Quyết định 2076/QĐ-TTg 2017 Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TPHCM đến 2030

thuộc tính Quyết định 2076/QĐ-TTg

Quyết định 2076/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2076/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:22/12/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng TP. Hồ Chí Minh
Ngày 22/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 2076/QĐ-TTg.
Vùng TP. Hồ Chí Minh bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP. Hồ Chí Minh và 07 tỉnh lân cận, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang với tổng diện tích toàn vùng khoảng 30.404km2. Dự kiến đến năm 2030, dân số của Vùng khoảng 24 - 25 triệu người, trong đó có khoảng 18 - 19 triệu lao động; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70 - 75%.
Việc điều chỉnh quy hoạch hướng tới mục tiêu phát triển Vùng TP. Hồ Chí Minh trở thành một vùng đô thị lớn, phát triển năng động và bền vững, có vai trò và vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và hướng tới quốc tế; Phát triển thành vùng kinh tế hiện đại, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á…
Vùng sẽ được phát triển với mô hình tập trung - đa cực, đảm bảo sự thống nhất, cân bằng trong phát triển vùng và thích ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh có vị thế là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đô thị hạt nhân của vùng, có vai trò liên kết và hỗ trợ các đô thị trong vùng cùng phát triển; là trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia…
Quyết định này ban hành và có hiệu lực cùng ngày 22/12/2017.
Để tìm hiểu thêm quy định nêu trên, bạn đọc tham khảo:
Quyết định 2076/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Xem chi tiết Quyết định2076/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 2076/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

-----------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu phát triển:

- Phát triển vùng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một vùng đô thị lớn phát triển năng động và bền vững; có vai trò, vị thế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và hướng tới quốc tế.

- Phát triển vùng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một vùng kinh tế hiện đại, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thương mại - tài chính, trung tâm nghiên cứu khoa học - dịch vụ; trung tâm công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chuyên sâu với trình độ chuyên môn hóa cao; trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và y tế chất lượng cao trong khu vực Đông Nam Á.

- Phát triển không gian vùng theo hướng cân bằng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, Liên kết vùng với khung hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị hạt nhân, trung tâm tri thức, trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng hiện đại ngang tm với các đô thị trong khu vực Đông Nam Á.

2. Phạm vi, quy mô:

Phạm vi vùng Thành phố HChí Minh bao gồm toàn bộ ranh gii hành chính Thành phố Hồ Chí Minh và 07 tỉnh lân cận là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 30.404 km2.

3. Tính chất:

- Là vùng đô thị lớn có tỷ lệ đô thị hóa cao và chất lượng sống tốt, vùng phát triển kinh tế năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; có vai trò vị thế chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, châu Á Thái Bình Dương có sức cạnh tranh cao trong nước và quốc tế.

- Là trung tâm giao thương quốc tế của vùng Nam Bộ và cả nước, đầu mi liên kết các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

- Là trung tâm công nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp chuyên sâu, trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ chất lượng cao tầm quốc gia và khu vực; trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, du lịch rừng cảnh quan tầm quốc gia.

- Là trung tâm văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của quốc gia và khu vực; trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh của vùng Nam Bộ và cả nước.

- Là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.

4. Chỉ tiêu dân số, đô thị hóa, đất xây dựng đô thị và nông thôn:

a) Dự báo dân số, tỷ lệ đô thị hóa:

- Dân số: Đến năm 2030 dân skhoảng 24 - 25 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 18 - 19 triệu người, dân số nông thôn khoảng 6 - 7 triệu người; khoảng 18 - 19 triệu lao động.

- Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70 - 75%.

b) Đất xây dựng đô thị - nông thôn:

- Đất xây dựng đô thị đến năm 2030 đạt khoảng 270.000 - 290.000 ha, bình quân 100 - 150 m2/người.

- Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn đến năm 2030 đạt khoảng 150.000 - 170.000 ha, bình quân 180 - 210 m2/người.

5. Mô hình phát triển và cấu trúc không gian:

a) Mô hình phát triển:

Phát triển vùng Thành phố Hồ Chí Minh với mô hình tập trung - đa cực, đảm bảo sự thống nhất, cân bằng trong phát triển vùng và thích ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Cụ thể:

- Phát triển các đô thị nén, hạn chế mở rộng phát triển đô thị trên diện rộng, đặc biệt tại các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Xây dựng và phát triển các cực tăng trưởng tại các vùng có nền địa hình cao trên các trục hành lang kinh tế trọng điểm và ở khu vực ngoại vi.

- Tập trung phát triển hệ thống giao thông đường bộ, mạng lưới đường sắt đô thị nội vùng nhằm tăng cường kết nối vùng đô thị trung tâm và các cực tăng trưởng.

- Duy trì và bảo vệ các vùng sinh thái, cảnh quan tự nhiên đặc trưng, nguồn nước và các hành lang xanh trong vùng.

b) Cấu trúc không gian vùng:

Vùng Thành phố Hồ Chí Minh được phân ra thành các tiểu vùng và trục hành lang phát triển kinh tế như sau:

- Các tiểu vùng:

+ Tiểu vùng đô thị trung tâm: Bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận tại các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai.

+ Tiểu vùng phía Đông: Bao gồm các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Tiểu vùng phía Bắc - Tây Bắc: Bao gồm các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và phía Bắc tỉnh Bình Dương.

+ Tiểu vùng phía Tây Nam: Bao gồm các tỉnh Tiền Giang và Long An.

- Các trục hành lang kinh tế trọng điểm:

+ Trục hành lang phía Đông Nam dọc quốc lộ 51, gồm chuỗi các đô thị: Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu); trong đó, thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa là cực tăng trưởng.

+ Trục hành lang phía Đông dọc quốc lộ 1, gồm chui các đô thị: Dầu Giây, Long Khánh, Gia Ray (Đồng Nai); trong đó đô thị Long Khánh là cực tăng trưởng.

+ Trục hành lang phía Bắc dọc quốc lộ 13, gồm chuỗi các đô thị: Bàu Bàng (Bình Dương), Chơn Thành, Bình Long, Hoa Lư - Lộc Ninh, Đồng Xoài (Bình Phước); trong đó đô thị Chơn Thành là cực tăng trưởng.

+ Trục hành lang phía Tây Bắc dọc quốc lộ 22, quốc lộ 22B, gồm chuỗi các đô thị Trảng Bàng, Phước Đông - Bi Lời, Gò Dầu, Mộc Bài - Bến Cầu, Hòa Thành, Tây Ninh, Tân Biên, Xa Mát (Tây Ninh); trong đó, các đô thị Trảng Bảng - Gò Dầu, thành phố Tây Ninh là cực tăng trưởng.

+ Trục hành lang phía Tây Nam dọc quốc lộ 1, gồm chuỗi các đô thị Bến Lức, Tân An (Long An), Mỹ Tho, Cai Lậy (Tiền Giang); trong đó, thành phố Tân An - thành phố Mỹ Tho là cực tăng trưởng.

- Các vùng cảnh quan và hành lang xanh:

+ Tổ chức các khu vực cảnh quan nm giữa các trục hành lang kinh tế trọng điểm, tạo lập các hành lang xanh bao gồm: Phía Nam, phía Đông Nam, phía Đông Bắc, phía Tây Bc và phía Tây Nam.

+ Vùng cảnh quan nông nghiệp bao gồm vùng cảnh quan sản xuất nông nghiệp chuyên canh ở phía Đông, phía Tây Bắc và phía Bắc, vùng cảnh quan nông nghiệp ngập nước thích ứng biến đổi khí hậu ở phía Tây Nam, vùng nông nghiệp đô thị ô tiểu vùng đô thị trung tâm, nông nghiệp công nghệ cao.

+ Vùng bảo tồn cảnh quan rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phía Đông, phía Bắc; bảo tồn rừng ngập mặn Cần Giờ, vùng ngập nước Đồng Tháp Mười, vườn cây ăn trái dọc sông Tiền; bảo tồn cảnh quan dọc các sông, hồ lớn trong vùng.

6. Định hướng phát triển không gian vùng:

a) Định hướng phát triển các tiểu vùng:

- Tiểu vùng đô thị trung tâm: Bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận gồm các huyện, thành phố, thị xã: Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (Long An); Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương); Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai); trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị hạt nhân trung tâm vùng; thành phố Bình Dương là đô thị động lực phía Bc, thành phố Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch là vùng đô thị động lực phía Đông. Đô thị Củ Chi - Hậu Nghĩa - Đức Hòa là các đô thị động lực vùng phía Tây Bắc. Các đô thị Bến Lức - Cần Giuộc - Hiệp Phước là các đô thị sinh thái phía Tây Nam. Diện tích khoảng 5.164 km2, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 15.700.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 khoảng 85 - 90%.

Tiểu vùng đô thị trung tâm có vị trí trung tâm của toàn vùng, có tốc độ và tỷ lệ đô thị hóa cao; nổi bật với các thế mạnh về công nghiệp công nghệ cao và chuyên sâu, đào tạo, y tế, đầu mối giao thương kết nối với quốc tế. Phát triển không gian về phía Đông và Đông Bc, xây dựng mô hình đô thị nén và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức hệ thống giao thông đồng bộ, tăng cường không gian xanh dọc các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai; duy trì và phát triển các hành lang xanh nhm giảm nguy cơ ngập lụt; bảo tồn không gian sinh quyn Cần Giờ. Đối với các tỉnh thuộc tiểu vùng:

+ Thành phố Hồ Chí Minh với vị thế là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đô thị hạt nhân của vùng, có vai trò liên kết và hỗ trợ các đô thị trong vùng cùng phát triển; là trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm văn hóa, tri thức sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, công nghiệp công nghệ cao tầm khu vực; trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics tầm quốc tế. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 của Thành phố đạt khoảng từ 80 - 90%.

+ Khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương (Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên) phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ - tài chính gắn với các trung tâm đầu mối đa phương tiện, tạo động lực phát triển cho khu vực phía Bc của tiểu vùng đô thị trung tâm. Tăng cường phát triển các chức năng về y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao, nghiên cứu và chuyn giao công nghệ và trung chuyển hàng hóa. Duy trì và bảo tồn cảnh quan dọc các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và cảnh quan nông nghiệp đô thị.

+ Khu vực phía Tây tỉnh Đồng Nai (Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành) phát triển kinh tế tổng hợp về dịch vụ, công nghiệp đa ngành, công nghệ cao. Tăng cường phát triển các chức năng về thương mại, y tế, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trung chuyển hàng hóa gắn với cảng hàng không quốc tế Long Thành. Phát triển du lịch cảnh quan sinh thái dọc sông Đồng Nai, cảnh quan rừng, cảnh quan nông nghiệp đô thị. Phát triển du lịch văn hóa lịch sử Cù Lao Phố.

+ Khu vực phía Đông tỉnh Long An (Đức Hòa - Bến Lức - Cần Giuộc) phát triển đô thị sinh thái, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, có vai trò bảo vệ cảnh quan sinh thái và thoát lũ cho tiểu vùng đô thị trung tâm. Tăng cường phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sạch, công nghiệp đa ngành, công nghiệp chế biến nông sản; nông nghiệp công nghệ cao gắn với trung tâm giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ, trung chuyển hàng hóa nhằm giảm tải cho Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiểu vùng phía Đông: Gồm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và phần còn lại phía Đông của tỉnh Đồng Nai (thị xã Long Khánh và các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, một phn huyện Vĩnh Cửu). Trong đó, thành phố Vũng Tàu và Bà Rịa là cực tăng trưởng trên trục hành lang kinh tế dọc quốc lộ 51; thị xã Long Khánh là cực tăng trưởng trên hành lang kinh tế dọc quốc lộ 1A. Diện tích 6.266,50 km2, dân sdự báo năm 2030 khoảng 2.838.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 55 - 60%.

Tiểu vùng phía Đông có vai trò là cửa ngõ giao thương quốc tế của cả vùng và quốc gia thông qua cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Tập trung phát triển công nghiệp (khai thác dầu khí, cảng, công nghiệp phụ trợ và đa ngành), nông nghiệp (công nghệ cao, chuyên canh, khai thác và đánh bt nuôi trng thủy sản). Tăng cường các chức năng dịch vụ trung chuyển hàng hóa, kho vận, tiếp vận cấp quốc gia và quốc tế gn với đầu mối hạ tầng giao thông cảng biển, sân bay quốc tế; phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch cảnh quan sinh thái rừng. Bảo tồn cảnh quan rừng tự nhiên, vùng sinh thái ngập mặn và nguồn nước hồ Trị An.

+ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cửa ngõ giao thương quốc tế phía Đông Nam của vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Tập trung phát triển về công nghiệp (công nghiệp cảng, khai thác dầu khí), dịch vụ tiếp vận và trung chuyển, dịch vụ dầu khí gắn với trục hành lang kinh tế dọc quốc lộ 51 và cảng biển; du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển - đảo; nông nghiệp công nghệ cao, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

+ Khu vực phía Đông tỉnh Đồng Nai là cửa ngõ phía Đông của vùng Thành phố HChí Minh, kết nối với vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ. Tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ và đa ngành, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch sinh thái rừng. Bảo vệ nguồn nước hồ Trị An, cảnh quan rừng và bảo tồn sự đa dạng sinh học trong hành lang xanh phía Đông Bắc của vùng Thành phố Hồ Chí Minh

- Tiểu vùng phía Bắc - Tây Bắc: Gồm tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh và một phần của tỉnh Bình Dương (huyện Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên). Trong đó đô thị Chơn Thành - Đồng Xoài là cực tăng trưởng trên trục hành lang kinh tế dọc quốc lộ 13. Đô thị Trảng Bàng - Gò Dầu - Hòa Thành - Tây Ninh là cực tăng trưởng trên trục hành lang phía Tây Bắc dọc quốc lộ 22. Diện tích 13.087 km2, dân sdự báo năm 2030 khoảng 3.565.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 40 - 45%.

Với vai trò là cửa ngõ giao thương phía Bắc - Tây Bắc của vùng Thành phố Hồ Chí Minh kết nối vùng sông Mê Kông mở rộng và vùng Đông Nam Á, tiểu vùng Bắc - Đông Bắc phát triển nổi trội về công nghiệp đa ngành, chế biến nông, lâm sản, trồng cây công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng cường các chức năng về thương mại - dịch vụ, du lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái. Duy trì và bảo vệ hệ sinh thái rừng và bảo vệ nguồn nước, bảo đảm phát triển cân bằng sinh thái cho toàn vùng.

+ Tỉnh Tây Ninh phát triển các chức năng về kinh tế cửa khẩu, kho vận, trung chuyển hàng hóa trên trục hành lang Xuyên Á; công nghiệp chế biến nông lâm sản, trồng cây công nghiệp. Phát triển du lịch sinh thái rừng, du lịch văn hóa lịch sử tầm quốc gia, quốc tế; có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, bảo tồn cảnh quan rừng và sự đa dạng sinh học của vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 45 - 50%.

+ Tỉnh Bình Phước là cửa ngõ quan trọng phía Bắc vùng Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối với vùng Tây Nguyên, vùng sông Mê Kông mở rộng và các nước ASEAN. Phát triển về kinh tế cửa khẩu, công nghiệp (đa ngành, chế biến, sản xuất điện năng), du lịch sinh thái, nông nghiệp chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao. Duy trì và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và nguồn nước trong hành lang xanh phía Đông Bắc của vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 45 - 50%.

+ Khu vực phía Bắc tỉnh Bình Dương (huyện Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên): Là khu vực bảo vệ hệ sinh thái rừng và nguồn nước, góp phần cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Ưu tiên phát triển công nghiệp (đa ngành, chế biến nông lâm sản), trung tâm dịch vụ - thương mại cấp vùng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử.

- Tiểu vùng phía Tây Nam: Gồm tỉnh Tiền Giang và một phần tỉnh Long An (trừ huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức). Trong đó thành phố Mỹ Tho, thành phố Tân An là cực tăng trưởng trên trục hành lang dọc quốc lộ 1 phía Tây Nam. Diện tích 6.075 km2, dân số dự báo năm 2030 khoảng 2.897.000 người, năm 2050 khoảng 3.410.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 35 - 40%.

Với vai trò là cửa ngõ của vùng Thành phố Hồ Chí Minh với vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng sông Mê Kông mở rộng, tiểu vùng phía Tây Nam phát triển chủ yếu về công nghiệp chế biến nông, thủy sản, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cảng; nghiên cứu về công nghệ sinh học cấp quốc gia; nông nghiệp chuyên canh lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng cường các chức năng về thương mại - dịch vụ, du lịch cảnh quan sinh thái sông nước trên cơ sở khai thác cảnh quan rừng ngập nước Đồng Tháp Mười và vườn cây ăn trái dọc sông Tiền.

+ Tỉnh Tiền Giang phát triển kinh tế về nông nghiệp chuyên canh trồng lúa, vườn cây ăn trái, thủy sản; du lịch sinh thái đặc trưng sông nước; là trung tâm kho vận về nông sản phía Tây Nam; trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học của quốc gia, trung tâm dịch vụ, giáo dục đào tạo, y tế của tiểu vùng. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 30 - 35%.

+ Khu vực các huyện còn lại của tỉnh Long An (trừ huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức) có vai trò là vùng trữ nước, bảo tn cảnh quan sinh thái Đồng Tháp Mười, điều tiết nước và giảm xâm nhập mặn cho vùng đng bng sông Cửu Long; phát triển về nông nghiệp chuyên canh trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến thủy sản; là đầu mối kinh doanh - thương mại quan trọng của vùng với các tỉnh phía Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 40 - 45%.

b) Định hướng phát triển hệ thống đô thị:

Tập trung phát triển các đô thị tỉnh lỵ và các đô thị chuyên ngành có vai trò tạo động lực trong vùng trên cơ sở tăng cường sự liên kết và khai thác hiệu quả hệ thống đường vành đai (vành đai 3, vành đai 4); các trục, hành lang kinh tế (Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước; Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Đà Lạt; Tây Ninh - Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Hồ Chí Minh - Long An - Tiền Giang - Bến Tre).

- Hệ thống đô thị trong tiểu vùng đô thị trung tâm: Khai thác, chia sẻ và liên kết các chức năng lợi thế riêng của từng đô thị, đặc biệt là các đô thị trung tâm của tiu vùng nhằm phát huy thế mạnh của toàn vùng. Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đô thị, cấu trúc đô thị hài hòa với cảnh quan tự nhiên, ưu tiên hình thành các vùng không gian xanh nông, lâm nghiệp. Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế phát triển theo mô hình đô thị lan tỏa. Hình thành hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại và các công trình hạ tầng cấp vùng. Các đô thị tỉnh lỵ và đô thị là cực tăng trưởng của vùng gồm:

+ Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, phát triển theo mô hình tập trung đa cực gồm khu vực trung tâm và 04 cực phát triển được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Nghiên cứu khai thác hiệu quả khu vực ln biển để hình thành trung tâm đa chức năng gắn với đô thị hiện hữu, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội phía Đông Nam Thành phố trên nguyên tc đảm bảo môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Không phát triển đô thị tại các khu vực bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển Cn Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh và Củ Chi.

+ Đô thị Bình Dương dự kiến hình thành gồm thành phố Thủ Dầu Một (đô thị loại I), các đô thị Thuận An, Dĩ An (đô thị loại II) và các đô thị Bến Cát, Tân Uyên (đô thị loại III), tỉnh Bình Dương: Trung tâm cấp vùng về công nghiệp, thương mại - tài chính, đào tạo, y tế, văn hóa - thể dục thể thao, du lịch, nghiên cứu khoa học và chuyn giao công nghệ về phía Bắc của vùng Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đô thị Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (đô thị loại I): Là đầu mối giao thông quan trọng và trung tâm tiếp vận phía Đông của vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm cấp vùng về dịch vụ đa lĩnh vực chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ đô thị và công; trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thương mại - tài chính, du lịch, thể dục thể thao về phía Đông của vùng Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đô thị Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (đô thị loại II): Là trung tâm công nghiệp sạch, công nghiệp đa ngành tại khu vực phía Đông; là trung tâm dịch vụ Logistics của vùng, đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đường hàng không; trung tâm giải trí và du lịch cảnh quan sinh thái của vùng.

+ Đô thị Long Thành, tỉnh Đồng Nai (đô thị loại III): Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Long Thành; trung tâm y tế, giáo dục - đào tạo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao, thương mại - tài chính cấp vùng; trung tâm dịch vụ Logistics cấp vùng và quốc gia.

+ Đô thị Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (đô thị loại III): Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa huyện Trảng Bom; trung tâm công nghiệp tập trung đa ngành, trung tâm tiếp vận, kho vận phía Đông; trung tâm giải trí, thể dục thể thao và du lịch sinh thái cấp vùng.

+ Đô thị Hậu Nghĩa - Đức Hòa, tỉnh Long An (đô thị loại III): Là trung tâm hành chính - chính trị và dịch vụ đô thị huyện Đức Hòa; trung tâm thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo cấp vùng; trung tâm công nghiệp tại khu vực phía Tây Bắc.

+ Đô thị Bến Lức, tỉnh Long An (đô thị loại III): Là trung tâm hành chính - chính trị, thương mại dịch vụ của huyện Bến Lức; trung tâm giáo dục - đào tạo, trung tâm y tế, thể dục thể thao, thương mại - dịch vụ và công nghiệp cấp vùng.

+ Đô thị Cần Giuộc, tỉnh Long An (đô thị loại III): Là trung tâm hành chính - chính trị, thương mại dịch vụ của huyện Cần Giuộc; trung tâm giáo dục - đào tạo, giải trí cấp vùng.

- Hệ thống đô thị tại tiểu vùng phía Đông, tiểu vùng phía Bắc - Tây Bắc và tiểu vùng phía Tây Nam: Khuyến khích phát triển hệ thống đô thị vừa và nhỏ là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các vùng ngoại vi. Tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng gắn kết chặt chẽ giữa các đô thị trung tâm với các đô thị trong tỉnh và liên tỉnh, làm cơ sở phát triển các vùng nông, lâm nghiệp kỹ thuật cao. Các đô thị là cực tăng trưởng trên các trục hành lang kinh tế trọng điểm gồm:

+ Tiểu vùng phía Đông, trên trục hành lang phía Đông Nam dọc quốc lộ 51, và trục hành lang phía Đông quốc lộ 1A qua tỉnh Đng Nai gm có các đô thị:

. Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (đô thị loại I): Là trung tâm cấp vùng về dịch vụ thương mại; trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, dịch vụ cảng biển và dịch vụ dầu khí quan trọng của quốc gia; đầu mối giao thương về cảng biển với quốc tế. Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.

. Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (đô thị loại II): Là cực tăng trưởng trọng điểm phía Đông Nam của vùng; trung tâm dịch vụ - thương mại, đào tạo, nghiên cứu khoa học cấp vùng.

. Đô thị Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (đô thị loại III): Là trung tâm công nghiệp chuyên sâu, công nghiệp cảng biển; trung tâm thương mại - dịch vụ; trung tâm kho vận, dịch vụ Logistics của vùng; đầu mối giao thông cảng quan trọng của vùng và quốc gia.

. Đô thị Long Khánh, tỉnh Đồng Nai (đô thị loại II): Là cực tăng trưởng trọng điểm phía Đông của vùng. Là trung tâm công nghiệp phía Đông, trung tâm thương mại - dịch vụ, kho vận hàng hóa cấp vùng.

+ Tiểu vùng phía Bắc - Tây Bc, trên trục hành lang phía Bắc dọc quốc lộ 13 và trục hành lang phía Tây Bắc dọc quốc lộ 22 gồm có các đô thị:

. Đô thị Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (đô thị loại III): Là cực tăng trưởng trọng điểm phía Bắc của vùng. Là trung tâm công nghiệp phía Bắc, trung tâm thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, y tế cấp vùng; đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng của vùng và quốc gia.

. Đô thị Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (đô thị loại II): Là đầu mối giao thương quan trọng kết nối với vùng Tây Nguyên; là trung tâm cấp vùng về thương mại, dịch vụ, y tế - giáo dục - đào tạo phía Đông Bc của vùng Thành phố Hồ Chí Minh.

. Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (đô thị loại II): Là trung tâm cấp vùng về thương mại - dịch vụ, du lịch văn hóa lịch sử phía Tây Bắc của vùng Thành phố Hồ Chí Minh.

. Đô thị Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (đô thị loại III): Là cực tăng trưởng trọng điểm phía Tây Bắc vùng Thành phố Hồ Chí Minh, đầu mối giao thông quan trọng trên tuyến hành lang Xuyên Á; trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ cấp vùng; trung tâm giáo dục - đào tạo cấp quốc gia.

+ Tại tiểu vùng phía Tây Nam, trên trục hành lang phía Tây Nam dọc quốc lộ 1A, gồm có các đô thị:

. Thành phố Tân An, tỉnh Long An (đô thị loại II): Là trung tâm thương mại - dịch vụ, đào tạo, y tế, thdục thể thao, giải trí cấp vùng ti phía Tây Nam.

. Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (đô thị loại I): Là cực phát triển phía Tây Nam của vùng; trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, thương mại - dịch vụ và nghiên cứu khoa học chuyên sâu về chế biến nông sản của vùng; cửa ngõ kết nối vùng Thành phố Hồ Chí Minh với vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Hệ thống đô thị trong các hành lang xanh:

. Hành lang xanh phía Đông Nam gồm: Phước Bửu, Ngãi Giao (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và các đô thị trung tâm huyện trong tiểu vùng.

. Hành lang xanh phía Đông Bắc gồm: Định Quán, Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), Phước Long (tỉnh Bình Phước) và các đô thị trung tâm huyện trong tiểu vùng.

. Hành lang xanh phía Tây Nam gồm: Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa (tỉnh Long An) và các đô thị trung tâm huyện trong tiểu vùng.

. Hành lang xanh phía Nam gồm: Cần Đước (tỉnh Long An), Gò Công (tỉnh Tin Giang), Cn Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và các đô thị trung tâm huyện trong tiểu vùng.

c) Định hướng phát triển khu dân cư nông thôn:

- Tập trung nguồn lực để xây dựng nông thôn mới; theo hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới tại các điểm dân cư nông thôn sản xuất nông nghiệp hiện đại, kết hợp xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ đng bộ, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Phát triển hình thái không gian dân cư nông thôn theo đặc trưng của từng tiểu vùng: Tiểu vùng đô thị trung tâm phát triển các khu dân cư nông thôn tập trung, liên kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực đô thị trung tâm; tiểu vùng phía Bắc và phía Đông ưu tiên phát triển các khu dân cư tập trung trong các vùng chuyên canh lớn phù hợp với thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; vùng phía Nam và Tây Nam phát triển theo tuyến dân cư dọc đường giao thông, sông, kênh rạch lớn, thích nghi với vùng sản xuất nông nghiệp ngập lũ, xâm nhập mặn và gn kết chặt chvới mô hình du lịch cộng đồng tại vùng Đồng Tháp Mười.

- Phát triển các trung tâm cụm xã trở thành các trung tâm dịch vụ, gắn với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ, tiu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn.

- Kết hợp không gian văn hóa truyền thống của địa phương với thiết chế văn hóa làng xã, xây dựng đời sống văn minh. Bảo tn và phát triển các khu vực làng nghề, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ thương mại. Các điểm dân cư nằm trong hành lang du lịch kết hợp với mô hình du lịch sinh thái, trng cây ăn trái đặc sản.

- Cải tạo, xây dựng kiến trúc nhà ở và cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với điều kiện sống của dân cư theo đặc trưng từng vùng, không phá vỡ cảnh quan sinh thái nông thôn; đối với các điểm dân cư mới phát triển phải có quy hoạch kiến trúc cnh quan phù hợp với truyền thống và đáp ứng điều kiện sống mới.

d) Định hướng phát triển công nghiệp:

- Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp đến năm 2030 khoảng 69.000 ha; trong đó (Thành phố Hồ Chí Minh: 7.080 ha, Đng Nai: 13.400 ha, Bà Rịa - Vũng Tàu: 9.210 ha, Bình Dương: 14.790 ha, Tây Ninh: 5.185 ha, Bình Phước: 8.220 ha, Long An: 13.500 ha, Tiền Giang: 3.200 ha).

- Phát triển theo hướng hình thành vùng công nghiệp - đô thị hiện đại, gắn kết giữa phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại - dịch vụ, đảm bảo cho khu công nghiệp phát triển bền vng. Phát triển liên kết các khu công nghiệp thành vùng công nghiệp, hình thành các vùng công nghiệp chuyên sâu và công nghiệp địa phương.

- Phân bố công nghiệp tiểu vùng đô thị trung tâm: Hình thành các vùng công nghiệp khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh gm các quận 9, quận 7, quận 12, Thủ Đức, Tân Bình, Bình Chánh; vùng công nghiệp tập trung vành đai phía Đông gồm thành phố Biên Hòa - Trảng Bom - Long Thành - Nhơn Trạch; vùng công nghiệp vành đai phía Bc gm thành phố Bình Dương - Thủ Dầu Một - Bến Cát - Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An; vùng công nghiệp vành đai phía Tây gồm Bắc Củ Chi - Đức Hòa; vùng công nghiệp vành đai phía Tây Nam gồm Bến Lức - Hiệp Phước. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ.

- Phân bố công nghiệp tiểu vùng phía Đông:

+ Trên trục hành lang kinh tế dọc quốc lộ 1A gồm Dầu Giây - Long Khánh - Gia Ray - Cẩm Mỹ. Phát triển các khu công nghiệp đa ngành, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến nông lâm sản. Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ cơ khí, may mặc giày da, công nghệ sinh học.

+ Trên trục hành lang kinh tế dọc quốc lộ 51, phát triển vùng công nghiệp chuyên sâu gắn với đầu mối hạ tầng giao thông hành lang Xuyên Á cảng biển trung chuyển quốc tế, sân bay quốc tế Long Thành. Phát triển các ngành công nghiệp cảng, công nghiệp nặng, công nghiệp dầu khí gắn với các khu công nghiệp Phú Mỹ, khu công nghiệp Bà Rịa - khu công nghiệp Vũng Tàu.

- Phân bố công nghiệp tiểu vùng phía Bắc - Tây Bắc:

+ Trên trục hành lang kinh tế dọc quốc lộ 13: Phát triển các khu công nghiệp Chơn Thành, Đng Xoài - Đồng Phú, khu phi thuế quan gắn với Khu kinh tế ca khu Hoa Lư. Các khu công nghiệp đa ngành, công nghiệp phụ trợ. Công nghiệp địa phương. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông sản (cao su, hạt điều, cà phê) công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, công nghip cơ khí vật liu xây dựng.

+ Trên trục hành lang kinh tế dọc quốc lộ 22: Phát triển các khu công nghiệp tập trung Trảng Bàng - Gò Du, Tây Ninh, khu công nghiệp trong khu phi thuế quan gắn với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát. Ưu tiên các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp đa ngành; phát huy lợi thế về nguyên liệu như mía, sắn, cao su. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến đường mía, chế biến tinh bột sắn, chế biến mủ cao su, điều, chế biến súc sản, chế biến gỗ.

- Phân bố công nghiệp tiểu vùng phía Tây Nam, trên trục hành lang kinh tế dọc quốc lộ 1A, quốc lộ 50: Phát triển các khu công nghiệp Mỹ Tho - Gò Công, khu công nghiệp Tân An. Khai thác lợi thế tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, ưu tiên phát triển công nghiệp chuyên sâu về chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ về nông nghiệp, công nghiệp công nghệ sạch, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cảng.

- Các vùng công nghiệp địa phương trong các hành lang xanh: Phát triển kinh tế địa phương nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, thu hút lao động. Khuyến khích phát triển các ngành nghề tạo sản phẩm đặc trưng tại từng địa phương; duy trì các làng nghề truyền thống, mở rộng phát triển thành các ngành công nghiệp hiện đại.

đ) Định hướng phát triển du lịch vùng:

- Vùng Thành phố Hồ Chí Minh là vùng du lịch trung tâm, quan trọng của miền Nam với các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc thù; kết ni với du lịch sinh thái sông nước, biển đảo của vùng đồng bng sông Cửu Long.

+ Trung tâm du lịch trọng điểm là tiểu vùng đô thị trung tâm. Phát triển du lịch hỗn hợp, tham quan, văn hóa, giải trí tại Thành phố HChí Minh; du lịch nghỉ dưỡng biển và sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực Cần Giờ; du lịch văn hóa lịch sCù Lao Phố - cảnh quan sông Đồng Nai tại thành phố Biên Hòa - du lịch sinh thái miệt vườn, tham quan làng nghề, vui chơi giải trí, di tích lịch sử văn hóa tại Bình Dương, Tin Giang.

+ Phát triển các khu du lịch, điểm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng gn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (đồi núi, rừng, sông hồ...) và bảo tn các giá trị văn hóa - lịch sử gồm: Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, h Du Tiếng, Tòa Thánh Tây Ninh; rừng ngập nước vùng Đồng Tháp Mười, vườn quốc gia Cát Tiên, suối khoáng Bình Châu; du lịch nghỉ dưỡng biển quốc tế Bà Rịa - Vũng Tàu - Côn Đảo.

+ Hình thành các cụm du lịch sinh thái cảnh quan cấp vùng gm: Thác Mơ, Hoa Lư Xa Mát, Mộc Bài; hồ Thác Mơ - Núi Bà Rá, vườn quốc gia Bù Gia Mập, Trảng cBù Lạch (Bình Phước); Lò Gò - Xa Mát - Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam và các cụm cảnh quan nông nghiệp đặc trưng trong các hành lang xanh.

- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phc vụ du lịch, đảm bo liên kết giữa các vùng, khu và điểm du lịch trên địa bàn vùng hoàn thiện các trung tâm dịch vụ, cơ sở lưu trú, lữ hành kết ni vi các vùng, khu, điểm du lịch trong vùng và các vùng lân cận khác, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của vùng.

- Thiết lập các tuyến du lịch cấp vùng trên cơ sở kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa.

e) Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ:

- Phát triển trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cấp quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tân An, Biên Hòa, Long Thành, Phú Mỹ, Vũng Tàu, các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát, Hoa Lư và Long An.

- Phát triển các trung tâm dịch vụ kho vận cấp quốc gia, quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), thành phố Vũng Tàu, Long An, Bình Dương gắn với cảng biển, cảng hàng không, các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng.

- Hình thành trung tâm hội chợ triển lãm cấp vùng, quốc gia và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh; hình thành các trung tâm triển lãm tại Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu cùng với Thành phố Hồ Chí Minh tạo thành một tổ hợp triển lãm cấp quốc gia, quốc tế. Tại các tỉnh trong vùng, khuyến khích hình thành và phát triển các cụm hoặc khu vực hội chợ triển lãm, các trung tâm xúc tiến quảng bá, giao lưu quốc tế đóng vai trò kết nối nội vùng và giữa vùng Thành phố Hồ Chí Minh với các vùng khác.

- Các trung tâm thương mại chợ đầu mối: Tập trung phát triển tại các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có quy mô - sản lượng lớn như chợ đầu mối nông sản Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh, chợ ni An Hữu - Cái Bè, chợ đu mi trái cây quốc gia tại huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), chợ đầu mối nông sản tại thành phố Mỹ Tho, chợ đầu mối nông sản tại huyn Gò Dầu (tỉnh Tây Ninh); kết cấu gồm: Trung tâm giao dịch hàng hóa, trung tâm bán buôn, trung tâm phân phối, tổng kho đầu mi.

g) Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo:

Vùng Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các trung tâm đào tạo dạy nghề lớn nhất cả nước, đến năm 2030 có khoảng 1.200.000 - 1.500.000 sinh viên.

- Hình thành các khu đại học tập trung với kết cấu hạ tầng đồng bộ. Ưu tiên dành quđất mở rộng các trường theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia và và quốc tế. Các trường đại học có các ngành trọng điểm cho vùng và cả nước như kỹ thuật - công nghệ, kinh tế được phát triển gắn với các cực tăng trưởng trên trục hành lang kinh tế trọng điểm; các trường đại học gắn vi các ngành y tế, văn hóa, xã hội nhân văn, phát triển gắn với vùng đô thị trung tâm đô thị trung tâm vùng tnh; các trường cao đng đào tạo theo lĩnh vực công nghệ và trường cao đng cộng đồng phát triển gắn với đô thị động lực của các tỉnh đô thị chuyên ngành; các trường cao đẳng đào tạo các ngành, đa cấp phân btại các đô thị nhỏ ở vùng nông thôn.

- Thành phố HChí Minh: Ưu tiên đào tạo đại học và sau đại học ở các ngành khoa học cơ bản, nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ. Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Thủ Đức. Khuyến khích đầu tư xây dựng các trường đại học tầm cỡ quốc tế. Di dời các cơ sở đào tạo đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không còn phù hợp ra khỏi nội thành thành phố.

- Trung tâm giáo dục - đào tạo tầm quốc tế: Phân bố các trường đại học cấp quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh; Dĩ An, Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương); thành phố Biên Hòa, Nhơn Trạch - Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và Đức Hòa (tỉnh Long An) - Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh).

- Trung tâm giáo dục - đào tạo cấp quốc gia và vùng bố trí tại: Khu đô thị Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), Bến Cát, thành phố Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), thành phố Tân An, Cần Giuộc, Bến Lức (tỉnh Long An), thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tin Giang).

- Dự kiến đất xây dựng các trường đại học - cao đẳng đến năm 2030 khoảng 13.700 ha (Thành phố Hồ Chí Minh 3.000 ha, Đồng Nai 2.000 ha, Bà Rịa - Vũng Tàu 1.500 ha, Bình Dương 2.500 ha, Tây Ninh 1.200 ha, Bình Phước 1.000 ha, Long An 1.500 ha, Tiền Giang 1.000 ha).

- Phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học và dịch vụ khoa học công nghệ tầm quốc tế. Tại các thành phố: Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Long Thành, Bình Dương, Vũng Tàu và Mỹ Tho. Trong đó Thành phH Chí Minh, đô thị Bình Dương (tỉnh Bình Dương), Long Thành, thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) là cụm tri thức mới.

- Phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học - dịch vụ tầm quốc gia và vùng. Hình thành Trung tâm nghiên cứu khoa học và dịch vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia tại Quận 9, Hóc Môn, Bình Chánh (Thành ph H Chí Minh), Thun An (tỉnh Bình Dương), Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), Hậu Nghĩa (tỉnh Long An).

h) Định hướng phát triển y tế và văn hóa, thdục th thao

- Y tế:

Vùng Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm y tế chuyên sâu, chất lượng cao lớn nht cả nước, được phân bổ phù hp giữa Thành phố H Chí Minh và các địa phương không chỉ phục vụ nội vùng mà còn cho cả các vùng lân cn với tổng nhu cầu giường bệnh toàn vùng đến năm 2030 khoảng 90.000 - 100.000 giường. Trong đó:

+ Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy vai trò là trung tâm y tế lớn nhất khu vực phía Nam. Đầu tư xây dựng các thợp công trình y tế cht lượng cao tm cỡ quốc tế, quốc gia. Thực hiện di dời các cơ sở khám chữa bệnh có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi các khu vực đông dân cư.

+ Hình thành các trung tâm y tế chuyên sâu, bệnh viện đa khoa; xây dựng bệnh viện theo mô hình du lịch - điều dưỡng với chất lượng dịch vụ y tế kthuật cao tại các đô thị là cực tăng trưởng trên trục hành lang kinh tế trọng điểm.

+ Xây dựng các trung tâm y tế đa khoa và chuyên khoa, các bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện trung ương tại các đô thị tỉnh lỵ như: Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho, Bà Rịa, Tây Ninh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại các địa phương, hạn chế bệnh nhân tập trung vào khu vực nội đô Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phát triển mạng lưới y tế tại cấp quận/huyện/thị xã để nâng cao năng lực khám chữa bệnh, dễ tiếp cận dịch vụ y tế đối với người dân. Đặc biệt quan tâm tới hệ thống cơ sở y tế cộng đồng.

Dự kiến đất xây dựng các công trình y tế đến năm 2030 khoảng 920 - 1.020 ha trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh 500 - 540 ha, Đồng Nai 110 - 120 ha Bà Rịa - Vũng Tàu 40 - 50 ha, Bình Dương 100 - 110 ha, Tây Ninh 40 - 45 ha Bình Phước 35 - 40 ha, Long An 45 - 55 ha, Tiền Giang 50 - 60 ha.

- Văn hóa, thể dục thể thao:

Phát triển văn hóa, thdục - thể thao theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trthành thương hiệu văn hóa - nghệ thuật của vùng. Hình thành các trung tâm văn hóa thể dục thể thao cấp vùng tại Thành phố HChí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Bình Dương và gắn với các đô thị là cực tăng trưởng trong vùng gồm: Nhơn Trạch, Long Khánh, Tân An, Mỹ Tho.

i) Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp:

- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao sinh thái và hữu cơ, nông nghiệp thích ứng cho những vùng ngập lũ và xâm nhập mặn. Bảo vệ đất nông nghiệp tại các khu vực ven đô thị, phát triển các vùng nông nghiệp chuyên canh lớn vùng phía Đông, phía Tây Bắc và phía Bắc, vùng sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam. nh thành các vùng sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao: Rau an toàn, cây cnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Giang, Long An, Tây Ninh; hồ tiêu tại Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; lúa tại Long An, Tiền Giang, Tây Ninh; cây ăn quả đặc sản tại Đng Nai, Tin Giang. Hình thành các vùng chuyên canh vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa cho các ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu và tiêu dùng; nâng cấp và xây dựng mi các trung tâm giống cây trồng vật nuôi, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch và an toàn.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến sản phẩm: Vùng phía Bắc và phía Đông, Đông Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Đng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) phát triển vùng cây công nghiệp, cây ăn trái đặc sản; vùng phía Tây và Tây Nam (Tiền Giang, Long An) phát triển vùng nuôi trồng thủy sản, vùng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao, rau quả sạch, cây ăn trái đặc sản; phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.

- Chuyển đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ sang quy mô trang trại và hình thành các cánh đồng mẫu lớn; chuyển đổi giống, cây trồng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Bảo vệ, xây dựng các tuyến đê, quản lý ven bờ, tôn cao đất đai và bảo vệ các công trình ven sông, hồ... nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

- Phát triển vùng chuyên canh ngành thủy sản ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất các loại giống nuôi phù hợp với từng vùng và có giá trị kinh tế cao. Tăng cường hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản gần bờ và xa bờ, những sản phẩm biển có giá trị kinh tế cao, phục vụ ngành chế biến và xuất khẩu hải sản. Phát triển cảng cá, dịch vụ hậu cn thủy sản, đầu tư xây dựng cảng cá tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tin Giang.

- Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, khu dự trữ sinh quyển tại Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Côn Đảo; khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, Cần Giờ, Đồng Tháp Mười; khu vực hành lang bảo vệ xung quanh các sông hồ lớn trong vùng. Bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ thuộc các tnh Tây Ninh, Bình Phước và rừng ngập mặn ven bin tại Đng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang.

7. Định hướng phát triển hệ thống giao thông:

Trên cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, đầu tư nâng cấp và phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông vùng. Đảm bảo nhu cầu về giao thông vận tải, phát huy tối đa lợi thế về đầu mối giao thông quốc gia, quốc tế của vùng. Tạo mối liên kết chặt chẽ và đồng bộ giữa các loại hình vận tải. Chú trọng phát trin giao thông công cng trong các đô thị và kết nối giữa các đô thị trong vùng bng các phương tiện giao thông hiện đại, thân thiện với môi trường.

a) Đường bộ:

- Đường cao tốc: Hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc hướng tâm và các đường vành đai.

+ Các tuyến cao tốc tiếp tục hoàn thiện: Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ; Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Bến Lức - Long Thành; cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đường Hồ Chí Minh giai đoạn 3) đoạn Bình Phước - Tây Ninh - Long An - Tiền Giang - Đng Tháp.

+ Giai đoạn đến năm 2030, các tuyến xây dựng mới gồm:

. Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Là tuyến ni thành phố Biên Hòa với thành phố Vũng Tàu; đây cũng là tuyến Xuyên Á trong tương lai.

. Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (Bình Phước): Dự kiến kéo dài tới cửa khẩu Hoa Lư kết nối với Campuchia.

. Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh): Từ giao đường vành đai tại ngã tư An Sương đi cửa khẩu Mộc Bài sang Campuchia; nối tiếp từ Gò Dầu đến cửa khẩu Xa Mát sang Campuchia.

. Cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt: Từ Dầu Giây (Đồng Nai) đến Đà Lạt (Lâm Đồng).

. Xây dựng khép kín đường Vành đai 3 (điều chỉnh quy mô mặt cắt ngang đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn).

. Xây dựng đường Vành đai 4. Hoàn thành trước năm 2020 đoạn Bến Lức - Long An đến cuối tuyến Trục Bắc - Nam Thành phố Hồ Chí Minh và đoạn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến Trảng Bom - Đồng Nai.

+ Giai đoạn sau năm 2030 nâng cấp các tuyến cao tốc hiện tại lên quy mô 6 - 8 làn xe nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông đường bộ tăng cao.

- Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ:

+ Cải tạo các tuyến quốc lộ hiện hữu và nâng cấp một số tuyến đường tỉnh quan trọng trong vùng lên quốc lộ. Các tuyến này đạt tiêu chuẩn đường cp I, cấp II đồng bằng.

+ Kết nối các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trong vùng tạo thành mạng lưới liên hoàn và đấu nối với hệ thống đường cao tc quốc gia góp phần nâng cao năng lực vận tải của mạng lưới đường bộ.

- Các tuyến đường chuyên dụng:

+ Tuyến đường bộ ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh - Tin Giang; kết hp nghiên cứu các giải pháp giao thông phù hợp, kết ni giữa các tỉnh trong vùng.

+ Xây dựng các đường liên cảng tăng cường kết nối giữa cảng biển với hệ thống quốc lộ, gồm đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, từ cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đến cảng Phước An (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Nâng cấp, cải tạo tuyến đường 991D, Phước Hòa - Cái Mép, Long Sơn - Cái Mép.

+ Đường liên cảng Đồng Nai: Từ khu công nghiệp Ông Kèo (tại Rạch Chà Là Lớn) đến cảng tổng hợp Việt Thuận Thành (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).

+ Đường Gò Găng - Long Sơn: Từ đảo Gò Găng sang đảo Long Sơn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

+ Đường hành lang tuần tra biên giới từ Bình Phước tới Đồng Tháp theo tuyến N1.

b) Đường sắt

- Đường sắt quốc gia:

+ Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam hiện có, đảm bảo tốc độ chạy tàu bình quân 80 - 90 km/h đối với tàu khách và 50 - 60 km/h đối với tàu hàng.

+ Xây dựng mới các tuyến đường sắt:

. Tuyến Trảng Bom - Hòa Hưng (Sài Gòn), trong đó xây dựng mới tuyến tránh thành phố Biên Hòa về phía Nam và xây dựng đoạn Bình Triệu - Hòa Hưng thành đường sắt trên cao, đường sắt đôi, kh 1.435 mm.

. Tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối đường sắt với cảng biển Vũng Tàu, trung chuyển hàng với đường sắt Bắc - Nam tại ga Trảng Bom mới, kết nối với đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng tại ga Biên Hòa mới.

. Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ (định hướng kéo dài đến Cà Mau), kết nối với đường sắt Bắc - Nam tại ga An Bình.

. Tuyến Dĩ An - Lộc Ninh và kết nối Campuchia.

. Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh (định hướng kéo dài lên cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát), kết nối với đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ tại ga Tân Chánh Hiệp.

. Tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không quốc tế Long Thành với điểm đầu tại ga Thủ Thiêm.

. Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, ưu tiên xây dựng trước đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang.

. Tuyến đường sắt đôi chuyên dụng kết ni từ đường st quc gia ti cảng Hiệp Phước và cảng Long An. Điểm đầu từ ga Long Định của tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cn Thơ.

- Đường sắt nội vùng: Xây dựng mới kết hợp nâng cấp một số tuyến đường sắt quốc gia tạo thành mạng lưới đường sắt nội vùng với các tuyến vận tải hành khách, kết nối trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đến các thành phố trung tâm các tỉnh trong bán kính 60 - 80 km. Quy mô đường sắt đôi, điện khí hóa khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 120 - 150 km/h. Sử dụng kết hợp đường sắt quốc gia vận tải hành khách nội vùng theo các hướng Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Mỹ Tho, Long Khánh.

- Đường sắt đô thị: Xây mới hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển các tuyến đường sắt vận chuyển khách nội - ngoi ô Thành phố HChí Minh. Xây dựng 08 tuyến metro xuyên tâm và vành khuyên ni các trung tâm chính của Thành phố, kết nối với các đô thị vệ tinh trong vùng.

- Công trình đầu mối đường sắt: Hình thành các công trình đầu mối tại các khu vực cửa ngõ đô thị:

+ Ga khách kỹ thuật phía Bắc (ga Bình Triệu), ga khách trung tâm (ga Sài Gòn) và ga trung chuyển hành khách phía Tây (ga Tân Kiên). Xây dựng mới ga Thủ Thiêm và các ga trên các tuyến đường sắt xây dựng mới.

+ Ga hàng: Ga lập tàu An Bình, ga hàng hóa Trảng Bom, Phước Tân và các ga tại các cảng trong khu vực.

c) Đường hàng không:

- Đầu tư xây dựng, mở rộng và nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất theo quy hoạch điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Công sut đạt 40 - 50 triệu hành khách/năm và 1 - 2 triệu tấn hàng hóa/năm đến 2030.

- Xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Triển khai thực hiện theo các giai đoạn đầu tư phát triển cảng theo dự án được cp thẩm quyền phê duyệt.

- Cảng hàng không Côn Sơn: Là cảng hàng không phục vụ bay ni vùng. Cảng hàng không dùng chung mục đích dân dụng và quân sự. Quy mô đạt cấp sân bay 3C theo phân cấp ICAO và sân bay quân sự cấp II, công sut 500.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hóa/năm.

- Xây dựng Cảng hàng không Vũng Tàu: Là cảng hàng không lưỡng dụng phục vụ vận chuyn hàng không nội địa, hoạt động bay trực thăng bay taxi, khai thác du lịch, du khí được đầu tư xây dựng mới tại khu vực Gò Găng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

d) Đường thủy:

- Đường biển:

+ Phát triển cảng tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, Bến Đình - Sao Mai, Hiệp Phước và các vị trí tiềm năng như Long Sơn để khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng cảng, tăng khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, thúc đẩy tiềm năng trung chuyển quốc tế của Nhóm cảng biển số 5.

+ Phát triển cảng biển gắn với việc kết nối đồng bộ các hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Kết hp phát triển hài hòa các bến cảng chuyên dùng để đáp ng yêu cầu lưu thông các loại hàng hóa toàn khu vực.

- Cảng biển:

+ Cảng Vũng Tàu: Cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển container quốc tế (loại 1A).

+ Cảng Thành phố Hồ Chí Minh: Cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I).

+ Cảng Đồng Nai: Cảng tổng hp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I).

+ Luồng hàng hải: Tập trung cải tạo nâng cấp các luồng sông để đảm bảo hoạt động của tàu thuyền ra vào các cảng trong khu vực, một số lung hàng hải chính như: Lung Vũng Tàu - Cái Mép - Thị Vải đến Gò Du; lung vào cng Thành phố Hồ Chí Minh theo sông Soài Rạp; luồng sông Đồng Tranh để kết nối vận tải hàng hóa từ Thành ph HChí Minh ra Cái Mép - Thị Vi; luồng sông Lòng Tàu qua Vịnh Gành Rái; luồng Sông Dinh; lung Sông Tin qua cửa Tiu và cửa Hàm Luông.

- Cng cạn ICD:

+ Phát triển ICD (cảng cạn) chính trong khu vực: Khu vực Đông Bc Thành phố Hồ Chí Minh: Xây dựng cảng cạn ICD Trng Bom. Khu vực Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh hình thành cảng cạn ICD Tân Kiên.

+ Xây dựng và phát triển hệ thống cảng cạn theo quy hoạch của địa phương gm: Bình Dương, Tân Cảng Long Bình, Bình Phước tại Chơn Thành, Đức Hòa, Bến Lức, Thành Thành Công, Mộc Bài, Thanh Phước tại tỉnh Tây Ninh,… Từng bước hình thành và phát triển hệ thống các cảng cạn tại các đu mối nhằm thúc đẩy phát triển vn tải đa phương thức và dịch vụ logistics.

đ) Giao thông đô thị và nông thôn:

- Giao thông đô thị:

+ Xây dựng hệ thống giao thông đô thị đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành khác và theo quy hoạch chung xây dựng của các đô thị, đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông đạt tỷ lệ theo quy phạm. Btrí đủ diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và các công trình đầu mối; chỉ tiêu về mật độ mạng đường trong đô thị đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

+ Tổ chức hệ thống giao thông đô thị tách biệt với giao thông đối ngoại thông qua đường tránh, đường vành đai, đường gom và hệ thống nút giao thông. Hạn chế tối đa các tuyến quốc lộ đi xuyên qua trung tâm đô thị.

+ Tổ chức mạng lưới giao thông công cộng cho các đô thị: Việc lựa chọn loại hình vận tải hành khách công cộng tùy theo tốc độ phát triển của các đô thị trong vùng; ưu tiên xây dựng phát triển vận tải hành khách công cộng tại vùng đô thị trung tâm của vùng (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Biên Hòa, Long Thành) với các loại hình đa dạng gm: Đường sắt đô thị, xe buýt nhanh, hệ thống xe buýt thông thường và taxi; hình thành các tuyến xe bus nội vùng kết ni giữa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị tỉnh lỵ trong vùng; tăng cường phát triển các loại hình giao thông công cộng sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường; hạn chế và từng bước loại bỏ việc sử dụng phương tiện cá nhân trong khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Giao thông nông thôn:

+ Đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn trong vùng đảm bảo theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới; kết nối liên thông với các tuyến tỉnh lộ quốc lộ đáp ứng nhu cầu về vận tải và phát triển hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

+ Phát huy lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên của địa phương, kết hợp giữa giao thông với thủy lợi, nông lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác, nhằm đm bo khả năng lưu thông hiệu quả.

+y dựng và cải tạo các tuyến giao thông nông thôn hiện hữu, đảm bảo lưu thông suốt, cht lượng mặt đường và các công trình trên đường đm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, khuyến khích bê tông hóa mặt đường.

e) Công trình đầu mối giao thông:

Các trung tâm hậu cn, tiếp vận giao thông vận tải là nơi chuyển tiếp giữa các loại hình vận tải được xây dựng tại các khu vực đầu mối giao thông của các đô thị và của vùng, gồm có:

- Trung tâm Long Thành - liên kết đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô với đường bộ và đường hàng không, trung tâm trung chuyển quốc tế trong tương lai.

- Trung tâm Trảng Bom - là trung tâm tiếp vận lớn khu vực phía Đông Bắc của vùng, liên kết đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường bộ, đường thủy (cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu).

- Trung tâm Sóng Thần - Bình Dương: Là trung tâm tiếp vận lớn khu vực, cảng cạn; trung chuyển hàng hóa giữa đường sắt quốc gia, đường sắt nội vùng với đường bộ, đường thủy (qua cụm cảng Thành phố HChí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu).

- Trung tâm tiếp vận Tân Kiên phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh: Trung chuyển hàng hóa giữa đường bộ, đường st, đường thủy (qua cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang) đi các tỉnh trong vùng và các khu vực khác trong nước và quốc tế.

- Các trung tâm tiếp vận tại các địa phương khác trong vùng: Trung chuyển hàng hóa và hành khách giữa đường bộ, đường st, đường thủy đi các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên,...

8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác:

a) Cao độ nền và tiêu thoát nước:

- Cao độ nền đất xây dựng:

+ Đất xây dựng được lựa chọn phải đảm bảo phát triển đô thị bền vững và ổn định trong xây dựng, giảm thiểu các ảnh hưởng xu đến môi trường và cảnh quan đô thị, ít chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đi khí hậu như ngập lụt, nước biển dâng,...

+ Xác định cao độ xây dựng của các đô thị căn cứ vào hình hiện trạng, tình hình ngp lụt và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - nước bin dâng tới các khu vực phát triển của từng đô thị. San nền cần đảm bảo hiệu quả trong xây dựng, giảm khối lượng san đắp và bảo vệ mặt phủ tự nhiên. Đảm bo tuân thquy định về cao đ khng chế trong quá trình triển khai xây dựng đô thị.

- Thoát nước mặt: Gồm các lưu vực thoát nước chính như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông - Vàm Cỏ Tây, sông Tin và sông Dinh.

+ Nạo vét, cải tạo nâng cao khả năng tiêu thoát nước của các sông chính và hệ thống kênh rạch trong vùng.

+ Thoát nước đô thị: Xây dựng hệ thống thoát nước đô thị hoàn chỉnh và kết nối với hệ thống sông rạch trong vùng. Khu vực đô thị cũ sử dụng hệ thống thoát nước chung hiện hữu, xây dựng các tuyến thu gom nước thải sinh hoạt đưa về trạm xử lý; khu vực đô thị xây dựng mới sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Hạn chế tối đa san lấp hồ, sông, kênh rạch hiện trạng, khuyến khích xây dựng mới các hồ điều hòa.

- Phòng chống lũ, ngập úng:

+ Công tác phòng chống lũ và ngập úng trong vùng được xác định: Xây dựng các công trình điều tiết lũ ở thượng lưu (kết hợp với hồ thủy điện: Hồ Đambri, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6,...) và các hồ chứa nước ở hạ lưu.

+ Thực hiện việc phòng chống lũ tại các địa phương theo quy hoạch thoát lũ chuyên ngành và quy hoạch chng ngập của từng địa phương (đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu - nước biển dâng như Thành phố HChí Minh, Long An, Tiền Giang,...).

- Phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển:

+ Có kế hoạch và phương pháp khai thác cát, nạo vét lòng sông một cách khoa học kết hợp với việc điều tiết dòng chảy qua việc xả lũ của các hồ lớn trên thượng nguồn (hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng,...) để đảm bảo không bị ảnh hưởng tới sự ổn định lòng sông và không thay đổi hướng và vận tc dòng chảy của sông.

+ Gia cố và thường xuyên cải tạo bờ sông tại những vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở cao như kè bờ sông, trong cây bảo vệ bờ,...

+ Có biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn chủ yếu trong phạm vi các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh để giữ nước, giảm tốc độ dòng chảy phòng chống lũ gây xói lở phá hủy mặt phủ tự nhiên.

+ Thường xuyên kim tra, nâng cấp cải tạo các công trình đê kè đã có và xây mới các kè bin tại các vị trí thường xuyên bị xói lở (khu vực ven bin Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Giang).

b) Cấp nước:

- Tổ chức hệ thống cấp nước nhằm đảm bảo cung cấp nước đầy đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất trong vùng theo quy chun hiện hành. Đảm bảo an toàn cấp nước, kinh tế, khả thi, phù hợp với điều kiện hiện tại và tương lai, giảm tối đa thất thoát nước.

- Tng nhu cầu dùng nước sinh hoạt đô thị và công nghiệp toàn vùng đến năm 2030 khoảng 7,506 triệu m3/ngày đêm trong đó nước sinh hoạt đô thị khoảng 6,95 triệu m3/ngày đêm, công nghiệp khoảng 546 ngàn m3/ngày đêm.

- Nguồn nước cấp trong vùng chủ yếu sử dụng nước mặt các sông chính (Đng Nai, Sài Gòn, Tin, Dinh) và các hồ lớn (Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng, Phước Hòa, Đá Đen, Sông Ray). Hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm để cp nước, chỉ sử dụng nước ngầm để cấp nước cho những khu vực phân tán có khó khăn về nguồn nước mặt, những khu dân cư nông thôn với quy mô nhỏ xa mạng lưới cấp nước của vùng.

- Mạng lưới cấp nước được xác định trên cơ sở nâng cấp các nhà máy nước hiện hữu, xây dựng mới nhà máy nước nhm đáp ứng nhu cầu cấp nước tại các đô thị có thuận lợi về nguồn nước. Xây dựng các tuyến cấp nước thô cung cấp cho các nhà máy nước hiện hữu và dự kiến xây dựng có khả năng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Xây dựng các nhà máy nước quy mô lớn tại các tỉnh, thành phố nhằm cấp nước cho các khu vực đô thị trong địa phương và khu vực nông thôn liền kề.

- Cải tạo, mở rộng nâng công suất các nhà máy nước hiện hữu: Nhà máy nước hồ Đá Đen - 250.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Châu Đức - 100.000 m3/ngày đêm (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); nhà máy nước Thủ Dầu Một - 200.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Dĩ An - 200.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Khu liên hợp - 150.000 m3/ngày đêm (tỉnh Bình Dương); nhà máy nước Đồng Xoài - 60.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Bình Phước - 30.000 m3/ngày đêm (tnh Bình Phước); nhà máy nước Hòa Khánh Tây - 80.000 m3/ngày đêm (tỉnh Long An); nhà máy nước BOO Đồng Tâm - 160.000 m3/ngày đêm (tỉnh Tiền Giang).

- Xây dựng mới các nhà máy nước mặt quy mô lớn trong từng tỉnh cấp nước cho liên đô thị và kết hợp cấp nước khu vực nông thôn nhà máy nước: Thủ Đức IV công suất 300.000 m3/ngày đêm, Thủ Đức V - 500.000 m3/ngày đêm, Tân Hiệp III - 300.000 m3/ngày đêm (Thành phố Hồ Chí Minh); Thiện Tân II - 100.000 m3/ngày đêm, Thiện Tân III - 200.000 m3/ngày đêm, Nhơn Trạch II -100.000 m3/ngày đêm, Nhơn Trạch III - 200.000 m3/ngày đêm, hệ thống cấp nước Gia Tân - 200.000 m3/ngày đêm, hồ cầu Mới - 90.000 m3/ngày đêm (tnh Đồng Nai); Tân Hiệp - 200.000 m3/ngày đêm (tỉnh Bình Dương); Chơn Thành - 120 000 m3/ngày đêm, Nha Bích - 80.000 m3/ngày đêm (tỉnh Bình Phước); dự án cp nước Phú Mỹ Vinh II - 300.000 m3/ngày đêm (tỉnh Long An); sông Tiền 1 - 300.000 m3/ngày đêm (tỉnh Tiền Giang).

c) Cấp điện:

- Vùng Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm năng lượng lớn của quốc gia, gồm các nhà máy nhiệt điện và thủy điện đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho vùng và quốc gia.

- Tổng nhu cầu cấp điện toàn vùng đến năm 2030 khoảng 28.200 MW (trong đó: Khu vực đô thị khoảng 8.770MW; khu vực nông thôn khoảng 1.000MW; công nghiệp khoảng 13.195MW; công cộng, dịch vụ, hành chính khoảng 5.236MW).

- Xây dựng mới và cải tạo hệ thống điện trong vùng kết nối với hệ thống điện quốc gia đảm bảo đáp ứng cung cấp điện cho sinh hoạt, sản xuất của vùng theo quy hoạch phát triển điện lưới quốc gia và quy hoạch phát triển của các địa phương trong vùng. Đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, liên tục, an toàn trong hiện tại và tương lai. Chú trọng phát triển nguồn năng lượng, năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.

- Nguồn điện:

+ Nguồn điện được cấp từ các nhà máy điện trong vùng: Nhiệt điện Hiệp Phước, Thủ Đức, Bà Rịa, Phú Mỹ, Nhơn Trạch, Formosa; thủy điện: Trị An, Thác Mơ, Cn Đơn, Srok Phu Miêng và cận vùng; phát triển mô hình nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng mới và tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...)

+ Xây dựng mới nhà máy điện Long An 1 và Long An 2, Tân Phước 1 và Tân Phước 2, Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 và các nguồn điện khác theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyt.

- Lưới điện:

+ Lưới 500KV:

. Cải tạo nâng công suất các trạm 500kV hiện hữu: Phú Lâm, Nhà Bè, Cầu Bông.

. Xây dựng trạm 500kV: Củ Chi, Thủ Đức Bắc.

. Xây dựng tuyến 500kV: Sông Mây - Tân Uyên, Củ Chi - Đức Hòa, Củ Chi - Mỹ Phước, Củ Chi - Tây Ninh, tuyến 500kV từ trạm 500kV Đức Hòa đến đường dây mạch kép Phú Lâm - Cầu Bông.

. Cải tạo nâng công suất các trạm 500kV hiện hữu: Tân Định, Sông Mây, Mỹ Tho.

. Xây dựng trạm 500KV: Đức Hòa, Long Thành, Mỹ Phước, Bình Dương 1, Tây Ninh.

. Xây dựng tuyến 500KV: Sông Mây - trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Phú Mỹ - trung tâm điện lực Sơn Mỹ, Đức Hòa - Thốt Nốt, Đức Hòa - Mỹ Tho.

+ Lưới 220KV: Cải tạo, nâng cấp hệ thống các trạm 220KV và tuyến 220KV hiện hữu. Xây dựng mới các tuyến 220KV và trạm 220KV dự kiến theo quy hoạch phát triển điện lưới quốc gia.

d) Thông tin liên lạc:

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dịch vụ viễn thông chất lượng cao, tầm cỡ quốc tế.

- Dịch vụ thông tin liên lạc có chất lượng tốt, đáp ng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ.

- Thực hiện cáp quang hóa toàn vùng với công nghệ hiện đại, công nghệ truyền dẫn tiên tiến đối với mạng truyền dẫn liên tỉnh, nội tỉnh, nội hạt. Phát triển thông tin di động theo hướng tăng dung lượng, mở rộng và nâng cao chất lượng vùng phủ sóng.

- ng dụng rộng rãi và hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng.

đ) Thoát nước và xử lý nước thải:

- Tổng khối lượng nước thải đô thị và công nghiệp toàn vùng đến năm 2030 khoảng 4,52 triệu m3/ngày đêm (trong đó đô thị khoảng 2,95 triệu m3/ngày đêm; công nghiệp khoảng 1,6 triệu m3/ngày đêm).

- Tất cả các đô thị loại 5 trở lên và các khu, cụm công nghiệp tập trung phải xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng. Đối với các đô thị, khu, cụm công nghiệp nằm ở khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai, sông Sài Gòn phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A, các khu vực khác nằm ngoài hạ lưu, lưu vực sông đạt tiêu chuẩn loại B theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14/2008 và QCVN 40/2011 trước khi xả ra môi trường. Các khu xử lý rác ở thượng nguồn sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (từ biên mặn trở lên) phải xây dựng khu xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn loại A theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14/2008.

- Giải pháp quy hoạch:

+ Các đô thị: Công nghệ xử lý nước thải hiện đại cho các đô thị, đặc biệt là các đô thị tỉnh lỵ và Thành phố Hồ Chí Minh. Các khu đô thị hiện hữu giữ hệ thống cống chung, xây dựng các tuyến cống bao tách dòng để thu nước thải về trạm xử lý. Các khu vực xây dựng mới phải xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng.

+ Khu vực nông thôn: Các thị tứ, cụm dân cư nông thôn tập trung xây dựng hệ thống thoát nước chung. Xử lý nước thải bằng sinh học tự nhiên tại các hồ, kênh rạch.

+ Khu, cụm công nghiệp: Hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng, xây dựng trạm xử lý nước thải và làm sạch đạt tiêu chuẩn theo Quy chuẩn Vit Nam QCVN40/2011 trước khi xả ra môi trường.

e) Quản lý chất thải rắn:

- Phát huy năng lực các cơ sở xử lý chất thải rắn (CTR) đang hoạt động, xây dựng 02 khu liên hợp xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp cho các đô thị lớn mang tính chất liên vùng và 01 khu xử lý rác công nghiệp, rác y tế độc hại, có thể chọn một ô chôn rác độc hại trong khu liên hợp để quản lý chung.

- Đến năm 2030, 100% lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường; 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp, 80% lượng chất thải rắn các điểm dân cư nông thôn tập trung và 100% tại các làng nghề, tiu thủ công nghiệp được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn.

- Tổng khối lượng chất thải rắn toàn vùng đến năm 2030 khoảng 40.340 tấn/ngày đêm (trong đó: Đô thị khoảng 21.700 tấn/ngày đêm, nông thôn khoảng 4.800 tấn/ngày đêm, công nghiệp khoảng 13.840 tấn/ngày đêm).

- Giải pháp quy hoạch:

+ Các khu xử lý CTR cấp vùng: Xây dựng khu liên hợp xử lý CTR tại Thủ Thừa - Long An cho Thành phố Hồ Chí Minh và Long An với diện tích 1.760 ha (trong đó Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng 1.000 ha).

+ Các khu xử lý CTR cấp tỉnh: Các tỉnh, thành phố đã có các bãi chôn lấp riêng, cần nâng cấp thành khu liên hp công suất nhỏ với công nghệ tổng hợp (chôn lấp, chế biến, đốt lấy năng lượng) diện tích từ 100 - 200 ha.

+ Hệ thống thu gom và công nghệ xử lý:

. Chất thải rn sinh hoạt đô thị, CTR công nghiệp, y tế thông thường, chất thải rắn các khu dân cư tập trung được thu gom, vận chuyển đến các cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch.

. Chất thải rắn công nghiệp, y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh môi trường.

. Sử dụng công nghệ chôn lấp hp vệ sinh, chế biến (làm phân bón hoặc tái sử dụng), đốt. Loại hình công nghệ ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực tái sinh tái chế và xử lý CTR đô thị như: Tái sử dụng, tái sinh, tái chế các loại chất thải; sản xuất khí sinh học CH4 và phát điện kết hợp sản xuất phân hữu cơ; sn xuất nhiên liệu (nhiệt phân) và phát điện; đốt kết hợp phát điện; bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

g) Quản lý nghĩa trang:

- Xây dựng nghĩa trang tập trung cho đô thị. Khuyến khích hình thức hỏa táng. Các nghĩa trang xây dựng theo hướng công viên nghĩa trang.

- Quy hoạch vị trí và xác định quy mô các khu hỏa táng và địa táng mang tính chất chức năng vùng tỉnh, với hình thức công viên nghĩa trang.

+ Nghĩa trang cấp vùng:

. Đồng Nai: An viên Vĩnh Hằng, quy mô 316 ha (Vĩnh Cửu) phục vụ cho tỉnh Đồng Nai, khu vực Đông - Nam Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

. Bình Dương: Hoa viên nghĩa trang Bình Dương, quy mô 200 ha (Bến Cát) phục vụ cho tỉnh Bình Dương, khu Đông - Bắc Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

. Tây Ninh: Sơn trang Tiên cảnh, quy mô 75 ha (Hòa Thành) đang phục vụ cho tỉnh Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

. Nghĩa trang cấp tỉnh, huyện: Thực hiện theo quy hoạch của địa phương.

9. Đánh giá môi trường chiến lược:

a) Các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và rủi ro:

- Xây dựng và triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế các tác động xấu đến môi trường trong quá trình phát triển đô thị và các khu công nghiệp. Xác định các khu vực cn bảo vệ môi trường, giải pháp trong quy hoạch phát triển đô thị nhằm phát triển bn vững, tăng cường sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái chế, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm, phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ứng phó với hiện tượng biến đi khí hậu - nước biển dâng, đặc biệt lưu ý giải pháp chng ngập tại Tiu vùng đô thị trung tâm.

- Các đô thị lớn, vùng phát triển công nghiệp tập trung cần được cách ly với các khu dân cư, các khu vực bảo tồn bằng các hành lang xanh, vành đai xanh. Khuyến khích phát triển giao thông công cộng nội thị và đối ngoại để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do giao thông.

- Xử lý triệt để chất thải, kiểm soát và giám sát ô nhiễm môi trường đô thị, nông thôn và các khu công nghiệp trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Đối với các khu xử lý CTR, ưu tiên dự án có công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại. Nước thải sinh hoạt đô thị, công nghiệp phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường.

- Bảo tồn nghiêm ngặt Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai để bảo vệ nguồn nước, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Bảo tồn các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực đất ngập nước ven sông Tiền, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và vùng cửa sông. Bảo vệ và phát triển các không gian xanh, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, các hành lang xanh dọc sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm C Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Tiền, hồ Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ, Cần Đơn,... Hạn chế các hoạt động phát triển làm biến đổi dòng chảy, gây mất an toàn đối với các khu dân cư và cơ sở hạ tầng.

- Có các giải pháp chủ động phòng tránh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng kế hoạch và các biện pháp thích ứng, phòng tránh và ứng phó biến đổi khí hậu chung của vùng. Tăng diện tích cây xanh và mặt nước giúp tăng khả năng thoát nước và điều hòa vi khí hậu. Cải tạo, xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước đô thị. Phát triển không gian rừng kết nối với các mảng xanh nông nghiệp, công viên chuyên đề, không gian mở của các đô thị.

b) Chương trình, kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc:

- Xây dựng chương trình quản lý tổng hợp các lưu vực sông trong vùng (lưu vực sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm C Tây,...).

- Xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường do chất thải từ các đô thị, khu, cụm công nghiệp, giao thông vận tải,...

- Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng môi trường vùng, hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm tác động của biến đổi khí hậu như cảnh báo mực nước biển, nước sông dâng lên bất thường, hạn hán kéo dài.

10. Khung cơ chế chính sách phát triển vùng:

Từng bước nghiên cứu xây dựng các chính sách phát triển vùng, trong đó tập trung vào 05 nhóm chính sách sau:

- Liên kết chia sẻ giữa các địa phương trong vùng về đầu tư, khai thác các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Phát triển đô thị, công nghiệp và sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

- Tài chính hỗ trợ phát triển hạ tầng vùng.

- Phát triển nguồn nhân lực tạo sự cân bằng, hài hòa lực lượng sản xuất trong vùng.

- Phát triển nông thôn, sản xuất nông nghiệp.

11. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:

Ưu tiên phát triển các dự án trọng điểm cấp quốc tế, quốc gia và vùng tại tiểu vùng đô thị trung tâm, làm động lực chính phát triển lan tỏa các tiểu vùng khác trong vùng. Tập trung ưu tiên đầu tư các dự án có vai trò tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng và các tỉnh trong vùng theo từng lĩnh vực cụ thể:

- Về hạ tầng kỹ thuật: Ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật khung kết nối với quốc tế, quốc gia và vùng như các dự án đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc (Dầu Giây - Phan Thiết, Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài và Gò Dầu - thành phố Tây Ninh - Xa Mát); đường vành đai (vành đai 3, vành đai 4), quốc lộ (quốc lộ 22, 22B, đường N1, quốc lộ 14C kéo dài, quốc lộ 50), đường liên cảng Thị Vải - Cái Mép, đường 991B, Phước Hòa - Cái Mép, Long Sơn - Cái Mép; đường sắt (nâng cấp đường sắt đầu mối hiện có, xây dựng đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Dĩ An - Lộc Ninh, Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt nội đô Thành phố Hồ Chí Minh); nâng cấp cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành,...; dự án chống ngập khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án thủy lợi và phòng chống lũ liên tỉnh; xây mới và nâng cấp các nhà máy nước liên vùng tỉnh; xây dựng khu Công nghệ Môi trường xanh tại Thủ Thừa (tỉnh Long An).

- Về hạ tầng xã hội: Đầu tư các dự án trọng điểm đầu tư các trung tâm y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa - thể dục thể thao cấp vùng tại khu vực ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng (Bình Dương, Đồng Nai, Long An...) để giảm tải cho khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh.

- Về thương mại - dịch vụ, khoa học công nghệ, du lịch: Ưu tiên đầu tư các dự án lớn tại tiu vùng đô thị trung tâm và các cực tăng trưởng trọng điểm, gắn với các đầu mối giao thông quan trọng.

- Về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Ưu tiên đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất trồng trọt và chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn cây công nghiệp dài ngày, vùng lúa chất lượng cao, cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.

Điều 2. Trách nhiệm phối hợp và tổ chức thực hiện

1. Mô hình quản lý phát triển vùng:

Thành lập Ban Chỉ đạo trực thuộc Chính phủ, là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phát triển vùng Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức, phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và các địa phương trong vùng để triển khai thực hiện theo đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

2. Trách nhiệm các bộ, ngành:

a) Bộ Xây dựng:

- Thực hiện công các kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy hoạch; tổ chức rà soát, điều chỉnh Quy hoạch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Quy hoạch.

- Đề xuất danh mục các Quy hoạch xây dựng nhằm triển khai cụ thể hóa quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xác định danh mục các dự án đầu tư, xây dựng các cơ chế chính sách về tài chính để huy động nguồn lực đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội trọng điểm của vùng.

c) Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương lập kế hoạch, giải pháp, cơ chế chính sách phát triển hạ tầng xã hội vùng theo chức năng nhiệm vụ nhằm giảm tải sức ép cho Thành phố Hồ Chí Minh và chia sẻ cơ hội hưởng lợi từ dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo cho các tỉnh trong vùng Thành phố Hồ Chí Minh.

d) Bộ Giao thông vận tải: Tập trung triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của vùng, ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, vành đai, đường liên cảng gắn với các đô thị động lực thuộc tiểu vùng đô thị trung tâm và đô thị trên các hành lang phát triển; đường sắt nội đô và nội vùng, hàng không.

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phi hp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành và địa phương lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch được duyệt.

e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương rà soát các quy hoạch phòng chống lũ theo hướng điều chỉnh bổ sung chức năng sử dụng đất, khai thác hiệu quả quỹ đất và cảnh quan dọc sông để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn phòng chống lũ. Ban hành hướng dẫn khai thác quỹ đất khu vực hành lang ven sông.

g) Bộ Nội vụ:

- Chủ trì, phi hp với Bộ Xây dựng, các địa phương trong vùng đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo.

- Phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung, các văn bản pháp luật về thể chế chính sách và cơ chế điều hành, chỉ đạo phát triển vùng.

h) Các bộ, ngành theo các chức năng nhiệm vụ xây dựng hoặc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, các chiến lược phát triển ngành phù hợp với Quy hoạch được duyệt.

3. Trách nhiệm các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh:

a) Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch liên quan thuộc trách nhiệm của từng tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và triển khai thực hiện theo các chương trình dự án sau khi Quy hoạch này được phê duyệt.

b) Phối hợp với các bộ, ngành xây dựng cơ chế thu hút và đa dạng hóa nguồn lực phát triển công trình hạ tầng kỹ thuật vùng, đặc biệt là hệ thống giao thông, cấp nước, bảo vệ môi trường.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Nội vụ, Quốc phòng, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Giao th
ông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Y tế, Quốc phòng;
- Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh;
- UBND các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, QHĐP, NC, KGVX;
- Lưu: VT, CN (2).KN

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THEPRIME MINISTER 

DecisionNo. 2076/QD-TTg dated December 22, 2017 of the Prime Minister on approving the adjustment to the Construction Plan for the Region of Ho Chi Minh City by 2030 and vision to 2050

Pursuant to the Law on Organizing the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014;

Pursuant to the Government s Decree No. 44/2015/ND-CP dated May 06, 2015on detailed regulations on construction planning;

At the request of the Minister of Construction.

DECISION

Article 1.Approval for the adjustment to the Construction Plan for the Region of Ho Chi Minh City by 2030 and vision to 2050, with the following main contents:

1.Development objectives:

- Develop the Region of Ho Chi Minh City to become a large urban area with an active and sustainable development; has an important role and position in Southeast Asia region and aims towards an international integration.

- Develop the Region of Ho Chi Minh City to become a modern economic zone and a big economic center of the whole country and of Southeast Asia region. A commercial and finance center, a scientific research and service center; a high-tech and deep industrial center with high qualification; a center of cultural, education and training, science and technology and healthcare with high quality in the Southeast Asia region.

- Develop the regional space to become balanced, sustainable and able to adapt to climate change and towards regional connectivity with a synchronous and modern technical framework. In which, Ho Chi Minh City is a nuclear center, a knowledge center, a modern and general multifunction economic center with the same level as other urban centers in the Southeast Asia region.

2.Scope and scale:

The scope of the Region of Ho Chi Minh City includes the whole administration boundary of Ho Chi Minh City and 07 nearby provinces including: Ba Ria – Vung Tau, Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh, Long An, Dong Nai and Tien Giang. The total area of the region is about 30.404 km2.

3.Characteristics:

- A large urban area with a high rate of urbanization and high living quality, is an active developing economic region with a high rate of economic growth and sustainability; has a strategic role and strategic position in the Southeast Asia region and the Asia and Pacific region with domestic and international competitiveness.

- An international commercial center of the South region and the whole country, is the key center which connects economic zones and major economic zones of the South region, Mekong Delta region, Central Highlands and South Central Coast.

- An industrial, high-tech and deep industrial center, a financial and commercial center with a high national and regional service quality; a historical, cultural and forest tourist center at national level.

- A cultural, sporting, education and training center, a national and regional scientific research and technology transfer center; a center of high-tech and specialized agriculture of the South region and the whole country.

- A region with an important strategic position regarding national defense and security.

4.Indicators of population, urbanization and urban and rural land

a. Forecasts about population and rate of urbanization:

- Population: By 2030, the population will be 24 to 25 million people, in which the urban population is about 18 to 19 million people, and the rural population is about 6 to 7 million people; about 18 to 19 million laborer.

- The rate of urbanization will be about 70 to 75 %.

b. The urban and rural land:

- The urban land by 2030 will achieve a number of 270.000 to 290.000 ha, and the average is 100 to 150 m2per person.

- The rural settlement land by 2030 will achieve about 150.000 to 170.000 ha, and the average will be 180 to 210 m2per person.

5.Development model and spatial structure:

a. Development model:

Develop the Region of Ho Chi Minh City with a centralized multipolar model in order to ensure unification and balance in regional development and adapt to the impacts of climate change. To be specific:

- Develop compact urban areas and limit the expansion of urban development in large scale, especially in regions which are affected by climate change.

- Build and develop growth poles in regions which have a high physical shape on major economic corridors and in peripheral regions.

- Focus on developing road traffic system and inner-city railway network in order to increase connection with central urban areas and growth poles.

- Maintain and protect ecosystems, natural and distinctive landscapes, regional water source and regional green corridors.

b. Regional spatial structure:

The Region of Ho Chi Minh City must be divided into sub regions and economic corridors as follows:

- Sub regions:

+ Central urban sub-regions: including Ho Chi Minh City and its surrounding provinces: Long An, Binh Duong and Dong Nai.

+ Eastern sub regions: including Dong Nai province and Ba Ria – Vung Tau province.

+ North – Northwest sub regions: including Binh Phuoc province, Tay Ninh province and the North of Binh Duong province.

+ Sub regions in the Southwest: including Tien Giang province and Long An province.

- Major economic corridors:

+ Economic corridor in the Southeast along highway No. 51 includes a chain of urban areas: Phu My, Ba Ria, Vung Tau (Ba Ria – Vung Tau); among them Vung Tau City and Ba Ria City are growth poles.

+ The Eastern economic corridor along high way No. 1 includes a chain of urban areas: Dau Giay, Long Khanh, Gia Ray (Dong Nai); among them Long Khanh is the growth pole.

+ The Northern economic corridor along high way No.13 includes the following urban areas: Bau Bang (Binh Duong), Chon Thanh, Binh Long, Hoa Lu – Loc Ninh, Dong Xoai (Binh Phuoc); among them Chon Thanh is the growth pole.

+ The economic corridor in the North West along highway No. 22 and highway 22B includes the following urban areas: Trang Bang, Phuoc Dong – Boi Loi, Go Dau, Moc Bai - Ben Cau, Hoa Thanh, Tay Ninh, Tan Bien, Xa Mat (Tay Ninh); among them, Trang Bang – Go Dau and Tay Ninh City are growth poles.

+ The economic corridor in the North West along highway No.1 includes the following urban areas: Ben Luc, Tan An (Long An), My Tho, Cai Lay (Tien Giang); among them, Tan An City and My Tho City are growth poles.

- Landscapes and green corridors:

+ Landscapes shall be located in the middle of major economic corridors in order to establish green corridors in the South, Southeast, Northeast, Northwest and Southwest.

+ The agricultural landscapes shall include the specialized agricultural landscapes in the East, Northwest and the North, the flooded agricultural landscapes which adapt to climate change in the Southwest, and urban agricultural areas including central urban sub-regions and high-tech agricultural sub-regions.

+ Specialized forest conservation region and protective forest conservation region in the East and the North; protect Can Gio mangrove forest, Dong Thap Muoi flooded area and fruit garden along Tien River; protect landscapes along big rivers and big lakes within the region.

6.Regional spatial development orientation:

a. Development orientation of sub regions:

- Central urban sub-regions include: Ho Chi Minh City and its surrounding areas, include the following suburban districts and communes: Duc Hoa, Can Giuoc, Ben Luc (Long An); Thu Dau Mot, Di An, Thuan An, Ben Cat, Tan Uyen (Binh Duong); Bien Hoa, Nhon Trach, Trang Bom, Long Thanh and a part of Vinh Cuu (Dong Nai); among them, Ho Chi Minh City is the nuclear urban center; Binh Duong is the driving force in the North, and Bien Hoa - Long Thanh - Nhon Trach are the driving forces in the East. Cu Chi - Hau Nghia - Duc Hoa are driving forces in the Northwest. Ben Luc - Can Giuoc - Hiep Phuoc are eco-urban areas in the Southwest. A sub-region has an area of about 5.164 km2and the population will be about 15.700.000 people by 2030. The rate of urbanization will be from 85% to 90% by 2030.

The central sub-regions shall be located in the center of the whole region and shall have a high speed and high rate of urbanization; they shall stand out in the field of high technology and deep industry, as well as in training and healthcare. Also, they shall be the key commercial center for connecting with the world. Promote spatial development in the East and Northeast, develop a compact urban model and adapt to climate change. Develop a synchronous traffic system and enhance green space along Sai Gon’s rivers and Dong Nai s rivers; maintain and develop green corridors in order to reduce flooding problems; and maintain the biospheres in Can Gio. As for the provinces of sub-regions:

+ Ho Chi Minh City, as the biggest economic center of the whole country, is the nuclear center of the region. It plays the role in connecting and supporting other regional urban areas to develop together; it is the international commercial center of the region and the country; the regional center of culture, creativity knowledge, scientific research, and technology transfer and high-tech industry; the international center for tourism, finance, commercial and logistics service. The rate of urbanization of Ho Chi Minh City by 2030 will be from 80% to 90%.

+ The Southern region of Binh Duong province (Thu Dau Mot, Di An, Thuan An, Ben Cat, Tan Uyen) shall promote an urban, industrial, service and financial development, which is associated with the key multimedia centers, in order to motivate the development of Northern areas of central urban sub-regions. Enhance the development of healthcare, education - training, sports, technological research and transfer, and transshipment. Maintain and protect the landscapes along Sai Gon River and Dong Nai River, as well as the urban agricultural landscapes.

+ The Western areas of Dong Nai province (Bien Hoa, Nhon Trach, Trang Bom, Long Thanh) shall develop the general economy regarding services, interdisciplinary and high technology. Enhance the development of the following functions: commercial, healthcare, education-training, scientific research, technology transfer and transshipment, which are associated with Long Thanh international airport. Develop eco-tourism along Dong Nai River, as well as forest tourism and urban tourism. Develop the historical and cultural tourism of Cu Lao Pho.

+ The Eastern area of Long An province (Duc Hoa – Ben Luc – Can Giuoc) shall develop eco-cities, light industrial areas and urban agricultural areas which adapt to climate change and play the role in protecting ecological landscapes and clearing up flood water for central sub-regions. Enhance the development of supportive industry, clean industry, interdisciplinary industry, agricultural production industry and high-tech agricultural industry which is associated with the center of education - training, commercial service and transshipment, in order to carry out load reduction for Ho Chi Minh City.

- Eastern sub-regions: including Ba Ria – Vung Tau and the remaining Eastern part of Dong Nai province (Long Khanh town and the following suburban districts: Thong Nhat, Cam My, Xuan Loc, Dinh Quan, Tan Phu and a part of Vinh Cuu.)

Among them, Vung Tau City and Ba Ria City are growth poles on the economic corridor along high way No. 51; Long Khanh town is the growth pole on the economic corridor along high way 1A.

The area is 6.266.50 km2and the estimated population in 2030 will be approximately 2.838.000 people. The rate of urbanization will be about 55% to 60% by 2030.

The Eastern sub-region shall play the role of an international business gateway of the region and the whole country via Long Thanh international airport and the Cai Mep and Thi Vai international transit port. Focus on industrial development (oil and gas exploitation, ports, supporting industry and interdisciplinary) and agricultural development (high technology, specialized agriculture). Enhance the following functions: transshipment service, national and international storage and logistics services which are associated with the key seaport infrastructure and international airport; develop eco-tourism and eco-forest tourism. Protect the natural forest landscapes, wetland ecological zones and the water source of Tri An lake.

+ Ba Ria - Vung Tau province is the international business gateway located in the Southeast of Ho Chi Minh City. It focuses on industrial development (port industry, oil and gas exploitation), logistics and transshipment services, oil and gas services which are associated with the economic corridor along high way No. 51 and seaports; and eco-tourism on the seas and islands; high-tech agriculture and aquaculture.

+ The Eastern region of Dong Nai province is the Eastern gateway of Ho Chi Minh City which is connected with Central Highlands and South Central Coast. It focuses on developing the supporting industry, interdisciplinary industry, high-tech agriculture and eco-forest tourism. It also focuses on protecting the water source of Tri An Lake, forest landscapes and protects the biodiversity of the green corridor in the Northeast of Ho Chi Minh City.

- North – Northwest sub-regions: include Binh Phuong province, Tay Ninh province and a part of Binh Duong province (the following suburban districts: Bau Bang, Dau Tieng, Phu Giao, Bac Tan Uyen). Among them, Chon Thanh – Dong Xoai urban area is the growth pole of the economic corridor along highway No. 13. Trang Bang – Go Dau – Hoa Thanh – Tay Ninh urban areas are growth poles of the Northwest economic corridor along high way No. 22. The area is 13.087 km2and the estimated population by 2030 will be approximately 3.565.000 people. The rate of urbanization will be about 40% to 45% by 2030.

As playing the role of a commercial gateway in the North - Northwest of the Region of Ho Chi Minh City and is connected with the expanded Me Kong sub region and Southeast Asia region, the North - Northeast sub-regions stand out in development in interdisciplinary, agro-forestry products, industrial trees plantation and high-tech agriculture. They shall enhance the following functions: commercial - service, historical and cultural tourism, and eco-tourism. Maintain and protect the forest ecology and the water source, as well as ensuring a balanced ecological development for the whole region.

+ Tay Ninh province shall develop the following functions: border economy, storage and transshipment services on the economic corridor across Asia; agro-forestry products industry and industrial trees plantation. Develop eco-forest tourism, historical and cultural tourism at national and international levels; and play an important role in protecting the water source, forest landscapes and biodiversity of Ho Chi Minh City. The rate of urbanization will be about 45% to 50% by 2030.

+ Binh Phuoc Province is an important gateway in the North of Ho Chi Minh City and is connected with Central Highlands and the expanded Me Kong sub region, as well as other countries of ASEAN. It shall develop the boder economy, industries (interdisciplinary, processing, electricity production), eco-tourism, and specialized high-tech agriculture. Maintain and protect the natural landscapes and the water source of the green corridor in the Northeast of Ho Chi Minh City. The rate of urbanization by 2030 will be about 45% to 50%.

+ The North region of Binh Duong province (including the following suburban districts: Bau Bang, Dau Tieng, Phu Giao, Bac Tan Uyen) are areas which protect the forest ecology and the water source and contribute in balancing the ecology for the entire region. Prioritize the industrial development (interdisciplinary, agro-forestry products processing) and the development of the regional center of commercial services, eco-tourism and historical and cultural tourism.

- Sub regions in the Southwest: including Tien Giang province and a part of Long An province (except the following suburban districts: Duc Hoa, Can Giuoc and Ben Luc). In which, My Tho City and Tan An City are growth poles of the economic corridor along highway No. 1 in the Southwest. The area is 6.075 km2, the estimated population by 2030 will be approximately 2.897.000 people, by 2050 will be approximately 3.410.000 people. The rate of urbanization will be about 35% to 40% by 2030.

By playing the role of the gateway of the Region of Ho Chi Minh City and the expanded Mekong Delta region, the Southwest sub regions mainly develop the agro-aquaculture products processing industry, supporting industry and port industry; conduct research on national biotechnology; specialized rice cultivation, specialized fruit trees plantation, specialized aquaculture and high-tech agriculture.

Enhance the following functions: commercial – services and eco-waterway tourism by of exploiting Dong Thap Muoi flooded forest and fruit garden along Tien River.

+ Tien Giang province shall develop their agricultural economy in cultivating rice and fruit trees and aquaculture; the special eco-waterway tourism; it is the central storage of agricultural products in the Southwest; is the national biodiversity research center, service center, education and training center, as well as the healthcare center of the sub regions. The rate of urbanization will be about 30% to 35% by 2030.

+ The remaining suburban districts of Long An province (except the following suburban districts: Duc Hoa, Can Giuoc and Ben Luc) play the role in storing water, protecting the ecological landscapes of Dong Thap Muoi, regulating water and reducing salt-water intrusion for Mekong Delta region; develop the specialized rice cultivation and aquaculture, eco-tourism and aquatic products industry; they are the key business - commercial areas of the region and of the Northern provinces of Mekong Delta region. The rate of urbanization will be about 40% to 45% by 2030.

b. Development orientation of the urban system:

Focus on developing the urban townships and specialized urban areas which play the role of promoting the driving force for the region on the basis of enhancing the connection and effectively exploiting the ring road system (ring road 3 and 4); the economic corridors (Ho Chi Minh City - Vung Tau; Ho Chi Minh City - Binh Duong - Binh Phuoc; Ho Chi Minh City - Dong Nai - Da Lat; Tay Ninh - Moc Bai - Ho Chi Minh City; Ho Chi Minh City - Long An - Tien Giang - Ben Tre).

- The urban system within the central urban sub-regions: exploit, share and connect the personal advantages of each urban area, especially the central urban areas of sub regions, in order to promote the strength of the entire area. Focus on improving the urban quality, creating an urban structure which is in harmony with the natural landscapes, and prioritizing the establishment of green spaces, including agro-forestry spaces) Use land economically and effectively, and restrict the development of the incremental cities. Establish a synchronous and modern urban infrastructure system and regional infrastructure works. The urban townships and urban areas are growth poles of the region, including:

+ Ho Chi Minh City is a special urban city which develops according to the centralized multipolar model, including the central area and 04 growth poles connected by the ring road system in combination with central axes, which are connected with the regional and national traffic network. Research and effectively exploit the reclaimed land area to form the multifunction center which is associated with existing urban areas, in order to motivate the Southeast social-economic development of the City, based on the principle of protection for environment and natural ecology. Do not develop urban areas in regions which are strictly protected and in the ecological recovery zone which is within the mangrove nature reserve of Can Gio mangrove biosphere reserve, as well as in specialized and protective forests in Binh Chanh and Cu Chi.

+ The future Binh Duong urban area includes Thu Dau Mot City (type I urban area), Thuan An and Di An (type II urban areas) and Ben Cat and Tan Uyen (type III urban areas). Binh Duong province is the regional center of industry, commercial - finance, training, healthcare, culture - sports, tourism, scientific research and technology transfer in the North of Ho Chi Minh City.

+ Bien Hoa City in Dong Nai province (type I urban areas) is the key traffic center and the key logistics center in the East of Ho Chi Minh City. It is the regional center which provides multi-sectoral services with high quality and urban and public services; also, it is the center for scientific research, technology transfer, commercial – finance, tourism and sports in the East of Ho Chi Minh City.

+ Nhon Trach urban area in Dong Nai province (type II urban area) is the center of clean industry and interdisciplinary in the Eastern region; is the regional center which provides logistics services, and the key traffic center which provides transport by road, railway, waterway and airway; as well as the regional center of entertainment and eco-tourism.

+ Long Thanh urban area in Dong Nai province (type III urban area) is the political, economic and cultural center of Long Thanh suburban district; it is the regional center of healthcare, education - training, scientific research and technology transfer with high quality and of commercial and finance; as well as the center which provides logistics services for the region and the entire country.

+ Trang Bom urban area in Dong Nai province (Type III urban area): Is the political, economic and cultural center of Trang Bom suburban district; it is an industrial center which focuses mainly on interdisciplinary and is the center for logistics and storage services of the East; also, it is the regional center of entertainment, sports and eco-tourism.

+ Hau Nghia - Duc Hoa urban area in Long An province (type III urban area): Is the administrative – political center which provides urban services in Duc Hoa suburban district; it is the regional center of commercial – services and education – training; as well as the industrial center of the Northwest region.

+ Ben Duc urban area in Long An province (type III urban area) is the administrative – political center which provides commercial services in Ben Luc suburban district; it is the regional center of education – training, healthcare, sports, commercial – services and industries.

+ Can Giuoc urban area in Long An province (Type III urban area) is the administrative – political center which provides commercial services in Can Giuoc suburban district; it is the regional center of education - training and entertainment.

- The urban system in the Eastern sub regions, sub regions in the North-Northwest and sub regions in the South west is encouraged to develop as a small and medium system and become the driving force for promoting the social-economic development of peripheral zones. Focus on investing in the infrastructure system which closely connects the central urban area with other provincial and inter-provincial urban areas, and is used as the basis for developing the high-tech agro-forestry areas. The urban areas are growth poles of vital economic corridors, including:

+ The Eastern sub regions on the economic corridor in the Southeast along highway No. 51, and on the economic corridor in the East of highway 1A crossing Dong Nai province. These regions include:

. Vung Tau City in Ba Ria – Vung Tau province (type I urban area) is the regional center for commercial services; it is the marine tourism center which provides seaport services and important oil and gas services for the whole country; also, it is the key center which conducts international seaport business. It has an important position which ensures security and national defense and protects the marine environment.

. Ba Ria City in Ba Ria – Vung Tau Province (type II urban area) is the vital growth pole in the Southeast of the region; it is the regional center for commercial service, trainings and scientific research.

. Phu My urban area in Ba Ria - Vung Tau province (type III urban area) is the center of deep industry and seaport industry; it is the commercial service center; and is the regional center which provides storage and logistics services; as well as the key port center of the region and the country.

. Long Khanh urban area in Dong Nai province (type II urban area) is the Eastern vital growth pole of the region. It is the Eastern industrial center, the commercial service center, as well as the regional storage center.

+ The sub regions in the North – Northwest, on the Northern economic corridor along highway No. 13 and on the Northwest economic corridor along highway No. 22, include the following urban areas:

. Chon Thanh urban area in Binh Phuoc province (type III urban area) is the vital growth pole in the North of the region. It is the Northern industrial center, the regional center for commercial - service, education-training and healthcare; as well as the regional and national key center of road and railway.

. Dong Xoai urban area in Binh Phuoc province (type II urban area) is the key commercial center connected with Central Highlands; it is the regional center for commercial, services, healthcare, education and training in the Northeast of Ho Chi Minh City.

. Tay Ninh City in Tay Ninh province (type II urban area) is the regional area for commercial - services, historical and cultural tourism in the Northwest of Ho Chi Minh City.

. + Trang Bang urban area in Tay Ninh province (type III urban area) is the vital growth pole in the Northwest of Ho Chi Minh City. It is the key traffic center on the economic corridor across Asia; and is the industrial and commercial service center of the region; as well as the national center for education and training.

+ The sub regions on the economic corridor in the Southwest and along highway 1A include the following urban areas:

. Tan An City in Long An province (type II urban area) is the regional center for commercial - services, training, healthcare, sports and entertainment in the Southwest.

. My Tho City in Tien Giang province (type I urban area) is the growth pole in the Southwest of the region; it is regional center for historical and cultural tourism, commercial - service and deep scientific research on agricultural products processing; as well as the gateway which connects the Region of Ho Chi Minh City with Mekong Delta region.

+ The urban system of green corridors:

. The green corridor in the Southeast includes: Phuoc Buu, Ngai Giao (Ba Ria – Vung Tau province) and other central urban areas in the sub-regions.

. The green corridors in the Northeast includes: Dinh Quan, Tan Phu (Dong Nai province), Phuoc Long (Binh Phuoc province) and other central urban areas in the sub regions.

. The green corridor in the Southwest includes: Kien Tuong, Tan Thanh, Thanh Hoa (Long An province) and other central urban areas in the sub-regions.

. The Northern green corridors include: Can Duoc (Long An province), Go Cong (Tien Giang province), Can Gio (Ho Chi Minh province) and other central urban areas in the sub regions.

c. Development orientation of rural residential areas:

- Gather resources to develop new rural areas; towards combining the transformation of the old space with the new development of modern agricultural production rural areas, as well as building infrastructure and a synchronous service system, in order to maintain and protect the environment.

- Develop the spatial form of rural areas based on the specific characteristics of each sub-region: The central urban sub-regions shall develop the centralized rural residential areas, which are closely connected with the technical and social infrastructure system of central urban areas; the sub-regions in the North and the East shall prioritize the development of the centralized residential areas in large specialized areas. Such development must be appropriate with the industrialization and agricultural modernization; the sub-regions in the South and Southwest shall encourage development based on the residential population along the traffic road, big rivers, canals and river ways, and shall adapt to the flooded agricultural production areas and areas of salt-water intrusion, as well as closely connecting with the community tourism model in Dong Thap Muoi region.

- Develop the inter-commune centers to become service centers, which are associated with agricultural production, small and medium industry and small scale industry in the rural areas.

- Combine the local traditional cultural space with the village or commune cultural institution, in order to develop a civilized life. Protect and develop the handicraft villages, in combination with developing tourism and commercial services. The residential areas within tourism corridors shall combine eco-tourism with plantation of special fruit trees.

- Transform and develop the architecture of houses and rural infrastructure based on the specific living conditions of people in each region. Do not destroy the rural ecological landscapes; the new residential areas in an early stage of development shall have an architectural landscape scheme which conforms to the tradition and satisfies the new living conditions.

d. Industrial development orientation:

- The area of the land of industrial areas will be about 69.000 ha by 2030; in which (Ho Chi Minh City takes up 7.080 ha, Dong Nai take ups 13.400 ha, Ba Ria - Vung Tau takes up 9.210 ha, Binh Duong takes up 14.790 ha, Tay Ninh takes up 5.185 ha, Binh Phuoc takes up 8.220 ha, Long An takes up 13.500 ha and Tien Giang takes up 3.200 ha).

- Develop towards forming modern urban - industrial areas, in combination with developing urban areas, industrial zones and commercial service areas, in order to ensure a sustainable development for industrial zones. Develop the industrial zones to become industrial areas. Also, establish deep industrial areas and local industrial areas.

- Industrial distribution over central urban sub-regions: Establish industrial areas in the central areas of Ho Chi Minh City, including district 9, district 7, district 12, Thu Duc district, Tan Binh district and Binh Chanh district; concentrated industrial zones in peripheral areas in the East includes Bien Hoa - Trang Bom - Long Thanh - Nhon Trach; industrial zones in peripheral areas in the North includes Binh Duong – Thu Dau Mot – Ben Cat – Tan Uyen, Di An, Thuan An; industrial zones in peripheral areas in the West includes Northern Cu Chi - Duc Hoa; industrial zones in peripheral areas in the Southwest includes Ben Luc - Hiep Phuoc. Prioritize the development of high-tech industry, clean industry and supporting industry.

- Industrial distribution over Eastern sub-regions:

+ On the economic corridor along highway 1A, including: Dau Giay – Long Khanh - Gia Ray – Cam My. Develop the areas of interdisciplinary industry, supporting industry, and agro-forestry products industry. Develop light industries, mechanical industry, garment and leather industry and biodiversity industry.

+ On the economic corridor along highway No. 51, develop deep industrial areas which are associated with the key corridor traffic infrastructure across Asia, international transshipment seaport and Long Thanh international airport. Develop seaport industry, heavy industry and oil and gas industry which are associated with the industrial zones of Phu My, Ba Ria and Vung Tau.

- Industrial distribution over the sub-regions in the North – Northwest:

+ On the economic corridor along highway No. 13: Develop the industrial zones including Chon Thanh, Dong Xoai – Dong Phu, free trade zone associated with the border economic zone Hoa Lu. The interdisciplinary industrial zones and supporting industrial zones. Local industry zones. Prioritize the development of the exported wood processing industry, agro products industry (rubber, cashew nuts and coffee), food and beverages processing industry, mechanical industry and construction materials industry.

+ On the economic corridor along highway No. 22: Develop centralized economic zones including Trang Bang – Go Dau, Tay Ninh, industrial zone in the free trade zone which is associated with the border economic zones of Moc Bai and Xa Mat. Prioritize the processing industry, supporting industry and interdisciplinary industry; promote the advantages of materials such as sugar-cane, cassava and rubber. Focus on developing the cane-sugar processing industry, cassava processing industry, rubber latex and cashew nuts processing industry, as well as animal products processing industry and wood processing industry.

- Industrial distribution over sub-regions in the Southwest, on the economic corridor along highway 1A and highway No. 50: Develop the industrial zones of My Tho - Go Cong and the industrial zone of Tan An. Exploit the advantages of being adjacent to Ho Chi Minh City and prioritize the development of deep industry in terms of agricultural products, agricultural supporting industry, clean technology industry, supporting industry and port industry.

- The local industrial areas in the green corridors: develop the local economy in order to promote the process of industrialization and employment absorption. Encourage the development of sectors and jobs which produce special products from local forests; maintain traditional villages, expand and develop them into modern industrial sectors.

dd. Development orientation of regional tourism:

- The Region of Ho Chi Minh City is an important central tourism area in the South with diversified and special tourism products; it connects with eco-waterway tourism and sea and island tourism of Mekong Delta region.

+ The major tourist center is the central urban sub-region. Develop a mixture of tourism including touring, culture and entertainment in Ho Chi Minh City; sea leisure tourism and mangrove forest eco-tourism in Can Gio; Cu Lao Pho historical and cultural tourism - landscapes of Dong Nai River in Bien Hoa - eco-garden tourism, village tour, recreational activities, historical and cultural relics in Binh Duong, Tien Giang.

+ Develop national and regional tourist areas and tourist attractions, which are associated with the protection for natural ecologies (mountains, forests, rivers and lakes, etc.) and protection for the historical and cultural values, including: National tourist areas, including: Nui Ba Den, Dau Tieng Lake and Tay Ninh Holy See; flooded forest in Dong Thap Muoi; Cat Tien national garden, Binh Chau hot spring; international sea leisure tourism Ba Ria – Vung Tau – Con Dao.

+ Establish groups of regional eco-tourism landscapes including: Thac Mo, Hoa Lu Xa Mat, Moc Bai; Thac Mo Lake - Ba Ra Mountain, Bu Gia Map National Garden, Bu Lach Grass-Plot (Binh Phuoc); Lo Go – Xa Mat – Cetral Base of the South and other groups of special agricultural landscapes within the green corridors.

- Invest in building a synchronous infrastructure system and technical facilities to serve tourism, ensure the connection between tourist areas, zones and spots in the region and in nearby areas, and promote the strength of regional special products.

- Establish regional tourist sites by connecting natural and cultural heritages.

e. Commercial and service development orientation:

- Develop the international center for finance, commercial and services in Ho Chi Minh City, Tan An, Bien Hoa, Long Thanh, Phu My, Vung Tau and in the international border economic zones including Moc Bai, Xa Mat, Hoa Lu and Long An.

- Develop the national and international storage service centers in Ho Chi Minh City, Long Thanh, Nhon Trach (Dong Nai province), Vung Tau, Long An, Binh Duong which are associated with seaports, airports, major economic corridors and inter-regional commercial channel.

- Establish regional, national and international center of trade fair and exhibition in Ho Chi Minh City; establish the exhibition centers in Dong Nai, Binh Duong and Ba Ria – Vung Tau, in order to cooperate with Ho Chi Minh City in establishing a national and international exhibition complex. In the regional provinces, encourage the establishment and development of zones or areas of trade fair and exhibition and centers which promote advertising and international exchange. Such centers play the role in connecting the areas within the Region of Ho Chi Minh City and connecting the Region of Ho Chi Minh City with other regions.

- The key shopping malls: Focus on developing the agricultural and industrial production areas which have large scales and produce good yield, such as the key agricultural market of Thu Duc in Ho Chi Minh City, the floating market of An Huu – Cai Be, the key national fruit market in Cai Be suburban district (Tien Giang province), the key agricultural market in My Tho City, and the key agricultural market in Go Dau suburban district (Tay Ninh province); the structre includes: Goods transaction centers, shopping centers, distribution centers and key storage centers.

g. Development orientation of scientific research, education and training:

The Region of Ho Chi Minh City is one of the biggest training centers in the whole country, by 2030 it will have from 1.200.000 to 1.500.000 college students.

- Establish centralized university areas with synchronous infrastructure. Prioritize the use of fund for expanding the land of universities according to the national and international standards for universities. The universities which have regional and national major sectors such as engineering, technology and economy shall be developed together with the growth poles of major economic corridors; the universities associated with healthcare, culture and social science and humanities shall be developed together with provincial or regional central urban areas; the colleges which provide technology trainings and community colleges shall be developed by the motive power of specialized urban provinces; multilevel colleges which provide trainings in different sectors shall be located in small urban areas and rural areas.

- Ho Chi Minh City: Prioritize university trainings and postgraduate trainings in basic scientific sector, research sector, technology and science transfer and application sector. Build the National University of Ho Chi Minh City in Thu Duc district. Encourage the investment in building international universities. Move the higher educational institutions and vocational education institutions which are no longer appropriate out of the inner-city areas.

- International education and training center: distribute the international universities in Ho Chi Minh City; Di An, Thu Dau Mot (Binh Duong province); Bien Hoa City, Nhon Trach - Long Thanh (Dong Nai province) and Duc Hoa (Long An province) - Cu Chi (Ho Chi Minh City).

- National education and training centers shall be located in urban areas in the Northwest of Ho Chi Minh City, Bien Hoa City, Long Thanh, Nhon Trach (Dong Nai province), Thu Dau Mot (Binh Duong province), Ben Cat, Ba Ria City (Ba Ria – Vung Tau province), Tan An City, Can Giuoc, Ben Luc (Long An province), My Tho City (Tien Giang province).

- The area used for building universities and colleges are estimated to be 13.700 ha by 2030 (Ho Chi Minh City takes up 3.000 ha, Dong Nai takes up 2.000 ha, Ba Ria – Vung Tau takes up 1.500 ha, Binh Duong takes up 2.500 ha, Tay Ninh takes up 1.200 ha, Binh Phuoc takes up 1.000 ha, Long An takes up 1.500 ha and Tien Giang takes up 1.000 ha).

- Develop the international center for scientific research and science and technology services in the following cities: Ho Chi Minh, Bien Hoa, Long Thanh, Binh Duong, Vung Tau and My Tho. Among them, Ho Chi Minh City, Binh Duong urban area (Binh Duong province), Long Thanh, Bien Hoa City (Dong Nai province) are cities of new knowledge.

- Develop the national and regional centers for scientific research and services. Establish the national center for scientific research and science and technology services in District 9, Hoc Mon, Binh Chanh (Ho Chi Minh City), Thuan An (Binh Duong province), Long Thanh, Nhon Trach (Dong Nai province), My Tho City (Tien Giang province), Hau Nghia (Long An province).

h. Development orientation of healthcare, culture and sports

- Healthcare:

The Region of Ho Chi Minh is the biggest and high qualified deep healthcare center in the whole country. The healthcare industry is distributed properly between Ho Chi Minh City and localities, in order to not only serve the inner-city areas but also the nearby areas, with the total demand for sick beds in the whole region will be from 90.000 to 100.000 beds by 2030. Where:

+ Ho Chi Minh City shall promote its role of the biggest healthcare center in the South region. Invest in building the national and international healthcare complexes with high quality. Move the healthcare facilities which are at risk of pollution out of the populated areas.

+ Establish deep healthcare centers and general hospitals; build hospitals according to the tourism leisure model, with a high quality of technical healthcare services, in urban areas which are growth poles of major economic corridors.

+ Build general and specialized healthcare centers, satellite hospitals of central hospitals in urban townships, such as: Bien Hoa, Thu Dau Mot, My Tho, Ba Ria, Tay Ninh. Such hospitals must satisfy the medical demands in localities in order to limit the number of patients gathering in the inner-city areas of Ho Chi Minh City.

+ Develop the healthcare network in districts/suburban districts/communes in order to improve the medical potential and to provide people with easy access to medical services. Pay special attention to the community healthcare system.

The area of the land used for building healthcare works by 2030 is estimated to be about 920 to 1.020 ha, in which: Ho Chi Minh City takes up from 500 to 540 ha, Dong Nai takes up from 110 to 120 ha, Ba Ria – Vung Tau takes up from 40 to 50 ha, Binh Duong takes up from 100 to 110 ha, Tay Ninh takes up from 40 to 45 ha, Binh Phuoc takes up from 35 to 40 ha, Long An takes up from 45 to 55 ha, Tien Giang takes up from 50 to 60 ha.

- Culture and sports:

Develop culture and sports towards protecting and promoting national cultural values, in order to become the cultural and arts brands of the region. Establish regional cultural and sports centers in Ho Chi Minh City, Vung Tau, Bien Hoa, Binh Duong and connect with urban areas which are regional growth poles, including: Nhon Trach, Long Khanh, Tan An, My Tho.

Agro-forestry development orientation:

- Develop the ecological and organic high-tech agriculture and adaptable agriculture for flooded areas and areas of salt-water intrusion. Protect the agricultural land in the areas near cities, develop the large specialized agricultural areas in the East, Northwest and North, and agricultural production areas which adapt to climate change in the Southwest region. Establish the plantation and production areas which apply high technology: Safe vegetables and ornamental trees in Ho Chi Minh City, Tien Giang, Long An, Tay Ninh; peppers in Binh Phuoc, Dong Nai, Ba Ria – Vung Tau; rice in Long An, Tien Giang, Tay Ninh; and special fruit trees in Dong Nai, Tien Giang. Establish specialized areas and materials areas of agricultural products for the processing industry, export and consumption industry; upgrade and build new centers of seed varieties and livestock breeds and high-tech agricultural models with clean and safe production.

- Develop agriculture towards applying science and technology in production and processing within the regions in the North, East and Southeast (Binh Phuoc, Tay Ninh, Dong Nai, Ba Ria - Vung Tau), develop industrial crops areas and special fruit trees areas; regions in the West and Northwest (Tien Giang, Long An) shall develop aquaculture areas, areas of special rice, high qualified rice, clean vegetables and special fruit trees; develop the agricultural production models together with eco-tourism.

- Change from using the form of small scale production to farm scale, and form large fields; change plant varieties towards adapting to climate change.

- Protect and build dykes for coastal management, raise the land up and protect the riverside or lakefront works, etc., in order to respond to the impacts of climate change.

- Develop the specialized aquaculture areas which apply bio-technology and produce the livestock breeds which are appropriate with each region and have high economic values. Enhance the offshore and inshore seafood catch and exploitation activities and improve marine products with high economic values, in order to serve the seafood processing and export sector. Develop fishing ports and aquatic logistics services, and invest in building fishing ports in Ho Chi Minh City, Ba Ria - Vung Tau and Tien Giang.

- Strictly protect the specialized forests and biosphere reserves in Dong Nai, Binh Phuoc, Tay Ninh, Con Dao; natural reserves in Binh Chau – Phuoc Buu, Can Gio, Dong Thap Muoi; surrounding corridor area which protects the regional big rivers and lakes. Protect the protective forest system in Tay Ninh province, Binh Phuoc province and coastal mangrove forests in Dong Nai province, Ba Ria - Vung Tau province and Tien Giang province.

7.Traffic development orientation:

Invest in upgrading and developing the regional traffic system based on the existing traffic infrastructure. Satisfy the demands for transportation, promote the maximum advantages of the key national and international traffic region. Create a closed and synchronous connection between different forms of transportation. Focus on developing public traffic in the urban areas and connect the regional urban areas by using modern transport vehicles which are friendly to the environment.

a. Road:

- Highway: Improve the network of radial roads and ring roads.

+ Continue to improve the following highways: Ho Chi Minh City - Trung Luong - Can Tho; Ho Chi Minh City - Long Thanh - Dau Giay; Ben Luc - Long Thanh; North – South highway in the West (Stage 3 Ho Chi Minh route), highway along Binh Phuoc - Tay Ninh - Long An - Tien Giang - Dong Thap.

+ By 2030, the new highways will include:

. Bien Hoa - Vung Tau highway is the highway connecting Bien Hoa City and Vung Tau City; this will also be the high way across Asia in the future.

. Highway along Ho Chi Minh – Thu Dau Mot – Chon Thanh (Binh Phuoc): this highway is expected to extend to the border of Hoa Lu and connects with Cambodia.

. Highway along Ho Chi Minh City – Moc Bai (Tay Ninh): From the An Suong intersection, crossing through the border of Moc Bai to Cambodia; connect from Go Dau and cross through Xa Mat border to Cambodia.

. Dau Giay – Da Lat highway: From Dau Giay (Dong Nai province) to Da Lat (Lam Dong province).

. Build the closed ring road 3 (adjust the scale of cross section at My Phuoc – Tan Van).

. Build the Ring Road 4. Finish the construction of highway from Ben Luc - Long An to the end of the North-South axis of Ho Chi Minh City and of highway from Phu My (Ba Ria - Vung Tau) to Trang Bom – Dong Nai.

+ Upgrade the existing highways from 6 lanes to 8 lanes after 2030, in order to satisfy the increasing road traffic demand.

- Highways and provincial roads:

+ Improve the existing highways and upgrade certain important provincial roads in the region. These highways and roads must satisfy the standards for level I and II flat roads.

+ Connect the highways and provincial roads in the region to form the uninterrupted network which connects to the national highway system, in order to contribute in improving the transport capacity of the road network.

- Specialized roads:

+ The coastal roads in Ba Ria – Vung Tau – Ho Chi Minh City – Tien Giang; combine the activities in researching appropriate traffic methods for connecting regional provinces.

+ Develop the inter-port roads and enhance the connection between seaports and highway system, including the inter-port road of Cai Mep – Thi Vai, from the general container port of Cai Mep Ha (Tan Thanh suburban district in Ba Ria – Vung Tau province) to Phuoc An port (Long Thanh suburban district in Dong Nai province). Upgrade and improve the 911D road in Phuoc Hoa - Cai Mep, Long Son - Cai Mep.

+ Inter-port road Dong Nai: from the industrial zone Ong Keo (in Rach Cha La Lon) to the general port Viet Thuan Thanh (Nhon Trach suburban district in Dong Nai province).

+ Go Gang road – Long Son: from Go Gang island to Long Son island (Ba Ria – Vung Tau province).

+ The border patrol route from Binh Phuoc to Dong Thap along N1 Road.

b. Railway

- National railway:

+ Upgrade the existing North-South railway, in order to ensure that the average speed of one passenger train is from 80 to 90 km/h and of one cargo train is from 50 to 60 km/h.

+ Build new railways:

. Trang Bom - Hoa Hung railway (Sai Gon), build new railway which does not lead to Bien Hoa City in the South and upgrade the railway of Binh Trieu - Hoa Hung to elevated and double track railway which is 1.435 mm.

. Connect the railway of Bien Hoa – Vung Tau with the seaport of Vung tau, in order to transport cargos to the North-South railway at the new train station of Trang Bom, and connect with the railway of Trang Bom - Hoa Hung at the new train station of Bien Hoa.

. The railway of Ho Chi Minh City – My Tho – Can Tho (aims to extend up to Ca Mau), shall connect with the North-South railway at the train station of An Binh.

. Railway of Di An – Loc Ninh shall connect with Cambodia.

. The railway of Ho Chi Minh – Tay Ninh (aims to extend up to borders of Moc Bai and Xa Mat), shall connect with the railway of Ho Chi Minh City - My Tho - Can Tho at the train station of Tan Chanh Hiep.

. The light railway of Thu Thiem – Long Thanh international airport with the starting point at Thu Thiem station.

. The high speed railway on the North-South axis. Prioritize the construction of the railway which has high transport demand such as the railway of Ho Chi Minh City – Nha Trang.

. The specialized double track railway which connects from national railway to Hiep Phuoc port and Long An port. The starting point from Long Dinh station of the railway of Ho Chi Minh City – My Tho – Can Tho.

- Build new local railway in combination with upgrading certain national railways, in order to create a local railway network with passenger lines, and connect the center of Ho Chi Minh City with the central cities of provinces within the radius of 60 to 80 km. The scale of the double track railway which is electricified is 1.435 mm, and the design speed is 120 to 150 km/h. Combine the use of national inner-region passenger railway which leads to Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh, My Tho, Long Khanh.

- Urban railway: Build new urban railway system of Ho Chi Minh City and develop the urban and suburban passenger railways of Ho Chi Minh City. Build 08 radial or circle metro routes which connect with the central areas of the City and the urban satellite areas in the region.

- Key railway works: Build key railway works at urban gateways:

+ The technical train station in the North (Binh Trieu station), central train station (Sai Gon station) and the intermediate stations in the West (Tan Kien station). Buil new train station of Thu Thiem and new stations along the newly built railways.

+ Freight stations: An Binh freight station, Trang Bom freight station and Phuoc Tan freight station and other stations at regional ports.

c. Airway:

- Invest in building, expanding and upgrading the international airport Tan Son Nhat according to the adjusted plan which is approved by the Prime Minister: Its capacity must achieve 40 to 50 million passengers per year and 1 to 2 million cargos per year by 2030.

- Build new international airport of Long Thanh: execute the project approved by the competent authority for developing the airport in different stages.

- Con Son airport is a domestic airport. It is used for both civil and military purposes. This airport’s scale has achieved level 3C according to the classification of ICAO and level II military airport. Its capacity is 500.000 passengers per year and 2.000 metric ton of cargos per year.

- Vung Tau airport is an amphibious airport. It is used for transporting domestic cargos, serving air taxi operation, exploiting tourism and oil and gas. Such airport is newly built in Go Gang of Ba Ria - Vung Tau province.

d. Waterway:

- Seaway:

+ Develop the seaports in Cai Mep – Thi Vai, Ben Dinh – Sao Mai and Hiep Phuoc and in potential locations such as Long Son, in order to effectively exploit the land fund used for building the seaports and increase the capacity to receive large loads, as well as promoting the international transshipment potential of the group of seaports number 5.

+ Develop seaports and also connect the road infrastructure, railway infrastructure and inland waterway infrastructure in a synchronous manner. Combine with the development of specialized seaports which are used to satisfy the traffic demands of different types of cargos in the entire region.

- Seaports:

+ Vung Tau seaport is the national general seaport and the international gateway which provides international container transshipment services (type 1A).

+ Ho Chi Minh port is the national general port and the key regional port (type I).

+ Dong Nai port is the national general port and the key regional port (type I).

+ Maritime channels focus on improving and upgrading the river channels, with the aim to ensure the operation of ships and vessels entering and exiting the regional ports. Certain main maritime channels include: the channel from Vung Tau – Cai Mep – Thi Vai to Go Dau; the channel to Ho Chi Minh City through Soai Rap River; the channel of Dong Tranh River which transports cargos from Ho Chi Minh City to Cai Mep – Thi Vai; the channel from Long Tau River to Ganh Rai Bay; Dinh River Channel; the channel from Tien River to Tieu gate and Hang Luong gate.

- ICD:

+ Develop main ICDs in the Northeast of Ho Chi Minh City by building Trang Bom ICD. Build Tan Kien ICD in the Southwest of Ho Chi Minh City.

+ Build and develop the ICD system according to the local planning, including: Binh Duong, Long Binh new ICD, Binh Phuoc in Chon Thanh, Duc Hoa, Ben Luc, Thanh Thanh Cong, Moc Bai, Thanh Phuoc in Tay Ninh province, etc. Step by step build and develop the ICD system in the key ports in order to promote the development of multimodal transport and logistics services.

dd. Urban and rural traffic:

- Urban traffic:

+ Build an urban traffic system which synchronizes with other specialized plans and the general construction planning of urban areas, in order to ensure that the ratio of area of traffic land complies with the legal documents. Allocate sufficient land for static traffic and key construction works; the targets for urban road network density must satisfy the current regulations and current standards.

+ Develop an urban traffic system which is separated from foreign traffic through byway, ring road, frontage road and interchange system. Minimize the highways which cross the urban center.

+ Establish the public traffic network for the urban areas: the public passenger transport shall be selected according to the speed of development of regional urban areas; prioritize the development of the public passenger transport in the urban center of the region (Ho Chi Minh City, Binh Duong, Bien Hoa, Long Thanh) with diversified forms, including: urban railway, express bus, general bus system and taxi; establish inner-city bus routes which connect the center of Ho Chi Minh City with regional urban townships; enhance the development of different forms of public transport which use clean energy and are friendly to the environment; limit and step by step eliminate the use of personal vehicles in the center of Ho Chi Minh City.

- Rural traffic:

+ Invest in developing the rural traffic system within the region. Such system must satisfy the standards for building new rural areas; connect provincial highways in order to satisfy the transport demands and the rural agricultural modernization demands.

+ Promote the advantages of geographical locations and natural conditions of the localities, and combine traffic with irrigation, agro-forestry and other economic sectors, in order to ensure an effective traffic capacity.

+ Develop and improve the existing rural traffic routes, ensure traffic keeps moving at all time and ensure the quality of the roads and works on such roads. Such quality must satisfy the current technical standards. Also, encourage the concretization of roads.

e. Key traffic works:

The center for transport and logistics shall be the transition place between the transportation forms which have been built in the urban and regional key traffic areas, including:

- Long Thanh logistics center – connects the national railway and inner-city railway with the road and airway. Such center will be the international transshipment center in the future.

- Trang Bom logistics center – a big logistics center in the Northeast of the region. It connects the national railway, urban railway, road and waterway with each other (Ba Ria – Vung Tau group of seaports).

- Song Than – Binh Duong logistics center: a major logistics center and ICD, serves transit of goods between national railway, inner-region railway, road and waterway transport (through the ports of Ho Chi Minh City, Binh Duong, Ba Ria - Vung Tau).

- Tan Kieng Logistics Center in the Southwest of Ho Chi Minh City: transport cargos by road, rail and water (crossing the group of seaports including Ho Chi Minh City, Long An and Tien Giang) to the regional provinces and other domestic and international areas.

- Logistics centers in other localities within the region: Transport cargos and passengers by road, rail and water to the provinces of Mekong Delta region and Central Highlands, etc.

8.Other infrastructure development orientation:

a. Floor levels and drainage system:

- Floor levels of construction land:

+ The selected land shall ensure urban sustainable development and construction stability, reduce the negative impacts occur to the environment and the urban landscapes, and shall be less negatively affected by climate change, such as flood and sea level rise.

+ Determine the height of urban works based on the current state, the state of flood and the effects of climate change and sea level rise to the development areas of each urban area. Leveling works must ensure effective construction, reduce the banking mass and protect the natural cover. Vertical clearance restrictions must be complied with during urban construction.

-Surface drainage system includes the major drainage basins such as Dong Nai River, Sai Gon River, Vam Co Dong River - Vam Co Tay River, Tien River and Dinh River.

+ Dredge and improve the capacity of the drainage system of main rivers and the regional canal system.

+ Urban drainage: Build a complete urban drainage system which is connected to the regional canal system. The old urban areas shall continue using the existing general drainage system and build the sewage collection channels which lead to the station for treatment; the new urban areas shall use the separate drainage system. Minimize the filling of lakes, rivers and canals and encourage the building of new regulating reservoirs.

- Prevent floods:

+ The activities in preventing floods within the region shall be determined: Build works for regulating upstream floods (combine with hydropower reservoirs: Dambri Reservoir, Dong Nai 5, Dong Nai 6, etc.) and the downstream reservoirs.

+ Prevent floods in the localities according to the specialized flood relief scheme and the flood prevention scheme of each locality (especially the localities which are heavily affected by climate change and sea level rise, such as Ho Chi Minh City, Long An and Tien Giang, etc.)

- Prevent riverbank landslides and coastal erosion:

+ Develop plans and methods for exploiting sands and dredging the river bed in a scientific manner, in combination with regulating the flow of water by opening the upstream floodgate (Tri An Reservoir and Dau Tieng Reservoir, etc.) in order to resist the impact to the river bed’s stability and prevent changes to the direction and speed of the river.

+ Reinforce and regularly improve the important positions of the river which are at risk of landslides, such as the riverside embankment and the trees surrounding the riverside, etc.

+ Develop methods for protecting the riverhead forests within the scope of Binh Phuoc province and Tay Ninh province, in order to retain water and reduce the speed of flow, as well as preventing floods from causing erosion and destroying the natural surface of the river.

+ Regularly inspect, upgrade and improve the existing constructions of dams and dikes and build new sea dikes in places which regularly suffer erosion (coastal areas of Ba Ria – Vung Tau, Ho Chi Minh City and Tien Giang).

b. Water supply:

- Establish a water supply system in order to ensure sufficient water supply and satisfy the regional demands for domestic and industrial water according to the current regulations. Ensure a safe water supply which is economical and appropriate with the current and future conditions, in order to reduce water loss.

- The regional total demand for urban domestic and industrial water by 2030 will be about 7.506 million m3per day, in which the urban domestic water will be about 6.95 million m3per day, and the industrial water will be about 546 million m3per day.

- The regional water supply source mainly uses the surface water of the main rivers (Dong Nai, Sai Gon, Tien and Dinh) and the big lakes (Tri An, Thac Mo, Dau Tieng, Phuoc Hoa, Da Den, Song Ray). Limit the use of underground water in supplying water, and only use this underground water to supply for the areas where there are difficulties in getting the water surface and for the rural residential areas with small scale and do not have access to the regional water supply network.

- The water supply network shall be determined in consideration of the upgrade of existing water plants and the newly constructed water plants, in order to satisfy the water supply demands of urban areas which have easy access to the water source. Build new raw water supply lines for the existing and future water plants which can be affected by the salt-water intrusion due to climate change and sea level rise. Build water plants with large scale in provinces and cities, in order to supply water for the urban areas within such provinces and cities and the adjacent rural areas.

- Expand the existing water plants and improve their capacity: Ho Da Den Water Treatment Plant - 250.000 m3per day, Chau Duc Water Supply Branch – 100.000 m3per day (Ba Ria – Vung Tau province); Thu Dau Mot Water Joint Stock Company – 200.000 m3per day, Di An Water Supply Enterprise – 200.000 m3per day, Complex Area Water Supply Enterprise – 150.000 m3per day (Binh Duong province); Dong Xoai Water Supply Plant – 60.000 m3per day, Binh Phuoc Water Supply Plant - 30.000 m3per day (Binh Phuoc province); Hoa Khanh Tay Water Supply Plant – 80.000 m3per day (Long An province); BOO Water Supply Plant – 160.000 m3per day (Tien Giang province).

- Build new water surface treatment plants with large scales in each province which supplies water for inter-urban areas and for rural areas where there are water supply plants: Thu Duc IV- 300.000 m3per day, Thu Duc V – 500.000 m3per day, Tan Hiep III – 300.000 m3day (Ho Chi Minh City); Thien Tan II – 100.000 m3per day, Thien Tan III – 200.000 m3, Nhon Trach II – 100.000 m3per day, Nhon Trach III – 200.000 m3per day, Gia Tan supply water system – 200.000 m3per day, Cau Moi Lake – 90.000 m3per day (Dong Nai province); Tan Hiep – 200.000 m3per day (Binh Duong province); Chon Thanh – 120 000 m3per day, Nha Bich – 80.000 m3per day (Binh Phuoc province); Phu My Vinh II water supply project – 300.000 m3per day (Long An province); Tien River 1 – 300.000 m3per day (Tien Giang province).

c. Electricity supply:

- The Region of Ho Chi Minh City is a big national energy center, including thermoelectric plants and hydropower plants which play important roles in supplying electricity for the region and the whole country.

- The total regional electricity demand by 2030 will be about 28.200 MW (where: the urban areas demand 8.770 MW; the rural areas demand about 1.000 MW; the industrial areas demand about 13.195 MW; the public administrative service areas demand about 5.236 MW).

- Build new regional electricity system which connects to the national electricity system. Improve the capacity of such regional system in order to satisfy the demands for domestic and industrial electricity according to the national electricity development scheme and the development schemes of regional localities. Ensure that sufficient electricity is provided regularly and safely at the present and in the future. Focus on developing the energy source and renewable energy source which are friendly to the environment.

- Electricity source:

+ The energy source is allocated from regional electricity plants, including: Hiep Phuoc, Thu Duc, Ba Ria, Phu My, Nhon Trach and Formosa; the hydropower plants, including: Tri An, Thac Mo, Can Don, Srok Phu Mieng and surrounding areas; develop distributed generation which uses new energy sources and renewable energy sources ( sun light energy, wind energy, etc.).

+ Build new electricity plants including: Long An 1, Long An 2, Tan Phuoc 1 and Tan Phuoc 2, Nhon Trach 3 and Nhon Trach 4, and other electricity sources according to the schemes which are approved by competent authorities.

- Grids:

+ 500 KV grids:

. Improve the capacity of the existing 500kV stations: Phu Lam, Nha Be, Cau Bong.

. Build 500kV stations: Cu Chi and Thu Duc Bac.

. Build 500 kV lines: Song May – Tan Uyen, Cu Chi – Duc Hoa, Cu Chi – My Phuoc, Cu Chi – Tay Ninh, 500kV line starts from 500kV Duc Hoa Station to the Phu Lam - Cau Bong double circuit transmission line.

. Improve the capacity of existing 500kV stations: Tan Dinh, Song May, My Tho.

. Build 500KV stations: Duc Hoa, Long Thanh, My Phuoc, Binh Duong 1, Tay Ninh.

. Build 500KV line: Song May line of the Vinh Tan Power Center of Phu My, Son My Power Center of Duc Hoa - Thot Not, Duc Hoa - My Tho.

+ 220 KV grid: Improve and upgrade the system of 220 KV stations and existing 220 KV lines. Build new 220 KV lines and 220 KV stations according to the national grid development scheme.

d. Communications:

- Build and develop a modern and safe communication infrastructure which has a large capacity and high speed and covers the whole region. Develop Ho Chi Minh City to become the international telecenter with high quality.

- Communication services with good quality and satisfy the diverse needs of the users.

- Install optical fiber cables in the whole region by using modern technology and advanced transmission technology for the inter-provincial/inner-provincial/inner regional transmission network. Develop the mobile information system towards increasing its capacity, expanding and improving the quality of the coverage areas.

- Widely and effectively apply the information technology in state management, economic sectors and social-cultural field, as well as the field of national defense and security.

dd. Drainage system and sewage treatment system:

- The total volume of urban and industrial sewage of the whole region by 2030 will be about 4.52 million m3per day (where the urban sewage is about 2.95 million m3per day; industrial sewage is about 1.6 million m3per day).

- All urban areas type 5 or above and the centralized industrial zones must develop a separate drainage system. For the urban areas and industrial zones located in the upstream of Dong Nai River and Sai Gon River, their drainage systems must satisfy type A standards. Drainage systems of other areas, which are located in the downstream and basins, must satisfy type B standards according to Vietnam Regulation QCVN 14/2008 and QCVN 40/2011 before being released to the environment. The waste treatment areas located in the upstream of Dong Nai River and Sai Gon River must build sewage treatment areas which satisfy type A standards according to Vietnam Regulation QCVN 14/2008.

- Planning methods:

+ Urban areas: Apply modern drainage technology for urban areas, especially urban townships and Ho Chi Minh City. Keep the general sewerage system for the existing urban areas and build the flow splitters to collect sewage to the station for treatment.

The new urban areas must have separate drainage systems.

+ Rural areas: The townships and rural residential areas shall focus on building a general drainage system. Carry out sewage treatment by using natural biodiversity in lakes and canals and river ways.

+ Industrial zones and areas: There must be a rainwater drainage system separated from the sewage drainage system. Build a qualified sewage treatment station according to Vietnam Regulation QCVN 40/2011 before releasing the sewage to the environment.

e. Manage solid waste:

- Increase the capability of the current solid waste treatment plants. Build 02 domestic and industrial solid waste treatment complexes in big inter-urban areas. Also, build 01 industrial and medical waste treatment area and select one landfill of hazardous waste within the inter-area for general management.

- By 2030, 100% of urban household solid waste must be collected and treated to ensure environmental safety; 100% of the total industrial solid waste, 80% of the solid waste within the centralized rural areas and 100 % solid waste in the handicraft villages must be collected and treated in accordance with the standards.

- The total volume of regional solid waste by 2030 will be about 40.340 metric ton per day (where: the volume of urban solid waste will be 21.700 metric ton per day, the volume of rural solid waste will be 4.800 metric ton per day, and the volume of industrial solid waste will be about 13.840 metric ton per day).

- Planning methods:

+ The regional solid waste treatment areas: Build a solid waste treatment complex in Thu Thuan – Long An for both Ho Chi Minh City and Long An. The area of such complex must be 1.760 ha (in which Ho Chi Minh City takes up 1.000 ha).

+ Provincial solid waste treatment areas: the separate landfills of provinces and cities must be upgraded to complexes which have small capacity and use general technology (digging, processing, and burning for energy). The area of such complexes must be from 100 to 200 ha.

+ Collection system and treatment technology:

. The urban/industrial/medical solid waste and solid waste of residential areas must be collected and transported to the solid waste treatment plants according to the scheme.

. The industrial solid waste and hazardous medical solid waste must be classified, collected and treated in accordance with technical standards and regulations on environmental safety.

. Use the solid waste treatment technology which ensures hygiene, in order to process (for solid waste to become fertilizers or for recycle purposes) and burn solid waste. Prioritize the use of technologies in the field of solid waste recycle and treatment, such as: reuse, renew and recycle different types of waste; produce methane CH­­4and generate electricity, in combination with producing organic fertilizers; produce fuels (pyrolysis) and generate electricity; burn and generate electricity; the landfills must ensure environmental safety.

g. Manage the cemeteries:

- Build urban centralized cemeteries. Encourage cremation. The cemeteries must be built in form of Cemetery Park.

- Mark the locations and determine the scales of the provincial or regional areas of cremation and burial, regarding the cemetery park.

+ Regional cemeteries:

. Dong Nai: An Vien Vinh Hang cemetery with a scale of 316 ha (Vinh Cuu) serving Dong Nai province, Southeast region of Ho Chi Minh City and nearby provinces.

. Binh Duong: Binh Duong cemetery with a scale of 200 ha (Ben Cat) serving Binh Duong province, Northeast region of Ho Chi Minh City and nearby provinces.

. Tay Ninh: Fairy Park with a scale of 75 ha (Hoa Thanh) serving Tay Ninh province, Ho Chi Minh City and nearby provinces.

. Provincial and suburban cemeteries: build these cemeteries in accordance with the schemes of localities.

9.Evaluate the strategic environment:

a. The general methods for preventing, reducing and addressing impacts and risks:

- Develop and apply the methods for protecting the environment and reducing negative impacts to such environment during the development process of urban areas and industrial zones. Mark the locations of which the environment requires protection. Develop planning methods for developing urban areas, in order to contribute in sustainable development. Enhance the use of clean energy and renewable energy, and limit the pollution sources which cause greenhouse effect, as well as responding to climate change and sea level rise. Also, pay high attention to the flood control method in the central sub region.

- The big urban areas and centralized industrial development areas must be separated from residential areas and preserved areas by green corridors and green belts. Encourage the development of inner-city and inter-urban public traffic, in order to reduce traffic pollution.

- Waste must be thoroughly treated. Control and supervise urban, rural and industrial environment pollution during the process of building infrastructure. For the solid waste treatment areas, prioritize the projects which have advanced and modern technology. The urban and industrial sewage must be treated in accordance with the standards before being released into the environment.

- Strictly protect Can Gio Mangrove Biosphere Reserve and Dong Nai Biosphere Reserve, in order to protect the water source and reduce the impacts of climate change. Protect the national gardens, nature reserves and wetland areas along the banks of Tien River, Vam Co Dong River, Vam Co Tay River and in the delta regions. Protect and develop the green spaces, protective forests, production forests and green corridors along Dong Nai River, Be River, Sai Gon River, Vam Co Dong River, Vam Co Tay River, Tien River, Tri An Lake, Dau Tieng Lake, Thac Mo Lake, Can Don Lake, etc. Limit the development activities which change the flow of water and make the residential areas and facilities become unsafe.

- Develop active methods for preventing and responding to climate change. Develop plans and methods for adapting, preventing and responding to the regional general climate change. Increase green coverage and water surface area in order to improve the drainage system and make the climate equable. Improve and build a synchronous urban drainage system. Develop the forest space which is connected with the green agriculture areas, theme parks and open spaces of urban areas.

b. Programs and plans for supervising the technical, management and surveying environment:

- Develop the general management programs for the regional river basins (the basins of the following rivers: Dong Nai River, Be River, Sai Gon River, Vam Co Dong River, Vam Co Tay River, etc.).

- Develop programs for controlling environment pollution caused by urban, industrial and traffic waste.

- Develop quality supervision system for the regional environment, survey system and forecast system which gives early warning about the impacts of climate change, sea level rise, and abnormal rise of water from rivers and long drought.

10.Mechanism and policy framework for regional development:

Step by step research and develop the policies on regional development and focus on the following 5 policies:

- Connect and share information about investments, exploitation of economic-social and technical infrastructure and environment protection between regional localities.

- Develop urban areas and industries, and use land economically and effectively.

- Financially support the development of regional infrastructure.

- Develop human resources in order to create balanced and harmonious human resources for production within the region.

- Develop rural areas and agricultural production.

11.Priority programs and projects for investment:

Prioritize the development of international, national and regional key projects in central urban sub-regions, in order to motivate the development of other sub-regions within the region. Prioritize the investment in projects which play the role in motivating the social-economic development of the regions and provinces within the region, according to each specific field:

- Infrastructure: Prioritize the development of the infrastructure framework which is connected to international, national and regional projects, such as the freeway construction projects (Dau Giay – Phat Thiet, Ben Luc – Long Thanh, Trung Luong – My Thuan, Bien Hoa- Vung Tau, Ho Chi Minh City – Moc Bai, and Go Dau – Tay Ninh City – Xa Mat); ring road projects (ring road No. 3, ring road No. 4), highway projects (highway No. 22, highway No. 22B, highway N1, Extendable highway 14C, highway 50), Thi Vai – Cai Mep inter-port road, road 991B, Phuoc Hoa – Cai Mep road, Long Son – Cai Mep road; railway (upgrade the existing key railway, build the railway of Ho Chi Minh City - Moc Bai, Di An - Loc Ninh, Bien Hoa - Vung Tau, inner-city railway of Ho Chi Minh City); upgrade Tan Son Nhat international airport, build Long Thanh international airport, etc.; execute irrigation projects and inter-provincial flood prevention projects; upgrade and build new inter-provincial water supply plants; and build green environment technology zone in Thu Thua (Long An province).

- Social infrastructure: Invest in major projects of regional centers of health, education - training, cultural and sports. Such centers are outside Ho Chi Minh City and within the regional localities (Binh Duong, Dong Nai, Long An, etc.) Such investment is made to carry out load reduction for the inner-city areas of Ho Chi Minh City.

- Commercial – service, science and technology, tourism: Prioritize the investment in the big projects of central urban sub-regions and major growth poles, which are associated with important key traffic centers.

- Agricultural and rural economic development: Prioritize the investments in the agricultural high-tech parks and breeding and cultivation areas which apply high technology. Develop dedicated areas for long-day industrial crops and rice areas with high quality and fruit areas with high economic quality.

Article 2. Cooperation responsibilities and implementation

1. Regional management and development model:

Establish a Steering Committee under the Government. Such committee is the counseling agency which helps the Prime Minister to direct and manage the development of Ho Chi Minh City; the steering committee shall organize, cooperate with central ministries and sectors and regional localities in adjusting the Construction Plan for the Region of Ho Chi Minh City by 2030 and vision to 2050 (Plan).

2. Responsibilities of the ministries and sectors:

a. Ministry of Construction:

- Inspect the implementation of the Plan; check and adjust the Plan according to the direction of the Government and the Prime Minister. Cooperate with the ministries and sectors, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities in the region in sending a periodical report on the implementation of the Plan to the Prime Minister.

- Suggest the list of Construction Plans in order to specify the plans and send such list to the Prime Minister for consideration and decision-making.

- Cooperate with the Ministry of Home Affairs in suggesting the establishment of the Steering Committee.

b. Ministry of Planning and Investment: Cooperate with the Ministry of Finance and related ministries and sectors in determining the list of investment projects and developing financial policy mechanisms, in order to mobilize the investment sources for the major social-economic infrastructure works of the region.

c. Ministry of Health, Ministry of Education and Training: Cooperate with the ministries, sectors and localities in making plans and develop methods and policy mechanisms for developing the social infrastructure as assigned, in order to reduce the pressure for Ho Chi Minh City and share the chances to gain benefits from health services and education and training for the provinces within the region of Ho Chi Minh City.

d. Ministry of Transport: Focus on executing the regional major traffic infrastructure projects, prioritize the development of highways, ring roads and inter-port roads, which are associated with the motive powers within the central urban sub-regions and the urban areas on development corridors; the inner-city and regional railway and airway.

dd. Ministry of Natural Resources and Environment shall cooperate with the Ministry of Construction, ministries, sectors and localities in establishing and adjusting the scheme and plan for using land. Such scheme and plan must conform to the approved scheme.

e. Ministry of Agriculture and Rural Development: Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and localities in checking the flood prevention and control scheme towards adjusting the function to use land, effectively exploiting the land fund and the riverside landscapes, in order to develop the society and the economy and ensure safety regarding flood prevention. Promulgate guidelines on exploiting the land fund of the riverside corridor area.

g. Ministry of Home Affairs:

- Take charge and cooperate with the Ministry of Construction and regional localities in suggesting the establishment of the Steering Committee.

- Cooperate with the ministries, sectors and localities in researching, reviewing and amending the legal documents on policies and institutions, as well as mechanisms for managing and directing the regional development.

h. The ministries and sectors shall develop, modify and supplement the plans and strategies for sector development. Such plans and strategies must conform to the approved Plan.

3. Responsibilities of provinces and Ho Chi Minh City:

a. Review and modify the related plans under the management of each province and Ho Chi Minh City, as well as executing the project programs after this Plan gets approved.

b. Cooperate with the ministries and sectors in developing the mechanism which attracts and diversifies the sources used for developing the regional infrastructure work, especially the traffic system, water supply system and environment protection system.

Article 3.This Decision shall come into effect from the date on which it is signed.

The following Ministries: Construction, Planning and Investment, Industry and Trade, Transport, Resources and Environment, Culture, Sports and Tourism, Agriculture and Rural Development, Education and Training, Science and Technology, Health, Home Affairs, National Defense, People s Committee of Ho Chi Minh City, People s Committees of the following provinces: Ba Ria – Vung Tau, Binh Duong, Binh Phuoc, Dong Nai, Long An, Tay Ninh, Tien Giang and the Heads of related agencies shall implement this Decision./.

For the Prime Minister

The Deputy Minister

Trinh Dinh Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 2076/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất