Quyết định 0123/1999/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định số 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ Thương mại

thuộc tính Quyết định 0123/1999/QĐ-BTM

Quyết định 0123/1999/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định số 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ Thương mại
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:0123/1999/QĐ-BTM
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lương Văn Tự
Ngày ban hành:04/02/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 0123/1999/QĐ-BTM

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 0123 /1999/QĐ-BTM
NGÀY 04 THÁNG 2 NĂM 1999 VỀ VIỆC BỔ SUNG QUY CHẾ
KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC TẠM NHẬP TÁI XUẤT BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1311/1998/QĐ-BTM NGÀY 31/10/1998
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

 

Căn cứ Nghị định 95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;

Căn cứ Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;

Xét tính chất đặc thù của mặt hàng xăng dầu;

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu để bổ sung cho Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ Thương mại.

 

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định 555/TM-XNK ngày 28/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập để tái xuất .

 

Điều 3: Các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu, Vụ trưởng các Vụ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này .


QUY CHẾ

KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT XĂNG DẦU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 0123/1999/QĐ-BTM ngày 04/2/1999
của Bộ trưởng Bộ Thương mại ).

 

I- QUI ĐỊNH CHUNG:

 

Điều 1: Mặt hàng xăng dầu qui định trong Quy chế này bao gồm: xăng, diesel, dầu hoả, nhiên liệu bay ( ZA1, TC1 ) và ma zút .

 

Điều 2: Tạm nhập tái xuất xăng dầu qui định trong Quy chế này là việc doanh nghiệp Việt nam mua xăng dầu từ nước ngoài để bán lại cho doanh nghiệp của một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt nam và làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt nam .

Các trường hợp mua xăng dầu từ nước ngoài để bán cho các đối tượng sau đây cũng được coi là kinh doanh tạm nhập tái xuất và phải thực hiện theo qui định của Quy chế này:

1. Các doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất và các doanh nghiệp chế xuất nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao .

2. Máy bay của các hãng hàng không Việt nam bay trên các tuyến bay quốc tế và máy bay của các hãng hàng không nước ngoài hạ cánh tại Việt Nam .

3.Tầu biển nước ngoài cập cảng Việt nam .

 

Điều 3: Doanh nghiệp được thực hiện tạm nhập tái xuất xăng dầu khi có văn bản cho phép của Bộ Thương mại .

1. Các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được ký kết hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu xăng dầu trước khi xin phép Bộ Thương mại.

2. Các doanh nghiệp khác có chức năng kinh doanh xăng dầu qui định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có nhu cầu kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu sẽ được Bộ Thương mại xem xét giải quyết từng thương vụ .

 

II- THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP TÁI XUẤT
XĂNG DẦU:

 

Điều 4: Bộ Thương mại cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu cho các doanh nghiệp nêu tại Khoản 1 Điều 3 căn cứ vào hồ sơ sau đây:

1. Công văn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu, nêu rõ: số lượng, chủng loại xăng dầu xin tạm nhập tái xuất, khách mua hàng, cửa khẩu tạm nhập, cửa khẩu tái xuất , thời gian thực hiện....

2.Hợp đồng mua xăng dầu ký với khách hàng nước ngoài .

3.Hợp đồng bán xăng dầu ký với doanh nghiệp ( nếu bán cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc cho các đối tượng qui định tại Khoản 1 Điều 2), ký với các hãng hàng không( trường hợp bán cho các đối tượng qui định tại Khoản 2 Điều 2) và dự kiến kế hoạch bán hàng do Giám đốc doanh nghiệp đề nghị ( trường hợp bán cho đối tượng qui định tại Khoản 3 Điều 2).

- Trường hợp bán xăng dầu cho đối tượng qui định tại Khoản 1 Điều 2 phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc nhập khẩu xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp .

Bộ Thương mại cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu cho doanh nghiệp trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ.

 

Điều 5: Các doanh nghiệp nêu tại Khoản 2 Điều 3 nếu có nhu cầu kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu , cần gửi văn bản về Bộ Thương mại giải trình cụ thể phương án kinh doanh và khả năng thực hiện bảo đảm hiệu quả, an toàn, đúng qui định .

Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Thương mại sẽ có văn bản cho phép doanh nghiệp triển khai ký kết hợp đồng mua bán hoặc thông báo lý do không giải quyết.

 

III- QUI ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN TẠM NHẬP TÁI XUẤT
XĂNG DẦU:

 

Điều 6: Xăng dầu tái xuất phải được thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo đúng các qui định hiện hành của Nhà nước về quản lý ngoại hối .

 

Điều 7: Doanh nghiệp được phép tạm nhập xăng dầu theo một lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa trong nội địa theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập .

 

Điều 8: Đối với các doanh nghiệp là đầu mối nhập khẩu xăng dầu, khối lượng xăng dầu thực tái xuất được phép chênh lệch thấp hơn không quá 10% so với khối lượng đã tạm nhập. Lượng xăng dầu chênh lệch này phải nộp đủ thuế và các khoản thu khác như đối với xăng dầu nhập khẩu để tiêu thụ nội địa và phải tính trừ vào chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu cùng chủng loại Bộ Thương mại đã giao cho doanh nghiệp hàng năm.

Các doanh nghiệp nêu tại Khoản 2 Điều 3 phải tái xuất toàn bộ khối lượng xăng dầu đã tạm nhập .

 

Điều 9: Hồ sơ nộp cho cơ quan Hải quan để làm thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu bao gồm:

1. Hợp đồng mua hàng, hợp đồng bán hàng (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp ).

2. Văn bản của Bộ Thương mại cho phép doanh nghiệp tạm nhập tái xuất xăng dầu ( bản sao có xác nhận của doanh nghiệp ).

3. Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hoá theo qui định của Hải quan .

Trường hợp căn cứ văn bản cho phép của Bộ Thương mại, doanh nghiệp ủy quyền cho các doanh nghiệp hoặc chi nhánh trực thuộc làm thủ tục tạm nhập và hoặc tái xuất xăng dầu thì doanh nghiệp hoặc chi nhánh trực thuộc phải xuất trình thêm văn bản uỷ quyền hợp lệ, nêu rõ số lượng, chủng loại xăng dầu uỷ quyền thực hiện.

 

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

 

Điều 10: Các doanh nghiệp đã được phép kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm về tình hình thực hiện theo biểu mẫu đính kèm .

 

Điều 11: Các vấn đề khác có liên quan đến kinh doanh tạm nhập tái xuất không nêu tại Quy chế này được thực hiện theo qui định tại Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ trưởng Bộ Thương mại .

 

Điều 12: Qui chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành thay thế cho Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 555/TM-XNK ngày 28/6/1995 của Bộ Trưởng Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập để tái xuất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên D.N báo cáo

Số:

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........, ngày tháng năm 199

 

BÁO CÁO THỰC HIỆN TẠM NHẬP TÁI XUẤT XĂNG DẦU

.............. THÁNG NĂM 199

 

 

Giấy phép tạm nhập tái xuất

Đối tượng tái xuất

Số lượng đã được duyệt

(tấn)

Số lượng đã tạm nhập (tấn)

Số lượng đã tái xuất

(tấn)

Trị giá đã

tái xuất

(USD)

 

 

Ghi chú

 

Tổng số :

Trong đó:

- Xăng

- Diesel

- Ma zut

- Dầu hoả

- Nhiên liệu bay

 

 

 

 

 

 

Cv số /TM-XNK ngày tháng năm 1999

- Xăng

- Diesel

 

 

Kampuchia

 

 

 

 

 

Cv số /TM-XNK

ngày tháng năm 1999

- Ma zut

- Nhiên liệu bay

 

 

Lào

 

 

 

 

 

Cv số /TM-XNK

ngày tháng năm 1999

- Diesel

Tầu biển nước ngoài

 

 

 

 

 

Cv số /TM-XNK

ngày tháng năm 1999

- Nhiên liệu bay

Máy bay nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRADE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 123/1999/QD-BTM
Hanoi, February 04, 1999
 
DECISION
SUPPLEMENTING THE REGULATION ON BUSINESS MODE OF TEMPORARY IMPORT FOR RE-EXPORT ISSUED TOGETHER WITH DECISION No. 1311/1998/QD-BTM OF OCTOBER 31, 1998 OF THE MINISTRY OF TRADE
THE MINISTER OF TRADE
Pursuant to Decree No. 95-CP of December 4, 1993 of the Government stipulating the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Trade;
Pursuant to Decree No. 57/1998/ND-CP of July 31, 1998 of the Government detailing the implementation of provisions of the Commercial Law concerning the goods export, import, processing and purchase and sale agency activities with foreign countries;
Considering the particular character of petrol and oil items;
DECIDES:
Article 1.- To issue together with this Decision the Business Regulation on temporary import for re-export of petrol and oil in supplement to the Regulation on Business Mode of Temporary Import for Re-export, issued together with Decision No.1311/1998/QD-BTM of October 31, 1998 of the Ministry of Trade.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces Decision No.555/TM-XNK of June 28, 1995 of the Minister of Trade on the supplements to the Regulation on business mode of temporary import for re-export.
Article 3.- The enterprises engaged in temporary import for re-export of petrol and oil and the directors of the relevant departments shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Luong Van Tu
 
THE BUSINESS REGULATION
ON TEMPORARY IMPORT FOR RE-EXPORT OF PETROL AND OIL
(Issued together with Decision No.0123/1999/QD-BTM of February 4, 1999 of the Minister of Trade)
I. GENERAL PROVISIONS
Article 1.- The petrol and oil goods items of specified in this Regulation include: petrol, diesel, kerosene, flight fuels (ZA1, TC1) and fuel oil.
Article 2.- The temporary import for re-export of petrol and oil prescribed in this Regulation means that a Vietnamese enterprise buys petrol and oil from a foreign country to sell them to enterprises of another country, and fills in the procedures for the import of petrol and oil into Vietnam and for their export out of Vietnam.
Cases of buying petrol and oil from foreign countries to sell them to the following subjects shall also be considered the temporary import for re-export business and subject to this Regulation:
1. Enterprises in export processing zones and export processing enterprises located in industrial parks and hi-tech parks;
2. Airplanes of the Vietnamese airlines flying on international routes and airplanes of the foreign airlines landing in Vietnam;
3. Foreign sea-going ships calling at Vietnamese ports.
Article 3.- Enterprises shall be entitled to conduct temporary import for re-export of petrol and oil after obtaining the Ministry of Trade’s written permits.
1. The enterprises designated to import petrol and oil shall be entitled to sign contracts for the import and export of petrol and oil before obtaining the Ministry of Trade’s permits.
2. Other enterprises that have the function of trading in petrol and oil as stipulated in their business registration certificates, if wishing to conduct the business of temporary import for re-export of petrol and oil, shall be considered and permitted by the Ministry of Trade on case-by-case basis.
II. THE PROCEDURES TO APPLY FOR TEMPORARY PETROL-OIL IMPORT-FOR-RE-EXPORT PERMITS
Article 4.- The Ministry of Trade shall grant permits for temporary import for re-export of petrol and oil to the enterprises specified in Clause 1, Article 3 on the basis of following dossiers:
1. Official dispatch applying for a permit for temporary import for re-export of petrol and oil, clearly stating the quantity and category of petrol and oil to be temporarily imported for re-export, the customer(s), border-gate for temporary import and that for re-export, performance duration,...
2. Contract for purchase of petrol and oil signed with foreign customer.
3. Contract(s) for sale of petrol and oil signed with enterprise(s) (in cases the petrol and oil are sold to foreign enterprises or to subjects specified in Clause 1, Article 2), or signed with airlines (in cases the petrol and oil are sold to subjects specified in Clause 2, Article 2), and sale plan proposed by the enterprise’s director (in cases petrol and oil are sold to subjects specified in Clause 3, Article 2).
- In cases where petrol and oil are sold to subjects specified in Clause 1, Article 2, the competent agency�s written approval of the import of petrol and oil in service of the enterprises’ production and business activities is required.
The Ministry of Trade shall grant permits for temporary import for re-export of petrol and oil to the enterprises within 7 working days after receiving the complete and valid dossiers.
Article 5.- The enterprises mentioned in Clause 2, Article 3, that wish to conduct the business of temporary import for re-export of petrol and oil shall have to send their documents to the Ministry of Trade, clearly explaining their business plans and performance capability, thus ensuring efficiency, safety and compliance with regulations.
Within 7 working days after receiving the written requests from the enterprises, the Ministry of Trade shall grant written permits to enterprises to sign sale and purchase contracts or notify reason(s) for refusal to grant permits.
III. THE REGULATIONS ON EFFECTING TEMPORARY IMPORT FOR RE-EXPORT OF PETROL AND OIL
Article 6.- Payments for re-exported petrol and oil shall be made via banks in freely convertible foreign currency(ies) in strict accordance with the State’s current regulations on foreign exchange management.
Article 7.- Enterprises shall be permitted to temporarily import petrol and oil in a big lot and re-export them in the whole lot or in small lots from domestic depots in strict accordance with their temporarily imported volumes and categories.
Article 8.- For the enterprises designated to import petrol and oil, their actually re-exported petrol and oil volume must not be 10% lower than the temporarily imported volume. For such petrol and oil volume difference, taxes and other levies must be fully paid as for petrol and oil imported for domestic consumption, and shall be accounted into the import quotas of petrol and oil of the same category annually allocated by the Ministry of Trade to the enterprises.
The enterprises specified in Clause 2, Article 3 shall have to re-export the whole volume of temporarily imported petrol and oil.
Article 9.- The dossier to be submitted to the customs authority for carrying out the procedures for temporary import for re-export of petrol and oil shall comprise:
1. The purchase contract, the sale contract (copies with the enterprise”s certification).
2. The Ministry of Trade’s written permit for the enterprise to temporarily import petrol and oil for re-export (copy with the enterprise’s certification).
3. The vouchers related to the goods forwarding according to the customs regulations.
In cases where enterprises, basing themselves on the Ministry of Trade’s written permits, authorize their attached enterprises or affiliates to carry out the procedures for temporary import for re-export of petrol and oil, such attached enterprises or affiliates shall have to produce valid authorization papers which clearly state the volume and category of petrol and oil they are authorized to temporarily import for re-export.
IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 10.- The enterprises that have already been permitted to conduct business of temporary import for re-export of petrol and oil shall have to make reports every 3 months, 6 months, 9 months and annually on their performance according to the set form.
Article 11.- Other matters related to the temporary import for re-export business which are not mentioned in this Regulation shall comply with the Regulation on the business mode of temporary import for re-export issued together with Decision No.1311/1998/QD-BTM of October 31, 1998 of the Minister of Trade.
Article 12.- This Regulation takes effect 15 days after its issuance and replaces the Regulation issued together with Decision No.555/TM-XNK of June 28, 1995 of the Minister of Trade supplementing the Regulation on the business mode of temporary import for re-export.-
 

 
FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Luong Van Tu

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 0123/1999/QD-BTM DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 18/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất