Quyết định 1570/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 1570/QĐ-TTg

Quyết định 1570/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1570/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:27/11/2006
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quy hoạch xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh - Ngày 27/11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1570/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Theo Quy hoạch, mục tiêu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng để trở thành một thành phố văn minh, hiện đại... Đến năm 2025, dân số thành phố sẽ vào khoảng 10 triệu người. Quy mô xây dựng đất đai đô thị khoảng 90.000 - 100.000 ha, trong đó khu nội thành cũ là 14.000 ha, khu nội thành phát triển khoảng 35.000 ha và khu ngoại thành khoảng 40.000 - 50.000 ha với dân số nông thôn khoảng 0,5 triệu người. Phạm vi lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095 km2, nằm trong phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh, gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang với tổng diện tích khoảng 30.404 km2... Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 27/11/2006.

Xem chi tiết Quyết định1570/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

 

 

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 1570/QĐ-TTg NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2006

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÁNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 và Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại văn bản số 69/TTr-BXD ngày 13 tháng 10 năm 2006 về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tính chất:

Là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; một trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á.

2. Phạm vi, ranh giới và quy mô lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng:

a) Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh, gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang; với diện tích khoảng 30.404 km2.

Phạm vi, ranh giới lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích 2.095 km2.

b) Quy mô dân số:

- Đến năm 2025 khoảng 10 triệu người; khách vãng lai và tạm trú (dưới 6 tháng) khoảng 2,5 triệu người;

- Phân bố dân cư: khu vực nội thành cũ từ 4,0 - 4,5 triệu người; khu nội thành phát triển (6 quận mới) từ 2,8 - 2,9 triệu người; khu ngoại thành khoảng 2,6 triệu người (trong đó dân số nông thôn khoảng 0,5 triệu người).

c) Quy mô đất đai xây dựng đô thị: đến năm 2025 khoảng 90.000 - 100.000 ha; trong đó: khu nội thành cũ khoảng 14.000 ha; khu nội thành phát triển khoảng 35.000 ha và khu ngoại thành khoảng 40.000 - 50.000 ha.

3. Mục tiêu và quan điểm:

a) Mục tiêu: xây dựng thành phố Hồ Chí Minh phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng để trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển của khu vực phía Nam và cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á.

b) Quan điểm:

- Phát huy vai trò đặc biệt của Thành phố trong mối quan hệ với vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm phía Nam, với cả nước và quốc tế;

- Phát triển hài hoà, đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang đô thị; giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường;

- Phát triển thành phố hiện đại, có bản sắc; phát huy thế mạnh đặc thù sông nước, đồng thời tạo sức hấp dẫn của đô thị; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

4. Các chỉ tiêu chính của đồ án:

a) Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị:

Đất xây dựng đô thị bình quân: 80 - 100 m2/người, trong đó đất xây dựng dân dụng bình quân 55 - 65 m2/người, đất cây xanh trong khu dân dụng bình quân 8 m2/người, đất xây dựng công trình phúc lợi công cộng bình quân   4 - 6 m2/người;

b) Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị:

- Giao thông: chỉ tiêu đất giao thông (động và tĩnh) 20 - 24 m2/người; đất dành cho giao thông chiếm 22 - 24% đất xây dựng đô thị; mật độ đường chính đạt 4,5 - 5 km/km2.

- Cấp nước: chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt khoảng 200 lít/người/ngày đêm; cấp cho công nghiệp khoảng 50 m3/ha. Tỷ lệ dân đô thị được cấp nước 100%.

- Cấp điện: chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt khoảng 2.600 Kwh/người; cấp cho công nghiệp khoảng 300 Kw/ha; cấp cho các hoạt động dịch vụ, thương mại khoảng 40 - 50% tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt.

- Thoát nước và vệ sinh môi trường:

Tiêu chuẩn tính toán thu gom và xử lý nước thải lấy theo tiêu chuẩn cấp nước tương ứng với từng đối tượng. Nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường đạt tỷ lệ từ 80% trở lên.

5. Các yêu cầu nghiên cứu:

Định hướng phát triển thành phố Hồ Chí Minh được xác định trong mối quan hệ kinh tế - xã hội với vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với cả nước, khu vực và quốc tế, bao gồm:

a) Đề xuất mô hình phát triển Thành phố dựa trên nguyên tắc gắn kết với các đô thị khác trong vùng thành phố Hồ Chí Minh; không phát triển đô thị trong các khu vực bảo tồn thiên nhiên và sinh thái đô thị;

b) Đề xuất hướng phát triển không gian Thành phố, bao gồm nội thành và ngoại thành; xác định các đô thị vệ tinh, các đô thị mới trong vùng thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của Thành phố trên cơ sở thống nhất về không gian phát triển đô thị;

c) Đề xuất các phương án phân vùng chức năng; xác định vùng phát triển đô thị, vùng phát triển công nghiệp, vùng sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, vùng nông nghiệp, vùng bảo tồn thiên nhiên;

d) Đề xuất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phù hợp mô hình phát triển của Thành phố, với đặc thù của điều kiện địa hình, địa chất thủy văn trong từng vùng, từng khu chức năng và theo từng giai đoạn phát triển của Thành phố;

đ) Đề xuất phân khu chức năng và cơ cấu tổ chức không gian Thành phố, bao gồm:

- Khu dân dụng (khu nội thành cũ, khu nội thành phát triển, khu ngoại thành; các khu dân cư nông thôn; các khu cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội); trong đó chú trọng các khu đô thị khoa học Đông Bắc thành phố, khu đô thị - cảng Hiệp Phước, khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa;

- Các cụm, khu công nghiệp: theo hướng di dời các xí nghiệp công nghiệp ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành cũ; hạn chế phát triển công nghiệp trong khu vực nội thành phát triển; sắp xếp công nghiệp theo chuyên ngành và thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sạch, hiện đại, có hàm lượng khoa học cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít lao động phổ thông và không gây ô nhiễm môi trường;

- Hệ thống các trung tâm tổng hợp, trung tâm chuyên ngành (văn hoá, đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, thể dục thể thao, du lịch nghỉ dưỡng...), trung tâm khu đô thị;

- Hệ thống các khu công viên cây xanh, mặt nước, không gian mở, đặc biệt là cảnh quan dọc 2 bờ sông Sài Gòn; các điểm và khu cây xanh trong khu vực nội thành cũ dựa trên nguyên tắc khai thác các trục cảnh quan, sông nước và kênh rạch của Thành phố để thực hiện đồng thời các chức năng giao thông thủy, tiêu thoát nước, điều tiết nước và cảnh quan;

- Các khu vực bảo tồn, đặc biệt bảo vệ khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc địa bàn huyện Củ Chi, Bình Chánh; cấm và hạn chế xây dựng trong các khu vực vành đai bảo vệ an toàn sân bay, các khu an ninh, quốc phòng; hạn chế phát triển đô thị trong các khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp có chức năng kết hợp làm vành đai sinh thái của Thành phố.

e) Xác định hệ thống công trình ngầm, tổ hợp công trình ngầm đa năng, tiến tới lập quy hoạch hệ thống công trình ngầm trong Thành phố và đề xuất các yêu cầu quản lý, sử dụng.

g) Đề xuất định hướng phát triển kiến trúc Thành phố:

Dựa trên quan điểm và mục tiêu phát triển, định hướng phát triển không gian thành phố, nghiên cứu định hướng phát triển kiến trúc - cảnh quan các khu đô thị mới, các khu vực chỉnh trang trong khu đô thị cũ, các khu chức năng quan trọng; đặc biệt chú ý việc xây dựng cải tạo, chỉnh trang khu trung tâm hiện hữu theo hướng hiện đại kết hợp giữ gìn các công trình văn hoá, kiến trúc có giá trị; triển khai nghiên cứu thiết kế đô thị tại các khu đô thị quan trọng, làm cơ sở cho công tác quản lý xây dựng đô thị.

h) Đề xuất định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị phải được thiết kế và xây dựng hiện đại đáp ứng mục tiêu và quan điểm phát triển Thành phố, đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo mỹ quan, an toàn và vệ sinh môi trường, cụ thể như sau:

- Giao thông:

+ Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, dựa trên nghiên cứu mối quan hệ vùng và giao thông đối nội (đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy), xác định hệ thống cảng cạn;

+ Đề xuất các giải pháp về hệ thống giao thông ngầm (metro), giao thông công cộng, tuyến và phương tiện (ô tô buýt, đường sắt trên cao...);

+ Đề xuất bố trí đất dành cho phát triển giao thông tĩnh (bến xe, bãi đậu xe ngầm và trên mặt đất).

- Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:

Xác định cốt khống chế xây dựng từng khu vực, các trục giao thông chính của thành phố; đề xuất các giải pháp về thoát nước mưa (lưu vực và hướng thoát, hệ thống cống) kết hợp các giải pháp tạo hồ điều hoà, nạo vét kênh rạch, tạo không gian mở, cây xanh; các giải pháp về chống ngập úng, sạt lở bờ sông, ảnh hưởng của triều cường.

- Cấp nước:

Xác định nguồn cấp nước, nhu cầu, vị trí, quy mô các công trình đầu mối, mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chủ yếu; đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt và ngầm; nghiên cứu cần dựa trên Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh.

- Cấp điện:

Xác định nguồn cấp điện, công suất, nhu cầu phụ tải, vị trí, quy mô nhà máy, trạm biến áp, các hành lang tải điện  và mạng lưới phân phối chính cùng các thông số kỹ thuật chủ yếu; nghiên cứu cần dựa trên Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh.

- Xác định nguồn và mạng cung cấp năng lượng ga, nhiên liệu và chất đốt khác.

- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

+ Xác định vị trí và quy mô các trạm xử lý nước thải, công trình xử lý chất thải rắn; giải pháp và mạng lưới thoát nước chính, hồ điều hoà và các giải pháp bảo vệ môi trường;

+ Xác định vị trí, quy mô các khu nghĩa trang và công nghệ táng.

- Hệ thống hạ tầng bưu chính viễn thông.

i) Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp hạn chế ảnh hưởng tới môi trường.

k) Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phù hợp với dự báo nguồn lực; đề xuất cơ chế, chính sách quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị và các giải pháp thực hiện đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;

l) Dự thảo Quy định quản lý xây dựng theo nội dung đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

6. Thành phần hồ sơ: hồ sơ đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ và Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng.

7. Tổ chức thực hiện:

a) Cơ quan quản lý dự án quy hoạch: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

b) Cơ quan chủ đầu tư dự án quy hoạch: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

c) Cơ quan lập đồ án quy hoạch: Viện Quy hoạch Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh;

d) Cơ quan thẩm định đồ án: Bộ Xây dựng;

đ) Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ;

e) Thời gian lập đồ án: 18 tháng sau khi nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt.

Điều 2. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; các Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 1570/QD-TTg

Hanoi, November 27, 2006

 

DECISION

APPROVING THE TASK OF MAKING THE GENERAL PLANNING ON CONSTRUCTION OF HO CHI MINH CITY UP TO 2025

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government and the Government's Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies;

Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law and the Government's Decree No. 08/2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning;

At the proposal of the Construction Minister in Document No. 69/TTr-BXD of October 13, 2006, approving the task of adjusting the general planning on construction of Ho Chi Minh City up to 2025;

DECIDES:

Article 1.- To approve the task of adjusting the general planning on construction of Ho Chi Minh City up to 2025, with the following principal contents:

1. Characteristics:

Ho Chi Minh City is a special urban center, a big economic, cultural, scientific and technological center which occupies an important political position in the country. It is also an international exchange hub; an industrial, multi-service and scientific and technological center of Southeast Asia.

2. Scope, boundary and scale of the general construction planning:

a/ The research scope covers the whole administrative territories of Ho Chi Minh City and surrounding provinces, including Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh, Long An, Dong Nai, Ba Ria-Vung Tau and Tien Giang provinces, with an area of about 30,404 km2.

The scheme on adjusting the general planning covers the whole administrative territory of Ho Chi Minh City, with an area of 2,095 km2.

b/ Population:

- By 2025, the population will reach about 10 million, with about 2.5 million of non-residents and temporary residents (people temporarily residing in the city for less than six months);

- Population distribution: 4-4.5 million people will live in the old inner city, 2.8-2.9 million people in the developed inner city (six new districts), and about 2.6 million people in suburban areas (of which rural population will be about 0.5 million people).

c/ Urban construction land size: By 2025, urban construction land will cover about 90,000-100,000 hectares, including about 14,000 hectares in the old inner city; 35,000 hectares in the developed inner city and 40,000-50,000 hectares in suburban areas.

3. Objectives and viewpoints:

a/ Objectives: To develop Ho Chi Minh city in a sustainable manner, combining economic development with preservation of historical and cultural relics and environmental protection; to ensure defense and security by forming its links with the whole region, so that the city will become a civilized and modern city making greater and greater contributions to the development of the southern region and the whole country and step by step become an industrial, service, scientific and technological center of Southeast Asia.

b/ Viewpoints:

- To promote the special role of the city in the relationship with its surrounding area, the southern key region, the whole country, and the world.

- To develop the city in the direction of harmoniously combining urban construction with urban renovation and improvement; combining urban spatial development with development of technical and social infrastructure systems and environmental protection;

- To develop a modern city with its own identity; to bring into full play its particular strength of an area with rivers and canals and, at the same time, create urban attractiveness; and to improve the quality of the people's life.

4. Major norms of the scheme:

a/ Norms of urban construction land:

The average norm of urban construction land will be 80-100 m2/person, of which civil construction land will be 55-65 m2/person, greenery in civil areas will be 8 m2/person, and land for construction of public facilities will be 4-6 m2/person;

b/ Norms of urban technical infrastructure:

- Traffic: The norm of land for traffic (both dynamic and static) will be 20-24 m2/person; land for traffic will account for 22-24% of land for urban construction; the density of main roads will be 4.5-5 km/km2.

- Water supply: The norm of water supplied for people's daily life will be about 200 liters/person/day; water supplied for industrial use will be 50 m3/hectare. 100% of urban population will be supplied with water.

- Power supply: The norm of electricity supplied for people's daily life will be about 2.600 Kwh/person; electricity supplied for industrial use will be about 300 Kw/hectare; electricity supplied for service and commercial activities will be about 40-50% of electricity supplied for people's daily life.

- Water drainage and environmental sanitation:

The norm on collection and treatment of wastewater will be calculated in accordance with the corresponding water supply norm for each subject. 80% or more of wastewater will be collected and treated up to standards before being discharged into the environment

5. Research requirements:

The orientation on socio-economic development of Ho Chi Minh City will be determined on the basis of the socio-economic relations with its area, the southern key economic region, the whole country, the region and the world, proposing:

a/ A development model for the city on the principle of association with other urban centers in the Ho Chi Minh City area: Urban centers will not be developed in nature conservation zones and urban ecological conservation areas;

b/ Directions for the city's spatial development, in the inner city and the suburbs, identifying satellite urban centers and new urban centers in the Ho Chi Minh City area in order to support the sustainable development of the city on the basis of a uniform urban development space;

c/ Options on division of functional quarters, determining areas for development of urban centers, industrial development areas, areas for ecologic conservation, tourism and convalescence, agricultural areas and nature conservation zones;

d/ Econo-technical norms in conformity with the city's development model as well as topographic, geographical and hydrographical characteristics of each area and each functional quarter in each development period of the city;

e/ The City's functional zones and spatial structure, including:

- Civil quarters (old inner city area, developed inner city area, suburban areas, rural residential quarters, and areas where technical and social infrastructure are to be upgraded), paying attention to scientific urban centers northeast of the city, Hiep Phuoc urban-port center, Tay Bac urban center and Binh Quoi-Thanh Da urban center.

- Industrial parks and clusters: To relocate polluting industrial establishments out of the old inner city; restrict industrial development in the developed inner city; to arrange industrial establishments according to their production lines and attract investment in the development of clean and modern industries which are of high scientific content and high added value, use few unskilled laborers and cause no environmental pollution;

- To form a system of multi-purpose centers and specialized centers (cultural, training, scientific research, healthcare, physical training and sports, tourist and convalescent centers) and urban centers;

- To form a system of parks, greeneries, water surface and open space, especially the landscape along the two banks of the Saigon river, and green trees in the old inner city on the principle of exploiting the city's landscape, rivers and canals which will serve waterway transport, water drainage, water regulation and landscape preservation;

- To protect conservation areas, especially Can Gio Biosphere Reserve, protective forests and special-use forests in Cu Chi and Binh Chanh districts; to ban or restrict construction activities in safety protection belts of airports and security and defense areas; to restrict urban development in agricultural and forestry areas which also serve as the city's ecological belts.

f/ A system of underground works and multi-functional underground complexes, then making a planning on the system of underground facilities in the city and proposing management and use requirements.

g/ Orientations for the city's architectural development:

Based on the development viewpoints and objectives and orientations for the city's spatial development, to study the orientations for development of architecture-landscape in new urban centers, embellishment areas in the old urban centers and important functional quarters, paying special attention to the construction and renovation of the existing central areas along the line of modernization combined with preservation of valuable cultural and architectural works; to study urban designs of important urban centers to serve as a basis for urban construction management.

h/ Orientations for development of technical infrastructure systems:

The systems of urban technical infrastructure must be designed and built in a modern manner in conformity with the city's development objectives and orientations, meeting use demands, ensuring landscape, safety and environmental sanitation, specifically as follows:

- Traffic:

+ To determine an outbound traffic network based on the study of regional relations and inbound traffic (airway, railway, land and waterway) and a system of docks;

+ To propose solutions on the system of underground traffic (metro), mass transit, traffic routes and means (buses, overhead railway);

+ To reserve land for development of static traffic (car terminals, underground parking lots and ground parking lots).

- To make technical preparations for construction land:

To identify the construction height for each area and each main traffic axis of the city; to propose solutions for rainwater drainage (drainage basins and directions, and ditch systems) in combination with the building of reservoirs, canal dredging and creation of open space and greeneries, and solutions against waterlogging, river bank erosion and flood.

- Water supply:

To identify water supply sources and demand, locations and sizes of water supply works, water pipe networks and major technical parameters; to propose solutions for protection of surface and ground water resources. Research will be based on the Planning on construction of the Ho Chi Minh City area.

- Electricity supply:

To identify electricity supply sources, load capacity and demands, locations and sizes of power plants, transformer stations, electricity-transmission corridors and main electricity distribution networks, together with principal technical parameters. Research will be based on the Planning on construction of the Ho Chi Minh City area.

- To identify sources and networks for gas and fuel distribution.

- Wastewater drainage and environmental sanitation:

+ To identify the locations and scales of wastewater treatment stations and solid waste treatment works, water drainage solutions and networks of water drainage and reservoirs and environmental protection solutions;

+ To identify the locations and sizes of cemeteries and develop burial technologies.

- Post and telecommunications infrastructure.

i/ Assessment of environmental impacts and measures to restrict environmental impacts;

j/ Programs and projects prioritized for investment in conformity with forecast resources; mechanisms and policies on management of urban planning and architecture and solutions for the implementation of the scheme on adjusting the general planning on construction of Ho Chi Minh City up to 2025;

k/ A draft regulation on construction management in accordance with the contents of the scheme on adjusting the general planning on construction of Ho Chi Minh City up to 2025.

6. Dossier: The dossier of the scheme on adjusting the general planning on construction of Ho Chi Minh City up to 2025 shall be as stipulated in Article 17 of the Government's Decree No. 08/2005/ND-CP of January 24, 2005, and the Construction Ministry's Circular No. 15/2005/TT-BXD of August 19, 2005, guiding the elaboration, appraisal and approval of construction planning.

7. Organization of implementation:

a/ Agency managing the planning project: The People's Committee of Ho Chi Minh City;

b/ Investor of the planning project: The People's Committee of Ho Chi Minh City;

c/ Agency making the planning scheme: The Ho Chi Minh City Construction Planning Institute;

d/ Scheme-evaluating agency: The Ministry of Construction;

e/ Approving authority: The Prime Minister;

f/ Time for elaboration of the scheme: 18 months after the designing tasks are approved.

Article 2.- The People's Committee of Ho Chi Minh City shall coordinate with the Ministry of Construction and concerned ministries and branches in elaborating the scheme on adjusting the general planning on construction of Ho Chi Minh City up to 2025.

Article 3.- This Decision takes effect on the date of its signing.

The president of the People's Committee of Ho Chi Minh City, the Minister of Construction, heads of concerned agencies and organizations, and concerned individuals shall implement this Decision.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1570/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất