Chỉ thị 05/2005/CT-BYT của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 05/2005/CT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 05/2005/CT-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Trần Thị Trung Chiến |
Ngày ban hành: | 08/06/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Chỉ thị05/2005/CT-BYT tại đây
tải Chỉ thị 05/2005/CT-BYT
CHỈ THỊ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 05/2005/CT-BYT NGÀY 08 THÁNG 6 NĂM 2005
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
Thức ăn đường phố là loại thức ăn, đồ uống đã làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay, kể cả rau, quả tươi sống không qua chế biến và được bày bán trên phố, những nơi công cộng.
Thức ăn đường phố rất thuận tiện đối với người tiêu dùng về địa điểm bày bán, về chủng loại thức ăn phong phú, đa dạng, giá cả phù hợp với mọi đối tượng người tiêu dùng. Do đó, các dịch vụ cung cấp thức ăn đường phố ngày càng phát triển, nhưng do thiếu hạ tầng cơ sở, dịch vụ vệ sinh môi trường không bảo đảm, thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng nên dịch vụ thức ăn đường phố làm ảnh hưởng tới nếp sống văn minh đô thị, ô nhiễm môi trường và là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế từ năm 1999 đến năm 2004, cả nước có 1386 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có tới 1056 vụ ngộ độc là do thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể gây ra. Nguyên nhân của tình trạng trên, trước hết là do nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thức ăn đường phố, chưa có quy hoạch cho loại hình dịch vụ này; công tác thông tin, giáo dục, truyền thông chưa được đẩy mạnh. Người buôn bán và người tiêu dùng còn thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; sự phối hợp liên ngành chưa đồng bộ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên và việc xử lý các hành vi vi phạm chưa nghiêm; chưa huy động được sự tham gia của các tổ chức xã hội vào công tác giám sát vệ sinh, an toàn thức ăn đường phố.
Để khắc phục tình trạng trên, từng bước tăng cường bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:
1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt tuyên truyền, giáo dục tới từng người chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố.
b) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các biện pháp khả thi phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương nhằm bảo đảm vệ sinh, văn minh thức ăn đường phố.
c) Đôn đốc và duy trì công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế và tiến tới không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm do thức ăn đường phố gây nên.
d) Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã và trạm y tế xã, phường thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn; thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn đối với thức ăn đường phố theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
a) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm đầu mối huy động sự phối hợp của các tổ chức xã hội, cá nhân có liên quan trên địa bàn tham gia triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố; xây dựng quy hoạch các điểm kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn.
b) Huy động liên ngành dưới sự điều phối của Uỷ ban nhân dân các cấp tích cực tham gia các hoạt động kiểm soát thức ăn đường phố, đặc biệt là huy động sự phối hợp giữa các ngành công an, quản lý thị trường, y tế, văn hoá thông tin; gắn công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thức ăn đường phố với quy hoạch xây dựng đô thị văn minh và xây dựng làng, khu phố văn hoá- sức khoẻ.
c) Xã hội hoá công tác giám sát, tự quản vệ sinh an toàn thức ăn đường phố trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Phát huy vai trò của các tổ chức: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ trong các hoạt động vì phố phường, làng, xã đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thức ăn đường phố.
3. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm có kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp và đề xuất các giải pháp can thiệp có hiệu quả kiểm soát thức ăn đường phố, đồng thời soạn thảo các quy định, tiêu chuẩn còn thiếu về vệ sinh an toàn thức ăn đường phố để trình Bộ trưởng ban hành.
Nhận được Chỉ thị này, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và hàng năm (từ 20-30 tháng 12) báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm- Văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm) để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây