Thông tư 05/2001/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng

thuộc tính Thông tư 05/2001/TT-BXD

Thông tư 05/2001/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/2001/TT-BXD
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Mạnh Kiểm
Ngày ban hành:30/08/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 05/2001/TT-BXD

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 05/2001/TT-BXD NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ;

Để đảm bảo chất lượng, an toàn công trình trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng; Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng như sau:

 

PHẦN I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

1.1. Công trình xây dựng thuộc mọi nguồn vốn và mọi hình thức sở hữu đều phải thực hiện công tác bảo trì theo quy định của Thông tư này.

1.2. Công trình xây dựng áp dụng Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 17/2000/QĐ-BXD ngày 2/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và trường hợp công trình được phép của cấp có thẩm quyền thay đổi chức năng sử dụng ban đầu, đơn vị tư vấn thiết kế phải lập quy trình bảo trì công trình.

1.3. Công trình đang sử dụng hoặc công trình đã hết niên hạn sử dụng (nếu được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng tiếp) chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng phải thuê đơn vị tư vấn có chức năng đánh giá hiện trạng chất lượng để lập quy trình bảo trì.

2. Giải thích từ ngữ:

2.1. Công trình xây dựng: là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất được tạo thành từ vật liệu xây dựng thông qua việc sử dụng thiết bị thi công và sức lao động. Công trình xây dựng có thể là một hạng mục hoặc nhiều hạng mục nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ hoàn chỉnh.

2.2. Công tác bảo trì công trình: là hoạt động bắt buộc theo luật pháp đối với chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình nhằm đảm bảo cho các bộ phận, hạng mục công trình tiếp tục thực hiện được các chức năng đã xác định của chúng.

2.3. Quy trình bảo trì công trình: là trình tự thực hiện các công việc cần thiết nhằm phục hồi chất lượng các bộ phận, hạng mục công trình để công trình có khả năng tiếp tục thực hiện chức năng theo yêu cầu.

2.4. Công tác bảo trì công trình: là các việc cần thực hiện trong quy trình bảo trì để hoàn thành công tác bảo trì công trình.

2.5. Đánh giá mức độ xuống cấp công trình: là đánh giá hiện trạng chất lượng công trình so với thiết kế ban đầu có tính đến hậu quả của các tác động trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng công trình bao gồm:

2.5.1. Tác động của các yếu tố tự nhiên;

2.5.2. Tác động của các hoạt động trong vận hành, khai thác, sử dụng công trình;

2.5.3. nh hưởng của các yếu tố phát sinh hoặc rủi ro ngoài dự kiến của đơn vị thiết kế;

2.6. Sửa chữa lớn công trình: là công việc được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình.

2.7. Sửa chữa vừa công trình: là công việc được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở một số bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các bộ phận công trình đó.

2.8. Sửa chữa nhỏ công trình: là công việc được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết của bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các chi tiết đó.

2.9. Duy tu, bảo dưỡng công trình: là công việc kiểm tra, xử lý được tiến hành thường xuyên để đề phòng hư hỏng của từng chi tiết, bộ phận công trình.

3. Quy định về các cấp bảo trì công trình xây dựng:

3.1. Bảo trì công trình xây dựng được phân thành 4 cấp như sau:

3.1.1. Duy tu, bảo dưỡng;

3.1.2. Sửa chữa nhỏ;

3.1.3. Sửa chữa vừa;

3.1.4. Sửa chữa lớn.

3.2. Nội dung thực hiện đối với từng cấp bảo trì của công trình xây dựng chuyên ngành có yêu cầu đặc biệt do Bộ có xây dựng chuyên ngành quy định.

3.3. Thời điểm tính chu kỳ đầu tiên của công tác bảo trì công trình được quy định như sau:

3.3.1. Đối với công trình thuộc đối tượng nêu tại khoản 1.2, mục 1, phần 1 của Thông tư này là thời điểm kết thúc nghiệm thu đưa công trình vào vận hành, khai thác, sử dụng.

3.3.2. Đối với công trình thuộc đối tượng nêu tại khoản 1.3, mục 1, phần I của Thông tư này là thời điểm sau khi kết thúc đánh giá mức độ xuống cấp của công trình và lập quy trình bảo trì.

4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo trì công trình xây dựng.

4.1. Căn cứ các khoản 1.2 và 1.3 mục 1, phần I của Thông tư này, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo trì công trình theo các bước sau:

4.1.1. Công tác chuẩn bị thực hiện bảo trì công trình;

4.1.2. Triển khai thực hiện công việc bảo trì công trình;

4.1.3. Kết thúc công tác bảo trì.

4.2. Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện bảo trì công trình ở cấp duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ.

4.3. Bảo trì công trình ở cấp sửa chữa vừa và lớn được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình với các pháp nhân có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện.

5. Nguồn vốn sử dụng cho công tác bảo trì công trình xây dựng:

5.1. Các công trình thuộc các đơn vị được thụ hưởng Ngân sách Nhà nước hoặc do các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế chính trị - xã hội quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác bảo trì thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

5.2. Công trình thuộc các hộ tư nhân quản lý và sử dụng, tuỳ theo mức độ bảo trì, phải tự chuẩn bị kinh phí để thực hiện bảo trì công trình.

5.3. Nguồn vốn sử dụng cho công tác bảo trì công trình ở cấp sửa chữa vừa và lớn được xác định theo dự án và việc quản lý sử dụng vốn thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ.

5.4. Hàng năm chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình phải kiểm tra đánh giá hiện trạng sử dụng công trình để lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ.

 

PHẦN 2
NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

1. Nội dung công tác bảo trì công trình xây dựng được quy định chi tiết theo từng chuyên ngành, song phải đáp ứng được các yêu cầu chính sau:

1.1. Việc bảo trì công trình xây dựng nhằm duy trì được những đặc trưng kỹ thuật, mỹ thuật và công năng trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng phù hợp với cấp công trình và niên hạn sử dụng đã xác định.

1.2. Nội dung yêu cầu đối với công tác bảo trì công trình xây dựng.

1.2.1. Về nội dung công tác bảo trì công trình xây dựng gồm có:

a. Tổ chức điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng;

b. Xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết, bộ phận công trình.

c. Xác định cấp bảo trì;

d. Lập quy trình cho từng cấp bảo trì công trình và mức đầu tư tương ứng;

e. Nguồn tài chính để thực hiện công tác bảo trì công trình.

Trong nội dung công tác bảo trì phải nêu rõ các chi tiết, bộ phận cần thiết phải bảo trì; các điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng, phương thức tổ chức, dự kiến tiến độ thực hiện; biện pháp an toàn cho các thiết bị và con người trong quá trình thực hiện bảo trì công trình.

Nội dung công tác bảo trì công trình không bao hàm những công việc như vệ sinh thường xuyên bên trong, bên ngoài công trình, những sửa chữa, bổ sung, nâng cấp công trình ngoài chức năng ban đầu chưa được phép của cấp có thẩm quyền;

1.2.2. Xác định mức an toàn cho công trình. Việc đánh giá xác định hiện trạng chất lượng của công trình được quy định theo 5 mức độ xuống cấp chất lượng như sau:

a. Tốt: chất lượng công trình bảo đảm vận hành, khai thác, sử dụng; chưa xuống cấp, vẫn giữ được trạng thái chất lượng ban đầu.

b. Đạt yêu cầu: chất lượng công trình bảo đảm vận hành, khai thác, sử dụng, nhưng đã có biểu hiện hư hỏng nhỏ ở một số chi tiết của bộ phận công trình.

c. Không đạt yêu cầu: chất lượng công trình đã xuống cấp, hư hỏng ở một vài bộ phận công trình.

d. Cũ nát: chất lượng công trình xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng hàng loạt các bộ phận công trình.

e. Không sử dụng được: chất lượng công trình xuống cấp rất nghiêm trọng, phải phá dỡ.

1.2.3. Lập quy trình cho từng cấp bảo trì công trình xây dựng cần làm rõ các yêu cầu sau:

a. Các chức năng và tiêu chuẩn vận hành công trình xây dựng.

b. Những nguyên nhân công trình xây dựng không thoả mãn chức năng và tiêu chuẩn vận hành khai thác, sử dụng theo yêu cầu.

c. Những biện pháp khắc phục (lựa chọn cấp bảo trì và nội dung công tác bảo trì tương ứng).

d. Yêu cầu về các chế độ khảo sát định kỳ và biện pháp để phòng ngừa sự cố hoặc chất lượng công trình xuống cấp.

2. Các Bộ có công trình xây dựng chuyên ngành chịu trách nhiệm ban hành phương pháp xác định mức chất lượng cho từng loại công trình chuyên ngành và các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình chuyên ngành làm cơ sở pháp lý cho công tác bảo trì công trình chuyên ngành.

 

PHẦN 3
TÀI LIỆU PHỤC VỤ, CÔNG TÁC BẢO TRÌ
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Các tài liệu làm cơ sở cho công tác thực hiện bảo trì công trình xây dựng bao gồm:

1. Hồ sơ thiết kế công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo nội dung tại phụ lục 1 của quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 17/2000/QĐ-BXD ngày 2/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoặc theo quy định của Bộ có xây dựng chuyên ngành nếu là công trình xây dựng chuyên ngành có yêu cầu đặc biệt;

2. Hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đã sử dụng để thiết kế chế tạo, sản xuất vật liệu, vật tư, thiết bị của công trình;

3. Nhật ký theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình;

4. Các quy trình đã được phê duyệt gồm: quy trình bảo trì công trình của đơn vị thiết kế công trình xây dựng, quy trình kỹ thuật vận hành và bảo trì dây chuyền công nghệ của đơn vị thiết kế công nghệ, quy trình vận hành và bảo trì thiết kế của nhà chế tạo;

5. Báo cáo đánh giá hiện trạng chất lượng đối với công trình chưa lập quy trình bảo trì;

6. Kế hoạch, tiến độ thực hiện công tác bảo trì và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị và môi trường khi đồng thời vận hành, khai thác, sử dụng và thực hiện công tác bảo trì công trình.

7. Các hợp đồng giữa chủ sở hữu công trình hoặc chủ quản lý sử dụng công trình với đơn vị tư vấn lập quy trình bảo trì và với nhà thầu thực hiện bảo trì công trình.

 

PHẦN 4
NGHIỆM THU, BẢO HÀNH CÔNG VIỆC BẢO TRÌ
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

1. Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình phải tổ chức nghiệm thu công việc bảo trì theo nội dung hợp đồng đã ký kết với đơn vị thi công bảo trì.

2. Bảo hành công việc bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:

2.1. Đơn vị thi công bảo trì công trình phải bảo hành công việc bảo trì do đơn vị thực hiện trong thời gian 3 tháng cho cấp bảo trì duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ. Đối với cấp bảo trì sửa chữa vừa, sửa chữa lớn việc bảo hành thực hiện theo Điều 54 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ.

2.2. Thời gian bắt đầu thực hiện bảo hành công việc bảo trì được quy định từ ngày ký biên bản nghiệm thu công việc bảo trì đã hoàn thành.

 

PHẦN 5
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2. Các bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, các Tổng công ty nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh bằng văn bản về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No: 05/2001/TT-BXD

Hanoi, August 30, 2001

 

CIRCULAR

GUIDING THE MAINTENANCE OF CONSTRUCTION WORKS

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/CP of March 4, 1994 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;

Pursuant to the Regulation on Investment and Construction Management, issued together with the Government’s Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 and Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000;

In order to ensure the quality and safety of works in the course of operation, exploitation and use; the Ministry of Construction hereby guides the maintenance of construction works as follows:

Part 1

GENERAL PROVISIONS

1. Objects and scope of application:

1.1. Construction works belonging to all capital sources and all forms of ownership must all be maintained according to the provisions of this Circular.

1.2. For the construction works subject to the Regulation on Management of Construction Works’ Quality, issued together with the Construction Minister’s Decision No. 17/2000/QD-BXD of August 2, 2000, and the works whose initial use functions have changed under the permission of competent authority(ies), the design-consulting units must map out process for the maintenance thereof.

1.3. For the works which are in use or whose use duration has expired (if they are permitted for continued use by competent authority(ies)), their owners or use managers must hire consulting units with function of evaluating their present quality status in order to work out the maintenance process.

2. Interpretation of terms:

2.1. Construction works mean the products of construction and installation technology which are affixed to land and formulated from construction materials through the use of construction equipment and labor force. A construction work may be one or several items in a synchronous and complete technological chain.

2.2. Work maintenance mean the law-prescribed compulsory activity conducted by the works’ owners or use managers, aiming to ensure that the works’ parts or items continue functioning as determined.

2.3. Work maintenance process means the order of necessary jobs to be done in order to restore the quality of a work’s parts or items so that the work can continue functioning as required.

2.4. Work maintenance means necessary jobs to be done in the maintenance process for the completion of the work maintenance.

2.5. Evaluation of the extent of work deterioration means the evaluation of the present quality status of the work as compared to the initial design, taking into account the consequences of impacts during the course of work operation, exploitation and use, including:

2.5.1. Impacts of natural factors;

2.5.2. Impacts of activities during the course of work operation, exploitation and use;

2.5.3. Impacts of the arising factors or risks not anticipated by the designing units.

2.6. Work overhaul means the job done when many parts of the work are damaged or deteriorated, aiming to restore the initial quality of the work.

2.7. Medium repair of work means the job done when several parts of the work are damaged or deteriorated, aiming to restore the initial quality of such parts of the work.

2.8. Minor repair of work means the job done when several details of the work’s parts are damaged or deteriorated, aiming to restore the initial quality of such details.

2.9. Work renovation means the inspection and treatment conducted regularly in order to prevent damage to each detail or part of the work.

3. Stipulations on construction work maintenance grades:

3.1. The maintenance of construction works is classified into 4 grades as follows:

3.1.1. Renovation;

3.1.2. Minor repair;

3.1.3. Medium repair;

3.1.4. Overhaul.

3.2. Contents for each grade of maintenance of specialized construction works with special requirements shall be stipulated by the ministries involved in specialized construction.

3.3. The time for calculating the first cycle of the work maintenance is stipulated as follows:

3.3.1. For the works mentioned at Item 1.2, Section 1, Part 1 of this Circular, it is the time the pre-acceptance test is finished and the work is put into operation, exploitation or use.

3.3.2. For the works mentioned at Item 1.3, Section 1, Part 1 of this Circular, it is the time the evaluation of extent of the work deterioration is completed and the maintenance process is elaborated.

4. Responsibility to organize the maintenance of construction works:

4.1. Basing themselves on Items 1.2 and 1.3, Section 1, Part 1 of this Circular, the worksowners or use managers shall have to organize the work maintenance according to the following steps:

4.1.1. Preparing for the work maintenance.

4.1.2. Deploying the work maintenance.

4.1.3. Terminating the maintenance.

4.2. The works owners or use managers shall make plans and organize the maintenance of works at the grades of renovation and minor repair.

4.3. The work maintenance at the medium repair and overhaul grades shall be conducted according to contracts signed between the works owners or use managers and the legal persons having adequate capability and experience therefor.

5. Capital sources for the maintenance of construction works:

5.1. For the works which belong to units benefiting from the State budget or which are managed and used by enterprises, economic or socio-political organizations: The funding for the maintenance shall comply with the stipulations of the Finance Ministry.

5.2. For the works managed and used by private households, depending on the maintenance extents, funding must be self-financed for the maintenance of works.

5.3. Capital sources used for the work maintenance at the medium repair and overhaul grades shall be determined according to the projects, and the management and use of capital shall comply with the Regulation on Investment and Construction Management, issued together with the Government’s Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 and Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000.

5.4. Annually, the works’ owners or use managers must examine and evaluate the present status of the use of works for the elaboration of plans for renovation and minor repair.

Part 2

CONTENTS OF THE MAINTENANCE OF CONSTRUCTION WORKS

1. Contents of the maintenance of construction works are specified according to each specialized branch, but must satisfy the following principal requirements:

1.1. The maintenance of construction works aims to maintain their technical, aesthetic and unility specifications during the course of operation, exploitation and use, suitable to the work grade and use expiry already determined.

1.2. Contents required for the maintenance of construction works:

1.2.1. Contents of the maintenance of construction works cover:

a/ Organization of investigation, survey and evaluation of works present status;

b/ Determination of the damage extents of works details and parts;

c/ Determination of maintenance grades;

d/ Elaborating process for each grade of work maintenance and corresponding investment level;

e/ Financial sources for the implementation of work maintenance.

The maintenance contents must clearly state details and parts to be maintained; conditions and criteria for use, mode of organization, and plan on implementation tempo; measures to ensure safety for equipment and people in the course of work maintenance.

The work maintenance contents shall not cover such jobs as regular cleaning inside and outside the works; repair, addition or upgrading of works beyond the initial functions without the permission of competent authority(ies).

1.2.2. Determination of safety extents for works. The present quality status is evaluated and determined according to 5 grades of quality deterioration as follows:

a/ Good: The work’s quality ensures its operation, exploitation and use; the work has not deteriorated yet, its initial quality status has been maintained.

b/ Satisfactory: The work’s quality ensures its operation, exploitation and use, but there appear signs of minor damage in several details or parts of the work.

c/ Unsatisfactory: The work’s quality has deteriorated, damage is seen in several parts of the work.

d/ Old and ruined: The work’s quality has severely deteriorated, the work’s parts have been simultaneously damaged.

e/ Unusable: The work’s quality has been extremely severely deteriorated and it must be demolished.

1.2.3. The elaboration of process for each grade of maintenance of construction works must clarify the following requirements:

a/ Functions and standards for operation of construction works;

b/ Reasons for which the construction works fail to satisfy their functions and standards for operation, exploitation or use as required;

c/ Remedial measures (selection of maintenance grades and corresponding maintenance contents);

d/ Requirements on periodical survey regime and measures to prevent incidents or quality deterioration.

2. The ministries having specialized construction works shall have to draw up methods of determining the quality extent for each kind of specialized work and technical standards for the maintenance of specialized works, which shall serve as legal basis for the maintenance of specialized works.

Part 3

DOCUMENTS USED FOR THE MAINTENANCE OF CONSTRUCTION WORKS

Documents serving as basis for the maintenance of construction works include:

1. Work design dossiers already approved by competent authority(ies) according to the contents in Appendix No. 1 of the Regulation on Construction Work Quality Management, issued together with the Construction Minister’s Decision No. 17/2000/QD-BXD of August 2, 2000 or according to the stipulations of the ministries involved in specialized construction, for specialized construction works with special requirements;

2. Dossiers and documents on the completion of construction works; technical standards already used for design and manufacturing, and for the production of materials, supplies and equipment of the works;

3. Diary on the process of operation or use of works;

4. The approved processes, including: work maintenance process undertaken by the construction work-designing units, technical process for the operation and maintenance of the technological chain by the technology-designing units, and equipment operation and maintenance process of the manufacturers;

5. The reports on evaluation of the present quality status of the works for which the maintenance process has not been elaborated yet;

6. Maintenance plans and tempo and measures to ensure safety for people, equipment and environment during the course of operation, exploitation, use and maintenance of works;

7. The contracts signed between the works’ owners or use managers and the consulting units that elaborate the maintenance process and the contractors that conduct the maintenance of works.

Part 4

PRE-ACCEPTANCE TEST AND WARRANT OF THE MAINTENANCE OF CONSTRUCTION WORKS

1. The works owners or use managers must organize the pre-acceptance test of the maintenance work according to the contents of the contracts already signed with the maintenance-conducting units.

2.The warrant of the maintenance of construction works is stipulated as follows:

2.1. The work maintenance-conducting units must warrant the maintenance conducted by themselves for a period of 3 months for the grades of renovation and minor repair. For the grades of medium repair and overhaul, the warrant shall comply with Article 54 of the Regulation on Investment and Construction Management, issued together with the Government’s Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 and Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000.

2.2. The time for commencing the warrant of the maintenance shall be counted from the date the pre-acceptance test record on the completed maintenance is signed.

Part 5

IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after its signing.

2. The ministries, the ministerial-level agencies, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the central bodies of mass organizations, the State corporations and the concerned organizations and individuals shall have to implement this Circular.

3. Any problems arising in the course of implementation should be reported in writing to the Construction Ministry for study and settlement.

 

 

MINISTER OF CONSTRUCTION




Nguyen Manh Kiem

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 05/2001/TT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất