Quyết định 2357/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

thuộc tính Quyết định 2357/QĐ-TTg

Quyết định 2357/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2357/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:04/12/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng

Ngày 04/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 2357/QĐ-TTg với mục tiêu phát triển TP. Đà Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại; là đô thị trung tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng miễn Trung và Tây Nguyên và trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững vào năm 2050.
Theo đó, quy hoạch chung thành phố Đà nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm 06 quận nội thành và hai huyện Hòa Vang, Hoàng Sa với tổng diện tích 128.543 ha với tính chất là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia…
Theo quy hoạch này, các trung tâm thương mại, siêu thị sẽ được đầu tư xây dựng mới tại các khu trung tâm, khu đô thị, xây dựng trung tâm thương mại phức hợp cấp quốc tế tại sân vận động Chi Lăng (quận Hải Châu); khu phức hợp thương mại, văn phòng tại đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà); xây dựng khu trung tâm thương mại tài chính ngân hàng tại các trục đường Nguyễn Văn Linh; khu vực trung tâm phố cũ Hùng Vương, Lê Duẩn…(quận Hải Châu), Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà); nâng cấp trung tâm thương mại chợ Hàn, chợ Cồn.
Bên cạnh đó, trung tâm hành chính – chính trị của thành phố được bố trí các trục đường Trần phú, Bạch Đằng, Quang Trung, Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong; trung tâm văn hóa cấp vùng bố trí tại phường Hòa Cường, quận Hải Châu, trung tập văn hóa cấp thành phố ở quận Cẩm Lệ, Hải Châu và Ngũ Hành Sơn và các trung tâm văn hóa cấp quận, huyện; trung tâm giáo dục – đào tạo cấp vùng, quốc gia và quốc tế được bố trí tại khu vực làng đại học mới tại Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định2357/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
-------------
Số: 2357/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2013
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
-----------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi, ranh giới điều chỉnh quy hoạch:
Bao gồm 6 quận nội thành và hai huyện Hòa Vang, Hoàng Sa với tổng diện tích 128.543 ha (trong đó diện tích phần đất liền là 98.043 ha, phần diện tích quần đảo Hoàng Sa là 30.500 ha). Ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
2. Tính chất:
- Là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia.
- Là trung tâm văn hóa thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
- Là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế.
- Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.
3. Mục tiêu phát triển:
- Phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại; là đô thị trung tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng miền Trung và Tây Nguyên.
- Phát triển không gian thành phố theo hướng toàn diện và bền vững đảm bảo an ninh quốc phòng.
4. Tầm nhìn 2050
Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững.
5. Quy mô dân số
- Hiện trạng dân số năm 2012 khoảng 967.800 người, trong đó dân số đô thị khoảng 822.630 người.
- Dự báo đến năm 2020 dân số thành phố Đà Nẵng khoảng 1,6 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 1,3 triệu người.
- Dự báo đến năm 2030 dân số thành phố Đà Nẵng khoảng 2,5 triệu người (bao gồm dân số tạm trú và dân số quy đổi lượng khách du lịch ước tính năm 2030), trong đó dân số đô thị khoảng 2,3 triệu người.
6. Quy mô đất đai:
- Đến năm 2020: Đất xây dựng đô thị khoảng 20.010 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 8.659 ha.
- Đến năm 2030: Đất xây dựng đô thị khoảng 37.500 ha, trong đó đất dân dụng là 15.500 ha.
7. Mô hình phát triển không gian đô thị:
Kế thừa mô hình phát triển không gian của quy hoạch chung được duyệt năm 2002 theo các chuỗi khu đô thị tập trung dọc theo các trục giao thông chính gắn kết với cấu trúc khung thiên nhiên của đô thị.
8. Định hướng phát triển không gian
a) Phân vùng phát triển
- Khu vực đô thị cũ: Có diện tích khoảng 3.264 ha; bao gồm các phường: Vĩnh Trung, Thạc Gián, Tân Chính, Chính Gián, Hòa Khê cùng các phường Hải Châu I, Hải Châu II, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Bình Thuận, Hoà Thuận, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Hiên, Hoà Cường và phường Khuê Trung (thuộc quận Thanh Khê, Hải Châu, Cẩm Lệ).
- Khu ven biển Tây Bắc: Có diện tích khoảng 3.647 ha; bao gồm các phường: An Khê, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Tam Thuận, cùng các phường Hòa Minh, một phần phường Hòa Khánh Bắc, Hòa Khánh Nam, và Hòa Hiệp Nam (thuộc quận Thanh Khê, Liên Chiểu).
- Khu ven biển phía Đông: Có diện tích khoảng 3.331 ha; bao gồm các phường: An Hải Bắc, An Hải Đông, An Hải Tây, Mân Thái, Nại Hiên Đông, Phước Mỹ, Thọ Quang, cùng các phường Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải (thuộc quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn).
- Khu vực phía Tây: Có diện tích khoảng 13.606 ha; bao gồm các phường: Hòa Thọ Tây, Hòa Phát, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Minh (thuộc quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu), cùng một phần các xã Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Liên và xã Hòa Sơn thuộc huyện Hòa Vang.
- Khu vực bán đảo Sơn Trà: Có diện tích khoảng 4.439 ha; thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
- Khu vực phía Nam: Có diện tích khoảng 9.075 ha; bao gồm các xã Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước huyện Hòa Vang và phường Hòa Quý, Hòa Xuân thuộc quận Ngũ Hành Sơn.
- Khu vực đồi núi phía Tây và huyện đảo Hoàng Sa: Có diện tích khoảng 91.181 ha, bao gồm đất lâm nghiệp (rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn), rừng bảo tồn tự nhiên và hải đảo.
b) Định hướng phát triển không gian đô thị:
- Khu vực đô thị cũ: Là trung tâm lịch sử truyền thống, tập trung chủ yếu các cơ quan ban ngành và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và giáo dục của thành phố Đà Nẵng; các khu ở hỗn hợp, khu ở chỉnh trang, khu ở tập trung.
Xây dựng, cải tạo khu trung tâm đô thị tập trung theo hướng phát huy vai trò, vị trí, chức năng là trung tâm giao lưu của Đà Nẵng về thương mại dịch vụ, văn hóa du lịch, khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo... Quy mô dân số dự báo đến năm 2020 khoảng 466.000 người, đến năm 2030 khoảng 543.980 người. Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2020 khoảng 2.800 ha, đến năm 2030 khoảng 3.264 ha.
- Khu ven biển Tây Bắc: Phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại dịch vụ, giao thông vận tải và kinh tế biển, phát triển các khu ở hỗn hợp, khu ở chỉnh trang, khu ở tập trung mật độ trung bình. Quy mô dân số dự báo đến năm 2020 khoảng 149.700 người, đến năm 2030 khoảng 280.000 người. Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2020 khoảng 1.946 ha, năm 2030 khoảng 3.647 ha.
- Khu ven biển phía Đông: Có vị trí thuận lợi về phát triển kinh tế và du lịch, nghỉ dưỡng; giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của thành phố, là đầu mối giao thông quan trọng về vận tải; phát triển các lĩnh vực bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục đào tạo. Khu vực ven biển Đông từ Sơn Trà đến Non Nước phát triển hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự, công viên nhà hàng ăn uống, các khu vui chơi giải trí; trục Ngô Quyền, Ngũ Hành Sơn đến Trần Đại Nghĩa phát triển các văn phòng cho thuê. Quy mô dân số dự báo đến năm 2020 khoảng 104.500 người, năm 2030 khoảng 195.930 người. Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2020 khoảng 1.770 ha, năm 2030 khoảng 3.331 ha.
- Khu vực phía Tây: Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin. Quy mô dân số dự báo đến năm 2020 khoảng 315.200 người, đến năm 2030 khoảng 680.300 người. Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2020 khoảng 6.305 ha, năm 2030 khoảng 13.606 ha.
- Khu vực bán đảo Sơn Trà: Là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn tự nhiên tại các khu vực dưới chân bán đảo Sơn Trà.
- Khu vực phía Nam: Hình thành và phát triển đô thị gắn với bảo tồn, lưu giữ các di tích lịch sử văn hóa, hình thành các khu đô thị du lịch sinh thái, các khu nhà vườn, nhà cổ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên mang nét làng quê truyền thống. Đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo và thể dục thể thao cấp quốc gia. Quy mô dân số dự báo đến năm 2020 khoảng 342.670 người, đến năm 2030 khoảng 797.050 người. Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2020 khoảng 4.843 ha, đến năm 2030 khoảng 9.076 ha.
- Khu vực đồi núi phía Tây và huyện Hoàng Sa: Là khu vực có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Khu vực đồi núi phía Tây có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết các dòng chảy, bảo vệ các công trình hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn. Đây là khu vực cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Huyện đảo Hoàng Sa là khu vực có ý nghĩa quan trọng về kinh tế biển và quốc phòng an ninh quốc gia.
c) Định hướng phát triển hệ thống các trung tâm chuyên ngành:
- Trung tâm hành chính - chính trị của thành phố có diện tích khoảng 20 ha bố trí tại các trục đường Trần Phú, Bạch Đằng, Quang Trung, Lý Tự Trọng, Lê Lợi, Lê Hồng Phong. Trung tâm hành chính - chính trị của các quận, huyện có diện tích khoảng 128 ha.
- Trung tâm văn hóa tổng diện tích khoảng 550 ha. Trung tâm văn hóa cấp vùng bố trí tại phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Trung tâm văn hóa cấp thành phố ở quận Cẩm Lệ, Hải Châu và Ngũ Hành Sơn và các trung tâm văn hóa cấp quận, huyện.
- Trung tâm y tế tổng diện tích khoảng 231 ha. Trung tâm y tế cấp vùng, quốc gia bố trí ở khu đô thị cũ thuộc quận Hải Châu; Trung tâm y tế đa khoa và các trung tâm y tế chuyên khoa cấp thành phố bố trí tại quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn; Trung tâm y tế đa khoa, chuyên khoa và y tế dự phòng của các quận, huyện bố trí theo các khu đô thị có bán kính phục vụ phù hợp.
- Trung tâm giáo dục - đào tạo tổng diện tích khoảng 1.996 ha. Các trung tâm giáo dục đào tạo cấp vùng, quốc gia và quốc tế bố trí tại khu vực làng đại học mới tại Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn. Các cơ sở đào tạo đại học, đào tạo nghề được bố trí tại các vùng đô thị truyền thống và phân tán.
- Trung tâm thể dục - thể thao tổng diện tích khoảng 491 ha. Các trung tâm thể dục - thể thao cấp vùng, cấp quốc gia bố trí tại phía Bắc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn; Các trung tâm thể dục - thể thao hiện có tại các điểm dân cư trên địa bàn thành phố được cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa.
- Trung tâm nghiên cứu khoa học có diện tích khoảng 145 ha, bố trí tại quận Hải Châu, huyện Hòa Vang.
- Trung tâm công nghệ - bưu chính viễn thông có Diện tích khoảng 4 ha, bố trí tại phường Hòa Cường (quận Hải Châu), Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn).
- Trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính - ngân hàng: Diện tích khoảng 130 ha; đầu tư phát triển mới các trung tâm thương mại, siêu thị tại các khu trung tâm, khu đô thị, xây dựng trung tâm thương mại phức hợp cấp quốc tế tại sân vận động Chi Lăng (quận Hải Châu); khu phức hợp thương mại, văn phòng tại đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà). Xây dựng khu trung tâm thương mại tài chính ngân hàng tại các trục đường Nguyễn Văn Linh, khu vực trung tâm phố cũ Hùng Vương, Lê Duẩn... (quận Hải Châu), Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà). Nâng cấp trung tâm thương mại chợ Hàn, chợ Cồn. Bố trí quỹ đất và đầu tư phát triển hệ thống tổng kho bãi logistics, kho dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa nội địa.
- Trung tâm dịch vụ du lịch có tổng diện tích khoảng 3.700 ha, gồm có: Dịch vụ du lịch biển (các khu nghỉ dưỡng cao cấp, hệ thống khách sạn, dịch vụ du lịch) bố trí từ khu vực bán đảo Sơn Trà đến giáp Quảng Nam, phát triển khu vực du lịch biển Xuân Thiều - mỏm Nam Ô - sông Trường Định - đèo Hải Vân; Du lịch sinh thái sông, hồ bố trí dọc các sông Hàn - Vĩnh Điện - Cẩm Lệ, Cổ Cò, Cu Đê, hồ Đồng Nghệ. Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trên núi bố trí tại quần thể khu du lịch Bà Nà, Suối Mơ; phía nam đèo Hải Vân, khu du lịch Làng Vân. Du lịch di tích lịch sử tập trung ở khu công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn, khu di tích K20, bảo tàng cổ Viện Chàm, khu di tích Nghĩa Trũng Khuê Trung, khu di tích thành Điện Hải...
Định hướng phát triển các sân golf: Thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch sân golf Việt Nam.
d) Định hướng phát triển không gian các khu dân cư đô thị:
- Các khu ở đô thị chỉnh trang và phát triển hỗn hợp: Diện tích khoảng 7.250 ha; tập trung chủ yếu ở 6 quận nội thành: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, một phần tại các khu dân cư trung tâm các đô thị ngoại thành thuộc các xã Hòa Tiến, Hòa Châu.
+ Các khu ở đô thị tập trung mật độ cao: Tập trung chủ yếu tại 2 khu đô thị Hải Châu, Thanh Khê; đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và bổ sung các tiện ích đô thị, kết hợp với xây dựng thêm các khu chung cư cao tầng theo hướng phát triển đô thị nén.
+ Các khu ở nhà vườn mật độ thấp: Phân bố tại vùng ven của trung tâm các khu đô thị, bao gồm các khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, Hòa Quý, khu đô thị sinh thái Golden Hill và các khu đô thị sinh thái dọc theo các con sông.
+ Từng bước đưa các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kho tàng xen lẫn các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường ra các khu, cụm công nghiệp tập trung, đồng thời chuyển đổi chức năng những khu đất này thành đất phục vụ phát triển đô thị.
đ) Định hướng phát triển không gian các khu dân cư nông thôn:
- Khu ở nông thôn có diện tích khoảng 2.600 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Hòa Vang, bao gồm các làng nghề truyền thống cải tạo chỉnh trang, các làng nghề mới mở rộng, gắn liền với các trục giao thông thủy - bộ, các khu nhà vườn gắn kết với các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái.
- Liên kết giữa vùng đô thị và nông thôn: Các điểm dân cư trung tâm xã khu vực nông thôn được xây dựng, cải tạo đảm bảo yêu cầu tập trung dân cư cao, với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kết nối với các khu vực đô thị.
e) Định hướng không gian cây xanh cảnh quan, công viên chuyên đề và không gian mở có quy mô diện tích khoảng 1.750 ha; bao gồm:
- Các công viên, vườn hoa hiện hữu; các không gian xanh ven biển.
- Xây dựng công viên Châu Á tại khu vực Đông Nam Đài tưởng niệm, công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.
- Xây dựng công viên Đại Dương tại khu vực Nam bán đảo Sơn Trà, công viên Bách thảo - Bách thú tại Hòa Vang...
- Các vườn hoa trong các khu đô thị và các khu dân cư.
- Các không gian xanh mở bao gồm những khu vườn, công viên, cây xanh trên các trục đường chính trong đô thị, dọc theo bờ biển, bờ sông...
- Hình thành không gian mở tại các khu vực hồ, đầm lớn...
g) Định hướng không gian phát triển công nghiệp:
Các khu công nghiệp tập trung gồm các khu: Khu công nghiệp Liên Chiểu (370 ha); Khu công nghiệp Hòa Khánh (423,5 ha) Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng với diện tích (124 ha); Khu công nghiệp Hoà Cầm (136,7 ha) Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang (77,3 ha); Cụm công nghiệp Thanh Vinh (17,23 ha).
- Phát triển các ngành công nghiệp sạch, có kỹ thuật cao để không ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch và môi trường khu vực.
- Bố trí các cụm tiểu thủ công nghiệp tại vị trí phù hợp trong khu vực các quận và đô thị thuộc huyện.
h) Định hướng đầu mối hạ tầng kỹ thuật:
- Cảng hàng không: Nâng cấp Sân bay quốc tế Đà Nẵng, từng bước chuyển thành, sân bay dân dụng thuần túy.
- Ga đường sắt: Tiếp tục định hướng xây dựng ga đường sắt mới nhằm chuyển hệ thống đường sắt ra ngoài trung tâm thành phố, bảo đảm phù hợp với Quy hoạch đường sắt Việt Nam. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu vực ga đường sắt cũ thành đất phục vụ phát triển đô thị.
- Hệ thống cảng tổng hợp, cảng du lịch: Phát triển cảng Liên Chiểu, nâng cấp cảng Tiên Sa; chuyển đổi công năng cảng sông Hàn thành cảng phục vụ du lịch.
- Các nhà máy cấp nước - điện, các khu xử lý rác thải, trạm xử lý nước thải, các khu nghĩa trang: Bố trí đồng bộ và hiện đại phù hợp với bán kính phục vụ của các khu đô thị.
9. Định hướng thiết kế đô thị
a) Phân vùng kiến trúc cảnh quan, gồm:
- Khu vực đô thị cũ: Khu phát triển hỗn hợp có mật độ xây dựng cao. Phát triển các khối nhà cao tầng đa chức năng dọc các trục đường chính đô thị tăng diện tích cây xanh, không gian công cộng.
- Khu vực ven biển Tây Bắc (vịnh Đà Nẵng): Kiểm soát không gian cảnh quan dọc tuyến ven biển; phát triển khu đô thị mật độ xây dựng thấp, tầng cao trung bình;
- Khu ven biển Đông: Kiểm soát không gian dọc tuyến ven biển đối với các khu đô thị và du lịch theo hướng ưu tiên phát triển cao tầng, giảm mật độ xây dựng, tăng hệ số sử dụng đất.
- Khu vực phía Tây: Kiểm soát không gian khu công nghiệp, khu đô thị theo hướng đô thị sinh thái mật độ thấp, nhà thấp tầng đảm bảo phù hợp với kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Khu vực bán đảo Sơn Trà: Kiểm soát và duy trì cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn hệ sinh thái, tuân thủ các quy định của luật bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.
- Khu vực phía Nam: Kiểm soát không gian kiến trúc làng truyền thống, cảnh quan hạ lưu sông Cẩm Lệ, sông Cu Đê với mật độ xây dựng, tầng cao thấp.
- Khu đồi núi phía Tây và huyện Hoàng Sa: Kiểm soát và bảo vệ cảnh quan và hệ sinh thái tự nhiên.
b) Các trục không gian chính của đô thị theo các tuyến giao thông Đông - Tây, Bắc - Nam: Từ trục quốc lộ 1A (Liên Chiểu - Ngã Ba Huế), Điện Biên Phủ, đường Lê Duẩn qua cầu sông Hàn tới khu du lịch ven biển; Trục Cách mạng tháng Tám, Mùng 2 tháng 9, qua cầu Tuyên Sơn ra biển; Trục Ngũ Hành Sơn, Ngô Quyền ra Cảng Tiên Sa. Trục ven biển Nguyễn Tất Thành, Hoàng Sa - Trường Sa; Trục Võ Chí Công, đi Ngũ Hành Sơn - Đại học Đà Nẵng; Trục phía Đông sân bay, Lê Độ tới vịnh Đà Nẵng; Trạc Phạm Hùng (khu vực Miếu Bông) ra quốc lộ 1A; Trục Hoàng Văn Thái đi Bà Nà.
c) Trục cảnh quan: Trục ven biển Hoàng Sa - Trường Sa từ bán đảo Sơn Trà đến giáp Quảng Nam; Trục ven biển Nguyễn Tất Thành; trục ven sông Hàn, sông Cẩm Lệ, sông Vĩnh Điện, sông Cổ Cò, sông Cu Đê...
d) Các công trình điểm nhấn và cửa ngõ:
- Các công trình điểm nhấn bố trí tại các khu vực ven biển Đông, khu đô thị cũ dọc các trục đường chính, dọc sông Hàn.
- Các khu vực cửa ngõ: Khu vực các nút giao thông quốc lộ 1 với đường Nguyễn Tất Thành nối dài; đường Trần Đại Nghĩa (đi Hội An) với đường Vành đai phía Nam; quốc lộ 1 (đi Tam Kỳ) với đường Vành đai phía Nam và khu vực nút giao thông giữa đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với ranh giới tỉnh Quảng Nam.
10. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật
a) Chuẩn bị kỹ thuật
- San nền: Đối với khu vực ven sông: Cho phép ngập lụt với tần suất p=10% nhằm đảm bảo thoát lũ an toàn và giảm khối lượng san nền. Đối với khu vực trung tâm thành phố: San nền cục bộ cho từng công trình; cao độ xây dựng tối thiểu đối với khu vực đô thị cũ. Cao độ xây dựng tối thiểu tại các khu đô thị thuộc các quận Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, huyện Hòa Vang bằng cao trình mực nước ứng với tần suất 5%. Độ dốc nền quy hoạch từ 0,1% đến 0,2%. Cao độ tối thiểu tại các khu vực nội thành như sau:
+ Khu đô thị cũ thuộc quận Thanh Khê và Hải Châu: +2.15 m (đối với khu vực ven biển); +2.00 m (đối với khu vực ven sông Hàn).
+ Quận Cẩm Lệ: +3.50 m (đối với khu vực ven sông Hàn).
+ Quận Liên Chiểu: +2.19 m (đối với khu vực ven biển); +3.50 m (đối với khu vực ven sông Cu Đê).
+ Quận Sơn Trà: +3.00 m (đối với khu vực ven biển); +2.00 m (đối với khu vực ven sông Hàn).
+ Quận Ngũ Hành Sơn: +3.00 m (đối với khu vực ven biển); +3.00 m (đối với khu vực ven sông).
+ Khu vực Hòa Xuân: +3.50 m.
- Thoát nước mưa:
+ Đảm bảo tiêu chuẩn mật độ cống thoát nước đối với đô thị là 100 ÷ 140 m/ha.
+ Đối với các đô thị cũ: Cải tạo hệ thống cống đã có, xây dựng bổ sung hệ thống cống thoát mới những khu vực thiếu hay chưa có, xây dựng mới hệ thống cống bao thu gom nước với giếng tách nước mưa khi có mưa tại các khu vực ven sông, ven biển.
+ Đối với các khu đô thị mới, khu công nghệ cao, công nghệ thông tin tập trung, khu du lịch sinh thái xây dựng hệ thống thoát nước độc lập, hoàn chỉnh và kết nối được với hệ thống thoát nước chung của toàn thành phố.
b) Giao thông
- Giao thông đối ngoại:
+ Đường bộ: Tiếp tục nâng cấp quốc lộ 1A (đoạn từ Quảng Nam đến Đà Nẵng), mở rộng tuyến đường tránh Nam hầm Hải Vân (giai đoạn 2), nâng cấp đường quốc lộ 14G đi Tây Giang (Quảng Nam). Từng bước chuyển quốc lộ 1A thành đường phố chính đô thị (đoạn từ cầu Nam Ô đến cầu vượt Hòa Cầm).
+ Đường sắt: Không nâng cấp ga kỹ thuật tàu hàng hóa Kim Liên. Di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm Thành phố, bảo đảm phù hợp với Quy hoạch đường sắt Việt Nam.
+ Đường hàng không: Nâng cấp sân bay Đà Nẵng, từng bước đến năm 2020. Lượng hành khách tiếp nhận: 6.000.000 lượt hành khách/năm; lượng hàng hóa tiếp nhận: 200.000 tấn/năm; lượng hành khách giờ cao điểm: 3.000 hành khách/giờ cao điểm; đến năm 2030 mở rộng Ga hàng không quốc tế về phía Nam, đáp ứng cho 10-15 triệu khách/năm.
+ Đường thủy: Di chuyển cảng xăng dầu Mỹ Khê sang phía vịnh Đà Nẵng; xây dựng mới cảng Liên Chiểu; nâng cấp, mở rộng khu hậu cần cảng Tiên Sa với quy mô 5,5 triệu tấn/năm và 300.000 lượt khách/năm. Giao thông thủy nội địa: Xây dựng 7 bến thuyền tại các khu du lịch ven bán đảo Sơn Trà, 3 bến tại các bãi biển như: Phạm Văn Đồng, T20, Non Nước và 10 bến du thuyền dọc sông Hàn. Phối hợp với tỉnh Quảng Nam khơi thông nhánh sông Cổ Cò nhằm phục vụ du lịch đường thủy từ Đà Nẵng đi Hội An.
- Giao thông đối nội:
Xây dựng mới: Đường Vành đai phía Nam; đường Vành đai phía Tây (bắt đầu từ đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quốc đến đường Hồ Chí Minh); đường ven biển, ven sông: Xây dựng tuyến đường ven sông phía bắc sông Cu Đê và phía nam sông cầu Đỏ tạo thành các trục đường chính nối các khu đô thị ven sông; xây dựng đường Hoàng Văn Thái nối dài đi Bà Nà, đường Trục 1, 2 Tây Bắc, đường Nguyễn Tất Thành nối dài, đường vào khu du lịch Làng Vân...
- Hệ thống giao thông công cộng: Bao gồm 15 tuyến hành lang xe buýt, 8 tuyến hành lang BRT, 3 tuyến metro kết nối hầu hết với các khu du lịch lớn như: Bán đảo Sơn Trà, khu du lịch Bà Nà, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An... đồng thời kết nối với Làng Đại Học, các khu công nghiệp và trung tâm thành phố.
- Bến bãi đỗ xe ô tô: Bao gồm 43 bãi đỗ xe tĩnh; bến xe ô tô liên tỉnh bố trí ở phía Bắc và phía Nam thành phố; các bến xe tải bố trí tại quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, huyện Hoà Vang.
c) Cấp nước
- Chỉ tiêu cấp nước:
+ Tổng nhu cầu dùng nước sinh hoạt đô thị và sản xuất đến năm 2020 khoảng 420.000 m3/ngày; đến năm 2030 khoảng 680.000 m3/ngày.
+ Tổng nhu cầu dùng nước sinh hoạt dân cư nông thôn đến năm 2020 khoảng 120.000 m3/ngày; đến năm 2030 khoảng 150.000 m3/ngày.
- Các công trình đầu mối:
+ Giai đoạn 2020: Tổng công suất cấp nước 530.000 m3/ngày, bao gồm các nhà máy nước: cầu Đỏ, 170.000 m3/ngày; Sân Bay, 30.000 m3/ngày; Sơn Trà, 5.000 m3/ngày; Hải Vân, 5.000 m3/ngày; cầu Đỏ 2, xây mới với công suất ban đầu 80.000 m3/ngày; Hòa Liên, xây mới với công suất ban đầu: 240.000 m3/ngày.
+ Giai đoạn 2030: Tổng công suất cấp nước 830.000 m3/ngày, bao gồm các nhà máy nước: cầu Đỏ, nâng công suất 200.000 m3/ngày; cầu Đỏ 2, nâng công suất đạt 240.000 m3/ngày; Sân Bay, 30.000 m3/ngày; Hòa Liên, nâng công suất đạt: 360.000 m3/ngày
- Mạng lưới cấp nước:
+ Tập trung xây dựng các tuyến ống D200 ÷ D2.000 theo dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng.
+ Tuyến ống D600, từ nhà máy nước Hòa Liên dọc theo đường tránh Nam hầm Hải Vân đến nút giao thông đường DT 602.
+ Các tuyến ống D500 ÷ D300, dọc theo đường quốc lộ 14B
+ Tuyến ống D1200 ÷ D500, từ nhà máy nước Hòa Liên 2 dọc theo đường sắt mới.
+ Tuyến ống D600 ÷ D300, dọc theo đường ĐT602.
+ Tuyến ống D500 ÷ D400, dọc theo đường Hoàng Văn Thái nối dài.
+ Tuyến ống D1200 ÷ D800, từ nhà máy nước cầu Đỏ 2 dọc theo đường ven sông đến cầu Trần Thị Lý.
+ Tuyến ống D800 ÷ D400, từ nhà máy nước cầu Đỏ 2 dọc theo đường ven sông và đường tránh Nam hầm Hải Vân.
d) Cấp điện:
- Nguồn điện: Hệ thống điện quốc gia; nhà máy thủy điện sông Nam 8.5 MW, nhà máy thủy điện sông Bắc I 16 MW, nhà máy thủy điện sông Bắc II 16.5 MW, nhà máy thủy điện A Vương 210 MW.
- Chỉ tiêu cấp điện: Tổng công suất dùng điện toàn thành phố đến năm 2020 khoảng 1.376 MVA; đến năm 2030 khoảng 1.815 MVA.
- Lưới điện: Lưới điện trung áp ở nội thành chuyển sang lưới 22 kV và đi ngầm. Cấp điện áp phân phối hạ áp chọn thống nhất là 380 V với lưới 3 pha, 220 V với lưới 1 pha và 2 x 220 V với lưới 2 pha. Lưới điện áp được xây dựng với kết cấu trục chính là 3 pha 4 dây hoặc 1 pha 2 dây, 1 pha 3 dây và các nhánh rẽ 1 pha 3 dây. Mỗi mạng điện áp có từ 1 đến 3 đường dây trục chính và các nhánh rẽ. Các đường dây trục chính sử dụng hệ thống 3 pha 4 dây, điện áp 380/220 V.
- Chiếu sáng đô thị:
+ Thay thế các loại đèn chất lượng thấp, đã hết thời hạn sử dụng bằng các loại đèn mới có chất lượng cao, tiết kiệm điện, kiểu dáng đẹp, hiện đại để nâng cao hiệu quả chiếu sáng.
+ Chuyển sang sử dụng nguồn sáng Sodium cao áp có hiệu suất phát quang cao và loại đèn 2 cấp công suất để tăng cường chiếu sáng, giảm điện năng tiêu thụ của hệ thống chiếu sáng đô thị. Thay thế các cột bê tông cốt thép hiện có bằng cột thép mạ kẽm với kiểu dáng cột và cần đèn đẹp, hiện đại.
+ Từng bước hạ ngầm tuyến cáp chiếu sáng trên các trục giao thông chính nhằm đảm bảo cảnh quan và mỹ quan cho đô thị.
đ) Thoát nước thải:
- Tổng lưu lượng thoát nước thải sinh hoạt toàn thành phố đến năm 2020: Q= 180.000 m3/ngày; đến năm 2030: 380.000 m3/ngày.
- Xử lý nước thải đạt loại B đến năm 2020; năm 2030 xử lý đạt loại A (theo QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 11:2008/BTNMT).
- Đến năm 2020: Sử dụng hệ thống nước mưa để thoát nước thải sinh hoạt sau khi đã qua bể tự hoại trong các hộ gia đình, cơ quan, công trình công cộng; đến năm 2030: Kết hợp hai hệ thống thoát nước chung và hệ thống thoát nước thải riêng dẫn về trạm xử lý.
- Các công trình đầu mối:
+ Giai đoạn 2020: Trạm xử lý nước thải Sơn Trà (mở rộng, xử lý đạt loại B) 20.000 m3/ngày; trạm xử lý nước thải Hòa Liên (xây mới, xử lý đạt loại B) 60.000 m3/ngày; trạm xử lý nước thải Hòa Xuân (xây mới, xử lý đạt loại B) 100.000 m3/ngày.
+ Giai đoạn 2030: Trạm xử lý nước thải Sơn Trà (mở rộng, xử lý đạt loại A) 60.000 m3/ngày; trạm xử lý nước thải Hòa Liên (mở rộng, xử lý đạt loại A) 120.000 m3/ngày; trạm xử lý nước thải Hòa Xuân (mở rộng, xử lý đạt loại A) 200.000 m3/ngày.
e) Quản lý chất thải và nghĩa trang:
- Quản lý chất thải rắn:
+ Khối lượng CTR toàn đô thị đến năm 2030 khoảng 3.700 tấn/ngày.
+ Khu xử lý hiện có: Khu xử lý chất thải rắn Khánh Sơn. Xây dựng khu xử lý CTR tập trung tại bãi rác Khánh Sơn, quận Liên Chiểu, quy mô 100 ha; xây dựng hệ thống thu hồi khí gas theo cơ chế phát triển sạch tại các bãi rác.
+ Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt phát điện.
+ Xây dựng khu xử lý bùn thải, xử lý và tái chế phế thải xây dựng.
- Quản lý nghĩa trang:
+ Di dời các khu vực nghĩa địa chưa có quy hoạch về khu nghĩa trang quy hoạch mới tại Hòa Sơn và Hòa Ninh. Xây dựng mới nghĩa trang tại thôn An Châu, xã Hòa Phú.
+ Nâng cấp nhà hỏa táng trong khu nghĩa trang Hòa Sơn, thuộc xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang.
g) Về thông tin liên lạc
- Xây dựng mới khu công viên phần mềm số 2 tại khu đô thị Đa Phước (quận Hải Châu) với quy mô 10 ha và Khu công nghệ thông tin tập trung tại Hòa Sơn (huyện Hòa Vang) với quy mô 397 ha.
- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc theo công nghệ mới, hiện đại, hội tụ được các loại hình viễn thông, internet, truyền hình và tiếp thu các công nghệ mới của thế giới.
- Đầu tư nâng cấp hạ tầng thông tin để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội văn hóa: Nâng cấp mở rộng hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn toàn thành phố. Triển khai đồng bộ mạng cáp ngầm theo hệ thống.
- Quản lý và tối ưu hệ thống hạ tầng khung cho phát triển mạng thông tin di động, khai thác các vệ tinh viễn thông phát triển dịch vụ. Nâng cao chất lượng mạng lưới bưu chính, kết hợp cung cấp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
11. Đánh giá môi trường chiến lược
- Bảo vệ môi trường rừng và vùng ven biển:
+ Phòng chống suy thoái môi trường do xói lở và bồi tụ vùng cửa sông, ven biển.
+ Phòng ngừa và ứng cứu các sự cố do thiên tai lũ lụt, tràn dầu.
+ Phòng chống ô nhiễm nước biển và ven biển do hoạt động của các cầu cảng, do giao thông vận tải, do nuôi trồng đánh bắt chế biến thủy hải sản.
+ Bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cửa sông, ven biển.
- Bảo vệ môi trường đô thị:
+ Các đô thị cần phải xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung tùy theo lưu vực thoát nước.
+ Thực hiện quy hoạch và thu gom, xử lý chất thải rắn theo hướng xây dựng và vận hành các bãi rác hợp vệ sinh theo quy định; đặc biệt chú ý đến các công trình xử lý rác thải công nghiệp, y tế, độc hại...
- Bảo vệ môi trường khu công nghiệp:
+ Di chuyển các cơ sở công nghiệp cũ, đặc biệt là công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. Thực hiện quản lý môi trường và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải khu công nghiệp đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.
+ Các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn như công nghiệp sản xuất thép, luyện kim, khai thác,... cần được bố trí xa khu dân cư.
- Bảo vệ môi trường nông thôn:
+ Bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm và phòng chống ô nhiễm do các nguồn chất thải: Phân, rác, nước thải do sinh hoạt và các hoạt động chăn nuôi.
+ Hạn chế ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong nông nghiệp.
+ Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường theo hướng tập trung các hộ sản xuất thành các cơ sở tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa hoặc nhỏ thành các cụm tiểu thủ công nghiệp chuyên môn hóa từng công đoạn sản xuất.
+ Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường và ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện chương trình quan trắc giám sát chất lượng môi trường tại các làng nghề.
Các vùng cần được quan tâm hơn về đánh giá tác động môi trường là: vùng cửa sông ven biển; vùng xây dựng các công trình lớn; vùng xây dựng các cảng; vùng bảo vệ đa dạng sinh học.
12. Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư
a) Đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội
Phát triển nhà ở: Xây dựng nhà ở, chung cư cho sinh viên, công nhân và người có thu nhập thấp. Hoàn thành chương trình “7.000 căn hộ dành cho người thu nhập thấp” trước năm 2015.
- Y tế: Nâng cấp bệnh viện C Đà Nẵng; Trung tâm cấp cứu và phòng chống thảm họa tại khu vực quận Liên Chiểu.
- Giáo dục đào tạo: Xây dựng và phát triển các làng Đại học Đà Nẵng.
- Văn hóa thể thao: Xây dựng Khu liên hợp thể dục thể thao thành phố tại Hòa Xuân, Trung tâm văn hóa thông tin thành phố và thư viện thành phố, xây dựng hệ thống tượng đài, biểu trưng văn hóa, phù điêu...
b) Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông: Đường Nguyễn Tất Thành nối dài; đường Hoàng Văn Thái nối dài; đường vành đai phía Nam, vành đai phía Tây (đoạn còn lại); đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất; nút giao thông khác mức Ngã ba Huế; di dời ga đường sắt về Hòa Minh (quận Liên Chiểu); mở rộng ga hàng không Đà Nẵng; phát triển hệ thống xe buýt nhanh BRT; hoàn thành các dự án Phát triển bền vững (SCDP) do ngân hàng thế giới (WB) tài trợ.
- Cấp nước: Xây dựng nhà máy nước Hòa Liên (240.000 m3/ngày), nhà máy nước cầu Đỏ 2 (80.000 m3/ngày); nâng công suất nhà máy nước cầu Đỏ (170.000 m3/ngày).
- Cấp điện: Ngầm hóa lưới điện trung, cao thế trong một số khu vực nội thị nhằm đảm bảo cảnh quan đô thị và tiết kiệm đất xây dựng.
- Thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn: Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải Liên Chiểu, Hòa Xuân; xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung, công nghệ hiện đại, quy mô 2.000 tấn/ngày đêm tại bãi rác Khánh Sơn.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện các công việc sau:
1. Ban hành Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt.
2. Tổ chức lập và rà soát các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch xây dựng xã nông thôn, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phù hợp với đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt. Xây dựng và ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
3. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và quản lý đầu tư xây dựng theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thành ủy, HĐND, UBND TP Đà Nẵng
;
-
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT các Vụ: TH, KTTH, NC, V.III, KGVX;
-
Lưu: Văn thư, KTN (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.  2357/QD-TTg dated December 04, 2013 approving the adjustment of general planning of Da Nang city by 2030, with a vision to 2050

Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Urban Planning dated June 17, 2009;

Pursuant to the Government’s Decree No. 37/2010/ND-CP dated April 07, 2010, on the formulation, evaluation, approval and management of urban planning;

At the proposal of chairperson of People’s Committee of Da Nang city and the appraisal report of the Ministry of Construction,

DECIDES:

Article 1. To approve adjustment of general planning of Da Nang city by 2030 with a vision toward 2050 with the following principle contents:

1. Scope and boundary of adjustment of planning:

Include 6 urban districts and 2 rural districts of Hoa Vang and Hoang Sa with total area of 128,543 ha (in which area of inland part is 98,043 ha, area of Hoang Sa archipelago is 30,500 ha). Boundary is determined as follows:

- The North adjacent to Thua Thien Hue province.

- The South and West adjacent to Quang Nam province.

- The East adjacent to East Sea.

2. Nature:

- Being urban area type I affiliated central level, major economic center of country in tourism, industry, commerce, banking and financial services and having important position in strategy on national urban development.

- Being center of culture, sport and physical exercise, education and training, the scientific - technical and technological center of the Central and West Highland.

- Being the regional, national and international transport and telecommunication important focal center.

- Being one of geographical areas keeping important strategic position in defense and security of the South Central, West Highland and whole country.

3. Development objectives:

- To develop Da Nang city become a modern national-level city, be an urban center to contribute in promoting the socio-economic development of the Central and West Highland.

- To develop the city space in all-sided and sustainable direction and ensure security and defense.

4.Vision toward 2050

To build and develop Da Nang city to become a national special city, toward an international urban area and sustainable development.

5. Scale of population

- Status of population in 2012 is about 967,800 people, in which urban population is about 822,630 people.

- Forecast by 2012 population of Da Nang city is about 1.6 million people, in which urban population is about 1.3 million people.

- Forecast by 2030, population of Da Nang city will about 2.5 million people (including permanent-residence population and population converted by quantity of estimate tourists by 2030), in which urban population will be about 2.3 million people.

6. Land scale:

- By 2020: land for urban construction will be about 20,010 ha, in which land for civil purpose will be about 8,659 ha.

- By 2030: land for urban construction will be about 37,500 ha, in which land for civil purpose will be about 15,500 ha.

7. Model of urban space development:

To inherit the space development model of general planning approved in 2002 with chains of concentrated urban areas along to the main traffic axes in association with natural frame structure of urban area.

8. Orientation of space development

a) Development zoning

- Old urban area: Area is about 3,264 ha; including wards: Vinh Trung, Thac Gian, Tan Chinh, Chinh Gian, Hoa Khe and wards of Hai Chau I, Hai Chau II, Thach Thang, Thanh Binh, Thuan Phuoc, Binh Thuan, Hoa Thuan, Nam Duong, Phuoc Ninh, Binh Hien, Hoa Cuong and Khue Trung wards (in Thanh Khe, Hai Chau, Cam Le districts).

- The Northwest coastal area: Area is about 3,647 ha; including wards: An Khe, Thanh Khe Dong, Thanh Khe Tay, Xuan Ha, Tam Thuan, and Hoa Minh wards, a part of Hoa Khanh Bac ward, Hoa Khanh Nam, and Hoa Hiep Nam (in Thanh Khe, Lien Chieu districts).

- The Eastern coastal area: Area is about 3,331 ha; including wards: An Hai Bac, An Hai Dong, An Hai Tay, Man Thai, Nai Hien Dong, Phuoc My, Tho Quang, and My An, Khue My, Hoa Hai wards (in Son Tra, Ngu Hanh Son districts).

- The Western area: Area is about 13,606 ha; including wards: Hoa Tho Tay, Hoa Phat, Hoa Khanh Nam, Hoa Khanh Bac, Hoa Minh (in Cam Le, Lien Chieu districts), and a part of communes of Hoa Nhon, Hoa Phu, Hoa Ninh, Hoa Lien and Hoa Son commune in Hoa Vang rural district.

- Area of Son Tra peninsula: Area is about 4,439 ha; in Tho Quang ward, Son Tra district, Da Nang city.

- The Southern area: Area is about 9,075 ha; including communes of Hoa Nhon, Hoa Phong, Hoa Khuong, Hoa Tien, Hoa Chau, Hoa Phuoc in Hoa Vang rural district and Hoa Quy, Hoa Xuan wards in Ngu Hanh Son district.

- Western mountainous area and Hoang Sa island district: Area is about 91,181 ha, including forestry land (productive forest, special-use forest, and protective watershed), natural preservation forest and island.

b) Orientation of urban space development:

- Old urban area: Being traditional history center, concentrate essential agencies, sectors and being economic, cultural, political and educational centers of Da Nang city; the mixture residential areas, embellishment residential areas, concentrated residential areas.

To build and renovate the concentrated urban central area in direction of promoting role, position, function of a trade and service, culture and tourism, science and technology, education and training exchange center of Da Nang. Population scale forecasted will be about 466,000 people in 2020, about 543,980 people in 2030. Land scale for urban construction will be about 2,800 ha in 2020, and about 3,264 ha in 2030.

- The Northwest coastal area: To develop tourism, convalescence, service and shopping malls, transport and sea economy, develop the mixture residential areas, embellishment residential areas, concentrated residential areas with average density. Population scale forecasted will be about 149,700 people in 2020, about 280,000 people in 2030. Land scale for urban construction will be about 1,946 ha in 2020, and about 3,647 ha in 2030.

- The Eastern coastal area: Having advantages for development of economy and tourism, convalescence; keeping a important strategic position regarding defense and security of city, being important transport focal area; developing post and telecommunication, health, education and training. The eastern coastal area from Son Tra to Non Nuoc will develop system of hotels, motels, villas, parks, restaurants, recreation areas; the Ngo Quyen, Ngu Hanh Son axles to Tran Dai Nghia road will develop offices for lease. Population scale forecasted will be about 104,500 people in 2020, about 195,930 people in 2030. Land scale for urban construction will be about 1,770 ha in 2020, and about 3,331 ha in 2030.

- The Western area: To prioritize development of hi-tech, information technology industries. Population scale forecasted will be about 315,200 people in 2020, about 680,300 people in 2030. Land scale for urban construction will be about 6,305 ha in 2020, and about 13,606 ha in 2030.

- Area of Son Tra peninsula: Being a natural preservation zone with lot of rare and precious fauna and flora. To develop tourism in matching with natural preservation at areas at the foot of Son Tra peninsula.

- The Southern area: To form and develop urban areas in association with preservation and storage of cultural and historical relics, form the urban areas of ecological tourism, areas of houses with gardens, ancient houses, keep natural landscape carrying traditional countryside characteristics. To invest in construction of the national-level training and sport and physical exercise center. Population scale forecasted will be about 342,670 people in 2020, about 797,050 people in 2030. Land scale for urban construction will be about 4,843 ha in 2020, and about 9,076 ha in 2030.

- Western mountainous area and Hoang Sa island district: Being area having protective forest, special-use forest and productive forest. The western mountainous area has an important role in environmental protection, moderates flows, protects reservoir works, limits floods, reduces erosion. This area needs to be protected strictly. Hoang Sa island rural district is an area with important significance regarding sea economy and defense and national security.

c) Orientations to develop system of specialized centers:

- The administrative-political center of city has area of about 20 ha located at Tran Phu, Bach Dang, Quang Trung, Ly Tu Trong, Le Loi, Le Hong Phong axes. The administrative-political centers of districts will have area of about 128 ha.

- The cultural center will have area of about 550 ha. The regional cultural center is located in Hoa Cuong ward, Hai Chau district. The municipal cultural centers are in Cam Le, Hai Chau and Ngu Hanh Son districts, and the district-level cultural centers.

- The medical centers will have area of about 231 ha. The regional and national medical centers are located at old urban area in Hai Chau district; the polyclinic medical centers and specialized clinic medical centers are located in Hai Chau and Ngu Hanh Son districts; the polyclinic, specialized and preventive medical centers of districts are located in urban areas with suitable serving radius.

- The education and training centers will have total area of about 1.996 ha. The regional, national and international education centers are located at area of new university village in Hoa Vang and Ngu Hanh Son. The institutions of training university level, vocational institutions are located in traditional and dispersed urban areas.

- The sport and physical exercise centers will have area of about 491 ha. The regional and national sport and physical exercise centers are located at the North of Hoa Quy ward, Ngu Hanh Son district; the existing sport and physical exercise centers at resident spots in city will be renovated, upgraded and modernized.

- The science research centers will have area of about 145 ha and located in Hai Chau district and Hoa Vang rural district.

- The technology - post and telecommunication centers will have are of about 4 ha and located in Hoa Cuong ward (Hai Chau district) and Hoa Quy ward (Ngu Hanh Son district).

- The service, commerce, finance and banking centers: Area is about 130 ha; invest in development of new shopping malls, supermarkets at centers, urban areas, build a international complex shopping malls at Chi Lang stadium (Hai Chau district); a commerce and office complex area on Ngo Quyen road (Son Tra district). To build shopping malls, finance and banking centers on axles of Nguyen Van Linh, central area of old roads such as Hung Vuong, Le Duan … (Hai Chau district), Vo Van Kiet, Pham Van Dong (Son Tra district). To upgrade the commercial center of Han market, Con market. To allocate land fund and invest in development of general logistics yard and warehouse system, warehouses storing essential goods in serve of export of domestic goods.

- The tourist service centers will have area of about 3.700 ha, including: Sea tourism service (high convalescence areas, system of hotels and tourism service) will be located from Son Tra peninsula to near Quang Nam, develop sea tourist areas of Xuan Thieu – Nam O cliff, Truong Dinh river – Hai Van pass; river and lake ecological tourism located along Han river – Vinh Dien – Cam Le, Co Co, Cu De, and Dong Nghe lake. Convalescence ecological tourist areas on mountain are located at Ba Na tourist area, Mo spring complex, South of Hai Van pass and Van village tourist area. The historical relic tourist areas will be concentrated at Ngu Hanh Son historical, cultural park, K20 relic area, Vien Cham ancient museum, Nghia Trung Khue Trung relic area, Dien Hai citadel relic area

Orientation of golf-course development: To comply with regulations of the Prime Minister on planning Vietnam’s golf courses.

d) Orientation of space development in urban residential areas:

- Embellishment and mixture development urban residential areas: Area is about 7,250 ha; concentrated essentially in 6 urban districts: Hai Chau, Thanh Khe, Lien Chieu, Son Tra, Ngu Hanh Son, Cam Le, a part in central residential areas at suburb urban areas in Hoa Tien and Hoa Chau communes.

 + urban residential area concentrated with high density: Being concentrated essentially at Hai Chau, Thanh Khe urban areas; invest in upgrading urban technical infrastructure and all urban utilities, combine with additional construction of multi-storey apartments in direction of developing compressed urban area.

+ Areas of houses with gardens of low density: To locate at outskirts of the urban centers, including Hoa Xuan, Hoa Quy ecological urban areas, the Golden Hill ecological urban area and other ecological urban areas along rivers.

+ Gradually move industrial and cottage industry facilities, treasuries inserting in residential areas causing environment pollution to the concentrated industrial parks, complexes, and change function of these land areas in serve of urban development.

dd) Orientation of space development in rural residential areas:

- Rural residential areas will be about 2,600 ha, concentrated essentially at Hoa Vang rural district, including traditional villages renovated and embellished, traditional villages expanded newly, in association with waterway-road traffic axles, areas of houses with gardens in association with regions of hi-tech agricultural production, fruit gardens combining with ecological tourism.

- Linkage between urban and rural areas: Residential spots in center of communes, rural area are built, renovated to ensure the high requirement on residential concentration, with adequate technical infrastructure, linked with urban areas.

e) Green space orientation of landscape, special park, and open space has area of about 1,750 ha; including:

- The existing parks and flower gardens; coastal green space areas.

- To build Asia park at the Southeast area, memorials, Ngu Hanh Son historical and cultural park.

- To build Ocean park at the South of Son Tra peninsula, Botanical - Zoological park in Hoa Vang…

- Flower gardens in urban and residential areas.

- Open green spaces including gardens, parks, green areas on main axles in urban areas, along to shores, riversides…

- To form open space at large lakes and ponds…

g) Space Orientation of industrial development:

The concentrated industrial zones include: Lien Chieu industrial zone (370 ha); Hoa Khanh industrial zone (423.5 ha), the expanded Hoa Khanh industrial zone with area of 124 ha; Hoa Cam industrial zone (136.7 ha), Tho Quang Aquatic Service industrial zone (77.3 ha); Thanh Vinh industrial cluster (17.23 ha).

- To develop clean industries with high technique in order to not influence to tourist landscape and environment of region.

- To allocate cottage industry clusters at suitable positions in districts and urban areas under rural districts.

h) Orientation of technical infrastructure focal areas:

- Airports: To upgrade Da Nang international airport, gradually turn it into a plain civil airport.

- Railway station: To further orientate to build new railway station aiming to move railway system out of municipal center, ensure conformity with Vietnam’s railway planning. To turn the land use purpose of old railway station into the land for urban development.

- System of general ports and tourist ports: To develop Lien Chieu port, upgrade Tien Sa port; change utility of Han river port into tourist port.

- Plants of water-electricity supply, zones of processing garbage, stations of processing sewage, cemetery areas: To be located adequately and modernly in line with the serving radius of urban areas.

9. Urban design orientation

a) Landscape architecture zoning including:

- Old urban area: The mixture development area with high construction density. To develop multi-storey blocks with various functions along to urban main axles, to increase green area and public space.

- The Northwest coastal area (Da Nang bay): To control landscape space along to coastal route; to develop urban areas with low construction density and average height.

- The Eastern coastal area: To control space along to coastal route for urban and tourism areas in direction of prioritizing for multi-storey development, decrease of construction density and increase of land use coefficient.

- The Western area: To control space of industrial zones, urban areas in direction of ecological urban areas with low density, low-storey house to ensure the conformity with climate changes and sea-level rise;

- Area of Son Tra peninsula: To control and maintain natural landscape and preservation of the ecology, abide by laws on forest and biodiversity protection.

- The Southern area: To control architecture space of traditional villages, landscape of lower section of Cam Le, Cu De rivers with low construction density and storey.

- Western mountainous area and Hoang Sa island district: To control and protect natural landscape and ecology.

b) The main space axles of urban areas along traffic routes of East-West, North- South: From national road 1A (Lien Chieu – Hue T-junction), Dien Bien Phu, Le Duan road passing Han river bridge to the coastal tourism areas; Cach Mang Thang Tam, Mung 2 Thang 9 axles, passing Tuyen Son bridge to sea; Ngu Hanh Son, Ngo Quyen axles to Tien Sa port. Nguyen Tat Thanh, Hoang Sa – Truong Sa coastal axles; Vo Chi Cong axis, running to Ngu Hanh Son - Da Nang University; axis at east of airport, Le Do running to Da Nang bay; Trac Pham Hung (Mieu Bong area) running to national road 1A; Hoang Van Thai axis running to Ba Na.

c) Landscape axes: Hoang Sa-Truong Sa coastal axis from Son Tra peninsula to near by Quang Nam; Nguyen Tat Thanh coastal axis; axes near by Han, Cam Le, Vinh Dien, Co Co, Cu De rivers…

d) Prominent spot works and gateway:

- Prominent spot works are located in east coastal areas, old urban areas along to main axes and Han River.

- Gateway areas: Intersection areas of national road 1 and elongated Nguyen Tat Thanh road; Tran Dai Nghia road (running to Hoi An) and South belt road; national road 1 (running to Tam Ky) and South belt road, and Da Nang-Quang Ngai highway and boundary of Quang Nam province.

10. Orientation of technical infrastructure development

a) Technical preparation

- Leveling: For riparian areas: To allow being flooded at frequency of p = 10% aiming to ensure safe flood drainage and reduction of leveling volume. For municipal center: To perform the leveling locally for each works; apply the minimum construction height for old urban areas. The minimum construction height at urban areas in Lien Chieu, Cam Le, Ngu Hanh Son districts and Hoa Vang rural district is equal to the water level corresponding to frequency of 5%. Slope of road base under planning is between 0.1% and 0.2%. The minimum height at urban areas shall be as follows:

+ Old urban area in Thanh Khe and Hai Chau districts: + 2.15 m (For coastal area); + 2.00 m (for riparian area of Han river).

+ Cam Le district: + 3.5 m (For riparian area of Han river).

+ Lien Chieu district: + 2.19 m (For coastal area); + 3.50 m (for riparian area of Cu De river).

 + Son Tra district: + 3.00 m (For coastal area); + 2.00 m (for riparian area of Han river).

+ Ngu Hanh Son district: + 3.00 m (For coastal area); + 3.00 m (for riparian area).

+ Hoa Xuan area: + 3.50 m.

- Storm water drainage:

+ To ensure standard of sewer density applicable for urban area to be 100 ÷ 140 m/ha.

+ For old urban areas: To renovate the existing sewer system, to build additionally new sewer system for areas which are lack or have no sewer, to build new interceptor sewer system to collect water with wells separating storm water when having rain at riparian and coastal areas.

+ For new urban centers, hi-tech parks, concentrated information technology zones, ecological tourism areas, drainage system is built independently, completely and can connect with the general drainage system of whole city.

b) Transport

- External transport:

+ Road: To further upgrade national road 1A (section of from Quang Nam to Da Nang), expand bypass road at the South of Hai Van Tunnel (stage 2), upgrade national road 14G running to Tay Giang (Quang Nam). To gradually turn national road 1A into urban main road (section of from Nam O bridge to Hoa Cam crossover).

+ Railway: Not upgrade Kim Lien goods train technical station. To move railway station out of municipal center, ensure the conformity with Vietnam railway planning.

+ Airway: To upgrade Da Nang airport, gradually by 2020. Quantity of the passengers received: 6,000,000 passenger arrivals/year; quantity of goods received: 200,000 ton/year; quantity of passengers at rush hour: 3,000 passengers at rush hour; by 2030, to expand international aviation station toward the South, and satisfy for 10-15 passengers/year.

+ Waterway: To mover My Khe petrol and oil port to Da Nang bay; to build newly Lien Chieu port; to upgrade and expand logistics area of Tien Sa port with scale of 5.5 million ton/year and 300,000 passenger arrivals /year. Domestic water traffic: To build 7 boat stations at tourist areas near by Son Tra peninsula, 3 boat stations at beaches such as: Pham Van Dong, T20, Non Nuoc and 10 yacht stations along to Han river. To coordinate with Quang Nam province to clear Co Co tributary aiming to serve waterway tourism from Da Nang to Hoi An.

- Internal transport:

To build newly: The south belt road, west belt road (beginning from Da Nang-Dung Quoc highway to Ho Chi Minh road); coastal and riparian roads: To build riparian roads at the North of Cu De river and the South of Red Bridge river to form main road axes connecting riparian urban areas; to build the elongated Hoang Van Thai road running to Ba Na, Northwest axes 1, 2, elongated Nguyen Tat Thanh road, road to enter Van village tourism area…

- Public traffic system: Including 15 corridor routes for buses, 8 BRT corridor routes, 3 metro routes to connect with almost large tourism areas such as: Son Tra peninsula, Ba Na tourism area, My Son holy land, Hoi An ancient town … and connect with University Village, industrial zones and municipal center.

- Car park: Including 43 provincial bus and truck parks; bus and truck inter-provincial stations are located at the North and South of city; truck parks are located in Lien Chieu, Son Tra, Ngu Hanh Son, Cam Le district and Hoa Vang rural district.

c) Water supply

- Water supply criteria:

+ Total demand of urban daily-life water and production water will be about 420,000 m3/day in 2020; about 680,000 m3/day in 2030.

+ Total demand of rural daily-life water will be about 120,000 m3/day in 2020; about 150,000 m3/day in 2030.

- Focal works:

+ Stage 2020: total water supply capacity will be 530,000 m3/day, including water plants: Red bridge, of 170,000 m3/day, San Bay, of 30,000 m3/day; Son Tra, of 5,000 m3/day; Hai Van, of 5,000 m3/day; Red Bridge 2, built newly with initial capacity of 80,000 m3/day; Hoa Lien, built newly with initial capacity of 240,000 m3/day.

+ Stage 2030: total water supply capacity will be 830,000 m3/day, including water plants: Red bridge, raising capacity up to 200,000 m3/day; Red Bridge 2, raising capacity up to 240,000 m3/day; San Bay, of 30,000 m3/day; Hoa Lien, raising capacity up to 360.000 m3/day

- Water supply network:

+ To concentrate on construction of D200 ÷ D2.000 sewers under project on expanding Da Nang water supply system.

+ D600 sewer, from Hoa Lien water plant along to bypass road at the South of Hai Van Tunnel to intersection of DT 602.

+ D500 ÷ D300 sewers, along to national road 14B

+ D1200 ÷ D500 sewers, from Hoa Lien water plant 2 along to new railway.

+ D600 ÷ D300 sewers, along to road DT602

+ D500 ÷ D400 sewers, along to elongated Hoang Van Thai road.

+ D1200 ÷ D800 sewers, from Red bridge water plant 2 along to riparian road to Tran Thi Ly bridge.

+ D800 ÷ D400 sewers, from Red bridge water plant 2 along to riparian road and bypass road at the South of Hai Van Tunnel.

d) Power supply:

- Power source: National electrical system; South river Hydro-power plant of 8.5 MW, North river Hydro-power plant I of 16 MW, North river Hydro-power plant II of 16.5 MW and A Vuong Hydro-power plant of 210 MW.

- Power supply criteria: Total power use capacity of whole city will be about 1,376 MVA by 2020; and about 1,815 MVA by 2030.

- Power grid: Medium-voltage Power grid in urban areas is changed into 22kV grid and gone underground. Level of voltage for Low-voltage distribution is unified to be 380 V for 3-phase grid, 220 V for 1-phase grid and 2 x 220 V for 2-phase grid. Voltage grids are constructed with structures of main axis being 3 phase 4 wires or 1 phase 2 wires and shunts of 1 phase 3 wires. Each voltage network has from 1 to 3 spindle lines and shunts. Spindle lines use system of 3 phases and 4 wires, voltage of 380/220 V.

- Urban lighting:

+ To replace kinds of bad-quality lamp, time-limit for use is expired by new kinds of high-quality lamp, saving electricity, nice and modern model in order to upgrade lighting efficiency.

+ To change to use high-voltage Sodium lighting source with high luminescent efficiency and lamps with 2 capacity levels to increase lighting, reduce the consumed electric energy of urban lighting system. To replace the existing reinforced concrete poles by galvanized steel poles with nice and modern model of lamp pole and hand.

+ To gradually underground cables of lighting on main traffic axes aiming to ensure urban landscape and beauty.

dd) Sewage drainage:

- Total daily-life sewage discharge of whole city will be Q= 180.000 m3/day by 2020; 380.000 m3/day by 2030.

- Processing sewage to reach B kind by 2020; A kind by 2030 (according to QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 11:2008/BTNMT).

- By 2020: use storm water system to discharge daily-life sewage after passing septic tank in households, agencies, public works; by 2030: combine two general drainage system and separate drainage systems to run to treatment station.

- Focal works:

+ Stage 2020: the Son Tra sewage treatment station (expanded, processing to reach kind B) 20,000 m3/day; Hoa Lien sewage treatment station (newly built, processing to reach kind B) 60,000 m3/day; Hoa Xuan sewage treatment station (newly built, processing to reach kind B) 100,000 m3/day.

+ Stage 2030: the Son Tra sewage treatment station (expanded, processing to reach kind A) 60,000 m3/day; Hoa Lien sewage treatment station (expanded, processing to reach kind A) 120,000 m3/day; Hoa Xuan sewage treatment station (expanded, processing to reach kind A) 200,000 m3/day.

e) Management of waste and cemetery:

- Management of solid waste:

+ CTR volume of entire urban areas by 2030 will be about 3,700 ton/day.

+ The existing treatment zones: Khanh Son solid -waste treatment zones: To build a concentrated CTR treatment zone at Khanh Son landfill, in Lien Chieu district, scale of 100 ha; to build system of gas recovery according to mechanism of clean development at landfills.

+ To handle solid waste by combustion technology that generates power.

+ To built the waste sludge treatment zone, zone of processing and recycling construction waste.

- Cemetery management:

+ To move cemetery areas unplanned to the new planned cemetery area in Hoa Son and Hoa Ninh. To build new cemetery at An Chau hamlet, Hoa Phu commune.

+ To upgrade crematory in Hoa Son cemetery, Hoa Son commune, Hoa Vang rural district.

g) Information and Communication:

- To build new software park 2 at Da Phuoc urban area (Hai Chau district) with scale of 10 ha and the concentrated information technology parks at Hoa Son (Hoa Vang rural district) with scale of 397 ha.

- To build an information and communication system under new and modern technologies focalized forms of telecommunication, internet, television and receipt of new technologies in the world.

- To invest in upgrading information infrastructure to serve the economic-social and cultural development: To upgrade and expand the switching and transmission system of entire city. To carry out synchronously underground cable network according system.

- To manage and make optimal level of framework infrastructure system for development of mobile information network, to use telecommunication satellites for service development. To upgrade quality of postal network, combine supply of public services and commercial services to satisfy the development demand of society.

11. Strategic environment assessment

- Protect forest and coastal environment:

+ To prevent environment deterioration due to erosion and accretion at river gates and coastal areas.

+ To prevent and respond to incidents due to natural disaster, floods, oil spill.

+ To prevent pollution of sea and coastal environment due to activities of wharves, transport, aquaculture, fishing or processing of aquatic products.

+ To protect the ecology of mangrove forest, river gates, coastal areas

- To protect urban environment:

+ To built the concentrated sewage treatment stations for urban areas depending on drainage basin.

+ To perform planning and collect, process solid waste in direction of construction and putting in to operation of sanitation landfills under regulations; specially pay attention to treatment works for industrial, health and toxic waste..

- To protect environment of industrial zones:

+ To move old industrial facilities, especially ones causing environment pollution out of residential areas. To manage environment and upgrade the waste treatment system in industrial parks to ensure to meet environment standards.

+ Industries that may cause heavy environment pollution such as steel production, metallurgical industry, exploitation … need be located at a far distance from residential areas.

- To protect urban environment:

+ To protect surface water, underground water sources and to prevent the pollution caused by discharges: Feces, garbage, sewage from daily-life and breeding activities.

+ To limit pollution due to use of plant protection drugs and fertilizers in agriculture.

+ To develop traditional villages in association with environment protection in direction of concentrating production households into the small or medium-size cottage industry establishments, and cottage industry clusters in which each production stage is specialized.

+ To educate, propagate, raise awareness on environment and keeping environmental hygiene, to perform program on environment quality observation and supervision at traditional villages.

Areas which are paid more attention to regarding environment impact assessment include: River gate and coastal areas; areas where large works are built; areas where ports are built; areas for biodiversity protection.

12. Programs and projects prioritized in investment

a) Investment in construction of social infrastructures

Housing development: Building houses, apartment building for students, workers and persons earning low incomes. To finish program “7,000 apartment for persons earning low incomes” before 2015.

- Health: To upgrade C hospital of Da Nang; center for first aid and disaster prevention at area of Lien Chieu district.

- Education and training: To build and develop University villages in Da Nang.

- Culture and Sport: To build a municipal sport and physical exercise complex in Hoa Xuan, municipal culture and information center, municipal library, build system of monuments, cultural symbols, relief’s…

b) Investment in construction of technical infrastructures

- Transport: The elongated Nguyen Tat Thanh road, elongated Hoang Van Thai road; the South and West belt roads (the remaining section), Da Nang-Dung Quat highway; intersection other than Hue T-junction; to move railway station to Hoa Minh (Lien Chieu district); to expand Da Nang airport; to develop the BRT fast bus system; to finish sustainable development projects (SCDP) financed by world’s bank (WB).

- Water supply: To build Hoa Lien water plant (240,000 m3/day), Red bridge water plant 2 (80,000 m3/day); to raise capacity of Red bridge water plant (170.000 m3/day).

- Power supply: To lay underground medium-and low-voltage power grids in some urban areas aiming to ensure urban landscape and save land for construction.

- To collect and process sewage, solid waste: Invest in construction of Lien Chieu, Hoa Xuan sewage treatment stations; build a concentrated solid waste treatment plant with modern technology, scale of 2,000 ton/day at Khanh Son landfill.

Article 2. To assign the People s Committee of Da Nang city to carry out the following tasks:

1. To adopt a management regulation according to the approved scheme on adjusting the general planning of Da Nang city by 2030 with a vision toward 2050.

2. To elaborate and review the specialized master plans on technical infrastructure, plan on construction of communes, subdivision planning, detailed planning, and urban designs in line with the approved scheme on adjusting the general planning of Da Nang city by 2030 with a vision toward 2050. To elaborate and promulgate the regulation on management of planning and urban architecture.

3. To make plan on investment in construction of technical infrastructure and manage construction investment according to the approved scheme on adjusting the general planning of Da Nang city by 2030 with a vision toward 2050.

Article 3. This Decision takes effect on the signing date.

Chairperson of Da Nang city’s People’s Committee, Minister of Construction and heads of relevant agencies shall implement this Decision.

For the Prime Minister

Deputy Minister

Hoang Trung Hai

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 2357/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất