 1m apart. The lower red lamp is placed 1m above the main deck. At the same time, the means must send out a sound signal consisting of three short sounds followed by three long sounds and again three short sounds. At night, the lamps and sound signals are used at the same time.
In daytime, the means shall put up a banner with the letter "O" on the lamp post and also send out the above sound signal.
Article 78.- Signals to ask traffic police and inspectors onto the means:
To ask traffic police or inspector on inland waterways onto the means, apart from the lamps prescribed, the means must light an additional green lamp 1m above a red lamp. In day time, it shall put up a green banner.
Article 79.- Signals on a means where persons or animals have caught an infectious disease, and epidemic control is needed:
At night, a yellow lamp shall be put up on top of the lamp post.
In daytime, a banner with the letter "Q" shall be hoisted above a banner with the letter "L".
Article 80.- Signals on a means in distress asking for help:
In daytime, a banner with the letter "N" above a banner with the letter "C" shall be put up, and one or the following sound signals shall be sent out simultaneously:
A continuous peel of bell or gong;
A series of continuous short sirens.
At night, the above signals are sent out at the same time with continuous blinking of a red light.
Article 81.- Signals enjoining other means to come for inspection:
When the competent traffic and order police wants to inspect a means, they shall use the following signals:
In daytime, they shall put up the banner with the letter "K" and send out a long siren followed by a short siren, then again a long siren;
At night, they shall send out the same signal and light a green lamp above a white lamp 0.6m apart.
Chapter VII
SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF NAVIGATION ORDER AND SAFETY ON INLAND WATERWAYS
Article 82.- General principles:
1. An individual or organization that commits an administrative violation of navigation order and safety on inland waterways shall be sanctioned in the forms and at the levels stipulated in this Decree.
2. The sanctioning of the administrative violations of navigation order and safety on inland waterways shall conform with the principles stipulated in the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
3. Application of other forms of sanctions and measures:
a/ When the sanction is in the form of fine, the concrete amount of fine against an administrative violation is the average level of the fine frame set for these violations; if the violation has attenuating factors, the fine may be lower but not below the minimum set in the fine frame. If the violation has aggravating factors, the fine may be higher but shall not exceed the maximum set in the fine frame.
The attenuating or aggravating factors shall be considered in accordance with the stipulations in Article 7 and Article 8 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations;
b/ The other forms of supplementary sanctions and measures shall apply together with the administrative sanctions if so prescribed in this Decree, aimed at fully handling the violations, eliminating the causes and conditions for further violations and overcoming all consequences of the administrative violations.
4. Sanctions against violations by persons competent to order sanctions against administrative violations.
Any person competent to order sanctions against administrative violations who hassles others, condones or covers up a violation, fails to sanction or sanction not in time, not correspondingly with the violation or beyond his vested powers shall, depending on the character and extent of the violation, be disciplined or examined for penal liability. If the violation causes material damage, he/she shall have to pay compensation as prescribed by law.
Article 83.- Sanctions against violations during a navigation accident on an inland waterway.
1. To be served a warning or fined 50,000 to 200,000 VND for failure to inform the nearest local People�s Committee when the accident occurs.
2. A fine of 100,000 to 200,000 VND on the person(s) directly related to the accident who is not present at the time prescribed by the authorities in order to make a field report.
3. A fine of 200,000 to 500,000 VND for one of the following violations:
a/ Removing evidences at the place of the accident;
b/ The captain of another means or any other person present at the place of the accident who shirks the obligation to rescue when he/she has the conditions to do so.
4. A fine of 1,000,000 to 2,000,000 VND on the captain of the means which causes the accident or the captain of the means victim of the accident who shirks the obligation to rescue when he/she has the conditions to do so.
5. Form of supplementary sanctions and other measures:
Stripping the crew members of their right to use their professional permits or certificates for 3 to 6 months in case of a violation stipulated in Item 2, Point a of Item 3, and Item 4 of this Article.
Article 84.- Sanctions against acts of encroachment upon an inland water transport establishment:
1. A fine of 50,000 to 200,000 VND for one of the following violations:
a/ Dumping garbage or rice straw into an inland waterway;
b/ Erecting tents or inns along an inland waterway;
2. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for an act of dumping mud, earth, stone, sand, pebble or other waste materials into an inland waterway.
3. A fine of 1,000,000 to 3,000,000 VND for an act of colliding with or bumping against and damaging a navigation facility while driving a means.
4. A fine of 10,000,000 to 20,000,000 VND for an act of dumping mud, earth and sand at variance with the permit to dig scoop and dredge a waterway.
5. Forms of supplementary sanction and other measures:
a/ Forcible dimantlement of the tents and inns if it is a violation defined in Point b, item 1;
b/ Forcible clearance of the garbage, mud, earth, sand, pebble and other waste materials if it is a violation defined in Point a, Item 1, and Items 2 and 4;
c/ Forcible restoration of the original state of the construction which has been altered by the administrative violation if it is a violation defined in Item 3.
Article 85.- Sanctions against administrative violations concerning the building of constructions on inland waterways
1. A fine of 3,000,000 to 5,000,000 VND for one of the following acts while building a construction on an inland waterway:
a/ Failing to execute correctly the stipulations in the permit;
b/ Failing to dispose of all obstacles after the completion of the construction.
2. A fine of 4,000,000 to 10,000,000 VND for an act of building a construction without permit.
3. Forms of supplementary sanction and other measures:
a/ Forcible compliance with the stipulations in the permit if it is a violation defined in Point a, Item 1;
b/ Forcible removal of all obstacles within the time-limit prescribed by the unit managing the inland waterway if it is a violation defined in Point b, Item 1;
c/ Forcible dismantlement of the construction if it is a violation defined in Item 2.
Article 86.- Sanctions against violations concerning the management of inland waterways
A fine of 2,000,000 to 5,000,000 VND for an act of failing to take timely measures of remedy when detecting a damage to the inland waterway.
Article 87.- Sanctions against violations concerning the salvage and refloating, and removal of obstacles on inland waterways:
1. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for an act of violating the time-limit for salvaging a sunk means or another obstacle as prescribed.
2. A fine of 2,000,000 to 5,000,000 VND for an act of failing to removing all the obstacles.
3. A fine of 10,000,000 to 20,000,000 VND for an act of shirking the obligation of salvaging.
4. Forms of supplementary sanctions and other measures:
Forcing the offender to salvage or to bear all the cost of salvage if it is a violation defined in Item 2 and Item 3.
Article 88.- Sanctions against the act of fishing and raising aquatic products in violation of the provisions on navigation order and safety on inland waterways.
1. A fine of 100,000 to 200,000 VND for an act of fishing or raising aquatic products within the area of protection of an inland waterway by failing to strictly conform with the stipulations in the permit.
2. A fine of 100,000 to 300,000 VND for an act of mobile fishing thus causing obstruction to inland water navigation.
3. A fine of 200,000 to 500,000 VND for failing to removing all obstacles after completing the use of a means to fish or raise aquatic products within the protection area of an inland navigation project.
4. A fine of 300,000 to 1,000,000 VND for an act of failing to remove, narrow or dismantle the means of fishing and raising aquatic products as notified by the agency managing the inland waterway.
5. A fine of 500,000 to 1,500,000 VND for an act of fishing or raising aquatic products within the protection area of the inland waterway without permit.
6. Forms of supplementary sanction and other measures:
a/ Forcible removal of all obstacles if it is a violation stipulated in Item 3 of this Article;
b/ Forcible adherence to the contents and time limit prescribed by the agency managing the inland waterway if it is a violation defined in Item 4 of this Article.
Article 89.- Sanctions against violations concerning the signals on inland waterways:
1. To be served a warning or fined 20,000 to 50,000 VND if it is a failure to install a signal at the landing stage.
2. A fine of 100,000 to 300,000 VND for hiding a sign.
3. A fine of 300,000 to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failure to send out in time a signal when a means or other objects are sunk thus causing obstruction on an inland waterway;
b/ Failure to keep a signal permanent.
4. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for an act of removing or deliberately neutralizing a signal device.
5. A fine of 1,000,000 to 3,000,000 VND for an act of failing to install or installing the signal device at the prescribed place.
6. Forms of supplementary sanction and other measures:
a/ Forcible removal of the object hiding the signal if it is a violation defined in Item 2 of this Article;
b/ Forcible immediate installment of the signal device if it is a violation defined in Item 3 and Item 5 of this Article.
c/ Forcible restoration of the signal device to its original state if it is a violation defined in Item 4 of this Article.
Article 90.- Sanctions against violations concerning inland water transport navigation order and safety:
1. To be served a warning or fined 5,000 to 20,000 VND for the failure to compile a safety rule on a passenger boat.
2. A fine of 20,000 to 50,000 VND for failure to produce the list of passengers traveling on a passenger boat when leaving port.
3. A fine of 50,000 to 100,000 VND for one of the following violations:
a/ Lightering the means to a traveling passenger boat for delivering or receiving passengers (lightering boat);
b/ Transporting small animals not as prescribed.
4. A fine of 50,000 to 200,000 VND for one of the following violations:
a/ Clinging or tying to another traveling means;
b/ Allowing another means to cling to or tie to one�s own means while traveling;
c/ A passenger boat which has no safety rule or which lets passengers sit on the top of the boat or on either side of the boat;
d/ Loading oversized goods;
e/ Working on the means after drinking alcoholic beverages, liquor, beer or other stimulants exceeding the prescribed level;
f/ Employing crewmen to work in a physical state that cannot assure accomplishment of the assigned tasks.
5. A fine of 100,000 to 300,000 VND for one of the following acts:
a/ A passenger ship employing a lightering boat;
b/ Failure of a passenger boat to produce the list of passengers on departure;
c/ Receiving or delivering passengers not at the prescribed landing stage;
d/ Using the means at variance with its prescribed use or with the line or lane or operating area written in the permit;
6. A fine of 200,000 to 500,000 VND for an act of transporting buffaloes, oxen, horses or other large animals together with passengers.
7. A fine of 200,000 to 1,000,000 VND for an act of transporting noxious goods, inflammable and explosive substances together with passengers.
8. A fine of 2,000,000 to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Transporting noxious goods and explosives without permit;
b/ Failure to strictly observe the regulations on the prevention and fight against fires, explosion and noxicity;
c/ Using a faked number plate while driving the means but the offense is not serious enough to warrant examination for penal liability.
9. Forms of supplementary sanction and other measures:
Stripping the captain of the right to use his professional license or certificate for 3 months to 6 months if it is a violation defined in Item 8 of this Article.
Article 91.- Sanctions against the violations concerning designing, building, transformation, repair and technical inspection of inland water transport means.
A fine of 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Building a new inland water transport means without asking for permission;
b/ To design, build, transform or repair a means without an operating permit;
c/ Failure to correctly abide by the regulations on technical control and supervision when building, transforming or repairing a means.
Article 92.- Sanctions against the acts of using and driving means without all the prescribed papers:
1. A fine of 20,000 to 50,000 VND for an act of driving a boat without permit for boat driving or failing to paint the registration number of the boat as prescribed.
2. A fine of 100,000 to 200,000 VND for failing to paint the name and the registration number of the means as prescribed.
3. A fine of 100,000 to 300,000 VND for an act of using a means without all the prescribed papers.
4. A fine of 300,000 to 1,000,000 VND for driving a means without the appropriate driving license or professional certificate as prescribed.
Article 93.- Sanctions against acts of failing to ensure the prescribed quantity and quality of safety equipment of the means:
1. A fine of 10,000 to 50,000 VND for failing to ensure the quantity and quality of the safety equipment prescribed for rudimentary means.
2. A fine of 30,000 to 100,000 VND for failing to ensure the quantity and quality of the safety equipment prescribed for a passenger transport means of less than 13 seats or other motorized means with a capacity of less than 5 tons.
3. A fine of 300,000 to 500,000 VND for failing to ensure the quantity and quality of the safety means prescribed for motorized passenger transport means of more than 13 seats or motorized freight transport means of more than 5 tons in capacity.
Article 94.- Sanctions against acts of transporting goods and passengers in excess of the allowed freight:
1. Fines against acts of transporting goods less than 5% in excess of the capacity of the means or convoy of means, corresponding to the following categories of means:
a/ A fine of 10,000 to 50,000 VND for a means or convoy of means of less than 50 tons in capacity;
b/ A fine of 50,000 to 150,000 VND for a means or convoy of means of 50 to less than 250 tons in capacity;
c/ A fine of 150,000 VND to 500,000 VND for a means or convoy of means of 250 to 800 tons in capacity;
d/ A fine of 500,000 to 1,000,000 VND for a means or convoy of means of more than 800 tons in capacity;
2. Fines against acts of transporting goods from 5% to 10% in excess of the capacity of the means of convoy, corresponding with the following categories of means:
a/ A fine of 20,000 to 100,000 VND for a means or convoy of less than 50 tons in capacity;
b/ A fine of 100,000 to 300,000 VND for a means or convoy of means of 50 to less than 250 tons in capacity;
c/ A fine of 300,000 to 1,000,000 VND for a means or convoy of means of 250 to 800 tons in capacity;
d/ A fine of 1,000,000 to 2,000,000 VND for a means or convoy of means of more than 800 tons in capacity;
3. Fines against acts of transporting goods more than 10% in excess of the capacity of the means or convoy, corresponding with the following categories of means:
a/ A fine of 40,000 to 200,000 VND for a means or convoy of less than 50 tons in capacity;
b/ A fine of 200,000 to 600,000 VND for a means or convoy of 50 to less than 250 tons in capacity;
c/ A fine of 600,000 to 2,000,000 VND for a means or convoy of 250 to 800 tons in capacity;
d/ A fine of 2,000,000 to 4,000,000 VND for a means or convoy of more than 800 tons in capacity.
4. A fine of 20,000 VND on each passenger in excess of the prescribed quantity for an act of overloading if it is a passenger transport means within a province.
5. A fine of 40,000 VND for any passenger in excess of the prescribed quantity in case of overloading by an interprovincial passenger transport means.
Article 95.- Sanctions against acts of using household means in violation of navigation order and safety on inland waterways:
1. A fine of 10,000 to 20,000 VND for failing to light the signal lamp at night while traveling.
2. A fine of 50,000 to 100,000 VND for an act of transporting without permit goods for business purpose.
3. A fine of 100,000 to 200,000 VND for an act of transporting passengers without permit for business purpose.
Article 96.- Sanctions against acts of using rafts in violation of inland navigation order and safety:
1. A fine of 50,000 to 200,000 VND for failing to light signal lamp at night as prescribed.
2. A fine of 200,000 to 500,000 VND for an act of moving, anchoring and mooring not as prescribed.
Article 97.- Sanctions against violations of the regulations on order and safety at inland water port and landing stages:
1. A fine of 30,000 to 50,000 VND for one of the following violations:
a/ Mooring the means not at the prescribed place, or failing to secure it firmly with ropes;
b/ Moving the means not on the operating order of the competent person at the port or landing stage.
2. A fine of 30,000 to 50,000 VND for opening a landing stage for boats without permit.
3. A fine of 200,000 to 500,000 VND for one of the following violations:
a/ Opening a loading and unloading stage without permit
b/ A loading and unloading port or landing stage or a passenger port lacks one of the following equipments:
- Anti-collision cushion for the lightering means;
- Mooring post or mooring buoy for steadying the means;
- Embarking and disembarking ramp for passengers;
- Insufficient lighting at night for the ramp or landing stage.
4. A fine of 300,000 to 1,000,000 VND for a port or landing stage which commits one of the following violations:
a/ Loading goods or receiving passengers onto technically unsafe means;
b/ Overloading (exceeding the loading mark) of the means or receiving passengers onto the means in excess of the prescribed number;
c/ Having no safety regulations;
d/ Lack of equipment for preventing and combating fire and explosion as prescribed;
e/ Using loading and unloading equipment not technically safe.
f/ Lack of signs to determine the scope of the water area of the port or landing stage.
Article 98.- Sanctions against violations of inland water navigation rules
A fine of 20,000 to 100,000 VND for the driver of a means who commits one of the following acts:
a/ Violating the traveling rules on a narrow lane;
b/ Violating the rules for crossing and overtaking;
c/ Anchoring or mooring the means not as prescribed;
d/ Violating the prescriptions on signals;
e/ Groundlessly directing headlights on a traveling means;
f/ Violating the regulations on movement in the areas of navigation control, through culverts, waterlocks, pontoon bridges and fixed bridges;
g/ Refusing to allow another means to overtake even when such overtaking is possible;
h/ Failure to reduce speed as prescribed;
i/ Failure to keep the prescribed distance either crosswise or lengthwise from another means;
j/ Failure to use the prescribed sound signals in the area when visibility is restricted;
k/ Misusing the priority right and causing obstruction to the means which have to give way.
Article 99.- Determination of competence in handling administrative violations of inland water navigation and transport order and safety:
1. The People�s Committee of various levels shall base themselves on the competence prescribed in Articles 26, 27 and 28 of the Ordinance on Handling Administrative Violations stipulated in this Decree under the jurisdiction of the locality.
2. The People�s Police shall base itself on the competence stipulated in Article 29 of the Ordinance on Handling Administrative Violations to sanction the violations stipulated in this Decree, except those stipulated in Article 91 of this Decree.
3. The specialized inspector of the inland water transport service shall base himself on the competence stipulated in Article 34 of the Ordinance on Handling Administrative Violations to handle violations of the regulations on the protection of inland water transport projects; violations concerning the registration and issue of permits to the means, licenses and professional certificates to the crew when the means is operating in the areas of the inland ports or landing stages; violations concerning the designing, building, transformation, repair and technical control of the means.
4. In case the violation comes under the administrative sanction competence of many agencies, the right to hand sanctions shall belong to the agency which is the first to receive the dossier.
Article 100.- Sanctioning competence of the People�s Committee of various levels:
1. The President of the People�s Committee of the commune, ward or township has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 200,000 VND;
c/ To confiscate evidences and means used for the administrative violation valued up to 500,000 VND;
d/ To force the offender to make compensation for damage up to 500,000 VND;
e/ To force the offender to restore the original state that has been altered by the violation;
f/ To suspend the activities which cause pollution to the living environment or the spread of epidemics or which disturb public order and quietness.
2. The President of the People�s Committee of the district, town or city under the province has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 10,000,000 VND;
c/ To confiscate the material evidences and means used in the administrative violation;
d/ To strip the offender of the right to use the permit according to his competence; in case the permit is issued by a higher State agency, the president of the People’s Committee of district level shall issue the decision to stop the violation and propose the competent State agency to revoke the permit;
e/ To force the offender to restore the original state which has been altered by the administrative violation or to dismantle the construction which has been illegally set up;
f/ To force the offender to pay compensation up to 1,000,000 VND for the damage caused by the administrative violation;
g/ To force the offender to take measures to overcome the pollution of the living environment or the spread of epidemics caused by the administrative violation.
3. The President of the People�s Committee of the province or city directly under the central Government has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 100,000,000 VND;
c/ To strip the offender of the right to use the permit according to his competence; in case the permit is issued by a higher State agency, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision to stop the violation and propose the competent State agency to revoke the permit;
d/ To apply the forms of supplementary sanction and other measures stipulated in Points c, e, f, g of Item 2 of this Article.
Article 101.- Sanctioning competence of the People’s Police:
1. A member of the People’s Police on duty has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 100,000 VND.
2. The head of a traffic police team or station has the right :
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 200,000 VND;
c/ To force the offender to pay compensation up to 500,000 VND for the damage caused by the administrative violation.
3. The head of the ward police is entitled to use the forms of sanction against administrative violations and other measures stipulated in Points a, b, c, d, f of Item 1, Article 100 of this Decree.
4. The head of the district police has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 2,000,000 VND;
c/ To apply the forms of supplementary sanction and other measures stipulated in Points c, d, e, f, g of Item 2, Article 100 of this Decree.
5. The head of the traffic and order police, the head of the fire prevention and combat police, the head of the special police unit at the central level, the head of the mobile police unit from company level upward operating independently, the head of the border police checkpoint, the head of a border police station has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 2,000,000 VND;
c/ To apply the forms of supplementary sanction and other measures stipulated in Points c, d, e, f, g, Item 2, Article 100 of this Decree.
6. The Head of the Traffic Order Police Department and the Head of the Police Department for Fire Prevention and Combat have the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 20,000,000 VND;
c/ To apply the forms of supplementary sanction and measures stipulated in Points c, d, e, f, g, Item 2, Article 100 of this Decree.
7. The Director of the provincial police has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 20,000,000 VND;
c/ To apply the forms of supplementary sanction and other measures stipulated in Points c, d, e, f, g, Item 2, Article 100 of this Decree.
Article 102.- Sanctioning competence of the specialized Inspector of the inland water transport service.
1. The specialized Inspector of the inland water transport service on duty has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 200,000 VND;
c/ To confiscate material evidences and means used in the administrative violation valued up to 500,000 VND;
d/ To force the offender to restore the original state which has been altered by the administrative violation or to dismantle the illegal construction;
e/ To force the offender to take measures to ensure navigation safety.
2. The head of the agency entrusted with specialized inspection of inland water transport at the provincial level has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 10,000,000 VND;
c/ To apply forms of supplementary sanction and other measures stipulated in Points c, d, e, f, g Item 2, Article 100 of this Decree.
3. The Head of the agency exercising the function of specialized inspection of inland waterways of ministerial level has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 20,000,000 VND;
c/ To aplly the forms of supplementary sanction and other measures stipulated in Points c, d, e, f, g, Item 2, Article 100 of this Decree.
Article 103.- Procedure of sanctioning administrative violations:
The procedure of sanctioning administrative violations shall have to comply with the stipulations in Chapter VI of the Ordinance on Handling Administrative Violations.
Article 104.- Forcible execution of the decision on sanction against administrative violations.
1. An individual or organization subject to a sanction on administrative violation that does not willingly carry out the sanctioning decision shall be forced to do so through the following measures:
a/ To have part of its salary or income or part of its bank account deducted;
b/ To have part of its assets equivalent in value to the fine inventorized for auction;
c/ To apply other forcible measures to enforce the sanctioning decision.
2. The person competent to hand sanctions has the right to issue a decision on forcible enforcement and the responsibility to organize the forcible enforcement.
3. The People’s Police has the responsibility of carrying out the decision on forcible enforcement of the decision of the People’s Committee of the same level and coordinate with the other State agencies to organize the carrying out of the decisions on forcible enforcement of these agencies when requested.
4. An individual or organization subject to forcible enforcement of a decision to sanction an administrative violation has to bear all the costs for the organization of the carrying out of the forcible measures.
Article 105.- Complaints and denunciations:
1. An individual or organization subject to sanction for administrative violation or its legal representative has the right to complain against the decision to sanction an administrative violation, the decision to apply preventive measures and ensure the execution of the sanctioning decision as stipulated in Article 87 and Article 88 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.
2. All citizens have the right to denounce the administrative violations by any individual or organization and the unlawful acts of the persons having competence to hand sanctions against administrative violations to the competent State agencies.
The settlement of denunciations of the unlawful acts of the persons having competence to hand sanctions on administrative violations shall comply with Article 90 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.
Chapter VIII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 106.- This Decree takes effect on the 1st of September 1996.
The earlier regulations which are contrary to this Decree are now annulled.
Article 107.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government shall, within the ambit of their functions and tasks, have to guide and organize the implementation of this Decree. The Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall base themselves on the characteristics or their localities and their competence to formulate the regulations and concrete plans for the implementation of this Decree.
Article 108.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 
APPENDIX I:
SIGNAL BANNERS
MEANINGS OF SET OF SIGNAL BANNERS
Banner with letter "A" - The ship is testing its engine or speed.
Banner with letter "B" - The ship carries explosives or inflammables.
Banner with letter "O" - Somebody has fallen into water, asks for emergency help.
Banner with letter "K" - The control post enjoining the means for inspection.
Green banner - Asking traffic police onto the ship.
Banner with letters "Q/L" - Persons or animals onboard have caught infectious disease.
Banner with letter "N/C" - SOS.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 40/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

Thông tư liên tịch 11/TTLB/LĐTBXH-NV-YT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo PL xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/95 về lập hồ sơ, đưa người vào cơ sở chữa bệnh và phối hợp bảo vệ chữa bệnh tại cơ sở chữa bệnh

An ninh trật tự, Y tế-Sức khỏe, Chính sách

văn bản mới nhất