Quyết định 2722/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế

thuộc tính Quyết định 2722/QĐ-BTC

Quyết định 2722/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2722/QĐ-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Thị Mai
Ngày ban hành:29/12/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thí điểm giám sát hải quan tự động với hàng xuất nhập khẩu tại TP.HCM

Từ ngày 02/01/2018, sẽ chính thức thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với tất cả các tờ khai hải quan có cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập tại cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế do Cục Hải quan TP.HCM và Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý.

Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, khi thực hiện xuất, nhập khẩu hàng hóa qua đường biển tại khu vực cảng biển do Cục Hải quan TP.HCM và Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, phải khai các tiêu chí trên tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC; riêng tiêu chí “Số vận đơn”, phải sử dụng tổ hợp “Ngày vận đơn + Số vận đơn” để khai theo nguyên tắc khai liên tiếp nhau và không được có dấu cách hoặc các ký tự đặc biệt như *, #, @, /... Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, trước khi đưa hàng vào cảng, kho, bãi, địa điểm hoặc tại thời điểm đăng ký tờ khai xuất khẩu, doanh nghiệp khải thông qua hệ thống khai hải quan hoặc Hệ thống dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ pus.customs.gov.vn lấy số quản lý hàng hóa xuất khẩu cho lô hàng để khai vào tiêu chí “Số vận đơn” trong tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu.

Trên đây là nội dung đáng chú ý tại Quyết định số 2722/QĐ-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính về việc áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, có hiệu lực từ ngày 02/01/2018.

Xem chi tiết Quyết định2722/QĐ-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 2722/QĐ-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM QUẢN LÝ, GIÁM SÁT HẢI QUAN TỰ ĐỘNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH TẠI CẢNG BIỂN, CẢNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ.

-----------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quản lý.

Điều 2. Phạm vi, thời gian áp dụng thí điểm

1. Áp dụng thí điểm đối với tất cả các tờ khai hải quan có cửa khẩu xuất (địa điểm xếp hàng trên tờ khai xuất khẩu) hoặc cửa khẩu nhập (địa điểm dỡ hàng trên tờ khai nhập khẩu) tại cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quản lý.

2. Thời gian thực hiện thí điểm: từ ngày 02/01/2018 đến thời điểm Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Giao Tổng cục Hải quan có trách nhiệm

1. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kỹ thuật để triển khai thí điểm việc quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Hướng dẫn doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các đơn vị hải quan trực tiếp thực hiện thủ tục hải quan và các đối tượng có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.

3. Hỗ trợ, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các đơn vị hải quan trực tiếp thực hiện thủ tục hải quan và các đối tượng có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình thực hiện.

4. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm theo Quyết định này; đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2018.

2. Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Cục Hải quan, cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được hướng dẫn, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính (Vụ PC, Văn phòng Bộ Tài chính, Cục TH&TK tài chính);
- Website: Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TCHQ (47b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM QUẢN LÝ, GIÁM SÁT HẢI QUAN TỰ ĐỘNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH TẠI CẢNG BIỂN, CẢNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ
(ban hành kèm theo Quyết định số 2722/QĐ-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

I. Tại khu vực cảng biển (do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý)

1. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua đường biển thực hiện khai báo tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu theo các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Riêng tiêu chí “Số vận đơn” thực hiện khai báo như sau:

a) Đối với tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện khai các tiêu chí trên tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, riêng tiêu chí 1.26 - “Số vận đơn”: Sử dụng tổ hợp “Ngày vận đơn + Số vận đơn” để khai theo nguyên tắc khai liên tiếp nhau (“Ngày vận đơn” trước “Số vận đơn”) và thông tin nhập không được có dấu cách hoặc ký tự đặc biệt như: “*,#, @, /,...”. Trong đó:

+ “Ngày vận đơn” là ngày phát hành vận đơn được khai theo định dạng “DDMMYY” (DD- ngày, MM- tháng, YY- năm).

+ “Số vận đơn” là số vận đơn ghi trên vận đơn sử dụng để khai tờ khai hải quan. Vận đơn sử dụng để khai là vận đơn có tên người nhận hàng là người nhập khẩu trên tờ khai hải quan.

Ví dụ: Với “Số vận đơn” là: LSHCM15, “Ngày vận đơn” là: 02/01/2018 thì sẽ khai tại ô chỉ tiêu thông tin số 1.26 - “Số vận đơn” trên tờ khai nhập khẩu là: 020118LSHCM15.

b) Đối với tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện khai các tiêu chí trên tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, riêng tiêu chí 2.24 - “Số vận đơn” thực hiện khai như sau:

- Trước khi đưa hàng vào cảng, kho, bãi, địa điểm hoặc tại thời điểm đăng ký tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan thông qua hệ thống khai hải quan hoặc Hệ thống dịch vụ công trực tuyến (tại địa chỉ pus.customs.gov.vn) để lấy số quản lý hàng hóa xuất khẩu cho lô hàng;

- Sau khi lấy được số quản lý hàng hóa xuất khẩu cho lô hàng, người khai hải quan sử dụng số quản lý hàng hóa đã được cấp để khai vào tiêu chí 2.24 - “Số vận đơn” trên tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu.

2. Đối với cơ quan hải quan:

a) Thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông tin hàng hóa dự kiến hạ bãi, container soi chiếu (nếu có), thông tin thay đổi trạng thái tờ khai hải quan (nếu có), thay đổi container đủ điều kiện qua khu vực giám sát (nếu có), hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Phụ lục 1 Quyết định này;

b) Tiếp nhận, xử lý thông tin do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm phản hồi, cập nhật trên Hệ thống theo quy định. Trường hợp nhận được thông tin phản hồi về hàng hóa sai khác hoặc không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa so với thông tin hàng hóa đã cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoặc hàng hóa có dấu hiệu vi phạm thì căn cứ thông tin tiếp nhận, tình hình thực tế hoặc thông tin khác (nếu có) thực hiện kiểm tra, xác minh sự nguyên trạng hàng hóa, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan thích hợp, đảm bảo quản lý hải quan, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về hải quan theo quy định.

Ghi nhận thông tin trên Hệ thống hải quan hoặc lập Sổ theo dõi thông tin hàng hóa sai khác theo mẫu số 2 (đối với hàng container) hoặc mẫu số 3 (đối với hàng rời hoặc hàng lỏng) Phụ lục 3 ban hành kèm Quyết định này.

c) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan bố trí công chức tiếp nhận và xử lý vướng mắc của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm khi có yêu cầu; cung cấp số điện thoại để tiếp nhận thông tin và phối hợp xử lý khi có thông báo từ doanh nghiệp cảng.

d) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định về định dạng thông điệp trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm;

đ) Trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro, định kỳ hàng năm Cục hải quan tỉnh, thành phố quản lý doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm kiểm tra việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan khi đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm, chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc đôn đốc, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoàn thiện việc kết nối hoặc nâng cấp Hệ thống (nếu có) theo quy định.

3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm:

a) Hàng hóa được phép đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan là hàng hóa đã được cơ quan hải quan cung cấp thông tin đủ điều kiện ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm thông qua Hệ thống.

b) Trường hợp Hệ thống của doanh nghiệp cảng không đáp ứng được việc gửi thông tin vtrí dự kiến xếp hàng hóa tại kho, bãi cảng thông qua Hệ thống theo quy định tại điểm a.2.2 khoản 1 hoặc điểm a.3.2 khoản 2 Mục 1 Phần II Quy định này thì gửi Thông báo vị trí dự kiến xếp hàng hóa nhập khẩu tại kho, bãi cảng bằng văn bản đến Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa theo mẫu số 1 Phụ lục 3 ban hành kèm Quyết định này hoặc cung cấp cho cơ quan hải quan tài khoản cho phép tra cứu vị trí container thông qua Hệ thống của doanh nghiệp cảng (nếu có).

c) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa nếu phát hiện thông tin sai khác (như hàng hóa không còn nguyên trạng; hàng hóa bị sai lệch số lượng, trọng lượng, số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển, số niêm phong hải quan) giữa thực tế hàng hóa khi đưa vào với danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ do cơ quan hải quan cung cấp thì phối hợp với cơ quan hải quan để kiểm tra, xác định sự nguyên trạng của hàng hóa, đưa hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng biệt chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, cập nhật thông tin và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định;

d) Trong quá trình lưu giữ, khai thác hàng hóa nếu có sự thay đổi nguyên trạng hàng hóa (thay đổi vỏ container, bao bì hàng hóa, đóng, rút hàng) thì cập nhật, gửi đến Hệ thống của cơ quan hải quan thông tin theo quy định. Chỉ được phép thay đổi nguyên trạng hàng hóa khi có sự đồng ý và giám sát của cơ quan hải quan;

đ) Thông báo hãng vận chuyển hoặc chủ hàng liên hệ với cơ quan hải quan khi lô hàng chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc khi có thông báo tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan từ cơ quan hải quan.

II. Tại khu vực cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

1. Hàng hóa được phép đưa vào khu vực kho hàng không là:

a) Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và được Hệ thống điện tử của cơ quan Hải quan (sau đây gọi là Hệ thống hải quan) gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan;

b) Hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan, được dỡ xuống từ phương tiện vận tải nhập cảnh đưa vào kho hàng không để chờ làm thủ tục hải quan.

2. Hàng hóa được phép đưa ra khỏi khu vực kho hàng không:

a) Hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ trong kho hàng không;

b) Hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ trong kho hàng không được cơ quan hải quan gửi thông tin xác nhận đủ điều kiện cho phép đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan tới doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không (sau đây gọi là doanh nghiệp).

3. Hàng hóa quá cảnh, trung chuyển thực hiện quản lý, giám sát hải quan tương tự như hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được quy định tại Quyết định này.

4. Người khai hải quan thực hiện khai báo số quản lý hàng hóa nhập khẩu, số quản lý hàng hóa xuất khẩu như sau:

a) Đối với số quản lý hàng hóa nhập khẩu khai báo trên tờ khai hải quan điện tử hàng nhập khẩu được thực hiện như sau:

Số quản lý hàng hóa nhập khẩu được khai vào tiêu chí “1.26 - Số vận đơn” trên tờ khai nhập khẩu, người khai hải quan sử dụng tổ hợp thông tin gồm: Năm + Số vận đơn chủ (MAWB) + Số vận đơn thứ cấp (HAWB).

Trong đó:

- Số quản lý hàng hóa nhập khẩu khai báo theo nguyên tắc kết hợp liên tiếp và theo đúng thứ tự của 3 chỉ tiêu thông tin “Năm”, “Số vận đơn chủ (MAWB)” và “Số vận đơn thứ cấp (HAWB)”. Giữa các chỉ tiêu thông tin này không được có dấu cách hoặc ký tự đặc biệt như *, #, &, @, /....

- “Năm”: là năm phát hành vận đơn chủ (MAWB) và theo định dạng “YYYY”;

- “Số vận đơn chủ (MAWB)”: là số hiệu quy định trên vận đơn hàng không do hãng vận chuyển hàng không quốc tế phát hành để chuyên chở hàng hóa. Ví dụ: số vận đơn chủ: 131 NRT 29038656 do hãng hàng không Japan Airline (JAL) cấp ngày 03/10/2017;

- “Số vận đơn thứ cấp (HAWB)”: là số hiệu quy định trên vận đơn do đại lý vận tải, giao nhận phát hành (fowarder) trong đó tên người nhận hàng trên vận đơn là người nhập khẩu trên tờ khai hải quan.

Ví dụ: Người khai hải quan nhận được bộ hồ sơ với thông tin số vận đơn như sau:

- Số vận đơn chủ (MAWB): 131 NRT 29038656 cấp ngày 03/10/2017

- Số vận đơn thứ cấp (HAWB): KKLHB5587

Khai số quản lý hàng hóa nhập khẩu trên tờ khai hải quan như sau: “201713129038656 KKLHB5587”.

Trường hợp người gửi hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ vận tải của hãng hàng không để vận chuyển mà không thông qua đại lý giao nhận (fowarder), do đó không có vận tải đơn thứ cấp (HAWB) thì bỏ trống phần ghi số vận tải đơn thứ cấp (HAWB);

Ví dụ: Chủ hàng nhận được một bộ hồ sơ với thông tin như sau:

Số vận đơn chủ (MAWB): 13129038656 cấp ngày 03/10/2017

Khi khai số quản lý hàng hóa nhập khẩu trên tờ khai hải quan được khai như sau: “201713129038656”.

b) Đối với số quản lý hàng hóa xuất khẩu khai báo trên tờ khai hải quan điện tử hàng xuất khẩu được thực hiện như sau:

- Trước khi đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, người khai hải quan đăng nhập Hệ thống khai hải quan hoặc Hệ thống dịch vụ công trực tuyến (tại địa chỉ pus.customs.gov.vn) để lấy “Số quản lý hàng hóa xuất khẩu” cho lô hàng;

- Sau khi lấy được “Số quản lý hàng hóa xuất khẩu” cho lô hàng, người khai hải quan thực hiện khai “Số quản lý hàng hóa xuất khẩu” được cấp để khai vào tiêu chí “2.24 - Số vận đơn” trên tờ khai điện tử hàng xuất khẩu.

5. Hàng hóa sai khác trong quy định này bao gồm: Hàng hóa không có trong danh sách Bản khai hàng hóa (Manifest), hàng bị mất tem nhãn không xác định được thông tin, bao bì chứa hàng rách vỡ...

6. Doanh nghiệp chỉ cho phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đưa vào, đưa ra kho hàng không khi đã gửi thông tin trạng thái hàng hóa và tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan từ cơ quan hải quan.

 

Phần II

TẠI KHU VỰC CẢNG BIỂN

 

Mục 1. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, LƯU GIỮ, ĐƯA RA CẢNG, KHO, BÃI, ĐỊA ĐIỂM

1. Giám sát hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container (sau đây gọi là hàng container) hoặc hàng rời đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng biển

a) Trước thời điểm xếp dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải vào cảng

a.1) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Căn cứ thông tin bộ hồ sơ tàu biển đã khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia, cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ tại cảng và danh sách container soi chiếu (nếu có) theo quy định tại mẫu số 1 (hàng container) hoặc mẫu số 2 (hàng rời) Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng chậm nhất 12 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng. Riêng đối với danh sách container soi chiếu (nếu có), thời gian cung cấp chậm nhất 04 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng.

a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (sau đây gọi là doanh nghiệp cảng):

a.2.1) Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ tại cảng và danh sách container soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

a.2.2) Thông báo vtrí dự kiến xếp hàng hóa nhập khẩu tại kho, bãi cảng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa vào cảng

b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:

b.1.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ với thực tế hàng hóa xếp dỡ tại cảng về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa).

Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau:

b.1.1.1) Cập nhật thông tin sai khác theo quy định tại mẫu số 6 (hàng container) hoặc mẫu số 7 (hàng rời) Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

b.1.1.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng;

b.1.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan (nếu có);

b.1.1.4) Tiếp nhận bổ sung thông tin từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với lô hàng không có thông tin theo danh sách dự kiến xếp dỡ tại cảng do cơ quan hải quan cung cấp nhưng thực tế có dỡ xuống cảng.

b.1.2) Ngay sau khi hoàn thành việc xếp dỡ lô hàng tại cảng, cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi hoặc thông tin sửa, hủy hàng hóa hạ bãi (nếu có) theo quy định tại mẫu số 2, mẫu số 3 hoặc mẫu số 4, mẫu số 5 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

b.1.3) Đối với container soi chiếu theo yêu cầu của cơ quan hải quan:

b.1.3.1) Trường hợp địa điểm soi chiếu nằm trong khu vực cảng, vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu; kết thúc việc soi chiếu, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định;

b.1.3.2) Trường hợp địa điểm soi chiếu nằm ngoài khu vực cảng, xuất trình container cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong, ký nhận Biên bản bàn giao; vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu, cập nhật thông tin container ra khỏi cảng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Kết thúc việc soi chiếu, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định, cập nhật thông tin container hạ bãi và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng;

b.2.2) Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (như do mất hoặc vỡ niêm phong của hãng vận chuyển, rách hoặc vỡ vỏ container), kết quả đối chiếu có sự sai khác (như hàng hóa thừa hay không có thông tin trong danh sách dự kiến xếp dỡ) hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp cảng thì công chức giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện:

b.2.2.1) Kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa và áp dụng các biện pháp, phương thức giám sát hải quan theo quy định;

b.2.2.2) Lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì áp dụng biện pháp kiểm tra và xử lý theo quy định;

b.2.2.3) Đối với lô hàng không có thông tin theo danh sách dự kiến xếp dỡ tại cảng nhưng thực tế có dỡ xuống cảng, yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung trên Hệ thống một cửa quốc gia và xử lý vi phạm hành chính theo quy định (nếu có). Trên cơ sở thông tin khai báo bổ sung, cung cấp bổ sung thông tin lô hàng đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;

b.2.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi; thông tin sửa, hủy hoặc thông tin hàng hóa sai khác (nếu có) và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa hạ bãi (nếu có);

b.2.4) Đối với container soi chiếu tại địa điểm nằm ngoài khu vực cảng: Niêm phong container, lập và ký Biên bản bàn giao, giao người vận chuyển 01 Biên bản bàn giao, theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có); cập nhật thông tin container đủ điều kiện qua khu vực giám sát đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.

c) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại cảng nếu có xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa (sau đây gọi là thay đổi trạng thái hàng hóa)

c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

c.1.1) Trường hợp thay đổi bao bì chứa hàng hóa (đóng, rút hàng hóa tại cảng do rách, vỡ, hỏng, đổi vỏ container, đổi bao bì): Có Đơn đề nghị thay đổi bao bì chứa hàng hóa theo quy định tại mẫu số 7 Phụ lục 3 ban hành kèm Quyết định này gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa;

c.1.2) Sau khi được cơ quan hải quan thông báo chấp nhận, thông báo cho doanh nghiệp cảng để phối hợp thực hiện;

c.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa (nếu có) hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa theo quy định.

c.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:

Phối hợp chứng kiến việc thực hiện theo đề nghị của cơ quan hải quan hoặc người khai hải quan, ký nhận Biên bản chứng nhận đối với trường hợp chứng kiến việc thay đổi bao bì chứa hàng hóa và thực hiện việc thay đổi trạng thái hàng hóa như sau:

c.2.1) Đối với thay đổi trạng thái hàng container:

c.2.1.1) Toàn bộ lô hàng vẫn lưu giữ trong container: Cập nhật số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) theo quy định tại mẫu số 12 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

c.2.1.2) Toàn bộ lô hàng được chuyển sang container khác: Cập nhật trạng thái container đã rút hàng sang trạng thái container rỗng và cập nhật số container chứa hàng, số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) theo quy định tại mẫu số 8 và mẫu số 11 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

c.2.1.3) Toàn bộ lô hàng được rút ra khỏi container để tại cảng, kho, bãi dưới dạng rời: Sau khi hoàn thành việc rút hàng, cập nhật trạng thái container đã rút hàng sang trạng thái container rỗng đồng thời cập nhật trạng thái hàng hóa rút ra khỏi container như đối với hàng rời theo quy định tại mẫu số 8 và mẫu số 3 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

c.2.1.4) Một phần hàng hóa rút ra khỏi container để đóng sang container khác hoặc để tại cảng dưới dạng rời: Phần hàng giữ nguyên trong container thực hiện như tiết c.2.1.1; phần hàng đóng trong container mới thực hiện như tiết c.2.1.2 trừ việc cập nhật trạng thái container đã rút hàng; phần hàng rời thực hiện như tiết c.2.1.3 trừ việc cập nhật trạng thái container đã rút hàng.

c.2.2) Đối với thay đổi trạng thái hàng rời:

c.2.2.1) Toàn bộ hàng hóa được đóng vào container để đưa qua khu vực giám sát: Sau khi hoàn thành việc đóng hàng hóa vào container, cập nhật thông tin hàng rời đã đóng vào container đồng thời cập nhật thông tin thay đổi trạng thái từ container rỗng thành trạng thái container có hàng theo quy định tại mẫu số 10 và mẫu số 11 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

c.2.2.2) Một phần của lô hàng được đóng vào container, một phần giữ nguyên ở dạng rời để đưa qua khu vực giám sát: Sau khi hoàn thành việc đóng hàng, cập nhật thông tin hàng rời đã đóng vào container như trường hợp quy định tại điểm c.2.2.1, phần để rời thực hiện gửi thông tin hàng hóa hạ bãi theo quy định tại mẫu số 3 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

c.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

c.3.1) Trên cơ sở Đơn đề nghị thay đổi bao bì chứa hàng hóa của người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận nội dung Đơn đề nghị. Trường hợp không chấp nhận thì nêu rõ lý do và thông báo cho người khai hải quan biết. Trường hợp chấp nhận thì thông báo cho người khai hải quan biết, giao công chức hải quan thực hiện giám sát trực tiếp quá trình đóng, rút hàng hóa tại kho, bãi cảng và thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;

c.3.2) Sau khi hoàn thành việc chứng kiến, thực hiện niêm phong hải quan theo quy định (nếu có);

c.3.3) Lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên liên quan và giao mỗi bên giữ 01 bản sau khi hoàn thành công việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa (nếu có) hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa theo quy định;

c.3.4) Trường hợp thay đổi bao bì chứa hàng hóa làm thay đổi mã hiệu phương thức vận chuyển trên tờ khai hải quan đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan, cập nhật mã hiệu phương thức vận chuyển mới và số hiệu container mới (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, in danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát theo đề nghị của người khai hải quan và cung cấp thông tin đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;

c.3.5) Tiếp nhận, cập nhật thông tin thay đổi nguyên trạng hàng hóa từ Hệ thống của doanh nghiệp cảng (nếu có).

d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi cảng

d.1) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

d.1.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 4 (hàng container) hoặc mẫu số 5 (hàng rời) Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.

Trường hợp tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát thì ngay sau khi có quyết định tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hoặc thông tin sửa, hủy tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát, Chi cục Hải quan nơi ban hành thực hiện cập nhật thông tin tạm dừng, sửa, hủy thông tin lô hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại mẫu số 6 hoặc mẫu số 7 Phụ lục 1 đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;

d.1.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống của doanh nghiệp cảng;

d.1.3) Hướng dẫn người khai hải quan hoàn thành thủ tục đối với lô hàng chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo thông báo của doanh nghiệp cảng (nếu có).

d.1.4) Đối với hàng rời có chênh lệch về trọng lượng so với trọng lượng khai báo trên tờ khai hải quan khi qua khu vực giám sát, cơ quan hải quan kiểm tra, xem xét để quyết định cho phép lượng hàng hóa sai khác qua khu vực giám sát, cụ thể như sau:

d.1.4.1) Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục có giấy phép nhập khẩu hoặc phải kiểm tra chuyên ngành thì hướng dẫn người khai hải quan khai báo bổ sung theo quy định;

d.1.4.2) Trường hợp hàng hóa không thuộc điểm d.1.4.1 khoản này thì căn cứ vào hồ sơ, tình hình thực tế và thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định, cập nhật thông tin lượng hàng hóa cho phép qua khu vực giám sát hải quan hoặc yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 của Bộ Tài chính.

d.1.5) Đối với hàng rời (dưới dạng kiện) có thay đổi về số lượng kiện theo khai báo trên tờ khai hải quan với thực tế hàng hóa hạ bãi (do trong quá trình xếp dỡ, lưu giữ hàng hóa bị rách, vỡ bao bì chứa hàng làm thay đổi đơn vị tính số lượng hàng hóa), công chức hải quan cập nhật thông tin số lượng kiện thực tế để cho phép qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

d.2) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa) của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp cảng;

d.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:

Đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan với thực tế hàng hóa khi đưa ra khỏi cảng về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) gắn trên container; số lượng kiện, trọng lượng hoặc thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng) và thực hiện như sau:

d.3.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu phù hợp;

d.3.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu không phù hợp hoặc chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục cho lô hàng theo quy định;

d.3.3) Ngay sau khi hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan, cập nhật thông tin lô hàng đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 9 (hàng container) hoặc mẫu số 10 (hàng rời) Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

2. Giám sát hàng hóa nhập khẩu dưới dạng khí, lỏng bơm trực tiếp từ phương tiện vận tải vào kho chứa

a) Trước thời điểm bơm hàng hóa từ phương tiện vận tải vào kho chứa hàng hóa

a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1.1) Đăng ký tờ khai hải quan theo quy định;

a.1.2) Xuất trình giấy đăng ký giám định khối lượng có xác nhận của Thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; biên bản lấy mẫu hoặc chứng từ lấy mẫu có xác nhận của Thương nhân với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (đối với trường hợp thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng) trừ trường hợp người khai hải quan đã gửi chứng từ này qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

Kiểm tra điều kiện được bơm hàng hóa từ phương tiện vận tải vào kho theo quy định tại điểm a.1 khoản này và thực hiện như sau:

a.2.1) Trường hợp đáp ứng thì quyết định cho bơm hàng hóa vào kho (bao gồm kho nằm trong cảng hoặc ngoài cảng), cập nhật thông tin thông báo đủ điều kiện bơm hàng hóa theo quy định tại mẫu số 6 Phụ lục 3 Quy định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;

a.2.2) Trường hợp chưa đáp ứng thì hướng dẫn người khai thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản này.

a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng, kho, bãi:

a.3.1) Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa được bơm vào kho từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

a.3.2) Thông báo vị trí dự kiến bơm hàng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b) Giám sát quá trình bơm hàng hóa vào kho và lưu giữ hàng hóa tại kho

b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng, kho, bãi:

b.1.1) Cập nhật thông tin lượng hàng hóa bơm vào kho theo quy định tại mẫu số 3 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

b.1.2) Ký, nhận Biên bản chứng nhận ngay sau khi hoàn thành công việc bơm hàng (nếu có);

b.1.3) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa cho đến khi nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (thông quan, giải phóng hàng) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp, phương thức giám sát bơm hàng hóa từ phương tiện vận tải vào kho thông qua hệ thống camera hoặc giám sát trực tiếp;

b.2.2) Lập và ký Biên bản chứng nhận với doanh nghiệp kho để bảo quản nguyên trạng hàng hóa sau khi hoàn thành công việc bơm hàng hóa (nếu có);

b.2.3) Tiếp nhận thông tin lượng hàng hóa bơm vào kho từ Hệ thống của doanh nghiệp cảng, kho, bãi.

c) Giám sát quá trình bơm hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan

c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan của lô hàng đủ điều kiện (thông quan hoặc giải phóng hàng) qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp cảng, kho, bãi.

c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 5 Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng, kho, bãi;

c.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho từ Hệ thống của doanh nghiệp cảng, kho, bãi.

c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng, kho, bãi:

c.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;

c.3.2) Ngay sau khi kết thúc việc bơm, cập nhật thông tin hàng hóa qua khu vực giám sát theo quy định tại mẫu số 10 Phụ lục 2 và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

3. Giám sát hàng container đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS

a) Trước thời điểm đưa container vào kho CFS

a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1.1) Hàng hóa có nhiều vận đơn đóng chung container của nhiều chủ hàng khác nhau, người khai hải quan có trách nhiệm đưa container vào kho CFS, hoặc bãi cảng để chia tách. Trường hợp thực hiện chia tách hàng chung container tại bãi cảng, người khai hải quan thực hiện theo quy định tại điểm c.1 khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này;

a.1.2) Trường hợp kho CFS nằm trong cảng: bảo quản nguyên trạng container trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ bãi cảng vào kho CFS;

a.1.3) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh kho CFS):

a.2.1) Trường hợp kho CFS nằm trong cảng: thông báo danh sách container đưa vào kho CFS để chia tách (nêu rõ số vận đơn, ngày vận đơn, số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển (nếu có)) gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

a.2.2) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: nếu doanh nghiệp kinh doanh kho CFS đồng thời là người khai hải quan thì thực hiện theo quy định tại điểm a.1.3, khoản 3 mục này.

a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

a.3.1) Trường hợp kho CFS nằm trong cảng: Căn cứ thông tin bộ hồ sơ tàu biển đã khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia, thông tin danh sách container vào kho CFS để chia tách và thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định biện pháp, hình thức giám sát đối với hoạt động xếp dỡ, vận chuyển container từ bãi cảng vào kho CFS;

a.3.2) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

b) Khi đưa container vào kho CFS

b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS: Cập nhật thông tin container đưa vào kho CFS theo quy định tại mẫu số 2 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.2.1) Trường hợp kho CFS nằm trong cảng: Công chức giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin tại danh sách container đưa vào kho CFS để chia tách với thực tế container đưa vào kho về số hiệu container, tình trạng niêm phong của hãng vận chuyển để quyết định cho phép đưa container vào kho CFS khai thác;

b.2.2) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;

b.2.3) Tiếp nhận thông tin container đưa vào kho CFS từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.

c) Trong quá trình khai thác container và lưu giữ hàng hóa tại kho CFS

c.1) Khi khai thác container trong kho CFS:

c.1.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS:

c.1.1.1) Sau khi hoàn thành việc rút hàng, cập nhật trạng thái container đã rút hàng sang trạng thái container rỗng đồng thời cập nhật trạng thái hàng hóa rút ra khỏi container như đối với hàng rời theo quy định tại mẫu số 8 và mẫu số 3 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

c.1.1.2) Trường hợp sau khi rút hàng, phát hiện bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng biết và phối hợp xử lý theo quy định.

c.1.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan (nếu có);

c.1.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

c.1.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp, phương thức giám sát hàng hóa chia tách tại kho CFS;

c.1.2.2) Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS thì công chức giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa;

c.1.2.3) Lập và ký Biên bản chứng nhận (nếu có) giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản;

c.1.2.4) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào kho; thông tin sửa, hủy hoặc thông tin hàng hóa sai khác (nếu có) và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào kho (nếu có).

c.2) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho CFS:

c.2.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS: Bảo quản nguyên trạng hàng hóa, nguyên niêm phong (nếu có); ký nhận việc niêm phong kho CFS với cơ quan hải quan;

c.2.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Hàng ngày, ngay khi kết thúc hoạt động trong kho CFS, tiến hành niêm phong kho CFS và ký xác nhận với doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.

d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi kho CFS: người khai hải quan, doanh nghiệp kinh kho CFS và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này.

4. Giám sát hàng container đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung tại khu vực cửa khẩu

Hàng hóa chỉ được đưa vào địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung (sau đây gọi là địa điểm) để giải quyết ách tắc, quá tải trong việc khai thác hàng hóa tại cảng trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp cảng và văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

a) Trước khi đưa hàng hóa vào địa điểm: Người khai hải quan và cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

b) Khi đưa container vào địa điểm

b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm: Cập nhật thông tin container đưa vào địa điểm theo quy định tại mẫu số 2 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.2.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

b.2.2) Tiếp nhận thông tin container đưa vào địa điểm từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm.

c) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại địa điểm nếu có thay đổi nguyên trạng hàng hóa (xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi trạng thái hàng container tại địa điểm): Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này;

d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này.

5. Giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn

a) Trước khi đưa hàng hóa vào cảng cạn (sau đây gọi là ICD): Người khai hải quan và cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

b) Khi đưa hàng hóa vào ICD

b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh ICD: Cập nhật thông tin container đưa vào ICD theo quy định tại mẫu số 2 (hàng container) hoặc mẫu số 3 (hàng rời) Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.2.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;

b.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa vào ICD từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh ICD.

c) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại ICD nếu có xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này;

d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này.

Mục 2. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯA VÀO, LƯU GIỮ, ĐƯA RA KHU VỰC CẢNG, KHO, BÃI, ĐỊA ĐIỂM

1. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS

a) Khi đưa hàng hóa vào kho CFS

a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1.1) Đối với hàng hóa đóng chung container của nhiều chủ hàng khác nhau: người khai hải quan có trách nhiệm đưa hàng hóa vào kho CFS hoặc bãi cảng để đóng ghép. Trường hợp thực hiện đóng ghép hàng chung container tại bãi cảng, người khai hải quan thực hiện theo quy định tại điểm c.1 khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này.

a.1.2) Cung cấp thông tin tờ khai hải quan (số tờ khai hải quan, ngày đăng ký tờ khai, tên đơn vị đăng ký tờ khai) của lô hàng xuất khẩu đưa vào kho CFS cho Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS;

a.2) Trách nhiệm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh kho CFS):

a.2.1) Cập nhật thông tin container rỗng đưa vào kho CFS để đóng hàng xuất khẩu và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

a.2.3) Cập nhật thông tin hàng hóa vào kho CFS hoặc thông tin sửa, hủy hàng hóa vào kho CFS (nếu có) theo quy định tại mẫu số 3 hoặc mẫu số 4, mẫu số 5 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

a.3.1) Công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin tờ khai đưa vào kho CFS để đóng ghép trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để quyết định cho phép đưa hàng hóa vào kho CFS đóng ghép theo quy định;

a.3.2) Tiếp nhận thông tin container rỗng và thông tin hàng hóa vào kho CFS; thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào kho CFS (nếu có);

a.3.3) Giám sát hàng hóa đưa vào kho CFS đóng ghép theo quy định.

b) Trong quá trình lưu giữ và đóng ghép hàng hóa tại kho CFS

b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS:

b.1.1) Bảo quản nguyên trạng hàng hóa; ký nhận việc niêm phong kho CFS với cơ quan hải quan;

b.1.2) Sau khi hoàn thành việc đóng ghép hàng hóa vào container, cập nhật thông tin hàng rời đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã đóng vào container đồng thời cập nhật thông tin thay đổi trạng thái từ container rỗng thành trạng thái container có hàng theo quy định tại mẫu số 10 và mẫu số 11 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.2.1) Tiếp nhận thông tin hàng rời qua khu vực giám sát hải quan và thông tin container rỗng sang trạng thái container chứa hàng từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS;

b.2.2) Hàng ngày, ngay khi kết thúc hoạt động trong kho CFS, tiến hành niêm phong kho CFS và ký xác nhận với doanh nghiệp kinh doanh kho CFS;

c) Khi đưa container ra khỏi kho CFS đến cửa khẩu xuất

c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS:

c.1.2) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;

c.1.3) Cập nhật thông tin container đã đưa ra khỏi kho CFS và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

c.2.1) Tiếp nhận thông tin container đưa ra khỏi kho CFS từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS;

c.2.2) Thực hiện thủ tục đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

2. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung (sau đây gọi là địa điểm)

a) Khi đưa hàng hóa vào địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh địa điểm) và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm a khoản 4 mục này;

b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm b khoản 4 mục này.

c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi địa điểm đến cửa khẩu xuất

c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm:

c.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;

c.1.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất để xuất khẩu.

Trường hợp hàng hóa có sự sai khác, không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không cho phép hàng hóa đưa ra khỏi địa điểm và thông báo ngay cho cơ quan hải quan để xử lý theo quy định;

c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 4 (hàng container) hoặc mẫu số 5 (hàng rời) Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.

c.2.2) Trường hợp hàng hóa có sự sai khác, không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh địa điểm phối hợp kiểm tra, làm rõ để xử lý theo quy định.

3. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn (sau đây gọi là ICD)

a) Khi đưa hàng hóa vào ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh ICD) và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm a khoản 4 mục này;

b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm b khoản 4 mục này.

c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi ICD đến cửa khẩu xuất

c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh ICD:

c.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;

c.1.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất để xuất khẩu.

Trường hợp hàng hóa có sự sai khác, không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không cho phép hàng hóa đưa ra khỏi ICD và thông báo ngay cho cơ quan hải quan để xử lý theo quy định;

c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 4 (hàng container) hoặc mẫu số 5 (hàng rời) Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.

c.2.2) Trường hợp hàng hóa có sự sai khác, không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh ICD phối hợp kiểm tra, làm rõ để xử lý theo quy định.

4. Giám sát hàng container hoặc hàng rời đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực cảng biển

a) Khi đưa hàng hóa vào khu vực cảng biển

a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng đưa vào cảng để xuất khẩu cho doanh nghiệp cảng, kho, bãi (sau đây gọi là doanh nghiệp cảng);

a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:

a.2.1) Tiếp nhận thông tin số quản lý hàng hóa hoặc số tờ khai của lô hàng xuất khẩu đưa vào cảng từ người khai hải quan; tiếp nhận thông tin danh sách container soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

a.2.2) Cập nhật thông tin hàng hóa vào cảng, thông tin sửa, hủy (nếu có) theo quy định tại mẫu số 2 (đối với hàng container) hoặc mẫu số 3 (đối với hàng rời) và mẫu số 4 hoặc mẫu số 5 (nếu có) Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

a.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào cảng, thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp cảng và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào cảng (nếu có);

a.3.2) Cập nhật thông tin danh sách container soi chiếu (nếu có) đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.

b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại khu vực cảng biển.

b.1) Trường hợp thay đổi nguyên trạng hàng hóa (lấy mẫu hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa): Người khai hải quan, doanh nghiệp cảng và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c, khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này;

b.2) Trường hợp container soi chiếu trong khu vực cảng:

b.2.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu và vận chuyển về khu vực lưu giữ hàng hóa sau khi soi chiếu (nếu có) theo quy định;

b.2.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Vận chuyển container đến khu vực soi chiếu và vận chuyển về khu vực lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu sau khi kết thúc việc soi chiếu trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan;

b.3) Trường hợp container phải soi chiếu ngoài khu vực cảng:

b.3.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Xuất trình hồ sơ, container để công chức hải quan niêm phong, ký nhận Biên bản bàn giao, vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu theo quy định; kết thúc việc soi chiếu, ký nhận Biên bản bàn giao, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định;

b.3.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để đi soi chiếu; cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan.

Trường hợp vắng mặt người khai hải quan, xuất trình container cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong, ký nhận Biên bản bàn giao; vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu, cập nhật thông tin container ra khỏi cảng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; kết thúc việc soi chiếu, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định, cập nhật thông tin container đưa vào cảng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b.3.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Niêm phong container; lập và ký Biên bản bàn giao; cung cấp thông tin container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (để vận chuyển tới địa điểm soi chiếu) đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng; giao người vận chuyển 01 Biên bản bàn giao, xác nhận, theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có);

c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi cảng để xếp lên phương tiện vận tải.

c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa hoặc chứng từ theo mẫu số 29/DSCT/GSQL đối với hàng container hoặc mẫu số 30/DSHH/GSQL đối với hàng hóa khác Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 của Bộ Tài chính) cho doanh nghiệp cảng

c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 4 (hàng container) hoặc mẫu số 5 (hàng rời) Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.

Trường hợp tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát thì ngay sau khi có quyết định tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát, Chi cục Hải quan nơi ban hành thực hiện cập nhật thông tin tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và gửi đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;

c.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống của doanh nghiệp cảng;

c.2.3) Trường hợp phát sinh thông tin sai khác giữa thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan với thông tin từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh cảng (bao gồm cả trường hợp tờ khai trùng số container) thì thực hiện xác minh thông tin, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nếu có) xử lý theo quy định;

c.2.4) Đối với hàng rời có lượng hàng chênh lệch về trọng lượng so với khai báo trên tờ khai hải quan khi qua khu vực giám sát, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định, cập nhật thông tin lượng hàng hóa cho phép qua khu vực giám sát hải quan hoặc yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 của Bộ Tài chính.

c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:

c.3.1) Tiếp nhận thông tin từ người khai hải quan và đối chiếu thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa hoặc chứng từ theo mẫu số 29/DSCT/GSQL đối với hàng container hoặc mẫu số 30/DSHH/GSQL đối với hàng hóa khác Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 của Bộ Tài chính) và thực hiện như sau:

c.3.1.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu phù hợp (bao gồm trường hợp hàng rời (dạng xá) có trọng lượng thực tế xuất khẩu ít hơn so với lượng thông tin lô hàng tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan).

c.3.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi cảng nếu kết quả đối chiếu không phù hợp hoặc chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan hoặc trường hợp phát sinh nhiều tờ khai chung container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan nhưng người khai hải quan không cung cấp đầy đủ số lượng tờ khai; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để xử lý theo quy định.

c.3.2) Chậm nhất 02 giờ (đối với tàu chở hàng container) hoặc 01 giờ (đối với tàu chở hàng rời) ngay sau khi hoàn thành việc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải, cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định mẫu số 9 hoặc mẫu số 10 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

5. Giám sát hàng hóa xuất khẩu dưới dạng khí, lỏng

a) Trước thời điểm hàng hóa xuất khẩu từ bồn, bể chứa bơm sang phương tiện vận tải

a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Đăng ký tờ khai hải quan theo quy định;

a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:

a.2.1) Cập nhật thông tin vị trí bồn, bể chứa dự kiến bơm hàng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

a.2.2) Tiếp nhận thông báo đủ điều kiện bơm hàng hóa từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

a.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:

a.3.1) Tiếp nhận thông tin vị trí bồn bể chứa dự kiến bơm hàng.

a.3.2) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định biện pháp, hình thức giám sát và phân công công chức giám sát hoạt động bơm hàng hóa;

a.3.3) Công chức hải quan giám sát kiểm tra điều kiện bơm hàng hóa theo quy định và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện; cập nhật thông báo đủ điều kiện bơm hàng hóa đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;

b) Giám sát trong quá trình bơm hàng sang phương tiện vận tải

b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:

b.1.1) Cập nhật thông tin số lượng hàng hóa thực tế đã được bơm sang phương tiện vận tải và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b.1.2) Ký nhận Biên bản chứng nhận với cơ quan hải quan (nếu có).

b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:

b.2.1) Công chức hải quan giám sát trong quá trình bơm hàng từ bồn, bể chứa sang phương tiện vận tải theo quy định.

b.2.2) Niêm phong nơi chứa hàng hóa sau khi bơm (nếu có), lập Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc (nếu có);

b.2.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đã qua khu vực giám sát từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.

Trường hợp có sự sai khác giữa thông tin trên tờ khai và số lượng hàng hóa thực tế đã được bơm sang phương tiện vận tải thì yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi không cho phép phương tiện vận tải rời cảng để xác minh, làm rõ.

Mục 3. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC

1. Giám sát hàng hóa trung chuyển vận chuyển bằng container đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng biển

a) Hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển và được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này:

a.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển: Cung cấp thông tin Bản kê hàng hóa đóng trong container trung chuyển cho doanh nghiệp cảng và cơ quan hải quan theo mẫu số 21/BKTrC/GSQL Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 của Bộ Tài chính

a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Thực hiện theo quy định tại điểm a.2, điểm b.1, điểm c.2, điểm d.3 khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này;

a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện quy định tại điểm a.1, điểm b.2, điểm c.3, điểm d.1 khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này.

b) Hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển hoặc giữa các cảng biển trung chuyển:

b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển: Cung cấp thông tin (số hiệu container, số tờ khai vận chuyển) cho doanh nghiệp cảng; xuất trình hàng hóa phải niêm phong hải quan (nếu có) cho cơ quan hải quan.

b.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Thực hiện theo quy định tại điểm a.2, điểm b.1, điểm c.2, điểm d.3 khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này;

b.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.3.1) Đối chiếu thông tin hàng hóa (bao gồm số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển) khai báo trên Bản kê hàng hóa đóng trong container trung chuyển với với thông tin khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia trước khi vận chuyển đi. Trường hợp phù hợp thì xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức hải quan) trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, in 02 bản và trả lại cho người khai hải quan để lưu giữ và vận chuyển hàng hóa đến đích.

Trường hợp thông tin đối chiếu không phù hợp thì căn cứ hồ sơ, tình hình thực tế và thông tin khác (nếu có), yêu cầu doanh nghiệp cảng và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển phối hợp xác minh và xử lý theo quy định.

b.3.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;

b.3.3) Theo dõi về thông tin về lô hàng vận chuyển. Trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng chưa nhận được phản hồi của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi áp dụng các biện pháp phối hợp để tổ chức xác minh và xử lý.

2. Giám sát hàng hóa quá cảnh đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng biển

Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 và thực hiện giám sát như với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

3. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu (toàn bộ hoặc một phần) nhưng toàn bộ lô hàng thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng

a) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1) Có văn bản đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới, trong văn bản nêu rõ số tờ khai hải quan, tên địa điểm xếp hàng mới, số container, số niêm phong của hãng vận chuyển, số niêm phong hải quan (nếu có), tên tàu, số chuyến dự kiến (nếu có) gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa;

a.2) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa hoặc chứng từ theo mẫu số 29/DSCT/GSQL đối với hàng container hoặc mẫu số 30/DSHH/GSQL đối với hàng hóa khác Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 của Bộ Tài chính) cho doanh nghiệp cảng;

a.3) Xuất trình hàng hóa để công chức hải quan kiểm tra tính nguyên trạng, ký nhận Biên bản bàn giao; bảo quản nguyên trạng trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới;

a.4) Thực hiện thủ tục khai sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 đối với tờ khai vận chuyển kết hợp hoặc theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đối với tờ khai vận chuyển độc lập. Trường hợp người vận chuyển đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng thì thông báo cho người khai hải quan để thực hiện khai sửa đổi, bổ sung theo quy định.

Trường hợp lô hàng thuộc tờ khai vận chuyển độc lập đã thực hiện nghiệp vụ BIA trên Hệ thống, người khai hải quan thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập mới theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 tại Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa

b.1) Kiểm tra tính nguyên trạng hàng hóa và thực hiện chuyển thông tin địa điểm giám sát hải quan cho tờ khai xuất khẩu sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan;

b.2) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;

b.3) Thực hiện bàn giao hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi đến mới như sau: Lập và xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) Biên bản bàn giao theo nguyên trạng hàng hóa, nguyên niêm phong, giao người khai hải quan 01 Biên bản bàn giao, theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định hoặc thực hiện theo quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 trong trường hợp người khai hải quan đã thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập.

c) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng nơi lưu giữ hàng hóa:

Kiểm tra, đối chiếu giữa thực tế hàng hóa với thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc từ người khai hải quan về số hiệu container, số niêm phong (nếu có) và thực hiện như sau:

c.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định.

c.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (nếu doanh nghiệp cảng đã có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan).

4. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng nhưng người vận chuyển chỉ xếp được một phần lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh theo khai báo trên tờ khai hải quan, phần còn lại được thực xuất lên phương tiện vận tải khác trong cùng một cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng

a) Trách nhiệm của người khai hải quan: Khai báo sửa đổi bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017.

b) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:

b.1) Thông báo cho người khai hải quan nội dung thay đổi: Số lượng hàng hóa đã thực xếp lên phương tiện vận tải; tên, số chuyến, ngày xuất cảnh mới của phương tiện vận tải sẽ xếp số lượng hàng còn lại làm cơ sở để người khai hải quan khai báo sửa đổi bổ sung tờ khai hải quan theo quy định;

b.2) Khai sửa đổi thông tin container vào cảng đối với các container còn lưu giữ tại cảng, nội dung khai gồm: tên phương tiện vận tải, số chuyến, ngày xuất cảnh mới;

b.3) Tiếp nhận thông tin đủ điều kiện qua khu vực giám sát đối với các container còn lại của tờ khai xuất khẩu. Thực hiện xếp hàng lên phương tiện vận tải và gửi thông tin hàng hóa đã qua khu vực giám sát đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan ngay sau khi hoàn thành việc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải để xuất khẩu.

c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 4 (hàng container) hoặc mẫu số 5 (hàng rời) Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.

5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng nhưng người vận chuyển chỉ xếp được một phần lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh theo khai báo trên tờ khai hải quan, phần còn lại vận chuyển sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác

a) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1) Khai báo sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan đã thông quan, hoặc giải phóng hàng theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 và khai báo tờ khai xuất khẩu mới đối với lượng hàng còn lại;

a.2) Thực hiện vận chuyển phần hàng hóa còn lại sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác để xuất khẩu.

b) Trách nhiệm hoặc doanh nghiệp cảng:

b.1) Thông báo cho người khai hải quan để khai báo sửa đổi, bổ sung theo lượng hàng hóa thực xuất khẩu và khai báo tờ khai mới đối với lượng hàng hóa còn lại để vận chuyển sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác để xuất khẩu;

b.2) Ngay sau khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải, cập nhật thông tin hàng hóa đã qua khu vực giám sát đối với lượng hàng đã thực xuất khẩu và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

b.3) Kiểm tra thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát;

b.4) Ngay sau khi hàng hóa đưa ra khỏi cảng, cập nhật thông tin phần hàng hóa còn lại đã qua khu vực giám sát đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:

c.1) Thực hiện hủy thông tin xác nhận tờ khai xuất khẩu đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống và thực hiện cập nhật thông tin đủ điều kiện qua khu vực giám sát đối với lượng hàng còn lại để làm cơ sở cho doanh nghiệp cảng cho phép hàng hóa ra khỏi cảng;

c.2) Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng vận chuyển chịu sự giám sát Hải quan. Trên cơ sở tờ khai xuất khẩu khai báo mới và đã hoàn thành thủ tục hải quan (thông quan, giải phóng hàng) thực hiện theo quy định tại điểm 3 mục này.

d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi đăng ký: Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan, thực hiện sửa đổi bổ sung theo quy định (sửa đổi, giảm lượng hàng thực xuất khẩu và xóa thông tin danh sách container không thực xuất khẩu, thực hiện tiếp nhận thủ tục khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu mới).

6. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng, đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu nhưng người khai hải quan đề nghị đưa hàng hóa trở lại nội địa

a) Trường hợp người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan:

a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa và nêu rõ thông tin tờ khai (tên, mã số thuế doanh nghiệp, số tờ khai, số container (nếu có), ngày đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai) đã hoàn thành thủ tục hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và đề nghị đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;

a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Trên cơ sở công văn đề nghị đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan của người khai hải quan và thông tin hủy tờ khai hàng hóa xuất khẩu trên Hệ thống hoặc văn bản xác nhận việc hủy tờ khai hải quan để đưa trở lại nội địa của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy), Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu thực hiện cập nhật thông tin cho phép hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống doanh nghiệp cảng, kho, bãi.

a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Cập nhật thông tin danh sách hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định.

b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị xuất một phần hàng thuộc tờ khai hải quan, phần còn lại không xuất khẩu để đưa trở lại nội địa:

b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

b.1.1) Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan (trong đó nêu rõ số tờ khai, số hiệu container, địa điểm lưu giữ hàng hóa), đề nghị xin sửa đổi bổ sung tờ khai với nội dung: khai phần hàng xuất khẩu (số container..).

b.1.2) Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa và nêu rõ thông tin tờ khai (tên, mã số thuế doanh nghiệp, số tờ khai, số container (nếu có), ngày đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai) đã hoàn thành thủ tục khai bổ sung theo quy định và đề nghị đưa hàng không xuất khẩu ra khỏi khu vực giám sát hải quan;

b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.2.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: Thực hiện tiếp nhận khai bổ sung theo đề nghị của doanh nghiệp, cập nhật nội dung trên Hệ thống.

b.2.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: Trên cơ sở công văn đề nghị đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan của người khai hải quan và thông tin khai bổ sung tờ khai hàng hóa xuất khẩu trên Hệ thống hoặc tờ khai sửa đổi, bổ sung giấy (đối với trường hợp khai báo trên tờ khai hải quan giấy) của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để cập nhật thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng (đối với trường hợp doanh nghiệp cảng đã kết nối Hệ thống)

b.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm: Cập nhật thông tin danh sách hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định;

7. Giám sát hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan không đăng ký tờ khai hải quan

a) Trường hợp hàng hóa có quyết định sai áp của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan Công an, Tòa án …), hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa an ninh, quốc phòng thuộc diện được miễn làm thủ tục hải quan:

a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Xuất trình tờ khai hải quan giấy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền để công chức hải quan kiểm tra, xác nhận theo quy định;

a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: Căn cứ chứng từ có liên quan do cơ quan có thẩm quyền ban hành để cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;

a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Tại khu vực kết nối Hệ thống: Cập nhật thông tin danh sách hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định;

b) Hàng hóa nhập khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, chưa đăng ký tờ khai hải quan nhưng phải tái xuất, xuất trả người gửi hàng (như người gửi hàng giao hàng không đúng hợp đồng, người vận chuyển vận chuyển không đúng địa điểm theo vận đơn, hàng nhập khẩu nhưng chủ hàng từ chối nhận hàng…):

b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Nộp 01 bản chính văn bản đề nghị được tái xuất, xuất trả người gửi hàng cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa, nêu lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc lý do từ chối nhận hàng. Trong văn bản nêu rõ số vận tải đơn, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất…;

b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa:

b.2.1) Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa kiểm tra hồ sơ lô hàng. Trường hợp không có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện cập nhật thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng (đối với trường hợp doanh nghiệp cảng đã kết nối Hệ thống)

b.2.2) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng, nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên vận tải đơn và không có thông tin khác thì xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra không đúng với nội dung trên vận tải đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.

b.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Cập nhật thông tin danh sách hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định;

8. Hàng hóa được chuyển tải tại vùng neo đậu phương tiện vận tải

a) Trước khi chuyển tải hàng hóa:

a.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng nơi hàng hóa được vận chuyển đến (sau đây gọi là doanh nghiệp cảng):

a.1.1) Có văn bản đề nghị (trong văn bản nêu rõ: tên tàu, số chuyến, số vận đơn, trng lượng hàng hóa, ngày giờ dự kiến thực hiện) chuyển tải hàng hóa gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải;

a.1.2) Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ xuống cảng từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

a.2.1) Trên cơ sở thông tin do doanh nghiệp cảng cung cấp và thông tin khác (nếu có) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải hàng hóa quyết định biện pháp giám sát và phân công công chức giám sát thực hiện tuần tra, kiểm soát theo quy định;

a.2.2) Cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ xuống cảng đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.

b) Trong quá trình chuyển tải hàng hóa

b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:

b.1.1) Trường hợp phát hiện hàng hóa có sự sai khác, thay đổi nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải để xử lý;

b.1.2) Ký nhận trên Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc (nếu có).

b.2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải:

b.2.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa có sự sai khác, thay đổi nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật (nếu có) để xử lý, cụ thể:

b.2.2) Kiểm tra xác định tính nguyên trạng hàng hóa; lập và ký Biên bản chứng nhận (nếu có) và giao cho doanh nghiệp cảng quản lý nguyên trạng hàng hóa. Xác minh, làm rõ nguyên nhân, xử lý vi phạm (nếu có) và chuyển thông tin cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến làm tiếp các thủ tục theo quy định.

c) Sau khi chuyển tải hàng hóa đến cảng

c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi theo quy định tại mẫu số 2 hoặc mẫu số 3 Phụ lục 2 Quy định này và gửi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi do doanh nghiệp kinh cảng gửi đến.

 

Phần III

TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT

 

Mục 1. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, LƯU GIỮ, ĐƯA RA KHO HÀNG KHÔNG

1. Trước thời điểm xếp dỡ hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho hàng không

a) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:

a.1) Trước thời điểm tàu bay hạ cánh, căn cứ thông tin bộ hồ sơ tàu bay đã khai báo, cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ (bao gồm trọng lượng, số lượng), số quản lý hàng hóa nhập khẩu và danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

a.2) Cung cấp số điện thoại và đầu mối liên lạc để tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:

Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ, số quản lý hàng hóa nhập khẩu và danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

2. Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho hàng không

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:

a.1) Chậm nhất 01 giờ sau khi hoàn thành việc xếp, dỡ hàng hóa đưa vào vị trí quy định trong kho hàng không, đối chiếu với thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ do cơ quan hải quan cung cấp để cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào, thông tin sửa, hủy (vận đơn) theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

Trường hợp bổ sung thông tin số vận đơn, ngay sau khi Doanh nghiệp nhận được thông tin khai báo bổ sung từ hãng hàng không thì cập nhật ngay vào Hệ thống của Doanh nghiệp và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử quan hải quan

a.2) Trường hợp hàng hóa có sai khác về số lượng, trọng lượng với thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan vị trí lưu giữ và camera giám sát hải quan đối với các lô hàng trên trong kho hàng không; cập nhật thông tin hàng hóa sai khác theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Mục 1 phần III Quy định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

Trường hợp hàng hóa nhãn mác không còn nguyên vẹn, bao bì rách vỡ (làm sai lệch trọng lượng) thông báo ngay cho cơ quan hải quan; lưu giữ riêng tại khu vực có camera giám sát hải quan và phối hợp với cơ quan hải quan lập, xác nhận, ký Biên bản bất thường, giao công chức hải quan 01 bản; xử lý xong cập nhật thông tin và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

Đối với hàng hóa trong danh sách phải soi chiếu của cơ quan Hải quan, vận chuyển hàng hóa đến vị trí soi chiếu của cơ quan Hải quan và vận chuyển về vị trí quy định sau khi kết thúc soi chiếu; đưa vào khu vực lưu giữ riêng có camera giám sát hải quan đối với trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Thực hiện giám sát hoạt động xếp, dỡ hàng hóa bằng Hệ thống camera, trường hợp cần thiết Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định bố trí công chức thực hiện giám sát trực tiếp;

b.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không; thông tin sửa, thông tin bổ sung, thông tin hủy đối với hàng hóa đưa vào kho hàng không (nếu có), công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra và phê duyệt hủy thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

b.3) Đối với những lô hàng phải soi chiếu, trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, công chức soi chiếu thực hiện niêm phong, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không đưa hàng hóa vào khu vực lưu giữ riêng, có camera giám sát; cập nhật kết quả thông tin soi chiếu vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, kể cả trường hợp không phát hiện vi phạm;

b.4) Đối với những lô hàng bao bì rách vỡ (làm sai lệch trọng lượng), mất nhãn mác, khi có thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không, công chức hải quan được giao nhiệm vụ phối hợp doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không thực hiện xác nhận Biên bản bất thường và lưu giữ 01 bản, kiểm tra lô hàng qua máy soi chiếu; sau khi soi chiếu thực hiện niêm phong lô hàng; trường hợp phát hiện vi phạm thực hiện như tại điểm b.3 khoản 2 Mục 1 phần III Quy định này.

3. Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho hàng không

a) Sự cố bất thường xảy ra làm thay đổi nguyên trạng hàng hóa như rách vỡ bao bì, mất nhãn mác và dán lại

a.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:

a.1.1) Thông báo kịp thời cho cơ quan hải quan khi có sự thay đổi;

a.1.2) Phối hợp với cơ quan hải quan, lập, xác nhận và ký nhận Biên bản bất thường chứng nhận việc thay đổi nguyên trạng hàng hóa khi có sự cố bất thường; Giao công chức hải quan 01 bản;

a.1.3) Cập nhật thông tin thay đổi theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

a.1.4) Khi có yêu cầu của cơ quan hải quan về việc phải soi chiếu hàng hóa, thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Mục 1 phần III Quy định này;

a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

a.2.1) Công chức giám sát trực tiếp, xác nhận, ký vào Biên bản bất thường của doanh nghiệp và nhận 01 bản lưu;

a.2.2) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm, công chức hải quan báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ra Quyết định yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không đưa hàng hóa kiểm tra qua máy soi chiếu; thực hiện theo quy định tại điểm b.3 khoản 2 Mục 1 phần III Quy định này;

b) Việc dán nhãn mác trong trường hợp tách vận tải đơn

b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không

b.1.1) Thông báo cho cơ quan hải quan về việc dán nhãn mác của lô hàng tách vận tải đơn

b.1.2) Thực hiện dán nhãn mác của lô hàng tách vận tải đơn dưới sự giám sát của công chức hải quan;

b.1.3) Cập nhật thông tin thay đổi trạng thái lô hàng vào hệ thống và gửi đến hệ thống xử lý dữ liệu của cơ quan hải quan;

b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan

Giám sát việc dán nhãn của lô hàng tách vận đơn.

c) Xem trước hàng hóa hoặc lấy mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan

c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

c.1.1) Có văn bản đề nghị được xem trước hàng hóa hoặc lấy mẫu hàng hóa trước gửi đến cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

c.1.2) Tiến hành xem trước hoặc lấy mẫu dưới sự giám sát của cơ quan hải quan;

c.1.3) Ký, xác nhận vào Biên bản chứng nhận và nhận 01 bản;

c.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không

c.2.1) Phê duyệt văn bản đề nghị của doanh nghiệp;

c.2.2) Giám sát việc xem trước, lấy mẫu của người khai hải quan;

c.2.3) Ký, xác nhận vào Biên bản chứng nhận và nhận 01 bản;

c.2.4) Cập nhật thông tin thay đổi hàng hóa (nếu có) vào Hệ thống và gửi sang Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan.

c.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan

c.3.1) Công chức phê duyệt vào văn bản của người khai hải quan;

c.3.2) Giám sát việc xem hàng và lấy mẫu của người khai hải quan;

c.3.3) Ký, xác nhận trên phiếu đề nghị lấy mẫu của người khai hải quan và lưu giữ 01 bản;

4. Khi đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không

a) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại cảng hàng không:

a.1.1) Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc số quản lý hàng hóa nhập khẩu) của hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

a.1.2) Xuất trình hàng hóa để công chức hải quan kiểm tra theo quy định;

a.2) Trường hợp hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2017/TT-BTC:

a.2.1) Cung cấp thông tin (số tờ khai vận chuyển độc lập/ Bản kê hàng hóa vận chuyển hoặc số quản lý hàng hóa nhập khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

a.2.2) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan niêm phong đối với hàng hóa phải niêm phong hải quan theo quy định;

a.3) Trường hợp đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền: Cung cấp thông tin về số chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:

b.1) Kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và thông tin do người khai hải quan cung cấp với thực tế hàng hóa;

b.1.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không khi thông tin hàng hóa thực tế phù hợp với thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;

b.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện ra khỏi khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan giải quyết theo quy định;

b.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không theo từng số quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

c.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và thông tin tạm dừng đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

c.2) Thực hiện niêm phong hải quan đối với hàng hóa phải niêm phong theo quy định;

c.3) Trường hợp có thông tin lô hàng vi phạm, Chi cục trưởng Chi cục hải quan ban hành Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định và gửi 01 bản đến doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không đồng thời gửi thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không; thực hiện kiểm tra thực tế đối với hàng hóa; cập nhật thông tin về kết quả kiểm tra hàng hóa vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

c.4) Hướng dẫn người khai hải quan hoàn thành thủ tục đối với lô hàng có quyết định tạm dừng hoặc chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;

c.5) Tiếp nhận và cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Mục 2. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯA VÀO, LƯU GIỮ, ĐƯA RA KHU VỰC KHO HÀNG KHÔNG

1. Hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho hàng không

a) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất:

a.1.1) Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan xuất khẩu và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

a.1.2) Xuất trình hàng hóa trong danh sách soi chiếu của cơ quan hải quan để soi chiếu;

Trường hợp qua soi chiếu phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm thì công chức hải quan giám sát trực tiếp việc người khai hải quan vận chuyển hàng hóa đến khu vực quy định của cơ quan hải quan để chờ xử lý;

a.2) Đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của cơ quan hải quan:

a.2.1) Cung cấp thông tin (số tờ khai/ số tờ khai vận chuyển độc lập/ Biên bản bàn giao và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

a.2.2) Xuất trình hàng hóa có niêm phong hải quan để công chức hải quan kiểm tra niêm phong;

a.2.3) Xuất trình hàng hóa để kiểm tra qua máy soi (nếu có trong danh sách soi chiếu);

a.3) Trường hợp đưa hàng hóa vào kho hàng không trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền: Cung cấp thông tin về số chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan

b.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Quyết định tư này; danh sách hàng hóa phải soi chiếu (nếu có); thông tin danh sách tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan (nếu có) đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

b.2) Kiểm tra niêm phong hải quan đối với hàng hóa phải niêm phong theo quy định;

b.3) Trường hợp thông tin về trọng lượng hàng hóa trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự chênh lệch bất thường với thông tin về trọng lượng do doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không cập nhật, công chức hải quan kiểm tra thông tin.

b.3.1) Trường hợp không có dấu hiệu vi phạm thì yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính;

b.3.2) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm thì đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan theo quy định;

Trường hợp phát hiện vi phạm, công chức hải quan báo cáo Chi cục trưởng và giám sát trực tiếp việc người khai hải quan vận chuyển hàng hóa đến kho tạm giữ cơ quan hải quan để xử lý theo quy định;

b.4) Trường hợp nhận được thông tin về lô hàng vi phạm, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan hải quan và gửi thông tin đến doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

b.5) Soi chiếu hàng hóa đối với trường hợp hàng hóa trong danh sách soi chiếu và khi có Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Cập nhật thông tin kết quả soi chiếu hàng hóa, gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

b.6) Hướng dẫn người khai hải quan thực hiện thủ tục đối với lô hàng có quyết định tạm dừng hoặc chưa đủ điều kiện đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan;

b.7) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

c) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:

c.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan; thông tin danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có); thông tin danh sách tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan (nếu có) theo quy định từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

c.2) Kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và thông tin do người khai hải quan cung cấp với thực tế hàng hóa.

c.2.1) Cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không khi hàng hóa thực tế phù hợp với thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;

c.2.2) Không cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện vào khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan xử lý theo quy định;

Trường hợp có sự sai khác bất thường về trọng lượng hàng hóa và số lượng kiện thì không cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không, thông báo người khai hải quan liên hệ ngay cơ quan hải quan để xử lý;

Trường hợp lô hàng nằm trong danh sách hàng hóa phải soi chiếu theo yêu cầu của cơ quan hải quan, thông báo người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để vận chuyển hàng hóa đến khu vực soi chiếu; khi soi chiếu không phát hiện vi phạm, vận chuyển hàng hóa vào khu vực lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu;

c.3) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan hải quan theo từng số quản lý hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục 5 kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu lưu giữ tại kho hàng không

a) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

a.1) Giám sát hàng hóa lưu giữ trong kho hàng không qua Hệ thống camera; trường hợp cần thiết Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định bố trí công chức giám sát trực tiếp;

a.2) Khi có quyết định khám xét hàng hóa từ cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật: Cơ quan hải quan phối hợp triển khai thực hiện theo quy định;

b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:

b.1) Phối hợp với các cơ quan chức năng khi có quyết định khám xét hàng hóa;

b.2) Cập nhật vào Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không, gửi thông tin hàng hóa bị khám xét đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan;

3. Khi đưa hàng hóa xuất khẩu lên phương tiện vận tải xuất cảnh.

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:

a.1) Gửi thông tin danh sách hàng hóa đưa ra kho hàng không, dự kiến xếp lên phương tiện vận tải theo quy định tại Phụ lục 5 kèm Quyết định này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

a.2) Sau khi tàu bay cất cánh 01 giờ, cập nhật thông tin danh sách hàng hóa thực tế đưa lên phương tiện vận tải xuất cảnh gửi này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm Quyết định này;

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Giám sát việc đưa hàng hóa lên phương tiện vận tải bằng camera;

Trường hợp cần thiết Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định bố trí công chức giám sát trực tiếp;

b.2) Tiếp nhận và cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho hàng không xếp lên phương tiện vận tải từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không gửi đến;

Căn cứ danh sách hàng hóa thực tế xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không, công chức hải quan ghi nhận và theo dõi đến khi toàn bộ thông tin về số lượng hàng hóa của một lô hàng đã được doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không xác nhận thực tế đưa lên phương tiện vận tải xuất cảnh thì công chức hải quan tiến hành xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

4. Trường hợp đưa hàng hóa xuất khẩu ra khỏi kho hàng để đưa quay lại nội địa

a) Trách nhiệm của người khai hải quan:

Thực hiện thủ tục hủy tờ khai theo quy định tại điểm a2 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC;

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Thực hiện theo quy định tại điểm b4 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC;

b.2) Công chức thực hiện cập nhật thông tin tờ khai hủy lên hệ thống xử lý dliệu điện tử hải quan và gửi đến hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không.

c) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không

c.1) Kiểm tra, đối chiếu thông tin tờ khai hủy trên hệ thống do cơ quan hải quan gửi đến với thông tin của người khai hải quan và hàng hóa thực tế;

c.1.1) Cho phép đưa hàng hóa đưa ra khỏi kho hàng không khi thông tin phù hợp;

c.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không khi thông tin không phù hợp, thông báo cho người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để xử lý;

c.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho lên hệ thống và gửi đến cơ quan hải quan.

Mục 3. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐÃ ĐƯỢC THÔNG QUAN, ĐÃ ĐƯA VÀO KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN (TOÀN BỘ HOẶC MỘT PHẦN) NHƯNG THAY ĐỔI KHO HÀNG KHÔNG XUẤT HÀNG

1. Trường hợp người khai hải quan đề nghị thay đổi kho hàng không xuất hàng (trong cùng một Chi cục Hải quan quản lý):

a) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1) Gửi văn bản đến cơ quan Hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi, nơi đến, đồng thời cung cấp thông tin hàng hóa (số quản lý hàng hóa xuất khẩu và số tờ khai hải quan);

a.2) Sau khi được sự chấp thuận của công chức hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi, nơi đến, nhận lại hàng hóa tại kho hàng không nơi đi;

a.3) Xuất trình hàng hóa cho công chức hải quan giám sát kho hàng không nơi đi để niêm phong và kho hàng không nơi đến để kiểm tra niêm phong;

a.4) Vận chuyển hàng hóa từ kho hàng không nơi đi đến kho hàng không nơi đến, bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo quy định;

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Tại kho hàng không nơi đi:

b.1.1) Công chức hải quan phê duyệt văn bản đề nghị thay đổi kho hàng không xuất khẩu hàng hóa của người khai hải quan;

b.1.2) Thực hiện chức năng cho phép hàng hóa chuyển sang kho hàng không khác và cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và gửi thông tin theo quy định tại Phụ lục 4 kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi hàng đi;

b.1.3) Kiểm tra nguyên trạng bao bì của hàng hóa, kiểm tra niêm phong hàng hóa (nếu có), đối chiếu thực tế hàng hóa với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

b.1.4) Niêm phong hàng hóa trong trường hợp hàng hóa chưa có niêm phong và thông báo cho công chức nơi kho hàng đến để tiếp nhận;

b.2) Tại kho hàng không nơi đến:

b.2.1) Kiểm tra nguyên trạng bao bì của hàng hóa, niêm phong hàng hóa (nếu có), đối chiếu thực tế hàng hóa với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

b.2.2) Gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát tại kho hàng không nơi đến trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại Phụ lục 4 kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;

c) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi:

c.1) Tiếp nhận công văn, thông tin số tờ khai hải quan và số quản lý hàng hóa từ người khai hải quan; kiểm tra đối chiếu với thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:

c.1.1) Cho phép hàng hóa đưa ra kho hàng không khi thông tin phù hợp;

c.1.2) Không cho phép hàng hóa ra kho hàng không khi thông tin không phù hợp và có thông tin tạm dừng đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo cho người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết;

c.2) Gửi thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không theo quy định tại Phụ lục 5 kèm Quyết định này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

c.3) Bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan.

d) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đến

d.1) Tiếp nhận công văn và số quản lý hàng hóa từ người khai hải quan; kiểm tra đối chiếu với thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:

d.1.1) Cho phép hàng hóa đưa vào kho hàng không khi phù hợp;

d.1.2) Không cho phép hàng hóa vào kho hàng không khi thông tin không phù hợp, khi có thông tin tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo cho người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết;

d.2) Cập nhật và gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào kho hàng không tại Phụ lục 5 kèm Quyết định này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

2. Người khai hải quan đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng do 02 Cục Hải quan quản lý

a) Trách nhiệm của người khai hải quan:

Thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Thực hiện theo quy định tại điểm b.4.1 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;

b.2) Cập nhật và gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp kho hàng không.

c) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:

c.1) Kiểm tra, đối chiếu giữa thực tế hàng hóa với thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra kho hàng không; tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

c.1.1) Cho phép đưa hàng ra kho hàng không khi thông tin phù hợp;

c.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không khi thông tin không phù hợp, thông báo người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết;

c.2) Cập nhật và gửi thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không tại Phụ lục 5 kèm Quyết định này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

 

Phần IV

HỆ THỐNG GẶP SỰ CỐ

 

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm

a) Chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý địa bàn giám sát về việc Hệ thống gặp sự cố (gồm thông tin: tên, mã cảng, kho, bãi; tên, mã đơn vị hải quan quản lý doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm; nội dung sự cố, ngày, giờ phát sinh sự cố; họ tên người xác nhận sự cố…) để phối hợp xử lý nhằm đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải, đồng thời ghi nhận tình trạng sự cố vào Sổ ghi nhận sự cố Hệ thống theo mẫu số 4 Phụ lục 3 ban hành kèm Quyết định này để theo dõi;

b) Căn cứ danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã có xác nhận của Chi cục Hải quan hoặc thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan do cơ quan hải quan cung cấp để cho phép hàng hóa xuất khẩu được xếp lên phương tiện vận tải xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan;

c) Cập nhật thông tin hàng hóa đã đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan ngay khi Hệ thống được khắc phục sự cố;

2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

a) Tổng cục Hải quan bố trí bộ phận hỗ trợ (Help Desk) để tiếp nhận thông tin phản ánh về sự cố, hướng dẫn và xử lý sự cố theo quy định;

b) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí cán bộ kỹ thuật tiếp nhận và xử lý sự cố Hệ thống 24/7; chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm về việc Hệ thống gặp sự cố để phối hợp xử lý và đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải;

c) Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí công chức phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm xác định sự cố, khắc phục sự cố. Trường hợp không thể khắc phục được sự cố thì lập Biên bản chứng nhận tình trạng, thời gian, địa điểm phát sinh sự cố và thông báo ngay cho bộ phận Help Desk của Tổng cục Hải quan về tình trạng sự cố và thực hiện theo hướng dẫn;

d) Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm không trao đổi được thông tin nhưng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan vẫn có thông tin về danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát thì công chức hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố thực hiện kiểm tra thông tin tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc từ bộ phận hỗ trợ của Tổng cục Hải quan (Help Desk), kết xuất dữ liệu (có chữ ký số) hoặc lập danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát theo mẫu số 5 Phụ lục 3 ban hành kèm Quyết định này gửi cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm làm cơ sở cho phép hàng hóa đưa ra khu vực giám sát;

đ) Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố trên toàn quốc, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo về Hệ thống gặp sự cố theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan có văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan;

e) Thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm cập nhật thông tin các lô hàng đã qua khu vực giám sát ngay khi sự cố được khắc phục.

 

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển vận chuyển qua khu vực giám sát hải quan thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Quy định này.

2. Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện Quy định này tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm do đơn vị quản lý theo đúng pháp luật và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

3. Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm tổ chức, bố trí phân công công chức thực hiện việc quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển trên địa bàn cảng, kho, bãi, địa điểm do đơn vị quản lý theo đúng các nội dung quy định tại Quy định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

Decision No. 2722/QD-BTC dated December 29, 2017 of the Ministry of Finance on pilot program from management and supervision of electronic customs procedures for exports, imports, transited goods and transshipped goods at seaports and international airports

Pursuant to the Law on Customs No. 54/2014/QH13 dated June 23, 2014;

Pursuant to the Law on Electronic transactions No. 51/2005/QH11 dated November 29, 2005;

Pursuant to the Government s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 on guidelines for the Law on Customs in terms of customs procedure, customs supervision and inspection;

Pursuant to Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Ministry of Finance on customs procedures; customs supervision and inspection; export duty, import duty, and tax administration of exports or imports;

At the request of the Director of the General Department of Customs,

DECIDES:

Article 1.To issue theRegulations on pilot program for e-customs management and supervision at seaports and civil international airports under management of Customs Departments of Ho Chi Minh City and Ba Ria Vung Tau province with this Decision.

Article 2. Scope and time of application

1. This pilot program applies to every customs declaration on which the checkpoint of export or checkpoint of import is a seaport or international airport under the management of Customs Department of Ho Chi Minh City or Ba Ria - Vung Tau province.

2. Pilot program duration: from January 02, 2018 to effective date of the Circular amending Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Article 3. Responsibilities of the General Department of Customs

1. Make preparations for execution of the pilot program at seaports and international airports in Ho Chi Minh City and Ba Ria - Vung Tau province.

2. Instruct exporters, importers, warehousing service providers under management of Customs Departments of Ho Chi Minh City and Ba Ria - Vung Tau, customs authorities and other entities involved in export and import to implement this Circular.

3. Assists exporters, importers, customs units and relevant entities in resolving their difficulties.

4. Assess the implementation of this pilot program, propose solutions for improvements.

Article 4. Implementationresponsibility

1. This Decision takes effect on January 02, 2018.

2. The General Department of Customs, Customs Departments of Ho Chi Minh City and Ba Ria - Vung Tau shall implement this Decision.

Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.

For the Minister

The Deputy Minister

Vu Thi Mai

 

                                                                           

REGULATIONS

ON E-CUSTOMS MANAGEMENT AND SUPERVISION AT SEAPORTS AND CIVIL INTERNATIONAL AIRPORTS

Part I

GENERAL PROVISIONS

I. Seaports (under management of Customs Departments of Ho Chi Minh City and Ba Ria - Vung Tau)

1. Exporters and importers:

Enterprises that export and import by sea shall follow instructions in Appendix II of Circular No. 38/2015/TT-BTC. The bill of lading number shall comply with instructions below:

a) For electronic import declaration:

The importer shall prepare the electronic import declaration according to Appendix II of Circular No. 38/2015/TT-BTC. In box 1.25, enter the date before the number of the bill of lading without special symbols (*,#, @, /,...). To be specific:

+ The date of the bill of lading shall be in DDMMYY format.

+ The number of the bill of lading is the one on which the consignee is also the importer.

Example:If the number of the bill of lading is LSHCM15, and the date is January 02, 2018, write “020118LSHCM15” in box 1.26.

b) For electronic export declaration:

The exporter shall follow instructions in Appendix II of Circular No. 38/2015/TT-BTC. The bill of lading number shall comply with instructions below:

- The declarant shall obtain the reference number of the shipment onpus.customs.gov.vnbefore the goods enter the warehouse or while registering the export declaration;

- After the shipment number is obtained, the declarant shall enter it in box 2.24 on the export declaration.

2. Customs authorities

a) Through the customs electronic data processing system (hereinafter referred to as “e-customs system”), provide the warehousing service provider with information about goods to be unloaded, containers to be scanned (if any) and changes to information in the customs declaration (if any) or change to containers or goods eligible for release from the customs controlled area (CCA).

b) receive and process information submitted to the e-customs system by the warehousing service provider. If the goods in reality are found inconsistent with information provided for the warehousing service provider or violations are suspected, carry out appropriate customs supervision and inspection measures to prevent customs offences.

Record information on the e-customs system or keep a log of the unconformable goods according to form No. 2 (for goods in containers) or form No. 3 (for bulk cargo or liquid cargo) in Appendix 3 hereof.

c) Director of the Sub-department of Customs shall appoint an official to assist declarants and warehousing service providers on request; provide a phone number to receive information from the warehousing service provider.

d) the Director of the General Department of Customs shall promulgate regulations on format of information sent between customs authorities and warehousing service providers;

dd) On the basis of information about risk management, Customs Departments shall inspect completion of customs procedures under customs dossier when they are received, dispatched or stored by the warehousing service provider; appoint affiliates to assist warehousing service providers in connecting or upgrading the e-customs system (if any).

3. Warehousing service providers

a) Goods may be released from the CCA after it is informed by the customs authority through the e-customs system.

b) If the warehousing service provider’s system fail to send information about the expected location of the goods in the warehouse to the e-customs system as prescribed in 1.a.2.2 or 2.a.3.2 in Section I of Part II of this document, a notice (form No. 1 in Appendix 3 hereof) shall be sent to the Sub-department of Customs responsible for the storage location (hereinafter referred to as “supervisory customs authority”) or provide an account for the customs authority to access the container location through the warehousing service provider’s system (if possible).

c) In case of differences found during unloading in terms of quantity, weight, container number, carrier’s seal number or customs seal number in comparison with the list provided by the customs authority, cooperate with the customs authority in inspection and move the suspicious goods to a separate area where they are supervised by the customs, update information on the e-customs system;

d) If the status quo of goods is not maintained during storage (change of container or packages, packaging or un-packaging of goods), update information on the e-customs system. Changes in status of goods must be agreed and supervised by the customs authority;

dd) Request the carrier or goods owners to contact the customs authority if the shipment is not eligible for release from the CC9A or when the customs authority sends a notice of suspension of goods from release from the CCA.

II. At Tan Son Nhat (TSN) airport

1. The following goods may enter the TSN’s cargo terminal:

a) Exports that have completed customs procedures and eligible for entering the CCA as informed by the e-customs system;

b) Imports that are unloaded from the vehicle and moved to the TSN’s cargo terminal pending customs procedures.

2. The following goods may be dispatched from TSN’s cargo terminal:

a) Exports in the cargo terminal;

b) Imports that are eligible for release from the CCA and moved to TSN’s cargo terminal operator as informed by the customs authority.

3. Customs supervision of transited goods is the same of exports and imports provided for in this Decision.

4. Declaration of reference numbers of export and import shipments:

a) Reference number of import shipment:

Enter the reference number in box 1.26 on the import declaration in the following order: year + number of the Master Airway Bill (MAWB) + number of the House Airway Bill (HAWB).

To be specific:

- Enter the reference number in the following order: Year + MAWB number + HAWB number. Do not use special symbols (*, #, &, @, / …)

- Year: the year in which the MAWB is issued in YYYY format;

- MAWB number: the number on the airway bill issued by the air carrier. Example: 131 NRT 29038656 issued by Japan Airline (JAL) on October 03, 2017

- HAWB number: the number on the airway bill issuer by the forwarder on which the consignee is the importer.

Example:

- MAWB number: 131 NRT 29038656 issued on October 03, 2017

- HAWB number: KKLHB5587

The reference number of import shipment will be: “201713129038656 KKLHB5587”.

If the consignor does not hire a forwarder and thus does not have the HAWB, do not enter the HAWB number

Example:

MAWB number: 13129038656; Date of issue: October 03, 2017

Reference number of import shipment will be: “201713129038656”.

b) Reference number of export shipment:

- Before opening the export declaration, the declarant shall obtain the reference number of the export shipment on pus.customs.gov.vn;

- After the shipment number is obtained, the declarant shall enter it in box “2.24 on the export declaration.

5. Unconformable goods include:goods other than those on the manifest, unidentifiable goods due to lack of labels, goods with damage packages, etc.

6. The enterprise shall only allow exports and imports to enter or leave TSN’s cargo terminal after sending information about status of goods and receive information about their eligibility for entering or leaving the CCA from the customs authority

Part II

SEAPORTS

Section 1. IMPORTS

1. Imports in containers or bulk cargo at a seaport

a) Before goods are unloaded

a.1) According to the information about the ship dossier on the National Single-window System, the customs authority, the customs authority shall send the list of goods to be unloaded and the list of containers to be scanned (if any) according to form No. 1 (for goods in containers) or form No. 2 (for bulk cargo) in Appendix 1 hereof to the port operator’s system at least 12 hours before the expected arrival time of the ship port. The list of containers to be scanned may be provided at least 04 hours before the expected arrival time of the ship.

a.2) The port operator shall:

a.2.1) Receive the list of goods to be unloaded and the list of containers to be scanned (if any) from the e-customs system;

a.2.2) Send the location of goods in port to the e-customs system.

b) During unloading

b.1) The port operator shall:

b.1.1) Inspect the packages; compare the goods in reality with the lists in terms of container numbers, carrier’s seal numbers or quantity, weight, volume of bulk cargo.

If the packages are not intact or the goods do not match the list or violations are suspected:

b.1.1.1) Update information on the e-customs system according to form No. 6 (for goods in containers) or form No. 7 (for bulk cargo) in Appendix 2 hereof

b.1.1.2) Inform the supervisory customs authority and move the suspicious goods to a separate area;

b.1.1.3) Sign a record (if any);

b.1.1.4) Receive from the e-customs system information about unlisted goods that are unloaded at the port in reality (if any).

b.1.2) After goods are completely unloaded, update information about unloaded goods on the e-customs system according to form No. 2, 3, 4, 5 in Appendix 2 hereof;

b.1.3) Regarding scanning of containers requested by customs authority:

b.1.3.1) Move the containers to the scanning site if it is located within the port and move them back to their storage location after they are scanned;

b.1.3.2) If the scanning site is located outside the port, have the containers sealed by the customs and sign the record; transport the containers to the scanning site; update the dispatch of containers on the e-customs system. Transport the containers back to the port after they are scanned and update information on the e-customs system.

b.2) Responsibilities of the customs authority:

b.2.1) According to information provided by the declarant and other information (if any), the Director of Sub-department of Customs shall decide the measure for supervision of goods and vehicle while goods are being unloaded at the port;

b.2.2) If the goods are not intact (carrier’s seal is lost or damaged, container is damaged) of the goods in reality do not match the list or violations are suspected, the responsible customs official shall:

b.2.2.1) Inspect the goods packages and implement customs supervision measures;

b.2.2.2) Prepare and sign a record, 01 copy of which will be kept by a party. Carry out inspection and take appropriate actions if violations are suspected;

b.2.2.3) Request the declarant to submit an additional declaration of unlisted goods that are unloaded in reality on National Single-window System and impose administrative penalties (if violations are found). Send updated information about the shipment to the port operator’s system according to the additional declaration;

b.2.3) Receive information about unloaded goods, update revised or cancelled information or information about unconformable goods and verify cancelled information (if any);

b.2.4) Regarding containers scanned outside the port: Seal the containers; prepare and sign a scanning record, one copy of which will be given to the carrier; monitor responses and impose penalties (if violations are found); update eligibility of containers for release from the CCA on the port operator’s system.

c) In case goods are examined, sampled or have their packages changed before customs declaration (hereinafter referred to as “change of goods status”)

c.1) Responsibilities of the declarant:

c.1.1) In case of changes of packages (due to damaged containers or packages): submit an application for permission to change packages (form No. 7 in Appendix 3 hereof) to the supervisory customs authority;

c.1.2) Inform the port operator after the application is granted by the customs authority;

c.1.3) Sign a record after goods are examined, sampled or have their packages changed before customs declaration.

c.2) Responsibilities of the port operator:

Witness the process at the request of the customs authority or declarant, sign the record and perform the following tasks:

c.2.1) Change of status of goods in containers:

c.2.1.1) If the entire shipment is still in containers: Update the carrier s seal numbers or customs seal numbers (if any) on the e-customs system according to form No. 12 in Appendix 2 hereof;

c.2.1.2) If the entire shipment is moved to other containers: Update the container status, numbers of the new containers, carrier s seal numbers or customs seal numbers (if any) on the e-customs system according to form No. 8 and form No. 11 in Appendix 2 hereof;

c.2.1.3) If the entire shipment is removed from the containers and stored at the port as bulk cargo: Update the container status, change the status of goods into bulk cargo on the e-customs system according to form No. 8 and form No. 3 in Appendix 2 hereof.

c.2.1.4) If part of the shipment is moved to other containers or stored at the port as bulk cargo: Follow instructions in c.2.1.1 for the goods that remain in the containers; follow instructions in c.2.1.2 for the goods moved into other containers (without updating the old container status); follow instructions in c.2.1.3 for the bulk cargo (without updating the old container status).

c.2.2) Change of status of bulk cargo:

c.2.2.1) If the entire shipment is put into containers: Update information about goods in containers and the container status after goods are put into containers on the e-customs system according to form No. 10 and form No. 11 in Appendix 2 hereof.

c.2.2.2) If part of the shipment is put into containers and the rest is bulk cargo: Update information about the bulk cargo put into containers as instructed in c.2.2.1 and update information about the unloaded bulk cargo on the e-customs system according to form No. 3 in Appendix 2 hereof.

c.3) Responsibilities of the customs authority:

c.3.1) According to the request for permission to change packages provided by the declarant and other information (if any), the Director of the Sub-department of Customs shall decide whether to grant the request. If the request is rejected, inform the declarant and provide explanation. If the request is granted, inform the declarant and request a customs authority to supervise the packaging and unpackaging process at the port and follow instructions of the General Department of Customs;

c.3.2) Append the customs seal (if any) after the process is finished;

c.3.3) Prepare and sign a record after goods are examined, sampled or have their packages changed before customs declaration. Each party shall retain 01 copy of the record;

c.3.4) If the change of packages results in change of the code of transport mode on the customs declaration that has been eligible for release from the CCA, update the code of transport mode and new container numbers (if any) on the e-customs system; print the list of goods eligible for release from the CCA as requested by the declarant and send information to the port operator’s system;

c.3.5) Receive and update information about the change in status of goods from the port operator’s system (if any).

d) When goods are removed from the port

d.1) Responsibilities of the customs authority:

d.1.1) Send information about eligibility of goods for release from the CCA according to form No. 4 (for goods in containers) or form No. 5 (for bulk cargo) in Appendix 1 hereof to the port operator’s system.

If release of goods from the CCA is suspended, the customs authority that decides the suspension shall update information about the shipment on the e-customs system according to form No. 6 or form No. 7 in Appendix 1 on the port operator’s system as soon as a suspension decision or information about change or cancellation of the customs declaration is available.

d.1.2) Receive information about the goods released from the CCA from the port operator’s system;

d.1.3) Instruct the declarant to complete procedures for the shipment that is not eligible for release from the CCA as notified by the port operator (if any).

d.1.4) Regarding bulk cargo whose weight is different from that on the customs declaration, the customs authority shall carry out an inspection and decide whether to release the excess quantity from the CCA. To be specific:

d.1.4.1) If the goods require an import license or have to undergo a specialized inspection, instruct the declarant to prepare an additional declaration;

d.1.4.2) With regard to goods other than those specified in d.1.4.1 of this Clause, the Director of the supervisory customs authority, in consideration of available documents, the situation and other information (if any), shall decide whether to update the quantity of goods released from the CCA or request the declarant to prepare an additional declaration according to Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

d.1.5) In case the quantity of bulk cargo unloaded is different from that on the customs declaration (due to damage of packages during material handling that leads to change in the unit of measurement), the customs official shall update the actual quantity of goods released from the CCA on the e-customs system.

d.2) The declarant shall provide the port operator with the customs declaration number or reference number of the shipment eligible for release from the CCA;

d.3) Responsibility of the port operator:

Compare information from the e-customs system with the goods in reality in terms of container numbers, carrier’s seal numbers (if any) or quantity, weight, volume of bulk cargo, the perform the following tasks:

d.3.1) Allow goods to be moved from the CCA if the goods in reality match the information on the e-customs system;

d.3.2) Refuse to release the goods from the CCA if the goods do not match or information about eligibility of goods for release from the CCA is not received or the goods are suspended from release from the CCA; request the declarant to contact the customs authority to complete customs procedures for the shipment;

d.3.3) Immediately after the goods are removed from the CCA, update the dispatch of goods on the e-customs system according to form No. 9 (for goods in containers) or form No. 10 (for bulk cargo).

2. Imported gas or liquid that is pumped into storage directly from the vehicle

a) Before goods are pumped into storage

a.1) Responsibilities of the declarant:

a.1.1) Register the customs declaration as prescribed;

a.1.2) Present the application for volume inspection certified by the inspecting unit or appointed conformity-assessing organization; the sampling record or sampling document (if the imports are subject to quality inspection by the State), unless such documents have been submitted to the e-customs system.

a.2) Responsibilities of the customs authority:

Inspect fulfillment of conditions for pumping goods into storage from the vehicle specified in a.1 of this Clause and perform the following tasks:

a.2.1) If all conditions are fulfilled, allow goods to be pumped into storage (whether the storage location is inside or outside of the port) and update information on the port operator’s system according to form No. 6 in Appendix 3 hereof;

a.2.2) If the conditions are not fully satisfied, instruct the declarant according to a.1.

a.3) Responsibilities of the port operator:

a.3.1) Receive the list of goods to be pumped into storage from the e-customs system;

a.3.2) Send the location of goods to the e-customs system.

b) Supervision of the pumping and storage process.

b.1) Responsibilities of the port operator:

b.1.1.1) Update the quantity of goods pumped into storage on the e-customs system according to form No. 3 in Appendix 2 hereof;

b.1.2) Sign the record (if any) as soon as the pumping is completed;

b.1.3) Take legal responsibility for maintaining the status quo of goods until receiving information about eligibility of goods for release from the CCA (customs clearance) from the e-customs system.

b.2) Responsibilities of the customs authority:

b.2.1) According to information provided by the declarant and other information (if any), the Director of Sub-department of Customs shall decide the measure for supervision the pumping process by means of surveillance camera or direct observation;

b.2.2) Prepare and sign a record after the goods are pumped (if any);

b.2.3) Receive information about the quantity of goods pumped into storage from the port operator’s system.

c) Supervise the goods being pumped from the CCA.

c.1) The declarant shall provide the port operator with the declaration number of the shipment eligible for release from the CCA (customs clearance).

c.2) Responsibilities of the customs authority:

c.2.1) Send information about eligibility of goods for release from the CCA according to form No. 5 in Appendix 1 hereof to the port operator’s system;

c.2.2) Receive information about the goods removed from the storage from the port operator’s system.

c.3) Responsibilities of the port operator:

c.3.1) Receive information about the goods released from the CCA;

c.3.2) As soon as the pumping is finished, update information about the goods released from the CCA on the e-customs system according to form No. 10 in Appendix 2 hereof.

3. Goods in containers in CFS

a) Before the container enters the CFS

a.1) Responsibilities of the declarant:

a.1.1) If there are multiple bills of lading of goods of multiple owners in the same container, the declarant shall move the container to the CFS or port depot for deconsolidation. If the container is deconsolidated at a CFS within the port, the declarant shall follow instructions in c.1, Clause 1, Section 1, Part II of this document;

a.1.2) If the CFS is located within the port: maintain the status quo of the container while the goods are being moved from the port to the CFS;

a.1.3) If the CFS is located outside the port: Follow customs procedures specified in Clause 1 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

a.2) Responsibilities of the CFS operator:

a.2.1) IF the CFS is located within the port: send the list of containers being moved into the CFS for deconsolidation (specify the numbers of the bills of lading, container numbers, carrier’s seal numbers) to the supervisory customs authority through the e-customs system.

a.2.2) If the container is located outside the port: Follow instructions in Point a.1.3, Clause 3 of this Section if the CFS operator is also the declarant.

a.3) Responsibilities of the customs authority:

a.3.1) If the CFS is located within the port: According to the ship dossier submitted to the National Single-window System and the list of containers to be deconsolidated in the CFS and other information (if any), the Director of the supervisory customs authority shall decide the measure for supervision of the handling and transport of the container from the port to the CFS;

a.3.2) If the CFS is located outside the port: Follow customs procedures specified in Clause 1 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

b) When the container enters the CFS

b.1) The CFS operator shall update information about the container moved into the on the e-customs system according to form No. 2 in Appendix 2 hereof;

b.2) Responsibilities of the customs authority:

b.2.1) If the CFS is located within the port: The supervisory customs official shall verify container number and the carrier’s seal system according to the list in order to decide whether to permit the container to enter the CFS;

b.2.2) If the CFS is located outside the port: Follow customs procedures specified in Clause 1 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b.2.3) Receive information about the container that enter the CFS from the port operator’s system.

c) During storage of goods at the CFS

c.1) When working with containers in the CFS:

c.1.1) Responsibilities of the CFS operator:

c.1.1.1) After all goods have been removed from the container, change the container status into empty and change the status of goods into bulk cargo on the e-customs system according to form No. 8 and form No. 3 in Appendix 2 hereof;

c.1.1.2) If it the packages of goods are found not intact or violations are suspected, promptly inform the supervisory customs authority and cooperate with the customs authority.

c.1.1.3) Sign the record (if any);

c.1.2) Responsibilities of the customs authority:

c.1.2.1) According to information provided by the declarant and other information (if any), the Director of Sub-department of Customs shall decide the measure for supervision of goods being deconsolidated at the CFS;

c.1.2.2) If the goods are not intact or violations are suspected as informed by the CFS operator, the supervising customs official shall inspect the packages of goods;

c.1.2.3) Prepare and sign a record, 01 copy of which will be kept by a party.

c.1.2.4) Receive information about the goods, update revised or cancelled information or information about unconformable goods and verify cancelled information (if any).

c.2) During storage of goods at the CFS:

c.2.1) The CFS operator has the responsibility to maintain the status quo and seals of goods; sign the sealing record issued by the customs authority;

c.2.2) The customs authority shall seal the CFS every day immediately after the CFS closes and sign a record with the CFS operator.

d) When goods are removed from the CFS, the declarant, CFS operator and customs authority shall follow instructions in Point d Clause 1 Section 1 Part II of this document.

4. Goods in containers at checkpoint inspection sites at

Goods may only be moved into an inspection site to avoid congestion at the port when requested by the port operator and the General Department of Customs.

a) Before goods are moved to the inspection site, the declarant and customs authority shall follow customs procedures specified in Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

b) When the container enters the inspection site

b.1) The inspection site operator shall update information about the container on the e-customs system according to form No. 2 in Appendix 2 hereof;

b.2) Responsibilities of the customs authority:

b.2.1) Follow the customs procedures specified in Clause 1 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b.2.2) Receive information about the container from the inspection site operator’s system.

c) In case of examination, sampling or change in status of the goods being stored at the inspection site before customs declaration, the declarant, the inspection site operator and the customs authority shall follow instructions in Point c Clause 1 Section 1 Part II of this document;

d) When goods are removed from the inspection site, the declarant, inspection site operator and customs authority shall follow instructions in Point d Clause 1 Section 1 Part II of this document.

5. Supervision of warehousing of exports and imports at ICDs

a) When moving goods into an ICD, the declarant and customs authority shall follow customs procedures specified in Clause 1 or Clause 2 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

b) When goods are moved into the ICD

b.1) The ICD operator shall update information about the container entering the ICD on the e-customs system according to form No. 2 (for goods in containers) or form No. 3 (for bulk cargo) in Appendix 2 hereof;

b.2) Responsibilities of the customs authority:

b.2.1) Follow customs procedures specified in Clause 1 or Clause 2 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b.2.2) Receive information about the goods moved into the CFS from the port operator’s system.

c) In case goods in the ICD are examined, sampled or have their packages changed before customs declaration, the declarant, ICD operator and customs authority shall follow instructions in Point c Clause 1 Section 1 Part II of this document;

d) When removing goods from the ICD, the declarant, ICD operator and customs authority shall follow instructions in Point d Clause 1 Section 1 Part II of this document.

Section 2. EXPORTS

1. Supervision of warehousing of exports in CFS

a) When the goods are moved into the CFS

a.1) Responsibilities of the declarant:

a.1.1) Regarding goods of multiple owners in the same container: the declarant shall move the goods into the CFS or port for consolidation. If goods are consolidated in the port, the declarant shall follow instructions in c.1, Clause 1, Section 1, Part II of this document.

a.1.2) Provide information about the customs declaration (number, registration date, declarant) of the exports entering the CFS to the supervisory customs authority;

a.2) Responsibilities of the CFS operator:

a.2.1) Update information about the empty container moved into the CFS for consolidation of exports on the e-customs system;

a.2.3) Update information about goods entering the CFS on the e-customs system according to form No. 3, 4 or 5 in Appendix 2 hereof;

a.3) Responsibilities of the customs authority:

a.3.1) The supervising customs official shall decide whether to allow the goods to enter the CFS for consolidation according to information about the declaration on the e-customs system;

a.3.2) Receive information about the empty container and goods entering the CFS; revised and cancelled information from the CFS operator’s system;

a.3.3) Supervise the goods entering the CFS for consolidation.

b) During storage and consolidation of goods in the CFS

b.1) Responsibilities of the CFS operator:

b.1.1) Maintain the status quo of the goods and certify the CFS sealing by the customs;

b.1.2) After the consolidation is done, update information about the consolidated bulk cargo eligible for release form the CCA, change the status of the container from empty into occupied on the e-customs system according to form No. 10 and form No. 11 in Appendix 2 hereof.

b.2) Responsibilities of the customs authority:

b.2.1) Receive the aforementioned information from the CFS operator’s system;

b.2.2) Seal the CFS every day immediately after the CFS closes and sign a record with the CFS operator;

c) When a container is transported from the CFS to the checkpoint of export

c.1) Responsibilities of the CFS operator:

c.1.2) Follow the customs procedures specified in Clause 1 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

c.1.3) Update information about the container on the e-customs system.

c.2) Responsibilities of the customs authority:

c.2.1) Receive information about the container from the CFS operator’s system;

c.2.2) Follow the customs procedures specified in Clause 1 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

2. Exports at inspection sites

a) When moving goods to an inspection site: the declarant, the inspection site operator and the customs authority shall follow the instructions in Point a Clause 4 of this Section;

b) During storage of goods at the inspection site, the declarant, inspection site operator and customs authority shall follow instructions in Point b Clause 4 of this Section.

c) When goods are transported from the inspection site to the checkpoint of export

c.1) Responsibilities of the CFS operator:

c.1.1) Follow customs procedures specified in Clause 1 or Clause 2 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

c.1.2) Update information about eligibility of goods for release from the CCA on the e-customs system; transport the goods to the checkpoint of export.

If the goods are unconformable or violations are suspected, refuse to release the goods from the inspection site and inform the customs authority;

c.2) Responsibilities of the customs authority:

c.2.1) Send information about eligibility of goods for release from the CCA according to form No. 4 (for goods in containers) or form No. 5 (for bulk cargo) in Appendix 1 hereof to the port operator’s system.

c.2.2) If the goods are unconformable or violations are suspected, request the inspection site operator to investigate in cooperation.

3. Exports at ICD

a) When moving goods to an ICD: the declarant, the ICD operator and the customs authority shall follow the instructions in Point a Clause 4 of this Section;

b) During storage of goods at the ICD, the declarant, inspection site operator and customs authority shall follow instructions in Point b Clause 4 of this Section.

c) When goods are transported from the ICD to the checkpoint of export

c.1) Responsibilities of the ICD operator:

c.1.1) Follow customs procedures specified in Clause 1 or Clause 2 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

c.1.2) Update information about eligibility of goods for release from the CCA on the e-customs system; transport the goods to the checkpoint of export.

If the goods are unconformable or violations are suspected, refuse to release the goods from the ICD and inform the customs authority;

c.2) Responsibilities of the customs authority:

c.2.1) Send information about eligibility of goods for release from the CCA according to form No. 4 (for goods in containers) or form No. 5 (for bulk cargo) in Appendix 1 hereof to the port operator’s system.

c.2.2) If the goods are unconformable or violations are suspected, request the ICD operator to investigate in cooperation.

4. Goods in containers and bulk cargo at seaports

a) When goods are moved to a seaport

a.1) The declarant shall provide the port operator with the customs declaration number or reference number of the shipment;

a.2) Responsibilities of the port operator:

a.2.1) Receive information about the reference number of the shipment or export declaration number provided by the declarant; receive the list of scanned containers (if any) from the e-customs system;

a.2.2) Update information about goods entering the CFS on the e-customs system according to form No. 2 (for goods in containers), form No. 3 (for bulk cargo), form No. 4 and form No. 5 in Appendix 2 hereof.

a.3) Responsibilities of the customs authority:

a.3.1) Receive information from the port operator’s system;

a.3.2) Update the list of scanned containers on the port operator’s system.

b) During storage of goods at the seaport

b.1) If the status quo of goods is not maintained (sampling or change of packages): the declarant, the port operator and the customs authority shall follow instructions in Point c Clause 1 Section 1 Part II of this document;

b.2) If containers are scanned within the port:

b.2.1) The declarant shall move the containers to the scanning site and move them back to its storage location after they are scanned;

b.2.2) The port operator shall move the containers to the scanning site and move them back to its storage location after they are scanned if the declarant is not present;

b.3) If containers are scanned outside the port:

b.3.1) The declarant shall present the documents and container to the customs official for sealing, sign the record, move the container to the scanning site and move it back to the port after it is scanned;

b.3.2) The port operator shall receive information about the goods removed from the CCA for scanning.

If the declarant is not present, present the container to the customs authority for sealing and sign the record; transport the containers to the scanning site; update information on the e-customs system; transport the container back to the port after it is scanned and update information on the e-customs system.

b.3.3) The customs authority shall seal the container, prepare and sign the record, send information about the container transported to the scanning site to the port operator’s system; give 01 copy of the record to the carrier, receive feedbacks and impose penalties if violations are found;

c) When goods are removed from the port for loading onto the vehicle

c.1) The declarant shall provide the port operator with information about eligibility of goods for release from the CCA according to form No. 29/DSCT/GSQL (for goods in containers) or form No. 30/DSHH/GSQL (for other goods) in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

c.2) Responsibilities of the customs authority:

c.2.1) Send information about eligibility of goods for release from the CCA according to form No. 4 (for goods in containers) or form No. 5 (for bulk cargo) in Appendix 1 hereof to the port operator’s system.

If release of goods from the CCA is suspended, the customs authority that decides the suspension shall update information on the e-customs system and send a notice to the port operator’s system;

c.2.2) Receive information about the goods released from the CCA from the port operator’s system;

c.2.3) If information provided by the declarant is not consistent with information provided by the port operator on the e-customs system (even if the container numbers are the same), verify information and cooperate with the customs authority where the declaration is registered;

c.2.4) If the weight of goods in reality is different from that on the customs declaration, the supervisory customs authority shall update the weight of goods or request the declarant to make an additional declaration according to Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

c.3) Responsibilities of the port operator:

c.3.1) Receive information from the declarant and compare with information about goods eligible for release from the CCA according to form No. 29/DSCT/GSQL (for goods in containers) or form No. 30/DSHH/GSQL (for other goods) in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC, and perform the following tasks:

c.3.1.1) Allow to release goods from the CCA if the information is consistent (including bulk cargo whose actual quantity is smaller than that on the e-customs system).

c.3.1.2) Refuse to release the goods from the CCA if information is not consistent, information about eligibility of goods for release from the CCA is not received, the goods are suspended from release from the CCA or the declarant fails to provide sufficient declarations of the same container; request the declarant to contact the supervisory customs authority for settlement.

c.3.2) Within 02 hours (for container ship) or 1 hour (for bulk cargo ship) after the goods are loaded, update information on the e-customs system according to form No. 9 or form no. 10 in Appendix 2 hereof.

5. Exported gas or liquid

a) Before goods are pumped into the vehicle

a.1) The declarant shall register the customs declaration as prescribed;

a.2) Responsibilities of the warehousing service provider:

a.2.1) Update the location of the reservoir/tank/storage on the e-customs system;

a.2.2) Receive the permission for pumping goods from the e-customs system.

a.3) Responsibilities of supervisory customs authority:

a.3.1) Receive information about the location of the reservoir/tank/storage.

a.3.2) Decide the supervision measure and appoint a customs official to supervise the pumping process;

a.3.3) The supervising customs official shall verify the pumping conditions and instructs the declarant if the conditions are not fully satisfied; update information about eligibility for pumping on the warehousing service provider’s system;

b) Supervision during pumping process

b.1) Responsibilities of the warehousing service provider:

b.1.1.1) Update the quantity of goods pumped into storage on the e-customs system according to form No. 3 in Appendix 2 hereof;

b.1.2) Sign the record (if any);

b.2) Responsibilities of the supervisory customs authority:

b.2.1)Supervise the pumping process.

b.2.2) Seal the storage location after pumping and issue a completion record;

b.2.3) Receive information about the goods released from the CCA from the warehousing service provider’s system.

If the actual quantity of goods pumped into the vehicle is different from that on the declaration, request the warehousing service provider to prevent the vehicle from leaving the port.

Section 3. CUSTOMS SUPERVISION IN OTHER CASES

1. Transited goods in containers at seaports

a) Transited goods received and dispatched at the same port:

a.1) The transit service provider shall provide the manifest (form No. 21/BKTrC/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC) for the port operator and customs authority.

a.2) The port operator shall follow instructions in Point a.2, Point b.1, Point c.2, Point d.3 Clause 1 Section 1 Part II of this document;

a.3) The customs authority shall follow instructions in Point a.1, Point b.2, Point c.3, Point d.1 Clause 1 Section 1 Part II of this document.

b) Transited goods procedures are transported between wharves of the same port or between transit ports:

b.1) The transit service provider shall provide the container number and manifest number for the port operator and customs authority and present the goods to the customs authority for sealing (if required).

b.2) The port operator shall follow instructions in Point a.2, Point b.1, Point c.2, Point d.3 Clause 1 Section 1 Part II of this document;

b.3) Responsibilities of the customs authority:

b.3.1) Compare information on the manifest and information on the National Single-window System before the goods are dispatched. If information is consistent, append a signature and seal on the approval notice, print 02 copies of the notice and give 01 copy to the declarant for retention.

If information is not consistent, request the port operator and the transit service provider to investigate.

b.3.2) Update eligibility of goods for release from the CCA from the port operator’s system;

b.3.3) Monitor information about the shipment. If no response is received from the Sub-department of Customs to which the goods is dispatched (hereinafter referred to as “receiving customs authority”), the Sub-department of Customs from which the goods is dispatched (hereinafter referred to as “dispatching customs authority”) shall carry out an investigation.

2. Transited goods at seaports

Follow customs procedures specified in Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and supervise the goods as if goods under customs supervision.

3. Exports granted customs clearance or conditional customs clearance that have been moved into the CCA at the border checkpoint in part or in full and then moved to another checkpoint of export or port of loading

a) The declarant shall:

a.1) Submit to the supervisory customs authority a request for permission to move the goods to another checkpoint of export or port of loading, specifying the quantity of customs declarations, name of the new point of loading, container number, carrier s seal number (if any), the name of the ship, number of trips (if any);

a.2) Provide the port operator with information about eligibility of goods for release from the CCA according to form No. 29/DSCT/GSQL (for goods in containers) or form No. 30/DSHH/GSQL (for other goods) in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

a.3) Present the goods to the customs official for inspection; sign the record; maintain the status quo of goods during their transport to the new checkpoint of export or port of loading;

a.4) Complete the procedures specified in Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC for the declaration of combined transport or follow instructions of the Ministry of Finance and the General Department of Customs for the independent transport declaration. If the carrier wishes to change the checkpoint of export or port of loading, the carrier shall request the declarant to make an additional declaration.

In case of BIA, the declarant shall open a new independent transport declaration according to Point c Clause 1 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC at the supervisory customs authority.

b) Responsibilities of the supervisory customs authority

b.1) Inspect the goods and update information about the new checkpoint of export or port of loading on the e-customs system;

b.2) Update eligibility of goods for release from the CCA from the port operator’s system;

b.3) Prepare and sign the record, 01 copy of which will be given to the declarant, receive feedbacks and impose penalties if violations are found or follow instructions in Point a.4 Clause 1 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC if the declarant has opened the independent transport declaration.

c) Responsibilities of the supervisory customs authority:

Compare information from the e-customs system or information provided by the declarant 0with the goods in reality in terms of container numbers, carrier’s seal numbers (if any) and perform the following tasks:

c.1) If information is consistent, allow goods to be released from the CCA. If information is not consistent, request the declarant to contact the customs authority for completion of customs procedures.

c.2) Update information about eligibility of goods for release from the CCA on the e-customs system (if the port operator is connected to the e-customs system).

4. Customs supervision of export shipment that has been granted customs clearance or conditional customs clearance part of which is loaded onto the outbound vehicle according to information on the customs declaration and the rest loaded onto another vehicle at the same checkpoint or port

a) The declarant has the responsibility to prepare an additional declaration in accordance with Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

b) Responsibilities of the port operator:

b.1) Inform the declarant of the changes: quantity of goods loaded onto the vehicle; vehicle name, trip number, new date of departure of the vehicle onto which the rest of the shipment is loaded, which are the basis for the declarant to prepare the additional declaration;

b.2) Adjust information about the containers that remain at the port, including: vehicle name, trip number, new departure date;

b.3) Receive information about the eligibility for release from the CCA of the remaining containers on the declaration. Load the goods onto the vehicle and update information about the goods released from the CCA on the e-customs system as soon as they are completely loaded.

c) The customs authority has the responsibility to provide information about eligibility of goods for release from the CCA according to form No. 4 (for goods in containers) or form No. 5 (for bulk cargo) in Appendix 1 hereof to the port operator’s system.

5. Customs supervision of export shipment that has been granted customs clearance or conditional customs clearance part of which is loaded onto the outbound vehicle according to information on the customs declaration and the rest moved to another checkpoint or port

a) Responsibilities of the declarant:

a.1) Revise the customs declaration that has been granted customs clearance or conditional customs clearance in accordance with Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and open a new declaration for the remaining quantity of goods;

a.2) Transport the remaining quantity of goods to the other checkpoint or port.

b) Responsibilities of the port operator:

b.1) Inform the declarant of the change in quantity of goods exported in reality and quantity of goods transported to the other port or checkpoint;

b.2) As soon as the goods are loaded onto the vehicle, update information about the release of goods from the CCA on the e-customs system;

b.3) Verify information about eligibility of goods for release from the CCA;

b.4) As soon as the goods are removed from the port, update information about the release of the remaining goods from the CCA on the e-customs system.

c) Responsibilities of the supervisory customs authority:

c.1) Cancel the certification of declaration of exports released from the CCA on the e-customs system and update information about eligibility of the remaining goods for release from the CCA, which is the basis for the port operator to allow the goods to be removed from the port;

c.2) Regarding transport of goods under customs dossier: Follow instructions in (3) of this Section on the basis of the new declaration which has been granted customs clearance or conditional customs clearance.

d) In consideration of the declarant’s request, the customs authority where the declaration is registered shall change the quantity of goods exported in reality, update information about the containers that are not exported, receive and process the new declaration.

6. In case the declarant wish to move exports back to inland after they have been granted customs clearance or conditional customs clearance and moved into the CCA at checkpoint

a) In case the declarant wishes to cancel the declaration:

a.1) The declarant shall send the supervisory customs authority a request for permission to remove goods from the CCA. The request must specify information about the cancelled declaration (the exporter’s name, taxpayer ID number, declaration number, container number, registration date of the declaration and the customs authority to which the declaration is registered) in accordance with Article 22 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

a.2) In consideration of the declarant’s request and information about cancellation of the export declaration on the e-customs system or the document certifying the cancellation of the declaration provided by the customs authority to which the declaration is registered (in case of physical declaration), the supervisory customs authority shall update information about eligibility of goods for release from the CCA on the warehousing service provider’s system.

a.3) The port operator shall update information about the goods removed from the CCA on the e-customs system.

b) If the declarant wishes export part of the shipment on the declaration and move the rest back to inland:

b.1) Responsibilities of the declarant:

b.1.1) Send a request for permission to revise the declaration to the Sub-department of Customs to which the customs declaration is registered specifying the declaration number, container number, storage location.

b.1.2) Send a request for release of the goods that are not exported from the CCA to the supervisory customs authority, specifying the exporter’s name, taxpayer ID number, declaration number, container number, registration date of the declaration and the customs authority to which the declaration is registered);

b.2) Responsibilities of the customs authority:

b.2.1) The customs authority to which the declaration is registered shall receive the revised declaration and update information on the e-customs system.

b.2.2) The supervisory customs authority shall update information about eligibility of goods for release from the CCA on the port operator’s system (if connected to e-customs system).

b.3) The port operator shall update the list of goods removed from the CCA on the e-customs system;

7. Goods removed from the CCA without a customs declaration

a) In the cases where goods are exempt from customs procedures to serve national defense and national security purposes or emergency response under a decision of a competent authority:

a.1) The declarant shall present the physical customs declaration or the document issued by the competent authority to the customs official for verification;

a.2) The supervisory customs authority shall update eligibility of goods for release from the CCA on the port operator’s system.

a.3) The port operator shall update the list of goods removed from the CCA on the e-customs system;

b) In case the imports have to be re-exported after they have been moved into the CCA without a customs declaration (the consignor ships the goods against the contract, the destination is incorrect or the owner refuses to receive the goods):

b.1) The declarant shall submit 01 original copy of the request for permission to re-export the goods to the supervisory customs authority. The request must specify the reasons, the number of the bill of lading, estimated date of export and checkpoint of export;

b.2) Responsibilities of the supervisory customs authority:

b.2.1) Inspect documents about the shipment according to the declarant’s request. If no violations are suspected, update the eligibility of goods for release from the CCA on the port operator’s system (if connected to the e-customs system).

b.2.2) If violations are suspected, carry out a physical inspection of the entire shipment. If the goods in reality are found consistent with information on the bill of lading and no other information is received, allow the shipment to be re-exported. If the goods in reality are not consistent with the bill of lading or there is information about violations, appropriate actions shall be taken.

b.3) The port operator shall update information about the goods removed from the CCA on the e-customs system;

8. Transshipped goods at anchoring area

a) Before transshipment:

a.1) Responsibilities of the port operator:

a.1.1) Send a request for permission for transshipment (specify the ship name, trip number, bill of lading number, weight of goods, expected time of departure) to its supervisory customs authority;

a.1.2) Receive the list of goods to be unloaded from the e-customs system.

a.2) Responsibilities of the customs authority:

a.2.1) Decide the supervision measure and appoint a customs official to supervise the transshipment process on the basis of information provided by the port operator and other information (if any);

a.2.2) Send the list of goods to be unloaded to the port operator’s system.

b) During transshipment

b.1) Responsibilities of the port operator:

b.1.1) Promptly inform the supervisory customs authority if the goods are found unconformable or not intact;

b.1.2) Sign the record (if any) as soon as the transshipment is completed.

b.2) Responsibilities of the supervisory customs authority:

b.2.1) Receive information about goods that are found unconformable or not intact or other violations;

b.2.2) Carry out an inspection of goods; prepare and sign a record. Impose penalties (if violations are found) and send information to the receiving customs authority) for further actions.

c) After transshipment:

c.1) The port operator shall update information about unloaded goods on the e-customs system according to form No. 2 or form No. 3 in Appendix 2 hereof;

c.2) The customs authority shall receive information about the unloaded goods from the port operator.

Part III

SUPERVISION AT TAN SON NHAT (TSN) AIRPORT

Section 1. IMPORTS

1. Before entry of imports into TSN’s cargo terminal

a) Responsibilities of the customs authority:

a.1) Before the airplane lands, provide information about the airplane dossier, quantity of goods to be unloaded, shipment number and list of goods subject to scanning (if any) to the cargo terminal operator’s system according to Appendix 4 hereof;

a.2) Provide a phone number and contact to receive information from the cargo terminal operator;

b) Responsibilities of the cargo terminal operator:

Receive the list of goods to be unloaded, shipment number and list of goods subject to scanning (if any) from the e-customs system;

2. During material handling:

a) Responsibilities of the cargo terminal operator:

a.1) Within 01 hour after goods are unloaded and moved into the cargo terminal, compare the goods in reality with the list provided by the customs authority and update information on the e-customs system accordingly (Appendix 5 hereof);

Update the air waybill number (AWB) number (if any) on the cargo terminal s system and the e-customs system as soon as it is provided by the airline.

a.2) If the quantity or weight of goods in reality does not match the list of goods on the e-customs system, inform the customs authority of the storage location and surveillance camera images; update information about the unconformable goods on the e-customs system in accordance with Point a.1 Clause 2 Section 1 Part III of this Decision;

Promptly inform the customs authority if the goods labels or packages are not intact (in a manner that changes the weight), store the goods in an area where surveillance cameras are available, prepare a record (01 copy of which shall be held by a customs official) and update information on the e-customs system;

Move the goods that have to be scanned to the scanning site and move them back after they are scanned; move the goods to an area where surveillance cameras are available if violations are suspected.

b) Responsibilities of the customs authority:

b.1) Monitor the material handling process through surveillance cameras. A customs official may be appointed to directly supervise the process if necessary;

b.2) Receive and update information about the goods entering the cargo terminal on the e-customs system;

b.3) If violations are suspected after a shipment is scanned, the responsible customs official shall seal the shipment, request the cargo terminal operator to move the goods to a separate area where surveillance cameras are available; update the scanning result on the e-customs system even if violations are not found;

b.4) In case of damaged packages that lead to change in weight or loss of labels, the customs official shall cooperate with the cargo terminal operator in preparing a record, have the shipment scanned, seal the shipment after scanning and follow instructions in Point b.3 Clause 2 Section 1 Part III of this document if violations are found.

3. During storage of goods at TSN’s cargo terminal

a) In case the goods are not intact (damaged packages, loss of labels or repackaging)

a.1) Responsibilities of the cargo terminal operator:

a.1.1) Promptly inform the customs authority of any change;

a.1.2) Cooperate with the customs authority in preparing a record and give 01 copy to the customs authority;

a.1.3) Update information on the e-customs system in accordance with Appendix 5 hereof.

a.1.4) Follow instructions in Point a.1 Clause 2 Section 1 Part III of this document if scanning is requested by the customs authority;

a.2) Responsibilities of the customs authority:

a.2.1) The supervising official shall sign the record and retain 01 copy;

a.2.2) If violations are suspected, request the Director of the customs authority to issue an order for scanning of goods and follow instructions in Point b.3 Clause 2 Section 1 Part III of this document;

b) Labeling in case of deconsolidation of the air waybill

b.1) Responsibilities of the cargo terminal operator:

b.1.1) Inform the customs authority of the situation

b.1.2) Label the shipment under supervision of a customs official;

b.1.3) Update the status of the shipment on the e-customs system;

b.2) Responsibilities of the customs authority:

Supervise the labeling of the shipment.

c) Preview or sampling of goods before customs declaration

c.1) Responsibilities of the declarant:

c.1.1) Submit a request for permission to preview or sample the goods to the customs authority and the cargo terminal operator;

c.1.2) Preview or sample the goods under supervision of a customs official;

c.1.3) Sign the record and retain 01 copy;

c.2) Responsibilities of the cargo terminal operator:

c.2.1) Consider granting the declarant’s request;

c.2.2) Supervise the preview or sampling by the declarant;

c.2.3) Sign the record and retain 01 copy;

c.2.4) Update the status of the shipment on the cargo terminal system and the e-customs system.

c.3) Responsibilities of the customs authority:

c.3.1) The customs official shall grant an approval on the declarant’s request;

c.3.2) Supervise the preview or sampling by the declarant;

c.3.3) Sign the declarant’s sampling request and retain 01 copy;

4. When goods are removed from the cargo terminal

a) Responsibilities of the declarant:

a.1) If customs procedures for import have to be completed at the airport:

a.1.1) Provide information about the declaration number or import shipment number to the cargo terminal operator;

a.1.2) Present the goods to the customs official for inspection;

a.2) For goods under customs supervision mentioned in Point b Clause 1 Article 50 of Circular No. 38/2015/TT-BTC:

a.2.1) Provide the number of the independent transport declaration or manifest or import shipment number to the cargo terminal operator;

a.2.2) Present the goods for customs sealing if required;

a.3) When removing the goods from TSN’s cargo terminal under a decision of a competent authority: provide information about the document certified by the customs authority to the cargo terminal operator;

b) Responsibilities of the cargo terminal operator:

b.1) Compare the goods in reality with information on the e-customs system and information provided by the declarant;

b.1.1) Release the goods from TSN’s cargo terminal if they match the information about goods eligible for release from the CCA;

b.1.2) Refuse to release the goods from the CCA if information about their eligibility for release from the CCA is not received or the goods are suspended from release from the CCA according to the e-customs system; request the declarant to contact the customs authority;

b.2) Update the number of the shipment released from TSN’s cargo terminal on the e-customs system in accordance with Appendix 5 hereof according to Appendix 5 hereof.

c) Responsibilities of the customs authority:

c.1) Provide information about eligibility of goods for release from the CCA and information about suspension of goods from release from the CCA to TSN’s cargo terminal’s system according to Appendix 4 hereof;

c.2) Seal the goods if required.

c.3) In case of violations, the Director of the customs authority shall issue a decision on suspension of goods from release from the CCA and send 01 copy to the cargo terminal operator; update the suspension of goods from release from the CCA on the cargo terminal operator’s system; carry out a physical inspection of goods and update the inspection result on the e-customs system;

c.4) Instruct the declarant to complete procedures for the shipment that is not eligible for release from the CCA;

c.5) Receive and update information about the goods released from TSN’s cargo terminal on the cargo terminal operator’ system and the e-customs system.

Section 2. EXPORTS

1. Entry of exports into TSN’s cargo terminal

a) Responsibilities of the declarant:

a.1) If customs procedures have been completed at the checkpoint of export:

a.1.1) Provide information about the export declaration number and the export shipment number to the cargo terminal operator;

a.1.2) Present the goods for scanning by the customs authority;

If violations are suspected while the goods are being scanned, the customs official shall supervise the transport of goods to an area specified by the customs authority pending further actions;

a.2) Regarding goods under customs supervision:

a.2.1) Provide the number of the declaration or independent transport declaration or manifest and export shipment number to the cargo terminal operator;

a.2.2) Present the goods for customs sealing if required;

a.2.3) Present the goods for scanning by the customs authority if required;

a.3) When moving the goods into TSN’s cargo terminal under a decision of a competent authority: provide information about the document certified by the customs authority to the cargo terminal operator;

b) Responsibilities of the customs authority:

b.1) Send to the system of TSN’s cargo terminal information about eligibility of goods for release from the CCA according to Appendix 4 hereof, list of goods subject to scanning (if any); list of goods suspended from entry into the CCA (if any);

b.2) Inspect the customs seal if customs sealing is required;

b.3) Investigate if the quantity of goods on the e-customs system and that on the system of the cargo terminal operator is inconsistent.

b.3.1) If violations are not found, request the declarant to make an additional declaration in accordance with Point b Clause 1 Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b.3.2) If violations are suspected, request the Director of the customs official to issue a decision on suspension of goods from entry into the CCA;

If violations are found, the customs official shall inform the Director of the customs authority and supervise the transport of goods to the customs authority’s warehouse pending further actions;

b.4) When informed of the violations, the Director of the customs authority shall issue a decision on suspension of goods from entry into the CCA and send information to the cargo terminal operator’s system;

b.5) Scan the goods if required or there is a decision on suspension of goods from entry into the CCA; Update the scanning result and eligibility of goods for entry into the CCA on the cargo terminal operator’s system;

b.6) Instruct the declarant to complete procedures for the shipment that is suspended or not eligible for entry into the CCA;

b.7) Receive information about the goods moved into TSN’s cargo terminal from the cargo terminal operator’ system and the e-customs system.

c) Responsibilities of TSN’s cargo terminal operator:

c.1) Receive information about eligibility of goods for entry into the CCA, the list of goods subject to scanning (if any) and the list of goods suspended from entry into the CCA (if any) from the e-customs system;

c.2) Compare the goods in reality with information on the e-customs system and information provided by the declarant.

c.2.1) Allow goods to enter TSN’s cargo terminal if they match information about goods eligible for entry into the CCA;

c.2.2) Refuse to allow the goods to enter TSN’s cargo terminal if information about their eligibility for entry into the CCA is not received or the goods are suspended from entry into the CCA according to the e-customs system; request the declarant to contact the customs authority;

Do not allow the goods to enter TSN’s cargo terminal if the quantity of goods and packages is inconsistent and request the declarant to contact the customs authority;

In case the shipment has to be scanned as requested by the customs authority, request the declarant to transport the goods to the scanning site and transport them back to the original location if violations are not found after scanning;

c.3) Update information about entry of goods into the CCA by shipment number on the e-customs system according to Appendix 5 hereof;

2. Regarding exports stored in TSN’s cargo terminal

a) Responsibilities of the customs authority:

a.1) Monitor the storage of goods through surveillance cameras. A customs official may be appointed to directly supervise the process if necessary;

a.2) Cooperate with a competent authority in goods inspection if requested;

b) Responsibilities of the cargo terminal operator:

b.1) Cooperate with competent authorities in goods inspection if requested;

b.2) Update information about inspected goods on the cargo terminal operator’ system and the e-customs system;

3. When the exports are loaded onto an outbound airplane

a) Responsibilities of the cargo terminal operator:

a.1) Update the list of goods removed from the cargo terminal for loading onto the airplane on the e-customs system according to Appendix 5 hereof;

a.2) Update the list of goods loaded onto the vehicle in reality on the e-customs system after 01 hour from the departure of the airplane according to Appendix 5 hereof;

b) Responsibilities of the customs authority:

b.1) Supervise the loading of goods onto the airplane through surveillance cameras;

A customs official may be appointed to supervise the process directly if necessary;

b.2) Receive and update information about the goods released from the airport cargo terminal and loaded onto the airplane;

4. In case exports are removed from the cargo terminal and moved back to inland

a) Responsibilities of the declarant:

Follow the procedures specified in Point a2 Clause 2 Article 22 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b) Responsibilities of the customs authority:

b.1) Follow the instructions in Point b4 Clause 2 Article 22 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b.2) Update information about cancelled declaration on the cargo terminal operator’ system and the e-customs system.

c) Responsibilities of TSN’s cargo terminal operator:

c.1) Compare the goods in reality with information about the cancelled declaration on the e-customs system and information provided by the declarant;

c.1.1) Allow goods to be removed from the cargo terminal if information is consistent;

c.1.2) Refuse to allow the goods to be removed from the cargo terminal if information is inconsistent and request the declarant to contact the customs authority;

c.2) Update information about the removal of goods from the cargo terminal on the e-customs system.

Section 3. CUSTOMS SUPERVISION OF EXPORTS THAT HAVE BEEN GRANTED CUSTOMS CLEARANCE AND MOVED INTO THE CUSTOMS CONTROLLED AREA (ENTIRELY OR PARTIALLY) AND THEN MOVED TO ANOTHER AIRPORT CARGO TERMINAL FOR EXPORT

1. If the declarant wishes to move the goods to another airport cargo terminal for export (under the management of the same Sub-department of Customs):

a) Responsibilities of the declarant:

a.1) Send a written request to the dispatching and receiving cargo terminals and their supervisory customs authorities. The request shall specify the export shipment number and customs declaration number;

a.2) After the request is granted by the customs authority and the airport cargo terminal operators, receive the goods at the dispatching terminal;

a.3) Present the goods to the customs official responsible for the dispatching terminal for sealing and to the receiving terminal for inspection;

a.4) Transport the goods from the dispatching terminal to the receiving terminal and maintain the status quo of goods during transport;

b) Responsibilities of the customs authority:

b.1) At the dispatching terminal:

b.1.1) The customs official shall grant an approval on the declarant’s request;

b.1.2) Update information about eligibility of goods for release from the CCA on the e-customs system and the dispatching terminal operator’s system according to Appendix 4 hereof;

b.1.3) Inspect the packages of goods and the seal; compare the goods in reality with information on the e-customs system;

b.1.4) Seal the goods if they are not sealed and request the customs official of the receiving terminal to receive the goods;

b.2) At the receiving terminal:

b.2.1) Inspect the packages of goods and the seal; compare the goods in reality with information on the e-customs system;

b.2.2) Update information about eligibility of goods for entry into the CCA on the e-customs system and the dispatching terminal operator’s system according to Appendix 4 hereof;

c) Responsibilities of the dispatching terminal operator:

c.1) Receive documents and information provided by the declarant; compare it with information about eligibility of goods for release from the CCA on the e-customs system:

c.1.1) Allow goods to be removed from the cargo terminal if information is consistent;

c.1.2) Refuse to allow the goods to be removed from the cargo terminal if information is inconsistent or the goods is suspended from release from the CCA and request the declarant to contact the customs authority;

c.2) Update information about the goods removed from the cargo terminal on the e-customs system according to Appendix 5 hereof;

c.3) Give goods to the declarant.

d) Responsibilities of the receiving terminal operator:

d.1) Receive documents and information provided by the declarant; compare it with information about eligibility of goods for entry into the CCA on the e-customs system:

d.1.1) Allow goods to enter the cargo terminal if information is consistent;

d.1.2) Refuse to allow the goods to enter the cargo terminal if information is inconsistent or the goods is suspended from entry into the CCA and request the declarant to contact the customs authority;

d.2) Update information about eligibility of goods for entry into the cargo terminal on the e-customs system according to Appendix 5 hereof;

2. If the declarant wishes to move the goods to another checkpoint of export or port of loading under the management of different Customs Departments (in different provinces)

a) Responsibilities of the declarant:

Follow the instructions in Point a.1 Clause 2 Article 22 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b) Responsibilities of the customs authority:

b.1) Follow the instructions in Point b.4.1 Clause 2 Article 22 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b.2) Update information about the goods eligible for release from the CCA on the terminal operator’s system according to Appendix 4 hereof.

c) Responsibilities of cargo terminal operators:

c.1) Compare the goods in reality with information on the e-customs system

c.1.1) Allow goods to be removed from the cargo terminal if information is consistent;

c.1.2) Refuse to allow the goods to enter the cargo terminal if information is inconsistent and request the declarant to contact the customs authority;

c.2) Update information about the goods removed from the cargo terminal on the e-customs system according to Appendix 5 hereof.

Part IV

SYSTEM MALFUNCTION

1. Responsibilities of warehousing service providers:

a) Send a written notification to the supervisory customs authority of the malfunction within 01 hour from the occurrence of the malfunction. The notification shall specify the name and code of the warehouse/port, name and code of the supervisory customs authority, the malfunction and time of occurrence, name of the informant, etc. Keep a log of the occurrence according to form No. 4 in Appendix 3 hereof;

b) Allow loading of exports onto outbound vehicles or removal of imports from the CCA according to the list of eligible goods certified by the Sub-department of Customs or information provided by the customs authority;

c) Update information about the goods removed from the CCA as soon as system is fixed;

2. Responsibilities of the customs authority:

a) The General Department of Customs shall establish a help desk to receive feedbacks and deal with malfunctions;

b) The Director of the customs authority whose system malfunctions shall appoint technicians to supervise the system at all time; send notifications to the warehousing service providers within 01 hour from the occurrence of the malfunction;

c) The Director of the customs authority whose system malfunctions shall appoint an official to cooperate with the warehousing service provider in fixing the malfunction; if the malfunction cannot be fixed, issue a record and promptly notify the help desk of the General Department of Customs and follow the instructions provided;

a) If the e-customs system and the warehousing service provider’s system cannot exchange information but the e-customs system still has the list of goods eligible for release from the CCA, the customs official shall verify information on the e-customs system or from the help desk of the General Department of Customs, extract data (bearing the digital signatures) or compile a list of eligible goods according to form No. 5 in Appendix 3 hereof and send it to the warehousing service provider;

dd) If the e-customs system malfunctions on a nationwide scale, the customs authority shall prepare a notification in accordance with Point g Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP and the Director of the General Department of Customs shall provide instructions accordingly;

e) Inform warehousing service providers of the shipments released from the CCA after the system is fixed.

Part V

IMPLEMENTATION

1. Declarants shall follow customs procedures for export and import of goods under management of Customs Departments of Ho Chi Minh City and Ba Ria - Vung Tau province in accordance with this document.

2. Customs Departments of Ho Chi Minh City and Ba Ria - Vung Tau province shall supervise implementation of this document.

3. Customs Departments of Ho Chi Minh City and Ba Ria - Vung Tau province shall appoint officials responsible for management and supervision of electronic customs of exports, imports transited goods and transshipped goods under their management according to this document.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 2722/QD-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất