Nghị định 47/CP của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

thuộc tính Nghị định 47/CP

Nghị định 47/CP của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:47/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:12/08/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh quốc gia

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 47/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 47/CP NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 1996 VỀ QUẢN LÝ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh quốc gia - trật tự, an toàn xã hội;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ". Quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

 

Điều 2.- Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân người nước ngoài đang cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

 

Điều 3.- Người đứng đầu các tổ chức được trang bị, sử dụng hoặc bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trong phạm vi quản lý của mình.

 

Điều 4.-

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc phát hiện, thu nộp, đấu tranh ngăn chặn vi phạm các quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sẽ được khen thưởng.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường.

 

Điều 5.- Các cơ quan Nhà nước phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân thi hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

 

CHƯƠNG II

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

 

Điều 6.- Chính phủ thống nhất việc quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong phạm vi cả nước.

 

Điều 7.- Bộ Nội vụ giúp Chính phủ quản lý các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ ngoài phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và có trách nhiệm:

1. Quy định đối tượng cụ thể được trang bị các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, được vận chuyển vật liệu nổ (trừ đối tượng quy định tại Điều 8 Nghị định này).

2. Đăng ký, cấp giấy phép sử dụng, vận chuyển, mua và sửa chữa vũ khí và công cụ hỗ trợ; cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Cấp giấy phép mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ để bảo vệ nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu Chính phủ; luyện tập và thi đấu thể thao, quảng cáo, triển lãm, chào hàng.

4. Tổ chức cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy cho các kho, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sửa chữa các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

5. Thực hiện chuyển loại, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí quân dụng, vật liệu, súng săn và công cụ hỗ trợ.

6. Phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao quy định chế độ quản lý, đối tượng được trang bị và cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao cho các đơn vị, câu lạc bộ, trường hoặc trung tâm huấn luyện, thi đấu thể thao; chuyển loại, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí thể thao.

7. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

 

Điều 8.- Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong phạm vi quản lý của mình và có trách nhiệm:

1. quy định cụ thể đối tượng được trang bị các loại vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cho bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

2. Đăng ký, cấp giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Cung cấp hoặc chuyển nhượng vũ khí quân dụng cho một số đối tượng ngoài phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng khi được Bộ Nội vụ cho phép bằng văn bản.

4. Tổ chức các cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ trong quân đội.

5. Tiếp nhận, xử lý, tiêu huỷ vũ khí quân dụng, các loại bom, mìn, lựu đạn, thuốc phóng, vật liệu nổ do tổ chức và cá nhân giao nộp. 6. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thuộc đối tượng do Bộ Quốc phòng trang bị.

7. Thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện việc sửa chữa, chuyển loại, thanh lý vũ khí quân dụng, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

 

Điều 9.- Bộ Công nghiệp có trách nhiệm:

1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước trong việc sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

2. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho các cơ sở sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp sau khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của Bộ Nội vụ.

3. Chủ trì và phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng, quy hoạch tổng thể kế hoạch phát triển vật liệu nổ công nghiệp.

4. Chủ trì và phối hợp với Bộ Nội vụ hoặc Bộ Quốc phòng kiểm tra các cơ sở sản xuất, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

 

Điều 10.- Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm:

1. Quản lý các loại vũ khí thể thao được trang bị phục vụ cho việc huấn luyện, thi đấu thể thao.

2. Chủ trì và phối hợp với Bộ Nội vụ quy định đối tượng được trang bị vũ khí thể thao cho các đơn vị, câu lạc bộ, trường hoặc trung tâm huấn luyện, thi đấu thể thao.

3. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng vũ khí thể thao đã được trang bị cho các cơ sở huấn luyện, thi đấu thể thao.

4. Chủ trì và phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện việc thanh lý, chuyển loại, tiêu huỷ các loại vũ khí thể thao.

 

Điều 11.- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công nghiệp, Tổng cục Thể dục Thể thao thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, và công cụ hỗ trợ.

2. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng, bảo quản, các loại vũ khí, vật liệu nổ công cụ hỗ trợ được trang bị cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

3. Kê khai, đăng ký các loại vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ được trang bị với cơ quan Công an có thẩm quyền.

 

Điều 12.- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các ngành chức năng của địa phương và Uỷ ban nhân dân cấp dưới tổ chức thực hiện các quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

 

Điều 13.- Cơ quan thông tin báo chí, đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Việc tuyên truyền này không được thu phí.

 

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 14.-

1. Từ ngày 01 tháng 9 năm 1996 phải tiến hành tổng kiểm tra và đổi lại giấy phép sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Nội vụ chủ trì cùng với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kiểm tra và đổi lại giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn và công cụ hỗ trợ.

3. Bộ Quốc phòng tiến hành tổng kiểm tra và đổi lại giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.

4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kê khai các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hiện có với cơ quan quân đội và Công an có thẩm quyền.

5. Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ quy định mẫu các loại giấy phép về quản lý các loại vũ khí và công cụ hỗ trợ.

6. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền lệ phí đăng ký cấp giấy phép, tiền thưởng trong công tác này và kinh phí để phục vụ cho việc tổng kiểm tra, đăng ký, cấp giấy phép sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

 

Điều 15.-

1. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 

Điều 16.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Nghị định số 246/CP ngày 17/5/1958, Nghị định số 175/CP ngày 11/12/1964, Nghi định số 33/CP ngày 24/2/1973 của Hội đồng Chính phủ và các quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

(Ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP, ngày 12/8/1996)

 

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.-

1. Vũ khí bao gồm:

a) Vũ khí quân dụng gồm: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thành; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất độc và nguồn phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoả cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng - an ninh.

b) Vũ khí thể thao gồm: các loại súng trường, súng ngắn thể theo chuyên dùng các cỡ; các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên.

c) Súng săn gồm: Các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động hoặc không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, sung hoả mai, súng tự chế và các loại đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng cho các loại súng kể trên.

d) Vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ quy định.

2. Vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: Các loại thuốc nổ và phụ kiện gây nổ (kíp nổ, ngòi nổ, dây nổ...) dùng trong sản xuất công nghiệp và các mục đích dân dụng khác.

3. Công cụ hỗ trợ gồm: Các loại roi cao su, roi điện, gậy điện, găng tay điện; lựu đạn cay; súng bắn hơi cay, ngạt, độc, gây mê; bình xịt hơi cay, ngạt, độc, gây mê; súng bắn đạn nhựa, cao su; súng bắn laze, súng bắn đinh, súng bắn từ trường và các loại công cụ hỗ trợ khác.

 

Điều 2.- Nội dung quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bao gồm: Quản lý việc sản xuất, sửa chữa, chế tạo, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán, mang ra nước ngoài, mang từ nước ngoài vào; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

 

Điều 3.-

1. Nghiêm cấm tổ chức và cá nhân sản xuất, sửa chữa, mua, bán, mang ra nước ngoài, mang từ nước ngoài vào, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng, biếu tặng, trao đổi các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép.

2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn mang từ nước ngoài vào hoặc mang ra khỏi nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vũ khí, công cụ hỗ trợ để bảo vệ nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu Chính phủ hoặc vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phục vụ việc luyện tập thi đấu thể thao, triển lãm, trưng bày, chào hàng phải được Bộ Nội vụ cấp giấy phép.

 

Điều 4.- Vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị phải để tập trung, quản lý chặt chẽ ở cơ quan, đơn vị, chỉ giao cho người đang thi hành công vụ, luyện tập thi đấu; nghiêm cấm mang về nhà riêng hoặc mang theo người khi không làm nhiệm vụ (ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này).

- Vật liệu nổ phải được quản lý chặt chẽ theo Quy chế này để phục vụ cho mục đích quốc phòng - an ninh và sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước. Nghiêm cấm sử dụng vật liệu nổ trái quy định.

- Súng săn chỉ được sử dụng để săn bắn, giải trí ở những khu vực và thời gian do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

 

Điều 5.-

1. Tổ chức, cá nhân không thuộc diện được trang bị, giao giữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nếu đang có không kể do nguồn gốc nào, đều phải kê khai và nộp tại cơ quan công an hoặc cơ quan quân sự các cấp.

2. Công dân có nghĩa vụ phát hiện và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền các trường hợp sản xuất, sửa chữa, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép. Mọi trường hợp thu nhặt được vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đều phải nộp cho cơ quan công an hoặc quân sự địa phương, tuỳ trường hợp cụ thể sẽ được khen thưởng theo quy định.

3. Đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là tang vật hoặc liên quan đến các vụ án, cơ quan điều tra phải tiếp nhận, bảo quản và xử lý theo quy định.

 

Điều 6.- Những người sau đây được quyền kiểm tra việc mang, sử dụng, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ: a) Chiến sĩ Cảnh sát nhân dân đang làm nhiệm vụ.

b) Chiến sĩ Đội kiểm soát quân sự, Đội tuần tra Bộ đội biên phòng được kiểm tra đối với quân nhân và dân quân tự vệ.

c) Trưởng công an cấp xã, chỉ huy trưởng quân sự cấp xã được kiểm tra trong phạm vi xã mình phụ trách; Trưởng đồn biên phòng được kiểm tra trong địa bàn đồn biên phòng phụ trách.

d) Trưởng công an cấp huyện, Chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện, Trưởng phòng nghiệp vụ Công an cấp tỉnh được kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi địa bàn quản lý.

đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng quân sự cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ của Bộ Nội vụ, Cục trưởng Cục vũ khí đạn, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Quốc phòng.

e) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và quân đội nhân dân theo dõi công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được kiểm tra theo chức năng, phạm vi địa bàn quản lý.

g) Nhân viên Kiểm lâm khi thi hành công vụ được kiểm tra việc sử dụng súng săn trong phạm vi địa bàn mình phụ trách.

h) Cục trưởng, Vụ trưởng quản lý về vật liệu nổ công nghiệp của Bộ Công nghiệp; Giám đốc Sở công nghiệp; Thanh tra viên về vật liệu nổ của Bộ Công nghiệp được kiểm tra việc sản xuất, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước.

 

Điều 7.- Tổ chức, cá nhân được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đến cơ quan có thẩm quyền làm các thủ tục đăng ký, sử dụng theo quy định và phải nộp lệ phí.

 

CHƯƠNG II

QUẢN LÝ VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ THỂ THAO

 

Điều 8.- Những đối tượng sau đây được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao:

1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng:

a) Quân đội nhân dân;

b) Công an nhân dân;

c) Dân quân tự vệ;

d) Đội kiểm tra chống buôn lậu của Hải quan, trạm Hải quan cửa khẩu;

đ) Đội An ninh Hàng không;

e) Đội tuần tra kiểm soát của Kiểm lâm;

g) Lực lượng Bảo vệ chuyên trách của một số cơ quan, xí nghiệp nhà nước;

2. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao gồm: Các đơn vị, câu lạc bộ, trường hoặc trung tâm huấn luyện, thi đấu thể thao của Nhà nước.

 

Điều 9.- Việc sản xuất, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao chỉ được thực hiện trong các cơ sở của Quân đội và Công an, phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh môi trường; có phương tiện phòng cháy, chữa cháy, nổ, độc hại; phòng chống mất, hư hỏng do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Nội vụ quy định.

- Trường hợp đặc biệt một số doanh nghiệp của Nhà nước, nếu có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định có thể được phép sản xuất, sửa chữa một số chi tiết của vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định cụ thể việc quản lý các cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao.

 

Điều 10.- Việc xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí thể thao do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

 

Điều 11.- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm cung cấp, chuyển nhượng vũ khí quân dụng cho đối tượng quy định tại các điểm d, đ, e, g Điều 8 Quy chế này sau khi các đối tượng trên được Bộ Nội vụ cho phép bằng văn bản. Sau khi nhận được vũ khí các cơ quan, đơn vị phải làm thủ tục đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng tại cơ quan Công an theo quy định.

 

Điều 12.-

1. Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao chỉ cấp cho cơ quan, đơn vị.

2. Trường hợp do yêu cầu chiến đấu, công tác, luyện tập, thi đấu những cơ quan, đơn vị được trang bị vũ khí có thể giao cho cá nhân sử dụng. Người được giao sử dụng vũ khí phải tuân theo các quy định. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao quy định cụ thể việc giao vũ khí cho cá nhân sử dụng.

 

Điều 13.-

1. Người được giao giữ, sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao phải có điều kiện, tiêu chuẩn sau:

- Có chức trách và phải có chứng chỉ đã được huấn luyện về bảo quản, sử dụng và biết sử dụng thành thạo vũ khí được giao.

- Có phẩm chất đạo đức tốt.

- Có sức khoẻ phù hợp.

2. Khi thi hành công vụ có mang vũ khí phải kèm theo giấy phép sử dụng.

3. Người được giao bảo quản, sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao khi chuyển công tác khác, nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành hoặc không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này thì phải nộp lại cho cơ quan, đơn vị. Cơ quan, đơn vị chủ quản có trách nhiệm kiểm tra và thu nhận lại đầy đủ số vũ khí này.

4. Trường hợp bị mất vũ khí, mất giấy phép sử dụng, mất giấy phép vận chuyển vũ khí phải báo ngay cho cơ quan Công an sở tại và cơ quan cấp giấy phép.

Điều 14.- Người được giao quản lý kho vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao phải có điều kiện, tiêu chuẩn sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt.

- Đã học và có giấy chứng chỉ chuyên môn về quản lý vũ khí.

- Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quan kho vũ khí.

Điều 15.-

1. Các kho vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao phải:

- Thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Có nội quy, phương án bảo vệ, phương án phòng cháy, chữa cháy, phương tiện bảo đảm an toàn.

- Phân công người coi giữ thường xuyên.

- Có sổ sách theo dõi, chấp hành đúng chế độ, báo cáo thường xuyên và đột xuất.

2. Nơi cất giữ vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao tại các cơ quan, đơn vị được trang bị phải có người bảo quản và phương tiện, điều kiện đảm bảo an toàn, duy trì được tuổi thọ các loại vũ khí này.

 

Điều 16.- Việc vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao phải có giấy phép hoặc mệnh lệnh hành quân của cấp có thẩm quyền và phải đảm bảo đúng quy tắc an toàn. Vận chuyển số lượng lớn hoặc loại nguy hiểm phải có phương tiện chuyên dùng. Nghiêm cấm vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao và người trên cùng một phương tiện (trừ người có trách nhiệm trong vận chuyển). Khi vận chuyển phải theo đúng quy định ghi trong giấy phép.

 

Điều 17.-

1. Việc sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao phải có giấy phép của cơ quan công an hoặc quân sự (đối với các đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý) từ cấp tỉnh trở lên. Việc sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao chỉ được tiến hành tại các cơ sở quy định tại Điều 9 Quy chế này và theo đúng nội dung ghi trong giấy phép.

2. Việc chuyển loại, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao phải lập hội đồng. Hội đồng chuyển loại, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí quân dụng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định. Hội đồng chuyển loại, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí thể thao do Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục - Thể thao quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Thể dục - Thể thao hướng dẫn chi tiết việc chuyển loại, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao.

 

Điều 18.-

1. Các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao do tổ chức, cá nhân phát hiện, thu nhặt, giao nộp thì cơ quan công an, quân sự phải tiếp nhận, xử lý nhanh chóng theo đúng quy định.

2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, đầu đạn, thuốc phóng, vật liệu nổ quân dụng do tổ chức, cá nhân giao nộp. Trường hợp cần tái chế vật liệu nổ quân dụng thành vật nổ công nghiệp phải lập phương án xử lý được Bộ Quốc phòng duyệt và phải thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 27/CP ngày 20/4/1995, Nghị định 86/CP ngày 08/12/1995 và Nghị định 02/CP ngày 05/01/1995 của Chính phủ.

CHƯƠNG III

QUẢN LÝ SÚNG SĂN

Điều 19.- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 20 quy chế này thì có thể được sử dụng súng săn.

 

Điều 20.- Những người sau đây không được sử dụng súng săn:

- Người đang bị khởi tố, đang thi hành bản án hình sự.

- Người có tiền án, tiền sự.

- Người phải chấp hành một trong các quyết định: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; quản chế hành chính; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh.

- Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc mất khả năng điều khiển năng lực, hành vi của mình.

- Người không đủ điều kiện về sức khoẻ.

 

Điều 21.- Người sản xuất, sửa chữa, kinh doanh súng săn phải có các điều kiện sau đây:

- Có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 17/CP ngày 23 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ về quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt.

- Không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 20 Quy chế này.

- Có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Điều 22.- Người mua súng săn để sử dụng phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng và phải có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cấp.

Chỉ được phép bán súng săn cho người được phép mua do cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy phép.

 

Điều 23.- Hồ sơ xin cấp giấy phép chế tạo, sửa chữa, mua, bán, sử dụng súng săn gồm:

- Đơn xin phép.

- Bản khai lý lịch (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã)

- Giấy chứng minh nhân dân.

- Hai ảnh cỡ 4 x 6.

Bội Nội vụ quy định chi tiết về thủ tục cấp các loại giấy phép.

 

Điều 24.- Người đang sử dụng súng săn phải đến báo với cơ quan Công an cấp giấy phép khi có một trong các trường hợp sau đây:

- Thay đổi nơi thường trú.

- Thay đổi tình trạng súng săn, mất súng săn, súng săn bị hư hỏng không sửa chữa được.

- Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng.

 

Điều 25.- Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

- Sử dụng súng săn không đúng quy định.

- Chế tạo, sản xuất, sửa chữa súng săn trái phép.

- Chuyển đổi, sửa chữa vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thể thao thành súng săn.

- Mua, bán, thuê, cho thuê, cho mượn, trao đổi, biếu tặng, thế chấp súng săn và giấy phép sử dụng súng săn trái quy dịnh.

- Săn bắn trong thành phố, thị xã, nơi đông dân cư và những nơi cấm săn bắn khác.

 

Điều 26.- Người có súng săn phải xuất trình các loại giấy phép và súng săn khi người có thẩm quyền kiểm tra.

 

Điều 27.- Việc mang súng săn, đạn, các phụ kiện của súng săn từ trong nước ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có giấy phép của Bộ Nội vụ và phải thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép.

 

CHƯƠNG IV

QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ

 

Điều 28.- Việc quản lý, sử dụng vật liệu nổ quân dụng phải thực hiện theo quy định về quản lý vũ khí quân dụng.

 

Điều 29.- Việc quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định của Nghị định này, Nghị định 27/CP ngày 20 tháng 4 năm 1995 và Nghị định 02/CP ngày 05/01/1995 của Chính phủ về quản lý sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

 

Điều 30.- Các doanh nghiệp Nhà nước muốn sản xuất, cung ứng vật liệu nổ theo Nghị định 27/CP ngày 20/04/1995 và Nghị định 02/CP ngày 05/01/1995 phải được Bộ Nội vụ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an ninh trật tự; Bộ Công nghiệp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cung ứng vật liệu nổ công nghiệp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh mới được hoạt động.

 

Điều 31.- Doanh nghiệp nhà nước sản xuất, cung ứng vật liệu nổ phải có kho bảo quản, thiết bị vận tải và bốc xếp chuyên dùng, phương tiện bảo vệ, phòng chống sét và dòng điện lạc, phòng chống cháy, nổ theo quy định.

 

Điều 32.- Các điểm xếp, dỡ vật liệu nổ phải bảo đảm yêu cầu về an toàn, phòng, chống cháy, nổ theo quy định và phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép.

 

Điều 33.- Doanh nghiệp cung ứng vật liệu nổ công nghiệp chỉ được phép bán vật liệu nổ công nghiệp cho các doanh nghiệp, tổ chức được phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Nghiêm cấm các doanh nghiệp, tổ chức mua vật liệu nổ công nghiệp về để nhượng bán lại. Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức không có nhu cầu sử dụng nữa thì phải bán lại cho doanh nghiệp được phép cung ứng vật liệu nổ công nghiệp.

 

Điều 34.- Các doanh nghiệp, tổ chức được phép mua, bán vật liệu nổ công nghiệp phải ký kết và thanh lý hợp đồng kinh tế theo đúng quy định của pháp luật và phải gửi bản sao hợp đồng kinh tế, bản thanh lý hợp đồng cho Bộ Công nghiệp và Bộ Nội vụ để kiểm tra, giám sát.

 

Điều 35.- Doanh nghiệp cung ứng vật liệu nổ công nghiệp không được phép cung ứng, kinh doanh những vật liệu nổ không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm định. Các loại vật liệu nổ đã mất phẩm chất hoặc hết thời hạn sử dụng phải được bảo quản riêng để thanh lý.

 

Điều 36.- Khi vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải có giấy phép vận chuyển của cơ quan Công an có thẩm quyền, phiếu xuất kho và giấy phép vận chuyển lô hàng.

 

Điều 37.- Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng căn cứ kế hoạch hàng năm trình Chính phủ xét duyệt hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.

Bộ Thương mại cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp theo chuyến, theo hạn ngạch đã được Chính phủ duyệt.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp Bộ Thương mại gửi bản sao giấy phép đó cho Bộ Nội vụ, Bộ Công nghiệp để theo dõi.

CHƯƠNG V

QUẢN LÝ VŨ KHÍ THÔ SƠ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

 

Điều 38.-

1. Các đối tượng sau đây được trang bị, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ:

a) Quân đội nhân dân; dân quân tự vệ.

b) Công an nhân dân.

c) Đội kiểm tra chống buôn lậu của Hải quan, Hải quan cửa khẩu.

d) Đội kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường.

đ) Đội tuần tra kiểm soát của Kiểm lâm.

e) Ban, Đội bảo vệ chuyên trách của một số cơ quan, tổ chức nhà nước.

g) Ban Bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh trật tự ở phường xã.

h) Trường, Trung tâm huấn luyện tập võ thuật và thể thao của Nhà nước.

i) An ninh Hàng không.

k) Đội thi hành án.

l) Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng được sử dụng súng bắn đinh. 2. Bộ Quốc phòng quy định cụ thể chế độ quản lý, tiêu chuẩn được trang bị và đăng ký cấp giấy phép sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Bộ Nội vụ quy định cụ thể chế độ quản lý, tiêu chuẩn được trang bị, đăng ký cấp giấy phép sử dụng cho các đối tượng quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l khoản 1 Điều này.

 

Điều 39.- Các đối tượng nói tại khoản 1 Điều 38 Quy chế này phải có đủ các điều kiện sau đây mới được trang bị, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ:

1. Có quyết định thành lập tổ chức, đơn vị của cơ quan có thẩm quyền;

2. Có yêu cầu cần thiết trong công tác, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh - trật tự, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, tính mạng tài sản của công dân; huấn luyện, thi đấu thể thao và tự vệ.

 

Điều 40.-

1. Việc sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm an toàn đúng mục đích. Khi mang công cụ hỗ trợ theo người phải có giấy phép sử dụng; khi mất công cụ hỗ trợ và giấy phép phải báo ngay cho cơ quan Công an sở tại nơi mất và cơ quan cấp giấy phép.

2. Người được giao giữ, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành, chuyển công tác khác hoặc không đủ tiêu chuẩn, điều kiện (quy định tại Điều 39 và Điều 40) thì phải giao nộp lại cho cơ quan, đơn vị được trang bị. Cơ quan, đơn vị được trang bị có trách nhiệm kiểm tra và thu nhận lại đầy đủ.

 

Điều 41.-

1. Bộ Quốc phòng quy định và quản lý các cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ trong Quân đội nhân dân để trang bị cho các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Quy chế này.

- Việc nhập khẩu vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ để trang bị cho Quân đội nhân dân do Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm.

2. Bộ Nội vụ quy định và quản lý các cơ sở sản xuất, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ để cấp nhượng cho các đối tượng quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l khoản 1 Điều 38 Quy chế này.

3. Việc cung cấp, chuyển nhượng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng quy định tại Điều 38 Quy chế này phải có giấy phép của cơ quan Công an từ cấp tỉnh trở lên, trừ các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý.

 

Điều 42.-

1. Các kho, cơ sở sản xuất sửa chữa vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn, có nội quy, phương án bảo vệ, phương tiện bảo đảm an toàn, sổ sách theo dõi; chấp hành đúng chế độ kiểm tra, báo cáo thường xuyên, đột xuất và có người bảo quản.

 

Điều 43.- Việc sửa chữa, chuyển loại, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải theo đúng quy định của Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng.

 

CHƯƠNG VI

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

 

Điều 44.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

 

Điều 45.- Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và tổ chức thực hiện.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------
No. 47-CP
Hanoi, August 12, 1996
 
DECREE
ON THE MANAGEMENT OF WEAPONS, EXPLOSIVES AND SUPPORT INSTRUMENTS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
In order to enhance the management of weapons, explosives and support instruments and to meet the requirement of combat readiness to defend the Fatherland and maintain national security, social order and safety;
At the proposals of the Minister of the Interior, the Minister of Defense, the Minister of Industry and the General Director of the General Department of Sports and Physical Training,
DECREES:
Chapter 1
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- To issue together with this Decree the "Regulation on the Management of Weapons, Explosives and Support Instruments" stipulating the responsibilities of the Ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, the People�s Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government in the management of weapons, explosives and support instruments.
Article 2.- All State agencies, economic organizations, social organizations, armed force units, Vietnamese citizens; foreign organizations and individuals operating and residing on Vietnamese territory (organizations and individuals for short) shall be obliged to strictly observe the provisions on the management of weapons, explosives and support instruments.
Article 3.- The heads of the organizations which are equipped with, use or maintain weapons, explosives and support instruments shall take the direct responsibility of managing and using the weapons, explosives and support instruments under their management.
Article 4.-
1. Organizations and individuals with achievements in discovering, collecting and remitting weapons, explosives and support instruments, preventing and fighting against violations of the provisions on their management shall be commended and rewarded.
2. Organizations and individuals that violate the provisions on the management of weapons, explosives and support instruments shall, depending on the seriousness and nature of the violation, be subject to disciplinary measures, administrative sanctions or examined for penal liability; they shall have to pay compenstation for any material damage.
Article 5.- The State agencies shall coordinate with the Vietnam Fatherland Front and its member organizations in popularizing and educating the people about, and encouraging them to strictly observe, the provisions on the management of weapons, explosives and support instruments .
Chapter II
STATE MANAGEMENT OVER WEAPONS, EXPLOSIVES AND SUPPORT INSTRUMENTS
Article 6.- The Government shall perform unified management over all kinds of weapons, explosives and support instruments on a national scale.
Article 7.- The Ministry of the Interior shall assist the Government in managing the weapons and support instruments not under the management of the Ministry of Defense and shall have the responsibility to:
1. Define the specific objects to be equipped with different kinds of weapons and support instruments or allowed to transport explosives (except the objects defined in Article 8 of this Decree.)
2. Register and grant permits for the use, transport, purchase and repair of weapons and support instruments; grant permits for the transport of explosives to the objects defined in Item 1 of this Article.
3. Issue permits to bring in or out of Vietnamese territory weapons and support weapons to ptotect Heads of State and Government leaders; for sport practice and competition, advertisement, exhibitions and product marketing.
4. Organize the issue of certificates of fully meeting the criteria for security, order and safety, fire prevention and extinction to depots and establishments engaged in the production, business and repair of weapons, explosives and support instruments.
5. Regrade, liquidate and destroy military weapons, explosives, hunting rifles and support instruments.
6. Coordinate with the General Department of Sports and Physical Training in stipulating the management regime, the objects to be equipped with sport weapons and grant permits for their use to units, clubs, schools or centers for sports training and competition; regrade, liquidate and destroy sport weapons.
7. Control the management and use of different kinds of weapons, explosives, support instruments and handle violations as prescribed by law.
Article 8.- The Ministry of Defense shall assist the Government in managing all kinds of weapons, explosives and support instruments under its management and shall have the responsibility to:
1. Define specific objects to be equipped with weapons, explosives and support instruments of various kinds in the regular army, the border guard, the local army and the militia and self-defense force.
2. Register and grant permits for the use of weapons and support instruments to the objects defined in Item 1 of this Article.
3. Supply or assign military weapons to a number of objects outside the scope of its management upon written permission by the Ministry of the Interior.
4. Set up establishments engaged in the production and repair of military weapons, sport weapons and support instruments in the army.
5. Receive, handle and destroy military weapons, different kinds of bombs, mines, grenades, launching powder and explosives handed over by organizations and individuals.
6. Control the management and use of military weapons, explosives and support instruments by the objects equipped by the Ministry of Defense.
7. Perform or coordinate with the Ministry of the Interior in performing the repair, regradation and liquidation of military weapons, explosives and support instruments.
Article 9.- The Ministry of Industry shall have the responsibility to:
1. Perform the function of State management over the State enterprises in the production, supply and use of industrial explosives.
2. Issue certificates of qualification for operation to the establishments engaged in the production, supply and use of industrial explosives after they are granted the certificate of fully meeting the criteria for security and order by the Ministry of the Interior.
3. Take the main responsibility and coordinate with the concerned branches in formulating the general plan on the development of industrial explosives.
4. Take the main responsibility and coordinate with the Ministry of the Interior or the Ministry of Defense in checking the establishments engaged in the production, supply and use of industrial explosives.
Article 10.- The General Department of Sports and Physical Training shall have the responsibility to:
1. Manage all kinds of sport weapons in service of sport training and competition.
2. Take the main responsibility and coordinate with the Ministry of the Interior in stipulating the objects to be equipped with sport weapons among the units, clubs, schools or centers for sport training and competition.
3. Check the management and use of sport weapons supplied to sport training and competition establishments..
4. Take the main responsibility and coordinate with the Ministry of the Interior in liquidating, regrading and destroying sport weapons of various kinds.
Article 11.- The Ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government shall have the responsibility to:
1. Coordinate, within the scope of their tasks and powers, with the Ministry of the Interior, the Ministry of Defense, the Ministry of Industry, the General Department of Sports and Physical Training in strictly observing the State provisions on the management of weapons, explosives and support instruments.
2. Take responsibility for the use and maintenance of weapons, explosives and support instruments supplied to the units under their management.
3. Inventorize and register the supplied weapons, hunting rifles and support instruments with a competent police office.
Article 12.- The People�s Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government shall have to guide the local specialized branches and the People�s Committees at lower levels in organizing the implementation of the provisions on the management of weapons, explosives and support instruments.
Article 13.- The central and local mass media including radio and television stations, shall have to regularly popularize free of charge the legislation on the management of weapons, explosives and support instruments.
Chapter III
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Article 14.-
1. From September 1st, 1996, a general inspection and renewal of permits for the use of weapons, explosives and support instruments shall be conducted on a national scale.
2. The Ministry of the Interior shall take the main responsibility and coordinate with the Ministries, branches and People�s Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government in conducting the general inspection and renewal of permits for the use of military weapons, sport weapons, hunting rifles and support instruments.
3. The Ministry of Defense shall conduct a general inspection and renewal of permits for the use of weapons and support instruments in the forces under its management.
4. Organizations and individuals shall have to declare all the weapons, explosives and support instruments in their possession to the competent police and military offices.
5. The Ministry of Defense and the Ministry of the Interior shall stipulate the forms of permits for the management of weapons and support instruments.
6. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of the Interior and the Ministry of Defense in guiding the collection and use of the fees on the application for permits, the remuneration in this work as well as the funding for the general inspection, registration and issue of permits for the use of weapons, explosives and support instruments.
Article 15.-
1. The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies and agencies directly attached to the Government, the Presidents of the People�s Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
2. The Minister of the Interior, the Ministry of Defense, the Minister of Industry, the General Department of Sports and Physical Training, the Minister of Trade, the Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Finance shall, within the scope of their functions, have to guide the implementation of this Decree.
Article 16.- This Decree takes effect from the date of its signing and replaces Decree No.246-CP of May 17, 1958, Decree No.175-CP of December 11, 1964, Decree No.33-CP of February 24, 1973 of the Council of the Government. The earlier provisions which are contrary ttho is Decree are now annulled.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 
REGULATION
ON THE MANAGEMENT OF WEAPONS, EXPLOSIVES AND SUPPORT INSTRUMENTS
(issued together with Decree No.47-CP of August 12, 1996)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-
1. Weapons include:
a/ Military weapons consisting of pistols, rifles, machine guns; artillery, missile-launching pads, mortars, toxic chemicals and the radioactive sources, ammunitions, bombs, mines, torpedoes and water mines, military explosives, fire bombing instruments and other weapons used for security and defense purposes.
b/ Sport weapons consisting of specialized sport rifles and pistols of various calibers; all kinds of compressed-air guns, and other weapons used in sport training and competitions and all kinds of ammunitions used for the aforesaid sport guns.
c/ Hunting rifles consisting of one or multi-barreled hunting rifles of various calibers, automatic or non-automatic, compressed-air guns of various calibers, flintlocks, muskets, self-made guns and ammunition, cartridges, detonators and gun powder used for the aforesaid guns.
d/ Rudimentary weapons consisting of daggers, swords, spears, broadswords, three-pronged spears, great scimitars, falchions, or hard-material punches, bows and crossbows, clubs, and others defined by the Ministry of the Interior.
2. Industrial explosives consisting of explosives and explosion-igniting auxiliaries (percussion caps, fuses, fuse wire...) used in industrial production and for other civil purposes.
3. Support instruments consisting of: rubber rods, electric rods, electric sticks, electric gloves, tear-gas grenades, tear gas, asphyxiating, poison or anaesthetizing gas-guns or sprayers; rubber or plastic bullet shooting guns, laser guns, nail-shooting guns, magnetic guns and other kinds of support instruments.
Article 2.- The management of weapons, explosives and support instruments include: management of the production, repair, invention, supply, use, maintenance, storing, transport, sale and purchase, bringing in and out of Vietnam of weapons, explosives and support instruments; inspection, supervision and handling of violations of the management thereof.
Article 3.-
1. Organizations and individuals are strictly forbidden to illegally produce, repair, sell, purchase, bring in and out of the country, transport, store, use, donate or exchange weapons, explosives and support instruments of any kind.
2. Vietnamese organizations and individuals; foreign organizations and individuals wishing to bring into or out of the Socialist Republic of Vietnam weapons and support instruments to protect the heads of State and Government leaders, or weapons, explosives and support instruments in service of sport training and competitions, exhibition, display and marketing must have a permit granted by the Ministry of the Interior.
Article 4.- The military weapons, sport weapons, rudimentary weapons and support instruments which are thus supplied must be placed and strictly managed at the office or establishment and shall be assigned to the persons on duty, in training or competition; It is strictly forbidden to bring them home or carry them along while not on duty (except the cases defined in Item 2, Article 12 of this Regulation.)
- Explosives must be strictly managed in accordance with this Regulation so as to serve the defense, security and production purposes under the State plan. Illegal use of explosives is strictly forbidden.
- Hunting rifles shall be used only for hunting and entertaining activities at the places and time prescribed by a competent State agency.
Article 5.-
1. If organizations or individuals that are not allowed to carry, keep or use weapons, explosives or supportive instruments but are currently possessing them from whatever source, must declare and hand them over to the police or military office at any level.
2. Citizens shall have the obligation to discover and inform competent agencies of any illegal production, repair, transport, storing, trading and use of weapons, explosives and support instrumtsen. Any found weapon, explosive or supportive instrument must be handed over to the local police or military office. Reward and commendation shall be considered on a case-by-case basis as prescribed.
3. As for weapons, explosives and support instruments which constitute evidence or relate to law cases, the investigating agency must receive, maintain and handle them as prescribed.
Article 6.- The following persons shall be entitled to check the carrying, use and maintenance of weapons, explosives and support instruments:
a/ Members of the People�s Police on duty.
b/ The members of the Military Control Teams and Border Guard Patrols shall be entitled to check armymen and members of the militia and self-defense force.
c/ The heads of the communal police and military force shall be entitled to conduct checks within the area of the commune under their charge; The commander of the border guard station shall be entitled to conduct check within the area under the charge of his/her border guard station.
d/ The district police chief and military commander and the head of the provincial police�s professional bureau shall be entitled to examine in accordance with their functions and tasks and within the area under their charge.
e/ The provincial police chief and military commander and the Director of the Professional Department under the Ministry of the Interior and the Director of the Department of Weaponry and Ammunitions and the Director of the Operation Department under the Ministry of Defense.
f/ Officers and men of the People�s Police and People�s Army who monitor the management of weapons, explosives and support instruments shall be entitled to conduct checks in accordance with their functions and within the areas under their charge.
g/ Ranger personnel on duty shall be entitled to check the use of hunting rifles within the area under their charge.
h/ The departmental-level head in charge of industrial explosives under the Ministry of Industry; the Director of the provincial/municipal Industrial Service; The Ministry of Industry�s inspectors in charge of explosives shall be entitled to check the production, supply and use of industrial explosives in the State enterprises.
Article 7.- Organizations and individuals that are assigned weapons, explosives and support instruments must go to a competent agency to complete the procedures for their registration and use as prescribed and must pay fees.
Chapter II
MANAGEMENT OF MILITARY WEAPONS AND SPORT WEAPONS
Article 8.- The following objects shall be equipped with military weapons and sport weapons:
1. The objects to be assigned military weapons:
a/ The People�s Army;
b/ The People�s Police;
c/ The Militia and self-defense force;
d/ The anti-smuggling team of the Customs and the Customs stations at the border gates.
e/ The Aviation Security Team;
f/ The Ranger Patrol;
g/ The specialized guard in a number of State agencies and enterprises.
2. The objects that are assigned sport weapons include: State units, clubs, schools or centers for sport training and competition.
Article 9.- The production and repair of military weapons and sport weapons shall be carried out only in the police and army establishments, which must ensure the standards on safety, environmental sanitation; have necessary facilities to prevent and fight against fires, explosions and toxicity; and facilities to prevent and control losses and damage as stipulated by the Ministry of the Interior or the Ministry of Defense.
- In special cases, a number of State enterprises which meet all the conditions and criteria as stipulated, may be permitted to produce and/or repair some parts of military weapons and sport weapons at the request of the Minister of the Interior and/or the Minister of Defense.
The Minister of the Interior and the Minister of Defense shall stipulate in detail the management of the establishments engaged in the production and repair of military weapons and sport weapons.
Article 10.- The export and import of sport weapons shall be decided by the Prime Minister at the proposal of the General Director of the General Department for Sports and Physical Training after consulting with the Minister of the Interior.
Article 11.- The Ministry of Defense shall be responsible for the supply and assignment of military weapons to the objects defined in Points d, e, f and g, Article 8 of this Regulation after these objects have received written permission from the Ministry of the Interior. After receiving the weapons, the said agencies and units must complete the procedures for registering and applying for a permit for their use at the police office as prescribed.
Article 12.-
1. Permits for use of military weapons or sport weapons shall be granted only to agencies and establishments .
2. If required by combat, work, training or competition, the agencies and establishments to which weapons have been assigned may assign them to individuals for use. The persons assigned with weapons must abide by the regulations. The Minister of the Interior, the Minister of Defense and the General Director of the General Department for Sports and Physical Training shall stipulate in details the assignment of weapons to individuals for use.
Article 13.-
1. The persons assigned to keep and use military weapons and sport weapons must meet the following conditions and criteria:
- Having a definite and responsible position and a certificate of training in weapon maintenance and use and the ability to expertly handle the assigned weapons.
- Having a recognized good ethical record.
- Being physically fit.
2. When carrying weapons on duty, they must always carry along their use permit.
3. When the persons assigned to maintain and use military weapons and sport weapons change to another job, retire, give up their job, move to another branch or no longer meet the criteria and conditions defined in Item 1 of this Article, they must return the weapons to their agencies or establishments. The agencies or establishments concerned shall have to check and fully collect these weapons.
4. In case of loss of a weapon, its use or transport permit, the concerned person must immediately report it to the local police office and the permit issuing agency.
Article 14.- The persons assigned to manage the military or sport weapon depots must meet the following conditions and criteria:
- Having a recognized good ethical record.
- Having attended training in and issued with a qualification certificate on weapon management.
- Having a thorough knowledge of the rules and regime on weapon depot management and maintenance.
Article 15.-
1. The military weapons and sport weapons depots must:
- Be designed and built in conformity with the technical norms.
- Have the rules and plans for protection, fire prevention and extinction and safety facilities.
- Be under constant guard.
- Keep records, monitor the situation and observe the regular and irregular reporting regime.
2. The places where military and sports weapons are stored in the assigned agencies and establishments must have maintenance men as well as facilities and conditions to ensure safety and the long-term use of the weapons.
Article 16.- The transport of military weapons and sport weapons must be carried out with a permit or a marching order issued by a competent level and must ensure the safety rules. Specialized means must be used for transporting large quantities of weapons or dangerous weapons. It is strictly forbidden to transport military weapons or sport weapons together with people on the same means (except the person(s) responsible for the transport). The weapons must be transported as prescribed in the permit.
Article 17.-
1. The repair of military and sport weapons must be done with a permit granted by the police or military office (for the establishments managed by the Ministry of Defense) at the provincial or higher level. The repair of military and sport weapons shall be done only at the establishments prescribed in Article 9 of this Regulation and in conformity with the stipulations in the permit.
2. A Council must be set up for the regradation, liquidation or destruction of military and sport weapons. The Council for regrading, liquidating or destroying military weapons shall be decided by the Minister of Defense or by the Minister of the Interior. The Council for regrading, liquidating or destroying sport weapons shall be decided by the General Director of the General Department for Sports and Physical Training after consulting the Minister of the Interior.
The Ministry of the Interior, the Ministry of Defense and the General Department for Sports and Physical Training shall detail the regradation, liquidation and destruction of military weapons and sport weapons.
Article 18.-
1. The police or military office must receive and promptly handle as prescribed any military or sport weapons scdiovered, collected and remitted by organizations or individuals.
2. The Ministry of Defense shall have to receive and handle the bombs, mines, hand grenades, ammunition, bullets, launching powder and military explosives remitted by organizations or individuals. Where it is necessary to recycle military explosives into industrial ones, a recycling plan must be drawn up, approved by the Ministry of Defense and implemented in accordance with the provisions of Decree No.27-CP of April 20, 1995; Decree No.86-CP of December 8, 1995 and Decree No.02-CP of January 5, 1995 of the Government.
Chapter III
MANAGEMENT OF HUNTING RIFLES
Article 19.- Vietnamese citizens and foreigner who legally reside in Vietnam, who are from full 18 years and are none of the objects defined in Article 20 of this Regulation may use hunting rifles.
Article 20.- The following people shall not be allowed to use hunting rifles:
- Under prosecution or serving a criminal sentence.
- Having a previous criminal record.
- Serving one of the decisions: re-education at the commune, ward or township; forcible administrative confinement; or forcible admission to a re-education center or a medical treatment center.
- Suffering a mental illness or losing the capability ofr controlling his/her acts.
- Being physically unfit.
Article 21.- The manufacturer, repairer or trader of hunting rifles must meet the following conditions:
- Meeting all the conditions and criteria defined in Decree No.17-CP of December 23, 1992 of the Government on the management of special businesses.
- Being none of the cases defined in Article 20 of this Regulation.
- Having a permit granted by a competent State agency.
Article 22.- The purchaser of a hunting rifle must meet all the conditions and criteria for using it and must have a permit granted by a competent police office.
Hunting rifles shall be sold only to the persons who have a purchase permit granted by a competent police office.
Article 23.- The dossier of application for a permit to manufacture, repair, buy, sell or use hunting rifles shall include:
- An application.
- A curriculum vitae (certified by the commune People�s Committee)
- An identity card.
- Two photos size 4cm x 6cm.
The Ministry of the Interior shall detail the procedure for granting the permits.
Article 24.- The user of a hunting rifle must report to the police office which has granted the permit in one of the following cases:
- Changing his/her permanent residential place.
- Changing the conditions of the rifle, losing it, or it is irreparably damaged.
- The permit is lost or damaged.
Article 25.- The following acts are strictly prohibited:
- Using hunting rifles at variance with the regulations.
- Illegally designing, manufacturing or repairing hunting rifles.
- Converting or repairing military or sport weapons into hunting rifles.
- Purchasing, selling, hiring, leasing, lending, exchanging, donating or mortgaging hunting rifles and/or using permits at variance with the regulations.
- Hunting in cities, provincial towns, densely-populated areas and other places where hunting is forbidden.
Article 26.- The owner of a hunting rifle must produce all the related permits and his/her hunting rifle (s) when a competent person conducts a check.
Article 27.- The carrying of hunting rifles, ammunitions and accessories of hunting rifles in or out of the Socialist Republic of Vietnam must have a permit of the Ministry of the Interior and must comply with the stipulations in the permit.
Chapter IV
MANAGEMENT OF EXPLOSIVES
Article 28.- The management and use of military explosives must comply with the stipulations on the management of military weapons.
Article 29.- The management and use of industrial explosives shall be performed in accordance with the provisions of this Decree, Decree No.27-CP of April 20, 1995 and Decree No.02 of January 5, 1995 of the Government on the management of the production, supply and use of industrial explosives.
Article 30.- A State enterprise wishing to produce and supply explosives in accordance with Decree No.27-CP of April 20, 1995 and Decree No.02 of January 5, 1995 must be granted a certificate of fully meeting the security and order requirements by the Ministry of the Interior, a certificate of qualification for producing, trading and supplying industrial explosives by the Ministry of Industry and a business registration certificate by a competent State agency before it can start operation.
Article 31.- A State enterprise engaged in the production and supply of explosives must have a maintenance store, specialized means of transport, loading and unloading, security, facilities against thunderbolts and strayed electric currents and for fire and explosion prevention and control as prescribed.
Article 32.- The places where explosive substances are loaded or unloaded must meet the requirements on safety and fire and explosion prevention and control as prescribed and must be permitted by the provincial/municipal People�s Committee.
Article 33.- Enterprises supplying industrial explosives must sell industrial explosives only to enterprises and organizations which are permitted to use them. Enterprises and organizations are strictly forbidden to buy industrial explosives for resale. Where an enterprise or organization no longer needs to use industrial explosives, it must resell them to the enterprises permitted to supply them.
Article 34.- Enterprises and organizations allowed to trade in industrial explosives must sign and liquidate economic contracts as prescribed by law and must send copies of the economic contracts and the contract liquidation document to the Ministry of Industry and the Ministry of the Interior for control and supervision.
Article 35.- An enterprise supplying industrial explosives shall not be allowed to supply and trade in explosives from unclear sources and not yet examined. Explosives which have deteriorated in quality or expired their term of usage must be kept separately before liquidation.
Article 36.- When transporting industrial explosives, there must be a transport permit granted by a competent police office, an invoice and a permit for the transport of consignment.
Article 37.- The Ministry of Industry shall, on the basis of the annual plans and in coordination with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Defense submit to the Government the industrial explosive import and export quotas after consulting the Ministry of the Interior.
The Ministry of Trade shall grant the industrial explosive import and export permit for each shipment and in conformity with the quotas already approved by the Government.
Within 15 days from the date of the industrial explosive material import and export permit is granted, the Ministry of Trade shall send copies of the permit to the Ministry of the Interior and the Ministry of Industry for monitoring.
Chapter V
MANAGEMENT OF RUDIMENTARY WEAPONS AND SUPPORT INSTRUMENTS
Article 38.-
1. The following objects are allowed to be equipped with and to use rudimentary weapons and support instruments:
a/ The People�s Army; the Militia and Self-defense force.
b/ The People�s Police.
c/ The anti-smuggling teams of the Customs and Border Gate Customs.
d/ The supervision teams of the market control force.
e/ The Ranger patrols.
f/ The specialized guards or teams of a number of State agencies and organizations.
g/ The street guard or people�s security and order maintainance teams of communes or wards.
h/ The State schools and centers for sport and martial arts training.
i/ The Aviation Security Service
j/ The sentence execution team.
k/ Construction organizations and individuals are allowed to use nail-shooting guns.
2. The Ministry of Defense shall detail the management regime, the criteria for the equipment of rudimentary weapons and support instruments and for the registration for their use applicable to the objects defined in Point a, Item 1 of this Article.
3. The Ministry of the Interior shall detail the management regime, the criteria for the equipment of rudimentary weapons and support instruments and the registration or use permis applicable to the objects defined in Points b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, Item 1 of this Article.
Article 39.- To be equipped with and use rudimentary weapons and support instruments, the objects mentioned in Item 1, Article 38 of this Article must meet all the following conditions:
1. Having the establishment decision issued by a competent agency;
2. Having an urgent need for their work, for the the fight to defend the Fatherland, for maintaining security and order, protecting the State and collective properties, the lives and property of citizens; for sport training and competition and for self-defense activities.
Article 40.-
1. The use of rudimentary weapons and support instruments must ensure safety and the right purposes. The carrying of a support instrument must be donw with a permit for its use. When a support instrument and its use permit are lost, the loss must be immediately reported to the police office in the locality where they are lost and to the permit granting agency.
2. When a person assigned to keep and use rudimentary weapons and support instruments retires, gives up his/her job, move to another branch or another job or no longer meets the criteria and conditions (defined in Article 39 and Article 40) he/she must return them to the agencies or establishments that have been equipped with such weapons. Such agencies or establishments shall have to examine and fully receive the rudimentary weapons and support instruments.
Article 41.-
1. The Ministry of Defense shall stipulate and manage the People�s Army establishments which are engaged in the production and repair of rudimentary weapons and support instruments to equip the forces under the management of the Ministry of Defense as defined in Point a, Item 1, Article 38 of this Regulation.
- The Ministry of Defense shall take responsibility for the import of rudimentary weapons and support instruments to equip the People�s Army.
2. The Ministry of the Interior shall stipulate and manage the establishments engaged in the production, repair, import and export of rudimentary weapons and support instruments to supply and assign to the objects defined in Points b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, Item 1, Article 38 of this Regulation.
3. The supply and assignment of rudimentary weapons and support instruments to the objects defined in Article 38 of this Regulation must have a permit granted by the police office at provincial or higher level, except the objects managed by the Ministry of Defense.
Article 42.-
1. Weapons depots and establishments engaged in the production and repair of rudimentary weapons and support instruments must be designed and constructed in conformity with the set standards, must have their safety rules, plans and facilities, keep records for monitoring; observe the regular and irregular reporting and monitoring regime and have a maintenance personnel.
Article 43.- The repair, regradation, liquidation and destruction of rudimentary weapons and support instruments must conform with the stipulations of the Ministry of the Interior and the Ministry of Defense.
Chapter VI
FINAL PROVISION
Article 44.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the Presidents of the People�s Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government shall have to implement this Regulation.
Article 45.- This Regulation takes effect from the date of its signing. The Minister of the Interior, the Minister of Defense and the General Director of the General Department for Sports and Physical Training shall have to stipulate in details and organize the implementation.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 47/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe