Quyết định 1151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1151/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1151/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/08/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định1151/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1151/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 1151/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 và Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tuyến biên giới Việt-Trung đến năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại văn bản số 42 /TTr-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi quy hoạch: gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, có tổng diện tích đất tự nhiên 5.126.329 ha, có đường biên giới với Trung Quốc.
2. Tính chất:
- Là vùng kinh tế tổng hợp, trong đó kinh tế cửa khẩu, công nghiệp khai khoáng là ngành kinh tế chủ đạo;
- Là vùng cửa ngõ phía Bắc của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam và quan hệ mật thiết về kinh tế với các tỉnh phía Nam và Đông Nam Trung Quốc;
- Là vùng có tiềm năng phát triển du lịch văn hoá, lịch sử và sinh thái;
- Có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng đối với cả nước.
3. Quan điểm:
- Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010;
- Phát triển kinh tế-xã hội toàn diện, khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội, ngoại vùng, các thế mạnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch, văn hoá, sinh thái và cảnh quan trên cơ sở gắn Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn, quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt-Trung đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005;
- Đảm bảo quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác, hướng tới phát triển bền vững.
4. Mục tiêu:
- Góp phần cụ thể hóa Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;
- Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với an ninh, quốc phòng, phát huy tiềm năng và nguồn lực của các tỉnh trong vùng;
- Làm cơ sở chỉ đạo, quản lý việc xây dựng theo quy hoạch trong vùng.
5. Vị thế và các mối quan hệ kinh tế vùng:
- Vùng biên giới Việt - Trung là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; có tiềm năng lợi thế về nông, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu và kinh tế biển; là vùng có nhiều dân tộc với bản sắc văn hóa riêng; có mối quan hệ mật thiết với Thủ đô Hà Nội, với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thông qua hệ thống hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị quan trọng;
- Vùng biên giới Việt - Trung có mối quan hệ kinh tế mật thiết với các tỉnh phía Nam, Đông Nam Trung Quốc thông qua hệ thống các cửa khẩu.
6. Dự báo phát triển dân số và đất xây dựng:
- Dân số: đến năm 2010 khoảng 4.829.700 người, năm 2020 khoảng 5.710.000 người;
- Tỷ lệ đô thị hoá: đến năm 2010 khoảng 30 - 35%, đến năm 2020 khoảng 40 - 45%;
- Đất xây dựng đô thị: đến năm 2010 khoảng 22.870 ha, bình quân 120 - 135 m2/người; đến năm 2020 khoảng 40.250 ha, bình quân 115 - 140 m2/người;
- Phát triển điểm dân cư nông thôn: di chuyển, ổn định cho khoảng 5.600 hộ (khoảng 28.800 người) ra sát vùng biên giới, đến năm 2010 ổn định đời sống cho khoảng 97.300 hộ (khoảng 512.800 người cư trú trên 2.075 thôn) theo Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2010; xây dựng mới khoảng 130 điểm, cụm trung tâm xã (quy mô tối thiểu từ 15 - 50 hộ/điểm, cụm).
7. Định hướng phát triển không gian:
a) Phân vùng phát triển kinh tế:
- Các vùng kinh tế động lực chủ đạo có tiềm năng phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ:
+ Vùng kinh tế phía Tây: gồm thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai;
+ Vùng kinh tế phía Đông: gồm thành phố Lạng Sơn và các huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn;
+ Vùng kinh tế ven biển: từ thành phố Hạ Long đến Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trên vòng cung kinh tế vịnh Bắc Bộ.
- Các vùng kinh tế động lực thứ cấp:
+ Vùng kinh tế I: nằm dọc quốc lộ 2 qua thị xã Hà Giang và các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê; là vùng phát triển đô thị, công nghiệp chế biến, cơ khí, vật liệu xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp;
+ Vùng kinh tế II: nằm dọc tuyến quốc lộ 12 nối quốc lộ 4Đ, quốc lộ 32 qua các huyện Phong Thổ, thị xã Lai Châu, huyện Tam Đường, huyện Than Uyên (Lai Châu); là vùng phát triển đô thị, công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, dịch vụ, nông lâm nghiệp;
+ Vùng kinh tế III: nằm dọc tuyến hành lang phát triển thủy điện Sơn La, thuộc các huyện Mường Tè, Sìn Hồ (Lai Châu), thị xã Mường Lay, huyện Mường Chà, Tuần Giáo (Điện Biên); là vùng phát triển công nghiệp thủy điện, chế biến, khai khoáng, dịch vụ đô thị và nông, lâm nghiệp.
Ngoài ra, căn cứ vào các nguồn tiềm năng của các địa phương, phát triển các vùng công nghiệp khai thác khoáng sản, các vùng du lịch văn hóa-sinh thái-nghỉ dưỡng, nhất là các vùng kinh tế mậu biên.
b) Định hướng phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn đến năm 2020:
- Mô hình phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn:
+ Hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn dọc tuyến hành lang biên giới Việt - Trung được bố trí theo dạng liên kết-hỗ trợ, phân bố đều theo khoảng cách giữa các lưới đường giao thông cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia; các đô thị dịch vụ - thương mại cửa khẩu là đô thị động lực hoặc đô thị hạt nhân gắn kết, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các đô thị khác, nhất là các điểm dân nông thôn trong vùng (trung tâm xã hoặc trung tâm cụm xã);
+ Xây dựng phát triển các đô thị và cụm đô thị có chức năng tổng hợp là điểm địa đầu quan trọng của quốc gia gắn kết trực tiếp với các vị trí giao thoa giữa hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị chính và các vành đai biên giới liên kết Đông - Tây trong mối quan hệ quốc gia và quốc tế đi qua các cửa khẩu vùng biên giới Việt - Trung.
+ Xây dựng các khu kinh tế quốc phòng gắn kết với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại tuyến vành đai 2 (quốc lội 279) để hình thành hệ thống đô thị làm cầu nối giữa các đô thị miền núi và trung du;
+ Mở rộng, nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm liên xã và trung tâm các xã để tạo hạt nhân hoặc liên kết hỗ trợ phát triển các khu dân cư nông thôn.
- Phân cấp đô thị:
+ Đô thị trung tâm vùng là các trung tâm kinh tế tổng hợp, gồm: thành phố Móng Cái (hiện nay là thị xã, đô thị loại III); thành phố Lạng Sơn và thành phố Lào Cai;
+ Đô thị trung tâm tiểu vùng là các đô thị liên kết - hỗ trợ với các trung tâm vùng: thị xã Tiên Yên (hiện nay là thị trấn); thành phố Cao Bằng (hiện nay là thị xã, đô thị loại IV), thành phố Hà Giang (hiện nay là thị xã, đô thị loại IV), thành phố Lai Châu (hiện nay là thị xã, đô thị loại IV) và thành phố Điện Biên;
+ Đô thị trung tâm tiểu vùng vùng huyện: gồm các thị trấn Thất Khê, Đình Lập, Đồng Mỏ, Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn); các thị trấn Bảo Lạc, Hà Quảng, Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng); các thị trấn Phố Ràng, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai); các thị trấn Việt Quang, Vinh Quang, Yên Minh (tỉnh Hà Giang); thị xã Than Uyên, thị trấn Mường Tè (tỉnh Lai Châu) và thị trấn Mường Nhé (tỉnh Điện Biên).
- Hệ thống đô thị trung tâm có chức năng tổng hợp:
+ Thành phố Móng Cái và cửa khẩu Móng Cái;
+ Đô thị Hòn Miều - Hải Hà và khu tổ hợp công nghiệp cảng biển - dịch vụ nằm trong Khu kinh tế Hải Hà;
+ Thị xã Tiên Yên và Khu kinh tế Cái Bầu;
+ Thành phố Hạ Long;
+ Thành phố Lạng Sơn, thị xã Đồng Đăng (hiện nay là thị trấn), cửa khẩu Tân Thanh;
+ Thành phố Cao Bằng và các cửa khẩu Sóc Giang, Tà Lùng, Trà Lĩnh;
+ Thành phố Hà Giang và cửa khẩu Thanh Thuỷ;
+ Thành phố Lào Cai và phụ cận;
+ Thành phố Lai Châu, cửa khẩu Ma Lù Thàng và thị trấn Pa So;
+ Thị trấn Mường Tè và cửa khẩu Thu Lũm;
+ Thành phố Điện Biên và cửa khẩu Tây Trang.
- Hệ thống các đô thị và khu kinh tế quốc phòng:
+ Tỉnh Lạng Sơn: khu vực Bắc Sơn, Cửu Long;
+ Tỉnh Lào Cai: khu vực Khánh Yên, huyện Văn Bàn;
+ Tỉnh Lai Châu: khu vực Than Uyên;
+ Tỉnh Điện Biên: khu vực Mường Chà, huyện Mường Nhé.
- Các đô thị, điểm dân cư tập trung dọc biên giới:
+ Tỉnh Quảng Ninh: thành phố Móng Cái; các thị trấn Hoành Mô, Pắc Phong Sinh;
+ Tỉnh Lạng Sơn: thị xã Đồng Đăng; các thị trấn Tân Thanh, Chi Ma, Bản Chắt, Bình Nghi, Quốc Khánh;
+ Tỉnh Cao Bằng: thị xã Tà Lùng; các thị trấn Sóc Giang, Bản Dốc; các thị tứ Cốc Pàng, Cỗn Yên, Pò Peo, Lý Vãn, Thị Hoa, Đức Long.
+ Tỉnh Hà Giang: các thị trấn Cốc Pài, Xín Mần, Vinh Quang, Thanh Thuỷ, Bạch Đích, Phó Bảng, Đồng Văn, Xín Cái, Mèo Vạc, Yên Minh, Tam Sơn;
+ Tỉnh Lào Cai: các thị trấn Y Tý, Bản Vược, Mường Khương, Pha Long, Si Ma Cai và thành phố Lào Cai;
+ Tỉnh Lai Châu: các thị tứ Ka Lăng, Thu Lũm, Pa Sử Vệ, Ma Li Chải, Ma Lù Thàng và thị trấn Pa So;
+ Tỉnh Điện Biên: hình thành thị trấn A Pa Chải gắn với cửa khẩu.
- Hệ thống các đô thị chuyên ngành:
+ Tỉnh Hà Giang: các thị trấn Yên Bình, Hùng An, Vinh Tuy, Tân Quang, Việt Lâm, Vị Xuyên, Yên Phú;
+ Tỉnh Lào Cai: thị xã Sa Pa, Phố Lu; các thị trấn Bảo Hà, Bắc Ngầm, Tằng Loỏng, Phong Hải;
+ Tỉnh Lai Châu: các thị trấn Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên;
+ Tỉnh Điện Biên: các thị trấn Mường Ắng, Tủa Chùa, Na Sơn, Bản Phủ.
- Hệ thống các đô thị mới:
+ Tỉnh Quảng Ninh: Thị xã Tiên Yên, đô thị Hòn Miều - Hải Hà;
+ Tỉnh Lạng Sơn: các thi trấn Chi Ma, Tân Thanh, Cao Lộc (thay thi trấn Cao Lộc hiện tại sáp nhập vào thành phố Lạng Sơn);
+ Tỉnh Cao Bằng: thị tứ Bản Dốc; các thị trấn Bảo Lâm, Hà Quảng, Sóc Giang, Hạ Lang;
+ Tỉnh Hà Giang: các thị trấn Yên Phú, Thanh Thủy, Hùng An, Tân Quang, Xin Cái, Đồng Văn, Bạch Đích, Xí Màn, Cốc Phi;
+ Tỉnh Lào Cai: các thị trấn Bản Vược, Bản Phiệt, Bắc Ngầm, Bảo Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bản Lầu, Pha Long;
+ Tỉnh Lai Châu: các thị trấn Sìn Hồ Đông, Nậm Hằng, Ma Lù Thàng, Thu Lũm; các thị tứ Dào San, Thèn Sin, Ka lăng;
+ Tỉnh Điện Biên: thị trấn A Pa Chải.
- Định hướng phát triển các huyện, xã sát đường biên giới:
Trên cơ sở thực trạng phân bố dân cư, điều kiện tái định cư ở các xã giáp biên và yêu cầu của quốc phòng, tuyến dân cư sát biên giới phải được gắn kết chặt chẽ với hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn trên toàn vùng biên giới Việt - Trung tạo thành hệ thống liên hoàn trong hỗ trợ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng, cụ thể như sau:
+ Ổn định dân cư tại chỗ 66.370 hộ dân (Điện Biên 230 hộ, Lai Châu 1.040 hộ, Hà Giang 13.230 hộ, Lào Cai 15.750 hộ, Cao Bằng 22.600 hộ, Lạng Sơn 11.640 hộ, Quảng Ninh 1.880 hộ);
+ Di chuyển, bố trí xen ghép ra các thôn, bản giáp biên 2.273 hộ dân (Điện Biên 38 hộ, Lai Châu 120 hộ, Hà Giang 920 hộ, Lào Cai 180 hộ, Cao Bằng 240 hộ, Lạng Sơn 415 hộ, Quảng Ninh 3 60 hộ);
+ Di chuyển, hình thành các thôn, bản mới; định cư các thôn bản cũ không có dân 3.335 hộ (Điện Biên 105 hộ, Lai Châu 810 hộ, Hà Giang 120 hộ, Lào Cai 500 hộ, Cao Bằng 1.115 hộ, Lạng Sơn 415 hộ, Quảng Ninh 270 hộ).
8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
a) Định hướng quy hoạch giao thông:
- Đường bộ:
+ Hệ thống đường vành đai:
Đường vành đai nâng cấp: hoàn chỉnh toàn tuyến vành đai 1 trên cơ sở hệ thống quốc lộ 4 (4C, 4D, 4E), quốc lộ 34; xây dựng thêm một số đoạn tuyến để thông tuyến liên tục; hoàn chỉnh vành đai 2 theo tuyến quốc lộ 279 hiện nay.
Đường vành đai xây dựng mới: hoàn chỉnh tuyến đường hành lang biên giới theo dự án đường biên giới do Bộ Quốc phòng đang triển khai; xây dựng mới 2 đoạn tuyến trên hệ thống đường vành đai 1, bao gồm: đoạn nối từ Bảo Lạc (Cao Bằng) sang Mèo Vạc (Hà Giang) và đoạn từ Hà Giang sang Lai Chuâ; tuyến kéo dài đường hành lang biên giới từ Leng Su Sin qua Mường Nhé, Nậm Chẩn, Nà Khoa, hướng theo tỉnh lộ 131 về thị xã Mường Chà mới (điểm giao với quốc lộ 12); tuyến vành đai 1-2 nối quốc lộ 4D với quốc lộ 12 qua thị xã Mường Lay (quốc lộ 12), Nạm Mạ, Nậm Béo, Nà Hum, Huổi Ke (quốc lộ 4D); tạo tuyến vành đai phụ nối từ Lào Cai sang Lai Châu tới Điện Biên.
+ Hệ thống đường nan quạt:
Nâng cấp cải tạo các quốc lộ 18, lA, 3, 2, 70, 6, 12, 18C, 31, 1B, 3B;
Xây dựng mới tuyến cao tốc Hà Nội-Việt Trì-Yên Bái-Lào Cai, tuyến quốc lộ 6 kéo dài (từ tỉnh lộ 127 hiện tại nhập với tuyến hành lang biên giới tại Mường Tè, qua Pắc Ma đi cửa khẩu Nậm Là) và tuyến quốc lộ mới (nối quốc lộ 6 với quốc lộ 279 đi cửa khẩu Tây Trang);
Sớm xây dựng hoàn chỉnh đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến quốc lộ 3 và tỉnh lộ 230 nối từ thị xã Cao Bằng đi Pắc Bó;
Các tuyến quốc lộ mới hình thành trên cơ sở nâng cấp và xây dựng mới một số đoạn: quốc lộ mới-nhánh quốc lộ 31; quốc lộ 1B kéo dài; xây dựng mới kết hợp nâng cấp tỉnh lộ 208, một phần tỉnh lộ 227; nâng cấp cải tạo đoạn tỉnh lộ 227-Lạng Sơn và tỉnh lộ 208-Cao Bằng; xây dựng mới đoạn từ thị trấn Đông Khê sang Cao Minh-huyện Tràng Định; xây dựng mới kết hợp nâng cấp tỉnh lộ 212, một phần tỉnh lộ 204; nâng cấp, cải tạo đoạn tỉnh lộ 204 từ thị trấn Thông Nông sang Cần Yên và tỉnh lộ 212 từ quốc lộ 34 từ thị trấn Nguyên Bình nối với đường vành đai 2 sang quốc lộ 279 thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; xây dựng mới đoạn từ thị trấn Nguyên Bình sang thị trấn Thông Nông; nâng cấp và kéo dài tỉnh lộ 176 từ tỉnh Tuyên Quang tới Bắc Mê để nối kết giữa vành đai 2 và vành đai 1; nâng cấp tỉnh lộ 176 từ huyện Bắc Mê, gắn kết các điểm dân cư vùng núi cao, qua Yên Minh, Mèo Vạc rồi nhập với tuyến hành lang biên giới; nâng cấp tỉnh lộ 178 nối giữa đường vành đai 1 với vành đai 2;
+ Hệ thống đường giao thông nội vùng: tăng cường số lượng đường ra biên giới và tăng cấp hạng kỹ thuật gắn với quy hoạch bố trí các điểm dân cư, hệ thống các cửa khẩu địa phương, chợ đường biên, trạm biên phòng. Bảo đảm giao thông thuận lợi trong cả mùa mưa lũ và tính liên hoàn giữa đường tuần tra với đường hành lang biên giới; xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới bến xe đối ngoại theo cấp vùng, cấp tỉnh và mạng lưới bến xe cấp huyện;
+ Giao thông đô thị: ưu tiên hoàn chỉnh quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trong các đô thị, tạo điền kiện cho các đô thị phát triển nhanh, phát huy vai trò hạt nhân, đầu tầu trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Đường sắt:
+ Nâng cấp cải tạo tuyến Hà Nội - Lạng Sơn và Hà Nội - Lào Cai;
+ Xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Lào Cai; Xây dựng mới tuyến chạy song song với quốc lộ 4B, nối từ Lạng Sơn sang Quảng Ninh tới cảng Mũi Chùa;
+ Nâng cấp mở rộng ga Lạng Sơn, ga Lào Cai thành ga đường sắt đầu mối mang chức năng cấp vùng.
- Đường thuỷ:
Xây dựng hoàn chỉnh cảng nước sâu Cái Lân; nâng cấp cải tạo, mở rộng cảng Mũi Chùa; hoàn chỉnh các tuyến giao thông thuỷ trên sông Hồng đoạn Lào Cai - Hà Nội, trên sông Đà đoạn Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội, trên sông Lô đoạn Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ.
- Đường hàng không:
Xây dựng mới cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) và các cảng hàng không nội địa tại Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang và Lai Châu.
b) San nền, thoát nước mưa:
- San nền: cần tôn trọng địa hình; san nền giật cấp các khu vực có độ dốc từ 10% đến 20%, kè các mái dốc tạo mặt bằng đủ để xây dựng công trình; lựa chọn cao độ nền cho từng đô thị, điểm dân cư nông thôn bảo đảm không bị ngập úng, ngập lũ, thuận tiện giao thông và thoát nước mưa;
- Thoát nước mưa: chỉ tiêu tại các thành phố, thị xã đạt 100 - 140 m cống/ha xây dựng; chỉ tiêu tại các thị trấn đạt 80 - 100 m cống/ha xây dựng. Đối với các đô thị cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới, tuỳ điều kiện cụ thể có thể sử dụng hệ thống thoát nước chung hoặc riêng. Mạng lưới cống xây dựng phân tán theo địa hình tự nhiên, phân bổ đều trên toàn bộ diện tích xây đựng đô thị nhằm thoát nước nhanh, tránh úng ngập cục bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Các khu công nghiệp, khai thác quặng, khoáng sản phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường. Đối với các điểm dân cư nông thôn có quy mô lớn hơn 50 hộ gia đình cần xây dựng hệ thống thoát nước mặt; các cụm dân cư tập trung ven trục đường cần xây dựng mương nắp đan để thoát nước chung; các điểm dân cư nông thôn xây dựng sát chân núi và trên các sườn núi phải có mương xây hở đón nước, không để nước chảy qua khu dân cư.
Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện đầu nguồn các sông: sông Đà, Nậm Mức, Nậm Nhùn, sông Mã, sông Lô, sông Gâm, sông Bạc, sông Nho Quế và các sông khác. Xây dựng mới các hồi Nà Danh, Co Po, Nà Lái, Khuổi Kỳ, Khuổi Khoán, Khon Pàng và Khuổi Pác. Khôi phục và mở rộng mương Co Páo, Nà ít. Xây dụng mới mương Cốc Chủ, Nặm Phản và đập Ngườm Ngào.
Tăng cường công tác trồng và quản lý rừng đầu nguồn để chống xói lở và lũ quét, tăng độ che phủ rừng phòng hộ đầu nguồn các sông có hồ thủy điện Hòa Bình, hồ Sơn La, hồ Na Hang, hồ sông Bạc, hồ Thác Bà và các hồ thủy điện khác.
c) Cấp điện:
- Nguồn thủy điện: trong vùng có tiềm năng lớn về thủy điện như: thủy điện Sơn La 1 công suất 2.400 MW, Sơn La 2 (Lai Châu) công suất 1.100 MW, Na Hang (Tuyên Quang) công suất 342 MW, Huội Quảng (Sơn La) công suất 540 MW, Na Le (Lào Cai) công suất 90 MW, Nho Quế 1 (Hà Giang) công suất 145 MW, Bắc Mê (Hà Giang) công suất 280 MW, Thái An (Hà Giang) công suất 80 MW và một số cụm thủy điện vừa và nhỏ khác;
- Nguồn nhiệt điện: các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1 công suất 600 MW, Quảng Ninh 2 công suất 600-1.000 MW, Mông Dương (Quảng Ninh) công suất 1.000MW, Uông Bí mở rộng đợt 1 công suất 600 MW, Cẩm Phả 1 công suất 300 MW;
- Nguồn điện nhập của Trung Quốc: từ Thiên Bảo qua khu vực Thanh Thủy (Hà Giang) công suất 70 MW, từ Hà Khẩu qua khu vực Duyên Hải (Lào Cai) công suất 70 MW, từ Châu Hồng Hà qua khu vực Lào Cai công suất trên 200 MW, từ Đông Hưng qua khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) công suất 40-50 MW; từ Bằng Tường qua khu vực Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) công suất 70 MW;
- Đường dây truyền tải điện: phát triển lưới điện đấu nối với hệ thống điện quốc gia để khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ điện, tiếp nhận điện nhập từ Trung Quốc theo thoả thuận của EVN và cung cấp điện cho các phụ tải điện lớn trong vùng. Đồng thời với việc mở rộng nâng công suất các công trình điện hiện có cần sớm phát triển lưới điện 500 KV và 220 V cùng các trạm 500 KV, 220 KV trên địa bàn các tỉnh trong vùng;
- Sử dụng các nguồn năng lượng khác: nghiên cứu phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí biôga và các nguồn năng lượng khác nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân các dân tộc, đặc biệt là đối với các thôn bản vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng không có điều kiện để xây dựng thuỷ điện và phải đầu tư quá cao trong xây dựng đường dây truyền tải điện;
- Định hướng cấp điện: đến năm 2010, 100% dân cư đô thị được cấp điện sinh hoạt; 100% số xã, 96% số thôn, bản (điểm dân cư có từ 20 hộ trở lên), 85% số hộ dân cư nông thôn được sử dụng điện lưới, 100% số hộ được sử dụng điện.
d) Cấp nước:
- Nguồn nước mặt: toàn vùng có tổng lượng nước hàng năm khoảng 29.564 tỷ m3. Tuy nhiên do các sông, suối phần lớn nằm ở thượng nguồn có độ dốc lớn, mưa phân bố không đều trong năm, cần đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi để giữ, điều hòa nước;
- Nguồn nước ngầm: nước ngầm và nước khoáng chưa được thăm dò đầy đủ, cần thăm dò trữ tượng để khai thác, cấp nước cho đô thị.
- Định hướng cấp nước:
+ Đến năm 2010, 85 - 90% số dân tại các thành phố, thị xã và 85% số dân tại các thị trấn được cấp nước sạch sinh hoạt;
+ Đến năm 2020, 95 - 100% số dân tại các thành phố, thị xã và 95% số dân tại các thị trấn được cấp nước sạch sinh hoạn.
+ Tại các điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ cấp nước sạch khoảng 85 - 95%.
đ) Thoát nước thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường:
- Thoát nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt tại các thành phố và thị xã, thị trấn phải dược xử lý trước khi xả ra môi trường. Giai đoạn đầu có thể kết hợp với các sông, hồ sẵn có, hoặc đào hồ sinh học để xử lý nước thải bằng phương pháp tự làm sạch sinh học. Tương lai sẽ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải cho thị xã và các thị trấn đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5942-1995); tại các thị tứ và các cụm dân cư nông thôn nước thải được xử lý bằng phương pháp tự làm sạch; khuyến khích người dân sử dụng hố xí tự hoại và xí thấm; nước thải của các xí nghiệp công nghiệp xây dựng phân tán được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945-1995) và nước thải của các khu công nghiệp tập trung phải được xử lý tại trạm xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945-1995) trước khi xả ra môi trường;
- Thu gom xử lý chất thải rắn: xây dựng khu xử lý chất thải rắn có nhà máy chế biến phân hữu cơ tại các đô thị lớn hoặc vùng liên đô thị; tại các thị xã, thị trấn sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh quy mô từ 3 - 5 ha; bãi chôn lấp tại các thị tứ có quy mô khoảng 1 ha; các điểm dân cư riêng lẻ cần bố trí điểm tập trung chất thải rắn hoặc sử dụng các biện pháp chôn ủ để phân huỷ yếm khí chất thải rắn cung cấp phân bón cho nông nghiệp. Các điểm chôn ủ chất thải rắn phải tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường;
Chất thải rắn công nghiệp được phân loại để xử lý và tái chế; đầu tư xây dựng tại bệnh viện đa khoa cấp tỉnh một trạm thiêu đốt chất thải y tế bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường để phục vụ chung cho các cơ sở y tế trong tỉnh;
- Nghĩa trang: mỗi đô thị, mỗi xã trong vùng cần qui hoạch khu nghĩa trang, bố trí xa dân cư, nguồn nước; quy mô nghĩa trang đô thị khoảng 2,5 - 15 ha, ở các xã khoảng 0,5 - 1 ha.
9. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng xã hội:
Để đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới rút ngắn khoảng cách biệt với vùng xuôi, các tỉnh trong vùng cần hoàn thiện hệ thống giáo dục phổ thông (như các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, hệ thống trường dân tộc nội trú), đặc biệt cần chú ý tới các huyện giáp biên.
Xây dựng hệ thống trường chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ nhu cầu phát triển của các tỉnh trong vùng. Tại các đô thị trung tâm vùng như các thành phố Hạ Long, Lào Cai, Lạng Sơn quy hoạch xây dựng các cụm trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề. Tại các đô thị tỉnh lỵ quy hoạch xây dựng các trường dạy nghề đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.
10. Các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên:
Để từng bước thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020 có hiệu quả, trong giai đoạn đầu cần tập trung vào các chương trình, dự án sau:
- Bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung đến năm 2010 theo quy hoạch xã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005;
- Tập trung đầu tư xây dựng phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp nằm trong các hành lang kinh tế, bao gồm các đô thị: Móng Cái, Tiên Yên, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Lào Cai;
- Đầu tư phát triển các đô thị gắn với kinh tế cửa khẩu như Chi Ma, Tân Thanh, Thanh Thủy, Tà Lùng, Tây Trang, Ma Lù Thàng, Thu Lũm;
- Đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới theo quy hoạch hệ thống đường vành đai 1, vành đai 2; giải quyết các vấn đề về cấp nước sạch, cấp điện cho dân cư vùng sâu, vùng xa giáp biên giới;
- Đầu tư xây dựng các trung tâm giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và các chương trình bảo vệ môi trường diện rộng.
11. Chính sách và cơ chế xây dựng vùng:
Để từng bước triển khai Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020 có hiệu quả cần có cơ chế, chính sách phù hợp, trên cơ sở quán triệt tinh thần các nghị quyết của Bộ Chính trị, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, tuyến biên giới Việt - Trung, phát triển 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc; về quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung; chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước ưu đãi cho vùng về vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; về phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ thương mại; về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; về y tế, văn hóa; về hỗ trợ hộ gia đình, hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ thực vật, thú y cho cộng đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Xây dựng:
- Là cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra đôn đốc các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biên giới Việt - Trung trong quá trình thực hiện Quy hoạch này;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khi cần thiết, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt - Trung xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch này;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối bố trí kế hoạch vốn hàng năm cho các tỉnh và các Bộ, ngành tham gia thực hiện quy hoạch;
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn với các dự án thuộc phạm vi quy hoạch từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện.
3. Bộ Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn cho các địa phương và các Bộ, ngành tham gia thực hiện Quy hoạch;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn cơ chế quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh:
- Tổ chức công bố Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020.
- Phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị trên địa bàn tỉnh, lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong đô thị, lập kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đô thị theo quy hoạch, trình duyệt theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xác định các nguồn vốn đầu tư; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo tính khả thi của các dự án thực hiện theo Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cực, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, CN (6b). Hoà 310 bản. |
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.1151/QD-TTg | Hanoi, August 30, 2007 |
DECISION
APPROVING THE UP-TO-2020 PLANNING ON BUILDING OF VIETNAM-CHINA BORDER REGION
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Political Bureau’s Resolution No. 37-NQ-TW dated July 1, 2004, on orientations for socio-economic development and defense and security maintenance in the northern midland and mountain regions till 2010 and the Prime Minister’s Decision No. 120/2003/QD-TTg dated June 11, 2003, approving the strategy on socio-economic development of the Vietnam-China border line till 2010;
At the proposal of the Ministry of Construction in Document No. 42.TTr-BXD dated July 31, 2007,
DECIDES:
Article 1. To approve the up-to-2020 planning on building of Vietnam – China border region with the following principal contents:
1. Planning scope: covering the provinces of Lai Chau, Dien Bien, Lao Cai, Ha Giang, Cao Bang, Lang Son and Quang Ninh, with a total natural land area of 5,126,329 ha and bordering on China.
2. Nature: The Vietnam-China border region is:
- A general economic zone with border-gate economy and mining industry being the leading economic branches;
- The northern gateway of North Vietnam key economic region with close economic relations with southern and southeastern provinces of China;
- A region with great potential for development of cultural, historical and ecological tourism;
- Occupying a strategic position in national defense and security.
3. Viewpoints:
- Thoroughly grasping the Political Bureau's Resolution No.37-NQ/TW dated July 1, 2004, and the Government’s action program on implementation of the Political Bureau's Resolution No.37-NQ-TW on orientation for socio-economic development and defense and security maintenance in the northern midland and mountain regions till 2010;
- Enhancing all-sided socio-economic development, efficiently tapping the relations inside and outside the region, its strengths in agriculture, forestry, mining, tourism, culture, ecology and landscape on the basis of association with the general planning on systems of urban centers and rural population points, population stabilization planning on Vietnam-China border communes till 2010, which was approved by the Prime Minister in Decision No. 60/2005/QD-TTg dated March 24, 2005;
- Maintaining defense and security, enhancing friendly and cooperative relations towards sustainable development.
4. Objectives:
- Contributing to the concretization of the Political Bureau’s Resolution No.37-NQ/TW and the Government's action program on materialization of the Political Bureau’s Resolution No.37-NQ/TW on orientations for socio-economic development and defense and security maintenance in the northern midland and mountain regions till 2020;
- Supporting and boosting socio-economic development, combining socio-economic development with security and defense, bringing into play the potentials and resources of the provinces in the region;
- Serving as a basis for directing and managing construction according to the regional planning.
5. Position and economic relations in the region:
- The Vietnam-China border region constitutes a strategic area of paramount socio-economic, defense, security and external relation importance of the whole country; has potential and advantages in agriculture, forestry, mining, tourism, border-gate economy and marine economy; is inhabited by various ethnic groups with their own cultural identities; has close relations with Hanoi capital and the northern key economic region through systems of important economic-technical-urban corridors;
- The Vietnam-China border region has close economic relations with southern and southeastern provinces of China through the border-gate system.
6. Forecasts on population development and construction land:
- Population: About 4,829,700 by 2010 and around 5,710,000 by 2020;
- Urbanization rate: Around 30-35% by 2010 and around 40-45% by 2020;
- Urban construction land: About 22,870 ha by 2010 and an average of 120-/35m2/person by 2010; and about 40,250 ha and an average of 115-140 m2/person by 2020;
- Rural population point development: To stably relocate about 5,600 households (around 28,800 persons) to areas close to the border region, to stabilize the life for about 97,300 households (around 512,800 inhabitants in 2,075 hamlets by 2010 under the Prime Minister's Decision No.120/2003/QD-TTg dated June 11, 2003, approving the strategy on socio-economic development of the Vietnam-China borderline till 2010; to build about 130 new communal centers and clusters (with the minimum size of 15-50houscholds/center or cluster).
7. Spatial development orientations:
a) Division of economic development zones:
- Leading dynamic economic zones with potential for urban, industrial, trade and service development:
+ The western economic zone embraces Lao Cai city, Bao Thang district, Bao Yen district (Lao Cai province) lying on Haiphong-Hanoi-Lao Cai economic corridor;
+ The eastern economic zone embraces Lang Son city and districts of Lang Son province, lying Haiphong-Hanoi-Lao Cai economic corridor;
+ The coastal economic zone stretches from Ha Long city to Mong Cai of Quang Ninh province, lying on the Tonkin Gulf economic arch.
- Secondary dynamic economic zones:
+ Economic zone I lies along highway 2 through Ha Giang provincial town and the districts of Quang Binh, Bac Quang, Vi Xuyen and Bac Me, which is a zone for development of urban centers, processing, mechanical engineering, construction materials, services and agriculture;
+ Economic zone II lies along highway 12, linking highways 4D and 32 through Phong Tho district, Lai Chau provincial town, Tam Duong district, Than Uyen district (Lai Chau), which is a zone for development of urban centers, processing, construction materials, services, agriculture and forestry;
+ Economic zone III lies along Son La hydroelectric development corridor in the districts of Muong Te and Sin Ho (Lai Chau), Muong Lay provincial town, Muong Chau and Tuan Giao districts (Dien Bien), which is a zone for development of hydroelectric industry, processing and mining industries, urban and rural services, and forestry.
In addition, based on localities' potentials, to develop industrial mining zones and cultural and ecological tourist resorts, particularly border economic and trade zones.
b) Orientations for development of systems of urban centers, rural population points till 2020:
- Model of development of systems of urban centers and rural population points: + Urban centers and rural population points along the Vietnam-China border corridor are arranged for close association and mutual support and evenly distributed in accordance with intervals between road networks of district, provincial and national levels; the border-gate service and trade urban centers serve as dynamic or core ones, connecting, supporting and boosting the development of other urban centers, particularly rural population points in the region (centers of communes or commune clusters);
+ Developing urban centers and urban clusters with general functions of national important border areas closely associated with locations of exchange between municipal-technical-economic corridors and East-West joint border belts in national and international relations through border gates in the Vietnam-China border region;
+ Building economic and defense zones with technical and social infrastructure systems at belt line 2 (highway 279) in order to form an urban system acting as a bridge between mountain and midland urban centers;
+ Expanding, upgrading and perfecting the systems of townships, inter-communal centers and communal centers to play the core role in coordinating and supporting the development of rural population quarters.
- Grading of urban centers:
+ Regional urban centers, which are general economic centers, including Mong Cai city (currently being a provincial town and grade III- urban center), Lang Son city and Lao Cai city;
+ Sub-regional urban centers, which are those closely associated with regional centers, including Tien Yen provincial town (currently a township); Cao Bang city (currently a provincial town and grade IV-urban center); Ha Giang city (currently a provincial town and grade IV- urban center); Lai Chau city (currently a provincial town and grade IV- urban center); and Dien Bien city;
+ District sub-regional urban centers, including the townships of That Khe, Dinh Lap, Dong Mo and Binh Gia (Lang Son province); Bao Lac, Ha Quang and Trung Khanh (Cao Bang province); Pho Rang and Bac Ha (Lao Cai province); Viet Quang, Vinh Quang and Yen Minh (Ha Giang province); Than Uyen provincial town and Muong Te township (Lai Chau province), and Muong Nhe towrlship (Dien Bien province).
- System of urban centers with general functions:
+ Mong Cai city and Mong Cai border gate;
+ Hon Mieu –Hai Ha urban center and the industrial-seaport-service complex in Hai Ha economic zone;
+ Tien Yen provincial town and Cai Bau economic zone;
+ Ha Long city;
+ Lang Son city, Dong Dang provincial town (currently township), Tan Thanh border gate;
+ Cao Bang city and the border gates of Soc Giang, Ta Lung and Tra Linh;
+ Ha Giang city and Thanh Thuy border gate;
+ Lao Cai city and its vicinities;
+ Lai Chau city, Ma Lu Thanh border gate and Pa So township;
+ Muong Te provincial town and Thu Lum border gate;
+ Dien Bien city and Tay Trang border gate.
- System of urban and economic-defense centers:
+ Lang Son province: Bac Son and Cuu Long areas;
+ Lao Cai province: Khanh Yen area, Van Ban district;
+ Lai chau province: Than Uyen area;
+ Dien Bien province: Muong Cha area and Muong Nhe district.
- Urban centers and concentrated population points along the border:
+ Quang Ninh province: Mong Cai city; Hoang Mo and Pac Phong Sinh townships;
+ Lang Son province: Dong Dang provincial town; Tan Thanh, Chi Ma, Ban Chat, Binh Nghi and Quoc Khanh townships;
+ Cao Bang province: Ta Lung provincial town; Soc Giang, Ban Doc, Coc Pang, Con Yen, Po Peo, Ly Van, Thi Hoa and Duc Long townships.
+ Ha Giang province: Coc Pai, Xin Man, Vinh Quang, Thanh Thuy, Bach Dich, Pho Bang, Dong Van, Xin Cai, Meo Vac, Yen Minh and Tam Son townships;
+ Lao Cai province: Y Ty, Ban Vuoc, Muong Khuong, Pha Long, Si Mai Cai townships and Lao Cai city;
+ Lai Chau province: Ka Lang, Thu Lum, Pa Su Ve, Ma Li Chai, Ma Lu Thang and Pa So townships;
+ Dien Bien province: Forming A Pa Chai township connected with a border gate.
- System of specialized urban centers:
+ Ha Giang province: Yen Binh, Hung An, Vinh Thuy, Tan Quang, Viet Lam, Vi Xuyen and Yen Phu townships;
+ Lao Cai province: Sa Pa provincial town, Pho Lu; the townships of Bao Ha, Bac Nam, Tang Loong and Phong Hai;
+ Lai Chau province: Sin Ho, Phong Tho and Than Uyen townships;
+ Dien Bien province: Muong Ang, Tua Chua, Na Son and Ban Phu townships.
- System of new urban centers:
+ Quang Ninh province: Tien Yen provincial town, Hon Mieu- Hat Ha urban center;
+ Lang Son province: The townships of Chi Ma, Tan Thanh, Cao Loc (in replacement of current Cao Loc township merged into Lang Son city);
+ Cao Bang province: Ban Coc, Bao Lam, Ha Quang, Soc Giang and Ha Lang townships;
+ Ha Giang province: Yen Phu, Thanh Thuy, Hung An, Tan Quang, Xin Cai, Dong Van, Bach Dich, Xi Man and Coc Pai townships;
+ Lao Cai province: Ban Vuoc, Ban Phiet, Bac Ngam, Bao Ha, Si Ma Cai, Muong Khuong, Ban Lau and Pha Long townships;
+ Lai Chau province: Sin Ho Dong, Nam Hang, Ma Lu Thang, Thu Lum, Dao San, Then Sin and Ka Lang townships;
+ Dien Bien province: A Pai Chai township.
- Orientations for development of districts and communes close to the border line:
On the basis of the current population distribution, resettlement conditions in border communes and defense requirements, the close-to-border population lines must be closely associated with the systems of urban centers and rural population points throughout the Vietnam-China border region, forming a chain system in support of economic development and security as well as defense maintenance, concretely as follows:
+ On the spot settlement of 66,370 households (Dien Bien: 230 households, Lai Chau: 1,040, Ha Giang: 13,230, Lao Cai: 15,750, Cao Bang: 22,600, Lang Son: 11,640 and Quang Ninh: 1,880 households);
+ Relocation to existing border hamlets of 2,270 households (Dien Bien: 38, Lai Chau: 120, Ha Giang: 920, Lao Cai: 180, Cao Bang: 240, Lang Son: 415 and Quang Ninh: 360 households);
+ Relocation and formation of new hamlets and resettlement to uninhabited hamlets of 3,335 households (Dien Bien: 105, Lai Chau: 810, Ha Giang: 120, Lao Cai: 500, Cao Bang: 1,115, Lang Son: 415 and Quang Ninh: 270 households).
8. Orientations for development of technical infrastructure systems:
a) Traffic planning orientations:
- Road:
+ Belt road system:
Upgraded belt roads: To complete the entire belt line 1, based on the system of highway 4 (4C, 4D, 4E) and highway 34; to additionally build a number of road sections for non-interrupted traffic; to complete belt line 2 along highway 279.
Newly built belt roads: To complete border corridor roads under the border road projects being executed by the Ministry of Defense; to build 2 new sections on the belt road 1 system, including the section from Bao Lac (Cao Bang) to Meo Vac (Ha Giang) and the section from Ha Giang to Lai Chau; the extended border corridor road from Leng Su Sin to Muong Nhe, Nam Chan, Na Khoa in the direction of provincial road 131 to new Muong Cha provincial town (cross section with highway 12); 1-2 belt road linking highway 4D to Muong Lay provincial town (highway 12), Nam Ma, Nam Beo, Na Hum, Huoi Ke (highway 4D); to create a secondary belt road from Lao Cai to Lai Chau and Dien Bien.
+ Paper fan frame-shaped road system.
To upgrade highways 18, 1A, 3, 2, 70, 6, 12, 18C, 31, 1B, 3B;
To build Hanoi-Viet Tri-Yen Bai- Lao Cai new expressway, extended highway 6 (from provincial road 127 currently merged with the border corridor road at Muong Te, through Pac Ma to Nam La border gate) and new highway (linking highway 6 with highway 279 to Tay Trang border gate);
To quickly complete the construction of Ho Chi Minh road, highway 3 and provincial road 230 sections from Cao Bang provincial town to Pac Bo;
New highways will be formed on the basis of upgrading and building a number of sections: new highway-highway 31 branch; extended highway 1B; to build in combination with upgrading provincial road 208- Cao Bang; to upgrade provincial road 227- Lang Son and provincial road 208- Cao Bang sections; to build a new section from Dong Khe township to Cao Minh, Trang Dinh district; to build in combination with upgrading provincial road 212, a section of provincial road 204; to upgrade the provincial road section from Thong Nong township to Can Yen and provincial road 212 section from highway 34 at Nguyen Binh township to belt road 2 then highway 279 of Ba Be district, Bac Kan province; to build a new section from Nguyen Binh township to Thong Nong township; to upgrade and extend provincial road 176 from Tuyen Quang province to Bac Me for connection between belt road 2 and belt road 1; to upgrade provincial road 176 from Bac Me district, connecting highland population points, through Yen Minh, Meo Vac, then merging with the border corridor road; to upgrade provincial road 178, linking belt road 1 with belt road 2;
+ Intra regional road system: To increase the number of roads leading to the border and technically upgrade them in line with the planning on arrangement of population points, systems of local border-gates, border marketplaces and border guard stations. To ensure smooth traffic even in the flood season and the connection between patrol roads and border corridor roads; to completely build regional, provincial and district-level car station networks;
+ Urban traffic: To prioritize the completion of an investment plan on construction of traffic systems within urban centers, creating conditions for urban centers to quickly develop and promote their core and leading role in socio-economic development of the region.
- Railways:
+ To upgrade Hanoi-Lang Son and Hanoi-Lao Cai railway lines;
+ To build Hanoi-Quang Ninh and Hanoi-Lao Cai express railways; to build a new railway line running in parallel with highway 4b, running from Lang Son though Quang Ninh to Mui Chua port;
+ To upgrade and expand Lang Son and Lao Cai railway stations into key railway stations of regional functions.
- Waterways:
- To complete the construction of deep-water port of Cai Lan; to upgrade, expand Mui Chua port; to complete waterway traffic lines on the Red River, the Lao Cai-Hanoi section, on Da river, the Son La-Hoa Binh section, on Lo river, the Ha Giang –Tuyen Quang - Phu Tho section.
- Airways:
To build Van Don international airport (Quang Ninh province) and domestic airports in Cao Bang, Lao Cai, Ha Giang and Lai Chau.
b) Ground leveling and rainwater drainage:
- Ground leveling: To respect the terrain; to conduct terraced ground leveling in areas with a slanting degree of between 10% and 20%, to embank slope tali for work construction; to select a ground elevation for each urban center or rural population point, ensuring no water logging, no flooding, convenient traffic and rain water drainage;
- Rainwater drainage: The norms will be 100-140 meters of culvert/ construction hectare for cities and provincial towns, and 80-100 meters for townships. For upgraded or newly built urban centers, common or separate water drainage networks will be used, depending on their respective specific conditions. The culvert networks are built scatteredly according to natural terrain and evenly distributed on the entire urban construction areas for fast drainage, local water logging combat and environmental sanitation.
Wastewater in industrial parks and mining areas must be treated up to the permitted standards before being discharged into the environment. For rural population points with a size of more than 50 households each, surface water drainage systems should be built; for concentrated population clusters along roads, concrete lid-covered canals should be built for water drainage; for rural population points built close to mountains or on mountain slopes, open canals must be built to collect water and prevent it from running through population areas.
To build irrigation and hydroelectric works upstream Da, Nam Muc, Nam Nhun, Ma, Lo, Gam, Bac, Nho Que and other rivers. To build Na Danh, Co Po, Na Lai, Khuoi Ky, Khuoi Khoan, Khon Pang and Khuoi Pac water reservoirs. To restore and expand Co Pao and Na It canals. To build Coc Chu and Nam Pan canals and Nguom Ngao dam.
To step up the planting and management of headwater forests to combat erosion and flash floods and to increase the coverage of headwater protection forests upstream rivers with such hydroelectric reservoirs as Hoa Binh, Son La, Na Hang, Bac river, Thac Ba and others.
c) Power supply:
- Hydroelectric sources: The region has a great hydroelectric potential, including Son La 1 hydroelectric power plant of 2,400 MW, Son La 2 (Lai Chau) of 1,100 MW, Na Hang (Tuyen Quang) of 342 MW, Huoi Quang (Son La) of 540 MW, Na Le (Lao Cai) of 90 MW, Nho Que 1 (Ha Giang) of 145 MW, Bac Me (Ha Giang) of 280 MW, Thai An (Ha Giang) of 80 MW and a number of other small-or medium-sized hydroelectric power plants.
- Thermal power sources: The thermal power plant of Quang Ninh 1 of 600 MW, Quang Ninh 2 of 600-1,000 MW, Mong Duong (Quang Ninh) of 1,000 MW, Uong Bi after first and second expansions with a capacity of 600 MW, Cam Pha 1 of 300 MW;
- Sources of electricity imported from China: From Thien Bao to Thanh Thuy area (Ha Giang) with a capacity of 70MW, from Ha Khau to Duyen Hai area (Lao Cai) with a capacity of 70 MW; from Chau Hong Ha to Lao Cai area with a capacity of over 2,000 MW; from Dong Hung to Mong Cai area (Quang Ninh) with a capacity of 40-50 MW, from Bang Tuong to Huu Nghi Quan area (Lang Son) with a capacity of 70MW;
- Transmission lines: To develop power grids connected to national grids for efficient exploitation of hydroelectric works and electricity imported from China under EVN's agreement and supply for regional great electricity overload. Together with the expansion of existing power plants, it is necessary to early develop the power grids of 500 kW and 220 V and transformer stations of 500 kV and 220 kV in regional provinces;
- Other energy sources: To study the development of solar energy, wind energy, biogas and other energy sources with a view to satisfying the needs of people of various ethnic groups, especially in highland, distant, deep-lying hamlets and areas where conditions do not permit the construction of hydroelectric plants and costly power transmission lines;
- Power supply orientations: By 2010, 100% urban population will be supplied with electricity; 100% communes and 96% of villages and hamlets (population points with 20 households or more each), and 85% of rural households have access to grid electricity, and 100% households are supplied with electricity.
d) Water supply:
- Surface water sources: The whole region has an annual total water volume of about 29,564 billion m3. However, as most rivers and streams lie upstream with great slope and rain does not evenly distribute throughout the year, irrigation works should be built to store and regulate water;
- Underground water sources: Underground and mineral water has not yet been fully explored; hence, its deposit should be explored for exploitation and supply to urban centers.
- Water supply orientations:
+ By 2010, 85-90% of inhabitants in cities and provincial towns and 85% of the population in townships will be supplied with clean water;
+ By 2020, 95- 100% of the population in cities and provincial towns and 95% of the population in townships will be supplied with clean water;
+ At rural population points, the clean water supply rate will be around 85-95%. e) Daily-life waste water drainage and environmental sanitation:
Daily-life waste water drainage: Daily-life waste water in cities, provincial towns and townships must be treated before being discharged into the environment. At the first stage, waste water may be treated by biological self-cleaning method through existing rivers, lakes or dug biological lakes. In the future, waste water treatment plants will be built for provincial towns and district towns, up to standard B (TCVN 5942-1995); waste water of townships and rural population clusters will be treated by self-cleaning method; people are encouraged to use flush toilets; waste water from scattered industrial enterprises will be locally treated up to standard B (TCVN 5945-1995) and waste water from industrial parks must be treated at industrial waste water treatment stations up to standard B (TCVN 5945-1995) before being discharged into the environment;
- Solid waste collection and treatment: To build a solid waste treatment compound with organic fertilizer processing plants in big urban centers or inter-urban areas, provincial towns and district towns, hygienic solid waste dumps of between 3-5 ha each will be built; dumps of about 1 ha each will be built in townships; at individual population points, solid waste gathering points will be built or burying method will be used for self-decomposition of wastes into fertilizers for agricultural production. Solid waste dumps must comply with regulations on environmental sanitation;
Industrial solid wastes are sorted out for treatment and recycle; to invest in the construction of a medical waste incinerator station at the provincial general hospital up to environmental standards in common service of medical establishments in the province;
- Cemeteries: Each urban center and each commune in the region should draw up a plan on cemeteries to be located far away from population areas and water sources; size of a cemetery will be around 2.5-15 ha for urban centers and 0.5-1 ha for communes.
9. Social infrastructure development orientations:
In order to create human resources to meet the socio-economic development demands and proceed to narrow the gap between mountain and delta regions, the provinces in the region should perfect the general education systems (including primary schools, junior high schools, senior high schools, boarding schools for ethnic minority pupils), paying special attention to bordering districts.
To build specialized and vocational training schools for training of on-spot human resources in service of development demands of the regional provinces. In such urban centers as Ha Long, Lao Cai and Lang Son cities, there should be plans on construction of clusters of universities, colleges, professional secondary schools and vocational schools. In provincial capitals, there should be plans on construction of multi-discipline vocational training schools in order to meet the local demands of socio-economic development and economic restructuring.
10. Programs and projects with investment priority:
In order to incrementally realize the up-to-2020 planning on building of the Vietnam-China border region in an effective manner, in the first stage, efforts should be concentrated on the following programs and projects:
- Arrangement and stabilization of inhabitants in Vietnam-China border communes till 2010 under the planning already approved by the Prime Minister in Decision No. 60/2005/QD-TTg dated March 24, 2005;
- Investment will be concentrated on the development of urban centers with general functions, which lie in economic corridors, including the urban centers of Mong Cai, Tien Yen, Dong Dang, Lang Son and Lao Cai;
- Investment in the urban and economic development in such border gates as Chi Ma, Tan Thanh, Thanh Thuy, Ta Lung, Tay Trang, Ma Lu Thang and Thu Lum;
- Investment in upgrading and building under planning the system of belt roads 1 and 2; and the clean water and electricity supply to people in deep-lying or distant border areas;
- Investment in the construction of professional education and vocational training centers and expanded environmental protection programs.
11. Region-building policies and mechanisms:
In order to incrementally realize the up-to-2020 planning on building of Vietnam-China border region in an effective manner, there should be appropriate mechanisms and policies based on resolutions of the Political Bureau and decisions of the Prime Minister on strategies and orientations for socio-economic development and defense and security maintenance in northern midland and mountain regions, along the Vietnam-China border line, the development of 6 northern mountain provinces meeting with exceptional difficulties; on the planning to stabilize population in Vietnam-China border communes; policies on border-gate economic zones. To further effectively realize mechanisms and policies of the Party and the State to prioritize the region with investment capital for socio-economic infrastructure construction; on development of commodity production, commercial services; on education, human resource training; on health and culture; on support for households, support for agricultural, forestry promotion, plant protection and veterinary for communities.
Article 2. Organization of implementation
1. The Ministry of Construction:
- Acting as a coordinator, to monitor, inspect and urge relevant ministries and branches as well as the People's Committees of the Vietnam-China border provinces in the course of implementing this planning;
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches and the People's Committees of the border provinces in, studying the adjustment and supplementation of the planning, when necessary, and submit them to the Prime Minister for consideration and decision.
2. The Ministry of Planning and Investment:
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction in, guiding the People’s Committees of Vietnam-China border provinces to work out plans for implementation of this planning;
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, balancing and arranging annual capital for provinces and ministries as well as branches involved in the implementation of this planning;
- To guide localities in integrating their respective programs and projects with projects under the planning right from the stage of formulation of the planning to the stage of implementation.
3. The Ministry of Finance:
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, arranging capital for localities and ministries as well as branches participating in the implementation of the planning;
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in, guiding the mechanisms for capital management, allocation, payment and settlement.
4. The People's Committees of Dien Bien, Lai Chau, Lao Cai, Ha Giang, Cao Bang, Lang Son and Quang Ninh provinces:
- To publicize the up-to-2020 planning on building of Vietnam-China border region.
- To coordinate with the Ministry of Construction and relevant ministries and branches in organizing the formulation of general plannings on construction of urban centers in their respective provinces, the formulation of detail planning on functional zones in urban centers, the formulation of plans on execution of urban construction investment projects under the planning and submit them for approval according to the provisions of law.
- To coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and relevant ministries as well as branches in identifying sources of investment capital; building appropriate mechanisms and policies to ensure the feasibility of projects covered by the planning.
Article 3.
This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, heads of concerned bodies, the presidents of the People’s Committees of Lai Chau, Dien Bien, Lao Cai, Ha Giang, Cao Bang, Lang Son and Quang Ninh provinces shall implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây