Nghị định 97/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí

thuộc tính Nghị định 97/2013/NĐ-CP

Nghị định 97/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:97/2013/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:27/08/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bán lẻ xăng dầu không đúng giá niêm yết bị phạt đến 10 triệu đồng

Ngày 27/08/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 97/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.
Nghị định này chỉ rõ, hành vi không niêm yết giá bán lẻ xăng dầu hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng; niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng với giá do thương nhân đầu mối quy định hoặc bán không đúng giá niêm yết do thương nhân đầu mối quy định có thể bị phạt từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng; đặc biệt, hành vi tự điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối quy định bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Đồng thời, cửa hàng bán lẻ xăng dầu còn có thể bị phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng trong trường hợp cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu địa điểm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điểu kiện kinh doanh xăng dầu; từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng trong trường hợp kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu giả.
Đặc biệt, Nghị định này còn đưa ra mức phạt tiền tối đa đến 1 tỷ đồng, áp dụng đối với cá nhân có hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2013 và thay thế Nghị định 145/2006/NĐ-CP ngày 30/11/2006.

Xem chi tiết Nghị định97/2013/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------
---------

Số: 97/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
---------------

Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG

 LĨNH VỰC DẦU KHÍ, KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cLuật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đi, bsung một số điu của Luật dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000 và Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật du khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng,

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.
2. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm về hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí;
b) Hành vi vi phạm quy định về an toàn, an ninh và môi trường trong lĩnh vực dầu khí;
c) Hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo, cung cấp thông tin và các quy định khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực dầu khí;
d) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu;
đ) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu;
e) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (sau đây khí dầu mỏ hóa lỏng gọi tắt là LPG);
g) Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh LPG; vi phạm quy định về chai LPG và LPG chai;
h) Hành vi vi phạm quy định về nạp, cấp LPG;
i) Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, sửa chữa, kiểm định chai LPG.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng không quy định tại Nghị định này thì áp dụng Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Những người có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
4. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. “Tổ chức” theo quy định tại Nghị định này bao gồm tổ chức kinh tế và các tổ chức khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính.
2. “Tổ chức kinh tế” bao gồm các doanh nghiệp được hoạt động theo Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003; tổ chức tín dụng được thành lập theo Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; tổ chức bảo hiểm được thành lập theo Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 9 tháng 12 năm 2000; các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật và các đơn vị kinh tế trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên.
3. “Cá nhân” quy định tại Nghị định này bao gồm cả hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, kể cả các trường hợp quy định chủ thể thực hiện hành vi vi phạm đó là tổ chức.
2. Trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM, THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ
Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lập chương trình công tác năm tương ứng gửi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo từng giai đoạn phù hợp với cam kết trong hợp đồng dầu khí về thời hạn, nội dung công việc, tài chính.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không nộp tài liệu và mẫu vật thu được trong quá trình khoan cho cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm, thăm dò khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép.
4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi khoan ra ngoài diện tích hợp đồng dầu khí khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép.
5. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi giữ lại diện tích phát hiện khí có khả năng thương mại khi chưa được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
6. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí khi hợp đồng dầu khí chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại khu vực Nhà nước tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm.
8. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Khoản 4, Khoản 6, Khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm Khoản 8 Điều này.
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập chương trình công tác năm tương ứng gửi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Không lưu giữ sổ sách ghi chép về công tác đo lường thiết bị đo lưu lượng tổng hoặc thiết bị kiểm tra lưu lượng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phân bổ sản lượng khai thác dầu từ cụm giếng của mỏ trên cơ sở chia tỷ lệ của từng giếng không phù hợp với hệ thống phân dòng và quy trình phân bổ đã được phê duyệt;
b) Không chuẩn chỉnh và duy trì việc chuẩn chỉnh tất cả các thiết bị đo tổng lưu lượng, đo nước, đo khí theo tiêu chuẩn, chế độ định kỳ đã được chấp thuận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
c) Tiến hành các hoạt động sửa chữa giếng hoặc xử lý để tăng dòng sản phẩm khi chưa có sự phê duyệt của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Tiến hành khai thác dầu khí từ hai vỉa trở lên bằng một ống khai thác hoặc một thân giếng chung mà không đo lưu lượng riêng của từng vỉa khi chưa được sự phê duyệt của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
đ) Không đo tổng lưu lượng của các vỉa sản phẩm và xác định lưu lượng khai thác của từng vỉa riêng biệt khi tiến hành khai thác đồng thời nhiều vỉa đã được chấp thuận.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác dầu khí với sản lượng làm giảm áp suất vỉa xuống thấp hơn mức áp suất đã được phê duyệt mà không được sự cho phép của các cấp có thẩm quyền theo quy định;
b) Không thực hiện đúng quy định về van an toàn trong lòng giếng;
c) Không hợp nhất mỏ theo quy định;
d) Không tính lại trữ lượng dầu khí theo quy định của pháp luật;
đ) Không thực hiện đúng quy định về đo hoặc khảo sát áp suất vỉa;
e) Không thực hiện đúng quy định về lấy và phân tích mẫu lưu thể;
g) Không thực hiện đúng quy định về ống khai thác và ống chống khai thác;
h) Không bảo đảm thiết bị đầu giếng và cây thông phù hợp với quy định của pháp luật;
i) Bơm chất lưu vào vỉa theo mạng lưới giếng bơm ép và vỉa khác với mạng lưới giếng bơm ép và vỉa đã được phê duyệt;
k) Không thực hiện đúng quy trình về đốt và xả khí đồng hành;
l) Trong quá trình thử giếng mà khai thác vượt quá khối lượng đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép đốt hoặc hủy;
m) Khai thác khí đồng hành trong trường hợp tỷ suất khí dầu cao hơn giới hạn đã phê duyệt khi chưa có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu của Chính phủ Việt Nam về việc bán dầu thô tại thị trường Việt Nam;
b) Không thực hiện đúng nội dung kế hoạch đại cương và kế hoạch phát triển mỏ dầu khí đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiến hành hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí khi kế hoạch phát triển mỏ chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khai thác dầu khí vượt ra ngoài diện tích hợp đồng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
6. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực mà Nhà nước tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm.
7. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm khai thác dầu khí.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 2; Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm Khoản 7 Điều này.
Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động kết thúc dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chương trình, kế hoạch, dự toán chi phí cho việc tháo dỡ các công trình cố định phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định.
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tháo dỡ các công trình cố định phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí khi chương trình, kế hoạch, dự toán chi phí cho việc tháo dỡ các công trình đó chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không tiến hành tháo dỡ các công trình cố định phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo chương trình, kế hoạch, dự toán chi phí cho việc tháo dỡ các công trình đó đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Không thực hiện đúng quy định về bảo quản và hủy giếng khoan dầu khí.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tháo dỡ công trình hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN, AN NINH VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ
Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về an toàn, an ninh dầu khí
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trồng cây lâu năm trong hành lang an toàn các công trình dầu khí trên đất liền;
b) Cản trở việc tiến hành hợp pháp các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thiết lập hành lang an toàn xung quanh các công trình dầu khí theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Sử dụng bình chịu áp lực, bình chịu lửa được thiết kế và lắp đặt không theo các tiêu chuẩn quy định;
c) Không thực hiện đúng các quy định về kiểm tra các van, các thiết bị cảm biến;
d) Sử dụng hệ thống thiết bị xử lý, bình tách, các loại bình áp lực, máy bơm, máy nén khí, đường ống, bộ phận dòng (manifold), đầu giếng và các thiết bị khai thác dầu khí khác khi các thiết bị đó chưa được bảo vệ bằng hệ thống an toàn;
đ) Không lắp đặt van đóng khẩn cấp ở đầu giếng và cây thông hoặc sử dụng van đóng khẩn cấp không đạt tiêu chuẩn theo quy định;
e) Không thực hiện đúng quy định về khoảng cách đặt động cơ diesel trên đất liền;
g) Sử dụng công trình khai thác ngoài khơi khi hệ thống ống dẫn và các thiết bị có liên quan được thiết kế và lắp đặt không theo tiêu chuẩn quy định;
h) Không nối các van xả áp và thiết bị xử lý hydrocacbon lỏng với bình lắng hoặc thùng chứa hoặc thùng bọc cao su có thể tích đủ để chứa được thể tích lỏng lớn nhất có thể thoát ra trước khi hệ thống được đóng an toàn;
i) Không lắp đặt hệ bị các thiết bị báo động có khả năng báo cho tất cả mọi người trên công trình trong tình huống có thể gây nguy hiểm cho người, cho công trình hoặc có hại cho môi trường tự nhiên theo quy định;
k) Không lập báo cáo đánh giá định lượng rủi ro để làm cơ sở xác định khoảng cách an toàn trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiến hành xây dựng các công trình, sử dụng lửa trần, các thiết bị phát nhiệt, phát lửa và các hoạt động khác trong hành lang an toàn các công trình dầu khí trên đất liền gây nguy hại cho công trình dầu khí đó;
b) Thả neo trái phép các phương tiện tàu, thuyền trong phạm vi 2 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí biển;
c) Xâm nhập trái phép hoặc tiến hành các hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào trong vùng an toàn dầu khí của các công trình dầu khí trên biển khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thiết lập hoặc không duy trì hệ thống quản lý công tác an toàn trong quá trình hoạt động từ khâu thiết kế, xây dựng, chạy thử, vận hành, khai thác và hủy bỏ công trình;
b) Không xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Lập kế hoạch ứng cứu khẩn cấp không phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp quốc gia.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong hoạt động dầu khí đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 và Điểm c Khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tháo dỡ các các công trình xây dựng trái phép đối với vi phạm quy định tại Điểm a và c Khoản 3 Điều này.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về ứng phó sự cố tràn dầu
Các hành vi vi phạm quy định về ứng phó sự cố tràn dầu được xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về an toàn đường ống vận chuyển khí trên đất liền
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nổ mìn, khai thác đá trong phạm vi khu vực ảnh hưởng tính từ ranh giới hành lang an toàn đến ranh giới khu vực ảnh hưởng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về độ dày thành ống;
b) Không thực hiện đúng quy định về độ sâu của đường ống ngầm;
c) Không thực hiện đúng quy định về thiết kế, thi công đường ống mới;
d) Thay đổi tiêu chuẩn thiết kế khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
đ) Không có chương trình quản lý an toàn cho từng giai đoạn của quá trình thi công, nghiệm thu và chạy thử công trình;
e) Không xây dựng các thủ tục, quy trình liên quan đến việc vận hành và bảo dưỡng đường ống;
g) Không tính toán lại áp suất vận hành tối đa định kỳ theo quy định của pháp luật;
h) Không lập kế hoạch bảo dưỡng, tổ chức kiểm tra, sửa chữa hư hỏng;
i) Không tổ chức lưu trữ thông tin, dữ liệu về vận hành, tai nạn, sự cố, tổn thất cũng như thông tin về khảo sát, sửa chữa, tuần tra, kết quả kiểm định kỹ thuật, các văn bản xử lý vi phạm và các biện pháp khắc phục;
k) Không duy trì các biển báo tuyến ống ở những nơi cần thiết phải lắp đặt các biển chú ý, biển cảnh báo và cọc ranh giới;
l) Không có phương án thiết kế và biện pháp thi công được các cấp thẩm quyền phê duyệt tại khu vực giao cắt qua dải đất tuyến ống hoặc hành lang an toàn tuyến ống.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ môi trường
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng các quy định về ghi chép và báo cáo trạng thái môi trường vật lý;
b) Không thực hiện đúng các quy định về nước khai thác từ vỉa.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các dung dịch khoan, các hóa chất gây độc hại hoặc nguy hiểm khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về báo cáo và cung cấp thông tin
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Không thông báo kết quả thẩm lượng theo quy định.
2. Không đăng ký giá trị trữ lượng dầu khí được phê duyệt theo quy định.
3. Không báo cáo về kết quả đo thông số khai thác trong thân giếng theo quy định.
4. Không báo cáo định kỳ về sản lượng khai thác, thành phần, tỷ trọng dầu khí khai thác được của từng mỏ, từng đối tượng khai thác theo quy định.
5. Không gửi những nội dung liên quan đến đồng hồ lưu lượng khí thương mại theo quy định.
6. Không báo cáo các tài liệu liên quan đến quy trình, thiết bị, người thực hiện hoạt động sửa chữa giếng hoặc xử lý để tăng dòng sản phẩm theo quy định.
7. Không gửi báo cáo trữ lượng dầu khí theo quy định.
8. Không thông báo đầy đủ và kịp thời các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn đường ống vận chuyển khí đối với công trình trong khu vực ảnh hưởng theo quy định.
9. Không thông báo khi đốt hoặc hủy dầu để đối phó với tình trạng khẩn cấp theo quy định.
10. Không gửi một trong các tài liệu sau đây theo quy định:
a) Phương án, kế hoạch hoạt động dầu khí hàng năm và dài hạn;
b) Báo cáo tổng hợp về thực hiện và kết quả hoạt động dầu khí hàng quý, hàng năm;
c) Báo cáo tình hình thực hiện các dự án kinh tế, kỹ thuật về hoạt động dầu khí;
d) Báo cáo sự kiện quan trọng, sự cố liên quan đến hoạt động dầu khí.
Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp tài liệu cho hoạt động kiểm tra, thanh tra về dầu khí
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp các tài liệu hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu gây cản trở cho hoạt động kiểm tra, thanh tra về dầu khí của người thi hành công vụ và của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Chương 3.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU
Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xăng dầu;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã hết thời hạn hiệu lực;
c) Sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa;
d) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;
đ) Làm giả hoặc sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu giả.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có cầu cảng nhưng không đúng quy định;
b) Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu nhưng không đúng quy định;
c) Có phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không đúng quy định;
d) Có hệ thống phân phối xăng dầu nhưng không đúng quy định;
đ) Có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay nhưng không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có cầu cảng chuyên dụng;
b) Không có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu;
c) Không có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng;
d) Không có hệ thống phân phối xăng dầu;
đ) Không có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đối với vi phạm quy định tại Điểm c, Điểm đ Khoản 1 Điều này.
Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất xăng dầu
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xăng dầu.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở sản xuất xăng dầu không theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Có phòng thử nghiệm, đo lường nhưng không đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu sản xuất theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở sản xuất xăng dầu không được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư;
b) Không có phòng thử nghiệm, đo lường để kiểm tra chất lượng xăng dầu sản xuất theo quy định.
Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xăng dầu;
b) Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có kho, bể chứa xăng dầu nhưng không đúng quy định;
b) Có hệ thống phân phối xăng dầu nhưng không đúng quy định;
c) Có phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có kho, bể chứa xăng dầu;
b) Không có hệ thống phân phối xăng dầu;
c) Không có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp thu được đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh của đại lý bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xăng dầu;
b) Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định.
Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh của cửa hàng bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu;
b) Địa điểm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đúng với địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ trang thiết bị tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định hoặc trang thiết bị tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đạt tiêu chuẩn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Địa điểm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu không phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Kinh doanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đã hết hiệu lực hoặc đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi;
c) Kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu;
d) Làm giả hoặc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu giả.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm d Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp thu được đối với vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này.
Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu hoặc kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ xăng dầu;
b) Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh hoặc cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu có cầu cảng hoặc có kho chứa nhưng không đúng quy định;
b) Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu có phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu mà không có cầu cảng chuyên dụng hoặc không có kho chứa;
b) Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu mà không có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng;
c) Vận chuyển xăng dầu nhưng nắp bồn xe chứa xăng dầu không có niêm phong kẹp chì theo quy định;
d) Dùng phương tiện vận tải không phải là phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng để vận chuyển xăng dầu hoặc kinh doanh dịch vụ vận chuyển xăng dầu.
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU
Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá bán và giá bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết giá bán lẻ xăng dầu hoặc niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng;
b) Niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng với giá do thương nhân đầu mối quy định;
c) Bán không đúng giá niêm yết do thương nhân đầu mối quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về quy trình điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu của thương nhân đầu mối
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục đăng ký giá bán xăng dầu trong nước với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thông báo hoặc không gửi quyết định về giá bán lẻ xăng dầu cho các đơn vị trong hệ thống phân phối xăng dầu trước thời điểm giá có hiệu lực thi hành khi điều chỉnh tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quy định về mức điều chỉnh giá, thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu và thời gian tối đa giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 22. Hành vi gian lận về sử dụng phương tiện đo lường trong kinh doanh xăng dầu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có chứng chỉ kiểm định (Giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định, tem kiểm định) phương tiện đo xăng dầu;
b) Sử dụng chứng chỉ kiểm định (Giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định, tem kiểm định) phương tiện đo xăng dầu đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng chứng chỉ kiểm định (Giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định, tem kiểm định) bị tẩy xóa, sửa chữa.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng phương tiện đo bị sai, bị hỏng hoặc không đạt yêu cầu về đo lường hoặc sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép;
b) Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, dấu kiểm định, tem kiểm định trên phương tiện đo mà không thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
3. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chứng chỉ kiểm định (Giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định, tem kiểm định) giả mạo;
b) Không thực hiện kiểm định phương tiện đo trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Làm thay đổi cấu trúc kỹ thuật, đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo;
d) Tác động, điều chỉnh, sửa chữa, thay thế, lắp thêm, rút bớt thiết bị của phương tiện đo làm sai lệch kết quả đo hoặc sử dụng các thiết bị khác để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép;
đ) Có hành vi gian lận khác về đo lường khi bán xăng dầu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu chứng chỉ kiểm định (Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định) đối với vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 3 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện đo và các thiết bị khác đối với vi phạm quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đình chỉ sử dụng phương tiện đo vi phạm và thực hiện kiểm định phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường
1. Phạt tiền từ 1 lần đến 1,5 lần giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi tồn trữ, vận chuyển xăng dầu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng.
2. Phạt tiền từ 1,5 lần đến 2,5 lần giá trị hàng hóa vi phạm đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Pha trộn chất phụ gia hoặc các chất khác vào xăng dầu làm thay đổi chất lượng xăng dầu hoặc chất lượng xăng dầu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng;
b) Mua, bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, pha chế xăng dầu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu từ 01 tháng đến 06 tháng đối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu xăng dầu vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổng đại lý, đại lý, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xăng dầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đình chỉ lưu thông đối với xăng dầu chưa được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc không bảo đảm chất lượng đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi toàn bộ lượng xăng dầu chưa được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc không bảo đảm chất lượng đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế xăng dầu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với vi phạm quy định tại Điều này;
d) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy xăng dầu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng trong trường hợp không thực hiện được biện pháp quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này hoặc gây hại cho sức khỏe, an toàn, môi trường.
Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký hệ thống phân phối
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với đại lý bán lẻ xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổng đại lý xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối.
Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về mua, bán xăng dầu theo hệ thống phân phối
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đại lý kinh doanh xăng dầu, cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi mua, bán xăng dầu với các đối tượng ngoài hệ thống phân phối, trừ trường hợp bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu có hành vi mua, bán xăng dầu với các đối tượng ngoài hệ thống phân phối, trừ trường hợp bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có hành vi bán xăng dầu cho các đối tượng ngoài hệ thống phân phối của thương nhân, trừ trường hợp bán trực tiếp cho các hộ công nghiệp và thương nhân đầu mối khác.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá;
b) Buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu có hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá.
Điều 26. Hành vi vi phạm quy định về giao, nhận tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đại lý bán lẻ xăng dầu có hành vi làm đại lý bán lẻ xăng dầu vượt quá số lượng tổng đại lý hoặc thương nhân đầu mối theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm tổng đại lý vượt quá số lượng thương nhân đầu mối theo quy định;
b) Ký hợp đồng với đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đủ điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thương nhân đầu mối có hành vi giao tổng đại lý, đại lý xăng dầu mà không có hợp đồng đại lý kinh doanh xăng dầu theo quy định;
b) Thương nhân nhận làm tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu mà không có hợp đồng đại lý kinh doanh xăng dầu theo quy định;
c) Ký hợp đồng với đại lý bán lẻ xăng dầu khi đại lý này đang là hệ thống phân phối của thương nhân đầu mối, tổng đại lý khác (chưa thanh lý hợp đồng hiện tại).
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có hành vi ký hợp đồng tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu với thương nhân không đủ điều kiện làm tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu có hành vi vi phạm tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về chuyển tải, sang mạn xăng dầu
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chuyển tải, sang mạn xăng dầu không đúng vị trí quy định.
Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu sản xuất xăng dầu
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thương nhân sản xuất xăng dầu xuất khẩu xăng dầu không phải do mình sản xuất, gia công xuất khẩu;
b) Gia công xuất khẩu xăng dầu khi không phải là thương nhân sản xuất xăng dầu.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu sản xuất xăng dầu khi không có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu xăng dầu thấp hơn hạn mức tối thiểu về số lượng, chủng loại được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao hàng năm;
b) Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xăng dầu không theo đúng kế hoạch đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá.
Điều 29. Hành vi vi phạm quy định về dự trữ xăng dầu, nguyên liệu sản xuất xăng dầu
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Duy trì mức dự trữ nguyên liệu sản xuất xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu theo quy định;
b) Duy trì mức dự trữ lưu thông xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu theo quy định trong trường hợp có hệ thống phân phối trên thị trường.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi duy trì mức dự trữ lưu thông xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá.
Điều 30. Hành vi vi phạm quy định về biển hiệu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ghi tên hoặc ghi không đúng tên thương nhân đầu mối cung cấp xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có hành vi không quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân đầu mối trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.
Điều 31. Hành vi vi phạm quy định về bán xăng dầu
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết thời gian bán hàng tại nơi bán hàng;
b) Niêm yết thời gian bán hàng không rõ ràng, không dễ thấy.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
b) Không bán hàng, ngừng bán hàng mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
c) Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
b) Không bán hàng, ngừng bán hàng mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối, doanh nghiệp trực thuộc thương nhân đầu mối, Chi nhánh của thương nhân đầu mối, Chi nhánh của doanh nghiệp trực thuộc thương nhân đầu mối có hành vi giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, vận chuyển, tồn trữ, kinh doanh xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối, thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu (trừ trường hợp mua để sử dụng phục vụ sản xuất).
7. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật dùng để vi phạm đối với vi phạm tại Khoản 2 và Khoản 6 Điều này.
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá.
c) Buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với doanh nghiệp trực thuộc thương nhân đầu mối, Chi nhánh của thương nhân đầu mối, Chi nhánh của doanh nghiệp trực thuộc thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá.
Điều 32. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển, buôn bán, trao đổi xăng dầu qua biên giới
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, buôn bán, trao đổi xăng dầu qua biên giới không đúng quy định nếu trị giá xăng dầu đến 10.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này nếu trị giá xăng dầu từ 100.000.000 đồng trở lên và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu xăng dầu đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với thương nhân đầu mối, cửa hàng bán lẻ xăng dầu vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với doanh nghiệp trực thuộc thương nhân đầu mối, Chi nhánh của thương nhân đầu mối, Chi nhánh của doanh nghiệp trực thuộc thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 33. Hành vi vi phạm về kinh doanh xăng dầu nhập lậu
Hành vi kinh doanh xăng dầu nhập lậu bị xử phạt theo quy định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
Điều 34. Hành vi vi phạm quy định về quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây nếu trị giá xăng dầu đến 10.000.000 đồng:
a) Vận chuyển xăng dầu vào khu vực biên giới không đúng quy định;
b) Buôn bán, trao đổi xăng dầu trên biển với tàu thuyền, phương tiện đánh bắt thủy sản của nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này nêu trị giá xăng dầu từ trên 50.000.000 đồng đến 70.00.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này nếu trị giá xăng dầu từ 100.000.000 đồng trở lên và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về thời gian bán xăng dầu tại khu vực biên giới;
b) Không thực hiện các quy định về phương thức, định mức bán lẻ xăng dầu cho phương tiện vãng lai nước ngoài theo quy định.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng, đầy đủ quy định về cung ứng xăng dầu khi cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu xăng dầu đối với vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá;
c) Buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với doanh nghiệp trực thuộc thương nhân đầu mối, Chi nhánh của thương nhân đầu mối, Chi nhánh của doanh nghiệp trực thuộc thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá.
Chương 4.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
Điều 35. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu LPG.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có đủ số lượng tối thiểu chai LPG các loại theo quy định thuộc sở hữu của thương nhân;
b) Chai LPG không phù hợp với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ theo quy định;
c) Có kho tiếp nhận LPG nhập khẩu từ tàu hoặc từ phương tiện vận chuyển khác nhưng dung tích bồn chứa không đạt mức tối thiểu theo quy định;
d) Tổng đại lý, đại lý trong hệ thống phân phối LPG không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có trạm nạp LPG vào chai theo quy định;
b) Hệ thống phân phối LPG không có cửa hàng hoặc trạm nạp LPG vào ôtô hoặc trạm cấp LPG theo quy định;
c) Không có hoặc không có đủ số lượng tổng đại lý, đại lý kinh doanh LPG theo quy định;
d) Không có cầu cảng hoặc có cầu cảng nhưng không đúng quy định;
đ) Không có kho tiếp nhận LPG nhập khẩu từ tàu hoặc từ phương tiện vận chuyển khác;
e) Trạm nạp LPG vào chai chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Buộc đình chỉ hoạt động của trạm nạp LPG vào chai từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều này.
Điều 36. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, chế biến LPG
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, chế biến LPG có hành vi sản xuất, chế biến LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký sản xuất, chế biến LPG.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, chế biến LPG có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, chế biến LPG không theo đúng quy hoạch hoặc không được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;
b) Có kho chứa LPG nhưng không theo quy hoạch hoặc không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;
c) Có kho chứa LPG nhưng tổng sức chứa thấp hơn mức tối thiểu quy định;
d) Có phòng thử nghiệm nhưng không đủ năng lực để kiểm tra chất lượng LPG theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, chế biến LPG một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG;
b) Không có phòng thử nghiệm để kiểm tra chất lượng LPG theo quy định;
c) Không có kho chứa LPG.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện thương nhân phân phối LPG cấp I
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phân phối LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh LPG.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có kho LPG nhưng tổng sức chứa thấp hơn mức tối thiểu quy định;
b) Có kho LPG nhưng xây dựng không theo quy hoạch hoặc không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;
c) Có kho LPG nhưng không thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo quy định;
d) Có chai LPG nhưng không đủ số lượng tối thiểu theo quy định;
đ) Chai LPG không phù hợp với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ theo quy định;
e) Cửa hàng bán LPG chai, tổng đại lý, đại lý LPG thuộc hệ thống không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định;
g) Trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào ô tô không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có hệ thống phân phối LPG theo quy định;
b) Có hệ thống phân phối LPG nhưng không có cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào ô tô hoặc không đủ số lượng tổng đại lý, đại lý kinh doanh LPG tối thiểu theo quy định;
c) Không có kho chứa LPG;
d) Không có trạm nạp LPG vào chai;
đ) Có trạm nạp LPG vào chai nhưng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Buộc đình chỉ hoạt động của trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm nạp LPG vào chai từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 2 và Điểm đ Khoản 3 Điều này.
Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện tổng đại lý kinh doanh LPG
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
b) Kinh doanh LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không đăng ký đại lý kinh doanh LPG;
c) Có kho chứa chai LPG và LPG chai nhưng xây dựng không theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc không đạt sức chứa tối thiểu theo quy định;
d) Hệ thống phân phối LPG không có cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm nạp LPG vào ô tô theo quy định;
đ) Hệ thống phân phối LPG không đủ số lượng đại lý tối thiểu hoặc có đại lý không đủ điều kiện kinh doanh theo quy định;
e) Không có hợp đồng đại lý với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có kho chứa chai LPG và LPG chai;
b) Không có hệ thống phân phối LPG.
Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện đại lý kinh doanh LPG
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
b) Kinh doanh LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không đăng ký đại lý kinh doanh LPG;
c) Có cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm nạp LPG vào ô tô nhưng không đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có cửa hàng bán LPG chai;
b) Không có hợp đồng đại lý với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý theo quy định.
Điều 40. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện cửa hàng bán LPG chai
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
b) Kinh doanh LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không đăng ký bán LPG chai;
c) Không đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh LPG khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG đã bị tước, bị thu hồi;
b) Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG;
c) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo;
d) Không có hợp đồng mua LPG chai với đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối theo quy định;
đ) Địa điểm cửa hàng bán LPG chai không đúng với địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục kinh doanh LPG khi đã bị đình chỉ hoạt động kinh doanh LPG.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo đối với vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện trạm nạp LPG vào chai
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nạp LPG vào chai khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký nạp LPG vào chai;
b) Trạm nạp LPG vào chai không đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hàng rào bảo vệ xung quanh trạm nạp không đảm bảo thông thoáng hoặc không tuân thủ khoảng cách an toàn theo quy định;
b) Không có đầy đủ quy trình nạp LPG vào chai, xe bồn, vận hành máy, thiết bị trong trạm, xử lý sự cố và các quy định về an toàn.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Địa điểm trạm nạp LPG vào chai không phù hợp với quy hoạch hoặc không đúng với địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp;
b) Dự án, thiết kế trạm nạp LPG vào chai không được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trạm nạp, thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn, bồn chứa và thiết bị phụ trợ không tuân thủ các quy định về an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật;
b) Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động của trạm nạp không được kiểm định và đăng ký theo quy định.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo;
c) Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai hoặc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai đã hết thời hạn hiệu lực.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiếp tục hoạt động nạp LPG vào chai khi đã bị tước, quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai;
b) Tiếp tục hoạt động nạp LPG vào chai khi đã bị buộc đình chỉ hoạt động của trạm nạp LPG vào chai.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai giả mạo đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Điểm a Khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động nạp LPG vào chai từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ trạm nạp đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Buộc kiểm định, hiệu chỉnh thiết bị đo lường theo quy định đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 42. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện trạm nạp LPG vào ô tô
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo;
c) Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô đã hết thời hạn hiệu lực.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không kiểm định, hiệu chỉnh thiết bị đo lường theo quy định;
b) Không kiểm định và đăng ký thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nạp LPG vào ô tô theo quy định.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trạm nạp LPG vào ô tô xây dựng không theo quy hoạch hoặc không theo quy chuẩn kỹ thuật;
b) Trạm nạp LPG vào ô tô không có Giấy phép xây dựng hoặc dự án, thiết kế trạm nạp LPG vào ô tô không được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiếp tục hoạt động nạp LPG vào ô tô khi đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô;
b) Tiếp tục hoạt động nạp LPG vào ô tô khi đã bị buộc đình chỉ hoạt động của trạm nạp LPG vào ô tô.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô giả mạo đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc kiểm định, hiệu chỉnh thiết bị đo lường theo quy định đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 43. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện trạm cấp LPG
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
b) Trạm cấp LPG không có biển đề: “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, “Nội quy phòng cháy và chữa cháy”, “Nội quy ra vào trạm cấp LPG” treo tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo;
c) Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG hoặc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG đã hết thời hạn hiệu lực.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không kiểm định, hiệu chỉnh thiết bị đo lường theo quy định;
b) Không có phiếu kết quả kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trạm cấp LPG.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trạm cấp LPG xây dựng không theo quy hoạch hoặc không theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc không đúng với địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG;
b) Trạm cấp LPG không có Giấy phép xây dựng hoặc dự án, thiết kế trạm cấp LPG không được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiếp tục hoạt động cấp LPG khi đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG;
b) Tiếp tục hoạt động cấp LPG khi đã bị buộc đình chỉ hoạt động của trạm cấp LPG.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc kiểm định, hiệu chỉnh thiết bị đo lường theo quy định đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 44. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất, nhập LPG
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất, nhập LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất, nhập LPG.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có cầu cảng nhưng không thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam hoặc cầu cảng xây dựng không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật;
b) Có cầu cảng nhưng không thuộc sở hữu, đồng sở hữu hoặc thời hạn thuê cầu cảng không đúng quy định;
c) Có kho LPG nhưng xây dựng không theo quy hoạch hoặc không được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật;
d) Có kho LPG nhưng tổng sức chứa thấp hơn mức tối thiểu theo quy định;
đ) Có kho LPG nhưng không thuộc sở hữu, đồng sở hữu hoặc thời hạn thuê kho LPG không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có cầu cảng;
b) Không có kho LPG.
Điều 45. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký dịch vụ vận chuyển LPG.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG nhưng phương tiện vận chuyển không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có phương tiện vận chuyển LPG theo quy định;
b) Không có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị đo kiểm và an toàn hoặc Giấy đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi trường theo quy định;
c) Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị đo kiểm và an toàn hoặc Giấy đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi trường không còn hiệu lực.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG với thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH LPG
Điều 46. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, chế biến LPG
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có biển “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, “Không có nhiệm vụ miễn vào”, “Nội quy phòng cháy và chữa cháy”, “Nội quy ra vào khu vực sản xuất, chế biến” treo tại khu vực sản xuất, chế biến LPG theo quy định;
b) Không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở sản xuất, chế biến LPG theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có hệ thống phân phối theo quy định khi tổ chức bán lẻ LPG và LPG chai trên thị trường;
b) Hệ thống phân phối bán lẻ LPG và LPG chai không đủ điều kiện theo quy định;
c) Bán buôn LPG cho thương nhân kinh doanh LPG khác không đảm bảo điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa sản phẩm LPG lần đầu vào lưu thông không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận bảo đảm an toàn, tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 47. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất LPG
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh LPG theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu chai LPG và thiết bị phụ trợ dùng LPG đã qua sử dụng;
b) Nhập khẩu chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng LPG chưa qua sử dụng nhưng không có hoặc không đúng xuất xứ.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng LPG chưa qua sử dụng nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật theo quy định;
b) Kinh doanh tạm nhập tái xuất, xuất khẩu LPG khi không phải là thương nhân đầu mối.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất LPG trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu chai LPG và thiết bị phụ trợ dùng LPG đã qua sử dụng, không có hoặc không đúng xuất xứ, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật theo quy định đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh LPG của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không hoàn trả tiền ký cược khi khách hàng không còn nhu cầu sử dụng chai LPG;
b) Bán LPG và LPG chai cho các đối tượng không thuộc hệ thống phân phối của mình, trừ trường hợp bán theo hợp đồng cho khách hàng tiêu thụ trực tiếp.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng với thương nhân không đủ điều kiện làm tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán LPG chai;
b) Bán buôn LPG cho thương nhân kinh doanh LPG khác không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định;
c) Cho thuê kho, cảng xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận chuyển với thương nhân kinh doanh LPG không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định;
d) Không bảo đảm duy trì mức dự trữ lưu thông LPG tối thiểu cho hệ thống phân phối thuộc mình quản lý theo quy định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua hoặc bán LPG với thương nhân kinh doanh LPG có trạm nạp LPG vào chai, trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào ô tô không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định;
b) Không thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn chai LPG, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh LPG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả tiền ký cược cho khách hàng khi khách hàng không còn nhu cầu sử dụng chai LPG đối với vi phạm tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn chai LPG, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn theo quy định đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
Điều 49. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh LPG của tổng đại lý kinh doanh LPG
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh của tổng đại lý LPG theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng làm tổng đại lý vượt quá số lượng thương nhân kinh doanh LPG đầu mối theo quy định;
b) Ký hợp đồng với thương nhân không đủ điều kiện làm đại lý hoặc cửa hàng bán LPG chai;
c) Không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
d) Gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán LPG chai không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
b) Không hoàn trả cho thương nhân kinh doanh LPG đầu mối toàn bộ số chai LPG đã ký cược và hồ sơ chai LPG khi thanh lý hợp đồng đại lý, tổng đại lý;
c) Tồn trữ, lưu thông, tiêu thụ các loại LPG và chai LPG của thương nhân kinh doanh LPG khác ngoài hợp đồng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua hoặc bán các loại LPG trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ;
b) Không bảo đảm mức dự trữ lưu thông LPG tối thiểu theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu LPG chai và chai LPG không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc hoàn trả cho thương nhân kinh doanh LPG đầu mối toàn bộ số chai LPG đã ký cược và hồ sơ chai LPG đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Điều 50. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh LPG của đại lý kinh doanh LPG
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với đại lý kinh doanh LPG có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh của đại lý kinh doanh LPG theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng làm đại lý vượt quá số lượng thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý theo quy định;
b) Không mở sổ theo dõi các loại LPG đã bán cho khách hàng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán LPG chai không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
b) Mua, bán LPG và LPG chai trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ;
c) Bán LPG và LPG chai không phù hợp với hợp đồng đại lý đã ký với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu LPG và LPG chai đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 51. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh LPG của cửa hàng bán LPG chai
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cửa hàng bán LPG chai theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng bán LPG chai với thương nhân kinh doanh LPG vượt quá số lượng quy định;
b) Bán LPG chai của thương nhân kinh doanh LPG khác mà không có hợp đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán các loại LPG chai không đáp ứng đủ điều kiện lưa thông trên thị trường;
b) Mua, bán LPG và LPG chai trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ;
c) Bán LPG chai không phù hợp với hợp đồng đã ký với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối, tổng đại lý, đại lý.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật bao gồm LPG chai và chai LPG đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 52. Hành vi vi phạm quy định về chai LPG lưu thông trên thị trường
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không kiểm định kỹ thuật an toàn chai LPG theo quy định trước khi đưa vào sử dụng;
b) Đưa vào lưu thông chai LPG không kiểm định hoặc quá thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định;
c) Đưa vào lưu thông chai LPG không còn nguyên hình dạng thiết kế ban đầu đã được kiểm định kỹ thuật an toàn;
d) Không có đủ hồ sơ lưu trữ về chai LPG theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi hoặc không thu hồi toàn bộ số chai LPG thuộc sở hữu của mình để bán hoặc nhượng lại cho thương nhân khác kèm theo đầy đủ hồ sơ theo quy định khi ngừng hoạt động kinh doanh hoặc cơ sở kinh doanh LPG sáp nhập, chuyển đổi ngành nghề không kinh doanh LPG.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi làm thay đổi hình dạng, kết cấu, trọng lượng ban đầu của chai LPG trái phép sau đây:
a) Thay chân đế, cắt quai xách;
b) Mài lô gô, thay đổi nhãn hiệu, seri;
c) Hàn gắn thêm kim loại;
d) Tráo đổi van đầu chai;
đ) Các hành vi trái phép khác làm thay đổi hình dạng, kết cấu, trọng lượng ban đầu của chai LPG.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu chai LPG không đảm bảo điều kiện lưu thông đối với vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ lưu thông, sử dụng chai LPG đối với vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi, thực hiện kiểm định chai LPG đã đưa ra lưu thông đối với vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Buộc thu hồi chai LPG theo quy định đối với vi phạm tại Khoản 2 Điều này.
Điều 53. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh LPG
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh LPG chai không niêm phong hoặc niêm phong không đúng quy cách;
b) Sử dụng LPG chai mini không được phép nạp lại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
c) Mua bán, vận chuyển, tồn trữ chai LPG và LPG chai khi không phải là thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, chế biến, phân phối LPG cấp I, thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, dịch vụ vận chuyển LPG, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng kinh doanh LPG (trừ trường hợp mua để sử dụng phục vụ sản xuất).
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh chai LPG mini, LPG chai mini không được phép nạp lại;
b) Bán LPG chai không đủ định lượng;
c) Chủ sở hữu chai LPG đưa chai LPG có số seri trùng nhau ra lưu thông trên thị trường;
d) Mua, bán, vận chuyển, trao đổi, lưu trữ các loại chai LPG và LPG chai của thương nhân kinh doanh LPG khác ngoài hợp đồng đã ký;
đ) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ LPG chai không rõ nguồn gốc hoặc không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
e) San chiết, nạp LPG, sửa chữa chai LPG không đúng nơi quy định;
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chiếm giữ trái phép, mua, bán, trao đổi, lưu giữ chai LPG không thuộc sở hữu trừ trường hợp thuê nạp.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chiết nạp LPG trái phép.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, vận chuyển, tồn trữ, kinh doanh LPG khi không phải là thương nhân thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân sản xuất, chế biến và thương nhân phân phối LPG cấp I, thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất, nhập LPG, kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng kinh doanh LPG (trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 và trường hợp mua để sử dụng phục vụ sản xuất).
6. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu chai LPG, LPG chai và LPG đối với vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1, Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e của Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NẠP, CẤP LPG
Điều 54. Hành vi vi phạm quy định về nạp LPG vào chai
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trạm nạp LPG vào chai không có biển đề: “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, “Nội quy phòng cháy và chữa cháy”, “Nội quy ra vào trạm nạp LPG” treo tại nơi dễ thấy, dễ đọc;
b) Không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc tại trạm nạp LPG vào chai theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nạp LPG vào chai LPG không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông theo quy định;
b) Nạp thuê theo hợp đồng nạp LPG vào chai LPG cho thương nhân kinh doanh LPG khác không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chứa chai LPG của thương nhân khác không có hợp đồng thuê nạp LPG tại trạm nạp;
b) Nạp LPG vào chai LPG không thuộc sở hữu của chính thương nhân chủ sở hữu trạm nạp, trừ trường hợp có hợp đồng thuê nạp.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu chai LPG và LPG chai đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 55. Hành vi vi phạm quy định về nạp LPG vào ô tô
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc tại trạm nạp LPG vào ô tô theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi liên doanh, liên kết góp vốn xây dựng trạm nạp LPG vào ô tô với cửa hàng bán xăng dầu không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nạp LPG vào chai LPG tại trạm nạp LPG vào ô tô.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu chai LPG, LPG chai đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định Khoản 3 Điều này.
Điều 56. Hành vi vi phạm quy định về cấp LPG
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp cho khách hàng bản hướng dẫn an toàn sử dụng LPG, trong đó có ghi số điện thoại của trạm cấp LPG, nhân viên trực tiếp quản lý trạm cấp LPG để liên hệ khi cần thiết;
b) Không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc tại trạm cấp LPG theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán LPG cho khách hàng không tuân thủ quy định về an toàn sử dụng LPG, phòng chống cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán LPG cho phương tiện vận chuyển chuyên dụng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định;
b) Nạp LPG vào chai LPG tại trạm cấp LPG.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Điều 57. Hành vi vi phạm quy định về nạp LPG
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng trạm nạp di động;
b) Nạp LPG vào chai LPG mini không được phép nạp lại.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nạp LPG vào chai LPG được phép nạp lại nhưng chưa được kiểm định hoặc quá thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn;
b) Nạp LPG từ xe bồn vào chai LPG hoặc phương tiện, thiết bị khác;
c) Kinh doanh, vận chuyển chai LPG mini hoặc LPG chai mini không được phép nạp lại;
d) Kinh doanh, vận chuyển chai LPG hoặc LPG chai không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
đ) Sang, chiết, nạp LPG trái phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc chủ sở hữu chai LPG kiểm định chai LPG đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT, SỬA CHỮA, KIỂM ĐỊNH CHAI LPG
Điều 58. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, sửa chữa chai LPG
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa chai LPG mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG;
b) Không thực hiện đầy đủ các quy định về sản xuất, sửa chữa chai LPG.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa chai LPG cho thương nhân không phải là chủ sở hữu chai LPG;
b) Sản xuất, sửa chữa chai LPG và thiết bị phụ trợ dùng LPG không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định;
c) Cơ sở sản xuất đưa chai LPG có số seri trùng nhau ra lưu thông trên thị trường;
d) Sản xuất, sửa chữa chai LPG cho chủ sở hữu chai LPG mà không có hợp đồng;
đ) Sản xuất, sửa chữa chai LPG không đúng nơi quy định hoặc không đúng với địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện trạm kiểm định chai LPG
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc tại trạm kiểm định chai LPG theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kiểm định chai LPG mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai LPG.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Buộc đình chỉ hoạt động của trạm kiểm định chai LPG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Chương 5.
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 60. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Những người đang thi hành công vụ, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan: Ủy ban nhân dân các cấp, Quản lý thị trường, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 61. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy định tại Chương III, Chương IV của Nghị định này trên địa bàn quản lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy định tại Chương III và Chương IV của Nghị định này trên địa bàn quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên địa bàn quản lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 62. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này theo quy định tại Điều 45 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 63. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này theo quy định tại Điều 39 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại Điều 42 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, vận chuyển và khai thác dầu khí quy định tại Chương II và hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, các dịch vụ liên quan đến kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này theo quy định tại Điều 40 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này liên quan đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, vận chuyển và khai thác dầu khí kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại Điều 41 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 46 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 64. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định số 145/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí; Nghị định số 104/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh xăng dầu; Nghị định số 105/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
Điều 65. Quy định chuyển tiếp
1. Việc xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Các hành vi vi phạm qua kiểm tra phát hiện (đã lập biên bản vi phạm hành chính hoặc chưa lập biên bản vi phạm hành chính), trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra, phát hiện để xử lý.
3. Các hành vi vi phạm qua kiểm tra phát hiện từ ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng Nghị định này để xử lý.
Điều 66. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree  No. 97/2013/ND-CP dated August 27, 2013 of the Government on providing the sanctioning of administrative violations in the fields of petroleum, gasoline trading, and liquified petroleum gas trading

Pursuant to the Law on Organization of Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on sanctioning administrative violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Commercial Law dated June 14, 2005;

Pursuant to the July 06, 1993 Petroleum Law; the June 09, 2000 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Petroleum Law, and June 03, 2008 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Petroleum Law;

Pursuant to the Price Law dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Product and Goods Quality dated November 21, 2007;

At the request of Minister of Industry and Trade;

The Government promulgates Decree providing for the sanctioning of administrative violations in the fields of petroleum, gasoline trading, and the liquefied petroleum gas trading,

Chapter 1.

GENREAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree provides for administrative violations, sanctioning forms and levels, remedial measures applied to administrative violations; competence of making the administrative violation minutes and competence of sanctioning administrative violation, for administrative violations in the fields of petroleum, gasoline trading, and liquified petroleum gas trading.

2. Administrative violations specified in this Decree include:

a) Violation of the regulations on prospecting, exploration and exploitation of petroleum;

b) Violation of the regulations on safety, security and environment in the petroleum field;

c) Violation of the regulations on reporting regime, disclosure of information and other regulations in the state management of the petroleum field;

d) Violation of the regulations on conditions for gasoline trading;

dd) Violation of the regulations on gasoline trading;

e) Violation of the regulations on conditions for trading in liquified petroleum gas (hereinafter liquified petroleum gas is abbreviated as LPG);

g) Violation of the regulations on production of, export and import of, and trading in LPG; violation of the regulations on LPG bottle and bottled LPG;

h) Violation of the regulations on filling and supplying LPG;

i) Violation of the regulations on production of, repair of, and test of LPG bottle;

3.Other administrative violations in fields of petroleum, gasoline trading and LPG trading not provided for in this Decree shall be applied the Government’s Decrees providing for administrative sanction in relevant fields for sanction.

Article 2. Subject of application

1. Vietnamese individuals and organizations conducting administrative violations specified in this Decree.

2. Foreign individuals and organizations conducting administrative violations specified in this Decree in Vietnam’s territory.

3. Persons competent to examine, make minutes of administrative violations, apply preventive measures and ensure handling of administrative violations, sanction administrative violations specified in this Decree.

4. Other individuals, organizations relating to sanction of administrative violations.

Article 3. Interpretation of terms

1. “Organizations” as prescribed in this Decree include economic organizations and other organizations relating to sanction of administrative violations.

2. “Economic organizations” include enterprises operating under the enterprise law dated November 29, 2005, the Investment Law dated November 29, 2005; cooperatives andcooperativeunions established under the Law onCooperatives dated November 26, 2003; credit institutions established under the Law on credit institutions dated June 16, 2010; insurers established under the Law on insurance business dated December 09, 2000; other economic organizations under law and economic units affiliated economic organizations mentioned above.

3. "Individuals” as prescribed in this Decree include business households which must register business as prescribed by law.

Article 4. Application of fine level in administrative sanction

1. The fine levels for violations specified in this Decree are fine levels applied to individuals, including cases prescribed that subjects conducting acts of violations are organizations.

2. In case where organizations conduct violations specified in this Decree, the fine levels applied to organizations will be twice as the fine levels for individuals.

Chapter 2.

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS AND REMEDIAL MEASURES IN PETROLEUM DOMAIN

SECTION 1. VIOLATION OF THE REGULATIONS ON PROSPECTING, EXPLORATION AND EXPLOITATION OF PETROLEUM

Article 5. Violation of the regulations on prospecting and exploration of petroleum

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for failing to elaborate respective annual working plans to be sent to competent agencies or organizations in each period under commitments in petroleum contracts regarding the time limits, contents of work and finance.

2. A fine between VND 100,000,000 and 150,000,000, for failing to submit to competent agencies documents and samples collected in the drilling process.

3. A fine between VND 150,000,000 and 200,000,000, for prolonging the prospecting and exploration time without permission of competent agencies.

4. A fine between VND 200,000,000 and 250,000,000, for drilling outside the areas of petroleum contracts without permission of competent agencies.

5. A fine between VND 250,000,000 and 300,000,000, for detaining the area found with commercial gas without permission of the Prime Minister.

6. A fine between VND 300,000,000 and 400,000,000, for conducting petroleum prospecting or exploration when the petroleum contracts have not yet been approved by competent authorities.

7. A fine between VND 400,000,000 and 500,000,000, for conducting petroleum prospecting or exploration in the restricted or temporarily restricted areas as announced by the State.

8. A fine between VND 900,000,000 and 1,000,000,000, for encroaching upon territorial waters, contiguous zones, exclusive economic zones or the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam for the purpose of prospecting and exploring petroleum.

9. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations specified in Clause 4, Clause 6 and Clause 7 of this Article;

b) Expelling from territory of the Socialist Republic of Vietnam, for foreigners conducting violations in Clause 8 of this Article.

Article 6. Violation of the regulations on oil pool development and petroleum exploitation

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to elaborate respective annual working programs to be sent to competent agencies or organizations;

b) Failing to keep books with records on the measurement and the equipment measuring the total flow or the equipment checking the flow according to regulations.

2. A fine between VND 80,000,000 and 100,000,000, for one of the following violations:

a) Apportioning oil output exploited from a group of wells of an oilfield by proportioning each well not according to the flow division and the approved apportionment process;

b) Failing to adjust and keep adjusting all equipment used to measure the total flow, water and gas according to periodical standards and regimes already approved by competent agencies or organizations;

c) Conducting well repair or treatment in order to increase the flow of products without the approval of competent agencies or organizations;

d) Exploiting petroleum from two seams or more with the same pipeline or well-bore without separately measuring the flow of each seam and without the approval of competent agencies or organizations;

dd) Failing to measure the total flow of product-bearing seams and determine the accumulation of each seam when concurrently exploiting several seams as approved.

3. A fine between VND 100,000,000 and 150,000,000, for one of the following violations:

a) Exploiting petroleum with an output which reduces the pressure of a seam to a level lower than that already approved by competent agencies or organizations according to regulations.

b) Failing to strictly observe the regulations on safety valve of well-bore;

c) Failing to consolidate fields according to regulations;

d) Failing to re-calculate petroleum reserves under the provisions of law;

dd) Failing to properly implement the regulations on measurement or survey of seam pressure;

e) Failing to properly implement the regulations on collection and analysis offluid samples;

g) Failing to properly implement the regulations on exploitation and anti-exploitation pipelines;

h) Failing to keep wellheads and Xmas trees in accordance with law;

i) Pumping fluids into seams within a network of pressurized pumping wells and seams other than that already approved;

k) Failing to follow the process of burning and discharging associated gas;

l) Exploiting petroleum in excess of the volume permitted for burning or abandonment by competent agencies or organizations in the course of testing wells;

m) Exploiting associated gas when the oil and gas ratio is higher than the approved limit without the approval of competent agencies or organizations.

4. A fine between VND 150,000,000 and 200,000,000, for one of the following violations:

a) Not responding to the Vietnamese Government s request for the sale of crude oil on the Vietnamese market;

b) Failing to abide by the master plans and plans on oil and gas pool development, which have been approved by competent agencies or organizations.

5. A fine between VND 200,000,000 and 250,000,000, for one of the following violations:

a) Conducting oil pool development and petroleum exploitation when the field development plans have not yet been approved by competent agencies;

b) Exploiting petroleum outside the contractual areas without permission of competent state agencies.

6. A fine between VND 250,000,000 and 300,000,000, for act of conducting petroleum prospecting or exploration in the restricted or temporarily restricted areas as announced by the State.

7. A fine between VND 900,000,000 and 1,000,000,000,for acts of encroaching upon territorial waters, contiguous zones, exclusive economic zones or the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam for the purpose of exploiting petroleum.

8. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations specified in point c, point d Clause 2; Clause 5, Clause 6 and Clause 7 of this Article;

b) Expelling from territory of the Socialist Republic of Vietnam, for foreigners conducting violations in Clause 7 of this Article.

Article 7. Violation of the regulations on activities in completion of petroleum prospecting, exploration and exploitation projects

1. A fine between VND 80,000,000 and 100,000,000, for act of failing to submit to competent state management agencies programs, plans and cost estimates for the dismantlement of fixed works in service of petroleum prospecting, exploration and exploitation according to regulations.

2. A fine between VND 150,000,000 and 200,000,000, for one of the following violations:

a) Dismantling fixed works in service of petroleum prospecting, exploration and exploitation when programs, plans, cost estimates for dismantlement of such works have not yet been approved by competent state management agencies.

b) Failing to dismantle fixed works in service of petroleum prospecting, exploration and exploitation under the programs, plans, cost estimates for dismantlement of such works already approved by competent state management agencies.

c) Failing to strictly observe the regulations on preservation and abandonment of wells;

3. Remedial measures

Forcible dismantlement of works or restoration of initial state according to regulations, for violations in Point b and point c Clause 2 of this Article.

SECTION 2. VIOLATION OF REGULATIONS ON SAFETY, SECURITY AND ENVIRONMENT IN THE PETROLEUM FIELD

Article 8. Violation of the regulations on petroleum safety and security

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Planting perennial trees within safety corridors of petroleum works on land;

b) Obstructing the illegal implementation of prospecting, exploration, exploitation and transport of petroleum.

2. A fine between VND 100,000,000 and 150,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to establish a safety corridor around petroleum works under regulations of competent agencies;

b) Using pressure or fireproof cylinders which are designed or installed in contravention of the provided standards;

c) Failing to properly implement regulations on checking valves and sensors;

d) Using a system of treating equipment, separators, pressure cylinders, mechanical pumps, compressors, pipelines, manifolds, wellheads and other petroleum-exploiting tools without a safety protection system for them;

dd) Failing to install valves for emergency closure at wellheads and Xmas trees or using those valves not up to the prescribed standards;

e) Failing to strictly comply with regulations on the distance between diesel engines installed on land;

g) Using offshore exploitation works when the system of pipelines and related equipment are designed and installed in contravention of regulations;

h) Failing to connect back pressure valves and equipment to treat liquid hydrocarbon with mud tankers or containers or cisterns with rubber casings which are large enough to contain the largest volume of liquid which may flow out before the whole system is safely shut up;

i) Failing to install alarming devices to warn off all people on the site of works in circumstances which may cause dangers to humans or works or are harmful to the natural environment according to regulations;

k) Failing to make report on assessment by quantitative method for risks to do as basis for determining safe distance to submit to competent agencies according to regulations.

3. A fine between VND 150,000,000 and 200,000,000, for one of the following violations:

a) Building works, using bare fire, heat-emitting or fire-igniting equipment or conducting other activities within the safety corridors of petroleum works on land which cause harms to those works;

b) Illegally anchoring ships or boats within 2 nautical miles from the outer edge of an offshore platform;

c) Illegally encroaching upon or conducting any activities in the petroleum safety areas of offshore platforms without permission of the Prime Minister.

4. A fine between VND 200,000,000 and 250,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to establish or maintain a system to control safety in the process of operation, from designing, construction, trial run, operation, exploitation and dismantlement of works;

b) Failing to elaborate an emergency response plan to submit to competent authorities for approval;

c) To make an emergency response plan not suitable to the national emergency response system.

5. The additional sanctioning forms:

Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations in petroleum activities, for violations specified in point b Clause 2 and point c Clause 3 of this Article.

6. Remedial measures

Forcible dismantlement of illegal construction works, for violations specified in Point a, and c Clause 3 of this Article.

Article 9. Violation of the regulations on response to oil spills

Violations of the regulations on response to oil spills shall be imposed according to the Government’s regulations on handling of violations in environmental protection.

Article 10. Violation of the regulations on safety of gas pipelines on land

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for mining, exploiting stones within the scope of an affecting area, determined from the boundary of the safety corridor to the boundary of the affecting area.

2. A fine between VND 40,000,000 and 60,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to properly implement the regulations on the pipe thickness;

b) Failing to properly implement the regulations on the depth of underground pipelines;

c) Failing to properly implement the regulations on designing and building of new pipelines;

d) Changing designing criteria without permission of competent state agencies;

dd) Having no safety management programs for each stage of the construction, testing and trial operation process;

e) Failing to formulate procedures and processes for operation and maintenance of pipelines;

g) Failing to periodically recalculate the maximum operation pressure in accordance with the provisions of law;

h) Failing to make plans on maintenance or organize inspection and repair of damage;

i) Failing to organize the archive of information and data on operation, accidents, incidents, losses as well as information on survey, repairs, patrols, results of technical expertise, records on handling of violations and remedies;

k) Failing to maintain signboards of pipelines where notice boards, warning boards and landmark stakes are required;

l) Having no design plans and construction methods approved by competent authorities for areas crossing the stretch of pipelines or safety corridors of pipelines.

3. The additional sanctioning forms:

Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations specified in Clause 1 of this Article;

Article 11. Violation of the regulations on environmental protection

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for having no person in charge of environmental protection.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to properly observe regulations on recording and reporting on the state of the physical environment;

b) Failing to properly implement the regulations on water exploited from seams;

3. A fine between VND 80,000,000 and 100,000,000, for act of using drilling solutions, toxic or dangerous chemicals without permission of competent state agencies.

4. The additional sanctioning forms:

Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations specified in Clause 3 of this Article;

5. Remedial measures

Forcible implementation of measures to remedy environmental pollution, for violations specified in Point b Clause 2 and Clause 3 of this Article;

SECTION 3. VIOLATION OF THE REGULATIONS ON REPORTING REGIME, SUPPLY OF INFORMATION AND OTHER REGULATIONS IN PETROLEUM

Article 12. Violation of the regulations on report and supply of information

A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

1. Failing to notify the accumulation-appraisal results according to regulations.

2. Failing to register the value of approved petroleum reserves according to regulations;

3. Failing to report on the results of measuring exploitation indices in well-bore according to regulations.

4. Failing to periodically report on exploitation output, composition, proportion of petroleum exploited from each mine and by each exploiter according to regulations;

5. Failing to send contents related to commercial gas meters according to regulations.

6. Failing to report on documents related to the process, equipment and people in charge of repairing wells or treatment to increase product flow according to regulations.

7. Failing to send reports on petroleum reserves according to regulations.

8. Failing to fully and promptly report on the threats which may affect safety of gas pipes for works in the affected areas according to regulations.

9. Failing to report when burning or destroying oils to cope with emergency cases according to regulations.

10. Failing to send to competent state agencies one of the following documents according to regulations:

a) Annual and long-term schemes and plans on petroleum activities;

b) Quarterly and annual sum-up reports on petroleum activities and their results;

c) Reports on the execution of economic and technical projects on petroleum activities;

d) And reports on important events and incidents related to petroleum activities.

Article 13. Violation of the regulations on supplying documents for petroleum examination and inspection

A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for failing to supply documents or supply insufficient documents, obstructing activities of examination and inspection on petroleum of persons on duty and competent state management agencies.

Chapter 3.

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS AND REMEDIAL MEASURES IN GASOLINE TRADING

SECTION 1. VIOLATION OF THE REGULATIONS ON CONDITIONS FOR GASOLINE TRADING

Article 14. Violation of the regulations on conditions for petrol and oil export and import trading

1. A fine between VND 30,000,000 and 50,000,000, for one of the following violations:

a) Exporting, importing gasoline while the certificate of business registration does not register gasoline business;

b) Exporting, importing gasoline while the license of trading in petroleum export and import is expired;

c) Using license of trading in gasoline export and import which has been erased or modified;

d) Leasing, lending or renting, borrowing license of trading in gasoline export and import;

dd) Forging license of trading in gasoline import or export or using a forged one.

2. A fine between VND 50,000,000 and 80,000,000, for one of the following violations:

a) Having a pier which fails to satisfy prescribed requirements;

b) Having a depot for imported gasoline which fails to satisfy prescribed requirements;

c) Having gasoline transportation means which fail to satisfy prescribed requirements;

d) Having a gasoline distribution system which fails to satisfy prescribed requirements;

dd) Having jet fuel filling equipment which fails to satisfy prescribed requirements;

3. A fine between VND 80,000,000 and 100,000,000, for one of the following violations:

a) Having no special-use pier;

b) Having no depot for imported gasoline;

c) Having no special-use gasoline transportation means;

d) Having no gasoline distribution system;

dd) Having no jet fuel filling equipment.

4. The additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the right to use license for trading in gasoline import or export for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Point d Clause 1 of this Article;

b) Confiscation of license for trading in petrol and oil import or export, for the violations specified in Point c, Point dd Clause 1 of this Article.

Article 15. Violation of the regulations on conditions forgasoline production

1. A fine between VND 30,000,000 and 50,000,000, for producing gasoline with an enterprise registration certificate containing no gasoline trading registration;

2. A fine between VND 50,000,000 and 80,000,000, for one of the following violations:

a) Production of gasoline not complying with the approved master plan;

b) Having testing or measuring laboratory which is not eligible to inspect quality of the produced petrol and oil under regulations.

3. A fine between VND 80,000,000 and 100,000,000, for one of the following violations:

a) Producing gasoline without an investment license granted by competent authorities;

b) Having no testing or measuring laboratory to inspect quality of the produced petrol and oil according to regulations.

Article 16. Violation of the regulations on trading conditions of gasoline trading general agents

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Trading in gasoline with an enterprise registration certificate containing no gasoline trading registration;

b) Failing to provide professional training in fire prevention and fighting and environmental protection under regulations for managers and employees directly engaged in gasoline trading.

2. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Having petrol and oil depots or tanks which fail to satisfy prescribed requirements;

b) Having a gasoline distribution system which fails to satisfy prescribed requirements;

c) Having gasoline transportation means which fail to satisfy prescribed requirements;

3. A fine between VND 30,000,000 and 50,000,000, for one of the following violations:

a) Having no gasoline depot or tank;

b) Having no gasoline distribution system;

c) Having no special-use gasoline transportation means.

4. Remedial measures

Forcible refund to the state budget of illegal profits earned from the commission of violations specified at Point a, Clause 1 of this Article.

Article 17. Violation of the regulations on trading conditions of petrol and oil retail agents

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for one of the following violations:

a) Trading in gasoline with an enterprise registration certificate containing no gasoline trading registration;

b) Failing to provide professional training in fire prevention and fighting and environmental protection under regulations for managers and employees directly engaged in gasoline trading.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for having no gasoline retail store according to regulations.

Article 18. Violation of the regulations on trading conditions ofgasoline retail stores

1. A fine between VND 3,000,000 and 5,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to provide professional training in fire prevention and fighting and environmental protection under regulations for managers and employees directly engaged in gasoline trading.

b) Using certificate of eligibility for gasoline trading which is erased or modified;

2. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for one of the following violations:

a) Leasing, lending or renting, borrowing certificate of eligibility for gasoline trading;

b) Locating a gasoline retail store not in the location indicated in the certificate of eligibility for gasoline trading.

3. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for act of having no equipment in a gasoline retail store as required or equipment in a petrol and oil retail store fails to satisfy standards according to regulations.

4. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Locating a gasoline retail store not in line with the master plan approved by competent authorities;

b) Trading in gasoline when certificate of eligibility for gasoline trading is expired or when it has been deprived right to use or revoked;

c) Trading in gasoline without certificate of eligibility for gasoline trading;

d) Forging certificate of eligibility for gasoline trading or using a forged certificate;

5. The additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for gasoline trading for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Point a Clause 2 of this Article;

b) Confiscation of certificate of eligibility for gasoline trading, for the violations specified in Clause 1 and Point d Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures

Forcible refund to the state budget of illegal profits earned from the commission of violations specified at Point c, Clause 4 of this Article.

Article 19. Violation of the regulations on conditions for petrol and oil service provision

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for one of the following violations:

a) Providing gasoline transportation services or leasing ports or depots for gasoline receipt with an enterprise registration certificate containing no petrol and oil service trading registration;

b) Failing to provide professional training in fire prevention and fighting and environmental protection under regulations for managers and employees directly engaged in gasoline trading or those directly using means of transport.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Having piers or depots not satisfying set requirements, for enterprises leasing ports or depots for petrol and oil receipt;

b) Having means of transport not satisfying set requirements, for enterprises providing petrol and oil transportation services.

3. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Having no special-use pier or depot, for enterprises leasing ports or depots for petrol and oil receipt;

b) Having no special-use means of transport for gasoline, for enterprises providing gasoline transportation services;

c) Transporting gasoline while cap of tank of vehicles containing petrol and oil has no lead seal according to regulations;

d) Using means of transport that are not special-use transportation means of petrol and oil for transporting gasoline, or providing the gasoline transport service.

SECTION 2. VIOLATION OF THE REGULATIONS ON GASOLINE TRADING

Article 20. Violation of the regulations on gasoline price listing and retail prices

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to list the gasoline retail prices or listing the gasoline retail prices improperly or unclearly, causing confusion to customers;

b) Listing the gasoline retail prices inconsistently with prices set by wholesale traders;

c) Selling gasoline not at listed prices set by wholesale traders.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for act ofarbitrarilyadjusting petrol and oil retail prices not at points of time prescribed by wholesale traders.

3. The additional sanctioning forms:

Deprivation of the right to use certificate of eligibility for gasoline trading for from 01 month to 03 months, for the violations specified in point a, Point b Clause 1 and Clause 2 of this Article.

4. Remedial measures

Forcible refund to the state budget of illegal profits earned from the commission of administrative violations specified at Point b, Point c Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 21. Violation of the regulations on the procedures for adjusting gasoline retail prices of wholesale traders

1. A fine between VND 60,000,000 and 80,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to comply with regulations on orders of and procedures for registration for domestic gasoline sale prices at competent state agencies;

b) When gasoline retail prices are increased or reduced, failing to notify or send decisions on petrol and oil retail prices to units in the gasoline distribution system, before these prices become effective for application.

2. A fine between VND 80,000,000 and 100,000,000, for failing to comply with regulations on the price adjustment level and the minimum interval between two consecutive price adjustments when increasing gasoline retail prices or the maximum interval between two consecutive price adjustments when reducing petrol and oil retail prices.

3. The additional sanctioning forms:

Deprivation of the right to use license for trading in gasoline import or export for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Clause 2 of this Article;

4. Remedial measures

Forcible refund to the state budget of illegal profits earned from the commission of administrative violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 22. Fraud acts of using measuring devices in gasoline trading

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for one of the following violations:

a) Having no inspection certificate (inspection certificate or seal or stamp) for a petrol and oil measuring device;

b) Using an expired inspection certificate (inspection certificate or seal or stamp) for a gasoline measuring device;

c) Using an erased or modified inspection certificate (inspection certificate or seal or stamp) for a gasoline measuring device;

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Using an erroneous or broken measuring device or using measuring device not in compliance with regulations on gasoline measurement, or errors of a measuring device in excess of the permitted limit;

b)Arbitrarilyremoving a seal, lead seal, inspection seal or stamp on a measuring device without notifying such to a competent agency under regulations.

3. A fine between VND 35,000,000 and 50,000,000, for one of the following violations:

a) Using a forged inspection certificate (inspection certificate or seal or stamp) for a gasoline measuring device;

b) Failing to inspect measuring devices within the prescribed time limit at the request of a competent agency;

c) Changing the technical structure, and measuring technical characteristics of a measuring device;

d) Impacting, adjusting, repairing, replacing, adding details to or pulling out details from a measuring device to falsify the measurement result, or using other equipment to correct errors of a measuring device in excess of the permitted limit;

dd) Committing another measurement fraud in selling petrol and oil.

4. The additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for gasoline trading for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Point a Clause 1, Point a Clause 2, and Clause 3 of this Article;

b) Confiscation of inspection certificate (inspection certificate or stamp), for the violations specified in Point c Clause 1, Point a, Point c, Point d Clause 3 of this Article;

c) Confiscation of measuring devices and other equipment, for violations specified in Point c, Point d Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

a) Forcible termination of use of violating measuring devices and forcible inspection of measuring devices before being used, for the violations specified in Clause 1, Clause 2 and Points a, b, and dd Clause 3 of this Article;

b) Forcible refund to the state budget of illegal profits earned from the commission of administrative violations specified at Point a Clause 2 and Clause 3 of this Article.

Article 23. Violation of the regulations on quality of petrol and oil in market circulation

1. A fine between 1 and 1.5 times of value of violated goods, for storing, transporting petrol and oil of quality unconformable with the national technical regulations, standards announced for application.

2. A fine between 1.5 and 2.5 times of value of violated goods, for one of the following violations:

a) Mixing additives or other substances into petrol and oil to change quality of petrol and oil or quality of petrol and oil of quality unconformable with the national technical regulations, standards announced for application;

b) Buying, selling petrol and oil of quality unconformable with the national technical regulations, standards announced for application.

c) Exporting, importing, producing, preparing petrol and oil of quality unconformable with the national technical regulations, standards announced for application.

3. The additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for gasoline trading or license for trading in petrol and oil export and import from 01 month to 06 months, for gasoline trading stores, petrol and oil export and import enterprises violating the provision in this Article;

b) Forcible termination of gasoline trading from 01 month to 03 months, for general agents, agents, enterprises of petrol and oil service provision committing violations specified in this Article.

4. Remedial measures:

a) Forcible termination of circulation of petrol and oil without certificates of conformity with national technical regulations or failing to satisfy the prescribed quality, for the violations specified in this Article;

b) Forcible recall of entire petrol and oil volumes without certificates of conformity with national technical regulations or failing to satisfy the prescribed quality currently in market circulation, for the violations specified in this Article;

b) Forcible change of use purposes or forcible reprocessing of petrol and oil of quality unconformable with national technical regulations or standards announced for application, for the violations specified in this Article;

d) Forcible re-export or destruction of petrol and oil of quality unconformable with national technical regulations or standards announced for application, in case it is impossible to apply the measure specified at Point c, Clause 6 of this Article or for petrol and oil harmful to health, safety and the environment.

Article 24. Violation of the regulations on registration of distribution systems

1. A fine between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on petrol and oil retail agents conducting one of the following violations:

a) Failing to register the distribution system with a competent state management agency under regulations;

b) Committing a fraud in the declaration and registration of a distribution system.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on petrol and oil general agents conducting one of the following violations:

a) Failing to register the distribution system with a competent state management agency under regulations;

b) Committing a fraud in the declaration and registration of a distribution system.

3. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on petrol and oil producers having a distribution system or petrol and oil importers or exporters conducting one of the following violations:

a) Failing to register the distribution system with a competent state management agency under regulations;

b) Committing a fraud in the declaration and registration of a distribution system.

Article 25. Violation of the regulations on buying and sellinggasolineunderdistribution systems

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on gasoline trading agents, petrol and oil retail stores buying or selling petrol and oil with entities outside their distribution systems, except the case of selling petrol and oil directly to consumers.

2. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on gasoline trading general agents buying or selling petrol and oil with entities outside their distribution systems, except the case of selling petrol and oil directly to consumers.

3. A fine between VND 50,000,000 and 60,000,000 shall be imposed on wholesale traders selling petrol and oil with entities outside their distribution systems, except the case of selling petrol and oil directly to industrial households and other wholesale traders.

4. The additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for gasoline trading or license for trading in petrol and oil export and import from 01 month to 03 months, for violations specified in Clause 1 and Clause 3 of this Article, in case of violation commission for many times, repeated violation commission or recidivism or violation during the period of price stabilization;

b) Forcible termination of gasoline trading from 01 month to 03 months, for the gasoline trading general agents, agents committing violations in Clause 2 of this Article, in case of violation commission for many times, repeated violation commission or recidivism, or violation during the period of price stabilization.

Article 26. Violation of the regulations on assigning and accepting the gasoline trading general agents, agents

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on petrol and oil retail agents committing act of doing petrol and oil retail agent in excess of quantity of general agents or wholesale traders.

2. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on petrol and oil general agents committing one of the following violations:

a) Acting as gasoline trading general agents in excess of quantity of wholesale traders according to regulations;

b) Entering into contracts with gasoline trading agency and retail stores that are not eligible according to regulations

3. A fine between VND 30,000,000 and 40,000,000, for one of the following violations:

a) Having gasoline general agents or agents without entering into gasoline trading agency contracts under regulations, for wholesale traders;

b) Acting as gasoline trading general agents or agents without entering into gasoline trading agency contracts under regulations, for traders;

c) Entering into contracts with petrol and oil retail agency while this agent is the distribution system of other wholesale trader or general agency (the present contract has not yet been liquidated).

4. A fine between VND 40,000,000 and 60,000,000 shall be imposed on wholesale traders committing act of entering into gasoline trading general agency or agency contracts with traders unqualified for acting as gasoline trading general agents or agents under regulations;

5. The additional sanctioning forms:

Forcible termination of gasoline trading from 01 month to 03 months shall be imposed on the gasoline trading wholesale traders, general agents, agents committing violations in this Article, in case of violation commission for many times, repeated violation commission or recidivism.

Article 27. Violation of the regulations on petrol and oil transshipment or ship-to-ship transfer

A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for conducting transshipment or ship-to-ship transfer of petrol and oil not at prescribed places.

Article 28. Violations of regulations on production, import, export, temporary import for re-export, border gate-to-border gate transfer, export processing of petrol, oil and their production materials

1. A fine between VND 40,000,000 and 50,000,000, for one of the following violations:

a) Petrol and oil producers, for exporting petrol and oil which they do not produce or process for export;

b) Enterprises other than petrol and oil producers, for processing petrol and oil for export;

2. A fine between VND 50,000,000 and 60,000,000 shall be imposed on importing, exporting, temporarily importing for re-export, transferring from border-gate to border-gate petrol, oil and their production materials without a petrol and oil import or export license under regulations or after the deprivation of the right to use such license or the revocation of such license;

3. A fine between VND 60,000,000 and 70,000,000 shall be imposed on wholesale traders conducting one of the following violations:

a) Importing petrol and oil of quantities and categories lower than the minimum quota and categories annually assigned by competent state management agencies;

b) Importing petrol and oil production materials beyond plans registered with competent state management agencies.

4. The additional sanctioning forms:

Deprivation of the right to use a petrol and oil import or export license from 01 month to 03 months, for the violations specified at Point a Clause 3 of this Article, in case of repeated violation commission or recidivism, or violation during the period of price stabilization.

Article 29. Violation of the regulations on reserve of petrol, oil and their production materials

1. A fine between VND 50,000,000 and 60,000,000 shall be imposed on petrol and oil producers conducting one of the following violations:

a) Maintaining a petrol and oil production material reserve level lower than the minimum level according to regulations;

b) Maintaining a petrol and oil circulation reserve level lower than the prescribed minimum level, for those having market distribution systems.

2. A fine between VND 60,000,000 and 70,000,000, for maintaining a petrol and oil circulation reserve level lower than the prescribed minimum level.

3. The additional sanctioning forms:

Deprivation of the right to use a petrol and oil import or export license from 01 month to 03 months, for the violations specified at Point b Clause 1 and Clause 2 of this Article, in case of repeated violation commission or recidivism, or violation during the period of price stabilization.

Article 30. Violation of the regulations on signboards

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for failing to write names or writing incorrect names of wholesale traders that supply petrol and oil on the signboards of petrol and oil retail stores.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on wholesale traders for failing to uniformly stipulate the writing of their names on signboards of petrol and oil retail stores in their distribution systems.

Article 31. Violation of the regulations on selling petrol and oil

1. A warning or fine between VND 500,000 and 1,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to display the selling time at their sale places;

b) Displaying the selling time unclearly or at hard-to-see places;

2. A fine between VND 1,000,000 and 2,000,000 for selling petrol and oil by mini filling columns, shake pump, barrel, bottle and other containers.

3. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for gasoline trading stores and agents committing one of the following violations:

a) Reducing the selling time currently displayed or applied without a plausible reason or notice to competent agencies according to regulations;

b) Failing to sell, or stopping the sale of petrol and oil without a plausible reason or notice to competent agencies according to regulations;

c) Reducing petrol and oil volumes to be sold compared to previously sold ones without a plausible reason or notice to competent agencies according to regulations;

4. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for petrol and oil general agents committing one of the following violations:

a) Reducing petrol and oil volumes to be sold compared to previously sold ones without a plausible reason or notice to competent agencies according to regulations;

b) Failing to sell or stopping the sale of petrol and oil without a plausible reason or notice to competent agencies according to regulations;

5. A fine between VND 50,000,000 and 60,000,000 shall be imposed on wholesale traders, enterprises affiliated wholesale traders, branches of wholesale traders, branches of enterprises affiliated wholesale traders for reducing petrol and oil volumes to be sold compared to previously sold ones without a plausible reason or notice to competent agencies according to regulations.

6. A fine between VND 60,000,000 and 70,000,000, shall be imposed on entities other than wholesale traders, petrol and oil transport service trading traders, general agents, agents, petrol and oil retail stores (except for case of buying petrol and oil in serve for production).

7. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations specified in Clause 2 and Clause 6 of this Article.

b) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for gasoline trading or license for trading in petrol and oil export and import from 01 month to 03 months, for violations specified in Clause 3 and Clause 5 of this Article, in case of violation commission for many times, repeated violation commission or recidivism, or violation during the period of price stabilization.

c) Forcible termination of gasoline trading from 01 month to 03 months, for gasoline trading wholesale traders, branches of wholesale traders, branches of enterprises affiliated wholesale traders, general agents, agents violating this Article, in case of violation commission for many times, repeated violation commission or recidivism, or violation during the period of price stabilization.

Article 32. Violation of the regulations on cross-border petrol and oil transportation, trading or exchange

1. A fine between VND 3,000,000 and 5,000,000, for transporting, trading in or exchanging petrol and oil cross the border in contravention of regulations, which involves a petrol and oil value of up to VND 10,000,000.

2. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for violations in Clause 1 of this Article and involving a petrol and oil value of between over VND 10,000,000 and 30,000,000.

3. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for violations in Clause 1 of this Article and involving a petrol and oil value of between over VND 30,000,000 and 50,000,000.

4. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for violations in Clause 1 of this Article and involving a petrol and oil value of between over VND 50,000,000 and 70,000,000.

5. A fine between VND 30,000,000 and 40,000,000, for violations in Clause 1 of this Article and involving a petrol and oil value of between over VND 70,000,000 and less than 100,000,000.

6. A fine between VND 40,000,000 and 50,000,000, for violations in Clause 1 of this Article and involving a petrol and oil value of VND 100,000,000 or more than and not subject to penal liability examination.

7. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of petrol and oil, for the violations specified in this Article;

b) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for gasoline trading or license for trading in petrol and oil export and import from 01 month to 03 months, for wholesale traders, petrol and oil retail stores violating the provision in this Article;

c) Forcible termination of gasoline trading from 01 month to 03 months, for enterprises affiliated of wholesale traders, branches of wholesale traders, branches of enterprises affiliated wholesale traders, gasoline trading general agents, agents violating this Article.

Article 33. Violation of the regulations on trading in smuggled gasoline

Trading in smuggled gasoline shall be sanctioned according to regulations of the Government on sanctioning of administrative violations in commercial activities.

Article 34. Violation of the regulations on management of gasoline trading in border areas

1. A fine between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations involving a petrol and oil value of up to VND 10,000,000:

a) Transporting petrol and oil into a border area in contravention of regulations;

b) Trading in or exchanging petrol and oil at sea with foreign ships, boats or fishing vessels.

2. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for violations in Clause 1 of this Article and involving a petrol and oil value of between over VND 10,000,000 and 30,000,000.

3. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for violations in Clause 1 of this Article and involving a petrol and oil value of between over VND 30,000,000 and 50,000,000.

4. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for violations in Clause 1 of this Article and involving a petrol and oil value of between over VND 50,000,000 and 70,000,000.

5. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for violations in Clause 1 of this Article and involving a petrol and oil value of between over VND 70,000,000 and less than 100,000,000.

6. A fine between VND 30,000,000 and 40,000,000, for violations in Clause 1 of this Article and involving a petrol and oil value of VND 100,000,000 or more than and not subject to penal liability examination.

7. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for gasoline trading stores and retail agents in border areas committing one of the following violations:

a) Failing to comply with regulations on petrol and oil sale time at border areas;

b) Failing to comply with regulations on methods, norms of gasoline retail for infrequent foreign vehicles according to regulations.

8. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for failing to implement properly and sufficiently regulations on petrol and oil provision when providing petrol and oil for gasoline retail stores in border areas.

9. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of petrol and oil, for the violations specified in Clause 1 and Clause 6 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for gasoline trading from 01 month to 03 months shall be imposed on petrol and oil retail stores committing violations specified in this Article, in case of violation commission for many times, repeated violation commission or recidivism, or violation during the period of price stabilization;

c) Forcible termination of gasoline trading from 01 month to 03 months shall be imposed on gasoline trading enterprises affiliated wholesale traders, branches of wholesale traders, branches of enterprises affiliated wholesale traders, general agents, agents violating this Article, in case of violation commission for many times, repeated violation commission or recidivism, or violation during the period of price stabilization.

Chapter 4.

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS AND REMEDIAL MEASURES IN LPG TRADING

SECTION 1. VIOLATION OF THE REGULATIONS ON CONDITIONS FOR LPG TRADING

Article 35. Violation of the regulations on conditions for LPG export and import

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for exporting and importing LPG with an enterprise registration certificate containing no LPG export and import trading registration.

2. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on LPG export and import traders conducting one of the following violations:

a) The minimum quantity of LPG bottles of all kinds which are owned by traders is not sufficient according to regulations;

b) LPG bottle is not conformable with trade mark registered for protection according to regulations;

c) Having depot for LPG imported from ships or other vehicles with capacity of tank not meet the prescribed minimum level;

d) General agents, agents in the LPG distribution system failing to satisfy the business conditions according to regulations.

3. A fine between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed on LPG export and import traders conducting one of the following violations:

a) Failing to have LPG bottle filling station according to regulations;

b) The LPG distribution system has no store or station to fill automobile with LPG, or PLG provision station according to regulations;

c) Failing to have or having insufficient quantity of LPG trading general agents, agents according to regulations;

d) Having no pier or having pier which fails to satisfy prescribed requirements;

dd) Having no depot for LPG imported from ships or other vehicles;

e) LPG bottle filling station has not yet granted Certificate of eligibility for filling up bottle with LPG according to regulations.

4. The additional sanctioning forms:

Forcible termination of activities of LPG bottle filing stations from 01 month to 03 months, for the violations specified in point e Clause 3 of this Article.

Article 36. Violation of the regulations on conditions for LPG production and processing

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on LPG production and processing traders conducting act of producing, processing LPG with an enterprise registration certificate containing no petrol and oil production and processing registration.

2. A fine between VND 40,000,000 and 50,000,000 shall be imposed on petrol and oil production or processing traders conducting one of the following violations:

a) LPG production and processing facilities do not comply with the master plan or are not approved for construction investment license by competent authorities;

b) Having LPG depot that fails to comply with the master plan or fails to satisfy the current technical regulations;

c) Having LPG depot of which total containing capacity is lower than the prescribed minimum level;

d) Having testing laboratory which is not eligible to inspect quality of LPG under regulations.

3. A fine between VND 50,000,000 and 60,000,000 shall be imposed on LPG production or processing traders conducting one of the following violations:

a) Failing to have certificate of eligibility for LPG production and processing techniques;

b) Failing to have testing laboratory to inspect quality of LPG under regulations;

c) Failing to have LPG depot.

4. The additional sanctioning forms:

Deprivation of the right to use certificate of eligibility for LPG production and processing technique from 01 month to 03 months, for violations specified in Point b and Point c Clause 3 of this Article, in case of violation commission for many times, repeated violation commission or recidivism.

Article 37. Violation of the regulations on conditions for LPG distribution traders at level I

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for distributing LPG with an enterprise registration certificate containing no LPG trading registration;

2. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Having LPG depot of which total containing capacity is lower than the prescribed minimum level;

b) Having LPG depot that fails to comply with the master plan or fails to satisfy the current technical regulations;

c) Not owning or co-owning LPG depot according to regulations;

d) Having LPG bottles but quantity of bottle is not sufficient compared to the prescribed minimum quantity;

dd) LPG bottle is not conformable with trade mark registered for protection according to regulations;

e) Stores selling bottled LPG, LPG general agents, agents of their system fail to satisfy the prescribed conditions;

g) LPG provision station and LPG filling station for automobile fail to satisfy the prescribed conditions;

3. A fine between VND 30,000,000 and 40,000,000, for one of the following violations:

a) Having no LPG distribution system according to regulations;

b) Having LPG distribution system but having no stores for bottled LPG sale or station for LPG provision or LPG filling station for automobile, or quantity of LPG trading general agents, agents is not sufficient compared to the prescribed minimum quantity;

c) Failing to have LPG depot;

d) Failing to have LPG bottle filling station;

d) Having LPG bottle filling station but having no Certificate of eligibility for filling up bottle with LPG.

4. The additional sanctioning forms:

Forcible termination of activities of LPG provision station, LPG filing station for automobile, LPG bottle filling station, from 01 month to 03 months, for the violations specified in point g Clause 2 and Point dd Clause 3 of this Article.

Article 38. Violation of the regulations on conditions for LPG trading general agents

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following violations:

a) Having no an enterprise registration certificate or business household registration certificate;

b) Trading in LPG with an enterprise registration certificate or business household registration certificate containing no LPG trading agent registration;

c) Having depot for LPG bottle and bottled LPG that is built at variance with technical regulations or fails to meet the prescribed minimum capacity;

d) The LPG distribution system has no store for bottled LPG sale or LPG filling station for automobile according to regulations;

dd) The LPG distribution system fails to have sufficient the minimum quantity of agents or has agent not eligible for trading according to regulations;

e) Failing to have agent contracts with focal LPG trading traders according to regulations.

2. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Having no depot for LPG bottle and bottled LPG;

b) Having no LPG distribution system.

Article 39. Violation of the regulations on conditions for LPG trading agents

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for one of the following violations:

a) Having no an enterprise registration certificate or business household registration certificate;

b) Trading in LPG with an enterprise registration certificate or business household registration certificate containing no LPG trading agent registration;

c) Having store for bottled LPG sale or LPG filling station for automobile which fails to be eligible for fire prevention and fighting according to regulations.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Failing no store for the bottled LPG sale;

b) Failing to have agent contracts with focal LPG trading traders or general agents according to regulations.

Article 40. Violation of the regulations on conditions for the bottled LPG sale stores

1. A fine between VND 3,000,000 and 5,000,000, for one of the following violations:

a) Having no an enterprise registration certificate or business household registration certificate;

b) Trading in LPG with an enterprise registration certificate or business household registration certificate containing no registration of the bottled LPG sale;

c) Not being eligible for fire prevention and fighting according to regulations.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Trading in LPG without certificate of eligibility for trading in LPG, or with an expired certificate of eligibility for trading in LPG, or in case where certificate of eligibility for trading in LPG has been deprived or revoked;

b) Leasing, lending or renting, borrowing certificate of eligibility for trading in LPG;

c) Using certificate of eligibility for trading in LPG which is erased or modified, or forged;

d) Failing to have contract of purchasing bottled LPG with general agents or focal LPG trading traders according to regulations;

dd) Location of store for buying bottled LPG in contrary to location stated in certificate of eligibility for trading in LPG.

3. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for further trading in LPG while the LPG trading operation has been suspended.

4. The additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for trading in LPG from 01 month to 03 months, for the violations specified in Point b Clause 2 of this Article;

b) Confiscation of certificate of eligibility for trading in LPG which has been erased, modified or forged, for the violations specified in Point c Clause 2 of this Article.

Article 41. Violation of the regulations on conditions for the LPG bottle filling stations

1. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Filling up bottle with LPG with an enterprise registration certificate containing no registration of the filling up bottle with LPG;

b) LPG bottle filling station is not eligible for fire prevention and fighting according to regulations.

2. A fine between VND 30,000,000 and 40,000,000, for one of the following violations:

a) The protective barriers around the filling station are not ensured aeration or not abide by the safety distance according to regulations;

b) Failing to have full process of filling up bottle with LPG, tank truck, and operation of machines, equipment in station, response to accidents and regulations on safety.

3. A fine between VND 40,000,000 and 60,000,000, for one of the following violations:

a) Location of LPG bottle filling station in contrary to the master plan or location stated in certificate of eligibility for the filling station;

b) Project or design of LPG bottle filling station is not approved for construction investment permission by competent authorities.

4. A fine between VND 60,000,000 and 70,000,000, for one of the following violations:

a) The filling station, equipment, system of pipelines, basins and auxiliary devices do not abide by provisions on safety under technical regulations;

b) Machines, equipment which have strict requirements on labor safety, labor hygiene of the filling station are not inspected and registered according to regulations.

5. A fine between VND 70,000,000 and 80,000,000, for one of the following violations:

a) Leasing, lending or renting, borrowing certificate of eligibility for filling up bottle with LPG;

b) Using certificate of eligibility for filling up bottle with LPG which is erased or modified, or forged;

c) Having no certificate of eligibility for filling up bottle with LPG or using an expired certificate of eligibility for filling up bottle with LPG.

6. A fine between VND 80,000,000 and 90,000,000, for one of the following violations:

a) Further implementation of activities of filling up bottle with LPG after depriving the right to use certificate of eligibility for filling up bottle with LPG or revoking of certificate of eligibility for filling up bottle with LPG.

b) Further filling up bottle with LPG after forcible suspension of activities of the LPG bottle filling station.

7. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of certificate of eligibility for filling up bottle with LPG, for the violations specified in Point b Clause 5 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for filling up bottle with LPG for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Clause 3, Clause 4, and Point a Clause 5 of this Article;

c) Suspension of operation of filling up bottle with LPG for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Point c Clause 5 of this Article.

8. Remedial measures:

a) Forcible dismantlement of the filling station, for the violation specified in Clause 3 of this Article;

b) Forcible expertise, correction of the measuring equipment according to regulations, for violation specified in Clause 3 of this Article.

Article 42. Violation of the regulations on conditions for the LPG filling stations for automobile

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for failing to be eligible for fire prevention and fighting according to regulations.

2. A fine between VND 50,000,000 and 60,000,000, for one of the following violations:

a) Leasing, lending or renting, borrowing certificate of eligibility for filling up automobile with LPG;

b) Using certificate of eligibility for filling up automobile with LPG which is erased or modified, or forged;

c) Having no certificate of eligibility for filling up automobile with LPG or using an expired certificate of eligibility for filling up automobile with LPG.

3. A fine between VND 60,000,000 and 70,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to test, correct the measuring equipment according to regulations;

b) Failing to test and register for equipment required strictly on safety of filling up automobile with LPG according to regulations.

4. A fine between VND 70,000,000 and 80,000,000, for one of the following violations:

a) The LPG filling station for automobile is constructed in contrary to master plan or technical regulations;

b) The LPG filling station for automobile has no construction permit; or its project or design is not approved for construction investment permission by competent authorities.

5. A fine between VND 80,000,000 and 100,000,000, for one of the following violations:

a) Further implementation of activities of filling up bottle with LPG after depriving the right to use of certificate of eligibility for filling up bottle with LPG or revoking of certificate of eligibility for filling up bottle with LPG;

b) Further filling up automobile with LPG after forcible suspension of activities of the LPG filling station for automobile.

6. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of the forged certificate of eligibility for filling up automobile with LPG, for the violations specified in Point b Clause 2 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for filling up automobile with LPG for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Point a Clause 2, Point b Clause 3, and Clause 4 of this Article.

7. Remedial measures

Forcible expertise, correction of the measuring equipment according to regulations, for violation specified in Clause 3 of this Article.

Article 43. Violations of the regulations on conditions for the LPG supply stations

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Not being eligible for fire prevention and fighting according to regulations;

b) The LPG supply station has no notice boards of: “No fire”, “No smoking”, “Internal rules of fire prevention and fighting”, “Rules of LPG supply station” hung at places easy for seeing and reading.

2. A fine between VND 50,000,000 and 60,000,000, for one of the following violations:

a) Leasing, lending or renting, borrowing certificate of eligibility for LPG supply;

b) Using certificate of eligibility for LPG supply which is erased or modified, or forged;

c) Having no certificate of eligibility for LPG supply or using an expired certificate of eligibility for LPG supply.

3. A fine between VND 60,000,000 and 70,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to test, correct the measuring equipment according to regulations;

b) Having no record of result of testing equipment required strictly on safety of LPG supply station.

4. A fine between VND 70,000,000 and 80,000,000, for one of the following violations:

a) The LPG supply station is built in contrary to the master plan or technical regulations, or not in location stated in certificate of eligibility for LPG supply;

b) The LPG supply station has no construction permit; or its project or design is not approved for construction investment permission by competent authorities.

5. A fine between VND 80,000,000 and 90,000,000, for one of the following violations:

a) Further performing supply of LPG after deprivation of right to use or revocation of certificate of eligibility for LPG supply;

b) Further supplying LPG after forcible suspension of activities of the LPG supply station.

6. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of certificate of eligibility for LPG supply which has been erased, modified or forged, for the violation specified in Point b Clause 2 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for filling up automobile with LPG for from 01 month to 03 months, for the violations specified in point a Clause 2, and Clause 4 of this Article.

7. Remedial measures:

Forcible expertise, correction of the measuring equipment according to regulations, for violation specified in Clause 3 of this Article.

Article 44. Violations of the regulations on conditions for service provision of leasing warehouses, ports for LPG export and import

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for trading in service of leasing warehouses, ports for exporting or importing LPG with an enterprise registration certificate containing no registration for trading in service of leasing warehouses, ports for exporting or importing LPG.

2. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Having a wharf which does not belong to system sea ports of Vietnam or construction of wharf does not satisfy technical regulations;

b) Not owning or co-owning wharf or duration for hiring wharf is not proper with regulations;

c) Having LPG depot, of which construction does not comply with the master plan or does not approved by competent authorities or does not satisfy technical regulations;

d) Having LPG depot of which total containing capacity is lower than the prescribed minimum level;

dd) Not owning or co-owning LPG depot or duration for hiring LPG depot is not proper with regulations.

3. A fine between VND 50,000,000 and 60,000,000, for one of the following violations:

a) Having no wharf;

b) Having no LPG depot.

Article 45. Violations of the regulations on conditions for LPG transport service provision

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for trading in LPG transport service provision with an enterprise registration certificate containing no LPG transport service registration.

2. A fine between VND 50,000,000 and 60,000,000, for trading in LPG transport service provision while means of transport fail to satisfy the prescribed conditions.

3. A fine between VND 60,000,000 and 70,000,000, for one of the following violations:

a) Having no means of transport for LPG according to regulations;

b) Having no permit for transport of dangerous goods or certificate of testing the measuring and safety equipment or the testing registration of quality standards and environmental protection according to regulations;

c) Permit for transport of dangerous goods or certificate of testing the measuring and safety equipment or the testing registration of quality standards and environmental protection is expired.

4. The additional sanctioning forms:

Suspension of activities of LPG transport service provision for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Clause 2, Clause 3 of this Article.

SECTION 2. VIOLATIONS OF THE REGULATIONS ON PRODUCTION, IMPORT, EXPORT OF AND TRADING IN LPG

Article 46. Violations of the regulations on LPG production and processing

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Having no notice boards of “No fire”, “No smoking”, “No trespassing, the authorized personnel only”, “Internal rules of fire prevention and fighting”, “Rules of entering and exiting production and processing area” hung at LPG production and processing areas according to regulations;

b) Failing to provide professional training for managers and employees working at the LPG production and processing facilities according to regulations.

2. A fine between VND 30,000,000 and 40,000,000, for one of the following violations:

a) Having no distribution system according to regulations when organize retail of LPG and bottled LPG on the market;

b) The LPG and bottled LPG retail distribution system is not eligible according to regulations;

c) Conducting LPG wholesale operation for other LPG traders without assurance of conditions according to regulations.

3. A fine between VND 40,000,000 and 50,000,000, for putting LPG products for circulation at the first time without inspection and certification for ensuring safety and quality standard by competent state agencies according to regulations.

4. The additional sanctioning forms:

Deprivation of the right to use certificate of eligibility for LPG production and processing technique for from 01 month to 03 months, for violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 47. Violations of the regulations on conditions for LPG import, export, and temporary import for re-export trading

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for failing to provide professional training for managers and employees working at the LPG trading facilities according to regulations.

2. A fine between VND 50,000,000 and 60,000,000, for one of the following violations:

a) Import of LPG bottle and auxiliary devices using LPG already been used;

b) Import of LPG bottle and auxiliary devices using LPG not yet been used with no origin or incorrect origin.

3. A fine between VND 60,000,000 and 70,000,000, for one of the following violations:

a) Import of bottled LPG and auxiliary devices using LPG not yet been used which fails to satisfy the quality standard or technical regulations according to regulations;

b) Enterprises other than focal traders trading in LPG temporary import for re-export, export.

4. The additional sanctioning forms:

a) Suspension of activities of trading in LPG import, export, temporary import for re-export for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Point b Clause 3 of this Article;

b) Confiscation of LPG bottle and auxiliary devices using LPG not yet been used with no origin or incorrect origin, failing to satisfy the quality standard or technical regulations according to regulations, for violations specified in Clause 2 and point a Clause 3 of this Article.

Article 48. Violations of the regulations on LPG trading of the focal LPG traders

1. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on the focal LPG traders conducting one of the following violations:

a) Failing to register the distribution system with a competent state management agency under regulations;

b) Committing a fraud in the declaration and registration of a distribution system.

2. A fine between VND 30,000,000 and 40,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to refund deposit when clients have no demand for use of LPG bottle;

b) Selling LPG and bottled LPG for objects not under their distribution system, except for case of sale under contract for direct consumers.

3. A fine between VND 40,000,000 and 50,000,000, for one of the following violations:

a) Signing contract with traders not eligible for acting as general agents, agents, store selling bottled LPG;

b) Conducting LPG wholesale operation for other LPG traders without satisfaction of conditions according to regulations;

c) Leasing warehouses, export, import ports, means of transport with LPG traders who fail to satisfy fully conditions according to regulations;

d) Failing to ensure maintenance of the minimum LPG circulation level for distribution system under their management according to regulations;

4. A fine between VND 50,000,000 and 60,000,000, for one of the following violations:

a) LPG purchase or sale with LPG traders who have the LPG bottle filling station, LPG supply station, LPG filling station for automobile not satisfying fully conditions according LPG regulations;

b) Failing to implement safety technical test of LPG bottle, equipment with strict requirements on safety according to regulations.

5. The additional sanctioning forms:

Forcible suspension of operation of trading in LPG for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible refund of deposit to clients in case where clients have no demand for use of LPG bottles, for violations specified in point a Clause 2 of this Article;

b) Forcible implementation of safety technical testing for LPG bottles, equipment with strict requirements on safety according to regulations, for the violation specified in Point b Clause 4 of this Article.

Article 49. Violations of the regulations on LPG trading of LPG trading general agents

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for failing to provide professional training for managers and employees working at the LPG trading facilities of LPG general agents according to regulations.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Signing contracts to act as general agent in excess of quantity of focal LPG traders according to regulations;

b) Signing contract with traders not eligible for acting as agents, or stores selling bottled LPG;

c) Failing to register the distribution system with a competent state management agency under regulations;

d) Committing a fraud in the declaration and registration of a distribution system.

3. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Selling bottled LPG not satisfying fully conditions for circulation on the market;

b) Failing to return all LPG bottles which have been made a deposit and dossier of LPG bottles when liquidate contracts of agents, general agents;

c) Storing, circulating, selling LPG of all kinds and LPG bottles of other LPG traders outside contracts.

4. A fine between VND 30,000,000 and 40,000,000, for one of the following violations:

a) Buying or selling LPG of kinds with unknown origin on the market;

d) Failing to ensure the minimum LPG circulation reserve level according to regulations;

5. The additional sanctioning forms:

Confiscation of bottled LPG and LPG bottles failing to satisfy fully conditions for circulating on market, for the violations specified in point a, point c Clause 3, Point a Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

Forcible return of all LPG bottles which have been made a deposit and dossier of LPG bottles to the focal LPG traders, for violations specified in Point b Clause 3 of this Article.

Article 50. Violations of the regulations on LPG trading of LPG trading agents

1. A fine between VND 3,000,000 and 5,000,000, for LPG trading agents conducting one of the following violations:

a) Failing to register the distribution system with a competent state management agency under regulations;

b) Committing a fraud in the declaration and registration of a distribution system.

2. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for failing to provide professional training for managers and employees working at the LPG trading facilities of LPG trading agents according to regulations.

3. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Signing contracts to act as agent in excess of quantity of focal LPG traders or general agents according to regulations;

b) Failing to open logbook of LPG kinds already sold for clients.

4. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Selling bottled LPG not satisfying fully conditions for circulation on the market;

b) Buying or selling LPG and bottled LPG without origin on the market;

c) Selling LPG and bottled LPG inconsistently with the agent contract already signed with focal LPG traders or general agents.

5. The additional sanctioning forms:

Confiscation of LPG and bottled LPG, for the violations specified in Clause 4 of this Article.

Article 51. Violations of the regulations on LPG trading of bottled-LPG sale stores

1. A fine between VND 3,000,000 and 5,000,000, for failing to provide professional training for managers and employees working at the bottled-LPG sale stores according to regulations.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Signing contracts to sell bottled LPG with the LPG traders in excess of the prescribed quantity;

b) Selling bottled LPG of other LPG traders without contract.

3. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Selling bottled LPG of all kinds which do not satisfy fully conditions for circulation on the market;

b) Buying or selling LPG and bottled LPG without origin on the market;

c) Selling bottled LPG inconsistently with the contract already signed with focal LPG traders, general agents or agents.

4. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of material evidences including bottled LPG and LPG bottles, for the violations specified in point b Clause 2 and Clause 3 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for trading in LPG for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 52. Violations of the regulations on circulation of LPG bottles on market

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to conduct safety technical testing for LPG bottles according to regulations before putting into use;

b) Circulating LPG bottles which are not tested or within overdue time of safety technical test according to regulations;

c) Circulating LPG bottles which are not intact as initial design which has been completed the safety technical testing;

d) Failing to have sufficiently the archival dossiers of LPG bottles according to regulations;

2. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for failing to make recall or failing to make recall of all LPG bottles owned by them for sale for other traders enclosing with full dossiers according to regulations in case where stop the business operation, or LPG trading facilities are merged, changed their business lines which no longer include trading in LPG.

3. A fine between VND 30,000,000 and 40,000,000, for one of the following acts which illegally change the initial form, structure, weight of LPG bottles:

a) Changing the base, cutting the handle;

b) Grinding logo, changing label, serial number;

c) Welding additionally metal;

d) Swapping head valve of bottle;

dd) Other illegal acts which change the initial form, structure, weight of LPG bottles.

4. The additional sanctioning forms:

Confiscation of LPG bottles failing to ensure conditions for circulation, for the violations specified in Point c Clause 1 and Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

a) Suspension of circulation and use of LPG bottles, for the violations specified in Point a, Point b, Point d Clause 1 and Clause 2 of this Article;

b) Forcible recall, testing for LPG bottles already put into circulation, for the violations specified in Point a, and Point b Clause 1 of this Article;

c) Forcible recall of LPG bottles according to regulations, for the violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 53. Violations of the regulations on LPG trading

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for one of the following violations:

a) Trading in bottled LPG without sealing or sealing in contrary to standards;

b) Using mini-bottled LPG prohibited re-filling up with LPG in facilities trading in catering services;

c) Trading, transporting, storing LPG bottles and bottled LPG when subjects are not traders of LPG export, import, production, processing, distribution at level I, traders providing service of leasing warehouses, services of LPG transport, general agents, agents, stores trading in LPG (except for purchase for use to serve production).

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

b) Trading in mini LPG bottles, mini bottled LPG prohibited to re-fill up with LPG;

b) Selling bottled LPG with insufficient defined weight;

c) Owners of LPG bottles putting LPG bottles with coincident serial numbers in circulation on the market;

d) Purchasing, selling, transporting, exchanging, storing kinds of LPG bottles and bottled LPG of other LPG traders beyond the signed contracts;

dd) Purchasing, selling, transporting, storing LPG bottles with unclear origin or not eligible for circulation on the market;

e) Extracting LPG of this bottle into other bottle, filling with LPG, repairing LPG bottles not in proper places according to regulations;

3. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for illegally occupying, purchasing, selling, exchanging, and storing LPG bottles not belong to ownership of subjects, except for case of hiring for filling up bottles with LPG.

4. A fine between VND 40,000,000 and 50,000,000, for illegally extracting LPG of this bottle into other bottle, filling up bottles with LPG.

5. A fine between VND 50,000,000 and 60,000,000, shall be imposed on subjects other than traders of export, import, traders of production and processing, and traders of LPG distribution at level I, traders of trading in services of leasing warehouses, ports for LPG export and import, trading in service of LPG transport, LPG trading general agents, agents, stores (except for case specified in Point c Clause 1 and case of buying to serve for production).

6. The additional sanctioning forms:

Confiscation of bottled LPG, LPG bottles and LPG, for the violations specified in Point b, Point c Clause 1, Point a, Point c, Point d, Point e of Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5 of this Article.

SECTION 3. VIOLATIONS OF THE REGULATIONS ON FILLING AND SUPPLYING LPG

Article 54. Violations of the regulations on filling up bottle with LPG

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for one of the following violations:

a) LPG bottle filling station has no notice boards of: “No fire”, “No smoking”, “Internal rules of fire prevention and fighting”, “Rules of entering and exiting LPG supply station” hung at places easy for seeing and reading;

b) Failing to provide professional training for managers and employees working at the LPG bottle filling station according to regulations.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Filling up bottle with LPG while LPG bottles fail to satisfy fully conditions for circulation according to regulations;

b) Being hired to fill up bottle with LPG for LPG bottles of other LPG traders which fail to meet fully conditions according to regulations.

3. A fine between VND 20,000,000 and 40,000,000, for one of the following violations:

a) Containing LPG bottles of other traders without contract of hiring for filling up bottle with LPG at the filling station;

b) Filling up bottle with LPG while LPG bottles are not owned by trader possessing the filling station, except for case of contract of hiring for filling up bottle with LPG.

4. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of LPG bottles and bottled LPG, for the violations specified in Point a Clause 2 and Clause 3 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for filling up bottle with LPG for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.

Article 55. Violations of the regulations on filling up automobile with LPG

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for failing to provide professional training for managers and employees working at the LPG filling station for automobile according to regulations.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for conducting joint venture, linking to contribute capital for construction of the LPG filling station for automobile with petrol and oil sale stores failing to be granted certificate of eligibility for trading in petrol and oil.

3. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for act of filling up bottle with LPG at the LPG filling station for automobile.

4. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of LPG bottles and bottled LPG, for the violations specified in Clause 3 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for filling up automobile with LPG for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 56. Violations of the regulations on LPG supply

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for one of the following violations:

a) Failing to supply instructions of LPG use safety for clients, in which inscribe telephone numbers in emergency of LPG supply station, officer directly managing the LPG supply station for contact as necessary;

b) Failing to provide professional training for managers and employees working at the LPG supply station according to regulations.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for selling LPG to clients without observance with provisions on LPG use safety, fire prevention and fighting.

3. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Selling LPG to special-use means of transport which fail to meet all conditions according to regulations;

b) Filling up bottle with LPG at the LPG supply station.

4. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of material evidences used to commit administrative violations specified in Point b Clause 3 of this Article.

b) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for LPG supply for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Point b Clause 3 of this Article.

Article 57. Violations of the regulations on filling up with LPG

1. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Using the movable filling station;

b) Filling up with LPG for mini LPG bottles prohibited to re-fill up with LPG.

2. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Filling up with LPG for LPG bottles permitted to re-fill up but not yet been tested or duration for testing safety technique is overdue;

b) Filling with LPG from tank truck for LPG bottles or other vehicles, equipment;

c) Trading in, transporting mini LPG bottles, mini bottled LPG prohibited re-filling up with LPG;

d) Trading in, transporting LPG bottles or bottled LPG which fails to be eligible for circulation on the market;

dd) Illegally LPG extracting or filling.

3. The additional sanctioning forms:

a) Confiscation of material evidences used to commit administrative violations specified in Clause 1, Point b, Point c, Point dd Clause 2 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for LPG filling for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

Forcing the owners of LPG bottles to conduct expertise of LPG bottles, for the violations specified in Point a Clause 2 of this Article;

SECTION 4. VIOLATIONS OF THE REGULATIONS ON PRODUCTION OF, REPAIR OF, AND EXPERTISE OF LPG BOTTLE

Article 58. Violations of the regulations on production of, repair of LPG bottle

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for failing to provide professional training for managers and employees working at the facilities of Production of, repair of LPG bottles according to regulations.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for one of the following violations:

a) Producing, repairing LPG bottles without certificate of eligibility for Production of, repair of LPG bottles;

b) Failing to fully comply with regulations on production of, repair of LPG bottles.

3. A fine between VND 20,000,000 and 30,000,000, for one of the following violations:

a) Producing, repairing LPG bottles for traders not being owners of LPG bottles;

b) Producing, repairing LPG bottles and auxiliary devices for LPG which fail to ensure the prescribed quality standards;

c) The producers put LPG bottles with coincident serial numbers in circulation on the market;

d) Producing, repairing LPG bottles for owners of LPG bottles without contract;

dd) Producing, repairing LPG bottles in variance with the prescribed places, or locations stated in certificate of eligibility for production and repair of LPG bottles.

4. The additional sanctioning forms:

Deprivation of the right to use certificate of eligibility for production and repair of LPG bottles for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Point a, Point b, Point c Clause 3 of this Article.

Article 59. Violations of the regulations on conditions for the stations of expertise of LPG bottles

1. A fine between VND 5,000,000 and 10,000,000, for failing to provide professional training for managers and employees working at the LPG bottle expertise stations according to regulations.

2. A fine between VND 10,000,000 and 20,000,000, for expertise of LPG bottles without certificate of eligibility for expertise of LPG bottles.

3. The additional sanctioning forms:

Forcible suspension of operation of LPG bottle expertise station, for from 01 month to 03 months, for the violations specified in Clause 2 of this Article.

Chapter 5.

COMPETENCE FOR MAKING MINUTES OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 60. Competence for making minutes of administrative violations

Persons on duty, persons competent to sanction administrative violations, of agencies: People’s Committees at all levels, market management, people’s public security, customs, border guard, coast police and specialized inspectorate, under their assigned functions, duties and powers, shall have competence of inspection, making minutes of administrative violations for administrative violations specified in this Decree.

Article 61. The sanctioning competence of chairpersons of People’s Committees at all levels

1. The chairpersons of commune-level People’s Committees have competence on administrative sanction and application of remedial measures, for administrative violations specified in Chapter 3, Chapter 4 of this Decree, within their management areas, according to Clause 1 Article 38 and Article 52 of Law on handling of administrative violations.

2. The chairpersons of district-level People’s Committees have competence on administrative sanction and application of remedial measures, for administrative violations specified in Chapter 3, Chapter 4 of this Decree, within their management areas, according to Clause 2 Article 38 and Article 52 of Law on handling of administrative violations.

3. The chairpersons of provincial People’s Committees have competence on administrative sanction and application of remedial measures, for administrative violations specified in this Decree, within their management areas, according to Clause 3 Article 38 and Article 52 of Law on handling of administrative violations.

Article 62. The sanctioning competence of market management agencies

The persons competent to sanction of the market management agencies shall have competence of administrative sanction and application of remedial measures, for administrative violations specified in Chapter 3, Chapter 4 of this Decree, within their management areas and assigned functions, duties and powers, according to Article 45 and Article 52 of Law on handling of administrative violations.

Article 63. The sanctioning competence of People’s public security, Customs, border guard, coast police and specialized inspectorate

1. The persons competent to sanction of the Public Security agencies shall have competence of administrative sanction and application of remedial measures, for administrative violations specified in Chapter 3 and Chapter 4 of this Decree, within their management areas and assigned functions, duties and powers, according to Article 39 and Article 52 of Law on handling of administrative violations.

2. The persons competent to sanction of the customs agencies shall have competence of administrative sanction and application of remedial measures, for administrative violations specified in Chapter 3 and Chapter 4 of this Decree, involving export and import of goods and relevant services, within their management areas and assigned functions, duties and powers, according to Article 42 and Article 52 of Law on handling of administrative violations.

3. The persons competent to sanction of the border guard shall have competence of administrative sanction and application of remedial measures, for administrative violations specified in Chapter 3 and Chapter 4 of this Decree, involving prospecting, exploration, transport and exploitation of petroleum specified in Chapter 2, and administrative violations involving trading in, export and import of goods defined in Chapter 3 and Chapter 4 of this Decree, within their management areas and assigned functions, duties and powers, according to Article 40 and Article 52 of Law on handling of administrative violations.

4. The persons competent to sanction of the coast police shall have competence of administrative sanction and application of remedial measures, for administrative violations specified in this Decree, involving prospecting, exploration, transport and exploitation of petroleum, trading in export, import of goods and relevant services, within their management areas and assigned functions, duties and powers, according to Article 41 and Article 52 of Law on handling of administrative violations.

5. The persons competent to sanction of the Inspectorate agencies shall have competence of inspection, making minutes of administrative violations, administrative sanction and application of remedial measures, for administrative violations specified in this Decree, within their management sectors and fields, according to Article 46 and Article 52 of Law on handling of administrative violations.

Chapter 6.

PROVISIONS OF IMPLEMENTATION

Article 64. Effect

1. This Decree takes effect on October 10, 2013.

2. This Decree replaces the Government’s Decrees No. 145/2006/ND-CP dated November 30, 2006, providing for the sanctioning of administrative violations in the petroleum domain, No. 104/2011/ND-CP dated November 15, 2011, providing for the sanctioning of administrative violations in gasoline trading; No. 105/2011/ND-CP dated November 15, 2011, providing for administrative sanction in LPG trading.

Article 65. Transitional provisions

1. The sanction of administrative violations, for violations happened before July 01, 2013, procedures shall comply with Article 3 of the Resolution No. 24/2012/QH13 dated June 20, 2012, of National Assembly, on implementing the Law on handling of administrative violations.

2. Violations detected through inspection (made or not yet made minutes of administrative violations), before the effective day of this Decree, the valid Government’s Decrees on handling of administrative violations at time of inspection and detecting shall be applied for handling.

3. Violations detected through inspection from the effective day of this Decree shall be applied this Decree for handling.

Article 66. Responsibility for implementation

1. The Minister of Industry and Trade shall guide and organize implementation of this Decree.

2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces, central-affiliated cities shall implement this Decree.

 On behalf of the Government

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 97/2013/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất