Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Hiệp ước Không số
Cơ quan ban hành: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | Không số |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Hiệp ước |
Người ký: | Đang cập nhật |
Ngày ban hành: | 15/12/1995 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | An ninh quốc gia |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Hiệp ước Không số
HIỆP ƯỚC
VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á KHÔNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN
(Hiệp ước Băng Cốc)
HIỆP ƯỚC
VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á PHI VŨ KHÍ HẠT NHÂN (HIỆP ƯỚC BĂNG CỐC)
Các quốc gia thành viên của Hiệp ước này:
MONG MUỐN đóng góp vào việc thực hiện các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc;
QUYẾT TÂM thực hiện các hành động cụ thể nhằm đóng góp cho tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân toàn diện và triệt để, và cho việc thúc đẩy an ninh và hòa bình quốc tế;
TÁI KHẲNG ĐỊNH mong muốn của các Quốc gia Đông Nam Á là duy trì hòa bình và sự ổn định trong khu vực dựa trên tinh thần cùng tồn tại hòa bình, hiểu biết lẫn nhau và hợp tác như được nêu trong rất nhiều các thông cáo, tuyên bố và các văn bản pháp luật khác;
NHỚ TỚI Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) được ký tại Kuala Lumpur ngày 27 tháng Mười một năm 1971 và Chương trình Hành động cho ZOPFAN được thông qua tại cuộc họp bộ trưởng ASEAN lần thứ 26 tại Singapore tháng Bảy năm 1993;
TIN TƯỞNG rằng việc thiết lập Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân, như là một thành tố thiết yếu của ZOPFAN, sẽ đóng góp vào việc tăng cường an ninh của các quốc gia trong khu vực và vào việc thúc đẩy hòa bình và an ninh thế giới nói chung;
TÁI KHẲNG ĐỊNH tầm quan trọng của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đối với việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và đối với việc đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới;
NHỚ TỚI Điều VII trong NPT, thừa nhận nhóm quốc gia nào cũng có quyền ký các hiệp ước khu vực nhằm cam kết không có vũ khí hạt nhân trong khu vực của mình;
NHỚ TỚI Văn kiện cuối cùng của Phiên họp đặc biệt lần thứ mười của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, văn kiện khuyến khích việc thành lập các khu vực không có vũ khí hạt nhân;
NHỚ TỚI các Nguyên tắc và Mục tiêu của Không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân đã được thông qua tại Hội nghị Tổng kết và gia hạn năm 1995 giữa các thành viên NPT, và rằng sự hợp tác của tất cả các quốc gia có vũ khí hạt nhân cùng với sự tôn trọng và ủng hộ của họ đối với các nghị định thư liên quan đóng vai trò quan trọng đối với tính hiệu quả tối đa của hiệp ước về khu vực không có vũ khí hạt nhân này và các nghị định thư liên quan của hiệp ước;
QUYẾT TÂM bảo vệ khu vực khỏi ô nhiễm môi trường và hiểm hoạ do chất thải phóng xạ và các chất phóng xạ khác gây ra;
ĐÃ ĐỒNG Ý như sau:
Điều 1. Khái niệm
Đối với Hiệp ước này và Nghị định thư của Hiệp ước:
(a) “Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân”, sau đây được gọi là “Khu vực”, là khu vực gồm các lãnh thổ của các Quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể là Brunei Darussalam, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và các thềm lục địa và các vùng kinh tế độc quyền của (EEZ);
(b) “Lãnh thổ” là lãnh thổ đất liền, các vùng nước nội địa, lãnh hải, các vùng nước quần đảo, đáy biển và đất dưới đáy biển, và không gian phía trên các vùng đó;
(c) “Vũ khí hạt nhân” là thiết bị nổ có khả năng giải phóng năng lượng hạt nhân ở mức không kiểm soát được nhưng vũ khí hạt nhân không bao gồm các phương tiện vận chuyển hoặc kích hoặc các thiết bị đó nếu các phương tiện đó được để riêng hoặc không phải là thành phần không thể tách rời đối với thiết bị nổ đó;
(d) “Trạm” là nơi cho triển khai quân, đặt để, gắn, lắp đặt, tập kết hoặc lưu giữ vũ khí;
(e) “Chất phóng xạ” là chất chứa hạt nhân phóng xạ ở trên mức thanh lý hoặc miễn trừ mà Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) khuyến nghị;
(f) “Chất thải phóng xạ” là chất chứa có chứa hoặc bị nhiễm hạt nhân bức xạ với mức độ hoặc hoạt độ lớn hơn các mức clearance mà IAEA đề nghị và cho đến thời điểm hiện tại, chất đó không thể dùng vào mục đích nào nữa và
(g) “Nhận chìm” là:
(i) Mọi sự trút bỏ cố ý xuống biển, kể cả việc đưa xuống đáy đại dương và phần đất bên dưới, chất thải phóng xạ hoặc chất khác từ thuyền, máy bay, dàn nổi hoặc các công trình nhân tạo khác ở biển, và
(ii) Mọi sự trút bỏ cố ý xuống biển, kể cả đáy đại dương và vùng đất phía dưới, từ tàu thuyền, tàu bay, dàn nổi hoặc các công trình nhân tạo khác ở biển các chất phóng xạ, nhưng không gồm việc trút bỏ các chất thải hoặc các chất khác phát sinh một cách vô tình hoặc từ hoạt động thông thường của tàu thuyền, tàu bay, dàn nổi hoặc công trình nhân tạo khác ở biển đang hoạt động với mục đích thải bỏ các chất đó, hoặc phát sinh từ việc xử lý các chất thải hoặc các chất khác kiểu đó trên tàu thuyền, tàu bay, dàn nổi hoặc công trình nhân tạo đó.
Điều 2. Áp dụng hiệp ước
1. Hiệp ước này và Nghị định thư của nó sẽ được áp dụng cho các vùng lãnh thổ, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các Quốc gia thành viên trong khu vực mà Hiệp ước có hiệu lực.
2. Hiệp ước này hoàn toàn không ảnh hưởng tới quyền hoặc việc thực hiện các quyền đó của bất kỳ một Quốc gia nào theo các quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, đặc biệt liên quan tới quyền tự do ở công biển, qua lại vô hại, đi qua các vùng nước quần đảo hoặc quá cảnh của tàu thuyền và tàu bay, và các quyền đó phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc.
Điều 3. Cam kết cơ bản
1. Mỗi Quốc gia thành viên cam kết, dù ở bên trong hay bên ngoài, sẽ không:
(a) Phát triển, sản xuất hoặc tiếp nhận, sở hữu hoặc có được sự kiểm soát vũ khí hạt nhân;
(b) Lưu giữ hoặc vận chuyển vũ khí hạt nhân bằng bất kỳ phương tiện nào; hoặc
(c) Thử hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân.
2. Trong lãnh thổ của mình, mỗi Quốc gia thành viên cũng cam kết không cho phép bất kỳ quốc gia nào khác:
(a) Phát triển, sản xuất hoặc tiếp nhận, sở hữu hoặc có được sự kiểm soát vũ khí hạt nhân;
(b) Lưu giữ vũ khí hạt nhân; hoặc
(c) Thử hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân.
3. Mỗi Quốc gia thành viên cũng cam kết không:
(a) Nhận chìm ở biển hoặc thải vào khí quyển ở bất cứ nơi nào trong khu vực chất phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ;
(b) Thải chất phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ lên đất liền thuộc lãnh thổ hoặc quyền tài phán của quốc gia khác trừ khi được cho phép theo Khoản 2 (e) thuộc Điều 4; hoặc
(c) Trong lãnh thổ của mình, cho phép bất kỳ quốc gia nào khác nhận chìm ở biển hoặc thải vào khí quyển chất phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ.
4. Mỗi Quốc gia thành viên cam kết không:
(a) Tìm kiếm hoặc nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào trong Uỷ ban để thực hiện hành vi vi phạm các quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 của Điều này; hoặc
(b) Tiến hành bất kỳ hành động nào để giúp đỡ hoặc khuyến khích Uỷ ban thực hiện hành vi vi phạm các quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 của Điều này.
Điều 4. Sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình
1. Hiệp ước này hoàn toàn không làm tổn hại tới quyền sử dụng năng lượng hạt nhân của các Quốc gia thành viên, nhất là để phục vụ sự phát triển kinh tế và tiến triển xã hội của các nước đó.
2. Do đó, mỗi Quốc gia thành viên cam kết:
(a) Chỉ sử dụng vật liệu và cơ sở hạt nhân nằm trong lãnh thổ của mình và các khu vực thuộc quyền tài phán của mình cho mục đích hòa bình;
(b) Trước khi bắt đầu chương trình năng lượng hạt nhân hòa bình, quốc gia sẽ đặt chương trình của mình dưới sự đánh giá an toàn hạt nhân nghiêm ngặt theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn mà IAEA khuyến nghị nhằm bảo vệ sức khoẻ và giảm thiểu tối đa sự nguy hiểm đối với tính mạng và tài sản phù hợp với Khoản 6 của Điều III, Quy chế IAEA;
(c) Nếu được yêu cầu, quốc gia sẽ sẵn sàng cho quốc gia thành viên khác đánh giá các thông tin, trừ thông tin liên quan tới dữ liệu các nhân, thông tin được bảo vệ bởi quyền sở hữu trí tuệ hoặc sự bảo mật cộng nghiệp hoặc thương mại, và thông tin liên quan tới an ninh quốc gia;
(d) Ủng hộ tính hiệu lực liên tục của hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế dựa trên Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và hệ thống thanh sát IAEA; và
(e) Chôn cất chất thải phóng xạ và các chất phóng xạ khác trên đất liền thuộc lãnh thổ của mình hoặc thuộc lãnh thổ của nước khác mà đã đồng ý cho thực hiện việc cho chôn cất đó phù hợp với các tiêu chuẩn và thủ tục của IAEA.
3. Mỗi Quốc gia thành viên còn cam kết không cung cấp vật liệu nguồn, vật liệu phân hạch đặc biệt, hoặc thiết bị, vật liệu được đặc biệt thiết kết hoặc chuẩn bị cho vào việc chế biến, sử dụng hoặc sản xuất vật liệu phân hạch đặc biệt cho:
(a) Bất kỳ một Quốc gia không có vũ khí hạt nhân nào nếu không có các điều kiện thanh sát như được yêu cầu trong Khoản 1, Điều III của NPT; hay
(b) Bất kỳ Quốc gia có vũ khí hạt nhân nào nếu không tuân theo các hiệp định thanh sát đang có hiệu lực với IAEA.
Điều 5. Thanh sát Iaea
Quốc gia thành viên mà chưa ký một hiệp định thanh sát với IAEA về việc áp dụng thanh sát ở quy mô toàn diện đối với các hoạt động hạt nhân hòa bình của mình thì sẽ ký một hiệp định thanh sát như vậy trong vòng 18 tháng sau khi Hiệp ước này có hiệu lực đối với quốc gia đó.
Điều 6. Thông báo sớm tai nạn hạt nhân
Quốc gia thành viên nào chưa gia nhập Công ước Thông báo sớm tai nạn hạt nhân sẽ cố gắng để gia nhập.
Điều 7. Tàu thuyền và tàu bay nước ngoài
Khi được thông báo, mỗi Quốc gia thành viên có thể tự quyết định có hay không cho phép tàu thuyền và tàu bay nước ngoài vào cảng và sân bay của mình, tàu bay nước ngoài quá cảnh qua không phận của mình và tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình nằm ngoài hình thức được điều chỉnh bởi quyền đi qua không gây hại, đi qua các các đường biển quần đảo, hoặc đi qua quá cảnh.
Điều 8. Thành lập uỷ ban khu vực đông nam á không vũ khí hạt nhân
1. Các Quốc gia thành viên quyết định thành lập Uỷ ban Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân, sau đây được gọi là “Uỷ ban”.
2. Tất cả các Quốc gia thành viên là thành viên đương nhiên của Uỷ ban. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ cử Bộ trưởng Ngoại giao hoặc đại diện của Bộ trưởng Ngoại giao cùng với người dự khuyết và cố vấn để làm đại diện cho mình.
3. Uỷ ban có chức năng giám sát việc thực hiện Hiệp ước này và đảm bảo các quy định của Hiệp ước được tuân thủ.
4. Uỷ ban sẽ họp khi cần thiết, phù hợp với các quy định của Hiệp ước này, kể cả theo đề nghị của một Quốc gia thành viên. Nếu có thể, kỳ họp của Uỷ ban sẽ được tổ chức cùng với Kỳ họp Bộ trưởng ASEAN.
5. Đầu mỗi kỳ họp, Ủy ban sẽ bầu ra Chủ tịch và các viên chức khác như được đề nghị. Những người đó sẽ giữ chức cho đến khi Chủ tịch mới và các viên chức khác được bầu ra trong kỳ họp tiếp theo.
6. Trừ khi được quy định khác trong Hiệp ước này, hai phần ba thành viên của Uỷ ban mới tạo thành số đại biểu cần thiết để tiến hành biểu quyết.
7. Mỗi thành viên của Uỷ ban có một lá phiếu.
8. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp ước này, quyết định của Uỷ ban được đưa ra dựa trên sự đồng thuận, hoặc nếu sự đồng thuận không đạt được, thì dựa trên sự ủng hộ của đa số hai phần ba thành viên có mặt và bỏ phiếu.
9. Dựa trên đồng thuận, Uỷ ban sẽ đồng ý và thông qua các quy tắc về thủ tục dành cho Uỷ ban cũng như các quy tắc về tài chính điều chỉnh việc tài trợ của Uỷ ban các quy tắc của các cơ quan trợ giúp cho Uỷ ban.
Điều 9. Ban chấp hành
1. Các Quốc gia thành viên quyết định thành lập một cơ quan trợ giúp cho Uỷ ban là Ban Chấp hành.
2. Tất cả các Quốc gia thành viên Hiệp ước này đều tham gia Ban Chấp hành. Mỗi Quốc gia thành viên được đại diện bởi một quan chức cao cấp và quan chức đó có thể có người dự khuyết và cố vấn đi kèm.
3. Ban Chấp hành có các chức năng sau:
(a) Đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp kiểm chứng theo các quy định về hệ thống kiểm soát được nêu trong Điều 10;
(b) Xem xét và đưa ra quyết định đối với các đề nghị làm sáng tỏ và đề nghị thành lập đoàn tìm hiểu thực tế;
(c) Thành lập đoàn tìm hiểu thực tế theo quy định của Phụ lục của Hiệp ước;
(d) Đánh giá và đưa ra quyết định đối với các kết quả đoàn tìm hiểu thực tế đạt được và báo cáo lên Uỷ ban;
(e) Đề nghị Uỷ ban triệu tập cuộc họp khi cần thiết và thích hợp;
(f) Nếu được Uỷ ban ủy quyền, sẽ thay mặt Uỷ ban để ký các hiệp định với IAEA và các tổ chức quốc tế khác như được nêu trong Điều 18;
(g) Tiến hành các nhiệm vụ khác mà Uỷ ban giao cho vào từng thời điểm cụ thể.
4. Ban Chấp hành sẽ họp khu cần thiết để thực hiện hiệu quả các chức năng của mình. Nếu có thể, kỳ họp của Ban chấp hành sẽ được tổ chức cùng với Kỳ họp Quan chức cấp cao ASEAN.
5. Chủ tịch Ban Chấp hành là người đại diện cho Chủ tịch Uỷ ban. Mọi ý kiến đệ trình và thông tin một Quốc gia thành viên gửi đến Chủ tịch Ban Chấp hành sẽ được phổ biến cho tất cả các thành viên khác của Ban Chấp hành.
6. Hai phần ba thành viên Ban chấp hành mới tạo thành số đại biểu cần thiết để tiến hành biểu quyết.
7. Mỗi thành viên Ban Chấp hành có một lá phiếu.
8. Quyết định của Ban Chấp hành được đưa ra dựa trên sự đồng thuận, hoặc nếu sự đồng thuận không đạt được, thì dựa trên sự ủng hộ của đa số hai phần ba thành viên có mặt và bỏ phiếu.
Điều 10. Hệ thống kiểm soát
1. Các Quốc gia thành viên quyết định thành lập một hệ thống nhằm mục đích kiểm chứng việc các Quốc gia thành viên tuân thủ nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước này.
2. Hệ thống kiểm soát bao gồm:
(a) Hệ thống thanh sát của IAEA như được quy định trong Điều 5;
(b) Báo cáo và trao đổi thông tin như được quy định trong Điều 11;
(c) Đề nghị làm sáng tỏ như được quy định trong Điều 12; và
(d) Đề nghị và các thủ tục thàn lập đoàn tìm hiểu sự thật như được quy định trong Điều 13.
Điều 11. Báo cáo và trao đổi thông tin
1. Mỗi quốc gia thành viên sẽ gửi báo cáo cho Ban Chấp hành về các sự kiện đặc biệt xảy ra trên lãnh thổ của mình và các khu vực thuộc quyền tài phán và kiểm soát của mình nếu các sự kiện đó ảnh hưởng tới việc thực hiện Hiệp ước.
2. Các Quốc gia thành viên có thể trao đổi thông tin về các vấn đề nảy sinh thuộc phạm vi điều chỉnh hoặc liên quan tới Hiệp ước này.
Điều 12. Đề nghị làm sáng tỏ
1. Mỗi quốc gia thành viên có quyền đề nghị Quốc gia thành viên khác làm sáng tỏ một tình hình bị cho là không rõ ràng hoặc gây ra nghi ngờ đối với tuân thủ Hiệp ước của Quốc gia đó. Quốc gia đề nghị sẽ thông báo cho Ban Chấp hành về đề nghị đó. Quốc gia được đề nghị sẽ phản hồi một cách thích đáng bằng cách nhanh chóng cung cấp thông tin cần thiết và thông báo cho Ban Chấp hành về sự trả lời của mình cho Quốc gia thành viên đề nghị.
2. Mỗi Quốc gia thành viên đều có quyền đề nghị Ban Chấp hành tìm kiếm sự giải thích cho một Quốc gia thành viên khác liên quan tới một tình huống bị coi là không rõ ràng hoặc gây ra nghi ngờ đối với việc tuân thủ Hiệp ước của Quốc gia đó. Ngay khi có đề nghị như vậy, Ban Chấp hành sẽ trao đổi với Quốc gia thành viên để tìm kiếm sự sáng tỏ của Quốc gia đó nhằm mục đích đạt được sự sáng tỏ theo đề nghị.
Điều 13. Đề nghị thành lập đoàn tìm hiểu thực tế
Một Quốc gia thành viên có quyền đề nghị Ban Chấp hành gửi một đoàn tìm hiểu thực tế tới một Quốc gia thành viên khác để làm sáng tỏ và tháo gỡ một tình hình bị coi là không rõ ràng hoặc gây nghi ngờ về việc tuân thủ các quy định của Hiệp ước này, phù hợp với thủ tục được quy định trong Phụ lục Hiệp ước này.
Điều 14. Các biện pháp giải quyết
1. Nếu Ban Chấp hành, phù hợp với Phụ lục, quyết định rằng một Quốc gia thành viên đã vi phạm Hiệp ước, Quốc gia thành viên đó sẽ thi hành các bước cần thiết để đi tới việc tuân thủ đầy đủ Hiệp ước này và nhanh chóng thông báo cho Ban Chấp hành các hành động được thực hiện hay được yêu cầu thực hiện.
2. Nếu một Quốc gia thành viên không hoặc từ chối tuân theo các quy định của Khoản 1 Điều này, Ban chấp hành sẽ đề nghị Uỷ ban triệu tập một cuộc họp theo các quy định của Khoản 3(e), Điều 9.
3. Tại cuộc họp được triệu tập theo Khoản 2 của Điều này, Uỷ ban sẽ đánh giá tình hình khẩn cấp và quyết định lựa chọn biện pháp mà Uỷ ban thấy thích hợp cho việc giải quyết tình hình, kể cả việc đưa vấn đề ra IAEA, Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng của Liên hiệp quốc.
4. Trong trường hợp có sự vi phạm Nghị định thư kèm theo Hiệp ước này gây ra bởi một Quốc gia là thành viên của Nghị định thư, Ban Chấp hành sẽ triệu tập một cuộc họp đặc biệt của Uỷ ban để quyết định các biện pháp thích hợp cần thực hiện.
Điều 15. Ký, phê chuẩn, gia nhập, lưu chiểu và đăng ký
1. Hiệp ước này để mở để ký cho tất cả các Quốc gia trong Đông Nam Á, cụ thể là Bruney Darusalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
2. Hiệp ước này phải được phê chuẩn theo thể thức pháp lý của Quốc gia ký. Văn kiện phê chuẩn phải được lưu chiểu tại Chính phủ Vương quốc Thái Lan, được cử làm Quốc gia Lưu chiểu.
3. Hiệp ước này để mở cho sự gia nhập. Văn kiện gia nhập được lưu chiểu tại Quốc gia Lưu chiểu.
4. Quốc gia Lưu chiểu sẽ thông báo cho các Quốc gia thành viên khác của Hiệp ước này về việc lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập.
5. Quốc gia Lưu chiểu sẽ đăng ký Hiệp ước này và Nghị định thư của Hiệp ước theo Điều 102 Hiến chương Liên hiệp quốc.
Điều 16. Bắt đầu có hiệu lực
1. Hiệp ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn và/hoặc phê chuẩn thứ mười bảy.
2. Đối với các Quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập Hiệp ước này sau ngày có văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ mười bảy, Hiệp ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày gửi lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của Quốc gia đó.
Điều 17. Bảo lưu hiệp ước này không được bảo lưu.
Điều 18. Quan hệ với các tổ chức quốc tế khác
Uỷ ban có thể ký các hiệp định với IAEA hoặc các tổ chức quốc tế khác khi Uỷ ban thấy điều đó tạo điều kiện thực hiện một cách hiệu quả hệ thống kiểm soát được thiết lập theo Hiệp ước này.
Điều 19. Sửa đổi
1. Quốc gia thành viên nào cũng có thể đề xuất các sửa đổi cho Hiệp ước và Nghị định thư của Hiệp ước và sẽ gửi đề xuất lên Ban Chấp hành, và Ban Chấp hành sẽ chuyển các đề xuất đó cho tất cả các Quốc gia thành viên khác. Ban Chấp hành sẽ nhanh chóng đề nghị Uỷ ban triệu tập một cuộc họp để xem xét các sửa đổi được đề xuất. Cuộc họp đó chỉ được thực hiện nếu có sự tham gia của tất cả thành viên Uỷ ban. Bất kỳ sửa đổi nào cũng phải được thông qua dựa trên quyết định đồng thuận của Uỷ ban.
2. Các sửa đổi được thông qua sẽ bắt đầu có hiệu lực sau khi đã qua thời hạn 30 ngày kể từ khi Quốc gia Lưu chiểu nhận được văn kiện thứ mười bảy về việc chấp nhận từ các Quốc gia thành viên.
Điều 20. Đánh giá
Mười năm sau khi Hiệp ước này bắt đầu có hiệu lực, một cuộc họp Uỷ ban sẽ được triệu tập với mục đích đánh giá lại việc thực hiện Hiệp ước. Một cuộc họp Uỷ ban với cùng mục đích như vậy có thể cũng sẽ được triệu tập vào bất cứ thời điểm nào sau đó nếu đạt được sự đồng thuận giữa các thành viên của Uỷ ban.
Điều 21. Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp nảy sinh từ việc giải thích các quy định của Hiệp ước này sẽ được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình theo sự đồng ý của các Quốc gia là các bên của tranh chấp. Nếu trong vòng một tháng, các bên tranh chấp không thể giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua thương lượng, trung gian, tham vấn, hòa giải, bất kỳ bên liên quan nào, với sự chấp thuận của các bên khác liên quan, cũng có thể đưa tranh chấp ra trọng tài hoặc ra Tòa án Quốc tế.
Điều 22. Thời hạn có hiệu lực và rút khỏi
1. Hiệp ước này có hiệu lực vô thời hạn.
2. Trong trường hợp sự vi phạm Hiệp ước do một Quốc gia thành viên gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thực hiện các mục tiêu của Hiệp ước, mọi Quốc gia thành viên khác đều có quyền rút khỏi Hiệp ước.
3. Việc rút khỏi theo Khoản 2, Điều 22, sẽ có hiệu lực bằng việc thông báo trước mười hai tháng cho các thành viên của Uỷ ban.
ĐỂ LÀM BẰNG, các bên ký dưới đây đã ký vào Hiệp ước này.
ĐƯỢC LÀM tại Băng Cốc, ngày mười lăm tháng Mười hai, một nghìn chín trăm chín mươi lăm, trong một bản gốc bằng tiếng Anh.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây