Quyết định 49/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 49/2000/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 49/2000/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/04/2000 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 49/2000/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 49/2000/QĐ-TTG
NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2000 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH
QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (tờ trình số 3718/TT/UB ngày 09 tháng 12 năm 1999) và của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (tờ trình số 07/TTr-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2000),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu:
Xác định vị trí, chức năng của thành phố Vinh trong mối quan hệ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung Bộ và các tỉnh lân cận nhằm góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; kết hợp giữa xây dựng đô thị với bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữa cải tạo với xây dựng mới để từng bước xây dựng thành phố Vinh trở thành đô thị hiện đại, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, giữ vai trò là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá, giáo dục thể dục thể thao, y tế, du lịch khoa học của tỉnh Nghệ An và của vùng Bắc Trung Bộ.
2. Phạm vi nghiên cứu và định hướng phát triển không gian:
Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh đến năm 2020 có phạm vi nghiên cứu rộng 300 km2, bao gồm:
- Vùng đô thị trung tâm có 13 phường nội thành, 5 xã ngoại thành và một phần của 2 xã Nghi Kim, Nghi Liên huyện Nghi Lộc với diện tích 6.500 ha;
- Vùng ảnh hưởng trực tiếp bao gồm 24 xã của huyện Nghi Lộc; xã Hưng Chính và thị trấn Thải Lão thuộc huyện Hưng Nguyên; thị trấn Xuân An và thị trấn Nghi Xuân thuộc huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh;
- Ngoài ra, có nghiên cứu đến ảnh hưởng của thành phố đối với các đô thị dọc Quốc lộ 1A, Quốc lộ 46 với bán kính ảnh hưởng khoảng 20 - 30 km.
- Mở rộng đô thị trên cơ sở kết hợp giữa phát triển đô thị hiện có và xây dựng các đô thị vệ tinh, phát triển kết cấu hạ tầng để từng bước hình thành chùm đô thị Vinh.
3. Tính chất:
- Thành phố Vinh là Đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ về các mặt: giao thông vận tải, văn hoá, thể dục thể thao, lịch sử, y tế, giáo dục, đào tạo, du lịch nghỉ dưỡng;
- Thành phố Vinh là tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Nghệ An; là đầu mối giao lưu của tỉnh với cả nước;
Thành phố Vinh có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng.
4. Quy mô dân số:
- Đến năm 2005: Dân số thành phố Vinh khoảng 275.000 người, (trong đó nội thành 227.000 người); dân số các đô thị vệ tinh khoảng 133.000 người;
- Đến năm 2020: Dân số thành phố Vinh khoảng 450.000 người, (trong đó nội thành 408.000 người); dân số các đô thị vệ tinh khoảng 252.000 người.
5. Quy hoạch sử dụng đất đai và kiến trúc cảnh quan đô thị:
a) Về chỉ tiêu sử dụng đất và hướng phát triển thành phố:
- Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân: 120 m2/người (năm 2005) và 115 m2/người (năm 2020).
- Hướng phát triển thành phố:
+ Phát triển theo hướng Đông Bắc, về phía thị xã Cửa Lò huyện Nghi Lộc;
+ Phát triển theo hướng Bắc, về phía các xã Nghi Kim, Nghi Liên huyện Nghi Lộc.
b) Về phân khu chức năng:
- Các khu dân cư bao gồm:
+ Khu đô thị hiện có, diện tích khoảng 3.000 ha, dân số 258.000 người, được tổ chức thành 5 khu ở;
+ Khu đô thị mới, diện tích khoảng 1.800 ha, dân số 150.000 người, gồm các khu Nam Nguyễn Sỹ Sách, Bắc Lê Lợi, Nghi Phú, Hưng Lộc.
- Khu công nghiệp Bắc Vinh có quy mô 143 ha tại các xã Hưng Đông và Nghi Kim. Các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm hiện đang nằm tại nội thành sẽ di chuyển đến vị trí thích hợp. Diện tích xây dựng các khu công nghiệp, kho tàng của thành phố khoảng 470 ha. Tiếp tục nghiên cứu các khu công nghiệp phía Nam cầu Cấm, Cửa Lò trên trục đường Vinh - Cửa Lò.
Hệ thống trung tâm đô thị:
* Các trung tâm chuyên ngành cấp vùng:
+ Trung tâm đào tạo gồm các trường đại học và dạy nghề của vùng Bắc Trung Bộ tại Hưng Lộc trên trục đường Vinh - Cửa Hội;
+ Trung tâm y tế vùng trên trục đường Vinh - Cửa Hội;
+ Trung tâm thể thao cấp Quốc gia tại dọc trục đại lộ 3-2 phía Đông Bắc thành phố thuộc phường Hà Huy Tập và xã Hưng Lộc.
* Trung tâm cấp thành phố:
+ Trung tâm thương mại. dịch vụ của thành phố được tổ chức theo hướng đa trung tâm, bố trí trên trục đường Quang Trung từ chợ Vinh phát triển về phía Bắc.
Hỗ trợ cho các trung tâm dịch vụ công cộng của thành phố là trung tâm cấp khu vực và cấp cơ sở, được bố trí gắn với các cụm phường và khu dân cư, phù hợp với quy mô cấp khu vực và cấp cơ sở.
+ Trung tâm hành chính bố trí trên trục đường Trường Thi, Lê Mao.
+ Trung tâm khu đô thị mới của thành phố xây dựng theo xu hướng hiện đại, bố trí tại khu vực Nghi Phú, Hưng Lộc.
- Hình thành và phát triển cùng cảnh quan sinh thái nhằm cải thiện môi trường toàn khu vực theo hành lang từ phường Cửa Nam - Cửa Tiền, cánh đồng Đen, núi Quyết, các bãi bên sông Lam, núi Hồng Lĩnh tới Hưng Hoà.
- Các cơ sở an ninh quốc phòng hiện có và xây dựng mới được quy hoạch, bố trí theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 197/TTg ngày 01 tháng 4 năm 1997. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An cần phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 để giải quyết các vấn đề cụ thể của các dự án có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
c) Về kiến trúc và cảnh quan đô thị:
- Đối với khu vực nội thành cũ: Phải giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hoá, lịch sử, các công trình kiến trúc có giá trị; cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng; tăng diện tích cây xanh, diện tích các công trình phục vụ công cộng; di dời ra ngoại thành những cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng gây ô nhiễm; từng bước cải tạo môi trường đô thị; lấy trục đường Quang Trung và 3 trục đường chính hiện nay gồm: Trần Phú - Phan Đình Phùng, Nguyễn Du, Trường Thi làm trục không gian chính; xây dựng và cải tạo hiện đại hoá các trục này nhằm cải thiện bộ mặt kiến trúc đô thị.
- Đối với các khu đô thị phát triển mới: Phải được xây dựng theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững, mang bản sắc dân tộc; chú trọng phát triển hệ thống cây xanh, công viên, mặt nước; có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, tăng tỷ lệ tầng cao, giảm mật độ xây dựng; ưu tiên đất cho không gian thông thoáng; sử dụng Đại lộ 3-2, đường Vinh - Cửa Hội làm trục không gian chính với trục đường đi bộ hiện đại.
- Phát huy, kết hợp và khai thác triệt để những lợi thế về cảnh quan, môi trường tự nhiên, các di tích lịch sử của thành phố Vinh và các vùng phụ cận; hình thành các hồ điều hoà, vành đai xanh bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với các hoạt động vui chơi giải trí.
6. Quy hoạch giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
a) Về quy hoạch giao thông:
- Đường bộ:
Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Vinh chạy về phía Tây thành phố, vòng xuống Nam qua cầu Bến Thuỷ; tổ chức 2 nút giao thông lập thể khi giao với Quốc Lộ 46 Nam Đàn và đường từ Quán Bánh qua Truông Gió về phía Tây.
Mở rộng Quốc lộ 46 từ Vinh lên phía Tây làm cửa ngõ nối thành phố Vinh với đường Hồ Chí Minh và là tuyến đường đi cửa khẩu sang nước Lào tại xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương.
Mở rộng các trục đường Vinh - Cửa Lò, Vinh - Cửa Hội và tổ chức giao thông công cộng nhằm bảo đảm yêu cầu giao lưu giữa Vinh và Cửa Lò, Cửa Hội.
Xây dựng thêm cầu vượt sông Lam về phía Đông Bắc cầu Bến Thuỷ vào thời điểm thích hợp để nối hai khu đô thị ở hai bờ sông Lam, nối với các vùng kinh tế ven biển.
- Đường sắt:
Có kế hoạch dành đất dự trữ để xây dựng đường sắt đôi khổ 1.000ml đoạn đường sắt Bắc Nam qua thành phố Vinh và dành đất để tách ga hàng hoá khỏi ga hành khách khi có nhu cầu phát triển.
- Đường thuỷ:
+ Nâng cấp cảng Bến Thuỷ, bảo đảm năng lực vận tải hàng hoá ven biển phục vụ nhu cầu của thành phố và vùng lân cận; một phần dành để tổ chức bến khách phục vụ du lịch đường thuỷ. Tổ chức các tuyến du lịch đường sông đến các điểm danh thắng ven sông và ra đảo Ngư, đảo Mắt.
+ Nạo vét, cải tạo luồng lạch dọc sông Lam và Kênh Đào để phát triển năng lực vận tải đường sông và vận tải ven biển.
- Đường hàng không:
Sân bay Vinh là sân bay sử dụng chung quân sự và dân sự, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh trong khu vực. Hướng phát triển sân bay là hướng Bắc, cần dành quỹ đất để phát triển và mở rộng sân bay.
- Giao thông nội đô:
Trong khu đô thị hiện có, mạng đường về cơ bản giữ nguyên về tuyến và mặt cắt ngang như Quy hoạch chung thành phố Vinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 603/TTg ngày 20 tháng 12 năm 1993.
Trong khu đô thị phát triển mới ở phía Bắc, tổ chức mạng lưới đường phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị hiện đại.
Nghiên cứu chuyển bến xe Vinh hiện nay về phía Bắc, xây dựng thêm bến xe phía Nam gần cầu Bến Thuỷ. Bến xe phục vụ chợ Vinh giữ nguyên vị trí hiện nay.
Trên các trục phố chính, dành đất để tổ chức hệ thống giao thông tĩnh. Tổ chức mạng lưới giao thông công cộng bằng ô tô buýt.
b) Về chuẩn bị kỹ thuật, đất đai:
- Trong khu vực nội thành cũ: Cao độ nền xây dựng và hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn đã qua xử lý thực hiện theo Quy hoạch chung thành phố Vinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 603/TTg ngày 20 tháng 12 năm 1993.
- Trong khu đô thị mới ở phía Bắc: Khống chế cụ thể cao độ nền xây dựng cho từng khu vực một cách hợp lý nhằm giải quyết tốt vấn đề thoát nước, tránh úng ngập cục bộ; hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn chảy riêng. Hệ thống kênh mương chính thoát nước theo các hướng sau:
+ Phía Tây thành phố thoát ra sông Kẻ Gai;
+ Phía Nam thoát ra sông Đào;
+ Khu đô thị mới ở phía Bắc và lưu vực kênh bắc chảy ra sông Rào Đừng.
c) Về cấp nước:
- Tiêu chuẩn cấp nước đến năm 2020: nước sinh hoạt là 160 lít/người ngày đêm; nước cung cấp cho các khu công nghiệp là 50 m3/ha.
- Nguồn nước: Nước mặt của sông Lam, lấy tại thị trấn Nam Đàn.
- Quy mô nhà máy nước: 150.000 m3/ngày đêm, cấp cho thành phố Vinh và Cửa Lò, Cửa Hội. Tận dụng nhà máy nước và trạm Bơm hiện có; thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước theo mạch vòng khép kín toàn thành phố.
d) Về cấp điện:
Nguồn cung cấp là lưới điện quốc gia qua các trạm biến thế trung gian 110/35/22/KV Hưng Đông và Bến Thuỷ. Xây dựng thêm trạm biến áp trung gian 110/22/KV tại khu vực Cửa Lò. Cải tạo, nâng cấp lưới điện hiện có các cấp điện khác nhau 6KV, 10KV thành lưới điện có điện áp chuẩn là 22 KV.
e) Về thông tin, bưu chính viễn thông:
Hiện đại hoá mạng thông tin liên lạc theo dự án của ngành Bưu điện; hoàn chỉnh mạng lưới trạm bưu cục khu vực, mạng điện thoại công cộng; phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông tiên tiến.
f) Về thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
- Chỉ tiêu thoát nước đến năm 2020: Lấy bằng chỉ tiêu cấp nước.
- Đối với khu vực nội thành cũ: Hệ thống thoát nước bẩn qua xử lý cục bộ chảy chung với hệ thống thoát nước mưa; cuối các tuyến mương chính xây dựng hệ thống hồ sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt về mùa kiệt nước trước khi xả ra sông.
- Đối với khu đô thị mới: Hệ thống thoát nước bẩn chảy riêng theo hệ thống đường ống và trạm bơm về khu xử lý tập trung ở phía Đông Bắc thành phố.
- Về vệ sinh phân rác và xử lý chất thải rắn:
Thu gom và vận chuyển về nơi xử lý 100% khối lượng chất thải rắn; xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn bằng công nghệ thích hợp; bãi thải và nhà máy chế biến chất thải rắn xây dựng cách thành phố khoảng 25 km về phía Bắc trên địa bàn huyện Nghi Lộc sử dụng chung cho thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò.
- Khu nghĩa trang: Di chuyển nghĩa trang hung táng về vị trí mới tại xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc và nghĩa trang cát táng tại Truông Gió, cách thành phố khoảng 12 km.
7. Quy hoạch đợt đầu đến năm 2005:
- Xây dựng khu công nghiệp tập trung Bắc Vinh, đợt đầu 60 ha;
- Mở rộng nhà máy nước lên công suất 60.000m3/ngày đêm;
- Cải tạo hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường theo dự án đã được phê duyệt;
- Cải tạo mạng lưới điện thành phố theo dự án của Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã được phê duyệt;
- Hoàn thành xây dựng đường từ trung tâm thành phố đi sân bay, đường Lệ Ninh đi Quán Bánh, đường Nguyến Sĩ Sách, đường Hà Huy Tập. Từng bước đầu tư nâng cấp mở rộng các tuyến giao thông nội thị; hoàn thiện vỉa hè các tuyến phố chính; trồng cây xanh trên các trục đường;
- Xây dựng công viên Trung tâm, công viên Núi Quyết; nâng cấp công viên Hồ Goong; Trồng cây xanh phòng hộ ven sông, ven thành phố;
- Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn mới và nghĩa trang cát táng ổn định lâu dài của thành phố.
Điều 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện Quy hoạch chung thành phố Vinh đến năm 2020:
1. Hoàn chỉnh và phê duyệt hồ sơ thiết kế quy hoạch, tổ chức công bố Quy hoạch chung thành phố Vinh đến năm 2020 để nhân dân biết, kiểm tra và thực hiện;
2. Tổ chức soạn thảo và ban hành Điều lệ quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng thành phố Vinh;
3. Lập và trình duỵệt quy hoạch chi tiết các khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành nhằm cụ thể hoá đồ án quy hoạch chung;
4. Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn, tìm biện pháp thực hiện quy hoạch cải tạo, xây dựng thành phố Vinh trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài bằng các chính sách và cơ chế thích hợp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness -------------- |
No. 49/2000/QD-TTg
|
Hanoi, April 21, 2000
|
Pursuant to the Regulation on Management of Urban Planning issued together with Decree No.91/CP of August 17, 1994 of the Government;
Pursuant to Decision No. 10/1998/QD-TTg of January 23, 1998 of the Prime Minister ratifying the Orientation for General Planning of Urban Development in Vietnam up to 2020;
At the proposals of the president of the People’s Committee of Nghe An province (Report No. 3718 TT/UB of December 9, 1999) and the Minister of Construction (Report No.07/TTr-BXD of January 20, 2000),
|
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER Nguyen Tan Dung |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây