Thông tư 02/2018/TT-BXD về bảo vệ môi trường trong xây dựng công trình, chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng

thuộc tính Thông tư 02/2018/TT-BXD

Thông tư 02/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2018/TT-BXD
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phan Thị Mỹ Linh
Ngày ban hành:06/02/2018
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nhà thầu phải dừng thi công nếu phát hiện nguy cơ ô nhiễm

Ngày 06/02/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2018/TT-BXD quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.

Theo đó, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công gói thầu; Bố trí nhân sự phụ trách về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch môi trường của dự án.

Bên cạnh đó, nhà thầu phải xây dựng và thực hiện nội quy, quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình; Dừng thi công xây dựng công trình khi phát hiện nguy cơ xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và có biện pháp khắc phục để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi tiếp tục thi công…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/04/2018.

Xem chi tiết Thông tư02/2018/TT-BXD tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
-------

Số: 02/2018/TT-BXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2018

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trưng;

Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ca Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường,

Bộ trưởng BXây dựng ban hành Thông tư quy định về bo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án, nhà thầu thi công trong thi công các công trình xây dựng và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động thi công các công trình xây dựng và công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là việc lập, cung cấp các thông tin, số liệu, dữ liệu về nguồn phát sinh chất thải, tác động của chất thải tới các thành phần môi trường, công tác quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình và hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất ngành Xây dựng.
2. Chủ dự án là chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Cơ sở sản xuất ngành Xây dựng là cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm cơ khí xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chương II
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 3. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án trong thi công xây dựng công trình
1. Lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở chương trình quản lý môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi thi công xây dựng công trình.
2. Bố trí nhân sự phụ trách về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát nhà thầu thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng.
3. Trên cơ sở các biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận, chủ dự án có trách nhiệm bố trí đầy đủ kinh phí để thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
4. Tổ chức kiểm tra, giám sát các nhà thầu tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
5. Đình chỉ thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường khi phát hiện nhà thầu vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng.
6. Phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng công trình xử lý, khắc phục khi xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường; kịp thời báo cáo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và các vấn đề phát sinh.
Điều 4. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
1. Thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công gói thầu.
2. Bố trí nhân sự phụ trách về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án.
3. Xây dựng và thực hiện nội quy, quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
4. Tổ chức lập, trình chủ dự án chấp thuận các giải pháp kỹ thuật, biện pháp bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
5. Tổ chức tập huấn, phổ biến hướng dẫn các nội quy, quy trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân, người lao động và các đối tượng có liên quan trên công trường.
6. Dừng thi công xây dựng công trình khi phát hiện nguy cơ xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và có biện pháp khắc phục để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi tiếp tục thi công.
7. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chương III
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 5. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất ngành Xây dựng
Cơ sở sản xuất ngành Xây dựng có trách nhiệm:
1. Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường bằng văn bản định kỳ 01 (một) lần/năm theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Sở Xây dựng trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2. Cập nhật và lưu trữ các thông tin, dữ liệu của báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phần mềm quản lý trực tuyến cơ sở dữ liệu môi trường ngành Xây dựng tại địa chỉ trang thông tin điện tử: http://dulieumoitruong.xaydung.gov.vn/.
Điều 6. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
1. Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường bằng văn bản định kỳ 01 (một) lần/năm theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 15 tháng 01 của năm kế tiếp.
2. Cập nhật và lưu trữ các thông tin, dữ liệu của báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phần mềm quản lý trực tuyến cơ sở dữ liệu môi trường ngành Xây dựng tại địa chỉ trang thông tin điện tử: http://dulieumoitruong.xaydung.gov.vn/.
Điều 7. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng
1. Báo cáo kịp thời cho chủ dự án và các nhà thầu có liên quan về những nguy cơ, vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình để có các giải pháp ngăn ngừa, xử lý phù hợp.
2. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với chủ dự án về công tác bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình của các nhà thầu trên công trường theo quy định của hợp đồng tư vấn xây dựng.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2018. Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường ngành Xây dựng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, c
ơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐN
D, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Viện K
iểm sát nhân dân tối cao; Tòa án NDTC;
- Cục Ki
m tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;
- S
Xây dựng các tỉnh, TP trc thuộc TW;
- Công báo, Website của CP, Website của Bộ XD;
- Lưu: VT
, PC, KHCNMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phan Thị Mỹ Linh

PHỤ LỤC 1

BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

I. Các thông tin chung

1. Tên đơn vị: ................................................................................................................

Địa ch: ..........................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Điện thoại: ……………………………….. Fax: ...............................................................

2. Cơ quan chquản: ....................................................................................................

3. Tổng diện tích mặt bằng: ..................................................................................... (m2)

4. Số cán bộ công nhân viên: ............................................................................. (người)

5. Scán bộ công nhân viên phụ trách về môi trường của cơ sở: ..................... (người)

6. Hiện trạng công nghệ sản xuất, kinh doanh:

Giới thiệu về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị trong năm…… Mô tả sơ đồ khối dây chuyền công nghệ sản xuất và các nguồn thải phát sinh.

7. Sản phẩm của doanh nghiệp:

STT

Sản phẩm

Đơn vị/năm

Slượng

A

Sản phẩm chính

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

B

Sn phẩm phụ

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

….

 

 

 

II. Hiện trạng cây xanh trong cơ sở sản xuất

STT

Hiện trạng cây xanh

Đơn vị

Giá trị

Ghi chú

1

Diện tích cây xanh

m2

 

 

2

Tỷ lệ diện tích cây xanh/tổng diện tích

%

 

 

III. Hiện trạng môi trường trong cơ sở

1. Các thủ tục pháp lý, tài liệu liên quan đến công tác bảo vệ môi trường

- Đơn vị gửi kèm theo Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc các quyết định, tài liệu liên quan (đối vi trưng hợp báo cáo lần đầu hoặc khi có sự thay đổi, bổ sung về các văn bản, tài liệu liên quan).

- Chứng nhận đạt Tiêu chuẩn ISO 14001 (nếu có).

2. Nước thải và xử lý nước thải

a) Khối lượng nưc thải:

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt xả thải theo hệ thống:

□ Chung                                    □ Riêng biệt

STT

Loi nước thải

Khối lượng (m3/năm)

1

Nước thải sản xuất, nghiệp vụ

 

2

Nước thải sinh hoạt

 

3

Loi khác: …………………

 

b) Nguồn xthải từ (Bộ phận sản xuất, công đoạn nào thải ra nước thải):...................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

c) Tính cht nước thải (yếu tố gây ô nhiễm):

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

d) Hệ thống xử lý nước thải:

Có: □                     Không có: □                     Đang xây dựng: □

- Năm xây dựng hệ thng xử lý nước thải: .......................................................................

+ Smô-đun xử lý:……………………….; Tổng công suất xử lý: .....................................

+ Chi phí xử lý nước thải: ………………………(Đồng/tháng)............................. (Đồng/m3)

- Biện pháp xử lý:

□ Lắng sơ bộ                □ Xử lý sinh học (SH)          □ Khác

□ Xử lý hóa học (HH)     □ Kết hợp SH và HH            □ Hiệu quả xử lý... %

- Nước sau xử lý có đạt tiêu chuẩn cho phép hay không?:

□ Đạt TCCP       □ Không đạt TCCP; Loại tiêu chuẩn, quy chuẩn: …………………

- Khối lượng nước thải được xử lý và hóa cht tiêu thụ trong năm………….:

STT

Nước thải và hóa chất

Đơn vị/năm

Khối lượng

I

Khi lượng nước thải được xử lý

 

 

II

Hóa chất sử dụng

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

….

 

 

 

3. Khí thải và xử lý khí thải (nếu có)

a) Khối lượng khí thải: .....................................................................................................

b) Nguồn phát sinh khí thải (Bộ phận sản xuất, công đoạn nào thải ra khí thải): ...........

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

c) Doanh nghiệp có ống khói hay không?:

□ Có:                            Nếu có, số lượng ống khói là: ………………………………….. ống

□ Không:

d) Nếu có, nêu kích thước ng khói:

□ Chiều cao ống khói (m): ................................................................................................

□ Đường kính miệng ống khói (m): ...................................................................................

đ) Nhiệt độ và thành phần khí thải (các yếu tố gây ô nhiễm và tỷ lệ % trong khí thải):

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

e) Hệ thống xử lý khí thải:

Có: □                                        Không có: □                  Đang xây dựng: □

- Khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép:

□ Đạt TCCP □ Không đạt TCCP; Loại tiêu chuẩn, quy chuẩn: …………………

- Các hóa chất sử dụng để xử lý (tên và khối lượng):

+ Hóa chất 1: ..................................................................................................................

+ Hóa chất 2: ..................................................................................................................

+ Hóa chất n: ..................................................................................................................

4. Chất thải rắn và xử lý chất thải rắn

a) Khối lượng chất thải rắn:

STT

Loại chất thải

Khối lượng (tấn/năm)

1

Chất thi rắn sản xuất, nghiệp vụ

 

2

Chất thải rắn sinh hoạt

 

3

Chất thải rn khác

 

b) Nguồn phát sinh chất thải rắn (Bộ phận sản xuất, công đoạn nào thải ra cht thải rn):

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

c) Tỷ lệ cht thải rắn được xử lý:

STT

Loại cht thi

Tlệ chất thải rắn (%)

1

Tỷ lệ chất thải rắn tái sử dụng tại cơ sở

 

2

Tỷ lệ cht thải rắn bán cho đơn vị khác

 

3

Tỷ lệ chất thải rn đưa đi chôn lấp hoặc xử lý

 

4

Tỷ lệ khác

 

d) Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn:

- Cơ sở có hệ thống thu gom cht thải rn hay không?

Có: □                                        Không: □                      Đang đầu tư: □

Nếu có, số lượng thùng rác là:……………, số xe đẩy là:…………..; loại khác: ...............

- Cơ sở có khu tập kết chất thải rắn hay không?

Không: □                                              Có: □

Nếu có, thì diện tích khu tập kết là: …………….. m2, đặc điểm khu tập kết rác thải:

□ Có mái che                                        □ Không có mái che

□ Có nền, tường bao quanh                   □ Không có nền, tường bao

- Biện pháp xử lý chất thải rắn:

□ Tự xử lý, bằng công nghệ, phương pháp: .....................................................................

□ Thuê đơn vị vận chuyển đi xử lý,

Tên đơn vị chịu trách nhiệm vận chuyển: .........................................................................

.......................................................................................................................................

- Chi phí thu gom và xlý chất thải rn: ..........................................................  Đồng/năm.

5. Chất thải nguy hại và xử lý cht thi nguy hại

a) Khối lượng chất thi nguy hại:

STT

Loại chất thải nguy hại

Khối lượng (tấn/năm)

1

Chất thải nguy hại ở thể rn

 

2

Chất thải nguy hại thlỏng

 

3

Chất thải nguy hại ở thể khí

 

Ghi rõ chất thải nguy hại:

+ Thể rn, gồm: ...............................................................................................................

+ Thể lỏng, gồm: .............................................................................................................

+ Thể khí, gồm: ...............................................................................................................

b) Nguồn phát sinh chất thải nguy hại (Bộ phận sn xuất, công đoạn nào thải ra chất thi nguy hại):        

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

c) Đơn vị có hệ thống xử lý chất thải nguy hại hay không:

Có: □                            Không có: □                  Đang xây dựng: □

- Nếu có hệ thống xử lý, nêu rõ:

+ Năm xây dựng hệ thống: ............................................................................................

+ Quy mô và công suất xử lý: ........................................................................................

- Trường cơ sở sản xuất ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý chất thải nguy hại, đề nghị cung cấp thông tin đơn vị ký hợp đồng xử chất thải nguy hại (Tên, địa chỉ, sđiện thoại liên hệ, bản sao Hợp đồng xử lý chất thi nguy hại giữa chủ cơ sở sản xuất và đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý): ……………………………………….

- Chi phí thuê thu gom, xlý chất thải nguy hại: ………………………………… Đồng/năm

IV. Hiện trạng sức khỏe ca cán bộ công nhân viên trong cơ sở sản xuất

Các bệnh nghề nghiệp của công nhân, người lao động trong năm…………………….

STT

Tên bệnh nghề nghiệp

Số người mắc bệnh (người)

Tỷ lệ (%)

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

V. Kiến nghị của cơ sở

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 

…………….., ngày tháng năm…..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)


 

PHỤ LỤC 2

BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA SỞ XÂY DỰNG CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

I. THÔNG TIN CHUNG

• Tên tỉnh/thành phố: ........................................................................................................

• Đơn vị đu mối phụ trách về môi trường:

Phòng quản lý: …………………………….

Họ và tên:…………………………………...; Chức vụ:…………………………………...

Điện thoại:…………………………………..; Di động:………………………………….....

Fax:…………………………………...; Email:…………………………………...

II. TỔNG HỢP THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN

TT

Tên cơ sở sản xuất

Thông tin chung

Thông tin về quản lý chất thải

Tình hình quản lý môi trường

Sản phẩm chính

Nước thải

Chất thải rn

Chất thải nguy hại

Khí thải

Có lập ĐTM, KHBVMT, ĐABVMT? (Có/không)

Có bộ phận chuyên trách môi trường (Có/không)

Áp dụng ISO 14001 (Có/không)

Sự cố môi trường, khiếu nại về ONMT

Tên sản phẩm

Số lượng (đv tính)

Lượng phásinh (đv tính)

Tỷ lệ xử lý (%)

Lượng phát sinh (đv tính)

Tỷ lệ xử lý (%)

Lượng CTNH phát sinh (đv tính)

Tỷ lệ thu gom và xử lý

Lượng phát sinh (đv tính)

Tỷ lệ xử lý (%)

 

 

 

 

1

Cơ sở A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ sở B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghchú:

- ĐTM: Đánh giá tác động môi trường

- KHBVMTKế hoạch bảo vệ môtrường

- ĐABVMT: Đề án bảo vệ môi trường

- ONMT: Ô nhiễm môi trường

III. THỐNG KÊ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG TRÊN ĐỊA BÀN

STT

Tên cơ sở

Vị trí

Hiện trạng xử lý

Kinh phí
(Triệu đồng)

Năm hoàn thành xử lý triệt để

Ghi chú

Tình trạng
(Đã hoàn thành/chưa hoàn thành)

Lý do
(Nếu chưa hoàn thành)

Các biệpháp áp dụng/dự kiến áp dụng

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. KT LUẬN

Đánh giá hoạt động đã triển khai và những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng trong năm... trên địa bàn tỉnh/thành phố.

V. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, xử lý chất thải, bảo vệ môtrường:

+ Đối với việc áp dụng các quy định pháp luật có liên quan về bảo vệ môi trường

+ Đối với nguồn nhân lực, kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trưng của đơn vị

+ Các khó khăn, vướng mắc khác...

- Kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ trong năm tiếp theo của Sở Xây dựng tnh/thành phố.

- Những đề xuất, kiến nghị để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................


Người lập báo cáo
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

…….., Ngày…. tháng…. năm……
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng du)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION

Circular No. 02/2018/TT-BXD datedFebruary 06, 2018 of the Ministry of Construction providing for environmental protection in construction and reporting thereof

Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;

Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014;

Pursuant to the Government s Decree No. 19/2015/ND-CP dated February 14, 2015 detailing the implementation of a number of articles of the Law on environmental protection;

Pursuant to the Government’s Decree No. 81/2017/ND-CP dated July 17, 2017 defining Functions, Tasks, Powers and Organizational Structure of Ministry of Construction;

At the request of the Director of the Science - Technology and Environment Department,

Minister of Construction promulgates a Circular providing for environmental protection in construction and reporting thereof.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment and subject of application

1. This Circular provides for responsibility for environmental protection of project owners and building contractors during the implementation of construction works and reporting thereof.

2. This Circular applies to authorities, local and foreign organizations and individuals involved in execution of construction works and environmental protection in construction.

Article 2. Interpretation of terms

For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:

1."Reporting on environmental protection” refers to the preparation and provision of information, figures and data about sources of waste, impacts of waste on the environment, waste management and environmental protection during the execution of construction works and operation of manufacturers in construction field.

2.“Project owner” is the main investor of the construction project as defined in the law on construction.

3.“Manufacturers in construction field” means manufacturers of building materials, facilities exploiting minerals used as building materials and manufacturers of building mechanical products that operate in provinces or central-affiliated cities.

Chapter II

ENVIRONMENTAL PROTECTION IN CONSTRUCTION

Article 3. Project owner’s responsibility for environmental protection during execution of construction works

1.Formulate the environmental protection and management plan based on the environmental management program specified in the environmental impact assessment report approved by a competent authority or the environmental protection plan certified by the competent authority in accordance with regulations of the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on environmental protection planning, strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection plan, the Circular No. 27/2015/TT-BTNMT dated May 29, 2015 by the Ministry of Natural Resources and Environment on strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection plan before commencing the construction works.

2.Arrange environmental staff as prescribed by the Law on environmental protection to inspect the contractor’s implementation of the environmental protection and management plan, and regulations on environmental protection during the execution of construction works.

3.Based on environmental protection measures included in the environmental impact assessment report or the environmental protection plan approved or certified by a competent authority, allocate enough funding for implementing the environmental protection and management plan during the execution of construction works.

4.Inspect the contractor’s compliance with regulations on environmental protection during the execution of construction works.

5.Suspend the execution works and request the contractor to take corrective actions to ensure the satisfaction of environmental protection requirements when detecting any serious violations against regulations on environmental protection in construction or risks of serious environmental emergencies.

6.Cooperate with contractor to handle and remedy any environmental pollution events or emergencies; promptly report and cooperate with competent authority to respond to environmental pollution events, environmental emergencies and other problems.

Article 4. Responsibility of building contractor

1.Implement the environmental protection and management plan, and regulations on environmental protection during the execution of construction works.

2.Arrange environmental staff as prescribed by the Law on environmental protection to implement environmental protection measures included in the environmental impact assessment report or the environmental protection plan of the construction project.

3.Formulate and implement internal rules and regulations on environmental protection during the execution of construction works.

4.Establish and request the project owner to approve environmental protection measures and solutions in construction field.

5.Organize training activities and disseminate internal rules/regulations on environmental protection and environmental protection measures to officials, workers and relevant individuals at the construction site.

6.Suspend construction works when finding out any risks of serious environmental emergencies or pollution events, and take corrective actions so as to the satisfaction of environmental protection requirements in construction.

7.Comply with other regulations of the law on environmental protection.

Chapter III

REPORTING REGIME ON ENVIRONMENTAL PROTECTION

Article 5. Reporting regime on environmental protection by manufacturers in construction field

Manufacturers in construction field shall:

1.Prepare annual reports on environmental protection using the form stated in the Appendix 1 enclosed herewith, and send them to the Provincial Department of Construction by December 31 of the current year.

2.Update and keep data of reports on environmental protection in the software for online management of construction environmental data at http://dulieumoitruong.xaydung.gov.vn/.

Article 6. Reporting on environmental protection by Provincial Departments of Construction

Provincial Departments of Construction shall:

1.Prepare annual reports on environmental protection using the form stated in the Appendix 2 enclosed herewith, and send them to the Ministry of Construction by January 15 of the following year.

2.Update and keep data of reports on environmental protection in the software for online management of construction environmental data at http://dulieumoitruong.xaydung.gov.vn/.

Article 7. Reporting regime on environmental protection by consulting contractors and supervision contractors

1.Promptly inform the project owner and relevant contractors of any risks or problems that may adversely affect the environmental protection works during the execution of construction works so as to take appropriate preventive or corrective actions.

2.Submit periodic or unexpected reports to the project owner on the satisfaction of environmental protection requirements in construction by contractors under terms and provisions of the consulting service agreements.

Article 8. Implementation effect

This Circular takes effect on April 01, 2018. To anull the Decision No. 29/1999/QD-BXD dated October 22, 1999 by the Minister of Construction on promulgation of Regulation on environmental protection in construction from the effective date of this Circular.

Article 9. Implementation responsibilities

Ministries, Ministerial-level agencies, People’s Committees at all levels, and relevant organizations and individuals shall implement this Circular./.

For the Minister

The Deputy Minister

Phan Thi My Linh

 

 

 

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 02/2018/TT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất