Chỉ thị 10/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 10/2005/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 10/2005/CT-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/04/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Chỉ thị10/2005/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 10/2005/CT-TTg
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 10/2005/CT-TTG
NGÀY 05 THÁNG 4 NĂM 2005 VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN
VÀ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN
Trong thời gian qua, hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản vẫn còn thiếu chiến lược và quy hoạch cụ thể, chưa chú trọng đầu tư về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để làm giàu quặng hoặc chế biến ra sản phẩm kim loại, hợp kim mà chủ yếu vẫn là khai thác khoáng sản để xuất khẩu quặng thô, làm cạn kiệt, lãng phí tài nguyên khoáng sản.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nêu trên là do công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản còn nhiều yếu kém, bất cập. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo chức năng của các Bộ, ngành còn chậm. Việc phân công, phân cấp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản chưa gắn quyền hạn với trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các địa phương. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các địa phương trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản chưa chặt chẽ, kém hiệu quả. Tại một số địa phương, công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản bị buông lỏng, thậm chí Uỷ ban nhân dân một số địa phương cho khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản không đúng quy định của pháp luật.
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản theo đúng Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay một số công việc sau đây:
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ: Công nghiệp, Công an, Thương mại, Tài chính tổ chức kiểm tra hiện trạng khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản trên địa bàn; đình chỉ ngay các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu khoáng sản trái quy định của pháp luật; có biện pháp xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong khai thác, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu khoáng sản; kể cả tước quyền sử dụng giấy phép theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản; thu hồi ngay các giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được cấp không đúng quy định; làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân cấp giấy phép khai thác chế biến khoáng sản trái quy định. Đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng phải đề nghị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 5 năm 2005 việc thực hiện các công việc nêu trên.
2. Trong khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản chưa được ban hành, theo thẩm quyền và căn cứ quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đã đưược phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư để làm giàu quặng hoặc chế biến ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc làm ra các sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Về xuất khẩu khoáng sản: đối với các hợp đồng xuất khẩu khoáng sản được ký kết hợp pháp và đang được thực hiện đúng quy định của pháp luật thì cho phép tiếp tục xuất khẩu theo đúng hợp đồng. Tạm dừng ký kết mới các hợp đồng xuất khẩu khoáng sản rắn dưới dạng nguyên liệu thô cho đến khi có quy định mới (trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định).
Tạm dừng việc phê duyệt và cấp giấy phép khai thác tận thu đối với các khoáng sản kim loại, kể cả vàng, bạc, đá quý, trừ trường hợp khai thác tận thu ở các bãi thải, khai thác lại ở các mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Công an, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác, xuất khẩu quặng sắt, quặng chì - kẽm, titan, cromit, mangan của các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác. Thu hồi các giấy phép khai thác và đình chỉ xuất khẩu khoáng sản theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm nội dung giấy phép được cấp, nhất là các nội dung về thời hạn khai thác, diện tích khu vực khai thác, sản lượng khai thác, yêu cầu về chế biến, an toàn lao động, bảo vệ môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản để đảm bảo có các văn bản hướng dẫn kèm theo khi Luật có hiệu lực thi hành ngay.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án đánh giá triển vọng tài nguyên khoáng sản đối với một số khoáng sản quan trọng, khoáng sản ở các vùng nằm trong quy hoạch xây dựng các công trình quốc gia; đề án đánh giá triển vọng tài nguyên khoáng sản ở một số vùng có nhiều khoáng sản ven biển, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2005.
Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các địa phương khi quy hoạch các công trình xây dựng hạ tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu di tích và các công trình hạ tầng khác phải lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
5. Bộ Công nghịêp chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Thương mại, Tài chính trong đầu quý II năm 2005 xây dựng và ban hành quy định cụ thể về danh mục, điều kiện, tiêu chuẩn các loại khoáng sản xuất khẩu để làm căn cứ bổ sung vào cơ chế quản lý, điều hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2006 - 2010 của Chính phủ.
Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các địa phương xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đối với một số loại khoáng sản quan trọng như : bauxit, sắt, chì - kẽm, titan, cromit, mangan theo mục tiêu, tiến độ và nhu cầu sử dụng cụ thể, gắn khai thác với chế biến sâu, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bảo đảm dự trữ lâu dài nguồn tài nguyên khoáng sản cho ngành công nghiệp khai khoáng. Thời gian trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với quặng sắt, quặng chì - kẽm trong quý II năm 2005, các khoáng sản còn lại trong quý IV năm 2005.
6. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan rà soát các quy định về thuế tài nguyên khoáng sản, thuế xuất khẩu khoáng sản, đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung theo hướng khuyến khích chế biến sâu, hạn chế tối đa tiến tới đình chỉ xuất khẩu khoáng sản thô hoặc tinh quặng.
7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan khoanh định các khu vực cấm và khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2005.
8. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý môi trường trong hoạt động khoáng sản. Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản phải thực hiện đúng các quy định về đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường, bảo đảm phục hồi môi trường sau khai thác; không làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa và các khu dân cư; có biện pháp kiên quyết, ngăn chặn ngay việc sử dụng các hóa chất độc hại trong khai thác, chế biến khoáng sản, bảo đảm an toàn vệ sinh nguồn nước. Làm tốt công tác bảo vệ trật tự, an toàn xã hội và an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản.
9. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho chính quyền địa phương cấp dưới; các doanh nghiệp khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản và nhân dân trong vùng có tài nguyên khoáng sản về chính sách, pháp luật về khoáng sản, nâng cao ý thức bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.
10. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình có kế hoạch thường xuyên tuyên truyền chính sách, pháp luật về khoáng sản, biểu dương những đơn vị, cá nhân làm tốt, phê phán, phát hiện và lên án những hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
PRIME MINISTER --------- No: 10/2005/CT-TTg | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness --------- Hanoi, April 05, 2005 |
DIRECTIVE
ON STRENGTHENING THE STATE MANAGEMENT OF MINERAL EXPLORATION, EXPLOITATION, PROCESSING AND EXPORT ACTIVITIES
THE PRIME MINISTER
In the past period mineral exploration, exploitation, processing and export activities have made important contributions to the socio-economic development. However, in mineral exploration, exploitation and processing there is still a lack of specific strategies and plans; due attention is still not paid to the investment in advance techniques and technologies for ore beneficiation and production of metals or alloys, but mainly to the extraction and export of crude ores, causing depletion and waste of mineral resources.
The main cause of the above situation is that State management of mineral resources is still weak and inadequate. The formulation of strategies and plans for mineral exploration, exploitation and processing by ministries and sectors within their functions is still slow. In assignment and decentralization of the state management of minerals the powers of local people s committees are not attached with their responsibilities. The coordination between relevant ministries, sectors with local people s committees in the control and treatment of violations to the mineral legislation is still loose and inefficient. In some localities, the management and protection of mineral resources is neglected, even the people s committees of some localities permit exploitation of minerals as common construction material and issue artisanal mining license not in accordance with the provisions of the law.
With the aim to strengthen the state management of mineral resources according to the mineral law and the documents guiding its implementation, the Prime Minister requires Ministries, sectors, People s Committees of provinces and cities under the central authority to implement immediately some works as follows:
1. The People s committees of provinces and cities under the central authority shall take the lead and coordinate with the Ministries of Natural Resources and Environment, Public Security, Trade, Finance to organize the control of the present status of exploitation, processing and trade of minerals within their areas of jurisdiction; suspend immediately any exploitation, processing, trading, export of minerals not in compliance with the provisions of the law; take measures to sanction strictly against any organizations or individual violating the law in their exploitation, processing, trading and export of minerals; deprive the right of using license within their competence or propose to the competent agency to revoke mineral licenses; revoke immediately artisanal mining licenses issued not in accordance with the regulations; clarify responsibilities and sanction strictly those organizations or individuals that have issued mining and mineral processing licenses not in accordance with the regulations. Actions of serious violation must be prosecuted for responsibility according to the law. The People s Committee of provinces and cities directly under the central authority shall report to the Prime Minister before 30 May 2005 about their implementation of the above works.
2. Pending the promulgation of the Law on Amendment and supplement of some articles of the mineral law, according to its jurisdiction and the approved mineral exploration, exploitation, processing plans, the Ministry of Natural Resources and Environment shall only grant mineral exploration, mining and mineral processing license to organizations and individuals having investment projects for ore beneficiation or processing into metals, alloys or making products with high value and socio-economic efficiency.
As regards mineral export: for mineral export contracts which have been legally signed and are being implemented in accordance with the provisions of the law, export shall be allowed to be continue according to the contract. Signing of new contracts on export of solid minerals in the form of crude raw material shall be suspended until the issuance of new regulations (the special cases shall be decided by the Prime Minister).
Approval and issuance of artisanal mining licenses shall be suspended for metallic minerals including gold, silver, gemstone, except the case of secondary mining in tailing dumps and remining in the mines which have been decided to be closed.
The Ministry of Natural Resources and Environment shall take the lead and coordinate with the Ministry of Public Security, Ministry of Finance (the General Department of Customs) and the people s committees of provinces and cities directly under the central authority to organize control over the mining and export of iron, lead-zinc, titanium, chromite, manganese ores of the organizations and individuals holding mining licenses; revoke mining licenses stop the export of minerals according to its jurisdiction for the cases of violating the provisions stated in the licenses issued, especially those on the mining duration, acreage of the mining areas, mining production, requirements concerning mineral processing, occupational safety and environmental protection.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall urgently work out documents guiding on the implementation of the law on amendment and supplement of some articles of the Mineral Law to ensure the availability of guiding documents when the law comes into force..
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall work out proposals for evaluating the potential of some important minerals, those in the areas covered by plans for construction of national projects; proposals for evaluating the potential of mineral resources in some coastal areas submit to the Prime Minister in Quarter III of 2005.
Ministries, sectors and People s Committees of localities, when planning infrastructures, urban areas, industrial areas, historic areas and other infrastructures must consult state mineral management agencies.
5. The Ministry of Industry shall take the lead and coordinate with the Ministries of Natural Resources and Environment, Trade and Finance in Quarter II 2005 to work out and promulgate concrete regulations on the list, conditions, and criteria for minerals to be exported to serve as the basis for supplementing the mechanism of management and operation of export and import for period 2006 - 2010 of the Government.
The Ministry of Industry shall take the lead and coordinate with relevant ministries and sectors and people s committees of localities to work out plans for exploration, exploitation and processing of some important minerals such as: bauxite, iron ore, lead - zinc, titanium, chromite, manganese according to concrete objectives, time schedule, and needs, attaching exploitation with fine processing, rational and economical use, ensuring long reservation of mineral resources for the mining industry. The submission to the Prime Minister for iron, lead-zinc ores shall be in Quarter II 2005 and for other minerals shall be in Quarter IV 2005.
6. The Ministry of Finance shall take the lead and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and related ministries and sector to review regulations on mineral royalties, mineral export duties and propose issues to be amended and supplemented in the direction of encouraging fine processing, limiting to the minimum and eventually suspending the export of crude minerals or concentrates.
7. The People s Committees of provinces and cities directly under the central authority shall take the lead and coordinate with the Ministry of Defense and related ministries and sectors to delineate areas where mineral activities are to be prohibited or temporarily prohibited according to the provisions of the law on minerals, submit the results of delineation to the Prime Minister in Quarter III 2005.
8. The People s Committees of provinces and cities directly under the central authority shall strengthen the environmental management work in mineral activities. Mining and mineral processing projects must be in compliance with the regulations on environmental impact assessment, environmental protection commitment, escrow depositing for environmental rehabilitation after completion of the mining operation; not affecting the watershed forests, special-use, landscapes, historic and cultural sites and population areas; taking resolute measures to check immediately the use of toxic chemicals in mining and mineral processing, ensuring safety and hygiene for water resources; ensure social order, and security and occupational safety in mineral activities.
9. Ministries, sectors, People s Committees of provinces and cities directly under the central authority shall intensify the communication, education, enhance the knowledge for the local authorities of lower levels, enterprises engaged in exploitation, processing and trading of minerals and the people in the areas having mineral resources about policies and laws on minerals, enhance their sense of protection and rational exploitation of mineral resources, fighting against actions of violating the legislation on minerals.
10. The Ministry of Culture and Information shall take the lead and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and people s committees of provinces and cities directly under the central authority to guide press, radio and television broadcasting agencies to adopt plans for regularly propagating policies and legislation on minerals, commend well behaving units and individuals, reveal and blame actions of violating the legislation on minerals.
The Prime Minister requires related Ministries and sectors and People s Committees of provinces and cities directly under the central authority to organize the implementation of this Directive. During the implementation, if any problem arises, these agencies shall report in time to the Prime Minister.
Recipients: - Party Central Committee Secretariat, - Prime Minister, Vice Prime Ministers, - Ministries, Ministerial level bodies, bodies attached to the Government, - People s Councils, People Committees of provinces and cities directly under the central authority, - National Assembly Office - Ethnic Council and Committees of the NA, - State President office, - Party Central Committee office and Committees, - Supreme People s Court, - Supreme People s Prosecution Office, - Central offices of mass organizations, - National Administration Academy, - Official Gazettes, - Government Office: Minister - Head, Head of Internal Affairs Committee, Deputy Heads, Internal Affairs Committee, Project 112 Management Board, Spokesperson of the Prime Minister, Departments, subordinate units, - Retained: Head of Government Office (5 copies), Clerical Section. | FOR THE PRIME MINISTER VICE PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây