Quyết định 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

thuộc tính Quyết định 589/QĐ-TTg

Quyết định 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:589/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:20/05/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Số: 589/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh

đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại tờ trình số 31/TTr - BXD ngày 23 tháng 4 năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050,

 

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu phát triển:

- Phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của vùng theo mô hình tập trung đa cực, với thành phố Hồ Chí Minh là đô thị hạt nhân và hướng tới là một đô thị phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế;

- Phát triển cấu trúc không gian toàn vùng, phát huy vai trò vị thế và tiềm năng của vùng thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ giao thương quốc tế, là trung tâm kinh tế hàng đầu của quốc gia và khu vực, kết nối các tỉnh, thành trong vùng với nhau, kết nối vùng thành phố Hồ Chí Minh với các vùng  quốc gia và quốc tế;

- Xây dựng và phát triển các trung tâm thương mại - tài chính, dịch vụ cao cấp tầm khu vực và quốc tế ở vùng trung tâm bán kính 30 km, các trung tâm dịch vụ cấp quốc gia và cấp vùng với bán kính phục vụ hợp lý;

- Xây dựng hệ thống đô thị trên toàn vùng, liên kết, hỗ trợ giữa các vùng đô thị, đặc biệt là vùng đô thị trung tâm có bán kính 30 km. Hình thành các vùng đô thị đối trọng với các cực phát triển là các đô thị hạt nhân, kết nối với vùng đô thị trung tâm theo các trục hành lang kinh tế đô thị;

- Phát triển các vùng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tập trung chuyên môn hóa. Hình thành các trục hành lang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực cho các tỉnh trong vùng phát triển nhanh và bền vững;

- Hình thành hệ thống hạ tầng xã hội đa dạng và linh hoạt;

- Phát triển các vùng du lịch, các trung tâm du lịch tầm quốc tế gắn với văn hóa, đô thị và cảnh quan tự nhiên;

- Phát triển cân bằng giữa đô thị - nông thôn. Hình thành khung cảnh quan môi trường sinh thái;

- Định hướng phát triển hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường mang tính liên kết vùng, bảo đảm khai thác các lợi thế của từng khu vực cho sự phát triển nhanh và bền vững các không gian kinh tế và xã hội;

- Hình thành các dự án chiến lược có tầm ảnh hưởng, có sức lan tỏa và thúc đẩy phát triển vùng;

- Xây dựng cơ chế quản lý và kiểm soát phát triển không gian xây dựng toàn vùng có hiệu quả.

2. Tầm nhìn đến 2050:

Vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2050 sẽ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững; là vùng kinh tế động lực hàng đầu của cả nước, trung tâm kinh tế của khu vực và châu Á; là trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ tầm cỡ quốc tế, trung tâm công nghiệp công nghệ cao với trình độ chuyên môn hóa cao; đồng thời là trung tâm văn hoá - đào tạo - y tế chất lượng cao, là vùng có cảnh quan và môi trường tốt.

3. Phạm vi lập quy hoạch:

Phạm vi lập quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh xung quanh gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang với diện tích khoảng 30.404 km2, bán kính ảnh hưởng từ 150 - 200 km.

4. Dự báo dân số:

- Dự kiến đến năm 2020: dân số trong vùng khoảng 20 - 22 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 16 - 17 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 77 - 80%;

- Tầm nhìn đến năm 2050: dân số trong vùng khoảng 28 - 30 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 25 - 27 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 90%.

5. Quy hoạch sử dụng đất:

- Hiện trạng: diện tích đất tự nhiên toàn vùng thành phố Hồ Chí Minh là 30.404 km2;

- Dự kiến quy mô đất đai xây dựng đô thị:

+ Đến năm 2020: khoảng 180.000 - 210.000 ha;

+ Đến năm 2050: khoảng 250.000 - 270.000 ha.

- Dự kiến quy mô đất đai công nghiệp tập trung:

+ Đến năm 2020: khoảng 30.000 - 40.000 ha;

+ Đến năm 2050: khoảng 50.000 - 70.000 ha.

6. Mô hình phát triển vùng:

Mô hình phát triển vùng thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức tập trung - đa cực với vùng trung tâm bán kính 30 km và 5 cực phát triển.

7. Định hướng phát triển không gian vùng:

a) Cấu trúc không gian vùng:

- Cấu trúc không gian các vùng đô thị - công nghiệp tập trung: gồm vùng trung tâm bán kính 30 km với hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị vệ tinh trực thuộc từ đường vành đai 2 vào trung tâm; vùng phụ cận từ 30 đến 50 km dọc theo tuyến vành đai số 3, phát triển mật độ thấp gắn với vùng cảnh quan sinh thái. Các cực phát triển đối trọng gồm:

+ Cực phía Đông Nam hướng về phía Bà Rịa - Vũng Tàu với thành phố Vũng Tàu là đô thị hạt nhân vùng và đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Long Hải hỗ trợ tạo thành vùng đô thị thành phố Vũng Tàu;

+ Cực phía Đông gồm các đô thị: Dầu Giây, Long Thành, Giá Ray, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu với đô thị Long Khánh là hạt nhân;

+ Cực phía Bắc gồm các đô thị: Mỹ Phước, Chơn Thành, An Lộc, Lộc Ninh, Hoa Lư; Đồng Xoài với Chơn Thành là hạt nhân;

+ Cực phía Tây Bắc gồm các đô thị: Trảng Bàng, Gò Dầu, Mộc Bài, Tây Ninh, Xa Mát, trong đó các đô thị Trảng Bàng, Gò Dầu, Mộc Bài, Tây Ninh là hạt nhân;

+ Cực phía Tây Nam gồm các đô thị: Bến Lức, Tân An, Tân Hiệp, Mỹ Tho; trong đó các đô thị thành phố Mỹ Tho, Tân An là hạt nhân.

- Cấu trúc không gian vùng cảnh quan: gồm hệ thống sông Sài Gòn,  sông Nhà Bè, sông Bé, sông Vàm Cỏ Đông, sông Cỏ Tây, sông Tiền, sông Soài Rạp, sông Thị Vải, sông Lòng Tàu, cùng với các hồ Trị An, Dầu Tiếng và vùng biển Đông; các vùng cảnh quan tự nhiên như Bình Châu - Phước Bửu, Nam Cát Tiên, Vĩnh Cửu, Thác Mơ, Bù Gia Mập, Lò Gò - Xa Mát, rừng tràm Đồng Tháp Mười và vùng sinh quyển Cần Giờ.

b) Định hướng tổ chức phát triển không gian vùng đến năm 2020:

- Phân vùng chức năng:

+ Vùng phát triển đô thị:

. Vùng đô thị trung tâm bán kính 30 km: gồm đô thị hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh, các đô thị vệ tinh độc lập (bao gồm các thành phố: Biên Hòa, Thủ Dầu Một), các đô thị vệ tinh phụ thuộc (bao gồm các đô thị mới: Nhơn Trạch, Tam Phước, Hiệp Phước, Củ Chi, Đức Hòa, Long Thành, Trảng Bom, An Lạc, Nhà Bè, Cần Giờ, Dĩ An - Thuận An) và các đô thị vùng phụ cận (bao gồm các đô thị loại 3 - 4 ở phía ngoài vành đai 3: Dầu Giây, Vĩnh Cửu, Tân Uyên,  Mỹ Phước, Hậu Nghĩa, Bến Lức, Cần Giuộc);

. Vùng đối trọng: vùng đô thị đối trọng phía Đông Nam (vùng đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu - trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 51); vùng đô thị đối trọng phía Đông thành phố Hồ Chí Minh (vùng đô thị Đồng Nai - trục hành lang Quốc lộ 1A); vùng đô thị đối trọng phía Bắc (Bình Phước - trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 13); vùng đô thị đối trọng phía Tây Bắc (Tây Ninh - trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 22 xuyên Á); vùng đô thị đối trọng phía Tây Nam (Long An, Tiền Giang - trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 1A đi Cần Thơ).

Phân bố mạng lưới đô thị theo tính chất và chức năng:

. Chức năng đô thị tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Vũng Tàu, thành phố Mỹ Tho, thành phố Biên Hòa, thành phố Bà Rịa, thành phố Tân An, thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Tây Ninh,  thành phố Đồng Xoài;

. Chức năng đô thị chuyên ngành:

Đô thị thương mại, dịch vụ, khoa học: đô thị mới Tam Phước (đô thị loại 3);

Đô thị cửa khẩu: Hoa Lư (đô thị loại 3), Mộc Bài (đô thị loại 3), Xa Mát (đô thị loại 3);

Đô thị khoa học Long Thành;

Đô thị du lịch: thị xã Long Hải (đô thị loại 3), thị xã Thác Mơ, thị trấn Dương Minh Châu, thị trấn Vĩnh An;

Đô thị công nghiệp, dịch vụ cảng: đô thị Phú Mỹ, thành phố Nhơn Trạch, đô thị mới Hiệp Phước.

+ Vùng phát triển công nghiệp:

. Vùng công nghiệp trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh bố trí các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, cơ khí chính xác và công nghiệp phụ trợ;

. Vùng công nghiệp phía Bắc tại tỉnh Bình Dương bố trí các ngành khai thác, chế biến nông lâm sản, công nghiệp điện tử, vật liệu xây dựng;

. Vùng công nghiệp phía Đông tại tỉnh Đồng Nai bố trí các ngành công nghiệp đa ngành, chế biến nông lâm, chế tạo cơ khí và công nghiệp phụ trợ;

. Vùng công nghiệp Đông Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: bố trí công nghiệp nặng, công nghiệp dầu khí, lọc hóa dầu, công nghiệp sử dụng cảng biển;

. Vùng công nghiệp Tây Nam tại tỉnh Long An và Tiền Giang: bố trí công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng;

. Vùng công nghiệp Tây Bắc tại tỉnh Tây Ninh và Long An: bố trí công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, điện tử...

+ Vùng sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng:

. Các vùng du lịch quốc gia, quốc tế: gồm thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trong vòng bán kính 30 km, vùng du lịch thành phố Vũng Tàu, vùng du lịch Côn Đảo, vùng du lịch thành phố Mỹ Tho, vùng du lịch hồ Trị An - rừng Nam Cát Tiên, vùng du lịch Tây Ninh;

. Các cụm du lịch cấp vùng: cụm du lịch Đồng Tháp Mười, cụm du lịch Bình Châu, cụm du lịch Thác Mơ, cụm du lịch Hoa Lư, cụm du lịch Mộc Bài, cụm du lịch Xa Mát;

. Các tuyến du lịch nội vùng: từ trung tâm vùng là thành phố Hồ Chí Minh đi: Vũng Tàu - Côn Đảo - Bình Châu, Tiền Giang, Đồng Tháp Mười, Mộc Bài - Tây Ninh - Xa Mát, Thác Mơ - Bù Gia Mập, Hoa Lư, hồ Trị An;

. Các tuyến du lịch quốc tế - quốc gia: thành phố Hồ Chí Minh thông qua cảng biển, cảng hàng không kết nối với các vùng trên thế giới; thành phố Hồ Chí Minh thông qua trục đường Xuyên Á tạo nên tuyến du lịch với Campuchia - Thái Lan - Lào thuộc Tiểu vùng sông Mêkông; thành phố Hồ Chí Minh kết nối với các vùng du lịch Tây Nguyên, Nha Trang, Cần Thơ, Vũng Tàu, Côn Đảo;

. Vùng nông nghiệp, vùng bảo tồn thiên nhiên;

. Vùng nông nghiệp được bảo vệ và phát triển với công nghệ sinh học tiên tiến: chủ yếu thuộc tỉnh Long An, Tiền Giang, một phần tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu;

. Vùng bảo tồn thiên nhiên gồm: khu sinh quyển Cần Giờ, vùng biển đông thành phố Vũng Tàu, bờ biển Long Hải - Bình Châu - Phước Bửu, vùng hồ Trị An - Rừng quốc gia Nam Cát Tiên, công viên rừng Vĩnh Cửu, vùng hồ Thác Mơ - khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập, vùng hồ Dầu Tiếng - khu bảo tồn thiên nhiên Lò Gò - Xa Mát, vùng sinh thái Đồng Tháp Mười.

- Định hướng tổ chức không gian vùng:

+ Không gian xây dựng đô thị:

. Không gian xây dựng đô thị trong vành đai 2: bao gồm khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh trong vành đai 1, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, các huyện Thuận An, Dĩ An (Bình Dương), một phần huyện Long Thành (Đồng Nai), thành phố Nhơn Trạch, hình thành không gian đô thị khoa học và công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ với không gian trung tâm thành phố Hồ Chí Minh;

. Không gian xây dựng đô thị từ vành đai 2 đến vành đai 3: bao gồm các đô thị: Cảng Hiệp Phước, Bến Lức, Đức Hòa, Củ Chi, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Uyên Hưng, Trảng Bom, Tam Phước, đây là hệ thống đô thị vệ tinh cho đô thị hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh;

- Không gian xây dựng đô thị vùng phụ cận bán kính từ 30 km đến 50 km: đây là vùng các đô thị gắn kết với đường vành đai 3 và các trục hành lang kinh tế đô thị hướng tâm của vùng. Không gian xây dựng phân tán gắn với vùng sinh thái cảnh quan, vùng nông nghiệp, lâm nghiệp.

+ Không gian cảnh quan môi trường:

. Hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông, sông Nhà Bè - Soài Rạp, sông Thị Vải, sông Tiền là không gian cảnh quan chính của vùng hạt nhân;

. Các không gian cảnh quan khác trong vùng gồm: khu sinh quyển Cần Giờ, vùng biển Đông thành phố Vũng Tàu, bờ biển Long Hải - Bình Châu - Phước Bửu, vùng hồ Trị An, rừng quốc gia Nam Cát Tiên, công viên rừng Vĩnh Cửu, vùng hồ Thác Mơ, khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập, vùng hồ Dầu Tiếng, khu bảo tồn thiên nhiên Lò Gò - Xa Mát, vùng sinh thái Đồng Tháp Mười. Kết hợp hệ thống sông trong vùng và không gian lâm nghiệp, không gian nông nghiệp, tạo nên không gian mở cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái trong toàn vùng.

+ Không gian công nghiệp - thương mại dịch vụ.

. Không gian vùng trung tâm bán kính 30 km bao gồm các khu công nghệ cao, công nghiệp sạch có hàm lượng kỹ thuật cao, các trung tâm thương mại, tài chính, văn hóa, khoa học, nghệ thuật tầm quốc tế;

. Không gian công nghiệp - dịch vụ các vùng đối trọng gắn với các đô thị hạt nhân, bao gồm các đô thị: Phú Mỹ, Long Khánh, Mỹ Phước, Trảng Bàng, Mỹ Tho, Tân An. Các không gian này phát triển linh hoạt, nhưng có sự kiểm soát tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Định hướng phát triển hạ tầng xã hội vùng:

+ Phân bố hệ thống đào tạo vùng:

. Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo các chương trình đại học, sau đại học theo hướng nghiên cứu chất lượng cao, các ngành thuộc khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội nhân văn, những ngành kỹ thuật mũi nhọn kỹ thuật mới, các công nghệ hiện đại như thông tin tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, đào tạo các nhà quản lý kinh tế, quản lý xã hội các nhà hoạch định chính sách;

. Các trung tâm đào tạo khác trong vùng tập trung tại các đô thị thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Mỹ Tho, Vũng Tàu.

+ Phân bố hệ thống y tế vùng:

. Hệ thống mạng lưới bệnh viện tuyến 1: bố trí tại các đô thị và trung tâm huyện lỵ (quy mô từ 50 - 200 giường bệnh);

. Hệ thống mạng lưới bệnh viện tuyến 2 là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ở trung tâm tỉnh lỵ (quy mô từ 300 - 1.000 giường bệnh);

. Hệ thống bệnh viện tuyến 3 là mạng lưới bệnh viện Trung ương đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, bố trí tại thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa.

+ Phân bố hệ thống nhà ở:

. Vùng trung tâm trong vành đai 2: phát triển nhà ở thương mại tập trung mật độ cao;

. Vùng từ đường vành đai 2 đến đường vành đai 3: phát triển theo các đô thị mở rộng và trung tâm đô thị gắn với các khu công nghiệp và vùng sinh thái;

. Các vùng đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung: phát triển tập trung cao ở các đô thị trong vùng và phát triển mở rộng tại các vùng xung quanh, theo cơ chế chính sách linh hoạt, nhà giá rẻ gắn liền với mở rộng đất đai.

+ Phân bố hệ thống dịch vụ thương mại:

Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu là trung tâm dịch vụ - tài chính - thương mại quốc tế ; các đô thị Bà Rịa, Long Khánh, Tam Phước, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Chơn Thành, Trảng Bàng, Mỹ Tho sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ cấp quốc gia, cấp vùng; các đô thị trung tâm các tiểu vùng du lịch, cửa khẩu, vùng sinh thái sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ cấp vùng có bán kính phục vụ hợp lý.

8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

a) Giao thông:

- Đường bộ:

+ Các đường hướng tâm đối ngoại:

Cải tạo, nâng cấp các quốc lộ hướng tâm hiện tại. Xây dựng các đường cao tốc: thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây - Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh - Nhơn Trạch; cải tạo các tỉnh lộ hiện tại để hỗ trợ các quốc lộ hướng tâm; xây dựng tỉnh lộ 25C nối đô thị Nhơn Trạch với cảng hàng không quốc tế Long Thành; kéo dài đường xuống cảng Phước An, làm cầu qua sông Thị Vải để nối tuyến đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải với đường cao tốc liên vùng phía Nam;

+ Các đường vành đai liên vùng: xây dựng các tuyến vành đai liên vùng, đảm bảo kết nối thuận tiện các không gian đô thị hạt nhân, không gian chức năng khác trong vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

+ Xây dựng các bến trung chuyển hàng hóa tại cửa ngõ ra vào nội đô thành phố Hồ Chí Minh và dọc vành đai 1; cải tạo và xây dựng các kho thông quan nội địa, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa trong vùng.

- Đường sắt:

+ Đường sắt quốc gia:

Xây dựng, cải tạo mạng lưới đường sắt quốc gia và hệ thống ga, công trình phục vụ đường sắt trong vùng theo hướng hiện đại hoá, giảm tải áp lực ngày càng tăng đối với vận tải đường bộ; kết hợp với đường sắt đô thị, phục vụ phát triển giao thông công cộng của thành phố Hồ Chí Minh và toàn vùng.

- Đường thủy:

+ Luồng tàu biển: cải tạo luồng tàu và lắp đặt hệ thống điều khiển giao thông hàng hải (VTS) trên sông Lòng Tàu và Soài Rạp để bảo đảm tiếp nhận tàu container với trọng tải tới 20.000 DWT tại cảng tổng hợp mới ở Hiệp Phước;

+ Luồng tàu sông: cải tạo, nâng cấp các tuyến luồng tàu sông đi liên tỉnh trong vùng đạt tiêu chuẩn sông cấp III;

+ Hệ thống cảng biển: xây dựng mạng lưới cảng biển trong vùng phù hợp với quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (Nhóm số 5).

+ Hệ thống cảng sông: xây dựng mạng lưới cảng sông, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách bằng đường sông trong vùng và nhu cầu trung chuyển hàng hóa đường sông từ đồng bằng sông Cửu Long về qua cụm cảng biển Hiệp Phước.

- Hàng không:

+ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến năm 2020 sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới; cải tạo, nâng cấp để đến năm 2010 đạt công suất 9 triệu hành khách/năm, năm 2020 đạt công suất 20 triệu hành khách/năm;

+ Lập dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai để có thể triển khai xây dựng sau năm 2010;

+ Xây dựng sân bay Gò Găng Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu);

+ Nâng cấp sân bay Cỏ Ống Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);

+ Xây dựng sân bay trực thăng trong đô thị phục vụ cấp cứu khẩn cấp, về lâu dài sử dụng trong giao thông công cộng.

b) Chuẩn bị kỹ thuật:

- Công tác phòng chống lũ:

+ Đối với việc bảo vệ bờ sông:

Để phòng, chống và giảm bớt các nguy cơ sạt lở bờ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như:

. Có kế hoạch và phương pháp khai thác cát, nạo vét lòng sông một cách khoa học kết hợp với việc điều tiết dòng chảy qua việc xả lũ của các hồ lớn trên thượng nguồn (hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng) để bảo đảm không bị ảnh hưởng tới lòng sông và không thay đổi hướng và vận tốc dòng chảy của sông;

. Có biện pháp gia cố bờ sông tại những vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở cao như kè bờ sông, trồng cây bảo vệ bờ...;

. Có biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn chủ yếu trong phạm vi tỉnh Bình Phước, Tây Ninh để giữ nước, giảm tốc độ dòng chảy phòng chống lũ gây xói lở phá hủy mặt phủ tự nhiên.

+ Đối với các đô thị nằm trong vùng bị ảnh hưởng ngập úng cần có các biện pháp như sau:

. Xác định cụ thể cốt khống chế xây dựng cho từng đô thị, từng khu dân cư trên cơ sở cao trình mực nước cao nhất với tần xuất 1% theo quy phạm hiện hành;

. Tại các khu đô thị mới phải có các biện pháp chống ngập bằng cách tôn nền vượt lũ hoặc đê bao từng lưu vực nhỏ để chống lũ hoặc triều cường;

. Tại các khu đô thị hiện hữu thường bị ảnh hưởng ngập lụt cần có những giải pháp cải tạo đồng bộ như tôn nền cục bộ hoặc dùng đê bao kết hợp cống một chiều (ngăn triều) để ngăn nước từ bên ngoài tràn vào các khu vực xây dựng. Đối với các kinh rạch hiện hữu không có giao thông thủy cần được nạo vét, kè bờ tạo cảnh quan và xây dựng các đập ngăn triều để tạo thành các hồ điều hòa tự nhiên. Cải tạo hệ thống thoát nước kết hợp với hồ điều hòa và bơm cưỡng bức để thoát nước mưa trong mùa lũ hoặc khi triều cường.

- Quy hoạch tiêu, thoát nước cho các đô thị:

Đối với các khu đô thị mới, xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng và nước thải riêng. Đối với khu vực đô thị cũ, cải tạo xây dựng hệ thống thoát nước chung và chọn giải pháp cống bao có hố tách dòng để thu gom nước thải dẫn tới trạm xử lý nước thải tập trung của đô thị.

c) Cấp nước:

- Nguồn cấp nước: nguồn nước cấp trong vùng chủ yếu khai thác từ các sông Đồng Nai, Sài Gòn, sông Tiền và các hồ Trị An, Dầu Tiếng. Nguồn nước ngầm chỉ sử dụng cho các khu nhỏ, cách xa các nguồn nước mặt;

- Dự báo tổng hợp các nhu cầu dùng nước:

+ Khu vực đô thị: tỷ lệ dân số được cấp nước sạch đạt 95% vào năm 2015 và 100% vào năm 2025;

+ Khu vực nông thôn: tỷ lệ dân số được cấp nước sạch đạt 90% vào năm 2015 và 100% vào năm 2025;

+ Tổng nhu cầu cấp nước khoảng 7,2 - 7,5 triệu m3/ngày; nước sinh hoạt Q = 6,2 - 6,7 triệu m3/ngày, nước cấp cho các khu công nghiệp 0,8 - 1 triệu m3/ngày.

- Các giải pháp cấp nước:

Nghiên cứu phân vùng cấp nước thành các vùng - tuyến chính cấp nước; xây dựng các nhà máy nước cấp vùng cho các nhu cầu cấp nước toàn vùng; liên kết các mạng cấp nước các đô thị và các nhà máy nước cấp vùng, cân đối nguồn nước, nhu cầu dùng nước và được điều tiết trên cơ sở mạng chuyển tải và nhà máy nước cấp vùng.

d) Cấp điện:

- Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: nguồn điện được cấp từ các nhà máy điện Hiệp Phước, Thủ Đức và các trạm biến áp 500 kV, 220 kV. Với sự hình thành khu đô thị Cảng Hiệp Phước, dự kiến sẽ có thêm nhà máy điện và các trạm nguồn ở khu vực này;

- Các tỉnh trong vùng thành phố Hồ Chí Minh: có Trung tâm nhiệt điện Nhơn Trạch tại thành phố Nhơn Trạch công suất 1.200 MW đang được xây dựng theo Quy hoạch điện VI.

đ) Xử lý chất thải rắn:

- Tổ chức thu gom và xử lý chất thải rắn: xây dựng 2 khu liên hợp xử lý rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp cho các đô thị lớn mang tính chất liên vùng, và 1 khu xử lý rác công nghiệp, y tế độc hại, có thể chọn 1 ô chôn rác độc hại trong khu liên hợp để quản lý chung;

- Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn:

+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn công nghiệp độc hại tại Tây - Bắc Củ Chi, quy mô khoảng 800 ha;

+ Xây dựng khu liên hợp xử lý rác tại Thủ Thừa (Long An) cho thành phố Hồ Chí Minh và Long An diện tích 1.760 ha;

Đối với các bãi chôn lấp riêng hiện có trong vùng cần nâng cấp thành khu liên hợp riêng với công nghệ tổng hợp diện tích từ 100 - 200 ha.

+ Tại các huyện: quy hoạch vị trí và xác định quy mô khu xử lý rác có tính chất chức năng vùng huyện, cự ly vận chuyển < 10 km, quy mô 30 - 50 ha tại các huyện để thu gom và xử lý rác.

e) Nghĩa trang, công nghệ táng:

- Thành phố Hồ Chí Minh cùng với các thành phố loại 1: xây dựng 2 - 3 khu nghĩa trang nhân dân, quy mô 200 - 300 ha; tại các đô thị độc lập, các huyện, thị khác cần quy hoạch 1 khu nghĩa trang nhân dân tập trung quy mô 20 - 50 ha;

- Quy hoạch vị trí và xác định quy mô các khu hỏa táng và địa táng mang tính chất chức năng vùng tỉnh, với hình thức tổ chức hỗn hợp đa năng, nhiều loại hình trong một khu, có thể coi là công viên nghĩa trang, cự ly vận chuyển < 50 km, quy mô 200 - 300 ha. Dùng chung cho các khu vực: Long Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu: đặt tại Long Thành; thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước: đặt tại Bình Dương, Bình Phước; thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh: đặt tại Tây Ninh; Long An, Tiền Giang: xây dựng riêng cho mỗi tỉnh; trong đó ưu tiên phát triển ở phía Long Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, vì không ảnh hưởng tới nguồn nước;

- Để tiết kiệm diện tích xây dựng nghĩa trang, khuyến khích xây dựng các lò hỏa táng tại các nghĩa trang của các tỉnh. Các nghĩa trang xây dựng theo hướng công viên nghĩa trang, không cho phép chia lô, xây dựng lăng mộ tự phát như hiện nay.

g) Bảo vệ môi trường sinh thái:

- Khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả đất đai và nguồn lực tự nhiên:

+ Khai thác sử dụng đất đai phải thực hiện đúng mục đích, quy mô và tuân thủ chặt chẽ tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã quy định trong các quy hoạch chuyên ngành phù hợp với quy hoạch tổng thể, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ trên địa bàn tỉnh, thành phố và trên toàn vùng;

+ Khai thác các nguồn lực tự nhiên phải thực hiện đồng bộ, tập trung đúng theo quy hoạch phát triển chuyên ngành, tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng đầu nguồn và thảm thực vật phòng hộ:

+ Khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên và thảm xanh hiện hữu: trên phần diện tích các tỉnh, thành phố trong “Vùng quy hoạch” khoanh vùng khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên. Duy trì và ổn định vùng trồng cây công nghiệp tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh;

+ Khoanh vùng đất bảo vệ khu vực dọc sông Đồng Nai, sông Sài Gòn: phát triển thảm thực vật tại các khu vực dọc theo sông Đồng Nai, sông Sài Gòn để phòng hộ và bảo vệ nguồn nước ngọt và nước ngầm. Nghiêm cấm xây dựng các loại hình công nghiệp độc hại như dệt nhuộm, giấy, thuộc da, công nghiệp nặng như sắt thép, công nghiệp sản xuất xe gắn máy, xe ô tô, xi mạ... trong vùng nước ngọt của 2 con sông này. Các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp cần có khoảng cách ly xây dựng để   kiểm soát nước thải và dễ xử lý.

- Khai thác và sử dụng nguồn nước

+ Nguồn nước mặt: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Sông Bé, sử dụng phải đúng mục đích, tuân thủ chặt chẽ đúng theo quy hoạch cân bằng nguồn nước; khai thác phải tuân thủ quy trình kỹ thuật. Nghiêm cấm xây dựng các nhà máy công nghiệp xả nước thải độc hại trong vùng bảo vệ nguồn nước;

+ Nguồn nước hồ: các hồ Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ ở Bình Dương, Bình Phước, hồ Đá Đen, sông Ray, Phước Thái, suối Cả, Lá Buông ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các đô thị, do đó nghiêm cấm việc nuôi cá bè, lập trang trại chăn nuôi trong khu vực lòng hồ cũng như vùng thượng lưu, nghiêm cấm sản xuất kinh doanh xả nước thải xuống lòng hồ... cần phải có khoảng cách ly quanh các hồ, cấm xây dựng các nhà máy công nghiệp, khu dân cư phía thượng lưu.

+ Nguồn nước ngầm: cần đánh giá trữ lượng, có quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật... phân bổ hợp lý, không khai thác quá tập trung trên từng khu vực, không khai thác với thời gian liên tục quá mức, có thể dẫn đến cạn kiệt, hạ thấp mực nước ngầm làm suy giảm trữ lượng và kéo theo các tác động khác không kiểm soát được làm suy giảm chất lượng môi trường;

- Kiểm soát hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản:

+ Quy hoạch và kiện toàn hệ thống các trung tâm, các trạm bảo vệ thực vật bảo đảm khả năng kiểm soát đầu vào và đầu ra trong hoạt động sử dụng phân bón và các hóa chất bảo vệ thực vật;

+ Thành lập hệ thống bảo vệ thủy hải sản bên cạnh hệ thống thú y, hệ thống bảo vệ gia súc, gia cầm, thủy cầm đảm bảo khả năng kiểm soát chất lượng nước đầu vào, đầu ra, các loại vacxin và các loại thuốc chữa bệnh.

9. Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và dự báo nguồn lực:

a) Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:

- Các chương trình kết cấu hạ tầng:

+ Phát triển các tuyến đường vành đai liên vùng;

+ Phát triển mạng lưới giao thông công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt nội đô và liên kết vùng;

+ Phát triển hệ thống cảng biển;

+ Phát triển các tuyến đường quốc lộ hướng tâm và các tuyến đường cao tốc liên kết vùng;

+ Xây dựng sân bay Long Thành;

+ Xây dựng mạng lưới  cung cấp năng lượng toàn vùng;

+ Phát triển hệ thống cấp nước toàn vùng.

- Các chương trình nâng cao chất lượng sống bảo vệ môi trường:

+ Phát triển không gian đô thị vùng trung tâm (bên trong vành đai 2);

+ Phát triển các công trình dịch vụ công cộng cấp quốc tế, quốc gia và vùng;

+ Các chương trình kiểm soát bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ nguồn nước;

+ Các chương trình phát triển các vùng du lịch nghỉ dưỡng;

+ Chương trình phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp và các khu công nghiệp tập trung.

b) Dự báo nguồn lực thực hiện:

- Vốn ngân sách;

- Vốn vay ODA;

- Vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước;

- Khai thác tiềm năng của giá trị đất để phát triển.

10. Tổ chức thực hiện:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh để chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu chính sách, cơ chế và chiến lược phát triển đô thị toàn vùng cho phù hợp với tầm nhìn lâu dài, phối hợp việc điều chỉnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm để bảo đảm phát triển bền vững cho toàn vùng.

- Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân  các tỉnh trong vùng tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh những đồ án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư đã  được phê duyệt nhưng không còn phù hợp, bao gồm: quy hoạch chung các thành phố trung tâm tỉnh lỵ, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung.

- Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng lập quy hoạch giao thông vận tải vùng thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng trong vùng hiện đại, hợp lý nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông của thành phố Hồ Chí Minh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang và các tổ chức   liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng Chính phủ;

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải,

  Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo,

  Quốc phòng, Tài chính, Công thương, Xây dựng,

  Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- UBND các tỉnh, TP: Hồ Chí Minh, Bình Dương,

  Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai,

  Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang;

- Sở QHKT thành phố Hồ Chí Minh;

- Sở Xây dựng 07 tỉnh trong vùng thành phố Hồ Chí Minh;

- VPCP: BTCN, các PCN,

  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, KTN (8b). M

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

(đã ký)

 

 

 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 589/QD-TTg

Hanoi, May 20, 2008

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON CONSTRUCTION OF THE HO CHI MINH CITY REGION UP TO 2020, WITH A VISION TOWARD 2050

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government’s Decree No. 08/2005/ND-CP dated January 24,2005, on construction planning;

At the proposal of the Ministry of Construction in Report No. 31/TTr-BXD dated April 23,2008, concerning approval of the master plan on construction of the Ho Chi Minh city region up to 2020, with a vision toward 2050;

DECIDES:

Article 1.

- To approve the master plan on construction of the Ho Chi Minh city region up to 2020, with a vision toward 2050, with the following principal contents:

1. Development objectives:

- To bring into play the role, position and potential of the region after the model of multi-polar concentration, with Ho Chi Minh city as the core center to develop into a city on par with regional and world ones;

- To develop a regional spatial structure, bring into play the role, position and potential of the Ho Chi Minh city region as a gateway of international trade, a leading economic hub in the country and the region, link provinces and cities in the region with one another and connect the Ho Chi Minh city region with other regions in the country and the world;

- To build and develop regional- and international-level high-grade trade, finance and service centers in the central area within a radius of 30 km and national-and regional-level service centers within a reasonable service radius;

- To build a system of urban centers throughout the region, link urban areas so that they can support one another, especially the central urban area within a radius of 30 km. To form counterbalance urban areas with development poles being core cities, and connect them with the central urban area through urban economic corridors;

- To develop consolidated areas with hi-tech and specialized industries. To form economic corridors of industries and services, serving as a driving force for rapid and sustainable development in the regional provinces;

- To form a diversified and flexible system of social infrastructure;

- To develop international-level tourist areas and centers in association with culture, urban areas and natural landscape;

- To develop urban and rural areas in a balanced manner. To establish ecological settings;

- To lay orientations for the development of transport, power supply, water supply and drainage and environmental sanitation infrastructure facilities which are regionally interconnected to tap the advantages of each area for the rapid and sustainable development of all economic and social zones;

- To formulate strategic projects that can influence, spread and promote regional development;

- To develop mechanisms for effectively managing and controlling the development of the regional construction space.

2. Vision toward 2050:

By 2050 the Ho Chi Minh city region will become a dynamic economic region with high and sustainable economic development rates; a leading economic development region in the whole country, an economic center of the region and Asia; an international-level trade, finance and service center, a center of highly specialized hi-tech industries; and concurrently a high-quality cultural, training and healthcare center and a region with good landscape and environment.

3. Planning scope:

The planning scope of the Ho Chi Minh city region encompasses the whole administration territories of Ho Chi Minh city and seven surrounding provinces of Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh, Long An, Dong Nai, Ba Ria - Vung Tau and Tien Giang with a total area of around 30,404 km2 and an influential radius of 150-200 km.

4. Population forecasts:

- It is projected that by 2020 the region's population will be 20-22 million, with 16-17 million living in urban centers and an urbanization rate of 77- 80%;

- Vision toward 2050: The region's population will be 28-30 million, with 25-27 million living in urban centers and an urbanization rate of 90%.

5. Land use planning:

- At present, the total land area of the Ho Chi Minh city region is 30,404 km2;

- Projected land areas for urban construction:

+ By 2020: around 180,000 - 210,000 ha;

+ By 2050: around 250,000 - 270,000 ha.

- Projected land areas for industries:

+ By 2020: around 30,000 - 40,000 ha;

+ By 2050: around 50,000 - 70,000 ha.

6. Regional development model:

The Ho Chi Minh city region will be development after the model of multi-polar concentration with the central area having a radius of 30 km and five development poles.

7. Orientations for the region's spatial development:

a/ The region's spatial structure:

- The special structure of consolidated urban and industrial areas will consist of a central area having a radius of 30 km and Ho Chi Minh city as the core and affiliated satellite cities located from belt road 2 to the center; adjacent areas of 30-50 km located along belt road 3, developed at a lower density and linked with ecological areas. The counter balance development poles include:

+ The southeastern pole in the direction of Ba Ria - Vung Tau, with Vung Tau as the regional core city and Phu My, Ba Ria and Long Hai urban centers forming the urban area of Vung Tau city;

+ The eastern pole embracing Dau Giay, Long Thanh, Gia Ray, Dinh Quan, Tan Phu and Vinh Cuu and Long Khanh urban centers, with Long Khanh as the core;

+ The northern pole embracing My Phuoc, Chon Thanh, An Loc, Loc Ninh, Hoa Lu and Dong Xoai urban centers, with Chon Thanh as the core;

+ The northwestern pole embracing Trang Bang, Go Dau, Moc Bai, Tay Ninh and Xa Mat urban centers, with Trang Bang, Go Dau, Moc Bai and Tay Ninh as the core;

+ The southwestern pole embracing Ben Luc, Tan An, Tan Hiep, and My Tho, with My Tho and Tan An as the core.

The spatial structure of landscape areas will consist of the system of Sai Gon, Nha Be, Be, Vam Co Dong, Co Tay, Tien, Soai Rap, Thi Vai and Long Tau rivers, together with Tri An and Dau Tieng reservoirs and the East Sea area; natural landscape areas of Binh Chau – Binh Phuoc Buu, Nam Cat Tien, Vinh Cuu, Thac Mo, Bu Gia Map, Lo Go – Xa Mat, Dong Thap Muoi indigo forest and Can Gio biosphere area.

b/ Orientations for organization of the region’s development space up to 2020:

- Division of functional areas:

+ Urban development area:

- The central urban area within a radius of 30 km: covering Ho Chi Minh city as the core city, independent satellite urban centers (including Bien Hoa and Thu Dau Mot cities) and dependent satellite urban centers (including news urban centers of Nhon Trach, Tam Phuoc, Hiep Phuoc, Cu Chi, Duc Hoa, Long Thanh, Trang Bom, An Lac, Nha Be, Can Gio, Di An – Thuan An) and urban centers in adjacent areas (including grade-3 and grade-4 urban centers outside belt road 3, namely Dau Giay, Vinh Cuu, Tan Uyen, My Phuoc, Hau Nghia, Ben Luc and Can Giuoc);

- Counterbalance area: The southeastern counterbalance urban area (Ba Ria - Vung Tau urban area – National Highway 51 urban economic corridor); the counterbalance urban area to the east of Ho Chi Minh city (Dong Nai urban area – National Highway 1A economic corridor); the northern counterbalance urban area (Binh Phuoc – National Highway 13 urban economic corridor); the northwestern counterbalance urban area (Tay Ninh - trans-Asia National Highway 22 urban economic corridor); and the southwestern counterbalance urban area (Long An, Tien Giang – National Highway 1A urban economic corridor running to Can Tho).

Distribution of the network of urban centers by nature and function:

- National-level and regional-level general urban centers: Ho Chi Minh, Vung Tau, My Tho, Bien Hoa, Ba Ria, Tan An, Thu Dau Mot, Tay Ninh and Dong Xoai cities;

- Specialized urban centers:

Trade, service and scientific urban center: Tam Phuoc new urban center (glade 3);

Border-gate urban centers: Hoa Lu, Moc Bai and Xa Mat urban centers (grade 3);

Scientific urban center of Long Thanh;

Tourist urban centers: Long Hai town (grade-3 urban center), Thac Mo town, Duong Minh Chau township, Vinh An township;

Industrial and port service urban centers: Phu My urban center, Nhon Trach city, and Hiep Phuoc new urban center.

+ Industrial development area:

- Central industrial area in Ho Chi Minh city: hi-tech, information technology, biotechnology, clean, precision engineering and support industries;

- Northern industrial area in Binh Duong province: agricultural and forest product exploitation and processing, electronic and building materials industries;

- Eastern industrial area in Dong Nai province: interdisciplinary, agricultural and forestry product processing, mechanical engineering and support industries;

- Southeastern industrial area in Ba Ria – Vung Tau province: heavy, oil and gas, oil refinery and petrochemical and seaport-based industries;

- Southwestern industrial area Long An and Tien Giang provinces: agricultural, forest and aquatic product processing, agricultural engineering and consumer goods industries;

- Northwestern industrial area Tay Ninh and Long An provinces: building materials, mechanical engineering, electronics and other industries.

+ Ecological and resort area:

- National and international tourist areas: Ho Chi Minh city and urban centers within a radius of 30km, tourist areas of Vung Tau city, Con Dao island, My Tho city, and Tri An reservoir – Nam Cat Tien forest, and Tay Ninh tourist area;

- Regional-level tourist clusters: Dong Thap Muoi, Binh Chau, Thac Mo, Hoa Lu, Moc Bai and Xa Mat tourist clusters;

- Intra-regional tourist routes: From the regional center, Ho Chi Minh city, to Vung Tau - Con Dao - Binh Chau, Tien Giang, Dong Thap Muoi, Moc Bai - Tay Ninh - Xa Mat, Thac Mo, Bo Gia Map, Hoa Lu, and Tri An reservoir;

- International-national tourist routes: From Ho Chi Minh city via seaport and airport to other regions in the world; from Ho Chi Minh city through the trans-Asia road to Cambodia, Thailand and Laos in the sub-Mekong River region; from Ho Chi Minh city to tourist areas in the Central Highlands, Nha Trang, Can Tho, Vung Tau and Con Dao;

- Agricultural and nature conservation areas;

- Agricultural areas to be protected and developed with advanced biotechnology: largely in Long An and Tien Giang provinces and parts of Tay Ninh, Binh Duong, Bnh Phuoc, Dong Nai and Ba Ria – Vung Tau provinces;

- Nature conservation areas: Can Gio biosphere zone, sea area in the east of Vung Tau city, Long Hai - Binh Chau and Phuoc Buu beaches, Tri An reservoir – Nam Cat Tien national park area, Vinh Cuu forest park, Thac Mo lake - Bu Gia Map nature reserve, Dau Tieng reservoir – Lo Go – Xa Mat nature reserve, and Dong Thap Muoi ecological zone.

- Orientations for organization of the regionalspace:

+ Urban construction space:

- Urban construction space inside belt road 2: covering the Ho Chi Minh city’s central area inside belt road 1, Nha Be, Binh Chanh and Hoc Mon districts, Thuan An and Di An districts (Binh Duong), part of Long Thanh district (Dong Nai), Nhon Trach city, forming a scientific and hi-tech urban space closely linked with the central space of Ho Chi Minh city;

- Urban construction space between belt road 2 and belt road 3: covering Hiep Phuoc port, Ben Luc, Duc Hoa, Cu Chi, Thu Dau Mot, Bien Hoa, Uyen Hung, Trang Bom and Tam Phuoc urban centers, forming a system of satellite urban centers of the core urban center being Ho Chi Minh city;

- Urban construction space in adjacent areas within a radius of 30-50 km: covering urban centers associated with belt road 3 and centripetal urban economic corridors of the region. The construction space is scattered and associated with ecological land scape, agricultural and forest areas.

+ Environmental landscape space:

- The system of Sai Gon, Dong Nai, Vam Co Dong, Nha Be – Soai Rap, Thi Vai and Tien rivers will constitute the major landscape space of the core area;

- Other landscape spaces in the region: Can Gio biosphere zone, the east sea area of Vung Tau city, Long Hai - Binh Chau and Phuoc Buu beaches, Tri An reservoir, Nam Cat Tien national park area, Vinh Cuu forest park, Thac Mo lake, Bu Gia Map nature reserve, Dau Tieng reservoir, Lo Go - Xa Mat nature reserve, and Dong Thap Muoi ecological zone. To combine the system of rivers in the region and forest and agricultural spaces into an open natural landscape and ecological space for the whole region.

+ Industrial, trade and service space.

- The space of the central area within a radius of 30 km will encompass zones of hi-tech industries and clean industries with high technical content and international-level trade, financial, cultural, scientific and art centers;

- The industrial and service space of counterbalance areas linked with core urban centers of Phu My, Long Khanh, My Phuoc, Trang Bang, My Tho and Tan An. These areas will develop flexibly under proper control and offer favorable conditions for investors.

- Orientations for development of social infrastructure in the region:

+ Distribution of the training system :

- Ho Chi Minh city will provide tertiary and postgraduate training programs involving high-quality researches, disciplines in natural sciences, technological sciences, social sciences and humanities, spearhead and new techniques and modern technologies such as automation information, biotechnology, new materials technology, and training of economic managers, social managers and policymakers;

- Other training centers in the region will be concentrated in Ho Chi Minh city, and Thu Dau Mot, Bien Hoa, My Tho and Vung Tau urban centers.

+ Distribution of the healthcare system:

- The system of level-1 hospitals: To be located in urban centers and district centers, each having 50-200 patient beds;

- The system of level-2 hospitals, including general and specialized hospitals, to be located in provincial centers, each having 300-1,000 patient beds;

- The system of level-3 hospitals, including high-quality central hospitals, to be located in Ho Chi Minh city and Bien Hoa.

+ Distribution of the system of dwelling houses:

- The central area inside belt road 2: Commercial dwelling houses will be developed at a high density;

- Areas between belt roads 2 and 3: Dwelling houses will be developed in expanded urban centers and in the center of urban centers close to industrial parks and ecological areas;

- Urban areas linked with industrial parks: Dwelling houses at cheap prices and with expanded land areas will be developed rapidly in urban and adjacent areas in the region under flexible mechanisms and policies.

+ Distribution of the trade service system:

Ho Chi Minh City and Vung Tau city will be international service, finance and trade centers; Ba Ria, Long Khanh, Tam Phuoc, Bien Hoa, Thu Dau Mot, Chon Thanh, Trang Bang and My Tho urban centers will be turned into national and regional service centers; urban centers in the center of tourist, ecological and border-gate areas will become regional service centers within an appropriate service radius.

8. Orientations for development of the technical infrastructure system:

a/ Transport:

- Roads:

+ Outbound centripetal roads:

To renovate and upgrade existing centripetal national highways. To build express ways: Ho Chi Minh city - Vung Tau, Ho Chi Minh city – Long Thanh - Dau Giay - Da Lat, Ho Chi M?nh city - Thu Dau Mot – Chon Thanh, Ho Chi Minh city - Moc Bai, Ho Chi Minh city – Trung Luong – Can Tho, and Ho Chi Minh city - Nhon Trach; to renovate existing provincial roads in support of centripetal national highways; to build provincial road 25C connecting Nhon Trach urban center with Long Thanh International airport; to extend the road to Phuoc An port, to build abridge over Thi Vai river to link the Cai Mep – Thi Vai section to the southern inter-regional expressway;

+ Inter-regional ring roads: To build inter-regional ring road sections to connect core urban centers and other functional areas in the region to meet the socio-economic development demand in the region.

- To build cargo terminal stations at the gateways to the inner area of Ho Chi Minh city and along belt road 1; to renovate and build inland clearance depots to meet the cargo transport demand in the region.

- Railways:

+ National railways:

To build and renovate the national railway network and the system of railways stations and service facilities in the region toward modernization and reducing the increased pressure on land transport; to build urban railways to facilitate mass transit in Ho Chi Minh city and the whole region.

- Waterways:

+ Seagoing ship fairways: To renovate seagoing fairways and establish a vessel traffic service (VTS) system on Long Tau and Soai Rap rivers to help container ships of up to 20,000 DWT arrive at the new general port of Hiep Phuoc;

+ River-going ship fairways: To renovate and upgrade river fairways connecting various provinces in the region up to grade III;

+ System of seaports: To build a network of seaports in the region in the region in line with the detailed planning on the group of seaports in the region of Ho Chi Minh city - Dong Nai - Ba Ria – Vung Tau (group No. 5).

+ System of river ports: To build a network of river ports to meet the demands of cargo and passenger transport by river in the region and cargo transport by river from the Mekong River delta through the seaport in Hiep Phuoc.

- Airways:

+ The Tan Son Nhat international airport will become a regional and international terminal by 2020. It will be renovated and upgraded to accommodate 9 million passengers/year by 2010 and 20 million passengers/year by 2020;

+ To formulate an investment project to build Long Thanh international airport, Dong Nai province, so that the airport building can start after 2010;

+ To build Go Gang Vung Tau airport (Ba Ria – Vung Tau);

+ To upgrade Co Ong Con Dao airport (Ba Ria - Vung Tau);

+ To build a helicopter airport in urban centers for use in emergency cases and mass transit in a long term.

b/ Technical preparation:

- Anti-flood work:

+ River bank protection:

In order to prevent, control and reduce landslides along Dong Nai and Sai Gon rivers, the following measures should be taken in a coordinated manner:

- To adopt plans and methods of exploiting sand and dredging the rivers in a scientific manner in combination with regulating the river flows by supplying water from big reservoirs in the upstream areas (Tri An and Dau Tieng reservoirs) to ensure that the river bed is not affected and the river now direction and speed an not altered;

- To take measures for strengthening river bank sections at high risk of destruction, such as embanking and planting trees;

- To take measures for protecting headwater protection forests largely in Binh Phuoc and Tay Ninh provinces in order to retain water and reduce flow speed, prevent and control flooding which may wash away natural soil surface.

+ For urban centers prone to flooding, the following measures should be taken:

- To determine specific construction control heights for each urban center or residential area on the basis of the highest water level at the rate of 1% according to current regulation;

- In new urban areas, to take anti-inundation measures of elevating foundations or dikes of each small basin to combat flood or high tide;

- In existing urban centers frequently affected by inundation, to take various renovation measures of elevating sectional foundations or building dykes and one-way (anti-flood) sluices to prevent water from flooding construction sites. Existing canals not used for waterway transport should be dredged and embanked to create landscape. Along these canals, anti-flood dams should be built to turn them into natural reservoirs. To renovate the water drainage system combined with reservoirs and stations to drain rainwater during the flood season or high tide.

- Planning of water drainage for urban centers:

For new urban centers, to build separate rainwater and wastewater drainage systems. For old urban centers, to renovate and build common water drainage systems and select the solution of building main culverts with flow-separating pits to collect wastewater for treatment at consolidated water treatment stations in these urban areas.

c/ Water supply:

- Water supply sources: Water supplied for the region will be mostly exploited from Dong Nai, Sai Gon and Tien Rivers and Tri An and Dau Tieng reservoirs. Groundwater will only be used for small areas distant from surface water sources.

- General forecasts about water demand:

+ Urban areas: 95% and 100% of population will be provided with clean water by 2015 and 2025, respectively;

+ Rural areas: 90% and 100% of population will be provided with clean water by 2015 and 2025, respectively;

+ Total water demand will be 7.2-7.5 million m3/day, including 6.2-6.7 million m3/day for daily-life activities and 0.8-1 million m3/day for industrial parks.

- Water supply solutions:

To research and divide water supply areas into main water supply areas and routes; to build regional water plants to meet water demand of the whole region; to connect urban water supply networks and regional water plants, balance water sources and water demand, which will be regulated through regional water mains and water plants

d/ Power supply:

- The Ho Chi Minh city area: Electricity will be supplied from Hiep Phuoc and Thu Duc power plants and 550 kV and 22 kV transformer stations. With the formation of Hiep Phuoc port urban

center, a power plant and source stations will be built in this area according to plan;

- Provinces in the Ho Chi Minh city region:

Nhon Trach thermoelectricity center with a capacity of 1,200 MW is under construction in Nhon Trach city according to electricity plan VI.

e/ Solid waste treatment:

- To collect and treat solid wastes: To build two complexes to treat garbage and industrial wastes discharged from big urban centers in the Ho Chi Minh city and other regions, and a complex to treat hazardous industrial and hospital wastes, in which a hazardous waste landfill can be selected for general management;

- To build solid waste treatment complexes:

+ To build a complex to treat hazardous industrial solid wastes on an area of around 800 ha in northwestern Cu Chi;

+ To build a garbage treatment complex on an area of 1,760 ha in Thu Thua (Long An) to serve Ho Chi Minh city and Long An;

Existing separate landfills in the region should be upgraded into separate complexes using combined technologies and each covering 100-200 ha.

+ In districts: To plan the locations and determine the sizes of garbage treatment zones to collect and treat garbage on a district scale and with a transport distance of under 10 km, each covering 30-50 km.

f/ Cemeteries, interment technology:

- Ho Chi Minh city and grade-1 cities: To build 2 or 3 public cemeteries of 200-300 ha each; independent urban centers and other districts and townships: To plan and build a public cemetery

of 20-50 ha;

- To plan the locations and determine the sizes of incineration and burial zones for provincial and regional use, each having multiple functions and possibly being regarded as a cemetery park, having a transport distance of under 50 km and covering an area of 200-300 ha. One will be located in Long Thanh to serve Long Thanh and Ba Ria – Vung Tau; two will be located in Binh Duong and Binh Phuoc to serve Ho Chi Minh city, Binh Duong and Binh Phuoc; one will be located in Tay Ninh to serve Ho Chi Minh city and Tay Ninh. Long An and Tien Giang will have one zone each. These zones will be developed with priority in Long Thanh, Ba Ria - Vung Tau and Long An as they do not affect water sources;

- In order to save cemetery land, to encourage the building of incinerators in provincial cemeteries. Cemeteries will be built in the form of cemetery parks where land plot division and uncontrolled tomb building will be prohibited.

g/ Protection of eco-environment:

- To reasonably and efficiently exploit and use land and natural resources:

+ Land exploitation and use must ensure proper purposes and scale and strictly follow econo-technical criteria and norms set in specialized plans in line with land use master plans and plans of the provinces, cities and the whole region in each period;

+ Exploitation of natural resources must be coordinated and centralized in line with specialized development plans and strictly follow technical and technological processes environmental protection solutions.

- To protect the ecological system of protection headwater forests and vegetational cover:

+ To restore and protect the ecological system of existing natural forests and green cover: Within the area of provinces and cities in the "planned region" to zone off areas where the ecological system of natural forests will be restored and protected. To maintain and stabilize areas under industrial plants in Dong Nai, Binh Phuoc and Tay Ninh provinces;

+ To zone off protected land areas along Dong Nai and Sai Gon rivers for the development of vegetational cover to protect fresh and ground water sources. To prohibit construction of hazardous industrial establishments such as textile and dying, paper production and leather tanning ones, and heavy industrial establishments, such as steel and iron, motorcycle and automobile manufacturing and plating ones, in the fresh water areas of these two rivers. Industrial parks, plants and enterprises must be located far from these rivers to ensure waste water control and treatment.

- To exploit and use water source:

+ Surface water of Dong Nai, Sai Gon and Be rivers must be used for proper purposes in conformity with water source balance planning; exploitation must observe technical processes. The building of industrial plants discharging hazardous wastewater in water source protection areas is strictly prohibited;

+ Tri An, Dau Tieng and Thac Mo reservoirs in Binh Duong and Binh Phuoc, Da Den lake, Ray river, Phuoc Thai, Ca and La Buong springs in Dong Nai and Ba Ria - Vung Tau will be important water sources of urban centers. Therefore, rearing fishes in cages and building animal raising farms in reservoir and upstream areas and discharging wastewater from production and business activities into reservoirs are strictly prohibited. A certain distance from reservoirs must be ensured and industrial parks and residential areas will not be allowed to be built in upstream areas.

+ Groundwater sources: It is necessary to assess groundwater reserves, plan their rational exploitation and use according to proper technical processes... rationally distribute and refrain from excessively exploiting groundwater in each area, refrain from continuously exploiting groundwater for a too long time, which may lead to exhaustion and lowering of the groundwater level, reduction of water reserves as well as cause other uncontrolled impacts on environmental quality;

- To control agricultural production and aquatic and marine resources rearing activities:

+ To plan and improve the system of plant protection centers and stations to be able to control inputs and outputs in the use of fertilizers and plant protection chemicals;

+ To set up a system of aquatic and marine resources protection system in addition to the veterinary system and the cattle, poultry and water fowl protection systems to enable the quality control of input and output water, vaccines and curative medicines.

9. Priority investment programs and projects and forecasts about resources:

a/ Priority investment programs and projects:

- Infrastructure programs:

+ Development of inter-regional ring roads;

+ Development of mass transit networks in Ho Chi Minh city, especially intra-city and inter-regional railways;

+ Development of the system of seaports;

+ Development of centripetal national highways and inter-regional expressways;

+ Construction of Long Thanh airport;

+ Building of a regional power supply system;

+ Development of a regional water supply system.

- Programs to improve living standards and environmental protection:

+ Development of the urban space in the central area (inside belt road 2);

+ Development of international, national and regional-level public service facilities;

+ Programs to control environmental landscape and protect water sources;

+ Programs to develop tourist resort areas;

+ Programs to develop dwelling houses for low-income earners and industrial park workers.

b/ Forecasts about resources for implementation:

- Budget capital;

- ODA loans;

- Capital from domestic and foreign investors;

- Exploitation of land value for development.

10. Organization of implementation:

- The Prime Minister shall decide to set up a steering committee for planning of and investment in the construction of the Ho Chi Minh city region to direct, organize study of policies, mechanisms and strategies on urban development in the whole region suitable to a long-term vision, and coordinate the development of key economic regions to ensure sustainable development for the whole region.

- To assign the Ho Chi Minh city People's Committees and the People's Committees of the provinces in the region to review and adjust or propose the Prime Minister to adjust the approved construction planning schemes and investment projects which are no longer suitable, including general plans on provincial cities, new urban centers and industrial parks.

- To assign the Ministry of Transport to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction and the People's Committees of the provinces and city in the region in, formulating a transport master plan for the Ho Chi Minh city region, especially on development of a modern and rational system of mass transit in the region, in order to reduce traffic congestion in Ho Chi Minh city, and submit it to the Prime Minister for approval.

Article 2.

- This Decision takes effect 15 days after its publicatoion in "CONG BAO."

Article 3.

- The Mimsters of: Planning and Investlnent; Transport; Natural Resoures and Enviromnent; Education and Training; Defense; Finance; Industry and Trade; Construction; and Culture, Sports and Tourism; the People’s Committees of Ho Chi Minh City and Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh, Long An, Dong Nai, Ba Ria – Vung Tau and Tien Gieng provinces, and concerned organizations shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 589/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất