Chỉ thị 47/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp xuất khẩu

thuộc tính Chỉ thị 47/2004/CT-TTg

Chỉ thị 47/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp xuất khẩu
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:47/2004/CT-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:22/12/2004
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Công nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Giải pháp cho các sản phẩm công nghiệp - Ngày 22/12/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 47/2004/CT-TTg về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. Thủ tướng chỉ thị cần thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp xuất khẩu một cách toàn diện trên tất cả các mặt năng lực sản xuất, cơ cấu mặt hàng, giá cả, chất lượng, phương thức phân phối... Tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu và thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp, tăng sự chủ động về nguyên vật liệu đầu vào nhằm giảm thiểu các tác động từ bên ngoài, giảm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu... Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác thị trường và xúc tiến thương mại phục vụ xuất khẩu hàng công nghiệp...

Xem chi tiết Chỉ thị47/2004/CT-TTg tại đây

tải Chỉ thị 47/2004/CT-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 47/2004/CT-TTG
NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP XUẤT KHẨU

 

Thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, hoạt động xuất khẩu của cả nước nói chung và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kim ngạch xuất khẩu luôn duy trì được đà tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng rất nhanh; xuất khẩu ngày càng đóng góp tích cực cho tăng trưởng GDP hàng năm, trong đó nổi bật của xuất khẩu những năm qua là sự đóng góp to lớn của các ngành sản xuất công nghiệp.

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã đề ra, còn rất nhiều thách thức đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu của cả nước nói chung và xuất khẩu hàng công nghiệp nói riêng. Về xuất khẩu hàng công nghiệp, một số điểm yếu đã bộc lộ như tỷ trọng các sản phẩm đã qua chế biến, chế tạo còn thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực; giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm thấp; chủng loại mặt hàng chưa đa dạng, còn tập trung nhiều vào các mặt hàng bị giới hạn bởi hạn ngạch... Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và cạnh tranh trên thị trường thế giới gay gắt hơn, khả năng cạnh tranh của hàng hoá đã trở thành một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp khi vươn ra thị trường ngoài nước. Trong khi đó, những lợi thế cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam dựa trên nguồn lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên sẵn có ... đang có xu hướng giảm nhanh. Do vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nhanh chóng, tích cực tìm kiếm và đề ra các giải pháp, chính sách mới, phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp có khả năng hoặc tiềm năng xuất khẩu cao.

Để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp có khả năng xuất khẩu cao, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các tỉnh), các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, các cơ quan có liên quan quán triệt những nội dung cơ bản và triển khai thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:

1. Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp xuất khẩu một cách toàn diện trên tất cả các mặt năng lực sản xuất, cơ cấu mặt hàng, giá cả, chất lượng, phương thức phân phối...

a) Bộ Công nghiệp:

- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp. Khai thác tối đa năng lực sản xuất và xuất khẩu của những sản phẩm đang có lợi thế cạnh tranh như hàng may mặc, giày - dép, đồng thời tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn, có giá trị gia tăng cao như cơ khí chế tạo (xe máy, xe đạp, máy động lực, máy nông nghiệp, đóng và sửa chữa tàu thuyền...), thiết bị điện, điện tử - máy vi tính, phần mềm công nghệ thông tin, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, thực phẩm chế biến... để sớm hình thành các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn mới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng công nghiệp theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao. Phấn đấu nâng tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ 50% hiện nay lên 70 - 75% vào năm 2010. Bên cạnh đó, cần quan tâm khai thác các mặt hàng sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động như chế biến nông - lâm - thủy sản, thủ công mỹ nghệ...

- Chỉ đạo các Tổng công ty, công ty, hiệp hội doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện chương trình cắt giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, phấn đấu sản phẩm công nghiệp Việt Nam có giá thành bằng hoặc thấp hơn các sản phẩm cùng loại trong khu vực.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xác định các sản phẩm công nghiệp có khả năng xuất khẩu cao trong từng thời kỳ, trên cơ sở đó chỉ đạo các Tổng công ty, công ty, hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của mình từ nay đến năm 2010 phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập của kinh tế thế giới và khu vực.

- Trên cơ sở chiến lược xuất khẩu đã xây dựng, chỉ đạo các Tổng công ty, hiệp hội doanh nghiệp xây dựng các chương trình, dự án xuất khẩu có mục tiêu, trong đó xác định cụ thể sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh, thị trường, phương thức cạnh tranh. Các chương trình, dự án xuất khẩu có mục tiêu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đi vào hoạt động, xét thấy có hiệu quả sẽ được nhà nước hỗ trợ thông qua các chính sách ưu đãi về đầu tư, tài chính, tín dụng, đất đai ...

- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các hệ thống quản lý như hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000), hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000)... trong sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng uy tín, thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm Việt Nam. Tiến hành đánh giá trình độ khoa học công nghệ của các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng xuất khẩu cao, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mặt bằng trình độ công nghệ chung của ngành.

- Đẩy mạnh thực hiện cải cách các doanh nghiệp nhà nước; tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có hiệu quả; đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, rà soát lại các cơ chế, chính sách hiện hành, kết hợp đề xuất các cơ chế, chính sách mới về khuyến khích đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hoá với trọng tâm là hàng công nghiệp, báo cáo Chính phủ trong quý I năm 2005.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển bố trí kế hoạch vốn tín dụng nhà nước cho các chương trình, dự án sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp; bảo đảm cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cũng được hưởng ưu đãi như các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành có liên quan đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp có khả năng xuất khẩu cao, đầu tư có áp dụng công nghệ hiện đại, lĩnh vực phân phối bán buôn và bán lẻ, nhằm từng bước gắn kết các doanh nghiệp trong nước vào các công đoạn sản xuất - kinh doanh - phân phối của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới.

c) Bộ Tài chính:

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng cơ chế bảo hiểm xuất khẩu và Đề án thành lập Ngân hàng Xuất nhập khẩu chuyên làm nhiệm vụ cung cấp tín dụng, bảo lãnh cho các hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có các sản phẩm công nghiệp có khả năng xuất khẩu cao để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2005.

- Nghiên cứu trình Chính phủ cơ chế hình thành nguồn vốn hỗ trợ phát triển và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và khoa học công nghệ.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Bưu chính, Viễn thông, Giao thông vận tải và các địa phương có trách nhiệm chỉ đạo việc rà soát lại các loại phí, nghiên cứu, đẩy nhanh lộ trình giảm giá cước viễn thông, phí cảng biển, bến bãi... nhằm tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm để cuối năm 2004 xuống bằng mức của các nước trong khu vực.

- Nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu, bỏ chế độ thu chênh lệch giá, tính giá tối thiểu đối với nguyên liệu đầu vào cho sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa việc cải tiến quy trình, thủ tục hải quan, đơn giản hoá thủ tục thu thuế, hoàn thuế và kiểm tra hải quan. Tăng cường và chấn chỉnh công tác kiểm tra sau khi thực hiện các nghiệp vụ thuế và hải quan (hậu kiểm); tăng thêm mặt hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra để rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan xuống ngang bằng với các nước trong khu vực.

d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục thế chấp cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, được tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư, sản xuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; đặc biệt là đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn đối với các dự án, chương trình xuất khẩu có mục tiêu.

- Phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và đa dạng hoá các dịch vụ tài chính ngân hàng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

đ) Bộ Bưu chính, Viễn thông:

- Xây dựng Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm điện tử - tin học và viễn thông, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2005.

- Chủ trì chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong công tác xuất nhập khẩu.

e) Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các đơn vị nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện phụ tùng cho sản xuất hàng công nghiệp.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác tiêu chuẩn hoá, bao gồm cả xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia cho nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm nhập khẩu và tiêu chuẩn cho hàng hoá xuất khẩu, hài hoà tiêu chuẩn phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

- Tổ chức hướng dẫn, quản lý và đơn giản hoá thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hoá, sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đăng ký thương hiệu và tuân thủ các quy định pháp luật về bảo hộ sở hữu công nghiệp, tại các thị trường xuất khẩu.

g) Bộ Giáo dục và Đào tạo: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực có kỷ luật và chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là yêu cầu nhân lực cho các ngành công nghiệp có khả năng xuất khẩu cao.

h) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, qua đó giúp cho người lao động, các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn lao động của khách hàng quốc tế.

i) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt, xây dựng và công bố các quy hoạch sử dụng đất, phát triển đô thị, phát triển các khu công nghiệp, các vùng nguyên liệu, trong đó có tính đến việc nghiên cứu, phát triển các khu công nghệ cao để thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao... Chú trọng dành quỹ đất cho các khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nằm trong nội đô hoặc những cơ sở thuộc diện phải di dời. Công bố công khai, rộng rãi những chủ trương, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng trước khi thực hiện các dự án đầu tư.

- Phối hợp với Bộ Công nghiệp, các Bộ, ngành có liên quan và các doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu, xem xét, trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có khả năng xuất khẩu cao để điều chỉnh, bổ sung chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất của địa phương mình; có cơ chế, chính sách thích hợp khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương.

- Tăng cường phát huy mối liên kết nội vùng và giữa các vùng kinh tế trên nguyên tắc hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm tránh tình trạng quy hoạch sản xuất kinh doanh chồng chéo, trùng lặp hoặc cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương, giữa doanh nghiệp thuộc điạ phương với doanh nghiệp thuộc Trung ương và các thành phần kinh tế khác.

k) Quỹ Hỗ trợ phát triển có nhiệm vụ căn cứ vào nguồn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ đề xuất các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách khuyến khích hàng xuất khẩu.

2. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu và thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp, tăng sự chủ động về nguyên vật liệu đầu vào nhằm giảm thiểu các tác động từ bên ngoài, giảm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu:

a) Bộ Công nghiệp:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng Đề án phát triển công nghiệp phụ trợ, trong đó có đề xuất những cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để trình Chính phủ quyết định trong quý II năm 2005. Đề án trước mắt tập trung phát triển các ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày; ngành chế tạo phụ tùng, linh kiện cho ngành cơ khí chế tạo, thiết bị điện - điện tử... và cần phù hợp với quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương.

- Chỉ đạo các Tổng công ty, công ty, hiệp hội doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập trung tâm sản xuất, giao dịch mua bán nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, trước mắt tập trung vào những ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, chế biến nông, lâm, hải sản... đặt tại các trung tâm sản xuất, kinh doanh lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai...

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp trên nguyên tắc hài hoà lợi ích của người nông dân, của doanh nghiệp và của Nhà nước.

b) Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại và các Bộ chuyên ngành: nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách về nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo nguyên tắc tạo điều kiện cho việc nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được các yêu cầu về số lượng và chất lượng (như miễn giảm thuế, đơn giản hoá thủ tục...) và hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được và sản xuất có chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế. Các Bộ nghiên cứu, ban hành danh mục nguyên vật liệu đầu vào được phép nhập khẩu và được ưu đãi nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong từng thời kỳ.

3. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác thị trường và xúc tiến thương mại phục vụ xuất khẩu hàng công nghiệp:

a) Bộ Thương mại:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong tháng 2 năm 2005 hoàn thành việc thời sự hoá và công bố danh sách các sản phẩm công nghiệp được thưởng xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu theo hướng tập trung ưu tiên nhiều hơn nữa cho các sản phẩm công nghiệp có tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu cao, có hàm lượng chế tạo lớn, tạo ra giá trị gia tăng cao.

- Đẩy mạnh và phát triển nhanh các doanh nghiệp phân phối trong nước để gắn sản xuất với lưu thông, thiết lập hệ thống các tổng đại lý, tổng phát hành phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất đưa sản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp thiết lập mối liên hệ với các tập đoàn phân phối có quy mô, uy tín ở nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế, có các biện pháp mở rộng, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Cần đặc biệt chú trọng đảm bảo công tác thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển của từng ngành và toàn ngành công nghiệp, nhất là các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm, các dự án lớn về phát triển xuất khẩu. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của các hoạt động tham dự hội chợ, triển lãm tại nước ngoài. Định kỳ hàng năm, 6 tháng một lần tổ chức đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm về hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm công nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc thúc đẩy đàm phán song phương và đa phương nhằm tạo hành lang pháp lý và mở cửa thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Triển khai Đề án nghiên cứu, thống kê các rào cản thương mại quốc tế đối với những sản phẩm công nghiệp Việt Nam xuất khẩu và nghiên cứu xây dựng các hàng rào kỹ thuật của Việt Nam đối với hàng hoá nhập khẩu vào nước ta, trình Chính phủ trong quý I năm 2005. Trong đó chú trọng đưa ra giải pháp khắc phục các rào cản của nước ngoài, nhất là đối với các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ lực, xây dựng phương án đối phó và kịp thời xử lý các tranh chấp thương mại phát sinh đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

- Cải tiến công tác thông tin thị trường, nâng cao năng lực dự báo về nhu cầu, giá cả cũng như các quy định pháp luật và rào cản của thị trường xuất khẩu. Mở rộng các kênh thông tin thị trường tới tận doanh nghiệp để thực hiện vai trò là đầu mối cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp (qua việc thành lập Trung tâm tư vấn thị trường, xây dựng website thông tin thị trường, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản các ấn phẩm...).

- Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng mạng lưới trung tâm xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghiệp tại các thị trường lớn, thị trường nhiều tiềm năng. Củng cố, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan đại diện thương mại (thương vụ) của Việt Nam tại nước ngoài.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống gian lận thương mại, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái nhãn mác; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm, gian lận thương mại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các doanh nghiệp.

b) Bộ Công nghiệp:

- Phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành có liên quan, chỉ đạo các tổng công ty, công ty, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp xây dựng chiến lược về thị trường xuất khẩu, trong đó xác định rõ thị trường mục tiêu cho từng loại sản phẩm trong từng giai đoạn, đặc điểm và các rào cản gia nhập thị trường, phương thức chiếm lĩnh thị trường; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường, xúc tiến thương mại có đủ trình độ, năng lực chuyên môn; chủ động tìm kiếm, thu thập, phân tích và xử lý các thông tin thị trường, bao gồm cả thông tin về hệ thống pháp luật, tập quán kinh doanh, đặc điểm, giá cả thị trường...

- Chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu, xây dựng và tham gia các đề án xúc tiến thương mại trọng điểm, đề án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá; đẩy mạnh xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động tham dự hội chợ triển lãm, xây dựng website và các hình thức quảng bá, giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm, mở các văn phòng đại diện và trung tâm giới thiệu sản phẩm tại nước ngoài, trước mắt tập trung vào các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ASEAN, Nga... ngân sách nhà nước sẽ dành một phần hỗ trợ cho việc thành lập các trung tâm này.

- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập, tham gia vào các hiệp hội ngành hàng trong nước; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các Hiệp hội doanh nghiệp trong nước tham gia các hiệp hội hoặc các hình thức hiệp thương quốc tế nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới.

c) Bộ Ngoại giao:

- Chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài chủ động cung cấp kịp thời thông tin về thị trường, pháp luật, tập quán kinh doanh ở các nước cho các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, địa phương trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thiết lập quan hệ kinh tế thương mại và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư cũng như các hoạt động hợp tác khác với nước ngoài.

- Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Thương mại, Công nghiệp và các Bộ quản lý chuyên ngành khác, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư tại nước ngoài; phối hợp với Bộ Công an hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong các thủ tục xuất nhập cảnh để thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư.

d) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thông mại, thông tin thị trường; bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam; thúc đẩy quan hệ lao động hài hoà tại doanh nghiệp; cải tiến và nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho hàng hoá xuất khẩu.

4. Một số biện pháp khác:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thống kê xuất nhập khẩu. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan thực hiện thống kê chi tiết về kim ngạch, thị trường đối với những mặt hàng công nghiệp xuất khẩu và các nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm công nghiệp nhập khẩu có kim ngạch hàng năm từ một triệu đôla Mỹ trở lên. Số liệu thống kê thương mại nói trên được cung cấp cho các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Thương mại, Công nghiệp, Tổng cục Thống kê theo định kỳ hàng tháng, quý, năm nhằm phục vụ cho mục đích thống kê, xây dựng định hướng mặt hàng và thị trường và hoạch định các cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức theo dõi và điều hành tỷ giá hối đoái theo cơ chế thả nổi, có điều tiết một cách linh hoạt, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; nghiên cứu ban hành các quy định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm rủi ro tiền tệ như giao dịch kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn tiền tệ, lãi suất.

- Các Bộ, ngành, địa phương cần thường xuyên tổ chức gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp; tổng hợp các kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, người quản lý doanh nghiệp và thủ trưởng các đơn vị, cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã nêu tại Chỉ thị này.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 08/2004/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 06/2001/TT-NHNN ngày 24/8/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005 đối với hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Xuất nhập khẩu

văn bản mới nhất