Quyết định 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 193/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 193/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 02/02/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định193/QĐ-TTg tại đây
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 193/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH RÀ SOÁT QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
-------------------------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng vùng và quy hoạch phát triển ngành; gắn liền với định hướng phát triển hệ thống đô thị, các vùng kinh tế và phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; phải xác định cụ thể định hướng phát triển và đặc trưng của từng khu vực nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng trước mắt với phát triển lâu dài, giữa cải tạo với xây dựng mới; phù hợp với sự phát triển về kinh tế của địa phương và thu nhập thực tế của người dân.
2. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải có sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư, từ ý tưởng quy hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng.
3. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với nguồn vốn đầu tư và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; định hướng, giải pháp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, môi trường điểm dân cư, hạn chế tối đa những ảnh hưởng do thiên tai, ngập lũ, nền đất yếu.
4. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải bảo đảm hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng, miền, từng dân tộc và ổn định cuộc sống dân cư; giữ gìn bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hóa vật thể; thích ứng với điều kiện thiên tai.
Đến năm 2011 cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước làm cơ sở để đầu tư xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn phải căn cứ Quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt. Nếu tại địa phương chưa có các quy hoạch nêu trên thì căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, quy hoạch sử dụng đất hoặc các chương trình, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương làm căn cứ lập quy hoạch xây dựng nông thôn.
2. Nội dung của đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn
a) Lập bản đồ địa hình
Bản đồ phục vụ công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn được nghiên cứu trên bản đồ địa hình trong trường hợp không có bản đồ địa hình thì sử dụng bản đồ địa chính nhưng cần bổ sung cao độ hoặc bản đồ tỷ lệ lớn hơn quy định đối với đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
b) Quy hoạch nông thôn đối với khu dân cư nông thôn hiện hữu, cải tạo chỉnh trang.
Căn cứ các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, tiến hành đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất khu ở, khu trung tâm xã, khu xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất, hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội và khu dành cho các mục đích khác (quốc phòng, du lịch, di tích lịch sử…), để xác định nội dung ổn định, phù hợp với quy hoạch được giữ lại, nội dung đã ổn định cần chỉnh trang, cải tạo và những nội dung phải chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc xây dựng mới.
Nội dung quy hoạch phải được tổ chức lại các không gian chức năng, mạng lưới giao thông và các công trình đầu mối kỹ thuật; gắn với việc tổ chức, sắp xếp lại dân cư với việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật; công trình nhà ở và công trình công cộng được cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới phải phù hợp với giá trị lịch sử, kiến trúc của các công trình hiện có và bản sắc văn hóa, dân tộc của từng vùng, miền, từng dân tộc; việc tổ chức không gian mới của làng truyền thống phải trong một chỉnh thể ổn định vốn có của làng.
c) Quy hoạch nông thôn đối với khu dân cư nông thôn mới (khu tái định cư, di dân, khu kinh tế mới… theo các dự án trọng điểm).
Nội dung của quy hoạch phải nêu rõ các yêu cầu về lựa chọn khu đất và phân khu chức năng; quy hoạch khu ở và khu trung tâm xã; quy hoạch khu sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, khu công nghiệp; quy hoạch cây xanh, mặt nước và quy hoạch về hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, cấp thoát nước, chất thải rắn, nghĩa trang…).
d) Quy cách thể hiện nội dung quy hoạch
Nội dung quy hoạch được thể hiện bằng đồ án quy hoạch. Bản vẽ quy hoạch phải thể hiện lồng ghép các nội dung trong cùng một bản vẽ nhưng phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng các nội dung cần thiết của đồ án.
đ) Áp dụng các mô hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn phải nghiên cứu tham khảo các mô hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được xây dựng cho các khu vực, địa phương, vùng miền trong cả nước để lập cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
3. Tiến độ và thứ tự ưu tiên lập quy hoạch xây dựng nông thôn
a) Năm 2010:
- Rà soát các xã đã có đồ án quy hoạch xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu quy hoạch của các đồ án này đảm bảo phù hợp với các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Triển khai lập quy hoạch xây dựng các xã chưa có quy hoạch xây dựng đối với các xã thuộc chương trình giảm nghèo bền vững đối với huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ); các xã thuộc các chương trình 134, 135; các xã trong cận đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn); các xã trong khu vực có động lực phát triển cao khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, các xã có quốc lộ đi qua; các xã thuộc các khu vực hải đảo và dọc biên giới.
b) Năm 2011:
- Tiếp tục triển khai lập quy hoạch xây dựng các xã chưa có quy hoạch trong khu vực dự kiến hình thành các vùng động lực phát triển trong tương lai: khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, của tỉnh; các xã có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp: trung tâm chế biến nông sản; vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi đặc sản; các làng nghề truyền thống…; có tiềm năng khai thác du lịch.
- Khi lập quy hoạch xây dựng nông thôn cho các xã này cần ưu tiên các xã có kết cấu hạ tầng nông thôn lạc hậu nhằm mục tiêu ổn định dân cư, nâng cao đời sống.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai lập quy hoạch xây dựng nông thôn trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với thứ tự, tiến độ triển khai và khả năng bố trí vốn và lực lượng làm công tác lập quy hoạch xây dựng của địa phương.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch và triển khai lập quy hoạch xây dựng nông thôn trên phạm vi cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch và triển khai việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn trên phạm vi xã.
1. Đào tạo, nâng cao năng lực của địa phương trong công tác lập, thẩm định và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn
Đối tượng đào tạo bao gồm: cán bộ thuộc các cơ quan tư vấn tại địa phương (trung tâm quy hoạch tỉnh, các đơn vị tư vấn…) và cán bộ quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng nông thôn cấp huyện, xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch và tổ chức triển khai các khóa đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý quy hoạch xây dựng cấp huyện và cấp xã về công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn theo tiến độ triển khai lập quy hoạch xây dựng nông thôn của chương trình.
2. Nguồn vốn
Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương cân đối nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm để thực hiện công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Đối với địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí vốn thực hiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn theo tiến độ của chương trình, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp kinh phí và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
3. Tuyên truyền vận động
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức tuyên truyền công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các cơ chế, chính sách có liên quan nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng khu vực nông thôn, để người dân hiểu rõ hơn về nội dung quy hoạch xây dựng và chủ động tự giác tham gia công tác quy hoạch xây dựng cũng như đầu tư phát triển theo quy hoạch.
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh
a) Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình, bố trí vốn thực hiện Chương trình;
b) Có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại khu vực thuộc phạm vi quản lý. Tổng hợp báo cáo quá trình thực hiện, đề xuất và kiến nghị (nếu có) và các biện pháp giải quyết vướng mắc để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giải quyết;
c) Quản lý, giám sát việc thực hiện Chương trình, tổ chức tổng kết đánh giá theo từng năm và toàn bộ Chương trình;
d) Tổ chức tập huấn, đào tạo cán bộ địa phương về công tác lập, thẩm định và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn;
đ) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về quy hoạch xây dựng nông thôn và các cơ chế, chính sách có liên quan;
e) Thành lập các ban chuyên trách giúp việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai công tác lập và thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn, đảm bảo tiến độ của Chương trình.
2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
a) Bộ Xây dựng:
- Hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, tổ chức khoa học, cơ quan tư vấn về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Xây dựng nội dung và phương pháp lập quy hoạch xây dựng nông thôn phù hợp với tình hình mới;
- Phối hợp với các địa phương tập huấn, đào tạo cán bộ địa phương về công tác lập, thẩm định và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn.
b) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Bố trí kinh phí hỗ trợ có mục tiêu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Chương trình.
c) Bộ Nội vụ:
Rà soát cơ chế, chính sách về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã nhằm đáp ứng được việc xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch.
d) Các Bộ, ngành có liên quan khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan khác phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện các nội dung có liên quan trong Chương trình.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 193/QD-TTg | Hanoi, February 02, 2010 |
DECISION
APPROVING THE PROGRAM ON REVIEW OF NEW COUNTRYSIDE CONSTRUCTION PLANNINGS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law and the Government's Decree No. 08/2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction plannings;
Pursuant to the Government's Resolution No. 24/2008/NQ-CP of October 28, 2008, promulgating the Plan of action for the implementation of Resolution of the 7th plenum of the X th Party Central Committee on agriculture, farmers and rural areas;
At the proposal of the Minister of Construction.
DECIDES:
Article 1. To approve the Program on review of new countryside construction plannings, with the following principal contents:
I. OBJECTIVES
1. New countryside construction plannings must be in line with local and regional socioeconomic development plannings and sectoral development plannings, closely associated with orientations on the development of the urban system and economic regions and conformable with the set of national criteria for new countryside. These plannings must clearly determine development orientations, identify specific characteristics of each rural area, properly address the relationship between immediate construction and long-term development and between renovation and construction, and suit local economic development and actual income levels of people.
2. New countryside construction plannings must be elaborated with the participation of local people and communities from the proposal of planning ideas to mobilization of capital, organization of implementation and construction management.
3. New countryside construction pfennings must be coordinated, take into account investment capital sources and local socioeconomic conditions and set forth orientations and solutions for investment in the construction of technical and social infrastructure facilities and protection of the environment in residential areas so as to minimize the effects of natural disasters, flooding and weak soil foundation.
4. New countryside construction plannings must ensure the development of a modern and civilized countryside while maintaining cultural identities and fine traditions and customs of each region and each ethnic group, stabilizing people's lives, maintaining and preserving heritages, promoting intangible cultural values and adapting to natural disaster conditions.
II. OBJECTIVES
1. By 2011. rural construction plannings will basically cover all localities nationwide for use as a basis for investment in new countryside construction and realization of the national target of new countryside construction during 2010-2020.
III. CONTENTS AND TASKS
1. Grounds for elaboration of rural construction plannings
Rural construction planning schemes must be elaborated based on approved urban construction plannings. If these plannings are not yet available, rural construction plannings shall be elaborated on the basis of socio-economic development master plans of provinces and districts, land use plannings or local socio-economic development programs and strategies.
2. Contents of rural construction planning schemes
a/ Drawing topographical maps
Rural construction plannings will be elaborated based on topographical maps. In case no topographical map is available, cadastral maps may be used but these maps must be added with altitudes or be of a scale larger than that prescribed for rural construction planning schemes.
b/ Making plannings for existing rural residential areas which are to be renovated or embellished
Based on criteria in the set of national criteria for new countryside, to evaluate existing plannings on the use of residential land, land in communal centers. land for the construction of production and production service establishments, land for the construction of socioeconomic infrastructure facilities and land areas for other purposes (defense, tourism, historical relics) in order to determine areas which are stably used in conformity with the plannings and will be maintained, land areas which have been stably used but need to be embellished or renovated and those to be changed in use purposes or be constructed.
Planning contents will focus on re-arrangement of functional spaces, transport networks and key technical infrastructure facilities under which the relocation of inhabitants must be closely associated with the improvement of the socio-economic infrastructure system and the upgrading of the technical infrastructure system; houses and public facilities which are renovated, upgraded or built must match the historical and architectural values of existing works and conform with cultural and ethnical identities of each region and each ethnic group: new spaces of a traditional village must be arranged within its inherent entirety.
c/ Making plannings for new rural residential areas (resettlement zones, relocation zones and new economic zones under key projects).
These plannings must clearly state requirements on the selection of land plots and division of functional areas, and comprise plannings on residential areas and communal centers; plannings on areas for craft industries, husbandry, aquaculture and industry, plannings on greeneries and water surfaces and plannings on technical infrastructure facilities (electricity, roads, water supply and drainage and cemeteries).
d/ Specifications for the presentation of planning contents
Planning contents will be presented in a planning scheme. Planning contents may be consolidated into a single planning drawing which, however, must present all necessary contents of the planning scheme.
e/ Application of new countryside construction planning models
When elaborating rural construction plannings. it is necessary to study and refer to new countryside construction planning models already established for different areas, localities and regions nationwide so as to ensure conformity with specific local conditions.
3. The schedule and order of priority in elaboration of rural construction plannings
a/ In 2010:
- To review existing construction planning schemes of communes, adjust planning criteria of or add new ones to these schemes so as to ensure conformity with the set of national criteria for new countryside, issued together with the Prime Minister's Decision No. 491/QD-TTg of April 16. 2009;
- To elaborate construction plannings for communes without construction plannings which are covered by the Program on sustainable poverty reduction for districts with a strong ratio of poor households (under the Government's Resolution No. 30a/2008/NQ-CP of December 27. 2008); communes covered by Programs 134 and 135; communes adjacent to urban centers (cities, towns, townships); communes in regions with a strong driving force for development such as economic zones and industrial parks, communes with national highways, and island and border communes.
b/ In 2011:
- To continue elaborating construction plannings for communes without construction plannings in provinces where dynamic development areas such as economic zones and industrial parks are planned to be established in the future: communes with agricultural production potentials such as those with farm-produce processing centers, areas under specialty plants and animals, traditional craft villages, and areas with tourism potential.
- When elaborating rural construction plannings for these communes, priority should be given to communes with undeveloped rural infrastructure facilities, aiming to stabilize and improve people's lives.
4. Formulation of plans on the elaboration of rural construction plannings and appraisal and approval of these plannings
a/ Plans on the elaboration of rural construction plannings
- Provincial-level People's Committees shall direct the formulation and implementation of plans on the elaboration of provincial-level rural construction plannings according to the order and schedule of, and the local capacity for allocating capital and arranging personnel for, elaboration of construction plannings.
- District-level People's Committees shall work out and implement plans on the elaboration of district-level rural construction plannings;
- Commune-level People's Committees shall work out and implement plans on the elaboration of commune-level rural construction plannings.
b/ Appraisal and approval of rural construction planning schemes
- Provincial-level People's Committees shall decide on and select a specialized unit to assist communes in elaborating new countryside construction plannings and. based on specific local conditions, decide on the establishment of a specialized team to assist district-level People's Committees in approving rural construction planning schemes.
- The appraisal, approval and management of rural construction plannings comply with current regulations on appraisal and approval of rural construction planning schemes.
IV. SOLUTIONS
1. Training and raising local capacities for elaborating, appraising and managing rural construction plannings
Trainees will be staffs of local consultancy agencies (provincial-level planning centers and consultancy units) and officers performing the state management of district- and commune-level rural construction plannings in provinces and centrally run cities.
Provincial-level People's Committees shall work out and implement plans on organization of training courses for officers managing district- and commune-level construction plannings in the elaboration and management of rural construction plannings according to the schedule of elaborating rural construction plannings set in this Program.
2. Funding sources
Provincial-level People's Committees shall balance annual economic non-economic fund for the elaboration of new countryside construction plannings.
For localities which meet with difficulties in allocating fund for the elaboration of rural construction plannings according to the schedule set in this Program, provincial-level People's Committees shall sum up fund amounts and propose the Prime Minister to provide support from the funding sources of the national target program on the construction of new countryside.
3. Propagation and communication
Provincial-level People's Committees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in. conducting propagation about the elaboration of new countryside construction plannings and relevant mechanisms and policies, aiming to raise the awareness of rural communities so that they will better understand construction planning contents and proactively participate in the elaboration of construction plannings as well as development investment under plannings
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Provincial-level People's Committees shall:
a/ Assume the prime responsibility and allocate funds for the implementation of this Program;
b/ Urge and inspect the implementation of this Program in their localities. Summarize reports on the implementation process. make recommendations (if any) and propose solutions for solving problems before reporting to the Prime Minister and the Steering Committee for the national target for the construction of new countryside for settlement;
c/ Manage, supervise, and organize annual and final review and assessment of, the implementation of this Program;
d/ Train and re-train local staffs in the elaboration, appraisal and management of rural construction plannings;
e/ Conduct propagation and communication about rural construction plannings and relevant mechanisms and policies;
f/ Establish specialized boards to assist provincial-level People's Committees in directing the elaboration and appraisal of rural construction planning schemes so as to ensure the implementation schedule set by this Program.
2. Responsibilities of ministries and branches
a/ The Ministry of Construction shall:
- Guide local state management agencies, scientific institutions and consultancy agencies in elaborating rural construction plannings;
- Specify contents of and methods for elaborating rural construction plannings in accordance with the new situation:
- Coordinate with localities in training and retraining local cadres in the elaboration, appraisal and management of rural construction plannings.
b/ The Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall allocate funds as targeted support for provincial-level People's Committees to implement this Program.
c/ The Ministry of Home Affairs shall revise mechanisms and policies on organizational structures of district- and commune-level People's Committees, aiming to develop of a contingent of district- and commune-level staffs who are qualified for the construction of new countryside under plannings.
d/ Concerned ministries and branches
The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Transport, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Information and Communications and other concerned ministries and branches shall coordinate with provincial-level People's Committees in implementing relevant contents of this Program.
Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.-
| FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây