Quyết định 813/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 813/QĐ-BXD

Quyết định 813/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:813/QĐ-BXD
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Cao Lại Quang
Ngày ban hành:06/08/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG

--------------

Số :  813/QĐ-BXD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

Hà Nội, ngày 06 tháng  8  năm 2009

 

 

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng
Vùng Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh đến năm 2025

--------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

 

 

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiến trúc Quy hoạch xây dựng và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài Chính,

 

 

QUYẾT ĐỊNH

 

 

Điều 1.Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu nghiên cứu:

- Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và các Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị.

- Tạo ra một vùng không gian kinh tế liên tỉnh có sự liên kết và ảnh hưởng tương hỗ tích cực, phát triển bền vững, hình thành một vùng có môi trường đầu tư và môi trường sống chất lượng cao của quốc gia và khu vực.

- Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh thông qua các định hướng phát triển hệ thống đô thị, công nghiệp, dịch vụ và mạng lưới hạ tầng diện rộng của vùng.

- Đảm bảo kết nối hạ tầng trong vùng quy hoạch với hệ thống hạ tầng quốc gia và quốc tế. Tạo cơ sở để liên kết chia sẻ các lợi thế về điều kiện tự nhiên tài nguyên khoáng sản, nhân lực một cách hiệu quả.

2. Phạm vi nghiên cứu: 

Vùng lập quy hoạch được xác định trên phạm vi khoảng 3499km2 bao gồm 6 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Nghệ An (các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương và thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò) và 4 huyện, thị của tỉnh Hà Tĩnh (các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn và thị xã Hồng Lĩnh).

3. Quy mô dân số và đất đai:

3.1. Dự báo quy mô dân số:

- Hiện trạng 2007 dân số trong khu vực nghiên cứu quy hoạch khoảng 1,44 triệu người.

- Đến 2015 dân số trong khu vực nghiên cứu quy hoạch sẽ đạt khoảng 1,54 triệu người, trong đó dân số đô thị trong phạm vi lập quy hoạch sẽ đạt khoảng 710 nghìn người.

- Đến 2025 dân số trong khu vực nghiên cứu quy hoạch sẽ đạt khoảng 1,80 triệu người, trong đó dân số đô thị trong phạm vi lập quy hoạch sẽ đạt khoảng 1.139 nghìn người.

3.2. Dự báo quy mô đất xây dựng:

- Dự báo đất xây dựng đô thị: Đến năm 2015 khoảng 14.000 ha; năm 2025 khoảng 34.000 ha (bao gồm cả đất phát triển các khu công nghiệp và kinh tế).

- Đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn: năm 2015 khoảng 12.000 ha; năm 2025 khoảng 10.000 ha.

4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật áp dụng trong đồ án:

áp dụng các quy chuẩn tiêu chuẩn hiện hành về quy hoạch xây dựng đô thị. Các tiêu chuẩn tính toán về sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật áp dụng theo các tiêu chí đô thị từ loại III đến loại I (tùy khu vực) đã được quy định tại Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCXDVN) 01:2008/BXD.

5. Nội dung nghiên cứu quy hoạch:

5.1. Xác định các định hướng phát triển không gian vùng:

- Xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển vùng trên cơ sở nghiên cứu đánh giá các điều kiện kinh tế xã hội hiện trạng, các bối cảnh phát triển của quốc gia và quốc tế.

- Đề xuất các định hướng chính và các khung cấu trúc trong phát triển không gian vùng: các vùng chức năng lớn, các trục kinh tế không gian chủ đạo của vùng.

- Đề xuất tổ chức không gian đô thị, phân cấp loại đô thị, lựa chọn hình thái, cấu trúc chức năng, quy mô các đô thị trong đó trọng tâm là các đô thị lớn của vùng tỉnh, các đô thị hạt nhân của vùng Bắc Trung Bộ.

- Đề xuất hệ thống không gian công nghiệp, cảng... định hướng sử dụng đất và yêu cầu tổ chức không gian cho các tổ hợp công nghiệp – dịch vụ, các ngưỡng phát triển về quy mô, loại hình công nghiệp, các khu hoặc điểm công nghiệp gắn với địa bàn đô thị, nông thôn, vùng nông lâm nghiệp...

- Nghiên cứu tổ chức không gian biển đảo, dải ven biển, phạm vi phát triển các khu du lịch, các vùng bảo tồn, bảo vệ, gắn với dịch vụ du lịch biển vùng duyên hải và vùng núi phía Tây để khai thác và bảo vệ các vùng tiềm năng về cảnh quan, giá trị môi trường... Xác định mối liên kết không gian du lịch biển, núi và rừng.

5.2. Các định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật:

- Về giao thông: Xác định khung giao thông toàn vùng, nối kết giữa các đô thị và các khu vực đầu tư trọng điểm trong vùng, kết nối với các công trình đầu mối giao thông quốc gia của vùng như các sân bay, cảng biển, ga đường sắt... Rà soát xác định quy mô hệ thống cảng biển và khả năng phát triển các khu dịch vụ hậu cần - logistic. Nêu các yêu cầu chính cho hệ thống giao thông vùng và trong từng khu chức năng của vùng.

- Về chuẩn bị kỹ thuật: Xác định các yêu cầu về giới hạn hoặc các cảnh báo về khả năng, đề xuất giải pháp khai thác quỹ đất phục vụ xây dựng đô thị, đặc biệt tại các khu vực nằm trong các vùng: vùng ven biển, vùng cửa sông, vùng ngập mặn, vùng núi có nguy cơ sạt lở... Đề xuất các giải pháp chính cho các vùng xây dựng tập trung, các đô thị lớn trên cơ sở xác định lưu vực, hướng thoát nước chính, các giải pháp phòng chống ngập lụt, tai biến do địa chất... kết hợp với hệ thống thuỷ lợi của vùng.

- Về cấp nước: Đánh giá về tài nguyên nước mặt và nước ngầm trên địa bàn xác định trữ lượng, chất lượng và khả năng khai thác. Dự báo tổng hợp nhu cầu cấp nước trên địa bàn, đặc biệt cho các vùng tập trung phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ du lịch... Xem xét các chiến lược cấp nước đô thị trong tổng thể vùng để có giải pháp cấp nước phù hợp. Đề xuất giải pháp chính để bảo vệ các nguồn nước và các công trình đầu mối, đặc biệt là các hệ thống sông hồ.

- Về cấp điện: Nghiên cứu xác định nhu cầu tiêu thụ điện năng tại các khu chức năng trong vùng, dự báo tổng nhu cầu tiêu thụ dự kiến phân theo các ngành kinh tế và dân cư. Rà soát các quy hoạch và dự án chuyên ngành điện được lập trên địa bàn, xem xét các mối liên hệ với các vùng lân cận, đề xuất các giải pháp về nguồn cấp và mạng lưới phân phối.

- Về thoát nước và vệ sinh môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp lớn cho việc thu gom và xử lý rác thải, nước thải cho các vùng công nghiệp, dịch vụ, đô thị và nông thôn. Xác định hệ thống nghĩa trang mang tính liên vùng.

5.3. Đánh giá tác động môi trường:

- Nhận dạng và dự báo các tác động đến môi trường do các hoạt động kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp, đô thị gây ra.

- Khoanh vùng các khu vực cần bảo vệ nguồn nước, các khu vực cần cách ly như bãi rác thải, nghĩa trang, vùng ảnh hưởng khí độc, tiếng ồn...

- Khoanh vùng bảo vệ cảnh quan, các giới hạn khai thác, các giải pháp bảo vệ các cấu trúc khung tự nhiên của vùng.

- Dự báo và đề xuất các giái pháp đối với các tác động của quá trình xây dựng trên địa bàn, đặc biệt đối với vùng ven biển, cửa sông, vùng tập trung dân cư và công nghiệp, vùng canh tác nông nghiệp.

- Nêu các giải pháp cơ chế quản lý nhằm kiểm soát giảm thiểu và xử lý các tác động có hại đến môi trường.

5.4. Các chương trình dự án ưu tiên đầu tư phát triển vùng:

- Xác định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư nhằm tạo động lực phát triển và cơ sở để quản lý không gian dọc trục đường cao tốc.

- Đề xuất mô hình quản lý phát triển vùng.

6. Thành phần hồ sơ:

Thực hiện theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành về hướng dẫn lập thẩm định phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.

7. Tổ chức thực hiện:

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Bộ Xây dựng.

- Cơ quan nghiên cứu đề xuất quy hoạch: Viện Quy hoạch Kiến trúc Xây dựng Nghệ An.

- Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Bộ Xây dựng.

- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.

- Thời gian lập đồ án: 18 tháng sau khi Nhiệm vụ được phê duyệt.

Điều 2.Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ Kiến trúc Quy hoạch xây dựng, Kế hoạch Tài Chính, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư khảo sát quy hoạch xây dựng – Bộ Xây dựng và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Như điều 2;

- Các Bộ KH&ĐT, TC;

- UBND các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh;

- Lưu VP, Vụ KTQH.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đã ký

 

 

 

Cao Lại Quang

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất