Thông tư 21/2011/TT-BCT quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh

thuộc tính Thông tư 21/2011/TT-BCT

Thông tư 21/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2011/TT-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thành Biên
Ngày ban hành:20/05/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất khi vi phạm cơ chế điều tiết 
Ngày 20/05/2011, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 21/2011/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh. 
Theo đó, để tránh hiện tượng ách tắc tại cảng, cửa khẩu và bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, thương nhân phải thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương và các cơ quan có thẩm quyền tiết giảm tiến độ tạm nhập hàng hóa hoặc tạm ngừng đưa hàng hóa về Việt Nam để điều tiết lượng hàng tạm nhập về cảng, cửa khẩu Việt Nam. 
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa về Việt Nam để điều tiết lượng hàng tạm nhập tại cảng, cửa khẩu mà thương nhân vẫn tiếp tục đưa hàng hóa về Việt Nam thì cơ quan hải quan không làm thủ tục tạm nhập và yêu cầu thương nhân phải tái xuất ngược lại nước xuất khẩu. 
Thương nhân không thực hiện các quy định về cơ chế điều tiết hoặc không thực hiện lệnh giải tỏa hàng hóa ở cảng, cửa khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh trong thời hạn 06 (sáu) tháng. Sau khi hết thời hạn bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh mà thương nhân tiếp tục tái phạm thì thương nhân sẽ bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất. 
Thông tư cũng quy định các điều kiện về kho, bãi để thương nhân được cấp mã số tạm nhập tái xuất như: Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 container lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2; phải thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân ký hợp đồng thuê, thời hạn tối thiểu là 03 năm… 
Bên cạnh đó, thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh phải ký quỹ dự phòng khoản tiền là 02 tỷ VNĐ tại Kho bạc Nhà nước tỉnh nơi thương nhân đặt kho, bãi để bảo đảm xử lý vệ sinh, môi trường và hàng tồn đọng quá hạn không tái xuất được. 
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03/07/2011. 

Xem chi tiết Thông tư21/2011/TT-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
------------------------
Số: 21/2011/TT-BCT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
---------------------------------------
 
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1152/TTg-KTTH ngày 07 tháng 7 năm 2010 về việc tăng cường quản lý sản phẩm đông lạnh nhập khẩu và công văn số 1217/VPCP-KTTH ngày 01 tháng 3 năm 2011 về việc quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh như sau:
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có tái xuất qua các tỉnh biên giới (dưới đây viết tắt là hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất). 
2. Hoạt động kinh doanh chuyển khẩu thực phẩm đông lạnh không được thực hiện qua các cửa khẩu đường bộ.
3. Thực phẩm đông lạnh quy định tại Thông tư này bao gồm các mặt hàng đông lạnh thuộc chương 02, chương 03 và chương 16 trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính, trừ phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2010/TT-BCT ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam (dưới đây viết tắt là thương nhân) kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có tái xuất qua các tỉnh biên giới; cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý, xác nhận, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh nêu trên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.  
2. Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
 
Điều 3. Quy định về kho, bãi phục vụ việc kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh
 Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 (một trăm) container lạnh loại 40 (bốn mươi) feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng.
 Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các container lạnh theo sức chứa của kho, bãi được quy định tại khoản 1 Điều này.
 Kho, bãi quy định tại khoản 1, 2 Điều này phải thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân ký hợp đồng thuê, thời hạn tối thiểu là 03 năm. Kho, bãi phải nằm trong quy hoạch hoặc trong khu vực quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đã diễn ra hoạt động tái xuất thực phẩm đông lạnh. Quy hoạch và khu vực quy định nêu trên cần được trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương.
 Đối với các tỉnh chưa có hoạt động tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn, khi có phát sinh mới và có nhu cầu quy hoạch khu vực kho, bãi để thương nhân tham gia kinh doanh tạm nhập tái xuất, Ủy ban nhân dân tỉnh phải trao đổi với Bộ Công Thương trước khi quy hoạch.
Điều 4. Quy định về ký quỹ dự phòng để bảo đảm xử lý vệ sinh, môi trường và hàng tồn đọng quá hạn
Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh phải ký quỹ dự phòng để bảo đảm xử lý vệ sinh, môi trường và hàng tồn đọng quá hạn không tái xuất được (dưới đây viết tắt là ký quỹ dự phòng) theo các quy định sau:
1. Thương nhân phải duy trì một khoản tiền ký quỹ là 02 tỷ VNĐ (hai tỷ đồng Việt Nam) tại Kho bạc Nhà nước tỉnh nơi thương nhân đặt kho, bãi.
2. Thương nhân được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ theo quy định của Kho bạc Nhà nước.
3. Thương nhân có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường và tiêu hủy hàng hóa tạm nhập tái xuất tồn đọng quá thời hạn quy định. Trong trường hợp thương nhân không thực hiện thanh toán các chi phí theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tiền ký quỹ dự phòng của thương nhân được sử dụng như sau:
a) Thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của thương nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập tái xuất tại Việt Nam;
b) Thanh toán toàn bộ các chi phí để tiêu hủy hàng hóa tạm nhập tái xuất của thương nhân tồn đọng quá thời hạn quy định.
4. Sau khi đã trả các chi phí theo quy định tại khoản 3 Điều này (nếu có), thương nhân sẽ được hoàn trả lại toàn bộ số tiền ký quỹ hoặc một phần số tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Không được cấp mã số tạm nhập tái xuất;
b) Không tiếp tục hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất;
c) Bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất đã được cấp.
Điều 5. Hồ sơ và thủ tục cấp mã số tạm nhập tái xuất
Khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh được Bộ Công Thương xem xét cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh (dưới đây viết tắt là mã số tạm nhập tái xuất). Hồ sơ và thủ tục được thực hiện như sau: 
1. Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp mã số tạm nhập tái xuất qua đường bưu điện đến Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (Số 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), gồm:
- Đơn đề nghị cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh (theo mẫu tại Phụ lục số 01): 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
- Giấy xác nhận về ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này do Kho bạc Nhà nước tỉnh nơi thương nhân có kho, bãi cấp: 01 bản chính.
Trường hợp thương nhân không tái xuất thực phẩm đông lạnh qua các tỉnh biên giới phía Bắc thì không phải có mã số tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp; việc tạm nhập tái xuất thực hiện theo các quy định hiện hành.
2. Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của thương nhân tại khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương sẽ tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi của thương nhân.
3. Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương sẽ xem xét cấp mã số tạm nhập tái xuất cho thương nhân. Trường hợp không cấp mã số tạm nhập tái xuất, Bộ Công Thương sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của thương nhân (theo mẫu tại Phụ lục số 02) có thời hạn hiệu lực là 03 (ba) năm, kể từ ngày cấp.
5. Kho, bãi mà thương nhân đã kê khai để xin cấp mã số tạm nhập tái xuất không được cho thương nhân khác thuê toàn bộ hoặc thuê lại một phần kho, bãi của mình để sử dụng vào mục đích xin cấp mã số tạm nhập tái xuất.
Điều 6. Thu hồi, cấp lại, điều chỉnh mã số tạm nhập tái xuất
1. Thương nhân bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất trong các trường hợp sau:
a) Gian lận trong việc kê khai theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.
b) Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thanh toán các chi phí theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này mà thương nhân không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các chi phí nêu trên.
c) Không đủ số tiền ký quỹ dự phòng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
d) Vi phạm trong việc cho thuê toàn bộ hoặc cho thuê lại một phần kho, bãi theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
đ) Vi phạm cơ chế điều tiết theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
Thương nhân bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất không được phép xin mã số tạm nhập tái xuất trong vòng 01 (một) năm kể từ ngày bị thu hồi. Trong thời gian này, thương nhân chỉ được sử dụng kho, bãi đã đăng ký xin cấp mã số tạm nhập tái xuất vào mục đích kinh doanh kho, bãi, không được sử dụng vào mục đích xin cấp mã số tạm nhập tái xuất.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân gửi bộ hồ sơ đăng ký cấp mã số tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và văn bản giải trình, đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất về Bộ Công Thương.
3. Trường hợp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất hết thời hạn hiệu lực, thương nhân gửi bộ hồ sơ đăng ký mã số tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, bản chính Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất đã được cấp và văn bản xin cấp mã số tạm nhập tái xuất mới về Bộ Công Thương.
4. Trường hợp cần điều chỉnh nội dung của Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất đã được cấp, thương nhân gửi bộ hồ sơ đăng ký mã số tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, bản chính Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất đã được cấp và văn bản giải trình, đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất về Bộ Công Thương.
Các trường hợp nêu tại khoản 2, 3, 4 Điều này, Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất được cấp lại sau 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của thương nhân.
Điều 7. Địa điểm, cửa khẩu tái xuất
Thương nhân có mã số tạm nhập tái xuất, được phép làm thủ tục thông quan, tái xuất thực phẩm đông lạnh qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và các cửa khẩu, điểm thông quan trong Khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập đã có đủ các cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định.
Điều 8. Gửi kho ngoại quan
Thương nhân có mã số tạm nhập tái xuất mới được gửi hàng thực phẩm đông lạnh vào kho ngoại quan tại các tỉnh biên giới.
Điều 9. Thanh toán
Việc thanh toán tiền hàng tạm nhập tái xuất phải thực hiện theo các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 10. Cơ chế điều tiết
1. Để tránh hiện tượng ách tắc tại cảng, cửa khẩu và bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, thương nhân phải thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương và các cơ quan có thẩm quyền tiết giảm tiến độ tạm nhập hàng hóa hoặc tạm ngừng đưa hàng hóa về Việt Nam để điều tiết lượng hàng tạm nhập về cảng, cửa khẩu Việt Nam.
2. Thương nhân phải thực hiện nghiêm việc giải tỏa hàng hóa ở cảng, cửa khẩu để tránh ách tắc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa về Việt Nam để điều tiết lượng hàng tạm nhập tại cảng, cửa khẩu mà thương nhân vẫn tiếp tục đưa hàng hóa về Việt Nam thì cơ quan hải quan không làm thủ tục tạm nhập và yêu cầu thương nhân phải tái xuất ngược lại nước xuất khẩu.
3. Sau 45 (bốn mươi nhăm) ngày, kể từ ngày tạm nhập nhưng chưa tái xuất được thì cơ quan Hải quan không làm thủ tục tạm nhập cho lô hàng thực phẩm đông lạnh tiếp theo của thương nhân đó và thông báo cho Bộ Công Thương biết để tiến hành điều tiết theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
4. Xử lý vi phạm cơ chế điều tiết:
a) Thương nhân không thực hiện các quy định về cơ chế điều tiết tại khoản 1, 2, 3 Điều này hoặc không thực hiện lệnh giải tỏa hàng hóa ở cảng, cửa khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh trong thời hạn 06 (sáu) tháng.
b) Sau khi hết thời hạn bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh mà thương nhân tiếp tục tái phạm thì thương nhân sẽ bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
Ngoài các quy định về trách nhiệm nêu tại các Điều của Thông tư này và theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức chú trọng chỉ đạo thực hiện một số trách nhiệm sau:
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Cấp mã số tạm nhập tái xuất cho thương nhân theo các quy định tại Thông tư này.
b) Tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương tổ chức, tiến hành kiểm tra và xác nhận theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Xây dựng quy hoạch khu vực kho, bãi bảo quản thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất, đáp ứng các yêu cầu về kho, bãi nêu trên, không ảnh hưởng môi trường và góp phần chống gian lận thương mại.
Trước khi quy hoạch khu vực kho, bãi, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản tham khảo ý kiến của Bộ Công Thương và Bộ Quốc phòng về nhu cầu và đánh giá khả năng phát triển hoạt động tạm nhập tái xuất trên địa bàn, tránh trường hợp đầu tư tràn lan, gây lãng phí. Trường hợp khu vực kho, bãi đã được phê duyệt, quy định trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy hoạch đã phê duyệt và khu vực đã được quy định.
b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh theo dõi, kiểm tra việc tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh của thương nhân nhằm chống gian lận thương mại, nhập lậu và bảo vệ môi trường; kịp thời thông báo cho Bộ Công Thương diễn biến tình hình giao nhận thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất và đề xuất biện pháp quản lý để đạt được các mục tiêu và tránh ùn tắc tại các cảng, cửa khẩu.
c) Tổ chức quản lý và sử dụng tiền ký quỹ dự phòng của thương nhân theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có trách nhiệm:
 Thực hiện nghiêm túc các quy định được nêu trong Thông tư này và các quy định khác về tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa.
b) Thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường, tiêu hủy hàng hóa tồn đọng quá thời hạn quy định theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
c) Trường hợp có hiện tượng ách tắc, nghiêm túc thực hiện việc giải tỏa hàng hóa tại cảng nhập khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
d) Theo yêu cầu của cơ quan Hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền, thương nhân phải tái xuất hàng hóa sang nước thứ ba hoặc tái xuất trả lại nước xuất khẩu nếu như hàng hóa đã quá thời hạn được lưu giữ tại Việt Nam.
đ) Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi của mình.
e) Báo cáo định kỳ trước ngày 25 hàng tháng (bằng đường bưu điện và đường thư điện tử) về Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương các tỉnh nơi có kho, bãi và hàng hóa tái xuất đi qua về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh (theo mẫu tại Phụ lục số 03). 
CHƯƠNG IV
HIỆU LỰC THI HÀNH
 
Điều 12. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 7 năm 2011.
Điều 13. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức và thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương kịp thời giải quyết.
 
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;
- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao;
- Tòa án Nhân dân Tối cao;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Tổng cục Hải quan;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, XNK(6).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
 
 
 
 
Nguyễn Thành Biên
 
 
 
 
PHỤ LỤC SỐ 01
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 05 năm 2011
của Bộ Công Thương)
 
 

TÊN THƯƠNG NHÂN
------------------------
Số: ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------------
......, ngày  … tháng … năm 20…
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh
 
Kính gửi: Bộ Công thương
 
1. Tên thương nhân: ...............................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ……………. Số điện thoại: ……………. Số fax: .............
- Địa chỉ website (nếu có):....................................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do …….. (tên cơ quan cấp) ……… cấp ngày …. tháng ….. năm……
2. Kho, bãi chuyên dùng để phục vụ việc kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh của thương nhân:
 

STT
Tên kho, bãi
(nếu có)
Địa chỉ kho, bãi
(*)
Hình thức sở hữu (Thuộc sở hữu hoặc kho thuê)
(*)
Sức chứa
(container)
Nguồn điện
để bảo quản
(KW)
(*)
Ghi chú
1.
………
………
………
………
………
………
2.
………
………
………
………
………
………
 
3. Hồ sơ kèm theo gồm:
- 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính;
- 01 bản chính Giấy xác nhận về ký quỹ dự phòng do Kho bạc Nhà nước của tỉnh nơi thương nhân có kho, bãi.
- 01 bản chính Bản kê khai chi tiết và các tài liệu, giấy tờ chứng minh về kho, bãi và các trang thiết bị kèm theo như thống kê tại khoản 2 dẫn trên (cụ thể như giấy tờ sở hữu kho, bãi; hợp đồng thuê kho, bãi; xác nhận của điện lực địa phương về điện lưới tiêu thụ; chi tiết máy phát điện..).
4. Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh.
Đề nghị Bộ Công thương cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh cho thương nhân theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương.
 

 
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
 
Lưu ý:
(*) Mục địa chỉ: Đề nghị ghi cụ thể, chính xác số nhà (nếu có); đường/phố (hoặc thôn, xóm, ấp); xã/phường/thị trấn; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố.
(*) Mục hình thức sở hữu: Nếu kho, bãi không thuộc sở hữu của thương nhân thì phải ghi rõ tên, địa chỉ của thương nhân cho thuê và phải gửi kèm theo bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính hợp đồng thuê kho, bãi.
(*) Mục nguồn điện để bảo quản: Đề nghị kê khai chi tiết về công suất, số lượng các nội dung liên quan về nguồn điện, cụ thể như sau:
- Điện lưới: sử dụng là bao nhiêu KW;
- Máy phát điện dự phòng: nêu rõ công suất là bao nhiêu KW, số lượng là bao nhiêu chiếc và số seri của từng máy phát điện;
- Thiết bị cắm điện chuyên dùng: số lượng là bao nhiêu chiếc...
 
 
 
 
 
PHỤ LỤC SỐ 02
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN MÃ SỐ
TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BCT
ngày 20 tháng 05 năm 2011 của Bộ Công Thương)
 

BỘ CÔNG THƯƠNG
---------------------
Số: ……/BCT-XNK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------
……., ngày  …. tháng …. năm 20…
 
 
GIẤY CHỨNG NHẬN
MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
 
 
- Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày  20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh;
Xét hồ sơ đề nghị cấp mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh của ……………. (tên thương nhân)…kèm theo đơn đề nghị số …... ngày ....;
Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập tái xuất cho thương nhân: ...(tên thương nhân) ..........................................................................................................
- Mã số tạm nhập tái xuất là: ..................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ……………. Số điện thoại: ……………. Số fax: .............
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do …….. (tên cơ quan cấp) ……… cấp ngày …. tháng ….. năm……
- Kho, bãi đặt tại:.............. ......................................................................................
+ Địa chỉ: ................................................................................................................
+ Tên kho, bãi (nếu có): .........................................................................................
+ Sứa chứa, diện tích: .............................................................................................
+ Nguồn điện để bảo quản: .....................................................................................
+ Hình thức sở hữu: ................................................................................................
Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến hết ngày …. tháng ….. năm 20…./.
 

Sao kính gửi:
- Tổng cục Hải quan;
- UBND/ Sở Công Thương tỉnh...;
(Nơi thương nhân có kho, bãi);
- Lưu: VT, XNK(02). 
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(ký và đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 03
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BCT
ngày 20 tháng 05 năm 2011 của Bộ Công Thương)
 

TÊN THƯƠNG NHÂN
--------------------------
Số: ……
V/v: báo cáo tình hình tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------
......, ngày  … tháng … năm 20…
 
 
Kính gửi: Bộ Công Thương
 
 
Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương, thương nhân xin báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh tháng ... năm 20... như sau:
 

Tên hàng
 
Mã số HS
(10 số)
Thực hiện
tạm nhập
tháng ... /20...
Thực hiện
tái xuất
tháng ... /20...
Số lượng còn
chưa tái xuất nằm chờ tại kho, bãi
hoặc cảng
(nêu rõ tên cảng)
Số lượng (container 40’)
Trị giá (USD)
Số lượng (container 40’)
Trị giá (USD)
Số lượng (container 40’)
Trị giá (USD)
Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng ..............
Đề nghị kê khai cụ thể mã số HS 10 số ......
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Nếu hàng còn tồn đọng tại kho, bãi, cảng, cửa khẩu vào thời điểm báo cáo, đề nghị thương nhân nêu rõ:
- Lý do tồn đọng: ....................................................................................................
- Thời gian tồn đọng: ..............................................................................................
- Dự kiến thời gian giải tỏa hàng: ...............................................…………………
- Khối lượng hàng đã về cảng nhưng chưa làm thủ tục tạm nhập: .........................
Thương nhân cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm được pháp luật ./. 
 

Nơi gửi:
- Như trên;
- UBND/ Sở Công Thương tỉnh...;
(Nơi thương nhân có kho, bãi);
- UBND/ Sở Công Thương tỉnh...;
(Nơi thương nhân tạm nhập hàng);
- Lưu: ...
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
-------

No.: 21/2011/TT-BCT

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, May 20, 2011

 

CIRCULAR

REGULATING THE MANAGEMENT OF BUSINESS ACTIVITIES OF TEMPORARY IMPORT FOR RE-EXPORT OF FROZEN FOODS

 

Pursuant to the Government’s Decree No. 189/2007/ND-CP dated December 27, 2007 on function, tasks, power and organization structure of Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Decree No. 12/2006/ND-CP dated January 23, 2006 of the Government detailing the implementation of the Law on Commerce on activities of buying and selling international commodities and agent activities including purchasing, selling, sourcing, outsourcing, border-gate transfer, and transiting of commodities with foreign countries;

To implement the Prime Minister’s directive opinion at the Official Dispatch No. 1152/TTg-KTTH dated July 07, 2010 on strengthening the management of exported frozen food and the Official Dispatch No.1217/VPCP-KTTH dated March 01, 2011 on management of temporary import activity for re-export of frozen food;

The Minister of Industry and Trade stipulates the management of temporary import business activity for re-export of frozen foods as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing

1. This Circular stipulates on the management of temporary import business activity for re-export of frozen foods with re-export through the front line provinces (hereinafter referred to as the business activity of temporary import for re-export).

2. Business activities of border transfer of frozen foods are not made through the land border gates.

3. Frozen foods prescribed in this Circular, include the frozen foods to be of chapter 02, chapter 03 and chapter 16 in the list of exports and imports of Vietnam, issued together with Decision No. 107/2007/QD-BTC dated December 25, 2007 of Ministry of Finance, excluding the viscera of cattle and poultry viscera shall comply with the provisions of Circular No. 33/2010/TT-BCT dated September 11, 2010 of Ministry of Industry and Trade stipulating the business of temporary import for re-export, transshipment of frozen and unfrozen cattle viscera, poultry viscera.

Article 2. Subjects of application

1. This Circular applies to Vietnamese traders (hereinafter referred to as traders) trading temporary import for re-export of frozen foods with re-export through the front line provinces; the agencies and organizations are responsible for management, certification, inspection and monitoring of business activities as mentioned above and the concerned agencies, organizations and individuals.

2. Traders with foreign investment capital shall comply with Vietnam s commitments on joining the World Trade Organization (WTO).

Chapter II

PROVISIONS ON TRADING TEMPORARY IMPORT FOR RE-EXPORT OF FROZEN FOODS

Article 3. Regulation of storing area for trading temporary import for re-export of frozen foods

Storing areas must have minimum containing power of 100 (one hundred) cold containers of 40 (forty) feet, minimum area of 1,500 m2. Storing areas are separated from the outside by solid fence.

Storing areas must have sufficient power (including electricity supply and backup generators with equivalent capacity) and specialized equipment together with to operate the cold containers by capacity of warehouse specified in clause 1 of this Article.

Storing areas specified in clause 1, 2 of this Article must be owned by the traders or signed leasing contracts by traders, the minimum term is 03 years. Storing areas must be in the planning or in areas specified by the provincial People s Committee where the operations of re-export of frozen foods take place. Planning and regions specified above should be communicated, agreed by the Ministry of Industry and Trade.

For the provinces that have not had the re-export operation of frozen foods in the areas, when there is new arising and demand on storing area for traders to participate in trading temporary import for re-export, the provincial People s Committee must consult with the Ministry of Industry and Trade before the planning.

Article 4. Regulations on reserve deposit to ensure treatment of sanitation, environment and the overdue backlog

Traders trading temporary import for re-export of frozen foods must deposit for reserve to ensure treatment of sanitation, environment, and the non-re-exported overdue backlog (hereinafter referred to as reserve deposit) in the following provisions:

1. Traders must maintain a deposit amount as 02 billion dong at the State Treasury where traders locate their storages.

2. Traders are enjoyed interest from the deposit amounts as prescribed by the State Treasury.

3. Traders are responsible for paying all expenses for handling; cleaning up environment and destroying temporarily imported goods for re-export rested overdue time limit prescribed. In case traders fail to make payment of costs required by the competent authorities, reserve deposits of traders are used as follows:

a) To pay all costs for handling, cleaning up the environment if the trader s goods pollute the environment during storage, temporary import for re-export in Vietnam;
b) To pay all costs for destruction of temporarily imported goods for re-export of traders which are rested beyond the prescribed time limit.

4. After paying the expenses as prescribed in clause 3 of this Article (if any), traders will be refunded the full amount or part of their deposit amount in the following cases:

a) Not to be granted code number of temporary import for re-export;

b) Not to be continued the business activity of temporary import for re-export;

c) Be revoked code number of temporary import for re-export which has been issued

Article 5. Dossiers and procedures for granting code number of temporary import for re-export

When meeting sufficient conditions as specified in Article 3 and Article 4 of this Circular, traders trading temporary import for re-export of frozen foods shall be considered to grant code number of temporary import for re-export of frozen foods by the Ministry of Industry and Trade (hereinafter referred to as the code number of temporary import for re-export). Dossiers and procedures are implemented as follows:

1. Traders send 01 set of dossier registering code number of temporary import for re-export by post to the Department of Import and Export, the Ministry of Industry and Trade (No.54 Hai Ba Trung, Hoan Kiem, Hanoi), including:

- A written request for granting code number of temporary import for re-export of frozen foods (upon the form in Appendix No.01): 01 original;

- Certificate of business registration and certificate of tax identification number registration (or certificate of enterprise registration): 01 copy certified and sealed true copy of the trader;

- Written certification on deposit as specified in clause 1, Article 4 of this Circular granted by the provincial State Treasury where trader locates its warehouse: 01 original.

If traders do not re-export frozen foods through the northern front line provinces are not required to have code number of temporary import for re-export granted by the Ministry of Industry and Trade; the temporary import for re-export shall comply with the current regulations.

2. Within 07 (seven) working days since the date of receiving complete, valid dossiers of the traders in clause 1 of this Article, the Ministry of Industry and Trade will inspect or authorize the Department of Industry and Trade to inspect, confirm the conditions on warehouse of the traders.

3. Within 07 (seven) working days since the date that the Ministry of Industry and Commerce receives the inspection results, the Ministry of Industry and Trade will consider for granting code number of temporary import for re-export to traders. In case of refusal, the Ministry of Industry and Trade will respond in writing and stating clearly the reason.

4. Certificate of code number of temporary import for re-export of the trader (upon the form in Appendix 02) is valid for 03 (three) years from the date of grant.

5. Storing areas which traders declared to apply for granting code number of temporary import for re-export is not permitted to let other traders to hire full or part of it for use in the purposes of applying for granting code number of temporary import for re-export.

Article 6. Revocation, re-grant, adjustment of the code number of temporary import for re - export

1. Traders are revoked the code number of temporary import for re - export in the following cases:

a) Fraud in the declaration as prescribed in Article 3 and Article 4 of this Circular.

b) Within 30 days from the date that the competent agencies have required for payment of expenses prescribed in clause 3, Article 4 of this Circular that traders fail to implement the payment obligation for the above expenses.

c) Having not enough reserve deposit amount as specified in Article 4 of this Circular.

d) Violation in the lease in full or sublease part of warehouse as prescribed in clause 5 of Article 5 of this Circular.

đ) Violation of regulation mechanisms as prescribed in point b clause 4, Article 10 of this Circular.

Traders who are revoked the code number of temporary import for re-export are not allowed to apply for granting the code number of temporary import for re - export within 01 (one) year from the date of revocation. During this time, traders can only be used warehouses which have registered for granting the code number of temporary import for re-export in the purpose of trading warehouse, not to use for purposes of applying for granting the code number of temporary import for re-export.

2. Where the certificate of code number of temporary import for re-export is lost, mislaid or damaged, trader submits registration dossier for code number of temporary import for re-export as specified in Article 5 of this Circular and written explanation, requesting for re-granting the certificate of code number of temporary import for re-export to the Ministry of Industry and Trade.

3. Where the certificate of code number of temporary import for re-export is invalid, trader submits registration dossier for code number of temporary import for re-export as specified in Article 5 of this Circular, the original certificate of code number of temporary import for re-export which has been issued and written application for granting new code number of temporary import for re-export to the Ministry of Industry and Trade.

4. Where it is necessary to adjust the content of the certificate of code number of temporary import for re-export which has been issued, trader submits registration dossier for code number of temporary import for re-export specified in Article 5 of this Circular, the original certificate of code number of temporary import for re-export which has been issued and written explanation, a proposal for amending the certificate of code number of temporary import for re-export to the Ministry of Industry and Trade.

The cases referred to in the clauses 2, 3, 4 of this Article, certificate of code number of temporary import for re-export shall be re-issued after 07 (seven) working days since the date of receipt of complete and valid dossier of trader.

Article 7. Location, border gate of re-export

Traders that have code number of temporary import for re-export are allowed to conduct procedures of customs clearance, re-export of frozen foods across the international border gates, the main border gates and the border gates, the inland clearance depot in the border gate economic zone permitted to establish and have all the specialized control bodies as prescribed by Prime Minister.

Article 8. Sending foods in the bonded warehouses

Traders that have code number of temporary import for re-export are allowed to send frozen foods to the bonded warehouses in the front line provinces.

Article 9. Payment

Payment for goods of temporary import for re-export must comply with the regulations on foreign exchange management and guidance of the State Bank of Vietnam.

Chapter III

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 10. Regulation mechanisms

1. To avoid congestion at the ports, border gates and ensure requirements on food hygiene and safety, traders must make the requests of the Ministry of Industry and Trade and the competent agencies to reduce progress of goods temporary import or suspension to take goods to Vietnam to regulate volume of temporary imports to ports, border gates of Vietnam.

2. Traders must strictly implement the clearance of goods at ports, border gates to avoid congestion at the request of the competent agencies. Where the competent agencies request traders to suspend to take goods to Vietnam to regulate volume of temporary imports at the ports, border gates, but traders still continue to take goods to Vietnam, the customs authorities do not conduct temporary import procedures and require traders to re-export back to the exporting country.

3. After 45 (forty-order) days from the date of temporary import but not be re-exported, the customs authorities do not conduct temporary import procedures for the next goods lot of frozen foods of the trader and inform the Ministry of Industry and Trade to conduct the regulation as prescribed in clause 1 and 2 of this Article.

4. Handling of violations of regulation mechanisms

a) Traders that fail to implement the provisions on regulation mechanisms in clause 1, 2, 3 of this Article or fail to execute the clearance order of goods at ports, border gates at the request of the competent authorities will be suspended the business of temporary import for re-export of frozen foods within 06 (six) months.

b) After the expiration of suspension of business of temporary import for re-export of frozen foods that traders still continue to relapse, traders will be revoked code number of temporary import for re-export.

Article 11. Responsibilities of agencies and organizations

Apart from the provisions on responsibilities stated in the Articles of this Circular and the provisions on their functions, duties, the agencies, and organizations focus on directing the implementation of a number of following responsibilities:

1. The Ministry Industry and Trade is responsible for:

a) Granting code number of temporary import for re-export to traders under the provisions of this Circular.

b) Organizing the inspection and certification of the conditions on the warehouses or authorizing the Department of Industry and Trade to examine and certify in accordance with provisions in Article 3 of this Circular.

2. The provincial People s Committees as stipulated in clause 3, Article 3 of this Circular are responsible for:

a) Setting up the plan of storing areas of preserving frozen foods of temporary import for export to meet the requirements on warehouse as mentioned above, not affecting environment and contribute to combat commercial fraud.

Before planning the storing areas, the provincial People s Committee issues written consultation of the Ministry of Industry and Trade and Ministry of Defense on the need and evaluates the development ability of activity of temporary import for re-export in the area, avoid the spread of investment, causing waste. Where the storing areas which have been approved, stipulated before the effective date of this Circular, it shall comply with the approved plans and the areas have been defined.

b) Directing the provincial function authorities to monitor and inspect the temporary import for re-export of frozen foods of traders to combat commercial fraud, smuggling and protect the environment; promptly notify the Ministry of Industry Trade the happenings of frozen food delivery of temporary import for re-export and propose management measures to achieve goals and avoid congestion at the ports, boder gates.

c) Organizing the management and use of reserve deposits of traders in accordance with provisions in Article 4 of this Circular.

3. Traders trading temporary import for re-export of frozen foods are responsible for:

a) Seriously implementing the provisions referred to in this Circular and other regulations on temporary import for re-export, transshipment of goods.

b) Paying all expenses for handling, cleaning the environment, destruction of goods in stock beyond the prescribed time limit upon request of the competent agencies.

c) In case of congestion phenomena, strictly implement the clearance of goods at the importing ports to their storing areas upon request of the competent agencies, organizations.

d) At the request of customs agencies or competent agencies, traders must re-export goods to third countries or re-export for returning the exporting countries if the goods have expired the time limit to be kept in Vietnam.

đ) Collecting and treating waste, waste water to prevent epidemic diseases, ensure environmental sanitation in its storing areas.

e) Reporting periodically before the 25th day monthly (by post and e-mail) to the Ministry of Industry and Trade, the People s Committees and the Departments of Trade of provinces where the storages locate and re-export goods passing through on the situation of implementing temporary import for re-export of frozen foods (upon the form in Appendix 03)

Chapter IV

EFFECT

Article 12.This Circular takes effect from July 03, 2011.

Article 13.During the implementation of this Circular, if any problems arise, agencies, organizations, and traders carrying on business of temporary import for re export of frozen foods reflect in writing to the Ministry of Industry and Trade for timely settlement.

 

  

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thanh Bien

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 21/2011/TT-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất